id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 5
274k
|
---|---|---|---|
19858236
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/I-153%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20Nh%E1%BA%ADt%29
|
I-153 (tàu ngầm Nhật)
|
, nguyên là Tàu ngầm số 64, sau đổi tên thành , là một tàu ngầm tuần dương thuộc lớp phụ IIIA nhập biên chế cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1927. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó đã thực hiện ba chuyến tuần tra và hỗ trợ cho chiến dịch xâm chiếm Malaya vào tháng 12, 1941 và Đông Ấn thuộc Hà Lan vào đầu năm 1942. Sau đó nó phục vụ như một tàu huấn luyện cho đến khi bất hoạt vào tháng 1, 1944. Con tàu đầu hàng lực lượng Đồng Minh khi xung đột kết thúc vào tháng 8, 1945, và sau đó bị đánh chìm như như mục tiêu vào năm 1946 hay bị tháo dỡ vào năm 1948.
Thiết kế và chế tạo
Bối cảnh
Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Bộ tham mưu Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu cân nhắc chiến tranh tàu ngầm như một thành phần chiến lược của hạm đội, dựa trên thành công của các cường quốc hải quân khi bố trí tàu ngầm tuần dương tầm xa để đánh phá tàu buôn trong Thế Chiến I. Các nhà chiến lược Nhật Bản nhận ra khả năng sử dụng tàu ngầm để trinh sát tầm xa, cũng như trong cuộc chiến tranh tiêu hao chống lại một hạm đội đối phương tiếp cận Nhật Bản. Họ đã sở hữu hai tàu ngầm lớn có tầm hoạt động xa, I-52 và I-52 trong khuôn khổ Chương trình Hạm đội 8-6, khi họ nhận được bảy tàu U-boat của Hải quân Đế quốc Đức vào ngày 20 tháng 6, 1919 như là chiến lợi phẩm sau khi Thế Chiến I kết thúc, Hải quân Nhật bắt đầu xem xét lại các khái niệm thiết kế tàu ngầm của họ. Phía Nhật Bản nhanh chóng thuê hàng trăm kỹ sư, kỹ thuật viên tàu ngầm và sĩ quan U-boat đang thất nghiệp sau khi Đế quốc Đức thua trận, và đưa họ đến Nhật Bản theo hợp đồng kéo dài năm năm. Nhật Bản cũng phái các đại biểu đi sang Cộng hòa Weimar để tích cực mua lại nhiều bằng sáng chế.
Thiết kế
Những tàu ngầm Lớp Kaidai IIIA là những tàu ngầm hạm đội Nhật Bản đầu tiên được chế tạo hàng loạt. Phần lớn dựa trên kiểu Kaidai II với chiếc I-52 duy nhất được chế tạo, với thân tàu vỏ kép được gia cố, thiết kế của lớp còn chịu ảnh hưởng bởi U-125, chiếc tàu ngầm Đức chiến lợi phẩm lớn nhất mà họ sở hữu.
Chúng có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn, lườn tàu có chiều dài và mạn tàu rộng và mớn nước sâu . Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 60 sĩ quan và thủy thủ. Thân tàu có kích thước tương tự chiếc I-52, nhưng lớp vỏ trong chịu áp lực dày hơn cho phép nó lặn đến độ sâu . Thể tích bên trong tàu nhỉnh hơn nhờ mặt cắt con tàu có hình thang, nên trọng lượng choán nước tăng thêm 300 tấn. Những khác biệt bên ngoài bao gồm một bộ cắt lưới chống tàu ngầm trước mũi và một vòng O để cứu kéo.
Sulzer tiếp tục được chọn là nhà cung cấp động cơ diesel, với tính năng được cải thiện đôi chút so với I-52. Chúng di chuyển trên mặt nước nhờ hai động cơ diesel , mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện . Con tàu có thể đạt tốc độ tối đa khi nổi và khi lặn. Khi Kaidai IIIA di chuyển trên mặt nước nó đạt tầm xa hoạt động ở tốc độ , và có thể lặn xa ở tốc độ .
Lớp Kaidai IIIA có tám ống phóng ngư lôi , gồm sáu ống trước mũi và hai ống phía đuôi; mỗi ống mang theo một quả ngư lôi nạp lại, nên mang tổng cộng 16 ngư lôi. Chúng cũng trang bị một /45 caliber trên boong tàu.
Chế tạo
Được chế tạo bởi Xưởng vũ khí Hải quân Kure tại Kure, được đặt lườn như là chiếc vào ngày 1 tháng 4, 1924, rồi đổi tên thành vào ngày 1 tháng 11, 1924. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 8, 1925, rồi hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 30 tháng 3, 1927.
Lịch sử hoạt động
1927 - 1941
Khi nhập biên chế, I-53 được phân về Quân khu Hải quân Kure. Vào ngày 5 tháng 5, 1927, nó gia nhập Đội tàu ngầm 17 thuộc quyền Hải đội Tàu ngầm 2, trực thuộc Đệ Nhị hạm đội, nằm trong thành phần Hạm đội Liên hợp. Vào ngày 5 tháng 9, 1927, nó được điều động sang Đội tàu ngầm 18 mới được thành lập, vẫn trực thuộc Hải đội Tàu ngầm 2. Sang ngày 1 tháng 12, 1930, đội được điều sang Đội Phòng thủ Kure thuộc Quân khu Hải quân Kure, rồi đến ngày 1 tháng 12, 1931 lại có một lượt phục vụ cùng Hải đội Tàu ngầm 2 thuộc Đệ Nhị hạm đội.
Vào ngày 29 tháng 6, 1933, cùng với các tàu ngầm khác thuộc Đội tàu ngầm 18: I-54 và I-55, và Đội tàu ngầm 19 bao gồm các chiếc I-56, I-57 và I-58, I-53 khởi hành từ Sasebo cho một đợt huấn luyện ngoài khơi Trung Quốc và Mã Công thuộc quần đảo Bành Hồ, và khi kết thúc đã đi đến Cao Hùng, Đài Loan vào ngày 5 tháng 7, 1933. Họ rời Cao Hùng vào ngày 13 tháng 7 để tiếp tục huấn luyện tại vùng biển Trung Quốc rồi quay trở lại vịnh Tokyo vào ngày 21 tháng 8. Đến ngày 25 tháng 8, cả sáu chiếc tàu ngầm đều đã tham gia cuộc duyệt binh hạm đội tại Yokohama. Đội tàu ngầm 18 được điều sang Đội Phòng thủ Kure thuộc Quân khu Hải quân Kure vào ngày 15 tháng 11, rồi sang Hải đội Bảo vệ Kure cũng thuộc Quân khu Hải quân Kure vào ngày 11 tháng 12.
Vào ngày 1 tháng 2, 1934, Đội tàu ngầm 18 quay trở lại phục vụ cùng Hải đội Tàu ngầm 2 thuộc Đệ Nhị hạm đội, rồi I-53 khởi hành từ Sasebo vào ngày 7 tháng 2, 1935, cùng tám tàu ngầm khác thuộc Hải đội Tàu ngầm 2; I-54, I-55, I-59, I-60, I-61, I-62, I-63 và I-64, cho một chuyến đi huấn luyện tại khu vực quần đảo Kuril. Chuyến đi kết thúc khi họ đến vịnh Sukumo, Shikoku vào ngày 25 tháng 2, 1935. Chín chiếc tàu ngầm đã rời Sasebo vào ngày 29 tháng 3, 1935 để huấn luyện tại vùng biển Trung Quốc, và quay trở lại Sasebo vào ngày 4 tháng 4, 1935. Đến ngày 15 tháng 11, 1935, Đội tàu ngầm 18 được điều động sang Hải đội Tàu ngầm 1 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội, nằm trong thành phần Hạm đội Liên hợp.
Vào ngày 1 tháng 2, 1936, I-53 lên đường cho một đợt thực tập ngoài khơi Honshu trong Thái Bình Dương. Nó đang hoạt động trên mặt biển với tầm nhìn giới hạn và đang hướng đến vịnh Sukumo, Shikoku vào ngày 27 tháng 2, khi nó gặp trục trặc động cơ và gặp tai nạn bị tàu ngầm I-56 va phải tại vị trí về phía Đông Nam hải đăng Daiosaki. Cả hai đều bị hư hại nhẹ. Lại ra khơi trong một đợt thực tập hạm đội ngoài khơi Kyūshū vào tháng 5, 1936, nó lại bị hư hại nhẹ do va chạm với tàu ngầm I-55 vào ngày 10 tháng 5.
Đến ngày 15 tháng 11, 1939, Đội tàu ngầm 18 được điều sang Hải đội Tàu ngầm 4 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội. Vào ngày 11 tháng 10, 1940, I-53 là một trong số 98 tàu chiến của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được tập trung cùng với hơn 500 máy bay dọc bờ biển vịnh Yokohama để tham gia cuộc duyệt binh hạm đội lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, nhân kỷ niệm 2.600 năm đăng quang của Thiên hoàng Jimmu. Hải đội Tàu ngầm 4 được đặt dưới quyền điều động trực tiếp của Hạm đội Liên hợp vào ngày 15 tháng 11, 1940.
1941 - 1942
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Lớp tàu ngầm Kaidai
Tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II
Sự cố hàng hải năm 1936
Sự cố hàng hải năm 1942
Sự cố hàng hải năm 1946
Tàu bị đánh chìm như mục tiêu
Tàu thủy năm 1925
|
19858238
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/I-154%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20Nh%E1%BA%ADt%29
|
I-154 (tàu ngầm Nhật)
|
, nguyên là Tàu ngầm số 77, sau đổi tên thành , là một tàu ngầm tuần dương thuộc lớp phụ IIIA nhập biên chế cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1927. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó đã thực hiện ba chuyến tuần tra và hỗ trợ cho chiến dịch xâm chiếm Malaya vào tháng 12, 1941 và Đông Ấn thuộc Hà Lan vào đầu năm 1942. Sau đó nó phục vụ như một tàu huấn luyện cho đến khi bất hoạt vào tháng 1, 1944. Con tàu đầu hàng lực lượng Đồng Minh khi xung đột kết thúc vào tháng 8, 1945, và sau đó bị đánh chìm như như mục tiêu vào năm 1946.
Thiết kế và chế tạo
Bối cảnh
Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Bộ tham mưu Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu cân nhắc chiến tranh tàu ngầm như một thành phần chiến lược của hạm đội, dựa trên thành công của các cường quốc hải quân khi bố trí tàu ngầm tuần dương tầm xa để đánh phá tàu buôn trong Thế Chiến I. Các nhà chiến lược Nhật Bản nhận ra khả năng sử dụng tàu ngầm để trinh sát tầm xa, cũng như trong cuộc chiến tranh tiêu hao chống lại một hạm đội đối phương tiếp cận Nhật Bản. Họ đã sở hữu hai tàu ngầm lớn có tầm hoạt động xa, I-52 và I-52 trong khuôn khổ Chương trình Hạm đội 8-6, khi họ nhận được bảy tàu U-boat của Hải quân Đế quốc Đức vào ngày 20 tháng 6, 1919 như là chiến lợi phẩm sau khi Thế Chiến I kết thúc, Hải quân Nhật bắt đầu xem xét lại các khái niệm thiết kế tàu ngầm của họ. Phía Nhật Bản nhanh chóng thuê hàng trăm kỹ sư, kỹ thuật viên tàu ngầm và sĩ quan U-boat đang thất nghiệp sau khi Đế quốc Đức thua trận, và đưa họ đến Nhật Bản theo hợp đồng kéo dài năm năm. Nhật Bản cũng phái các đại biểu đi sang Cộng hòa Weimar để tích cực mua lại nhiều bằng sáng chế.
Thiết kế
Những tàu ngầm Lớp Kaidai IIIA là những tàu ngầm hạm đội Nhật Bản đầu tiên được chế tạo hàng loạt. Phần lớn dựa trên kiểu Kaidai II với chiếc I-52 duy nhất được chế tạo, với thân tàu vỏ kép được gia cố, thiết kế của lớp còn chịu ảnh hưởng bởi U-125, chiếc tàu ngầm Đức chiến lợi phẩm lớn nhất mà họ sở hữu.
Chúng có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn, lườn tàu có chiều dài và mạn tàu rộng và mớn nước sâu . Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 60 sĩ quan và thủy thủ. Thân tàu có kích thước tương tự chiếc I-52, nhưng lớp vỏ trong chịu áp lực dày hơn cho phép nó lặn đến độ sâu . Thể tích bên trong tàu nhỉnh hơn nhờ mặt cắt con tàu có hình thang, nên trọng lượng choán nước tăng thêm 300 tấn. Những khác biệt bên ngoài bao gồm một bộ cắt lưới chống tàu ngầm trước mũi và một vòng O để cứu kéo.
Sulzer tiếp tục được chọn là nhà cung cấp động cơ diesel, với tính năng được cải thiện đôi chút so với I-52. Chúng di chuyển trên mặt nước nhờ hai động cơ diesel , mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện . Con tàu có thể đạt tốc độ tối đa khi nổi và khi lặn. Khi Kaidai IIIA di chuyển trên mặt nước nó đạt tầm xa hoạt động ở tốc độ , và có thể lặn xa ở tốc độ .
Lớp Kaidai IIIA có tám ống phóng ngư lôi , gồm sáu ống trước mũi và hai ống phía đuôi; mỗi ống mang theo một quả ngư lôi nạp lại, nên mang tổng cộng 16 ngư lôi. Chúng cũng trang bị một /45 caliber trên boong tàu.
Chế tạo
Thoạt tiên mang tên , con tàu được đổi tên thành vào ngày 1 tháng 11, 1924 trước khi được đặt lườn tại Xưởng vũ khí Hải quân Sasebo ở Sasebo vào ngày 15 tháng 11, 1924. Chiếc tàu ngầm được hạ thủy vào ngày 15 tháng 3, 1926, rồi hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 15 tháng 12, 1927.
Lịch sử hoạt động
1928 - 1941
Khi nhập biên chế, I-54 được phân về Quân khu Hải quân Kure, và gia nhập Đội tàu ngầm 18, thoạt tiên là một đơn vị dự bị. Đội sau đó được phối thuộc cùng Hải đội Tàu ngầm 2, trực thuộc Đệ Nhị hạm đội, nằm trong thành phần Hạm đội Liên hợp, vào ngày 1 tháng 2, 1928. Đến ngày 1 tháng 12, 1930, đội được điều sang Đội Phòng thủ Kure thuộc Quân khu Hải quân Kure, rồi đến ngày 1 tháng 12, 1931 lại có một lượt phục vụ cùng Hải đội Tàu ngầm 2 thuộc Đệ Nhị hạm đội.
Lúc 13 giờ 48 phút ngày 10 tháng 2, 1932, trong khi Đội tàu ngầm 18 đang cơ động thực hành hạm đội ngoài khơi Kyūshū ở vị trí khoảng về phía Nam hải đăng Odate Shima, I-54 gặp trục trặc bánh lái. Nó giảm tốc độ xuống còn , nhưng vẫn không tránh khỏi húc phải tàu chị em I-55, bị hư hại mũi tàu và ngập một khoang kín nước. Nó đi đến Sasebo để sửa chữa mất khoảng một tuần, và sau đó nó được đưa về hạm đội dự bị tại Kure.
Trong giai đoạn từ tháng 2, 1932 đến tháng 2, 1934, Đội tàu ngầm 18 lần lượt phục vụ cùng Hải đội Tàu ngầm 2 thuộc Đệ Nhị hạm đội, rồi quay lại Đội Phòng thủ Kure thuộc Quân khu Hải quân Kure vào ngày 15 tháng 11, 1933, rồi chuyển sang Hải đội Bảo vệ Kure thuộc Quân khu Hải quân Kure vào ngày 11 tháng 12, 1933, trước khi có một lượt phục vụ thứ ba cùng Hải đội Tàu ngầm 2 thuộc Đệ Nhị hạm đội vào ngày 1 tháng 2, 1934. Lịch sử hoạt động của I-54 trong giai đoạn này không rõ; một nguồn cho rằng nó được giữ lại thành phần dự bị tại Kure. Các nguồn khác cho rằng vào ngày 29 tháng 6, 1933, I-54 đã cùng với các tàu ngầm khác thuộc Đội tàu ngầm 18: I-53 và I-55, và Đội tàu ngầm 19 bao gồm các chiếc I-56, I-57 và I-58, khởi hành từ Sasebo cho một đợt huấn luyện ngoài khơi Trung Quốc và Mã Công thuộc quần đảo Bành Hồ, và khi kết thúc đã đi đến Cao Hùng, Đài Loan vào ngày 5 tháng 7, 1933. Họ rời Cao Hùng vào ngày 13 tháng 7 để tiếp tục huấn luyện tại vùng biển Trung Quốc rồi quay trở lại vịnh Tokyo vào ngày 21 tháng 8. Đến ngày 25 tháng 8, cả sáu chiếc tàu ngầm đều đã tham gia cuộc duyệt binh hạm đội tại Yokohama.
I-54 khởi hành từ Sasebo vào ngày 7 tháng 2, 1935, để cùng tám tàu ngầm khác thuộc Hải đội Tàu ngầm 2; I-53, I-55, I-59, I-60, I-61, I-62, I-63 và I-64, cho một chuyến đi huấn luyện tại khu vực quần đảo Kuril. Chuyến đi kết thúc khi họ đến vịnh Sukumo, Shikoku vào ngày 25 tháng 2, 1935. Chín chiếc tàu ngầm đã rời Sasebo vào ngày 29 tháng 3, 1935 để huấn luyện tại vùng biển Trung Quốc, và quay trở lại Sasebo vào ngày 4 tháng 4, 1935. Đến ngày 15 tháng 11, 1935, Đội tàu ngầm 18 được điều động sang Hải đội Tàu ngầm 1 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội, nằm trong thành phần Hạm đội Liên hợp.
I-54 được đưa về thành phần dự bị tại Kure từ ngày 1 tháng 11, 1937 đến cuối tháng 3, 1938. Vào ngày 15 tháng 11, 1939, Đội tàu ngầm 18 được điều sang Hải đội Tàu ngầm 4 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội, và đến ngày 15 tháng 11, 1940, Hải đội Tàu ngầm 4 được đặt dưới quyền điều động trực tiếp của Hạm đội Liên hợp. I-54 lại được đưa về thành phần dự bị tại Kure vào ngày 19 tháng 6, 1941, rồi quay trở lại phục vụ hiện dịch từ ngày 15 tháng 8, 1941.
1941 - 1942
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Lớp tàu ngầm Kaidai
Tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II
Sự cố hàng hải năm 1932
Sự cố hàng hải năm 1946
Tàu bị đánh chìm như mục tiêu
Tàu thủy năm 1926
|
19858240
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/I-53%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20Nh%E1%BA%ADt%29
|
I-53 (tàu ngầm Nhật)
|
Hai tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản từng được đặt cái tên I-53:
I-53 (1925) là một IIIA hạ thủy năm 1925, đổi tên thành I-153 năm 1942 và ngừng hoạt động năm 1945
I-53 (1942) là một hạ thủy năm 1942 và ngừng hoạt động năm 1945
Tên gọi tàu chiến Hải quân Đế quốc Nhật Bản
|
19858242
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/I-54%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20Nh%E1%BA%ADt%29
|
I-54 (tàu ngầm Nhật)
|
Hai tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản từng được đặt cái tên I-54:
I-54 (1926) là một IIIA hạ thủy năm 1926, đổi tên thành I-154 năm 1942 và bị đánh đắm năm 1946
I-54 (1943) là một hạ thủy năm 1943 và bị đánh chìm năm 1944
Tên gọi tàu chiến Hải quân Đế quốc Nhật Bản
|
19858251
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quaternion
|
Quaternion
|
Trong toán học, hệ quaternion mở rộng tiếp số phức. Các số quaternion được lần đầu mô tả bởi nhà toán học người Ireland William Rowan Hamilton trong 1843 và áp dụng cho cơ học trong không gian ba chiều. Đại số của quaternion thường được ký hiệu bằng (cho Hamilton), hoặc trong phông chữ bảng đen in đậm Mặc dù phép nhân của quaternion không có tính giao hoán, nó đưa ra định nghĩa của thương của hai vectơ trong không gian ba chiều. Quaternion thường được biểu diễn dưới dạng
trong đó các hệ số , , , đều là các số thực, và , được gọi là vectơ cơ sở hay phần tử cơ sở.
Quaternion được sử dụng trong toán học thuần tuý, nhưng cũng có áp dụng thực tiễn trong toán học ứng dụng, đặc biệt là cho tính toán bao gồm quay trong không gian ba chiều, chẳng hạn như trong đồ hoạ máy tính 3D, thị giác máy tính, và phân tích kiến trúc tinh thể. Chúng được dùng bên cạnh các phương pháp quay khác, chẳng hạn như góc Euler và ma trận quay, hoặc thay các phương pháp đó, tuỳ thuộc vào cách ứng dụng.
Trong thuật ngữ hiện đại, các quaternion lập thành đại số chia định chuẩn và định chuẩn trên tập số thực, do đó lập thành 1 vành và đồng thời cũng là vành chia và miền. Nó là trường hợp đặc biệt của đại số Clifford, xếp thuộc loại Nó là đại số chia không giao hoán đầu tiên được phát hiện.
Theo định lý Frobenius, đại số là một trong duy nhất hai vành chia hữu hạn số chiều có vành con chân chính đẳng cấu với các số thực; cái còn lại là của số phức. Các vành này đồng thời đều là đại số Euclidean Hurwitz, trong đó quaternion là đại số kết hợp lớn nhất và do đó là vành lớn nhất. Mở rộng tiếp các số quaternion sẽ ra các số octonion không kết hợp, các số này là đại số chia định chuẩn cuối cùng trên các số thực. Mở rộng thêm lần nữa ra các số sedenion, các số này có ước của không nên không thể lập thành đại số chia định chuẩn.
Các quaternion đơn vị có cấu trúc nhóm trên 3-cầu (mặt cầu trong không gian bốn chiều) đẳng cấu với nhóm Spin(3) và SU(2), nhóm phủ phổ quát của SO(3). Các phần tử cơ sở âm và dương cùng nhau lập thành nhóm quaternion 8 phần tử.
Lịch sử
Quaternion được giới thiệu bởi Hamilton vào năm 1843. Những kết quả quan trọng đi trước công trình này bao định thức bốn số chính phương của Euler (1748) và phương pháp tham số hóa các phép quay chung bằng bốn tham số của Olinde Rodrigues' (1840), nhưng không tác giả nào trong đây đã xét tới các phép quay bốn tham số có thể lập thành thành một đại số. Carl Friedrich Gauss cũng đồng thời phát hiện ra quaternion trong 1819, nhưng công trình của ông phải mãi đến 1900 mới được xuất bản.
Hamilton đã biết rằng các số phức có thể được coi là các điểm trong một mặt phẳng, và ông lúc đó đang tìm cách định nghĩa tương tự cho không gian ba chiều. Các điểm trong không gian có thể được biểu diễn bằng tọa độ của chúng, tức một bộ ba số, và trong nhiều năm ông đã biết các để cách để cộng và trừ chúng. Tuy nhiên, cũng trong nhiều năm đó, ông cũng bị khựng lại trong vấn đề nhân và chia chúng. Ông không thể hình dung hay tưởng tượng ra cách nhân hai điểm trong một không gian (chỉ từ ba số). Quả thật, sau này Ferdinand Georg Frobenius đã chứng minh trong 1877 rằng để đại số chia trên các số thực vừa hữu hạn chiều vừa kết hợp, thì nó không thể ba chiều được, và chỉ có ba đại số chia như thế: (số phức) và (quaternion) với số chiều 1, 2, và 4 tương ứng.
Phát minh quan trọng với các số quaternion cuối cùng cũng đến vào ngày thứ hai, mùng 16 tháng 10 năm 1843 tại Dublin, khi Hamilton đang trên đường tới học viện Hoàng gia Irish để chủ trì tại một cuộc họp hội đồng. Khi ông đang đi trên đường kéo tàu trên kênh Hoàng gia với vợ, các khái niệm đằng sau quaternion bắt đầu hiện hình trong đầu ông, và khi câu trả lời xuất hiện trong đầu, Hamilton đã không thể ngăn bản thân khỏi khắc lại công thức nhân các quaternion,
vào đá của cầu Brougham khi ông dừng trên đó. Mặc dù vết khắc đã phai mờ đi, vẫn có cuộc hành hương diễn ra hằng năm kể từ năm 1989 được gọi là Hamilton Walk cho các nhà khoa học và các nhà toán học đi từ đài quan sát Dunsink cho tới cầu kênh hoàng gia để tưởng nhớ tới phát hiện của Hamilton.
Trong ngày hôm sau, Hamilton viết một bức thư cho bạn và đồng thời là nhà toán học, John T. Graves, mô tả dòng tư tưởng dẫn tới phát hiện này. Bức thư này sau được xuất bản trong bức thư gửi đến báo khoa học và tạp chí triết học London, Edinburgh, và Dublin; Hamilton đã nói rằng:
Tạm dịch: Và ngay khi đó, tôi nhận ra rằng chúng ta phải chấp nhận rằng, theo một cách nào đó, ta cần chiều thứ tư trong không gian để có thể tính toán với bộ ba số ... Một mạch điện đã đóng và từ đó một tia lửa đã được tóe ra.
Hamilton gọi bộ bốn số này cùng với quy tắc nhân là quaternion, và ông dành hầu như toàn bộ phần còn lại của cuộc đời để nghiên cứu và dạy chúng. Phương pháp xử lý của Hamilton nghiêng về hình học nhiều hơn hướng tiếp cận hiện đại sử dụng các tính chất đại số. Ông thành lập trường của các "quaternionist", và ông cũng đã gắng sức dạy và truyền bá quaternion trong nhiều sách. Cuốn cuối cùng và dài nhất của ông, Elements of Quaternions, dài 800 trang; nó được con trai ông biên tập và được xuất bản không lâu sau khi ông mất đi.
Sau khi Hamilton mất đi, nhà toán học vật lý người Scotland Peter Tait trở thành người đứng đầu. Tại thời điểm đó, quaternion trở thành chủ đề bắt buộc trong các bài thi ở Dublin. Các chủ đề trong vật lý và hình học mà ngày nay thường được diễn giải bằng vectơ (chẳng hạn như chuyển động học trong không gian hay phương trình Maxwell thì lúc đó được mô tả toàn bộ bằng các quaternion. Thậm chí còn có một hiệp hội các chuyên gia nghiên cứu, Hiệp hội Quaternion tập trung nghiên cứu các số quaternion và các hệ số siêu phức khác.
Kể từ giữa khoảng 1880s, quaternion bắt đầu được thay dần bằng giải tích vectơ, nhánh này được phát triển bởi Josiah Willard Gibbs, Oliver Heaviside, và Hermann von Helmholtz. Giải tích vectơ mô tả cùng một hiện tượng với các quaternion, do đó nó lấy một số ý tưởng và thuật ngữ từ các bài viết của quaternion sang. Tuy nhiên, giải tích vectơ đơn giản hơn khi nói về khái niệm hay ký hiệu và do đó, quaternion chỉ còn đóng vai trò nhỏ trong toán học và vật lý. Một hiệu ứng phụ trong sự chuyển đổi này là công trình của Hamilton trở nên khó hiểu cho nhiều người đọc đương đại. Định nghĩa ban đầu của Hamilton không quen thuộc với hiện tại và cách viết của ông dài và rất khó có thể theo.
May mắn thay, quaternion được hồi sinh lại kể từ cuối thế kỉ 20, chủ yếu do ứng dụng của nó trong mô tả quay không gian. Biểu diễn của phép quay bằng quaternion gọn hơn và dễ tính hơn biểu diễn của ma trận. Bên cạnh đó, không như góc Euler, nó không bị dính "khóa gimbal". Bởi lý do này, quaternion được sử dụng trong đồ họa máy tính, thị giác máy tính, robotics, lý thuyết điều khiển, xử lý tín hiệu, điều khiển phương hướng, vật lý, tin sinh học, động lực phân tử, mô phỏng máy tính, và cơ học quỹ đạo. Thí dụ chẳng hạn, thường thì các hệ thống điều khiển phương hướng của các phi thuyền sẽ sử dụng quaternion. Quaternion có ứng dụng khác với lý thuyết số bởi quan hệ của chúng với dạng toàn phương.
Quaternion trong vật lý
Bài viết năm 1984 của P.R. Girard The quaternion group and modern physics (dịch: nhóm quaternion và vật lý hiện đại) thảo luận về một số vai trò của quaternion trong vật lý. Bài viết cho thấy một số nhóm hiệp phương sai trong vật lý, chẳng hạn như , nhóm Lorentz, lý thuyết tổng quát của nhóm tương đối, đại số Clifford và nhóm bảo giác, đều có thể liên hệ dễ dàng với nhóm quaternion trong đại số trừu tượng. Trong 1999, Girard cho thấy rằng cách các phương trình Einstein trong thuyết tương đối rộng có thể viết lại trong khuôn khổ của một đại số Clifford liên kết trực tiếp với các quaternion.
Phát hiện trong 1924 rằng trong cơ học lượng tử, spin của một electron và các hạt khác (được gọi là spinor) có thể mô tả bằng quaternion (dưới dạng ma trận spin Pauli nổi tiếng) làm tăng độ nổi bật của quaternion; quaternion giúp hiểu cách các phép quay các electron trong 360° có thể phân biệt với những cái trong 720° ("mẹo Plate"). , ứng dụng của nó vẫn chưa vượt qua nhóm quay.
Định nghĩa
Quaternion là các con số được biểu diễn dưới dạng
trong đó , , , , là các số thực, và , , , ký hiệu cho các vectơ đơn vị trên ba trục không gian. Trong thực tiễn, nếu như một trong , , , bằng 0 thì ta bỏ phần tử tương ứng với nó; nếu , , , đều bằng không, thì quaternion được gọi là quaternion không, hay là 0; nếu một trong , , bằng với 1, thì có thể bỏ số 1 đó đi trong biểu diễn.
Hamilton mô tả quaternion bao gồm hai phần đó là phần vô hướng và phần vectơ. Quaternion được gọi là phần vectơ (đôi khi gọi là phần ảo) của , và là phần vô hướng (đổi khi phần thực) của . Quaternion mà bằng với phần thực của nó (nghĩa là phần vectơ của nó là vectơ không) được gọi là quaternion vô hướng hoặc quaternion thực, và được xác định bằng số thực tương ứng. Tức là, các số thực được nhúng trong các quaternion. (Nói rõ hơn, nghĩa là trường các số thực đẳng cấu với một tập con của tập các quaternion. Trường các số phức đẳng cấu với ba tập con của tập các quaternion.) Quaternion mà bằng với phần vectơ thì được gọi là quaternion vectơ .
Tập các quaternion lập thành không gian vectơ 4 chiều trên các số thực, với làm cơ sở, theo phép cộng từng phần
và phép nhân vô hướng
Phép nhân, hay còn gọi là tích Hamilton, có thể định nghĩa trên các quaternion như sau:
Quaternion thực là phần tử trung hòa (phần tử đơn vị).
Các quaternion thực thì sẽ giao hoán với các quaternion khác, tức là cho mọi quaternion và cho mọi quaternion thực . Trong đại số trừu tượng, cái này tương ứng với việc nói rằng trường các quaternion thực là tâm của đại số quaternion.
Phép nhân đầu tiên định nghĩa trước cho các phần tử cơ sở (xem mục dưới), rồi mở rộng cho tất cả quaternion bằng cách dùng tính chất phân phối và tính chất tâm của các quaternion thực. Tích Hamilton không giao hoán nhưng có tính kết hợp, và do vậy các quaternion lập thành đại số kết hợp trên các số thực.
Bên cạnh đó, mỗi quaternion khác không đều có nghịch đảo tương ứng với tích Hamilton:
Do đó các số quaternion cũng lập thành đại số chia.
Nhân các phần tử cơ sở
Phép nhân của với các phần tử còn lại , và được định nghĩa dựa trên nội dung là phần tử trung hòa, nghĩa là
Tích của các phần tử cơ sở khác là
Kết hợp các luật này lại,
Tâm
Tâm của vành không giao hoán là vành con của các phần tử thỏa mãn với mọi . Tâm của đại số quaternion là trường con của các quaternion thực. Thậm chí, nó còn là một phần của định nghĩa rằng các quaternion thuộc về tâm. Ngược lại, nếu thuộc về tâm, thì
và . Tính toán tương tự với thay cho cho thấy . Do đó là quaternion thực.
Các quaternion lập thành đại số chia. Điều này có nghĩa là chỉ có duy nhất tính không giao hoán của quaternion khiến cho chúng không thể lập thành một trường. Tính không giao hoán này có một số hệ quả, trong đó bao gồm phương trình đa thức trên các quaternion có thể có nhiều nghiệm phân biệt hơn số bậc trong đa thức. Ví dụ, phương trình có vô số nghiệm quaternion, là các quaternion thỏa mãn . Do đó "căn bậc hai của –1" lập thành mặt cầu đơn vị trong không gian ba chiều của các quaternion vectơ.
Tích Hamilton
Cho hai phần tử and , tích của chúng, được gọi là tích Hamilton () (), được xác định bởi tích các phần tử cơ sở và luật phân phối. Nhờ có luật phân phối mà ta có thể khai triển tích thành tổng của tích các phần tử cơ sở. Ta được kết quả sau:
Sau đó, các phần tử cơ sở có thể nhân với nhau theo luật trên để thu được:
Tích của hai quaternion quay sẽ tương ứng với phép quay theo sau bởi phép quay với
Phần vô hướng và phần thực
Quaternion dưới dạng , trong đó phần tử là số thực và được gọi là phần tử vô hướng,còn quaternion dạng , trong đó , , và là số thực và có ít nhất một trong , , hoặc khác không, thì được gọi là quaternion vector. Nếu là quaternion tuỳ ý, thì được gọi là phần vô hướng và được gọi là phần vector của nó. Mặc dù mọi quaternion có thể xem là vector trong không gian vectơ bốn chiều, người ta thường hay xem phần vector là vectơ trong không gian ba chiều hơn. Với cách quy ước này, phần vector tương tự với phần tử của không gian vectơ ba chiều
Hamilton còn gọi quaternion vectơ là các quaternion phải và gọi các số thực (được coi là các quaternion có phần vectơ là vectơ không) là quaternion vô hướng.
Nếu một quaternion được chia thành phần vô hướng và phần vectơ:
thì công thức cho phép cộng, phép nhân và nghịch đảo của phép nhân sẽ là
trong đó "" và "" ký hiệu tương ứng tích vô hướng và tích có hướng.
Liên hợp, chuẩn và nghịch đảo phép nhân
Liên hợp của quaternion giống với liên hợp của số phức và giống với chuyển vị (hay còn gọi là đảo chiều ) của các phần tử của đại số Clifford. Để định nghĩa, gọi là quaternion. liên hợp của là quaternion . Nó được ký hiệu bằng , qt, , hay . Phép liên hợp là phép đối hợp, nghĩa là nó là nghịch đảo của chính nó, do đó liên hợp lại một quaternion đã được liên hợp sẽ ra quaternion gốc. Liên hợp của tích hai quaternion là tích của hai liên hợp theo thứ tự ngược lại. Tức là nếu và là quaternion, thì , chứ không phải .
Liên hợp của quaternion trái ngược bên ngoài với các số phức ở chỗ các liên hợp của chúng đều có thể biểu diễn bằng phép nhân và cộng của quaternion:
Phép liên hợp có thể dùng để lấy phần vô hướng và phần vectơ của quaternion. Phần vô hướng của là , còn phần vectơ của là .
Căn bậc hai của tích của một quaternion với liên hợp của chính nó được gọi là chuẩn và được ký hiệu là }} (Hamilton gọi giá trị này là tensor của q, song điều này dẫn tới mâu thuẫn với định nghĩa đương đại của "tensor"). Trong các công thức, nó được biểu diễn như sau:
Kết quả luôn là số thực không âm, và nó tương tự với chuẩn Euclid khi được xét là không gian vectơ. Nhân quaternion bằng một số thực thì cũng sẽ nhân lên giá trị tuyệt đối của số thực đó vào chuẩn. Nghĩa là, nếu thực, thì
Đây là trường hợp đặc biệt của nội dung chuẩn có tính nhân tính, tức là
với mọi quaternion và . Tính nhân tính là hệ quả của công thức liên hợp của tích. Hoặc ta có thể chứng minh từ định thức.
(trong đó là đơn vị ảo quen thuộc) và từ tính nhân tính của định thức của các ma trận vuông.
Chuẩn này cho phép ta định nghĩa khoảng cách giữa và là chuẩn của hiệu giữa chúng:
Từ đây, là không gian mêtric.
Phép cộng và phép nhân liên tục tương ứng với tô pô mêtric.
Cái này có thể lập luận từ cùng một bài chứng minh cho số thực từ nội dung là đại số định chuẩn.
Quaternion đơn vị
Quaternion đơn vị là quaternion có chuẩn 1. Chia quaternion khác không cho chuẩn không của nó sẽ ra quaternion đơn vị được gọi là versor của :
Mỗi quaternion khác không đều có dạng phân tích cực duy nhất , trong khi quaternion không có thể lập thành từ bất kỳ quaternion đơn vị.
Sử dụng liên hợp và chuẩn giúp định nghĩa nghịch đảo của quaternion đơn vị. Tích của quaternion với nghịch đảo của nó phải bằng 1, và từ các nội dung trên sẽ suy ra rằng tích của và bằng 1 (theo cả hai hướng nhân). Do đó nghịch đảo của được định nghĩa là
Bởi phép nhân không giao hoán, các giá trị hoặc khác nhau (trừ khi và là bội của nhau hoặc một trong số chúng vô hướng): ký hiệu không xác định và do đó không nên dùng.
Tính chất đại số
Tập hợp của tất cả quaternion là không gian vectơ trên số thực với số chiều 4. Phép nhân các quaternion có tính kết hợp và phân phối trên phép cộng vectơ. Trừ khi là nhân với phần tử trong tập các phần tử vô hướng, phép nhân không có tính giao hoán . Do đó, tập các quaternion là đại số kết hợp và không giao hoán trên số thực. Mặc dù có chứa bản sao của số phức, nó không phải đại số kết hợp trên số phức.
Bởi có thể chia quaternion, chúng lập thành đại số chia. Cấu trúc tương tự với trường ngoại trừ tính không giao hoán của phép nhân. Đại số chia, kết hợp mà hữu hạn chiều trên số thực cực kỳ hiếm. Định lý Frobenius phát biểu chỉ có ba đại số như thế: , , và . Định nghĩa chuẩn khiến cho tập các quaternion lập đại số định chuẩn. Đại số định chuẩn trên số thực cũng rất hiếm, định lý Hurwitz nói rằng chỉ có đúng bốn: , , , và (octonion). Các quaternion còn là ví dụ của đại số hợp thành và của đại số Banach unita.
Bởi tích của hai vectơ cơ sở hoặc ra giá trị âm hoặc ra giá trị dương của vectơ cơ sở còn lại, tập lập thành một nhóm dưới phép nhân. Nhóm không giao hoán này được gọi là nhóm quaternion và ký hiệu là . Vành nhóm thực của là vành và cũng đồng thời là không gian vectơ 8 chiều trên Nó có một vectơ cơ sở cho mỗi phần tử của Các quaternion đẳng cấu với vành thương của chia bởi ideal sinh bởi các phần tử , , , và . Ở đây phần tử đầu tiên trong mỗi hiệu là một trong các phần tử cơ sở , và , còn phần tử cơ sở thứ hai là một trong , và , chứ không phải nghịch đảo phép cộng của , và .
Quaternion và hình học ba chiều
Phần vectơ của quaternion có thể xem là vectơ toạ độ trong do đó các phép toán đại số với quaternion phản ánh hình học của Các phép toán như phép nhân vô hướng và phép nhân có hướng có thể định nghĩa bằng quaternion, và do đó ta có thể áp dung chúng bất cứ khi nào xuất hiện vectơ không gian. Một ứng dụng hữu ích của quaternion đó là nội suy giữa các hướng của khung chính trong đồ hoạ máy tính.
Trong phần còn lại của mục này, , , và sẽ đồng thời ký hiệu ba vectơ cơ sở ảo của và là cơ sở của Thay bằng , bằng , và bằng sẽ đổi vectơ thành nghịch đảo phép cộng của nó, do đó nghịch đảo phép cộng của vectơ tương ứng với liên hợp của quaternion. Vì vậy, đôi khi liên hợp được gọi là nghịch đảo không gian.
Cho hai quaternion và , tích vô hướng của chúng tương ứng với vectơ trong là
Nó cũng có thể biểu diễn như sau mà không phải phân tích ra
Giá trị này bằng với phần vô hướng của . Lưu ý phần vectơ của chúng khác nhau.
Tích có hướng của và tương ứng với hướng xác định bởi , và là
(Lưu ý hướng được dùng để xác định dấu.) Giá trị này bằng với phần vectơ của , và cũng bằng phần vectơ của . Nó có công thức sau
Đối với giao hoán tử, , ta cũng có thể suy ra rằng
Tổng quát, gọi và là quaternion và viết
trong đó và là phần vô hướng, còn là là phần vectơ của và , thì ta có công thức
Công thức cho thấy tính không giao hoán của phép nhân quaternion đến từ phép nhân phần vectơ của chúng. Nó cũng cho thấy hai quaternion giao hoán với nhau khi phần vectơ của chúng đối tuyến tính. Hamilton chứng minh rằng tích này tính ra toạ độ thứ ba của hình tam giác cầu từ hai đỉnh cho trước và độ dài góc tương ứng của chúng, và cũng đồng thời là đại số điểm trong hình học elliptic.
Quaternion đơn vị đồng nhất với phép quay trong và được gọi là versor bởi Hamilton. Để hiểu rõ hơn, xem quaternion và phép quay không gian về mô hình hoá quay ba chiều sử dụng quaternion.
Xem Hanson (2005) cách hiển thị quaternion.
Biểu diễn ma trận
Tương tự như số phức, quaternion có thể biểu diễn bằng ma trận. Có ít nhất hai cách biểu diễn các quaternion sao cho phép cộng và phép nhân của quaternion tương ứng với phép cộng và phép nhân của ma trận. Một trong số đó là dùng ma trận phức 2 × 2, và một cách khác là dùng ma trận thực 4 × 4.Trong mỗi cách, biểu diễn thu được là một trong họ các biểu diễn tuyến tính tương tự. Sử dụng đại số trừu tượng, đây là các đơn cấu từ tới vành ma trận và , tương ứng.
Quaternion có thể biểu diễn thành ma trận phức 2 × 2 như sau
Cách biểu diễn này có các tính chất sau:
Buộc hai trong , và bằng 0 sẽ ra số phức.Ví dụ, đặt sẽ ra biểu diễn ma trận chéo phức của số phức, còn nếu dùng thì sẽ ra biểu diễn ma trận thực.
Chuẩn của quaternion (căn bậc hai của tích với liên hợp, giống với số phức) là căn bậc hai của định thức của ma trận tương ứng.
Liên hợp của quaternion tương ứng với chuyển hợp của ma trận.
Khi giới hạn, biểu diễn này ra đẳng cấu giữa nhóm các quaternion đơn vị với ảnh của chúng SU(2). Trong tô pô, tập các quaternion đơn vị lập 3-cầu, đo đó không gian nền của SU(2) cũng là 3-cầu. Nhóm quan trọng cho mô tả spin trong vật lý lượng tử; xem ma trận Pauli.
Có mối quan hệ mạnh mẽ giữa các quaternion đơn vị với các ma trận Pauli. Ta thu về tám ma trận quaternion đơn vị bằng cách xét , , và , lấy đặt trong số chúng bằng 0 và cái còn lại lấy 1 hoặc −1. Nhân bất kỳ hai trong ba ma trận Pauli matrice sẽ luôn ra ma trận quaternion đơn vị, tất cả ngoại trừ -1. Ta thu −1 qua ; tức đẳng thức cuối là
Sử dung các ma trận thực 4 × 4, cũng cùng quaternion đó có thể viết như sau
Tuy nhiên, biểu diễn của quaternion trong không độc nhất. Chẳng hạn, vẫn cùng quaternion trên, nó có thể biểu diễn thành
Có 48 cách biểu diễn ma trận riêng biệt dưới dạng này trong đó một trong số các ma trận biểu diễn phần vô hướng còn ba ma trận còn lại đều phản đối xứng. Cụ thể hơn, có 48 tập các bộ bốn ma trận với ràng buộc đối xứng sao cho hàm gửi , và đến các ma trận trong bộ bốn là đồng cấu, tức là nó gửi tổng và tích của quaternion tới tổng và tích của ma trận.
Trong cách biểu diễn này, liên hợp của quaternion tương ứng với chuyển vị của ma trận. Luỹ thừa bậc bốn của chuẩn của quaternion là định thức của ma trận tương ứng . Giống với biểu diễn phức 2 × 2 ở trên, có thể viết biểu diễn các số phức bằng cách ràng buộc hợp lý các giá trị; ví dụ, biểu diễn thành ma trận khối chéo với hai khối 2 × 2 bằng cách đặt .
Mỗi biểu diễn ma trận 4×4 của quaternion tương ứng với một bảng nhân của các quaternion đơn vị. Ví dụ chẳng hạn, biểu diễn thứ hai ở trên tương ứng với bảng nhân
đẳng cấu — qua — với
Buộc bất kỳ bảng nhân phải để phần tử trung hoà ở hàng đầu và cột đầu và dấu của các đầu hàng phải trái với dấu của đầu cột, thì có 3 lựa chọn khả thi cho cột thứ hai (không quan tâm dấu), 2 lựa chọn khả thi cho cột thứ ba (không quan tâm dấu) và 1 lựa chọn khả thi (không quan tâm dấu) cho cột thứ tư; ta được sáu lựa chọn khả thi. Sau đó khi quan tâm dấu, mỗi cột có thể âm hoặc dương, có ba cột và vì vậy có 23=8 lựa chọn cho dấu mỗi cột. Nhân số lựa chọn phần tử với số lựa chọn dấu sẽ ra 48. Sau đó thay bằng , bằng , bằng , và bằng rồi bỏ các hàng đầu và cột đầu sẽ ra biểu diễn ma trận của .
Định lý bốn số chính phương của Lagrange
Quaternion cũng được dùng trong một trong trong các bài chứng minh cho định lý bốn số chính phương của Lagrange trong lý thuyết số, định lý này phát biểu rằng mọi số nguyên không âm là tổng của bốn số chính phương. Bên cạnh việc định lý này rất là gọn, định lý còn có ứng dụng hữu ích trong các nhánh toán học ngoài lý thuyết số, chẳng hạn như trong lý thuyết thiết kế tổ hợp. Bài chứng minh dựa trên quaternion sử dụng các quaternion Hurwitz, các quaternion này là vành con của vành các quaternion có chứa thuật toán với thuật toán Euclid.
Quaternion là cặp số phức
Quaternion có thể biểu diễn bằng cặp hai số phức. Từ góc nhìn này, các quaternion là kết quả của việc áp dụng xây dựng Cayley–Dickson đến số phức. Đây là dạng tổng quát của xây dựng số phức từ cặp hai số thực.
Gọi là không gian vectơ hai chiều trên số phức. Chọn cơ sở bao gồm hai phần tử và . Một vectơ trong có thể viết thành tổ hợp của các phần tử cơ sở và như sau
Nếu ta định nghĩa và , thì ta có thể định nghĩa phép nhân vectơ sử dụng luật phân phối. Sử dụng làm ký hiệu viết tắt cho tích dẫn tới cùng luật cho phép nhân của quaternion. Do đó, vectơ trên của các số phức tương ứng với quaternion . Nếu ta viết phần tử của là cặp được sắp và các quaternion là bộ bốn, thì tương ứng giữa chúng
Căn bậc hai
Căn bậc hai của −1
Trong số phức, có đúng hai số, và , cho ra −1 khi bình phương lên. Trong , có vô hạn giá trị cho căn bậc hai của -1: nghiệm quaternion cho căn bậc hai của −1 là mặt cầu đơn vị trong Để hiểu rõ, gọi là quaternion và là căn bậc hai của −1. Khi đó, xét , , , và , ta được
Để thoả mãn ba phương trình cuối, hoặc hoặc , , và đều bằng 0. Lựa chọn sau bất khả thi bởi a là số thực và nếu chọn như thế thì sẽ suy ra Do đó, và Nói cách khác: quaternion có bình phương bằng −1 khi và chỉ khi nó là quaternion vectơ với chuẩn 1. Theo định nghĩa, mọi vectơ như thế lập thành mặt cầu đơn vị.
Chỉ có số quaternion thực và âm mới có vô hạn số căn bậc hai. Những giá trị còn lại chỉ có hai (hoặc một trong trường hợp của 0).
Khi là hợp của các mặt phẳng phức
Mỗi cặp đối cực của căn bậc hai của −1 tạo một bản sao phân biệt của số phức trong các quaternion. Nếu thì bản sao là ảnh của hàm số
Đây là đơn cấu vành từ đến định nghĩa đẳng cấu trường từ đến ảnh của nó. Ảnh của phép nhúng tương ứng với và − bằng nhau.
Mọi quaternion không thực sinh đại số con của các quaternion mà đẳng cấu với và do đó là không gian con phẳng của viết thành tổng của phần vô hướng và phần vectơ:
Phân tích phần vectơ thành tích của chuẩn của nó với versor:
(Cái này khác với .) Versor của phần vectơ , , là versor phải với –1 là bình phương của nó. Dễ kiểm chứng rằng
định nghĩa đồng cấu đại số có tính đơn ánh của các đại số định chuẩn từ đến các quaternion. Dưới đồng cấu này, là ảnh của số phức .
Bởi là hợp của tất cả các ảnh của đồng cấu, ta có thể xem các quaternion là chùm các mặt phẳng giao nhau trên đường số thực. Mỗi mặt phẳng phức này chỉ chứa cặp hai điểm đối cực của mặt cầu của căn bậc hai của -1.
Vành con giao hoán
Mối quan hệ của các quaternion với nhau trong mặt phẳng phức của có thể xác định và biểu diễn bằng các vành con giao hoán. Cụ thể, bởi hai quaternion và giao hoán (tức ) chỉ khi chúng nằm trong cùng mặt phẳng phức của , ý tưởng là hợp của các mặt phức nảy sinh khi ta muốn tìm tất cả vành con giao hoán của vành quaternion.
Căn bậc hai của quaternion tuỳ ý
Bất kỳ quaternion (biểu diễn dưới dạng cặp vô hướng và vectơ) có ít nhất một căn bậc hai giải phương trình . Nhìn riêng biệt vào phần vô hướng và vectơ trong phương trình sẽ ra hai phương trình, sau khi giải chúng sẽ ra nghiệm
trong đó là chuẩn của và là chuẩn của . Đối với quaternion vô hướng , phương trình này cho đúng giá trị căn bậc hai nếu được coi là vectơ đơn vị tuỳ ý.
Do đó, các quaternion không vô hướng và khác không hoặc các quaternion dương có chính xác hai căn bậc hai, trong khi 0 chỉ có một (0), còn quaternion vô hướng và âm thì có vô số căn bậc hai, và là các quaternion vectơ nằm trên ,tức phần vô hướng bằng 0 còn phần vectơ thì nằm trên 2-cầu có bán kinh .
Hàm với biến quaternion
Giống hàm số với biến phức, các hàm với biến quaternion gợi ý đến mô hình vật lý hữu dụng. Chẳng hạn, mô tả gốc của Maxwell về từ trường và điện trường sử dụng hàm biến quaternion. Các ví dụ khác bao gồm mở rộng tập Mandelbrot và tập Julia sang không gian bốn chiều.
Hàm mũ, hàm lôgarit và hàm luỹ thừa
Cho quaternion,
hàm mũ được tính như sau
còn hàm lôgarit là
Từ đây, ta có thể viết dạng cực (dạng lượng giác) của quaternion
trong đó góc đến từ
còn vectơ đơn vị định nghĩa bởi:
Bất kỳ quaternion đơn vị có thể biểu diễn dưới dạng cực như sau:
Luỹ thừa của quaternion với bậc thực tuy ý là:
Chuẩn trắc địa
Khoảng cách trắc địa giữa quaternion đơn vị và được định nghĩa là:
và tương ứng với giá trị tuyệt đối của một nửa góc đối diện bởi và trên cung lớn của mặt -cầu.
Góc này cũng có thể tính từ tích vô hướng của quaternion mà không sử dụng lôgarit:
Nhóm quay ba chiều và nhóm quay bốn chiều
Từ "liên hợp", ngoài nghĩa ở trên còn có nghĩa là biến đổi phần tử thành trong là quaternion khác không nào đó. Tất cả phần tử liên hợp với một phần tử cho trước (theo nghĩa của "liên hợp" trong đây) có cùng phần thực và cùng giá trị chuẩn của phần vectơ. (Do đó liên hợp ở trên là một trong họ các phần tử "liên hợp" dưới đây.)
Do vậy, nhóm nhân tính của quaternion khác không tác động bằng liên hợp lên bản sao của bao gồm các quaternion có phần thực bằng không. Liên hợp bởi quaternion đơn vị (quaternion có chuẩn 1) với phần thực là phép quay với góc , trục quay là hướng của phần vectơ. Các ưu điểm của phép quay bằng quaternion này là:
Tránh khoá gimbal (gimbal lock), một vấn đề với các hệ thống như góc Euler.
Nhanh hơn và gọn hơn khi tính với ma trận.
Biểu diễn không kỳ dị (so sánh với góc Euler chẳng hạn).
Cặp quaternion đơn vị có thể biểu diễn phép quay trong không gian bốn chiều (xem Quay trong không gian Euclid 4 chiều).
Tập các quaternion đơn vị (versor) lập thành 3-cầu và nhóm (nhóm Lie) dưới phép nhân, phủ hai lần nhóm của các ma trận trực giao thực 3×3 với định thức 1 bởi hai quaternion đơn vị tương ứng với phép quay dưới tương ứng trên. Xem mẹo đĩa.
Ảnh của nhóm con các versor là nhóm điểm, và ngược lại, tạo ảnh của nhóm điểm là nhóm con các versor. Tạo ảnh của nhóm điểm hữu hạn được gọi cùng tên nhưng thêm hậu tố nhị phân. Lấy ví dụ, tạo ảnh của nhóm icosahedral là nhóm icosahedral nhị phân.
Nhóm các versor đẳng cấu với , nhóm các ma trận unita 2×2 có định thức 1.
Gọi là tập các quaternion dưới dạng trong đó và hoặc đều là số nguyên hoặc đều là số bán nguyên. Tập này là vành (thậm chí còn là vành) và là lưới, được gọi là vành các quaternion Hurwitz . Có 24 quaternion đơn vị này và chúng đều là đỉnh của 24-cell đều (hình 24 đỉnh trong không gian 4 chiều) với dấu Schläfli
Đại số quaternion
Các quaternion có tổng quát hơn nữa thành đại số gọi là đại số quaternion. Gọi là bất kỳ có đặc trưng khác 2, và và là các phần tử của ; đại số kết hợp, unita và bốn chiều có thể định nghĩa trên với cơ sở và , trong đó , và (nên ).
Đại số quaternion đẳng cấu với đại số các ma trận 2×2 trên .
Quaternion là phần chẵn của
Tính hữu dụng của quaternion cho tính toán hình học có thể tổng quát cho các chiều khác bằng việc xác định quaternion là phần chẵn của đại số Clifford Đây là đại số đa vectơ kết hợp được xây từ các phần tử cơ sở nền tảng sử dụng quy tắc tính tích sau
Nếu các phần tử cơ sở này được dùng để biểu diễn vectơ trong không gian 3D, thì ta có thể nhận ra rằng phản xạ của vectơ trong mặt phẳng vuông góc với vectơ đơn vị có thể viết thành:
Hai phản xạ sẽ tạo phép quay bởi góc gấp đối góc giữa hai mặt phẳng phản xạ, do đó
tương ứng với quay 180° trong mặt phẳng chứa σ1 và σ2. Điều này rất tương tự với công thức quaternion tương ứng,
Thật vậy, hai cấu trúc và đẳng cấu với nhau. Một ánh xạ dễ tìm đó là
và dễ kiểm chứng lại nó bảo toàn các quan hệ của Hamilton
Trích dẫn
Xem thêm
Chú thích
Tham khảo
Đọc thêm
Sách và xuất bản
Hamilton, William Rowan (1853), "Lectures on Quaternions". Royal Irish Academy.
Hamilton (1866) Elements of Quaternions University of Dublin Press. Edited by William Edwin Hamilton, son of the deceased author.
Hamilton (1899) Elements of Quaternions volume I, (1901) volume II. Edited by Charles Jasper Joly; published by Longmans, Green & Co.
Tait, Peter Guthrie (1873), "An elementary treatise on quaternions". 2d ed., Cambridge, [Eng.] : The University Press.
Maxwell, James Clerk (1873), "A Treatise on Electricity and Magnetism". Clarendon Press, Oxford.
Tait, Peter Guthrie (1886), "". M.A. Sec. R.S.E. Encyclopædia Britannica, Ninth Edition, 1886, Vol. XX, pp. 160–164. (bzipped PostScript file)
(See section on quaternions.)
Michael J. Crowe (1967), A History of Vector Analysis: The Evolution of the Idea of a Vectorial System, University of Notre Dame Press. Surveys the major and minor vector systems of the 19th century (Hamilton, Möbius, Bellavitis, Clifford, Grassmann, Tait, Peirce, Maxwell, Macfarlane, MacAuley, Gibbs, Heaviside).
(review).
For molecules that can be regarded as classical rigid bodies molecular dynamics computer simulation employs quaternions. They were first introduced for this purpose by
Liên kết và chuyên khảo
Notices and materials related to Quaternion conference presentations
Quaternions for Computer Graphics and Mechanics (Gernot Hoffman)
3D Raytraced Quaternion Julia Fractals
Great page explaining basic math with links to straight forward rotation conversion formulae.
David Erickson, Defence Research and Development Canada (DRDC), Complete derivation of rotation matrix from unitary quaternion representation in DRDC TR 2005-228 paper.
describes how the quaternions can be made into a skew-commutative algebra graded by .
Part II (PDF; using Hamilton's terminology, which differs from the modern usage)
two expository papers about continuous functional calculus and spectral theory in quanternionic Hilbert spaces useful in rigorous quaternionic quantum mechanics.
Quaternions the Android app shows the quaternion corresponding to the orientation of the device.
Rotating Objects Using Quaternions article speaking to the use of Quaternions for rotation in video games/computer graphics.
Liên kết ngoài
Paulson, Lawrence C. Quaternions (Formal proof development in Isabelle/HOL, Archive of Formal Proofs)
Quaternions – Visualisation
Đại số hợp thành
William Rowan Hamilton
|
19858252
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1p%20%C4%91i%E1%BB%87n
|
Cáp điện
|
Dây cáp điện (tiếng Anh: cable) là loại dây dẫn điện gồm dây dẫn và cáp. Dây dẫn luyện từ kim loại xếp cạnh nhau và gắn chặt, xoắn hoặc bện lại với nhau để tạo thành một bộ phận đơn nhất. Cáp gồm 1 hoặc nhiều lõi dẫn điện có lớp vỏ cách điện bao bọc xung quanh, bên ngoài là lớp vỏ bảo vệ. Thông thường ruột cáp bằng đồng hoặc nhôm.
Tham khảo
Đọc thêm
R. M. Black, The History of Electric Wires and Cables, Peter Pergrinus, London 1983
BICC Cables Ltd, "Electric Cables Handbook", WileyBlackwell; London 3rd Edition 1997,
Liên kết ngoài
|
19858253
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%B7p%20L%C3%A1%20Y%C3%AAu%20Th%C6%B0%C6%A1ng
|
Cặp Lá Yêu Thương
|
Cặp Lá Yêu Thương là chương trình truyền hình được thực hiện bởi VTV. Tối ngày 04 tháng 10 năm 2015 tại Trường quay S14, Đài Truyền hình Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội và Trung tâm Tin tức VTV24 tổ chức Lễ khởi động và ký kết hợp tác Chương trình.
Giải thưởng
Tham khảo
Liên kết ngoài
Chương trình
Chương trình truyền hình
Chương trình truyền hình Việt Nam
Sơ khai truyền hình
Sơ khai truyền hình Việt Nam
Chương trình trợ giúp xã hội
|
19858272
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tempaku%2C%20Nagoya
|
Tempaku, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 164.817 người và mật độ dân số là 7.600 người/km2. Tổng diện tích của quận là 21,58 km2.
Địa lý
Đô thị lân cận
Nagoya
Shōwa
Chikusa
Mizuho
Meitō
Midori
Minami
Nisshin
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19858278
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Higashiura%2C%20Aichi
|
Higashiura, Aichi
|
là thị trấn thuộc huyện Chita, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 49.596 người và mật độ dân số là 1.600 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 31,14 km2.
Địa lý
Đô thị lân cận
Aichi
Kariya
Takahama
Ōbu
Chita
Tōkai
Handa
Agui
Tham khảo
Thị trấn của Aichi
|
19858293
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BB%9D%20v%C3%A0ng
|
Giờ vàng
|
Giờ vàng có thể đề cập đến:
Giờ vàng (nhiếp ảnh), giờ đầu tiên sau bình minh và giờ cuối cùng trước hoàng hôn
Giờ vàng (y học), sáu mươi phút đầu tiên sau chấn thương nặng
Giờ vàng (truyền hình), khung thời gian chương trình truyền hình phát sóng vào giữa buổi đầu tối
Xem thêm
Golden hour
|
19858295
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5%20r%C6%A1i%20m%C3%A1y%20bay%20Ivanovo%20Ilyushin%20Il-76%202024
|
Vụ rơi máy bay Ivanovo Ilyushin Il-76 2024
|
Vào ngày 12 tháng 3 năm 2024, một chiếc máy bay chở hàng Ilyushin Il-76 đã bị rơi ở tỉnh Ivanovo của Nga. Mười lăm người có mặt trên máy bay khi máy bay rơi; tám phi hành đoàn và bảy hành khách. Không có người sống sót được tìm thấy. Nguồn tin Nga cho biết một trong các động cơ của nó bốc cháy và máy bay bị rơi ngay sau khi cất cánh. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng cháy động cơ là nguyên nhân có thể xảy ra nhất của vụ tai nạn.
Chuyến bay
Theo Denis Pasler, thống đốc của Orenburg Oblast, chuyến bay chở các phi công từ Orenburg. Ông nói thêm rằng họ đến từ Trung đoàn Hàng không Vận tải Quân sự số 117.. Trong khi đó, thống đốc của tỉnh Tver, Igor Rudenya, cũng cho biết có các phi công từ Tver.
Vụ tai nạn xảy ra lúc 13:00 giờ Moskva gần huyện Bogorodskoye ở tỉnh Ivanovo. Một trong những động cơ của máy bay bốc cháy khi cất cánh thực hiện chuyến bay định kỳ. Có những đoạn video chưa được xác nhận cho thấy chiếc máy bay lao thẳng xuống với một động cơ bốc cháy và ngay sau đó nó tách ra. Video khác cho thấy cột khói bốc lên cao. Máy bay gặp nạn khi cố hạ cánh xuống sân bay Ivanovo-Severny.
Tham khảo
Tai nạn và sự cố hàng không năm 2024
Nga 2024
|
19858297
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5%20r%C6%A1i%20m%C3%A1y%20b%C3%A1y%20Ilyushin%20Il-76%20t%E1%BA%A1i%20Korochansky%202024
|
Vụ rơi máy báy Ilyushin Il-76 tại Korochansky 2024
|
Vào ngày 24 tháng 1 năm 2024, vào khoảng 11:15 MSK, một máy bay vận tải quân sự Không quân Nga Ilyushin Il-76 đã bị rơi gần biên giới Ukraina ở huyện Korochansky của Nga ở tỉnh Belgorod, khiến tất cả mọi người trên máy bay thiệt mạng. Nga tuyên bố rằng chiếc máy bay đã bị Ukraine bắn hạ khi nó đang chở 65 tù binh người Ukraina bị bắt trong thòi gia Nga xâm lược Ukraina, cũng như sáu thành viên phi hành đoàn và ba lính canh, và rằng các tù binh sẽ được trao trả trong một cuộc trao đổi.Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraina không trực tiếp chịu trách nhiệm về việc bắn hạ máy bay nhưng tuyên bố rằng đó là mục tiêu quân sự hợp pháp và chuyến bay này mang theo S -300 tên lửa phòng không cho ném bom tỉnh Kharkiv.
Một số quan chức Pháp và Mỹ cho rằng vụ rơi máy bay là do tên lửa Patriot do quân đội Ukraina bắn, nhưng chưa có xác minh độc lập về tuyên bố của một trong hai nước.
Điều tra và yêu cầu trách nhiệm
Theo Nga
Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraina bắn rơi máy bay, gọi đây là hành động "man rợ" và tuyên bố rằng máy bay đã bị bắn hạ bởi một trong ba tên lửa – Patriot hoặc IRIS – do Ukraina phóng vào nó. Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov gọi vụ việc là một hành động "tội ác" của Ukraina và kêu gọi triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để yêu cầu Ukraina giải thích; một cuộc họp đã được ấn định vào chiều ngày 25 tháng 1, giờ New York, trong đó đại diện của Nga và Ukraina nhắc lại quan điểm của nước mình và đổ lỗi cho nhau về vụ việc.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết máy bay bị bắn hạ bởi hai tên lửa được bắn từ khu vực Lyptsi, qua biên giới ở tỉnh Kharkov, trích dẫn hệ thống radar của Nga. Andrei Kartapolov, Chủ tịch ủy ban quốc phòng của Duma Quốc gia của Nga, nói rằng chiếc máy bay thứ hai đang trên đường vận chuyển 80 tù binh Ukraina đã quay trở lại sau vụ việc, nói thêm rằng "bây giờ không thể nói chuyện về bất kỳ cuộc trao đổi [tù nhân] nào khác". Kartapolov sau đó nói rằng Nga đã cảnh báo Ukraina về việc máy bay tiếp cận ít nhất 15 phút trước khi vụ việc xảy ra, điều mà các quan chức Ukraine phủ nhận. Chủ tịch Duma Quốc gia, Vyacheslav Volodin, nói rằng viện sẽ gửi một công hàm tới Quốc hội Hoa Kỳ và Bundestag Đức về vụ việc để yêu cầu họ "công nhận trách nhiệm của mình".".
Người phát ngôn của Tổng thống Dmitry Peskov gọi vụ việc là "một hành động quái dị" của "chế độ Kyiv". Tổng thống Vladimir Putin nói rằng "rõ ràng" rằng Ukraine đã bắn rơi máy bay và nói rằng Kiev đã biết trước về việc sắp xếp việc vận chuyển tù nhân trên máy bay. Ông cũng cam kết sẽ công khai kết quả điều tra Nga "để người dân Ukraina biết chuyện gì thực sự đã xảy ra"."
Putin sau đó cho biết máy bay bị hệ thống tên lửa Patriot bắn hạ. Vào ngày 25 tháng 1, Ủy ban điều tra Nga đã mở một cuộc điều tra khủng bố về vụ việc và công bố đoạn phim về địa điểm vụ tai nạn, cho thấy dấu vết máu và các bộ phận thi thể người, bao gồm một hình xăm mô tả tryzub. Sau đó, họ đã phát hành một đoạn video mờ có nội dung cho thấy các tù nhân được chuyển lên máy bay.
Vào ngày 30 tháng 1, TASS, trích dẫn nguồn tin cơ quan an ninh, báo cáo rằng máy bay bị rơi do "tác động từ bên ngoài" dựa trên phân tích hộp đen của nó..
Theo Ukraina
Ukrainska Pravda đã báo cáo rằng các nguồn tin trong Bộ tổng tham mưu Ukraina cho biết máy bay đang chở tên lửa S-300 và Ukraina đã bắn hạ máy bay. Sau đó họ đã sửa lại báo cáo để nói rằng điều này không cho thấy sự liên quan của Ukraina. Trụ sở điều phối đối xử với tù binh, cơ quan Ukraina phụ trách tù binh, cáo buộc Nga "tích cực thực hiện các hoạt động thông tin đặc biệt chống lại Ukraina, nhằm mục đích gây bất ổn cho xã hội Ukrainea". Cơ quan truyền thông độc lập của Nga iStories, trích dẫn các cuộc điều tra OSINT của Ukraine, đưa tin rằng chiếc máy bay đã bay qua Ai Cập, Ả Rập Saudi, Biển Đỏ và Iran trước khi biến mất khỏi radar và xuất hiện trở lại trên tỉnh Belgorod.
Tham khảo
Tai nạn và sự cố hàng không năm 2024
Nga 2024
uk:Катастрофа Іл-76 в Бєлгородській області
|
19858302
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Golden%20hour
|
Golden hour
|
Golden hour có thể đề cập đến:
Giờ vàng, thuật ngữ được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau
Golden Hour (album của Sevish), 2010
Golden Hour (album của Kacey Musgraves), 2018
Golden Hour (album của Kygo), 2020
|
19858312
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Clash%20%28t%E1%BA%A1p%20ch%C3%AD%29
|
Clash (tạp chí)
|
Clash là một tạp chí và trang web âm nhạc và thời trang có trụ sở tại Vương quốc Anh. Tạp chí được Music Republic Ltd. xuất bản bốn lần một năm. Công ty chủ quản trước đây của tạp chí này là Clash Music Ltd đã bị giải thể. Tạp chí đã giành được các giải thưởng bao gồm giải Tạp chí mới xuất sắc nhất năm 2004 tại Giải PPA Magazine, Tạp chí của năm tại Giải Record of the Day 2011, cùng với các giải thưởng khác ở Anh và Scotland.
Lịch sử
Clash được thành lập bởi John O'Rourke, Simon Harper, Iain Carnegie và Jon-Paul Kitching. Chuyên mục này được phát triển từ tạp chí Vibe lâu đời có trụ sở tại Dundee, Scotland. Ra mắt lại với tên Clash Magazine vào năm 2004, ấn phẩm đã giành được giải Tạp chí mới xuất sắc nhất tại Giải PPA Magazine và Tạp chí âm nhạc của năm tại Giải Record of the Day lần lượt vào năm 2005 và 2011.
Trang ClashMusic.com ra mắt vào đầu năm 2008, bao gồm nhiều thể loại đa dạng hơn so với tạp chí mẹ, với các bài đăng về các nghệ sĩ như Gonjasufi và Perfume Genius, cũng như các nghệ sĩ mới nổi. Trang web được thiết kế lại vào tháng 10 năm 2012 để phù hợp với giao diện của tạp chí in. Ngày 30 tháng 3 năm 2009, ClashMusic bắt đầu xuất bản Essential 50 – tổng hợp các album mà trang web này coi là "50 album tuyệt vời nhất, quan trọng nhất, xuất sắc nhất".
Đầu năm 2011, Clash mang một diện mạo hoàn toàn mới, loại bỏ cảm giác hào nhoáng và thiết kế thiên về âm nhạc trước đây để chuyển sang một cách tiếp cận mang tính nghệ thuật hơn. Năm 2013, hãng đã ra mắt kênh Smartphone, ứng dụng iOS đã giành được giải Tạp chí âm nhạc hay nhất tại Giải Digital Magazine. Tháng 2 năm 2014, ứng dụng đã được phát hành trên thiết bị cầm tay Android. Tháng 11 năm 2014, tạp chí đã xuất bản ấn bản thứ 99, nhưng sau đó rút khỏi mảng xuất bản báo in để chuyển sang hoạt động trực tuyến lần đầu tiên. Dịch vụ trên web vẫn tiếp tục trong suốt thời gian tạp chí vắng mặt trên các sạp báo. Cuối năm 2015, có nguồn tin cho biết Clash sẽ quay trở lại in dưới dạng tạp chí hai tháng một lần từ tháng 2 năm 2016, bắt đầu hoạt động trở lại với số đặc biệt thứ 100.
Giải thưởng
Tạp chí âm nhạc của năm – Giải Digital Magazine, 2013
Tạp chí của năm – Giải Record Of The Day, 2011
Tạp chí của năm – Giải PPA Scotland Magazine, 2008
Tạp chí người tiêu dùng của Năm – Giải PPA Scotland Magazine, 2008
Biên tập viên tạp chí người tiêu dùng của năm – Giải PPA Scotland Magazine, 2007
Thiết kế tạp chí đẹp nhất của năm – Giải PPA Scotland Magazine, 2007
Tạp chí âm nhạc của năm – Giải Record of the Day, 2005
Tạp chí mới xuất sắc nhất – Giải PPA Scottish Magazine, 2004
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tạp chí âm nhạc Vương quốc Liên hiệp Anh
Tạp chí Scotland
Khởi đầu năm 2004 ở Vương quốc Liên hiệp Anh
Tạp chí thành lập năm 2004
Nguyệt san Vương quốc Liên hiệp Anh
|
19858313
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng%20kinh%20t%E1%BA%BF%20Volga-Vyatka
|
Vùng kinh tế Volga-Vyatka
|
Vùng kinh tế Volga-Vyatka (tiếng Nga: Во́лго-Вя́тский экономи́ческий райо́н; chuyển tự Latinh: Volgo-Vyatsky ekonomichesky rayon) là một trong 12 vùng kinh tế của Liên bang Nga. Vùng này bao gồm 5 trong số 14 chủ thể liên bang của Vùng liên bang Volga.
Danh sách các chủ thể trong Vùng kinh tế Volga-Vyakta:
Tỉnh Kirov
Tỉnh Nizhny Novgorod
Cộng hòa Chuvashia
Cộng hòa Mari El
Cộng hòa Mordovia
Vùng này chỉ có 6.915.349 nhân khẩu và đóng góp khoảng 3% GDP toàn quốc của Nga. Các ngành chính của vùng là nông nghiệp, công nghiệp, khai thác mỏ. Trong công nghiệp, các phân ngành quan trọng là cơ khí, hóa chất, luyện kim, dược phẩm...
Nằm ở vị trí gần như chính giữa vùng lãnh thổ châu Âu của nước Nga, vùng này kết nối giữa các vùng kinh tế quan trọng hơn (gồm Vùng kinh tế Trung tâm ở phía tây, Vùng kinh tế Ural ở phía đông và Vùng kinh tế Volga ở phía nam) với nhau.
Vùng liên bang Volga
Volga Vyatka
|
19858315
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%8Dc%20Khoa%20h%E1%BB%8Dc%20v%C3%A0%20C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20Pohang
|
Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang
|
Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH) (Tiếng Hàn: 포항공과대학교, Tiếng Anh: Pohang University of Science and Technology, Hanja: 浦項工科大學校) là một trường đại học tư thục tập trung vào khoa học và kỹ thuật tọa lạc tại 77 Cheongam-ro (San 31, Hyoja-dong), Nam-gu, Pohang-si, Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc.
Lịch sử
POSTECH được thành lập năm 1986 tại Pohang, Hàn Quốc bởi công ty thép POSCO.
POSTECH đã tổ chức Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (RIST) của POSCO trong khuôn viên trường. Năm 1994, POSTECH thành lập Phòng thí nghiệm máy gia tốc Pohang (PAL) nguồn sáng synchrotron thế hệ thứ 3 và hiện là cơ sở quốc gia. PAL-XFEL, laser điện tử không tia X, nguồn sáng (XFEL) thế hệ thứ 4 đã được hoàn thành vào năm 2016 với chi phí 390 triệu USD, loại thứ ba trên thế giới và sẽ mở ra những biên giới và lĩnh vực nghiên cứu mới trong khoa học đời sống, vật liệu, hóa học và vật lý.
Dòng thời gian
3 tháng 12 năm 1986: POSTECH được thành lập bởi Chủ tịch Park Tae-joon và Kim Ho Gil
5 tháng 3 năm 1987: Lễ nhập học đầu tiên
1 tháng 3 năm 1989: Khoa Khoa học Đời sống được thành lập
7 tháng 2 năm 1990: Lần đầu tiên đào tạo thạc kỹ khoa học tự nhiên (MS)
20 tháng 2 năm 1991: Trao bằng cử nhân khoa học tự nhiên (BS) đầu tiên
7 tháng 12 năm 1994: Hoàn thành Pohang Light Source
15 tháng 5 năm 1998: Xếp thứ nhất trong số các trường đại học khoa học và công nghệ châu Á theo tạp chí Asiaweek
28 tháng 2 năm 2000: Công viên Pohang Techno được thành lập cùng với Thành phố Pohang và POSCO
23 tháng 8 năm 2001: Trung tâm Vật lý Lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương chuyển đến POSTECH
17 tháng 8 năm 2002: Được Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực bình chọn là “Trường đại học xuất sắc về cải cách giáo dục” năm thứ 7 liên tiếp
25 tháng 4 năm 2003: Thư viện số Park Tae-joon khai trương
9 tháng 9 năm 2005: Viện sau đại học Công nghệ sắt (GIFT) được thành lập
30 tháng 5 năm 2007: Viện Công nghệ Vật liệu nano Quốc gia được thành lập
2 tháng 3 năm 2010: Tuyên bố trường song ngữ
14 tháng 6 năm 2010: Thỏa thuận với Hiệp hội Max Planck để thành lập Sáng kiến Nghiên cứu Max Planck POSTECH/Hàn Quốc
16 tháng 9 năm 2010: Xếp thứ 28 trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới theo Times Higher Education
6 tháng 7 năm 2011: Thành lập Khoa Kỹ thuật CNTT Sáng tạo
20 tháng 8 năm 2012: Trường Cao đẳng Kỹ thuật Thạc sĩ được thành lập
1 tháng 12 năm 2012: Được Thomson Reuters bình chọn là một trong 100 nhà đổi mới toàn cầu hàng đầu năm 2012
15 tháng 2 năm 2013: Học viện Park Tae-joon được mở
9 tháng 5 năm 2013: Đột phá của PAL-XFEL
13 tháng 6 năm 2013: Thành lập 4 trung tâm nghiên cứu của Viện Khoa học cơ bản
20 tháng 6 năm 2013: Xếp thứ 1 trong top 100 trường đại học dưới 50 tuổi do Times Higher Education bình chọn
7 tháng 10 năm 2013: Xếp thứ 1 trong Bảng xếp hạng Đại học Hàn Quốc JoongAng Ilbo 2013
2 tháng 5 năm 2014: Xếp thứ 1 trong top 100 trường đại học dưới 50 tuổi do Times Higher Education bình chọn (ba năm liên tiếp)
15 tháng 9 năm 2014: Khai trương Trung tâm Khởi nghiệp POSTECH (được hỗ trợ bởi Cục Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ)
19 tháng 9 năm 2014: APGC-Lab và công ty khởi nghiệp mới (exBrain) khai trương
6 tháng 10 năm 2014: Đứng thứ nhất trong Bảng xếp hạng Đại học Hàn Quốc JoongAng Ilbo (hai năm liên tiếp)
17 tháng 12 năm 2014: Khai trương Trung tâm Kinh tế Sáng tạo & Đổi mới Pohang (Tầng 5 C5)
4 tháng 6 năm 2016: PAL-XFEL phát ra ánh sáng đầu tiên
Chủ tịch
Khuôn viên trường
POSTECH là một khuôn viên rộng 400 mẫu Anh nằm cách trung tâm thành phố Pohang 20 phút đi ô tô, cách Busan một giờ đi xe buýt và cách (KTX) Seoul khoảng hai tiếng rưỡi đi tàu (KTX).
Thư viện số Park Tae-Joon
Hoàn thành vào năm 2003, Thư viện Park Tae-Joon rộng 24.420 mét vuông với 352.977 đầu sách và 8.324 tạp chí giấy và kỹ thuật số. Tính đến năm 2005, bộ sưu tập thư viện bao gồm khoảng 320.000 cuốn sách, 3.500 tạp chí, 7.000 tạp chí điện tử, 25 cơ sở dữ liệu và 4.400 tài liệu đa phương tiện. Thư viện chia sẻ tài liệu với sự hợp tác nghiên cứu-giáo dục-công nghiệp và là một phần của chương trình trao đổi dữ liệu liên trường với khoảng 150 cơ sở nghiên cứu và giáo dục khác trên toàn quốc.
Khuôn viên thông minh
Năm 2010, lần đầu tiên trong số các trường đại học Hàn Quốc, POSTECH triển khai Dịch vụ đám mây trên máy tính để bàn. Tuy nhiên, nhiều dịch vụ công nghệ được triển khai trước đây (ví dụ: ứng dụng điện thoại thông minh trong khuôn viên trường, trang web của trường đại học, cổng thông tin trực tuyến của trường đại học, v.v.) đều bị lỗi do chưa được cập nhật.
Học thuật
Tuyển sinh
POSTECH tiếp nhận khoảng 300 sinh viên đại học mỗi năm. POSTECH đã nhận được 1.987 hồ sơ đăng ký tuyển sinh năm nhất và nhận 323 hồ sơ cho năm học 2014. POSTECH cung cấp khoản đầu tư giáo dục cao nhất và hỗ trợ học bổng cho mỗi sinh viên nhiều nhất tại Hàn Quốc, cho phép sinh viên thuộc mọi thành phần kinh tế có cơ hội tiếp nhận nền giáo dục POSTECH.
Nghiên cứu
Nguồn sáng thế hệ thứ 4 (PAL-XFEL), đi vào hoạt động từ năm 2015, sáng hơn 10 tỷ lần so với nguồn sáng thế hệ thứ 3.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức
Đại học và cao đẳng kỹ thuật
Trường đại học và cao đẳng Bắc Gyeongsang
Pohang
Khởi đầu năm 1986 ở Hàn Quốc
Trường đại học và cao đẳng tư thục ở Hàn Quốc
|
19858317
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m%20Xu%C3%A2n%20Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng
|
Phạm Xuân Trường
|
Phạm Xuân Trường tên thật là Phạm Văn Trường, là nhà văn, nhà biên tập viên làm việc trong quân đội, hiện đang công tác tại Nhà xuất bản Quân đội nhân dân trên cương vị là Giám đốc - Tổng Biên tập.
Tiểu sử
Phạm Xuân Trường tên thật là Phạm Văn Trường, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1974 tại An Hưng, An Hải, Hải Phòng. Quê nội ông ở xã Kim Liên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, quê mẹ gốc ở Thị trấn Thanh Hà, tỉnh Hải Dương .
Bố ông là Bộ đội tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoạt động chủ yếu ở chiến trường Lào. Mẹ ông làm việc tại Trường Trung học Thủy sản Trung ương 1.
Ông có tuổi thơ được sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hải Phòng, học phổ thông tại trường Trung học Nguyễn Trãi xã An Hưng huyện An Dương thành phố Hải Phòng.
Nhập ngũ tháng 2 năm 1993: chiến sĩ tại Trung đoàn 111, Sư đoàn 306, Quân đoàn 2. Sau khi huấn luyện tân binh, ông được điều về Tiểu đoàn 16, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 Binh đoàn Tây Nguyên.
Tháng 8 năm 1994, ông dự thi vào Trường sĩ quan Lục quân 2 (nay là Đại học Nguyễn Huệ). Trong khóa học ông học đào tạo sĩ quan chỉ huy Binh chủng hợp thành (1994 -1997).
Từ tháng 8 năm 1999 đến tháng 8 năm 2000: Học viên chuyển loại chính trị, Trường sĩ quan Lục quân 2.
Từ năm 2004 đến năm 2006, ông được cử đi đào tạo cử nhân Khoa học Xã hội nhân văn chuyên ngành Triết học tại Học Viện Chính Trị - Bộ Quốc phòng.
Từ năm 2006 – 2009 ông tham gia giảng dạy Triết học tại Trường sĩ quan Lục quân 2.
Từ năm 2009 đến năm 2012, dự khóa, học viên cao học tại Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng chuyên ngành triết hoc.
Tốt nghiệp cao học triết học ông được điều động về Cơ quan Tổng cục chính trị, công tác tại Nhà xuất bản quân đội nhân, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh với chức vụ Trưởng Chi nhánh, Phó giám đốc – Phó tổng biên tập.
Từ tháng 8 năm 2022 đến nay, ông được điều ra Hà Nội trên cương vị Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
Năm 2021, ông được kết nạp vào Hội viên Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh
2023 ông được kết nạp vào Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Các tác phẩm
Ông bắt đầu viết truyện ngắn từ 1999 đăng trên các báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam, Tạp chí Nhà văn, Tạp chí văn nghệ quân đội.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Con đường họ đã đi qua, Nhà xuất bản Trẻ, 2016.
- Ngọn đèn trong bão lửa, truyện ký, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, 2018.
- Giữa mùa hoa Pơ lang, truyện ngắn và bút ký, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, 2020.
- Văn học nghệ thuật địa hạt của sự sáng tạo, người viết cần có tâm và tầm, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, 2023.
- Góc nhìn đa chiều trong sáng tạo, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, 2023.
Một số bài báo liên quan
https://ct.qdnd.vn/chan-dung-nguoi-linh/nguoi-say-me-mien-chu-nghia-528545
https://cand.com.vn/Chuyen-dong-van-hoa/Tan-man-Giua-mua-hoa-Po-lang-cung-Pham-Xuan-Truong-i566521/
https://plo.vn/mot-thuong-ta-ra-mat-sach-ve-ma-sau-ngau-post508677.html
http://vannghequandoi.com.vn/binh-luan-van-nghe/pham-xuan-truong-va-cau-chuyen-ve-ba-ma-anh-hung-o-cua-ngo-sai-gon_9391.html
https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/giao-luu-ve-cuon-sach-nguoi-thay-cua-tac-gia-thuong-tuong-nguyen-chi-vinh-721416
https://vannghe.ninhbinh.gov.vn/phe-binh-van-hoc/nhung-nguoi-lam-chu-bien-dong-suc-manh-cua-nang-luong-ky-dieu-1288.html
https://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/ky-su/me-hien-day-lui-than-chet-452678
https://cand.com.vn/Nhan-vat/Nha-van-Nguyen-Quoc-Trung-Tu-cuoc-doi-tram-mac-i316371/
https://tuoitre.vn/trung-tuong-le-nam-phong-vi-tuong-xong-pha-chien-tran-20220329082146403.htm
https://plo.vn/nguoi-dan-ba-co-cap-mat-ran-post294442.html
https://cand.com.vn/Nhan-vat/Tan-man-ve-nha-van-Lai-Van-Long-i316208/
https://vanvn.vn/66-hoi-vien-moi-duoc-ket-nap-hoi-nha-van-viet-nam-nam-2023/
https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/ra-mat-sach-cua-dai-tuong-phan-van-giang-ve-xay-dung-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-trong-thoi-ky-moi-758274
https://tuoitre.vn/con-duong-ho-da-di-qua-962604.htm
https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/nha-xuat-ban-quan-doi-nhan-dan-trao-hai-dau-sach-tang-bao-tang-dai-tuong-nguyen-chi-thanh-716231
Tham khảo
Sinh năm 1974
Người Hải Phòng
Nhà văn Việt Nam
__CHỈ_MỤC__
|
19858318
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Randy%20Merrill
|
Randy Merrill
|
Randy Merrill là một kỹ sư master âm thanh người Mỹ từng làm việc với các nghệ sĩ quốc tế gồm Blink-182, Day6, Lady Gaga, Katy Perry, Maroon 5, Harry Styles, One Direction, Adele, Imagine Dragons, Beck, Liam Gallagher, Jonas Brothers, Muse, Cage the Elephant, Maren Morris, Ariana Grande, Mumford & Sons, Paul McCartney, Troye Sivan, Taylor Swift, Lorde, Justin Bieber, Porter Robinson, Hamasaki Ayumi, Buck-Tick, King Gnu, Little Mix và BTS.
Cuộc đời và sự nghiệp
Merrill theo học Cao đẳng Cộng đồng Jamestown trước khi tốt nghiệp Đại học Bang New York tại Fredonia với bằng Công nghệ Ghi âm. Sau đó, anh trở thành kỹ sư master âm thanh tại Masterdisk vào năm 2008 trước khi chuyển đến Sterling Sound vào năm 2013. Tại Sterling, Merrill đã làm việc cùng với Tom Coyne và giành được bốn giải Grammy, bao gồm chiến thắng cho album 25 của Adele và "Uptown Funk" của Mark Ronson. Các nhạc phẩm do Merrill master tiếp tục giành được các giải Grammy, có thể kể tới Colors của Beck, Sweetener của Ariana Grande, "Shallow" của Lady Gaga và Bradley Cooper, và Social Cues của Cage the Elephant.
Giải thưởng và đề cử
Giải Grammy
|-
| rowspan="3" style="text-align:center;"| 2017
| "Hello"
| Thu âm của năm
|
|-
| 25
| rowspan="3"| Album của năm
|
|-
| Purpose
|
|-
| style="text-align:center;"| 2018
| Melodrama
|
|-
| rowspan="2" style="text-align:center;"| 2019
| "Shallow"
| Thu âm của năm
|
|-
| Colors
| Album kỹ thuật tốt nhất, không cổ điển
|
|-
| rowspan="2" style="text-align:center;"| 2020
| "7 Rings"
| Thu âm của năm
|
|-
| Thank U, Next
| rowspan="2"| Album của năm
|
|-
| style="text-align:center;" rowspan="2"| 2021
| folklore
|
|-
| Hyperspace
| Album kỹ thuật tốt nhất, không cổ điển
|
|-
| style="text-align:center;" rowspan="5"| 2022
| "Leave the Door Open"
| rowspan=2| Thu âm của năm
|
|-
| "Drivers License"
|
|-
| Montero
| rowspan=2| Album của năm
|
|-
| Sour
|
|-
| Dawn
| Album kỹ thuật tốt nhất, không cổ điển
|
|-
| style="text-align:center;" rowspan="6"| 2023
| "As It Was"
| rowspan=2| Thu âm của năm
|
|-
| "Easy on Me"
|
|-
| rowspan=2| Harry’s House
| Album của năm
|
|-
| Best Engineered Album, Non-Classical
|
|-
| 30
| rowspan=2| Album của năm
|
|-
| Music of the Spheres
|
|-
| style="text-align:center;" rowspan="4"| 2024
| "Anti-Hero"
| rowspan=2| Thu âm của năm
|
|-
| "Vampire"
|
|-
| Midnights
| rowspan=2| Album của năm
|
|-
| Guts
|
Tham khảo
Tham khảo
Nhân vật còn sống
Người đoạt giải Grammy
Kỹ sư master
|
19858319
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng%20cao%20Trung%20Nga
|
Vùng cao Trung Nga
|
Vùng cao Trung Nga là một vùng đất bình nguyên không bằng phẳng nằm ở phía nam miền trung nước Nga và đông Ukraina, trải rộng 480,000 km2 mà phía bắc là sông Oka và phía tây nam là sông Donets. Nó là một phần của Đồng bằng Đông Âu rộng lớn. Độ cao trung bình của vùng này khoảng 230–250 m, đỉnh cao nhất cũng chỉ 293 m. Bộ phận phía đông nam của vùng còn được gọi riêng là Vùng cao Kalach trong khi bộ phận phía tây nam còn được gọi riêng là vùng thấp Donets.
Các đơn vị hành chính của Liên bang Nga và Ukraina nằm trong vùng này gồm:
Oryol Oblast
Bryansk Oblast
Kursk Oblast
Belgorod Oblast
Voronezh Oblast
Rostov Oblast
Sumy Oblast (Ukraina)
Kharkiv Oblast (Ukraina)
Luhansk Oblast (Ukraina)
Địa lý Nga
Địa lý Ukraina
Vùng liên bang Trung tâm
Vùng liên bang Đất Đen - Trung tâm
Vùng liên bang Phía Nam
Đông Ukraina
Địa chất Nga thuộc châu Âu
Địa mạo tỉnh Rostov
Địa mạo tỉnh Voronezh
|
19858331
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Manaki%20Reika
|
Manaki Reika
|
Tiểu sử
Manaki Reika [Kanji:愛希 れいか], [Hán tự: 合木丽香], [Hợp Mộc Lệ Hương] , sinh ngày 21 tháng 8 năm 1991 tại Sakai, Fukui, Nhật Bản. Xuất thân là diễn viên nhạc kịch thuộc sự quản lý của Takarazuka Venue. Cô đã tốt nghiệp Đoàn năm 2018, hiện đang là nghệ sĩ dưới trướng của Công ty Quản lý Amuse Entertainment.
Sự nghiệp
Manaki Reika đã gia nhập Học viện nhạc kịch Takarazuka từ khi còn là học sinh. Cô đã vượt qua hàng trăm thí sinh để trở thành một trong những nữ sinh xuất sắc nhất được lựa chọn. Bởi vì để được nhận vào Học viện, bạn cần phải vượt qua tỷ lệ đối đầu giữa các nữ sinh với tỷ số cực chênh lệch (40/800) người.
Manaki Reika với chiều cao vượt trội của mình (167cm), đã được đo - ni đóng giày để hóa thân thành các nhân vật Otokoyaku (những nhân vật nam). Tuy nhiên, với mong muốn được là một Musumeyaku (những nhân vật nữ), cô đã được chính thức quay trở lại vai trò này vào ngày 30/5/2011. Với tài năng ca hát và khiêu vũ điêu luyện của mình, cô đã luôn được đóng vai chính (Top Musumeyaku) từ năm 2012 cho đến khi tốt nghiệp vào năm 2018.
Manaki Reika ở Việt Nam và Trung Quốc được biết đến rộng rãi bởi vai diễn "Phan Thụy Liên" hay Manon - cô kỹ nữ Việt - Pháp có chuyện tình đầy ngang trái và nước mắt với chàng sĩ quan Hải quân quân đội Pháp- Charles de Durand trong vở kịch "Manon" (2015-2016) - được cải biên theo tiểu thuyết Manon Lescaut của Abbé Prévost, hay ở Việt Nam với từ khóa - "Đoạn trích Cây Trúc Xinh - Nhạc kịch Nhật Bản".
Nick name Chapi của cô là do một lần cô được hóa thân thành nhân vật này - người giao cho cô đảm nhận nhân vật này là một người mà cô rất kính trọng. Từ đó về sau, cô thường được gọi là Chapi.
Manaki Reika chính thức được debut vào năm 2009 (khóa 95 của Đoàn kịch Takarazuka) bởi các vai diễn trong các vở: Amour, it's something like...
Manaki Reika hoạt động với tư cách là một thành viên thuộc đoàn: Mặt Trăng (2009-2018). Đoàn kịch Takarazuka được phân chia làm 05 đoàn nhỏ, mỗi đoàn sẽ có 1 Top Musumeyaku và 1 Top Otokoyaku. Họ sẽ luôn luôn góp mặt trong vai trò Top của mình trong tất cả các vở kịch. Tuy nhiên, thời lượng biểu diễn và xuất hiện của Otokoyaku bao giờ cũng nhiều hơn Musumeyaku.
Các vai diễn khi còn hoạt động ở Takarazuka
★ 2018: Elisabeth, vai Elisabeth
★ 2018: Saint of Love -Sainte♡d’Amour- (Bow Hall), vai Joan of Arc
★ 2018: Company / Baddy, vai Takazaki Minami
★ 2017: Legend of the Phoenix -Calaf & Turandot- / Crystal Takarazuka -Crystal Image- (National Tour), vai Turandot
★ 2017: All for One, vai Louis XIV
★ 2017: Shigure Hill Road in Nagasaki / Carousel Rondo (Hakataza), vai Oshima
★ 2017: Grand Hotel / Carousel Rondo, vai Elizaveta Grushinskaya
★ 2016: The Legend of King Arthur (Bunkyo Civic / Drama City), vai Guinevere
★ 2016: Nobunaga / Forever Love!!,vai Kichou (Nou-hime)
★ 2016: Passion / Apasionado!! III (National Tour), vai Carmen
★ 2015-16: Manon / Golden Jazz, vai Fan Tui Rien (Phan Thụy Liên) - (Manon)
★ 2015: 1789: The Lovers of Bastille, vai Marie Antoinette
★ 2015: Gone with the Wind (Chunichi), vai Melanie Hamilton
★ 2014: Puck / Crystal Takarazuka, vai Hermia
★ 2014: Takarazuka Dance / Guide to the Future / Takarazuka Flower Poems 100!! (Hakataza), vai Leila
★ 2014: Takarazuka Dance / Guide to the Future / Takarazuka Flower Poems 100!!, vai Leila
★ 2014: Gone with the Wind (Umeda Arts), vai Melanie Hamilton
★ 2013: JIN / Fantastic Energy! (National Tour), vai Tachibana Saki / Yume
★ 2013: Arsène Lupin / Fantastic Energy!, vai Carla de Lerne
★ 2013: Me and My Girl (Umeda Arts), vai Sally Smith
★ 2013: The Rose of Versailles: Oscar and Andre, vai Rosalie
★ 2012: Too Short a Time to Fall in Love / Heat on Beat! (National Tour), vai Barbara O'Brien
★ 2012: Roméo & Juliette, vai Juliette (top musumeyaku debut)
★ 2012: Edward VIII / Misty Station, vai Adele Astaire
★ 2011: Alice's Lover ~Alice in Underground Wonderland~ (Bow Hall / Nippon Seinenkan), vai Alice (musumeyaku lead)
★ 2011: The Man from Algiers / Dance Romanesque, vai Francoise
★ 2011: Prince of the Land of Roses / One
★ 2011: Dancing Heroes (Bow Hall)
★ 2010: The Gypsy Baron / Rhapsodic Moon, vai Violka
★ 2010: The Scarlet Pimpernel, vai Louis Charles
★ 2009: Last Play / Heat on Beat!
★ 2009: Raindrops Fall on Roses / Amour, it's something like... (tại nhà hát lớn Takarazuka)
Các vai diễn trong các buổi trình diễn giới thiệu người mới - Shinjin Kouen
★ 2015: 1789: The Lovers of the Bastille
★ 2012: Roméo & Juliette
★ 2012: Edward VIII, Wallis Simpson (musumeyaku lead)
★ 2011: The Man from Algiers, Sabine (musumeyaku lead)
★ 2011: Prince of the Land of Roses, Waxwing
★ 2010: The Gypsy Baron
★ 2010: The Scarlet Pimpernel, vai Ben
★ 2009: Last Play
★ 2009: Raindrops Fall on Roses (Nhà hát lớn Takarazuka)
Các buổi hòa nhạc, buổi công diễn tối và công diễn đặc biệt đã tham gia
★ 2017: Takarazuka Special 2017 Je t'aime Revue -90th Anniversary of Mon Paris-
★ 2017: 54th Takarazuka Buyoukai
★ 2016: Takarazuka Special 2016 ~Music Succession to Next
★ 2015: Takarazuka Special 2015 - New Century, Next Dream
★ 2015: Wonder of Love (Musical Performance)
★ 2014: Takarazuka Special 2014 -Thank you for 100 years
★ 2013: 52nd Takarazuka Buyoukai
★ 2012: Takarazuka Special 2012 - The Stars ~Pre- Pre- Centennial
★ 2012: Very Best of Me (Aono Yuki Music Salon)
★ 2011: Takarazuka Special 2011 - Dreams Built on Tomorrow
Tác phẩm đã tham gia sau khi rời đoàn Takarazuka
★ 2019: Phantom, vai Christine
★ 2019: Elisabeth, vai Elisabeth
★ 2021: Seiten wo Tsuke, vai Takeko Inoue [vợ Kaoru]
★ 2022: Thần tượng, vai Takanawa Yoshiko
★ 2022: Sensuikan Cappellini go no Boken, vai Suzuki Kanae
★ 2023: Ooku Season 2, vai Tokugawa Iesada
Facts
▲ Manaki Reika đã có một trong những sự nghiệp Musumeyaku hàng đầu dài nhất trong suốt lịch sử Takarazuka (79 tháng; thứ ba sau Hanafusa Mari với 102 tháng chỉ trong Đoàn Cosmos + 46 tháng trong Đoàn Tuyết và Haruka Kurara với 48 tháng trong Đoàn Tuyết + 36 tháng trong Đoàn Ngôi Sao).
▲ Cô thích sưu tầm những thứ mềm mại và dễ thương. Thích hoa hồng hồng nhạt.
▲ Màu sắc yêu thích của cô là xanh nhạt, hồng.
▲ Nhóm máu: A.
▲ Món ăn ưa thích: Omurice, Jagariko...
Trang web mạng xã hội nghệ sĩ
Mạng xã hội Twitter: https://twitter.com/manaki_official
Mạnh xã hội Instagram: https://www.instagram.com/manakireika_official/
|
19858334
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%A3t%20Anh%2C%20%C4%91u%E1%BB%95i%20k%E1%BB%8Bp%20M%E1%BB%B9
|
Vượt Anh, đuổi kịp Mỹ
|
Vượt Anh, đuổi kịp Mỹ () còn dịch là vượt qua Anh và đuổi kịp Mỹ, là khẩu hiệu do Mao Trạch Đông đưa ra vào khoảng năm 1958, trong đó có hai mục tiêu là vượt Anh về sản xuất thép trong 15 năm và đuổi kịp Mỹ trong 50 năm. Thép là ưu tiên hàng đầu của khẩu hiệu.
"Vượt Anh, đuổi kịp Mỹ" là khẩu hiệu rất tiêu biểu trong thời kỳ Đại nhảy vọt. Khẩu hiệu này chủ yếu nhằm vào khu vực thứ cấp của nền kinh tế.
Sau nạn đói lớn ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã nới lỏng thang thời gian “vượt Anh, đuổi kịp Mỹ” xuống còn hơn 100 năm trong bài phát biểu tại Hội nghị bảy ngàn cán bộ.
Cuối cùng mục tiêu đã đạt được đúng khung thời gian ban đầu. Sản lượng thép của Trung Quốc đã vượt qua Vương quốc Liên hiệp Anh vào những năm 1970 và Mỹ vào năm 1993, trở thành quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới vào năm 1996.
Tham khảo
Đại nhảy vọt
Trung Quốc thập niên 1950
Khẩu hiệu quảng cáo Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Phong trào chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc
|
19858352
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2u%20%C4%91%C3%A0i%20Razumovski%20%28Baturyn%29
|
Lâu đài Razumovski (Baturyn)
|
Cung điện Razumovski hay Cung điện của thống lĩnh Ukraine Kyrylo Rozumovskyi () là một di tích kiến trúc mang tầm quốc gia tọa lạc tại Thành phố Baturyn, tỉnh Chernihiv, Ukraine. Đây là một bảo tàng thuộc Khu bảo tồn lịch sử và văn hóa quốc gia "Hetman's Capital" và là kiệt tác kiến trúc duy nhất của Charles Cameron tại Ukraine.
Lịch sử
Kyrylo Rozumovsky là một thống lĩnh của Ukraine từ năm 1750 cho đến năm 1764. Baturyn trở thành nơi đóng quân của ông. Kể từ năm 1794, Kyrylo Rozumovsky chuyển đến sống tại Baturyn. Đó là lúc ông hình thành ý tưởng cho việc xây dựng một cung điện lớn và quần thể công viên tại đây. Trong giai đoạn 1799–1803, quần thể cung điện được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư nổi tiếng gốc Scotland Charles Cameron.
Quần thể bao gồm một cung điện, hai tòa nhà phụ và một công viên nhỏ. Sau cái chết của vị thống lĩnh, vào năm 1803, quần thể đã trở thành tài sản của con trai ông là Andriy Rozumovsky, cho đến khi Andriy Rozumovsky mất (1836). Vào năm 1824, một trận hỏa hoạn đã phá hủy gần như toàn bộ nội thất của tòa nhà. Vào năm 1856, quần thể cung điện và công viên bị quốc hữu hóa, và cho đến thế kỷ XX thì quần thể đã bị bỏ hoang hoàn toàn.
Vào giữa thế kỷ XX, phần công viên đã bị phá hủy hoàn toàn và các công trình phụ cũng bị dỡ bỏ.
Năm 1924, một trận hỏa hoạn nghiêm trọng bùng phát ở đó, gây thiệt hại đáng kể cho công trình. Mặt tiền của tòa nhà và các đồ trang trí trang trí trên đó cũng bị hư hại nghiêm trọng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Vào nửa sau của thế kỷ 20, một số nỗ lực đã được thực hiện để khôi phục lại cung điện, nhằm hỗ trợ tình trạng của nó nhưng không có cuộc trùng tu nào được hoàn thành. Công trình trung tâm của toàn bộ quần thể – cung điện – vẫn còn tồn tại.
Vào năm 2003–2008, dưới sự bảo trợ của Tổng thống Victor Yushchenko và với sự tham gia từ thiện của các nhà từ thiện người Ukraine, cung điện của Kyrylo Rozumovsky đã được khôi phục. Ngày 22 tháng 8 năm 2009, lễ khai trương cung điện đón du khách đã diễn ra.
Triển lãm nghệ thuật
Tổng diện tích của cung điện là 2,483 m2, khu vực triển lãm rộng 1,065.3 m2.
Ở tầng trệt của cung điện có các phòng triển lãm thể hiện quá khứ lịch sử của thống lĩnh Baturyn qua lăng kính hoạt động nhà nước của Kyrylo Rozumovsky và lịch sử xây dựng, trùng tu cung điện và quần thể công viên ở Baturyn.
Nội thất của tầng hai đã được khôi phục tương tự như những kiệt tác còn sót lại của Charles Cameron. Trong sảnh chính của tầng hai, tâm điểm là những tác phẩm từ thế kỉ XVIII.
Trong số các hiện vật ban đầu thuộc về Kyrylo Rozumovsky và gia đình ông, cung điện trưng bày:
basket hilted sword, lab-company of the XVIII century, which belonged to Kyrylo Rozumovsky. The sword was kept in the Rozumowski family in Vienna. Presented by a direct descendant of Hetman Gregor Rozumovsky on the day of the grand opening of the palace on August 22, 2009.
Thanh kiếm có chuôi trong giỏ, thuộc về Kyrylo Rozumovsky. Thanh kiếm được lưu giữ tại gia đình Rozumowski ở Vienna. Được trình bày bởi hậu duệ của Gregor Rozumovsky vào ngày khai trương cung điện vào ngày 22 tháng 8 năm 2009.
Con dấu nhà máy vải của Kyrylo Rozumovsky. thế kỉ XVIII.
Mảnh bia mộ của Kyrylo Rozumovsky bở nhà điêu khắc Ivan Martos, niên đại 1805.
Kyrylo Rozumovsky phổ biến về việc bổ nhiệm Stefan Lukomsky làm thuyền trưởng Perevolochansky. Ngày 9 tháng 10 năm 1763. Được trình bày bởi hậu duệ trực tiếp của Hetman Gregor Rozumovsky vào ngày 8 tháng 4 năm 2018.
Ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Kyrylo Rozumovsky at the Encyclopedia of Ukraine
Palace's secrets. Kirill Razumovskiy, the Last Hetman. Kultura TV Channel (Russia).
Baturyn
Zaporozhian Host
Official residences in Ukraine
Palaces in Ukraine
Classicist architecture
Buildings and structures in Chernihiv Oblast
History museums in Ukraine
Tourist attractions in Chernihiv Oblast
Museums established in 2009
2009 establishments in Ukraine
Houses completed in 1803
1803 establishments in Ukraine
Khởi đầu năm 2009 ở Ukraina
|
19858356
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kiyosato%2C%20Hokkaid%C5%8D
|
Kiyosato, Hokkaidō
|
là thị trấn thuộc huyện Shari, phó tỉnh Okhotsk, Hokkaidō, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 3.883 người và mật độ dân số là 9,6 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 402,8 km2.
Tham khảo
Thị trấn của Hokkaidō
|
19858366
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n%20ki%E1%BB%87n%20%C4%91%E1%BA%A7u%20%C4%91%E1%BB%81%20%C4%91%E1%BB%8F
|
Văn kiện đầu đề đỏ
|
Văn kiện đầu đề đỏ () là loại văn bản chính thức có dòng chữ lớn màu đỏ ở đầu trang thường dùng trong các cơ quan ban ngành của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Định nghĩa
Luật Phúc nghị Hành chính Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban hành năm 1999 đã đưa ra định nghĩa chung về văn kiện này bao gồm quy định hành chính, quy định địa phương, quy chế hành chính, quy định của chính quyền nhân dân hương trấn, quy định của chính quyền nhân dân địa phương từ cấp huyện trở lên và các cơ quan công tác của họ, cùng với quy định của cơ quan trực thuộc Quốc vụ viện. Nó cũng bao gồm nhiều văn bản chính sách, quyết định, ý kiến, v.v... do các cấp ủy đảng, đại hội đại biểu nhân dân, chính phủ và chính hiệp các cấp ban hành.
Đặc điểm
Đặc điểm của loại văn kiện này là “văn bản quy phạm hành chính được ban hành cho các đối tượng không xác định, có khả năng áp dụng lâu dài, lặp đi lặp lại” và là một trong những cơ sở quan trọng của việc thi hành pháp luật hành chính. Việc công bố các văn bản này khác với cách thức công bố các luật, quy định, quy định trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật Lập pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được truyền đạt ở tất cả các cấp trong cơ quan quyền lực và các cơ quan, doanh nghiệp/đơn vị sự nghiệp và các nhóm xã hội có liên quan.
Văn kiện đầu đề đỏ yêu cầu nghiêm ngặt về phông chữ, kích thước, bố cục, cách diễn đạt, v.v..., cuối cùng sẽ có những yêu cầu về việc chuyển tải đến cấp nào, chẳng hạn như cấp quân đội cấp tỉnh, cấp trung đoàn quận, v.v...; một số còn có yêu cầu về mức độ bảo mật, chẳng hạn như thêm "Tuyệt mật", "Cơ mật", "Bảo mật". Vì dòng chữ tiêu đề do đơn vị nhà nước phát hành ở phần trên viết bằng phông chữ Tống màu đỏ, phía dưới tiêu đề có in dòng đôi màu đỏ nên người ta quen gọi là “văn kiện đầu đề đỏ”.
Hình ảnh
Tham khảo
Thuật ngữ chính trị Trung Quốc
|
19858372
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/The%20Coffee%20House
|
The Coffee House
|
The Coffee House là thương hiệu cho một chuỗi quán cà phê tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2014 do ông Nguyễn Hải Ninh thành lập, với trụ sở chính nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, ông Ngô Nguyên Kha đang là tổng giám đốc điều hành cho chuỗi thương hiệu.
Lịch sử
The Coffee House được ông Nguyễn Hải Ninh thành lập vào năm 2014. Trước đó, cùng với bạn của mình là Đinh Nhật Nam, ông Ninh cũng đã từng thành lập chuỗi cà phê Urban Station. Đến năm 2017, chuỗi cửa hàng cà phê đã mở rộng với sự xuất hiện của 60 cửa hàng tại khắp Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong thời điểm này, chuỗi cửa hàng từng có ý định mở rộng hoạt động thêm mảng trà sữa khi mua nhượng quyền thương hiệu Ten Ren của Đài Loan. Tuy nhiên, sau đó 2 năm, 23 cửa hàng của Ten Ren tại Việt Nam đã dừng hoạt động vì kinh doanh thất bại. Năm 2018, công ty đã có dự định mở cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc hoặc Indonesia. Sau năm 5 thành lập, ông Mai Hoàng Phương thay thế cho ông Nguyễn Hải Ninh để trở thành tổng giám đốc điều hành cho chuỗi thương hiệu cà phê.
Năm 2018, The Coffee House đứng vị trí thứ hai trên thị trường chuỗi cà phê Việt Nam về doanh thu, sau Highlands Coffee và thứ tư về lợi nhuận (sau Highlands Coffee, Starbucks và Phúc Long). Tháng 7 năm 2021, The Coffee House tiếp tục thay đổi CEO sang cho Lê Bá Nam Anh. Tuy nhiên không bao lâu sau đó vào năm 2022, CEO cho chuỗi cửa hàng tiếp tục được thay thế bởi ông Ngô Nguyên Kha. Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, The Coffe House bắt đầu có xu hướng đi chậm lại khi từ 735 tỷ đồng vào năm 2020 xuống còn 475 tỷ đồng năm 2021. Thậm chí, tính lũy kế lỗ của 3 năm 2019 đến năm 2021, doanh nghiệp đã thiệt hại 434 tỷ đồng. Tháng 10 năm 2021, một cửa hàng Signature ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh đã phải đóng cửa. Mặc dù vậy, đến tháng 1 năm 2023, The Coffee House đứng thứ hai tại Việt Nam về số lượng cửa hàng với 152 cửa hàng chỉ sau Highlands Coffe với 597 cửa hàng.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức
Nhãn hiệu cà phê
Công ty cà phê Việt Nam
Thương hiệu ẩm thực Việt Nam
Công ty thành lập năm 2014
Nhãn hiệu Việt Nam
Quán cà phê
Công ty thực phẩm Việt Nam
|
19858377
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mathilde%20I%20x%E1%BB%A9%20Boulogne
|
Mathilde I xứ Boulogne
|
Mathilde I xứ Boulogne (tiếng Pháp: Mathilde I de Boulogne; tiếng Anh: Matilda I of Boulogne; – 3 tháng 5 năm 1152) là Nữ Bá tước xứ Boulogne từ năm 1125 và là Vương hậu Anh từ khi chồng bà là Stephen lên ngôi vào năm 1135 cho đến khi bà qua đời vào năm 1152. Bà ủng hộ Stephen trong cuộc đấu tranh giành ngai vàng Anh trước người chị em họ chung là Hoàng hậu Matilda. Bà cũng đóng một vai trò tích cực một cách bất thường đối với một người phụ nữ trong thời kỳ chồng bà bị bắt, và chứng tỏ mình là một vị tướng đắc lực khi đã buộc Hoàng hậu thả Stephen. Theo thỏa thuận giải quyết cuộc nội chiến, các con của Vương hậu không được thừa kế ngai vàng nước Anh, do đó ba người con còn sống của bà là Eustache IV, Guillaume I và Marie I đều lần lượt cai trị Boulogne.
Tiểu sử
Mathilde sinh ra ở Boulogne, Pháp, là con gái của Bá tước Eustache III xứ Boulogne và Mary của Scotland, con gái của Malcolm III của Scotland và Margaret của Wessex. Thông qua bà ngoại, Mathilde là hậu duệ của các vị vua Anglo-Saxon của Anh.
Nữ Bá tước xứ Boulogne
Năm 1125, Mathilde kết hôn với Stephen xứ Blois, Bá tước xứ Mortain, người sở hữu một vùng đất lớn ở Anh. Khi cha của Mathilde thoái vị và lui về tu viện cùng năm, nó được gắn liền với Boulogne tương tự như lãnh địa ở Anh mà Mathilde được thừa kế.
Sau cái chết của Eustache III, Mathilde và chồng trở thành người đồng cai trị Boulogne. Hai đứa con, một trai và một gái, được sinh ra cho nữ bá tước và bá tước xứ Boulogne dưới thời trị vì của Vua Henry I của Anh, người đã cấp cho họ một nơi cư trú ở London. Người con trai được đặt tên là Baldwin, theo tên chú của Mathilde là Vua Baldwin I thành Jerusalem, còn con gái được đặt tên là Matilda. Baldwin chết khi còn nhỏ và Matilda trẻ tuổi được cho là cũng đã chết khi còn nhỏ, mặc dù cô sống đủ lâu để được gả cho Waleran de Meulan, Bá tước xứ Worcester.
Vương hậu nước Anh
Sau cái chết của Henry I vào năm 1135, Stephen vội vã đến Anh, lợi dụng quyền kiểm soát các cảng biển gần nhất xứ Boulogne và lên ngôi vua, đánh bại đối thủ của mình là Hoàng hậu Matilda. Mathilde xứ Boulogne vào thời điểm đó đang mang thai rất nặng và vượt qua eo biển Manche sau khi sinh một cậu con trai, Guillaume, người một ngày nào đó sẽ kế vị làm bá tước xứ Boulogne. Mathilde lên ngôi hoàng hậu vào lễ Phục sinh ngày 22 tháng 3 năm 1136.
Mathilde là người ủng hộ Hiệp sĩ Đền Thánh. Bà thành lập Đền Cressing ở Essex vào năm 1137 và Đền Cowley ở Oxford vào năm 1139. Giống như người tiền nhiệm của mình là Matilda của Scotland, bà có mối quan hệ chặt chẽ với Tu viện Ba Ngôi tại Aldgate. Bà đã chọn tu viện trưởng làm cha giải tội của mình và hai đứa con của bà cũng đã được chôn cất ở đó
Trong cuộc nội chiến diễn ra sau đó, được gọi là Thời kỳ nội loạn, Mathilde tỏ ra là người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho chồng mình. Khi nước Anh bị xâm lược vào năm 1138, bà đã triệu tập quân đội từ Boulogne và đồng minh là Vlaanderen, đồng thời bao vây thành công Lâu đài Dover rồi tiến về phía bắc tới Durham, nơi bà lập một hiệp ước với David I của Scotland vào năm 1139.
Sau khi Stephen bị bắt trong Trận Lincoln năm 1141, bà đã tập hợp những người theo đảng phái của nhà vua và gây dựng một đội quân với sự giúp đỡ của Willem xứ Yper. Trong khi Hoàng hậu Matilda đợi ở Luân Đôn để chuẩn bị đăng quang, Mathilde và anh trai của Stephen là Henry xứ Blois đã đuổi bà ra khỏi thành phố. Hoàng hậu Matilda tiếp tục bao vây Henry xứ Blois tại Winchester. Mathilde xứ Boulogne sau đó chỉ huy quân đội của mình tấn công những kẻ bao vây. Một cuộc hành quân nổ ra mà trong đó người anh cùng cha khác mẹ của Hoàng hậu là Robert xứ Gloucester bị bắt. Matilda và Mathilde sau đó đồng ý trao đổi tù nhân và Stephen lại lên ngôi vua.
Năm 1147, bà thành lập Quỹ Vương thất Thánh Katharine, tổ chức này vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Mathilde qua đời vì một cơn sốt vào tháng 5 năm 1152 tại Lâu đài Hedingham, Essex, Anh và cả bà và chồng được chôn cất tại Tu viện Faversham.
Con cái
Vua Stephen và Vương hậu Mathilde có tổng cộng năm người con, trong đó có ba con trai và hai con gái:
Con trai:
Eustache IV, Bá tước xứ Boulogne, kết hôn với Constance của Pháp, không có con
Baldwin xứ Boulogne (mất trước năm 1135)
Guillaume I, Bá tước xứ Boulogne, Bá tước xứ Mortain và Boulogne và Bá tước xứ Surrey, kết hôn với Isabel de Warenne, không có con
Con gái:
Matilda xứ Boulogne, kết hôn với Waleran de Beaumont, Bá tước thứ 1 xứ Worcester, không có con
Marie I, Nữ Bá tước xứ Boulogne, kết hôn với Mathieu xứ Alsace, có con
Ghi chú
Nguồn
Marjorie Chibnall, 'Mathilde (c.1103–1152)', Từ điển tiểu sử Quốc gia Oxford, Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2004 .
Nữ Bá tước xứ Boulogne
Bá tước xứ Boulogne
Bá tước xứ Mortain
Nhà Boulogne
Vương hậu Anh
Phối ngẫu Vương thất Anh
Sinh thập niên 1100
Mất năm 1152
Người Pháp thế kỷ 12
Người Anh thế kỷ 12
Phụ nữ Pháp thế kỷ 12
Phụ nữ Anh thế kỷ 12
Người Scotland thế kỷ 12
Phụ nữ Scotland thế kỷ 12
|
19858380
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20th%C6%B0%E1%BB%9Fng%20C%E1%BB%91ng%20Hi%E1%BA%BFn%20l%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%A9%2018
|
Giải thưởng Cống Hiến lần thứ 18
|
Giải thưởng Cống Hiến lần thứ 18 là giải thưởng do Thể thao & Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức năm 2024. Đêm trao giải diễn ra vào ngày 27 tháng 3 năm 2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Danh sách đề cử và đoạt giải
Âm nhạc
Thể thao
Tham khảo
Giải thưởng âm nhạc Việt Nam
Giải thưởng âm nhạc
Giải thưởng thể thao
Giải thưởng năm 2024
|
19858384
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yamanaka%20Takeharu
|
Yamanaka Takeharu
|
là chính khách người Nhật Bản. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm thị trưởng Yokohama kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2021.
Tham khảo
Sinh năm 1972
Nhân vật còn sống
Chính khách Nhật Bản thế kỷ 21
Thị trưởng Yokohama
Cựu sinh viên Đại học Waseda
Chính khách Saitama
|
19858390
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%20Pohang
|
Ga Pohang
|
Ga Pohang (Tiếng Hàn: 포항역, Hanja: 浦項驛) là ga đường sắt trên Tuyến Donghae nằm ở Iin-ri, Heunghae-eup, Buk-gu, Pohang-si, Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc
Dịch vụ
Nhà ga được phục vụ bởi Mugunghwa-ho trên Tuyến Donghae chạy đến Yeongdeok, Dongdaegu, Bujeon và Suncheon. Các chuyến tàu KTX chạy giữa Seoul và Pohang bắt đầu hoạt động vào ngày 31 tháng 3 năm 2015, sau khi hoàn thành nhà ga mới vào ngày 24 tháng 2 năm 2015.
Nhà ga cũ
Nhà ga ban đầu được đặt tại số 7 Yongdang-ro 91beon-gil, Jungang-dong, mở cửa vào ngày 1 tháng 11 năm 1918. Năm 2015 do chuyển sang tuyến mới nên đã được chuyển đến địa điểm mới mở cửa. Vào ngày 2 tháng 4 năm 2015, nhà ga cũ bị phá bỏ.
Bố trí ga
Hình ảnh
Ga kế cận
Tham khảo
Nhà ga ở Gyeongsang Bắc
Pohang
Nhà ga mở cửa vào 2015
|
19858397
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cilicia
|
Cilicia
|
Cilicia (chữ Hi Lạp: Κιλικία, chữ Armenia: Կիլիկիա, chữ Thổ Nhĩ Kì: Kilikya), dịch âm là Si-li-si(Tin Lành), Ki-li-ki-a(Công giáo La Mã), nằm ở bán đảo Tiểu Á, miền đông nam Thổ Nhĩ Kì ngày nay, ở phía bắc của đảo Síp, phía tây đến Pamphylia, phía bắc đến dãy núi Taurus, nằm trên trục giao thông đi đến Địa Trung Hải, từng là một khu vực mậu dịch vô cùng phồn thịnh của Đế quốc La Mã. Sứ đồ Phao-lô của Cơ Đốc giáo sinh ra tại Tarsus, thủ phủ của Cilicia lúc bấy giờ.
Vào năm 625, Heraclius - hoàng đế Đông La Mã, đánh bại danh tướng Shahrbaraz của vương triều Sasan, Ba Tư (chiến dịch sông Sarus, en).
Thời kì quân Thập tự Đông chinh lần thứ ba, Frederick I - hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh, dẫn đầu quân Thập tự Đức quốc (en) đi qua chỗ này, chết đuối một cách quái lạ tại một con sông nhỏ tên là Saleph (sau này người Thổ Nhĩ Kì đổi tên thành sông Göksu).
Bắt đầu thế kỉ XV, Cilicia bị Đế quốc Ottoman thống trị. Ngày nay, Cilicia phân thành đơn vị hành chính thuộc ba tỉnh Mersin, Adana và Osmaniye của Thổ Nhĩ Kì.
Sự kiện nổi tiếng
Vào thời kì Cộng hoà La Mã, nơi này "sản xuất" rất nhiều cướp biển, vì hai sự kiện mà nổi danh thiên hạ:
Sự kiện thứ nhất: Bắt cóc Caesar
Năm 75 TCN, Caesar đi đến đảo Rhodes, bái sư Apollonius Molon (en) - đại sư hùng biện và là con trai của Molon. Trong cung đường đi, bị cướp biển Cilicia bắt giữ, về sau yêu cầu lấy 20 talent coi là tiền chuộc. Caesar cười nhạo rằng chúng không biết mình đã bắt được những ai, đồng thời yêu cầu cướp biển đòi lấy 50 talent (en). Trong 38 ngày chờ đợi tiền chuộc, ông không thể làm gì khác phải cùng chờ đợi với bọn cướp biển, ông nói đùa với chúng rằng sau khi được thả ra, nhất định sẽ đem tất cả bọn chúng đưa lên thập tự giá. Việc đầu tiên mà ông làm sau khi được phóng thích là tổ chức một cánh hạm đội, đã truy bắt tất cả cướp biển từng bắt giữ ông. Có lẽ vì nguyên do những tên cướp biển đó không tệ với ông, Caesar vì mục đích giảm nhẹ sự thống khổ của mình, trước khi đem chúng đóng lên thập tự giá, đã cắt rạch yết hầu của chúng.
Sự kiện thứ hai: Spartacus làm phản
Mùa thu năm 72 TCN, quân khởi nghĩa Spartacus tập kết tại bán đảo Calabria, mưu tính đi tàu của cướp biển Cilicia băng qua eo biển Messina đến Sicily. Nhưng cướp biển không giữ lời, không cung cấp tàu, Spartacus tự lên kế hoạch dùng bè gỗ vượt biển, cũng chưa thể thực hiện. Lúc này, Crassus đã khôi phục "luật rút một trong mười ra giết" (en), đồng thời ở chỗ hẹp nhất của đất liền, đằng sau của quân khởi nghĩa, ông đã đào khoét một rãnh hào lớn có hai đầu thông ra biển, cắt đứt đường lui không cho chúng rút về Ý. Trải qua trận chiến ác liệt, Spartacus đã đột phá chướng ngại, nhưng trong cuộc đột kích, quân đội đã tổn thất gần 2/3.
Tình tiết này đã qua diễn dịch trong Spartacus phần 3, phim truyền hình dài lập của Mỹ phát sóng vào năm 2013, trong phim đã phiên dịch thành cướp biển Cilicia.
Chú thích
Cilicia
Anatolia
Địa điểm khảo cổ Hy Lạp cổ đại ở Thổ Nhĩ Kỳ
Địa lý Hy Lạp cổ đại
Khu vực lịch sử ở Anatolia
Vùng lịch sử
Vùng của châu Á
Địa lý Thổ Nhĩ Kỳ
Tỉnh La Mã cổ đại
|
19858398
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Trung%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BB%95%20th%C3%B4ng%20T%C4%A9nh%20Gia%20II
|
Trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia II
|
Trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia II (còn được gọi là Trường Tĩnh Gia II viết tắt: Trường THPT Tĩnh Gia II) là một trường Trung học phổ thông công lập ở Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa.
Lịch sử
Trường THPT Tĩnh Gia II, tiền thân là Trường Phổ thông cấp III Tĩnh Gia 2, được thành lập năm 1967 theo Quyết định số 464 TCHC/QĐ ngày 9 tháng 3 năm 1967 của chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hoá. Với quy mô ban đầu chỉ 6 lớp học với nhiệm vụ đào tạo học sinh cấp Trung học phổ thông cho các xã trên địa bàn phía Bắc huyện Tĩnh Gia.
Thành tích
Năm 1997, trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Năm 2007, trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Từ năm 2007 đến 2017, trường được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen; liên tục là đơn vị Lao động tiên tiến xuất sắc trong khối các trường THPT trên toàn tỉnh. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường, công đoàn nhiều năm liên tục đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc.
Trường THPT Tĩnh Gia II dẫn đầu khối các trường THPT của thị xã Nghi Sơn về công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tham khảo
Trường trung học tại Thanh Hóa
Nghi Sơn
|
19858401
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Boeing%20XPB
|
Boeing XPB
|
Boeing XPB (Boeing Model 50) là một loại thuyền bay tuần tra tầm xa hai tầng cánh hai động cơ được Boeing chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong thập niên 1920.
Thiết kế và phát triển
Tháng 9 năm 1924, Naval Aircraft Factory (Nhà máy Máy bay Hải quân) được giao nhiệm vụ thiết kế một loại thuyền bay hai động cơ tầm xa có khả năng bay giữa San Francisco và Hawaii với khoảng cách 3.860 km (2.400 dặm). Isaac Laddon, một nhân viên của Consolidated Aircraft, đã thực hiện thiết kế ban đầu và sau đó chuyển cho Boeing tiếp tục xây dựng chi tiết. Sau khi chế tạo, nhà sản xuất đặt tên định danh cho mẫu thuyền bay mới là Model 50, đây là loại thuyền bay hai tầng cánh có thiết kế rất hợp lý ở thời điểm đó. Cánh được làm bằng kim loại, với đầu cánh và mép cánh bằng gỗ. Thân máy bay có phần dưới bằng kim loại, nửa trên làm bằng khung gỗ nhiều lớp có phủ lớp gỗ mỏng bên ngoài (veneer). Hai động cơ V12 Packard 2A-2500 công suất 600 kW (800 mã lực) dẫn động hai cánh quạt bốn cánh được lắp song song trước và sau.
Lịch sử hoạt động
Hải quân Mỹ đặt tên cho Boeing Model 50 là XPB-1, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 8 năm 1925. Người ta dự định sử dụng nó để bay dẫn đầu phía trước một cặp máy bay Naval Aircraft Factory PN-9 trong hành trình đến Hawaii vào ngày 31 tháng 8 năm 1925, nhưng một sự cố động cơ đã khiến việc tham gia chuyến bay bị hủy bỏ. Năm 1928, Naval Aircraft Factory thay thế hai động cơ Packard của XPB-1 bằng hai động cơ piston hướng kính Pratt & Whitney R-1690 Hornet có công suất 370 kW (500 mã lực), và sau đó đặt tên là XPB-2.
Thông số kỹ thuật (XPB-1)
Dữ liệu lấy từ Boeing Aircraft since 1916
Đặc điểm tổng quát
Phi hành đoàn: 5 người
Chiều dài: 18,098 m (59 ft 4,5 in)
Sải cánh: 26,67 m (87 ft 6 in)
Chiều cao: 6,35 m (20 ft 10 in)
Diện tích cánh: 167,3 m2 (1.801 ft2)
Kết cấu dạng cánh: Clark Y
Trọng lượng không tải: 5.239 kg (11.551 lb)
Trọng lượng có tải: 12.193 kg (26.882 lb)
Động cơ: 2 × Động cơ V12 làm mát bằng chất lỏng Packard 2A-2500, mỗi động cơ có công suất 600 kW (800 mã lực)
Hiệu suất bay
Tốc độ tối đa: 180 km/h (112 dặm/giờ; 97 hải lý/giờ)
Tốc độ hành trình: 151 km/h (94 dặm/giờ; 82 hải lý/giờ)
Tầm bay: 4.000 km (2.500 dặm; 2.200 hải lý)
Trần bay: 2.700 m (9.000 ft)
Vận tốc tăng độ cao: 20 m/s (4.000 ft/phút)
Vũ khí trang bị
Súng: 3 × Súng máy 7,62 mm
Bom: 1.800 kg (4.000 lb)
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Bowers, Peter M. Boeing Aircraft since 1916. Luân Đôn:Putnam, năm 1989. .
Yenne, Bill. The Story of the Boeing Company. St Paul, USA: Zenith Imprint, năm 2005. .
Tàu bay
Mô tả ngắn khác với Wikidata
Bài có mô tả ngắn
Máy bay quân sự Boeing
Máy bay hai tầng cánh
|
19858411
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/U-3%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20%C4%90%E1%BB%A9c%29%20%281935%29
|
U-3 (tàu ngầm Đức) (1935)
|
U-3 là một tàu ngầm duyên hải được Hải quân Đức Quốc Xã chế tạo trước Chiến tranh Thế giới thứ hai sau khi bãi bỏ những điều khoản của Hiệp ước Versailles vốn cấm Đức sở hữu tàu ngầm. Những tàu ngầm Type II vốn quá nhỏ để có thể tiến hành các chiến dịch cách xa căn cứ nhà, nên U-3 đã đảm nhiệm vai trò tàu huấn luyện tại các trường tàu ngầm Đức. Được huy động do tình trạng thiếu hụt tàu ngầm sau khi xung đột bùng nổ, nó thực hiện năm chuyến tuần tra và đánh chìm hai tàu buôn với tổng tải trọng 2.348 tấn, cũng như hỗ trợ cho Chiến dịch Weserübung nhằm chiếm đóng Na Uy trước khi quay lại vai trò huấn luyện tại khu vực biển Baltic. U-3 bị loại bỏ tại Neustadt, Schleswig-Holstein vào tháng 8, 1944 và bị tháo dỡ sau chiến tranh.
Thiết kế và chế tạo
Tàu ngầm Type II được thiết kế dựa theo kiểu tàu ngầm CV-707, vốn được thiết kế bởi công ty Hà Lan NV Ingenieurskantoor voor Scheepsbouw Den Haag (I.v.S), Chúng có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn); tuy nhiên tải trọng tiêu chuẩn được công bố chỉ có . Chúng có chiều dài chung , lớp vỏ trong chịu áp lực dài , mạn tàu rộng , chiều cao và mớn nước .
Chúng trang bị hai động cơ diesel MWM RS 127 S 6-xy lanh 4 thì công suất để đi đường trường và hai động cơ/máy phát điện Siemens-Schuckert PG VV 322/36 tổng công suất để lặn, hai trục chân vịt và hai chân vịt đường kính . Các con tàu có thể lặn đến độ sâu . Chúng đạt được tốc độ tối đa trên mặt nước và khi lặn, với tầm hoạt động tối đa khi đi tốc độ đường trường , và ở tốc độ khi lặn.
Vũ khí trang bị bao gồm ba ống phóng ngư lôi trước mũi, mang theo tổng cộng năm quả ngư lôi hoặc cho đến 12 quả thủy lôi TMA. Một pháo phòng không cũng được trang bị trên boong tàu. Thủy thủ đoàn bao gồm 25 sĩ quan và thủy thủ.
U-3 được đặt hàng vào ngày 2 tháng 2, 1935. Nó được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Deutsche Werke tại Kiel vào ngày 11 tháng 2, 1935, hạ thủy vào ngày 19 tháng 7, 1935 và nhập biên chế cùng Hải quân Đức Quốc Xã vào ngày 6 tháng 8, 1935 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung úy Hải quân Hans Meckel.
Lịch sử hoạt động
Do tầm xa hoạt động ngắn, U-3 chỉ đảm nhiệm vai trò tàu huấn luyện tại các trường tàu ngầm Đức trong biển Baltic trước Thế Chiến II. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu hụt tàu ngầm sau khi xung đột bùng nổ, nó được huy động vào tác chiến và thực hiện tổng cộng năm chuyến tuần tra trong chiến tranh. Chuyến thứ hai được thực hiện dọc theo bờ biển quần đảo Anh. Trong chuyến tuần tra thứ ba, dưới quyền Hạm trưởng Trung úy Hải quân Joachim Zander, vào ngày 30 tháng 9, 1939, nó đã đánh chìm tàu buôn Đan Mạch Vendia (1.150 tấn) và tàu buôn Thụy Điển Gun (1.198 tấn) trong eo biển Skagerrak về phía Tây Bắc Hanstholm. Cùng trong ngày này nó chạm trán với tàu ngầm Anh ; U-3 phóng một quả ngư lôi nhắm vào Thistle nhưng bị trượt.
Đến tháng 4, 1940, trong chuyến tuần tra thứ năm, U-3 đã hỗ trợ cho Chiến dịch Weserübung nhằm chiếm đóng Na Uy. Nó lại đụng độ với tàu ngầm Anh vào ngày 16 tháng 4. Tại vị trí về phía Tây Egersund, Porpoise đã phóng một loạt sáu quả ngư lôi nhắm vào mục tiêu mà nó cho là chiếc U-1 nhưng hoàn toàn không trúng đích.
U-3 sau đó quay trở lại vai trò huấn luyện cho đến khi được cho ngừng hoạt động tại Neustadt, Schleswig-Holstein vào ngày 1 tháng 8, 1944, và bị loại bỏ để tháo dỡ làm nguồn phụ tùng. Sau khi chiến tranh kết thúc, nó bị lực lượng Anh chiếm giữ vào ngày 3 tháng 5, 1945 và tháo dỡ vào cuối năm đó.
Tóm tắt chiến công
U-3 đã đánh chìm hai tàu buôn với tổng tải trọng :
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Tàu ngầm Type II
Tàu ngầm của Hải quân Đức trong Thế Chiến II
U-boat bị chiếm giữ
Tàu thủy năm 1935
|
19858412
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/U-3%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20%C4%90%E1%BB%A9c%29
|
U-3 (tàu ngầm Đức)
|
Ít nhất ba tàu ngầm của Hải quân Đức từng được đặt cái tên U-3:
là chiếc dẫn đầu của hạ thủy năm 1909, hoạt động như một tàu huấn luyện trong Thế Chiến I và đầu hàng năm 1918
Trong Thế Chiến I, Đức còn có các tàu ngầm với tên tương tự:
là một tàu ngầm duyên hải hạ thủy năm 1915 và bị đánh chìm năm 1915
là một tàu ngầm rải mìn hạ thủy năm 1915 và bị đánh chìm năm 1916
U-3 (1935) là một hạ thủy năm 1935, hoạt động trong Thế Chiến II và bị tháo dỡ năm 1945
U-3 (S182) là một hạ thủy năm 1964, chuyển cho Na Uy mượn trong giai đoạn 1964-1966 như là chiếc Kobben trước khi trở lại phục vụ cùng Hải quân Đức, xuất biên chế năm 1967 và tháo dỡ sau đó
Xem thêm
là chiếc dẫn đầu của lớp tàu ngầm U-3 của Hải quân Áo-Hung
Tên gọi tàu chiến Hải quân Đức
|
19858413
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/U-4%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20%C4%90%E1%BB%A9c%29%20%281935%29
|
U-4 (tàu ngầm Đức) (1935)
|
U-4 là một tàu ngầm duyên hải được Hải quân Đức Quốc Xã chế tạo trước Chiến tranh Thế giới thứ hai sau khi bãi bỏ những điều khoản của Hiệp ước Versailles vốn cấm Đức sở hữu tàu ngầm. Những tàu ngầm Type II vốn quá nhỏ để có thể tiến hành các chiến dịch cách xa căn cứ nhà, nên U-4 đã đảm nhiệm vai trò tàu huấn luyện tại các trường tàu ngầm Đức. Được huy động do tình trạng thiếu hụt tàu ngầm sau khi xung đột bùng nổ, nó thực hiện bốn chuyến tuần tra và đánh chìm ba tàu buôn tổng tải trọng 5.133 tấn cùng một tàu chiến, cũng như hỗ trợ cho Chiến dịch Weserübung nhằm chiếm đóng Na Uy trước khi quay lại vai trò huấn luyện tại khu vực biển Baltic. U-4 bị loại bỏ tại Gotenhafen vào tháng 8, 1944 và bị tháo dỡ để làm nguồn phụ tùng.
Thiết kế và chế tạo
Tàu ngầm Type II được thiết kế dựa theo kiểu tàu ngầm CV-707, vốn được thiết kế bởi công ty Hà Lan NV Ingenieurskantoor voor Scheepsbouw Den Haag (I.v.S), Chúng có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn); tuy nhiên tải trọng tiêu chuẩn được công bố chỉ có . Chúng có chiều dài chung , lớp vỏ trong chịu áp lực dài , mạn tàu rộng , chiều cao và mớn nước .
Chúng trang bị hai động cơ diesel MWM RS 127 S 6-xy lanh 4 thì công suất để đi đường trường và hai động cơ/máy phát điện Siemens-Schuckert PG VV 322/36 tổng công suất để lặn, hai trục chân vịt và hai chân vịt đường kính . Các con tàu có thể lặn đến độ sâu . Chúng đạt được tốc độ tối đa trên mặt nước và khi lặn, với tầm hoạt động tối đa khi đi tốc độ đường trường , và ở tốc độ khi lặn.
Vũ khí trang bị bao gồm ba ống phóng ngư lôi trước mũi, mang theo tổng cộng năm quả ngư lôi hoặc cho đến 12 quả thủy lôi TMA. Một pháo phòng không cũng được trang bị trên boong tàu. Thủy thủ đoàn bao gồm 25 sĩ quan và thủy thủ.
U-4 được đặt hàng vào ngày 2 tháng 2, 1935. Nó được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Deutsche Werke tại Kiel vào ngày 11 tháng 2, 1935, hạ thủy vào ngày 31 tháng 7, 1935 và nhập biên chế cùng Hải quân Đức Quốc Xã vào ngày 17 tháng 8, 1935 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung úy Hải quân Hannes Weingärtner.
Lịch sử hoạt động
Do tầm xa hoạt động ngắn, U-4 chỉ đảm nhiệm vai trò tàu huấn luyện tại các trường tàu ngầm Đức trong biển Baltic trước Thế Chiến II. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu hụt tàu ngầm sau khi xung đột bùng nổ, nó được huy động vào tác chiến và thực hiện tổng cộng bốn chuyến tuần tra trong chiến tranh.
U-4 khởi hành từ Wilhelmshaven vào ngày 4 tháng 9, 1939, ngay sau khi Thế chiến II bùng nổ. Nó hoạt động trong khu vực phía Nam Na Uy và Bắc Hải (châu Âu) về phía Tây Đan Mạch và dọc bờ biển Hà Lan, rồi quay trở về căn cứ vào ngày 14 tháng 9. Trong chuyến tuần tra thứ hai tại Bắc Hải, nó lần lượt đánh chìm các tàu buôn Martti Ragnar (2.262 tấn) vào ngày 22 tháng 9, Walma (1.361 tấn) 23 tháng 9 và Gertrud Bratt (1.510 tấn) vào ngày 24 tháng 9.
Trong hai chuyến tuần tra tiếp theo, chủ yếu để hỗ trợ cho Chiến dịch Weserübung nhằm chiếm đóng Na Uy, U-4 chạm trán với tàu ngầm Anh . Thistle phát hiện qua kính tiềm vọng U-4 đang di chuyển trên mặt nước vào ngày 9 tháng 4, Thistle phóng một loạt sáu quả ngư lôi nhắm vào U-4 lúc 16 giờ 04 phút nhưng đều bị trượt; nó chỉ còn lại hai quả ngư lôi. U-4 phát hiện quả ngư lôi cách nó 10 mét và lặn khẩn cấp để né tránh. Qua ngày hôm sau 10 tháng 4, đến lượt U-4 nhìn thấy Thistle đang ở trên mặt biển để nạp lại điện cho ắc-quy, và lúc 02 giờ 13 phút nó phóng hai quả ngư lôi tấn công. Quả ngư lôi G7a thứ nhất bị trượt, nhưng quả ngư lôi G7e thứ hai trúng đích đã khiến Thistle đắm với tổn thất nhân mạng toàn bộ gần Skudenes, tại tọa độ .
Sau khi kết thúc chiến dịch chiếm đóng Na Uy, rõ ràng là U-4 cùng các chiếc Type II không có khả năng bắt kịp tàu đối phương, cũng như không thể hoạt động cách xa căn cứ nhà để tấn công tàu buôn Đồng Minh trong Đại Tây Dương. Do đó vào ngày 1 tháng 7, 1940, chúng được điều về Chi hạm đội U-boat 21 và phục vụ như tàu huấn luyện trong biển Baltic cho đến năm 1944. Một số tàu chị em đã hoạt động tác chiến chống lại lực lượng Liên Xô, nhưng U-4 đã không tham gia. Con tàu cuối cùng ngừng hoạt động và xuất biên chế tại Gotenhafen (nay là Gdynia, Ba Lan) vào ngày 1 tháng 8, 1944, rồi tháo dỡ để làm nguồn phụ tùng vào một lúc nào đó trong năm 1945.
Tóm tắt chiến công
U-4 đã đánh chìm ba tàu buôn với tổng tải trọng và một tàu chiến tải trọng 1.090 tấn:
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Tàu ngầm Type II
Tàu ngầm của Hải quân Đức trong Thế Chiến II
Tàu thủy năm 1935
|
19858414
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/U-4%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20%C4%90%E1%BB%A9c%29
|
U-4 (tàu ngầm Đức)
|
Ít nhất ba tàu ngầm của Hải quân Đức từng được đặt cái tên U-4:
là một hạ thủy năm 1909, hoạt động như một tàu huấn luyện trong Thế Chiến I và bị tháo dỡ năm 1919
Trong Thế Chiến I, Đức còn có các tàu ngầm với tên tương tự:
là một tàu ngầm duyên hải hạ thủy năm 1915 và bị đánh chìm năm 1915
là một tàu ngầm rải mìn hạ thủy năm 1915 và bị đánh đắm năm 1918
U-4 (1935) là một hạ thủy năm 1935, hoạt động trong Thế Chiến II và bị tháo dỡ năm 1945
U-4 (S183) là một hạ thủy năm 1962 và bị tháo dỡ năm 1974
Xem thêm
là một tàu ngầm lớp U-3 của Hải quân Áo-Hung
Tên gọi tàu chiến Hải quân Đức
|
19858419
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Roman%20Abramovsky
|
Roman Abramovsky
|
Roman Romanovych Abramovsky (; sinh ngày 5 tháng 10 năm 1973) là chính khách người Ukraina. Trước đây, ông từng giữ chức vụ làm Bộ trưởng Bảo vệ môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Ukraina từ ngày 19 tháng 6 năm 2020 đến ngày 3 tháng 11 năm 2021.
Tham khảo
Sinh năm 1973
Nhân vật còn sống
Chính khách Ukraina thế kỷ 21
Người Komsomolsk-na-Amur
Chính khách độc lập Ukraina
Công chức Ukraina
Bộ trưởng Bảo vệ môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Ukraina
|
19858425
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Spy%20%C3%97%20Family%20%28anime%29
|
Spy × Family (anime)
|
là một bộ phim anime truyền hình Nhật Bản dựa trên bộ truyện tranh cùng tên của Tatsuya Endo. Nó được phát sóng trên TV Tokyo ở Nhật Bản. Bộ truyện đã được Crunchyroll cấp phép ở Bắc Mỹ, đồng thời được Muse Communications phân phối ở Châu Á- Thái Bình Dương. Loạt phim kể về điệp viên bậc thầy Twilight, người phải cải trang thành bác sĩ tâm thần Loid Forger và xây dựng một gia đình giả để điều tra nhà lãnh đạo chính trị Donovan Desmond. Anh ta không hề biết rằng vợ anh ta, Yor, thực chất là một sát thủ được biết đến với cái tên Công chúa Gai, trong khi con gái Anya có khả năng ngoại cảm.
Spy × Family đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình nhờ cách kể chuyện, hài hước, phân cảnh hành động, nhân vật, hoạt hình, lồng tiếng và cách xây dựng thế giới. Bộ anime đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có phim hoạt hình của năm tại Tokyo Anime Award Festival.
Nội dung
Bộ phim dựa trên bộ manga cùng tên của Tatsuya Endo, mở đầu khi điệp viên Twilight nhận nhiệm vụ thực hiện chiến dịch Strix nhằm bảo vệ hòa bình Đông Tây và thế giới. Mục tiêu của anh là Donovan Desmond - thành viên Đảng Bình đẳng Quốc gia. Desmond là người thận trọng, không thường xuyên lộ mặt trước đám đông. Lần duy nhất ông xuất hiện là tại buổi họp mặt định kỳ ở trường Eden của con trai Damian - nơi quy tụ các ông trùm giới chính trị và kinh doanh.
Để hoàn thành nhiệm vụ, Twilight lấy danh tính giả là bác sĩ tâm thần Loid Forger, kết hôn với nữ công chức Yor Briar và nhận nuôi Anya Forger, cho bé theo học trường Eden. Với những mục tiêu riêng, 3 người đồng lòng trở thành gia đình. Dù sống chung dưới một mái nhà, họ đều che giấu danh tính thật: Yor là sát thủ với bí danh công chúa Gai, Anya là nhà ngoại cảm có năng lực đọc suy nghĩ người khác.
Diễn viên và nhân vật
Chú thích
Tập phim
Sản xuất
Mùa 1
Được sản xuất bởi Wit Studio và CloverWorks, mùa đầu tiên của Spy × Family được phát sóng trên TV Tokyo gồm 25 tập, chia làm 2 phần. Phần đầu tiên, gồm 12 tập, phát sóng từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 25 tháng 6 năm 2022, phần 2 với 13 tập còn lại phát sóng từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 24 tháng 12 năm 2022. Mùa đầu tiên do Kazuhiro Furuhashi đạo diễn, với âm nhạc của (K)now Name, thiết kế nhân vật bởi Kazuaki Shimada, trong khi Kazuaki Shimada và Kyoji Asano là đạo diễn diễn hoạt chính. Phim được công bố lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2021.
Theo thông lệ đặt tên chương của manga gốc, tên các tập trong bộ anime được viết là "Nhiệm vụ" kèm theo một số (ví dụ: "Nhiệm vụ 1", "Nhiệm vụ 2", v.v.) và việc đếm tiếp tục được tính cho các phần tiếp theo. Mùa này phỏng theo 38 chương chính của manga, từ Nhiệm vụ 1 đến Nhiệm vụ 38, cùng với một số câu chuyện bên lề: Nhiệm vụ phụ 1 và Nhiệm vụ ngắn từ 1 đến 5.
Nhạc nền mở đầu phần đầu tiên sử dụng bài hát "Mixed Nuts" (ミックスナッツ, Mikkusu Naruto) của Official Hige Dandism và do Masashi Ishihama đạo diễn; trong khi ca khúc kết phim sử dụng bài hát "Comedy" (喜劇, Kigeki) của Gen Hoshino và do Atsushi Nishigori đạo diễn. Chủ đề mở đầu phần thứ 2 sử dụng bài hát "Souvenir" của Bump of Chicken và do Tetsurō Araki đạo diễn; trong khi đó và bài hát kết thúc sử dụng bài hát "Shikisai" (色彩, lit. "Color") của Yama và do Takayuki Hirao đạo diễn.
Bộ phim được Crunchyroll cấp phép phát trực tuyến bên ngoài Châu Á, và được phân phối bởi Muse Communications tại một số quốc gia ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Mùa 2
Vào tháng 12 năm 2022, mùa 2 và bản điện ảnh đã được công bố tại sự kiện Jump Festa 2023. Ichirō Ōkouchi sẽ thay thế Furuhashi làm người viết kịch bản, các nhân viên và diễn viên còn lại sẽ đảm nhận vai trò của họ. Mùa 2 gồm 12 tập, được phát sóng từ ngày 7 tháng 10 đến ngày 23 tháng 12 năm 2023..
Nhạc nền mở đầu mùa 2 sử dụng bài hát của Ado và do Masaaki Yuasa đạo diễn. Nhạc nền kết thúc sử dụng bài hát của Vaundy (cùng Cory Wong) và được đạo diễn bởi Eugene Winter.
Mùa 2 được Crunchyroll cấp phép phát trực tuyến bên ngoài Châu Á, đồng thời được Muse Communications phân phối tại một số quốc gia ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Đón nhận
Phổ biến
Anime đã nhận được tỷ lệ rating truyền hình cao kể từ khi phát hành vào tháng 4 năm 2022, cho đến hết mùa 1. Với buổi ra mắt mùa 2 vào ngày 1 tháng 10 năm 2022, Spy × Family đã lập kỷ lục mới cho TV Tokyo về xếp hạng khán giả theo thời gian. Chủ tịch TV Tokyo tiết lộ mùa 2 của loạt phim là "hay nhất trong số tất cả các chương trình trên tất cả các đài của mùa tháng 7 năm 2022", bao gồm cả tập đầu tiên của mùa 2 trong số liệu thống kê của quý tháng 7. Tập đầu tiên được xem nhiều thứ 2 trên trang web phát trực tuyến của Nhật Bản. Bộ anime chiếm vị trí thứ 2 vào tháng 4 và sau đó đã vươn lên và giữ vững vị trí đầu tiên trong 3 tháng tiếp theo (từ tháng 5 đến tháng 7) trong danh sách xếp hạng phát trực tuyến hàng tháng và danh sách xếp hạng VOD của Nhật Bản, bất chấp việc anime đã ngừng phát hành các tập mới vào tháng 7.
Spy × Family cũng đã bắt đầu trở nên phổ biến rộng rãi với nhiều nhóm tuổi khác nhau, từ trẻ em đến người lớn. Một quan chức của Takara Tomy Arts cho biết: "[bộ truyện] được nhiều người yêu thích, giống như Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba. Anya đặc biệt nổi tiếng. Có khả năng sẽ còn có nhiều đồ chơi và hàng hóa hơn nữa trong tương lai, trong đó có các sản phẩm dành cho trẻ em." Sự nổi tiếng của Anya đã khiến Toho thực hiện một video ca nhạc có sự góp mặt của cô ấy. Ngoài ra, một Tamagotchi liên quan đến Anya đã được phát hành vào tháng 6 năm 2022.
Trong một cuộc khảo sát do FinT thực hiện, Spy × Family và Anya lần lượt được xếp hạng thứ nhất và thứ 4 trong số những thứ thịnh hành nhất trong Thế hệ Z ở Nhật Bản vào năm 2022. Trong cùng một cuộc khảo sát, "Anya thích đậu phộng" (アーニャピーナッツが好き) là cụm từ thịnh hành số 1 của năm một phần nhờ sự kết hợp với ca khúc "Renai Circulation" trên TikTok.
Đánh giá chuyên môn
Bộ anime đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình. Trên trang web tổng hợp đánh giá Rotten Tomatoes, mùa đầu tiên giữ tỷ lệ ủng hộ 100% dựa trên 6 bài đánh giá, với điểm trung bình là 9/10. Các nhà phê bình của Anime News Network đã khen ngợi tập đầu tiên của anime. Caitlin Moore và James Beckett cho điểm tuyệt đối; Moore ca ngợi chương trình vì "cảm giác nhất quán về thời điểm hài hước", truyền tải từng câu chuyện cười một cách hoàn hảo và gọi đây là "sự đảm bảo làm hài lòng đám đông và là sự lựa chọn chắc chắn cho hầu hết mọi người", trong khi Beckett viết rằng "ngôi sao đột phá của chương trình" là Anya. mặc dù điều khiến anh ấy chiến thắng chương trình chính là trái tim của nó. Nicholas Dupree lưu ý rằng "[chương trình] hoạt động trong một không gian rất bấp bênh giữa một bộ phim hài ngớ ngẩn về sự trùng hợp và một bộ phim kinh dị về điệp viên nghiêm túc, trong đó kết quả là một thế giới chủ yếu chạy theo logic hoạt hình." Richard Eisenbeis mô tả Anya là một "nhân vật nhỏ tuyệt vời" đồng thời ca ngợi anime về các nhân vật và khả năng xây dựng thế giới của nó. Rebecca Silverman, giống như tất cả các bài phê bình manga của mình, cô gọi Anya là "trái tim đang đập của bộ truyện" đồng thời khen ngợi anime về cốt truyện và hoạt hình.
Kambole Campbell của Polygon lưu ý về vai trò làm cha mẹ của Twilight đối với Anya. Mặc dù các pha hành động không đặc biệt hào nhoáng, nhưng Campbell nhận thấy rằng hoạt ảnh trong những khoảnh khắc đó khá thú vị và vũ đạo chính xác và linh hoạt. Rafael Motamayor của IGN ca ngợi bộ phim về tính hài hước, hành động, hoạt hình, nhân vật và những bình luận sâu sắc về gia đình và giai cấp. Ông cũng so sánh Anya với Baby Sinclair của loạt phim hài Dinosaurs những năm 1990, đồng thời nói rằng "Spy × Family cố gắng đạt được sự cân bằng tuyệt vời giữa chính luận, chính kịch, hành động và hài kịch đời thường mà không làm suy yếu bất kỳ yếu tố tương ứng nào trong bộ phim". Rebecca Silverman của Anime News Network đã liệt kê Spy × Family là anime hay nhất năm 2022, nói rằng câu chuyện đã tạo nên một câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa về mặt cảm xúc về một gia đình được bao bọc trong tất cả những điều này. Silverman cũng ca ngợi Anya và Bond là những nhân vật xuất sắc nhất năm 2022, vì họ tuyệt vời như thế nào với tư cách là một con người và một chú chó mà họ đại diện cho cùng một dấu hiệu cho thấy Anya có thể giữ được gia đình mà cô vô cùng mong muốn.
Giải thưởng và đề cử
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wit Studio page
CloverWorks Inc. pages: SxF1, SxF2
Anime truyền hình dài tập năm 2022
Anime và manga hành động
Anime và manga chủ đề học đường
Anime dài tập dựa trên manga
CloverWorks
Anime và manga hài
Giành chiến thắng Crunchyroll Anime Awards
Thần giao cách cảm trong tác phẩm hư cấu
Muse Communication
Spy × Family
Chương trình của TV Tokyo
Wit Studio
Tác phẩm về nhận con nuôi
Chương trình truyền hình lấy bối cảnh ở quốc gia giả tưởng
|
19858439
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Harold%20v%C3%A0%20c%C3%A2y%20b%C3%BAt%20ph%C3%A9p%20thu%E1%BA%ADt%20%28phim%29
|
Harold và cây bút phép thuật (phim)
|
Harold và cây bút phép thuật (tên tiếng Anh: Harold and the Purple Crayon) là bộ phim hoạt hình/người đóng thuộc thể loại kỳ ảo được đạo diễn bởi Carlos Saldanha (đây cũng là bộ phim người đóng đạo diễn đầu tay của anh) với kịch bản do David Guion và Michael Handelman chấp bút dựa trên quyển sách cho thiếu nhi cùng tên năm 1955 của tác giả Crockett Johnson. Phim sẽ có sự tham gia của Zachary Lev trong vai nhân vật tiêu đề bên cạnh Lil Rel Howery, Zooey Deschanel và Jemaine Clement. Bộ phim sẽ là câu chuyện xoay Harold, một chàng trai trẻ dấn thân vào một hành trình phiêu lưu kì diệu với sự giúp đỡ từ cây bút sáp màu tím của anh.
Phim được sản xuất bởi Columbia Pictures và Davis Entertainment. Vào ngày 2 tháng 8, 2024, bộ phim đã được phát hành tại các rạp chiếu do hãng Sony Pictures Releasing phân phối.
Diễn viên
Zachary Levi thủ vai Harold
Lil Rel Howery
Zooey Deschanel
Jemaine Clement
Ravi Patel
Camille Guaty
Tanya Reynolds
Pete Gardner
Nguồn
Liên kết ngoài
Phim năm 2024
Phim Mỹ
Phim tiếng Anh
Phim thập niên 2020
Phim hoạt hình người đóng
Phim kỳ ảo
Phim Mỹ năm 2024
Phim hoạt hình người đóng năm 2024
Phim kỳ ảo năm 2024
Phim hoạt hình người đóng Mỹ
Phim kỳ ảo Mỹ
Phim Mỹ thập niên 2020
Phim hoạt hình người đóng thập niên 2020
Phim kỳ ảo thập niên 2020
Phim tiếng Anh thập niên 2020
Phim được đạo diễn bởi Carlos Saldanha
|
19858441
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%B4ng%20tin%20sai%20l%E1%BB%87ch%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20Nga%20x%C3%A2m%20l%C6%B0%E1%BB%A3c%20Ukraina
|
Thông tin sai lệch về việc Nga xâm lược Ukraina
|
Trong quá trình Nga xâm lược Ukraina, nhà nước Nga và các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát đã truyền bá thông tin sai lệch trong cuộc cuộc chiến thông tin chống lại Ukraina. Các phương tiện truyền thông và chính trị gia Ukraina cũng bị cáo buộc sử dụng tuyên truyền và lừa dối, mặc dù so với chiến dịch thông tin sai lệch của Nga có số lượng ít hơn.
Các câu chuyện tuyên truyền và tin giả của Nga đã tấn công quyền tồn tại của Ukraina và cáo buộc đây là nhà nước Quốc xã mới, phạm tội diệt chủng chống lại người nói tiếng Nga, phát triển vũ khí hạt nhân và sinh học, và là bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Satan. Bộ tuyên truyền của Nga cũng cáo buộc NATO kiểm soát Ukraine và xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự ở Ukraine để đe dọa Nga. Một số thông tin sai lệch này đã được lan truyền bởi lữ đoàn web của Nga. Nó đã bị bác bỏ rộng rãi vì cho rằng không đúng sự thật và được tạo ra để biện minh cho cuộc xâm lược và thậm chí để biện minh cho các hành động diệt chủng chống lại người Ukraina. Nhà nước Nga đã phủ nhận việc thực hiện tội ác chiến tranh ở Ukraina, và thay vào đó, truyền thông Nga đã đổ lỗi một số tội ác trong số đó cho lực lượng Ukraina. Một số thông tin sai lệch nhằm mục đích làm suy yếu sự hỗ trợ quốc tế dành cho Ukraina và kích động thái độ thù địch chống lại người tị nạn Ukraina.
Thông tin sai lệch của Nga đã lan rộng và thành công ở chính nước Nga, nhờ kiểm duyệt tin tức chiến tranh và kiểm soát nhà nước của hầu hết các phương tiện truyền thông. Do lượng thông tin sai lệch, truyền thông Nga đã bị hạn chế và danh tiếng của nước này đã bị hoen ố ở nhiều phương Tây và các nước phát triển. Tuy nhiên, nhà nước Nga đã thành công hơn trong việc truyền bá quan điểm của mình ở nhiều các nước đang phát triển. Đặc biệt, truyền thông nhà nước Trung Quốc phần lớn có thiện cảm với phía Nga và đã nhiều lần kiểm duyệt tin tức chiến tranh hoặc sao chép tin tức giả và thông tin sai lệch của Nga.
Mô tả về thông tin sai lệch do Ukraina tài trợ đã tập trung vào các báo cáo quá lạc quan về chiến tranh và quảng bá những câu chuyện yêu nước.
Chủ đề Nga
Thông tin sai lệch (lời nói dối hoặc cường điệu nhằm gây ảnh hưởng đến quan điểm) đã được nhà nước Nga, các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, các nhà tuyên truyền và các quân đoàn mạng của Nga lan truyền như một phần của cuộc xâm lược Ukraina của Nga. Mục đích của chiến dịch thông tin này là xây dựng sự ủng hộ cho cuộc xâm lược của Nga và làm suy yếu sự phản đối cuộc xâm lược. Chiến dịch thông tin này cũng tìm cách gây mất đoàn kết giữa các nước phương Tây ủng hộ Ukraina; để chống lại NATO; và để che đậy hoặc tạo ra sự phủ nhận chính đáng cho tội ác chiến tranh của Nga.
Bác bỏ dân tộc và nhà nước Ukraina
Chiến dịch tuyên truyền của chính quyền Nga đã nhắm mục tiêu vào tính hợp pháp của quốc gia Ukraina và bản sắc dân tộc người Ukraina, miêu tả người Ukraina là "Tiểu Nga" hoặc "một phần của quốc gia toàn Nga". Đây là chủ đề trong luận điệu của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc Nga kể từ thế kỷ 17. Trong nhiều năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoài nghi về tính chính danh của dân tộc Ukrainavà tính hợp pháp của đất nước này.
Trong bài tiểu luận năm 2021 "Về sự thống nhất lịch sử giữa người Nga và người Ukraina", Putin khẳng định "không có cơ sở lịch sử" cho "ý tưởng coi người Ukraina là một dân tộc tách biệt với người Nga". Kể từ đó, thông tin chính thức và truyền thông của Nga cho rằng Ukraina luôn là của Nga.. Björn Alexander Düben, giáo sư về các vấn đề quốc tế, viết rằng "Những tuyên bố lịch sử của Putin không phù hợp với sự xem xét kỹ lưỡng về mặt học thuật nghiêm túc" và rằng ông ấy đang "theo đuổi một quan điểm chủ nghĩa đế quốc mới đề cao sự đàn áp kéo dài hàng thế kỷ của Nga. cai trị Ukraina, đồng thời coi Nga là nạn nhân của 'chủ nghĩa đế quốc Mỹ".
Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và cựu tổng thống Nga, đã viết rằng "Ukraina KHÔNG phải là một quốc gia, mà là các vùng lãnh thổ được thu thập một cách nhân tạo" và rằng tiếng Ukraina "KHÔNG phải là một ngôn ngữ" mà là một "phương ngữ lai" của tiếng Nga. Ông nói rằng quốc gia Ukraina không nên tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào và Nga sẽ tiếp tục tiến hành chiến tranh chống lại bất kỳ quốc gia Ukraina độc lập nào.
Việc từ chối tình trạng một dân tộc như vậy được cho là một phần trong chiến dịch kích động diệt chủng của chính quyền Nga. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã lên án chính quyền chiếm đóng của Nga vì đã cố gắng "xóa bỏ văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ [Ukraina] địa phương" và buộc phải thay thế chúng bằng ngôn ngữ và văn hóa Nga.
Sau cuộc cách mạng Ukraina 2014, truyền thông Nga miêu tả chính quyền Ukraina là bất hợp pháp, gọi họ là "chế độ Kiev" hoặc "chính quyền Quốc xã/phát xít". Putin nói rằng họ "được lãnh đạo bởi một nhóm nghiện ma túy và những kẻ theo chủ nghĩa phát xít mới".", và tuyên bố Ukraina "dưới sự kiểm soát bên ngoài" của phương Tây hoặc Hoa Kỳ.
Vào tháng 2 năm 2024, Tổng thống Nga Putin tuyên bố rằng chiến tranh Nga-Ukraina có "các yếu tố của một cuộc nội chiến" và "người dân Nga sẽ được đoàn tụ", trong khi Giáo hội Chính thống Ukraina (một nhánh của Giáo hội Chính thống Nga, mà chủ yếu là ủng hộ Nga xâm lược Ukraina và bắt buộc công khai cầu nguyện cho chiến thắng quân sự trước Ukraina) "tập hợp linh hồn của chúng ta". Tuy nhiên, trên trang web chính thức của chính phủ Ukraina có tuyên bố rằng người Ukraina và người Nga không phải là "một dân tộc" và người Ukraina tự nhận mình là một dân tộc độc lập. Một cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 4 năm 2022 bởi "Rating" cho thấy đại đa số (91%) người Ukraina (không bao gồm lãnh thổ Ukraina bị Nga chiếm đóng) không ủng hộ luận điểm rằng "Người Nga và người Ukraina là một dân tộc".
Cáo buộc Phát xít
Putin đã tuyên bố sai rằng chính phủ Ukraina là tân phát xít và tuyên bố rằng một trong những mục tiêu của ông là "phi phát xít hóa Ukraina". Tuyên bố của Putin đã được Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov lặp lại trong bài phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc; nhiều nhà ngoại giao bước ra ngoài để biểu thị sự phản đối. Những tuyên bố này được lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông Nga để biện minh cho cuộc chiến. Vào tháng 4 năm 2022, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đăng một bài báo của Timofey Sergeytsev, "Nga nên làm gì với Ukraina", nơi ông lập luận rằng Ukraina và tính chính danh của dân tộc Ukraina phải bị xóa bỏ, bởi vì ông tuyên bố hầu hết người Ukraina ít nhất là "những kẻ phát xít thụ động". Đến tháng 5, những đề cập đến việc phi phát xít hóa Ukraina trên các phương tiện truyền thông Nga bắt đầu giảm dần, được cho là vì nó không thu hút được sự chú ý của công chúng Nga.
Những cáo buộc này về chủ nghĩa Quốc xã đối với chính quyền Ukraina bị nhiều người bác bỏ là không đúng sự thật và là một phần của chiến dịch thông tin sai lệch của Nga nhằm biện minh cho cuộc xâm lược, với nhiều người chỉ ra rằng Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy là người Do Thái và có người thân là nạn nhân của Holocaust. Một số nhà sử học hàng đầu thế giới về Chủ nghĩa Quốc xã và Holocaust đã đưa ra tuyên bố bác bỏ tuyên bố của Putin, được hàng trăm nhà sử học và học giả khác về chủ đề này ký tên. Trích dẫn:
Các tác giả nói rằng Ukraina "có những kẻ cực đoan cánh hữu và các nhóm bài ngoại bạo lực" giống như bất kỳ quốc gia nào, nhưng "không điều nào trong số này biện minh cho sự xâm lược của Nga và sự mô tả sai lầm trắng trợn về Ukraina". Bảo tàng bang Auschwitz-Birkenau lên án tuyên bố của Putin, nói rằng "một lần nữa, những người vô tội đang bị giết hoàn toàn vì chứng cuồng loạn giả đế quốc điên rồ".Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kỳ và Yad Vashem lên án việc Putin lạm dụng lịch sử Holocaust. Người Do Thái Ukraina cũng bác bỏ tuyên bố Ukraina là một quốc gia tân phát-xít.
Những tuyên bố của Điện Kremlin về chủ nghĩa Quốc xã chống lại Ukraina một phần là một nỗ lực nhằm khơi dậy sự ủng hộ cho cuộc chiến của người dân nước này. Tuyên truyền của Nga đã coi đây là sự tiếp nối của "Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô chống lại Phát xít Đức, mặc dù Nga ủng hộ các nhóm cực hữu trên khắp châu Âu. Theo lời của Miriam Berger cho The Washington Post'', " lời hùng biện về 'cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát xít' gây được tiếng vang sâu sắc ở Nga, quốc gia đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến chống lại Đức Quốc xã". Một số Hình ảnh Liên Xô đã được sử dụng như một phần của nỗ lực tuyên truyền này và cờ Ukraina đã được thay thế bằng Biểu ngữ chiến thắng ở một số thị trấn bị chiếm đóng.
Cáo buộc gây hấn của NATO
Thông tin tuyên truyền của Nga thường tuyên bố rằng NATO đã kích động cuộc xâm lược và Nga phải xâm chiếm Ukraina để tự vệ. Trong bài phát biểu tuyên bố tấn công, Putin đã tuyên bố sai lầm rằng NATO đã xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự ở Ukraina và đe dọa Nga. Ukraina không phải là thành viên của NATO, nhưng Putin tuyên bố rằng nước này nằm dưới sự kiểm soát của NATO. Sau khi cuộc xâm lược bắt đầu, truyền thông nhà nước Nga đã đưa tin sai sự thật rằng một số đơn vị quân đội Ukraina nằm dưới sự chỉ huy của NATO, và hàng nghìn binh sĩ NATO đã thiệt mạng. Chính phủ Nga cáo buộc NATO tiến hành một "cuộc chiến ủy nhiệm" chống lại Nga vì các thành viên của NATO đã gửi viện trợ quân sự cho Ukraine sau cuộc xâm lược.
NATO là một liên minh an ninh tập thể gồm 32 quốc gia thành viên, tương tự như CSTO mà Nga là thành viên. Bên ngoài các quốc gia thành viên, NATO chỉ có sự hiện diện quân sự ở Kosovo và Iraq, theo yêu cầu của chính phủ các nước này.. Năm 2002, Putin nói mối quan hệ của Ukraina với NATO không phải là mối lo ngại của Nga, và NATO và Nga hợp tác cho đến khi Liên bang Nga sáp nhập Krym. NATO cho biết họ không có chiến tranh với Nga; chính sách chính thức của nước này là không tìm kiếm sự đối đầu mà ủng hộ "quyền tự vệ của Ukraina, như được quy định trong Chương VII của Hiến chương Liên Hiệp Quốc". Lawrence Freedman đã viết rằng việc gọi Ukraina là "người được ủy nhiệm" của NATO ngụ ý sai rằng "Người Ukraina chỉ chiến đấu vì NATO đã buộc họ phải làm điều đó, chứ không phải vì lý do rõ ràng hơn là họ đã phải hứng chịu một cuộc xâm lược tàn khốc". Ông nói rằng việc đánh bại cuộc xâm lược có thể ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng hơn nữa của Nga, "một phần thưởng cho NATO", nhưng bất kỳ sự suy yếu nào của Nga sẽ là do "sự điên rồ của Moskva ...không phải ý định của NATO".Geraint Hughes nói rằng việc gọi Ukraine là "người được ủy nhiệm" của NATO là xúc phạm và coi thường người Ukraina, phủ nhận quyền tự chủ của họ và ngụ ý rằng họ không thực sự có ý chí bảo vệ đất nước của mình.
Tham khảo
}
Nga xâm lược Ukraina
Tin giả
Thông tin sai lệch về việc Nga xâm lược Ukraina
|
19858470
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zumba
|
Zumba
|
Zumba là một chương trình thể dục bao gồm các điệu nhảy lấy cảm hứng từ cardio và Latin. Zumba do vũ công và biên đạo múa Colombia Beto Pérez thành lập vào năm 2001. Đến năm 2012, có khoảng 12 triệu người tham gia các lớp Zumba hàng tuần ở 110.000 địa điểm trên ít nhất 125 quốc gia. Zumba là một thương hiệu do Zumba Fitness, LLC sở hữu.
Tham khảo
Liên kết ngoài
How I Built This - Zumba: Beto Pérez & Alberto Perlman
Giới thiệu năm 1999
Xu hướng thập niên 2000
Nhượng quyền thương mại
|
19858473
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/R%C3%A8n%20luy%E1%BB%87n%20s%E1%BB%A9c%20m%E1%BA%A1nh
|
Rèn luyện sức mạnh
|
Rèn luyện sức mạnh (tiếng Anh: strength training) đề cập đến việc thực hiện các bài tập thể chất được thiết kế để cải thiện sức mạnh và sức bền. Nó thường liên quan đến việc nâng tạ.
Tác dụng
Tác dụng của việc rèn luyện sức mạnh bao gồm tăng sức mạnh cơ bắp, cải thiện trương lực và vẻ ngoài của cơ, tăng sức bền, sức khỏe tim mạch và tăng cường mật độ xương.
Tham khảo
Rèn luyện thể lực
Thể dục
Thể dục thể hình
|
19858474
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp%20t%E1%BA%A1
|
Tập tạ
|
Tập tạ (tiếng Anh: weightlifting) hoặc nâng tạ, thường đề cập đến các bài tập thể dục và thể thao trong đó một người nâng tạ, thường ở dạng tạ đơn hoặc tạ đòn. Con người tham gia nâng tạ vì nhiều lý do khác nhau. Chúng có thể bao gồm: phát triển sức mạnh thể chất; tăng cường sức khỏe và thể lực; thi đấu các môn thể thao cử tạ; và phát triển một vóc dáng cơ bắp và thẩm mỹ.
Xem thêm
Cử tạ
Lực tạ
Rèn luyện sức mạnh
Thể hình
Tham khảo
Tập tạ
|
19858476
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20H%C3%A0%20Thanh
|
Nguyễn Hà Thanh
|
Nguyễn Hà Thanh (sinh năm 1988), là một vận động viên thể dục nghệ thuật Việt Nam từ Hà Nội. Năm 2012, anh trở thành vận động viên thể dục nghệ thuật đầu tiên giành được huy chương vàng cho Việt Nam tại World Challenge Cup, giành chiến thắng tại Cúp Thế giới Thể dục Nghệ thuật năm 2012 (2012 Artistic Gymnastics FIG World Cup) tại Ostrava, Cộng hòa Séc.
Tham khảo
|
19858485
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/The%20Next%20Gentleman
|
The Next Gentleman
|
The Next Gentleman – Quý Ông Hoàn Mỹ là cuộc thi tìm kiếm người mẫu truyền hình thực tế của Việt Nam dành cho thí sinh nam. Chương trình áp dụng format tương tự The Face và được phát sóng trên kênh YouTube, VTVcab và On Sports+ từ năm 2022 tại Việt Nam. Xuân Lan, Hà Anh, Hương Giang làm huấn luyện viên người mẫu, còn Dược sĩ Tiến làm dẫn chương trình.
Host và mentor
{|class="wikitable"
|-
!rowspan="2"|Mentor
!colspan="2"|Mùa
|-
!1
!2
|-
|Xuân Lan
|style="background:lightgreen;text-align:center;"|✔
|bgcolor="darkgrey"|
|-
|Hà Anh
|style="background:lightgreen; text-align:center;"|✔
|bgcolor="darkgrey"|
|-
|Hương Giang
|colspan="2"style="background:lightgreen; text-align:center;"|✔
|-
!rowspan="2"|Host
!colspan="2"|Mùa
|-
!1
!2
|-
|Dược sĩ Tiến
|colspan="2"style="background:lightgreen; text-align:center;"|✔
|}
Các mùaBiểu tượng màu của mentor'''
Team Xuân Lan
Team Hà Anh
Team Hương Giang
Tham khảo
Chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam
|
19858487
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rob%20Sheffield
|
Rob Sheffield
|
Robert James Sheffield (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1966) là một nhà báo âm nhạc và tác giả người Mỹ. Ông là biên tập viên đóng góp lâu năm cho tờ Rolling Stone, với chuyên môn về âm nhạc, truyền hình và văn hóa đại chúng. Trước đây, ông từng đảm nhiệm vai trò biên tập viên đóng góp cho các tạp chí Blender, Spin và Details. Là người gốc Milton, Massachusetts, Sheffield có bằng cử nhân của Đại học Yale và bằng thạc sĩ (1991) của Đại học Virginia. Sheffield sống tại Brooklyn, New York.
Sự nghiệp
Sheffield đã viết một số cuốn sách, trong đó có cuốn hồi ký Love Is a Mix Tape: Life and Loss, One Song at a Time do nhà xuất bản Random House phát hành vào tháng 1 năm 2007. Tác phẩm nhận được nhiều lời khen ngợi và là cuốn sách bán chạy nhất nội địa.
Cuốn sách thứ năm của Sheffield phát hành vào tháng 4 năm 2017 có tên Dreaming the Beatles: The Love Story of One Band and the Whole World. Một đoạn trích từ cuốn sách đã được xuất bản trực tuyến trên trang Rolling Stone. USA Today đã cho cuốn sách ba sao rưỡi trên bốn sao và gọi đây là "tập hợp các mẩu chuyện mới đầy quyến rũ." Spin nói thêm rằng "Dreaming the Beatles cân bằng về mặt lịch sử lẫn phê bình văn hóa, vì Sheffield đã đúc kết từ hàng tá nguồn tham khảo để kể lại câu chuyện về cách The Beatles trở thành hiện tượng." MTV cho rằng "Dreaming the Beatles là một trong những cuốn sách hay nhất về ban nhạc từng được viết." Năm 2017, Sheffield đã giành được Giải thưởng Virgil Thomson của Quỹ ASCAP cho Nhà phê bình âm nhạc xuất sắc nhờ việc phát hành cuốn sách này.
Sự nghiệp văn học
2007 – Love Is a Mix Tape: Life and Loss, One Song at a Time.
2009 – Bande Originale (French Edition).
2010 – Talking to Girls About Duran Duran: One Young Man's Quest for True Love and a Cooler Haircut.
2013 – Turn Around Bright Eyes: The Rituals of Love and Karaoke.
2016 – On Bowie.
2017 – Dreaming the Beatles: The Love Story of One Band and the Whole World.
2019 – The Wild Heart of Stevie Nicks (Audible book).
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1966
Nhân vật còn sống
Nhà phê bình âm nhạc Mỹ
Nhà báo âm nhạc Mỹ
Người viết hồi ký Mỹ
Người Milton, Massachusetts
Cựu sinh viên Đại học Yale
Cựu sinh viên Đại học Virginia
|
19858492
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng%20cao%20Volga
|
Vùng cao Volga
|
Vùng cao Volga, còn gọi là Cao nguyên Volga, (tiếng Nga: Приволжская возвышенность; chuyển tự Latinh: Privolzhskaya vozvyshennost'), là một vùng bình nguyên rộng lớn của đồng bằng Đông Âu ở phần châu Âu của Nga, nằm ở phía tây sông Volga và phía đông của vùng cao Trung Nga.
Vùng cao nằm trong vùng khí hậu lục địa mát mẻ, đặc trưng bởi sự biến động lớn về nhiệt độ theo mùa và nhìn chung lượng mưa ít. Bên ngoài các thành phố trong khu vực, mật độ dân số nhìn chung là từ 28 đến 129 người trên mỗi dặm vuông.
Địa lý
Vùng cao chạy dài khoảng 800 kilômét theo hướng tây tây nam - bắc đông bắc từ Volgograd đến Kazan, rộng (hướng đông đông nam - tây tây nam) khoảng 500 km. Hồ chứa Tsimlyansk nằm ở đầu phía tây nam của vùng cao Volga, còn hồ chứa Kuybyshev ở đầu phía đông bắc.
Cảnh quan trên Vùng cao Volga là đồi núi và một số con sông chảy vào đó, chẳng hạn như sông Khopyor, sông Medveditsa và sông Sura. Kênh đào Volga-Don cắt qua vùng đất thấp giữa vùng cao Volga ở phía bắc và vùng đồi Yergeni liền kề ở phía nam.
Bản thân Vùng cao Volga có dân cư khá thưa thớt, nhưng dọc theo rìa của chúng và đặc biệt dọc theo bờ sông Volga có một số thành phố lớn, như (từ bắc xuống nam) Kazan, Ulyanovsk, Saransk, Penza, Syzran, Saratov và Volgograd.
Phạm vi phụ
Các dãy đồi dọc theo bờ sông Volga theo truyền thống được gọi là núi (горы), mặc dù có chiều cao thấp. Những dãy chính là:
Dãy núi Uslon
Dãy núi Yuryevy
Dãy núi Bogorodskye
Dãy núi Syukeyevo
Dãy núi Tetyushi
Dãy núi Undory
Dãy núi Zhiguli
Dãy núi Khvalynsk
Sườn Don-Medveditsa
Các địa phương
Các chủ thể liên bang sau đây nằm trên Vùng cao Volga:
Nizhny Novgorod Oblast,
Mordovia,
Chuvashia,
Tatarstan,
Penza Oblast,
Ulyanovsk Oblast,
Samara Oblast,
Saratov Oblast,
Volgograd Oblast.
Trừ Volgograd thuộc Vùng liên bang Phía Nam, còn lại đều thuộc Vùng liên bang Volga.
Tham khảo
Địa lý Nga
Vùng liên bang Volga
Vùng liên bang Phía Nam
Đồng bằng Nga
Khu vực của Nga
Lưu vực sông Volga
|
19858497
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B2%20nung%20s%C3%A2n%20sau
|
Lò nung sân sau
|
Lò nung sân sau () là những lò cao lớn và nhỏ được người dân Trung Quốc sử dụng trong thời kỳ Đại nhảy vọt (1958–1962). Chúng được xây dựng trên các cánh đồng và sân sau của các công xã nhằm nâng cao mục tiêu của Đại nhảy vọt nhằm đưa Trung Quốc trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các lò này chỉ có khả năng sản xuất ra loại gang thỏi.
Năng suất của các lò nung sân sau rất khác nhau trên khắp Trung Quốc. Nhiều khu vực nhận thấy mối quan tâm mới đến các hoạt động gia công kim loại truyền thống và đã sản xuất thành công thép và đồng. Tuy nhiên, lò nung sân sau phần lớn là một sự theo đuổi ngẫu hứng và vô kỷ luật ở phần lớn vùng nông thôn. Năm 1958, Đảng Cộng sản đã tài trợ cho việc sản xuất hàng chục bộ phim tài liệu về gia công kim loại nhằm cố gắng chống lại sự thiếu hiểu biết phổ biến và thúc đẩy hơn nữa hoạt động này.
Nông dân được khuyến khích ưu tiên sản xuất sắt thép hơn là nghĩa vụ nông nghiệp, điều này có thể là một yếu tố góp phần gây ra nạn đói lớn ở Trung Quốc. Ở những nơi không có quặng sắt, nhiều loại thép và sắt khác nhau được nấu chảy nhằm mục đích sản xuất thép hoặc những sản phẩm hữu ích hơn. Sự phổ biến rộng rãi của tập tục này đã dẫn đến việc phá hủy hàng loạt đồng tiền sắt Thánh Bảo từ Thái Bình Thiên Quốc.
Mao Trạch Đông bảo vệ các lò nung sân sau bất chấp những thiếu sót, cho rằng việc làm này thể hiện sự nhiệt tình của quần chúng nhân dân, tính sáng tạo của quần chúng nhân dân và sự tham gia của quần chúng nhân dân vào phát triển kinh tế.
Tham khảo
Đại nhảy vọt
Trung Quốc thập niên 1950
Trung Quốc thập niên 1960
Công nghiệp thép Trung Quốc
Lịch sử công nghiệp Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
|
19858503
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20th%C6%B0%E1%BB%9Fng%20Honda%20Y-E-S
|
Giải thưởng Honda Y-E-S
|
Giải thưởng Honda Y-E-S là một chương trình được thành lập bởi Quỹ Honda Foundation của Nhật Bản.
Tại Việt Nam, Giải thưởng Honda Y-E-S (Young Engineer and Scientist) và Honda Award được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa Quỹ Honda Foundation (Nhật Bản), Công ty Honda Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, cùng với sự hỗ trợ của các trường đại học đối tác. Giải thưởng này hướng đến việc khám phá và đào tạo những người trẻ tài năng trong lĩnh vực công nghệ sinh thái, giúp họ trở thành những nhà lãnh đạo có tiềm năng trong tương lai và góp phần vào quá trình phát triển của ngành khoa học và công nghệ tại các quốc gia đang phát triển.
Bắt đầu từ năm 2006 tại Việt Nam, Honda Y-E-S đã tôn vinh nhiều sinh viên, kỹ sư và nhà khoa học trẻ Việt Nam. Ngoài ra, những người giành giải thưởng còn có cơ hội nhận giải thưởng 10.000 đô la Mỹ nếu đủ điều kiện đi du học sau đại học tại Nhật Bản hoặc 7.000 đô la Mỹ nếu tham gia thực tập tại các đại học, viện nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm của Nhật Bản.
Tham khảo
Honda
Giải thưởng Việt Nam
|
19858510
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nakamura%2C%20Nagoya
|
Nakamura, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 138.599 người và mật độ dân số là 8.500 người/km2. Tổng diện tích của quận là 16,30 km2.
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19858511
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nishihara%2C%20Kumamoto
|
Nishihara, Kumamoto
|
là ngôi làng thuộc huyện Aso, tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính ngôi làng là 6.426 người và mật độ dân số là 83 người/km2. Tổng diện tích ngôi làng là 77,22 km2.
Tham khảo
Làng của Kumamoto
|
19858516
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5ng
|
Võng
|
Võng là đồ vật dùng để nằm nghỉ ngơi, thường được đan bằng sợi đay hoặc từ nhiều sợi dây. Võng cũng có thể được may bằng vải.
Lịch sử
Việt Nam
Tại Việt Nam, vào thời Nhà Nguyễn, võng là một trong những dụng cụ dùng để khiêng các quan lại cấp thấp. Võng cũng đi vào kho tàng văn học Việt Nam qua các bài thơ và các bài ca dao.
Tham khảo
Thiết bị cắm trại
|
19858525
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4%20Ng%E1%BB%8Dc%20H%C6%B0ng
|
Ngô Ngọc Hưng
|
Ngô Ngọc Hưng (sinh ngày 19 tháng 1 năm 1998), thường được biết đến với nghệ danh Hanbin () hay Hưng Bin, là một nam ca sĩ kiêm vũ công người Việt Nam, hiện đang hoạt động tại Hàn Quốc. Anh được biết đến là thành viên của nhóm nhạc nam Hàn Quốc Tempest.
Hanbin ban đầu được biết đến khi tham gia chương trình thực tế sống còn I-Land của Mnet. Anh là nam ca sĩ đầu tiên của Việt Nam ra mắt với tư cách thần tượng K-pop.
Tên gọi
Nghệ danh Hanbin của anh được chọn vì có cách phát âm giống với biệt danh của anh tại quê nhà - Hưng Bin. Cái tên này còn có ý nghĩa "Hãy thật tỏa sáng tại Hàn Quốc".
Đầu đời
Hanbin sinh ngày 19 tháng 1 năm 1998 tại Yên Bái, Việt Nam.Theo buổi họp fan trực tuyến của anh, anh đã tự học nhảy từ năm 15 tuổi. Anh chuyển đến Hà Nội để học đại học, nơi anh thành lập và lãnh đạo nhóm nhảy CAC trong ba năm (2016–2019) với nghệ danh Hưng Bin. Hanbin bắt đầu luyện tập cho chương trình vào tháng 7 năm 2019, theo hồ sơ I-Land của anh, sau khi vượt qua buổi thử giọng ở Hà Nội.
Sự nghiệp
2020–2021: I-Land, fan meeting đầu tiên và những thay đổi về công ty quản lý
Vào ngày 2 tháng 6 năm 2020, Hanbin được giới thiệu là người tham gia chương trình thực tế sống còn sắp tới của CJ ENM và Hybe Labels có tên I-Land . Trong tập đầu tiên, anh ấy đã biểu diễn ca khúc "Jopping" của SuperM cùng với Ni-ki và Nicholas , nhưng đã bị 'loại' do bỏ phiếu trong số các thực tập sinh và được xếp vào "Ground". Ở tập 7, anh đứng thứ 12 dựa trên số phiếu bình chọn toàn cầu và có thể đi tiếp vào Phần 2 và trở thành một trong 12 người cuối cùng. Ở tập 10, Hanbin xếp thứ 4 trong số 11 thực tập sinh trong Global Voting với 1.415.420 phiếu bầu. Ở tập 11, anh bị loại ở vị trí thứ 10.
Sau chương trình, vào ngày 20 tháng 10 năm 2020, Belift Lab đã thông báo rằng Hanbin sẽ tổ chức một buổi gặp gỡ người hâm mộ trực tuyến mang tên "Hanbin !00%" vào ngày 31 tháng 10. Vào ngày 16 tháng 12, anh ấy đã mở một tài khoản Twitter, trên đó anh ấy đã tập hợp lại. 150.000 người theo dõi trong 24 giờ. Vào ngày 31 tháng 12, Hanbin đã biểu diễn sân khấu solo mở màn tại Big Hit NYEL Concert với ca khúc "I&Credible".
Ngày 2 tháng 6 năm 2021, Belift Lab thông báo rằng Hanbin đã rời công ty sau các cuộc thảo luận và sau đó được tiết lộ rằng Hanbin đã ký hợp đồng với Yuehua Entertainment.
2022–nay: Ra mắt với Tempest
Vào ngày 3 tháng 1 năm 2022, Hanbin được giới thiệu là thành viên thứ năm của Tempest. Họ ra mắt vào ngày 2 tháng 3 năm 2022 với EP It's Me, It's We, qua đó trở thành nam ca sĩ Việt Nam đầu tiên ra mắt trong một nhóm nhạc nam K-pop.
Danh sách đĩa nhạc
Danh sách video
Truyền hình
Giải thưởng và đề cử
Tham khảo
Liên kết
Sinh năm 1998
Nhân vật còn sống
Nam ca sĩ Việt Nam
Nam ca sĩ Hàn Quốc
Người Yên Bái
Người họ Ngô tại Việt Nam
Nam thần tượng Hàn Quốc
Nam ca sĩ Hàn Quốc thế kỷ 21
Ca sĩ Hàn Quốc thế kỷ 21
Nghệ sĩ Yuehua Entertainment
Ca sĩ pop Hàn Quốc
Ca sĩ K-pop
|
19858531
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Az-Zuhur%20%28t%E1%BA%A1p%20ch%C3%AD%29
|
Az-Zuhur (tạp chí)
|
az-Zuhūr (tiếng Ả Rập: الزهور; DMG: az-Zuhūr; tiếng Anh: "Flowers") là một nguyệt san xuất bản tại Cairo từ năm 1910 đến năm 1913 với tổng cộng 40 số. Người biên tập của tờ báo, Anṭūn al-Ǧumayyil (1887-1948) đã từng làm việc tại các tạp chí khác, bao gồm Al Bashir xuất bản ở Beirut và tờ báo Al-Ahram xuất bản ở Ai Cập.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Khởi đầu năm 1910 ở Ai Cập
Chấm dứt năm 1913 ở Ai Cập
Tạp chí tiếng Ả Rập
Tạp chí văn học không còn tồn tại xuất bản ở Ai Cập
Tạp chí thành lập năm 1910
Tạp chí giải thể năm 1913
Tạp chí xuất bản tại Cairo
Nguyệt san xuất bản ở Ai Cập
Tạp chí nghệ thuật thị giác
|
19858532
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B3ng%20v%E1%BB%87%20tinh
|
Phóng vệ tinh
|
Phóng vệ tinh (), còn được dịch thành "đưa vệ tinh vào quỹ đạo", là cụm từ đề cập đến một chiến dịch xây dựng xã hội chủ nghĩa bắt đầu vào năm 1958 trong thời kỳ "Đại nhảy vọt" và nóng lòng muốn thành công vào năm 1959. Trong thời kỳ Đại nhảy vọt, sự cường điệu đã phổ biến khắp Trung Quốc, với những báo cáo sai lệch về sản xuất lương thực và những báo cáo lệch lạc về "vệ tinh lúa mì", "vệ tinh lúa gạo", "vệ tinh ngũ cốc", "vệ tinh thuốc lá" và các hành động tương tự khác trong những ngành nghề khác nhau đều được nhất trí gọi là "Phóng vệ tinh".
Thuật ngữ "phóng vệ tinh" được đặt ra để vinh danh Sputnik 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên Trái Đất do Liên Xô phóng.
Trung Quốc phóng thành công tên lửa nghiên cứu vào năm 1964 và vệ tinh Đông Phương Hồng I vào năm 1970.
Tham khảo
Đại nhảy vọt
Trung Quốc thập niên 1950
Lịch sử kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Phong trào chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc
|
19858534
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Muhammad%20Zuhuri
|
Muhammad Zuhuri
|
Nūr al-Dīn Muḥammad Ẓuhūrī (mất năm 1616) là một nhà thơ Ba Tư sinh khoảng năm 1537. Ông kết hôn với con gái của Mawlānā Malik Qumī. Một trong các tác phẩm nổi bật nhất của ông là Sāqīʻnāma. Một tuyển tập thơ của ông có tựa đề Kulliyyāt-i Ẓuhūrī, còn một vài bản còn được lưu giữ, và bản cổ nhất còn lại được cho là nằm trong bộ sưu tập của Văn phòng Ấn Độ tại Thư viện Vương quốc Liên hiệp Anh. Các con dấu trong bản cổ nhất cho thấy nó nằm trong thư viện của Shah Jahan.
Tham khảo
Nhà văn Iran thế kỷ 16
Nhà thơ tiếng Ba Tư thế kỷ 17
Sinh năm 1537
Mất năm 1616
|
19858539
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%27Ange%20d%C3%A9chu%20%28Cabanel%29
|
L'Ange déchu (Cabanel)
|
Thiên thần sa ngã (; ) là một bức tranh của họa sĩ người Pháp Alexandre Cabanel. Nó được vẽ vào năm 1847, khi họa sĩ 24 tuổi. Bức tranh mô tả hình ảnh của một Ác quỷ sau khi từ trên trời rơi xuống. Bức tranh hiện được trưng bày tại Musée Fabre ở Montpellier.
Chú thích
|
19858550
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%E1%BA%A9n
|
Chuẩn
|
Từ chuẩn có thể nói đến một trong các nội dung sau đây
Trong đời sống
Tiêu chuẩn: Là những yêu cầu kỹ thuật được dùng để đánh giá vật thể
Chuẩn mực xã hội: Là những quy tắc dùng để xác định các hành vi chấp nhận được trong xã hội
Trong toán học
Chuẩn (toán học): ánh xạ gán độ dài hoặc kích thước cho đối tượng toán học, bao gồm:
Chuẩn vectơ: ánh xạ gán độ dài hoặc kích thước cho vectơ trong không gian vectơ
Chuẩn ma trận: ánh xạ gán độ dài hoặc kích thước cho ma trận
Chuẩn toán tử: ánh xạ gán độ dài hoặc kích thước cho toán tử
Chuẩn (nhóm abel): ánh xạ gán độ dài hoặc kích thước cho một phần tử của nhóm abel
Chuẩn trường: ánh xạ trong lý thuyết số đại số và lý thuyết Galois, tổng quát hoá khái niệm độ dài của chuẩn
Chuẩn ideal: là dạng tổng quát hoá ideal của chuẩn trường
Trang định hướng
|
19858557
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B3ng%20%28ch%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%20truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%29
|
Sóng (chương trình truyền hình)
|
Sóng là chương trình truyền hình vào đêm giao thừa do Vie Channel thực hiện được phát sóng trên các kênh truyền hình HTV2 - Vie Channel , ON VieGIẢITRÍ , ON VieDRAMAS và ứng dụng VieON
Định dạng
Là một trong những chương trình ca nhạc được phát sóng thường niên vào Đêm giao thừa được khán giả yêu mến. Sóng luôn luôn hứa hẹn với khán giả rằng sẽ tiếp tục phát sóng với nhiều sự thay đổi mới về nội dung, sân khấu, dàn nghệ sĩ tham gia cùng với hàng loạt sự kết hợp giữa các nghệ sĩ vào mỗi Đêm giao thừa.
Phát sóng
Tiết mục
Dưới đây là danh sách tiết mục qua một số mùa của Sóng. Thông tin dưới vẫn cần được tiếp tục cập nhật.
Sóng 18
Sóng Xuân 19
Sóng 20
Sóng 21
Sóng 22
Sóng 23
Sóng 24
|
19858560
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nem%20chua%20Lai%20Vung
|
Nem chua Lai Vung
|
Nem chua Lai Vung là thương hiệu nem chua ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Làng nghề làm nem chua Lai Vung đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp chứng nhận chỉ dẫn hàng hóa với tên gọi "nem Lai Vung"; và đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thành phần và chế biến
Nem được chế biến thủ công và theo phương thức gia truyền. Ba thành phần chính của nem là thịt, bì và gia vị. Thịt heo phải là thịt nạc và bì heo (da heo) trộn thính với tỉ lệ 8 thịt 2 bì. Thịt nạc heo được chọn lựa để làm là nạc đùi sau hoặc nạc mông heo, thịt phải tươi, còn ấm nóng và thớ thịt dẻo. Thịt cần lọc hết gân và mỡ, ngâm nước muối, sau đó để ráo, rồi xay nhuyễn. Ngày trước thịt được xắt, ngày nay nhờ có máy móc nên phần thịt được xay nhuyễn. Thịt nhuyễn được thêm đường, tiêu, tỏi ủ trong 2 ngày. Da heo được chọn là da phần thân, như thế mới đảm bảo độ giòn và độ dai. Da được luộc chín để ráo rồi xay nhuyễn, sau đó trộn với thịt. Sau khi thịt và da được trộn thì thêm gia vị. Gia vị gồm: muối, đường, tiêu, bột ngọt theo tỷ lệ phù hợp. Gia vị thêm vào sẽ làm cho nem có 4 vị chua, cay, mặn, ngọt. Sau đó, nem được thêm hạt tiêu đen, lát tỏi trắng,...
Nem sau khi được chế biến xong sẽ được gói lại. Chúng thường được gói bằng lá vông, bên ngoài là lá chuối. Do tình trạng thiếu nguyên liệu lá vông, lá chùm ruột có thể được dùng thay thế để gói, bên ngoài vẫn bọc lá chuối. Việc lót lá vông hay chùm ruột sẽ giúp nem lên men nhanh hơn. Từ năm 1995, nem cũng được gói bằng nilông. Sau khi nem được gói thì dùng dây cột lại bằng dây chuối. Ngày nay, việc cột dây nilông đã thay cho dây chuối. Chúng được buộc lại thành từng chiếc nem nhỏ.
Quá trình lên men của nem không qua xử lý nhiệt mà lên men tự nhiên. Qua 1 ngày, nem bắt đầu lên men, ngày thứ ba đã đủ độ chín để ăn được. Việc lên men nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ dày của lá gói nem. Nem chín hoàn thành có màu sắc đỏ hồng.
Lịch sử
Nghề làm nem Lai Vung bắt đầu từ những năm 1960 bởi một phụ nữ tên Nguyễn Thị Mặn, bà thường được người dân địa phương gọi là Tư Mặn. Bà cư ngụ ở ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, quận Đức Thành, tỉnh Sa Đéc; ngày nay thuộc ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Bà làm nem chủ yếu để cúng giỗ, lễ Tết, biếu người thân. Sau đó, nhiều người theo bà học nghề. Nem được bán ở các chợ nhỏ, sau đó là các bến xe, rồi từ đó lan ra nhiều tỉnh thành.
Câu vè trong nghề làm nem: "Từng gói, từng gói/Nếu ai không giỏi thì gói không đều/Từng lá nhỏ tươi, bao tròn nhân thịt/Để lá ít thì nem lâu chua/Để thịt vừa vừa thì nem lâu chín".
Vào năm 2012, nem Lai Vung được Sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận nằm trong Top 10 đặc sản nem chả nổi tiếng Việt Nam. Năm 2013, Sách Kỷ lục Việt Nam công bố nem Lai Vung nằm trong Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam. Một số cơ sở làm nem Lai Vung đã được chính quyền tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao''.
Ngày 29 tháng 5 năm 2020, Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lai Vung tiến hành khảo sát lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đưa làng nghề làm nem ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 10 tháng 11 năm 2023, nghề làm nem Lai Vung đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định 3409/QÐ-BVHTTDL. Ngày 25 tháng 1 năm 2024, lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống “Nghề làm nem” được tổ chức tại Lai Vung.
Thương mại
Nem được ăn trực tiếp hoặc kết hợp với các món ăn khác như bún, bánh mì,
...Ở Lai Vung có 20 cơ sở sản xuất nem với 20 nhãn hiệu: Giáo Thơ, Út Thắng, Thanh Xuân, Ba Liêm, Cô Hoàn, Thanh Sơn, Chiến Ngoan, Hoàng Oanh, Út Thẳng, Tư Minh, Hoàng Khánh,...Các cơ sở sản xuất chủ yếu nằm ở xã Tân Thành, tuy nhiên các điểm bán tập trung ở xã Long Hậu và thị trấn Lai Vung nơi có Quốc lộ 80 chạy qua.
Từ chỗ làm thủ công gia đình, nem được sản xuất công nghiệp với máy móc và cơ sở bảo quản, và được bán tại siêu thị, trung tâm thương mại; có 300 lao động ổn định ở địa phương Lai Vung hoạt động nghề nem. Giá trị kinh tế đạt 60 tỉ VND/năm. Cục Sở hữu công nghiệp đã cấp chứng nhận chỉ dẫn hàng hóa cho làng nghề làm nem ở Lai Vung với tên gọi "nem Lai Vung". Giá một chùm nem trung bình là từ 25.000 đến 35.000 VND. Một số cơ sở sản xuất như cơ sở nem Út Thẳng, ở ấp Long Thành A, xã Long Hậu bán trung bình 8.000 - 14.000 chiếc nem/ngày. Nem tiêu thụ mạnh nhất là từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch. Chúng hút hàng mạnh nhất là vào dịp cuối năm.
Chú thích
Ẩm thực Việt Nam
Nem chua
Ẩm thực Đồng Tháp
Đặc sản Đồng Tháp
|
19858579
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20lutosa
|
Basitropis lutosa
|
Basitropis lutosa là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1895.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1895
lutosa
|
19858580
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20maculata
|
Basitropis maculata
|
Basitropis maculata là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1903.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1903
maculata
|
19858581
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20modica
|
Basitropis modica
|
Basitropis modica là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1937.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1937
modica
|
19858582
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20mucida
|
Basitropis mucida
|
Basitropis mucida là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Wolfrum mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1953.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1953
mucida
|
19858583
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20nitidicutis
|
Basitropis nitidicutis
|
Basitropis nitidicutis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jekel mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1855.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1855
nitidicutis
|
19858584
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20nubila
|
Basitropis nubila
|
Basitropis nubila là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 2004.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 2004
nubila
|
19858585
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20oculata
|
Basitropis oculata
|
Basitropis oculata là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1995.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1995
oculata
|
19858586
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20operta
|
Basitropis operta
|
Basitropis operta là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1933.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1933
operta
|
19858587
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20orientalis
|
Basitropis orientalis
|
Basitropis orientalis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Victor Ivanovitsch Motschulsky mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1874.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1874
orientalis
|
19858588
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20pallens
|
Basitropis pallens
|
Basitropis pallens là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1995.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1995
pallens
|
19858589
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/I-155%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20Nh%E1%BA%ADt%29
|
I-155 (tàu ngầm Nhật)
|
, nguyên là Tàu ngầm số 78, sau đổi tên thành , là một tàu ngầm tuần dương thuộc lớp phụ IIIA nhập biên chế cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1927. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó đã thực hiện ba chuyến tuần tra và hỗ trợ cho chiến dịch xâm chiếm Malaya vào tháng 12, 1941 và Đông Ấn thuộc Hà Lan vào đầu năm 1942. Sau đó nó phục vụ chủ yếu như một tàu huấn luyện, nhưng cũng từng tham gia Chiến dịch quần đảo Aleut và cải biến thành tàu chở ngư lôi tự sát Kaiten trước khi đầu hàng lực lượng Đồng Minh vào cuối chiến tranh. Nó bị đánh chìm như mục tiêu vào năm 1946.
Thiết kế và chế tạo
Bối cảnh
Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Bộ tham mưu Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu cân nhắc chiến tranh tàu ngầm như một thành phần chiến lược của hạm đội, dựa trên thành công của các cường quốc hải quân khi bố trí tàu ngầm tuần dương tầm xa để đánh phá tàu buôn trong Thế Chiến I. Các nhà chiến lược Nhật Bản nhận ra khả năng sử dụng tàu ngầm để trinh sát tầm xa, cũng như trong cuộc chiến tranh tiêu hao chống lại một hạm đội đối phương tiếp cận Nhật Bản. Họ đã sở hữu hai tàu ngầm lớn có tầm hoạt động xa, I-52 và I-52 trong khuôn khổ Chương trình Hạm đội 8-6, khi họ nhận được bảy tàu U-boat của Hải quân Đế quốc Đức vào ngày 20 tháng 6, 1919 như là chiến lợi phẩm sau khi Thế Chiến I kết thúc, Hải quân Nhật bắt đầu xem xét lại các khái niệm thiết kế tàu ngầm của họ. Phía Nhật Bản nhanh chóng thuê hàng trăm kỹ sư, kỹ thuật viên tàu ngầm và sĩ quan U-boat đang thất nghiệp sau khi Đế quốc Đức thua trận, và đưa họ đến Nhật Bản theo hợp đồng kéo dài năm năm. Nhật Bản cũng phái các đại biểu đi sang Cộng hòa Weimar để tích cực mua lại nhiều bằng sáng chế.
Thiết kế
Những tàu ngầm Lớp Kaidai IIIA là những tàu ngầm hạm đội Nhật Bản đầu tiên được chế tạo hàng loạt. Phần lớn dựa trên kiểu Kaidai II với chiếc I-52 duy nhất được chế tạo, với thân tàu vỏ kép được gia cố, thiết kế của lớp còn chịu ảnh hưởng bởi U-125, chiếc tàu ngầm Đức chiến lợi phẩm lớn nhất mà họ sở hữu.
Chúng có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn, lườn tàu có chiều dài , mạn tàu rộng và mớn nước sâu . Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 60 sĩ quan và thủy thủ. Thân tàu có kích thước tương tự chiếc I-52, nhưng lớp vỏ trong chịu áp lực dày hơn cho phép nó lặn đến độ sâu . Thể tích bên trong tàu nhỉnh hơn nhờ mặt cắt con tàu có hình thang, nên trọng lượng choán nước tăng thêm 300 tấn. Những khác biệt bên ngoài bao gồm một bộ cắt lưới chống tàu ngầm trước mũi và một vòng O để cứu kéo.
Sulzer tiếp tục được chọn là nhà cung cấp động cơ diesel, với tính năng được cải thiện đôi chút so với I-52. Chúng di chuyển trên mặt nước nhờ hai động cơ diesel , mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện . Con tàu có thể đạt tốc độ tối đa khi nổi và khi lặn. Khi Kaidai IIIA di chuyển trên mặt nước nó đạt tầm xa hoạt động ở tốc độ , và có thể lặn xa ở tốc độ .
Lớp Kaidai IIIA có tám ống phóng ngư lôi , gồm sáu ống trước mũi và hai ống phía đuôi; mỗi ống mang theo một quả ngư lôi nạp lại, nên mang tổng cộng 16 ngư lôi. Chúng cũng trang bị một /45 caliber trên boong tàu.
Chế tạo
Thoạt tiên mang tên , con tàu được đặt lườn tại Xưởng vũ khí Hải quân Kure ở Kure, Hiroshima vào ngày 1 tháng 4, 1924. Đang khi chế tạo, nó được đổi tên thành I-55 vào ngày 1 tháng 11, 1924. Chiếc tàu ngầm được hạ thủy vào ngày 2 tháng 9, 1925, rồi hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 5 tháng 9, 1927.
Lịch sử hoạt động
1928 - 1941
Khi nhập biên chế, I-55 được phân về Quân khu Hải quân Kure, và gia nhập Đội tàu ngầm 18, phối thuộc cùng Hải đội Tàu ngầm 2, trực thuộc Đệ Nhị hạm đội, nằm trong thành phần Hạm đội Liên hợp. Trong một đợt thực hành huấn luyện vào ngày 11 tháng 7, 1929, nó phóng ngư lôi tấn công mô phỏng tàu tuần dương hạng nặng Kinugasa, và mắc tai nạn va chạm với Kinugasa ngoài khơi Kyūshū ở vị trí khoảng về phía Nam hải đăng Odate Shima, bị hư hại đáng vỏ bọc mũi tàu. Đến ngày 1 tháng 12, 1930, Đội tàu ngầm 18 được điều sang Đội Phòng thủ Kure thuộc Quân khu Hải quân Kure. rồi đến ngày 1 tháng 12, 1931, đơn vị này lại có một lượt phục vụ cùng Hải đội Tàu ngầm 2 thuộc Đệ Nhị hạm đội.
Lúc 13 giờ 48 phút ngày 10 tháng 2, 1932, trong khi Đội tàu ngầm 18 đang cơ động thực hành hạm đội ngoài khơi Kyūshū ở vị trí khoảng về phía Nam hải đăng Odate Shima, tàu ngầm chị em I-54 gặp trục trặc bánh lái. Nó giảm tốc độ xuống còn , nhưng vẫn không tránh khỏi húc phải I-55. I-54 bị hư hại mũi tàu và một trong các khoang của nó bị ngập nước, nhưng I-55 chỉ bị hư hại nhẹ.
Trong giai đoạn từ tháng 2, 1932 đến tháng 2, 1934, Đội tàu ngầm 18 lần lượt phục vụ cùng Hải đội Tàu ngầm 2 thuộc Đệ Nhị hạm đội, rồi quay lại Đội Phòng thủ Kure thuộc Quân khu Hải quân Kure vào ngày 15 tháng 11, 1933, rồi chuyển sang Hải đội Bảo vệ Kure thuộc Quân khu Hải quân Kure vào ngày 11 tháng 12, 1933, trước khi có một lượt phục vụ thứ ba cùng Hải đội Tàu ngầm 2 thuộc Đệ Nhị hạm đội vào ngày 1 tháng 2, 1934. Lịch sử hoạt động của I-55 trong giai đoạn này không rõ; một nguồn cho rằng sau tai nạn với I-54 nó được giữ lại thành phần dự bị tại Kure. Các nguồn khác cho rằng vào ngày 29 tháng 6, 1933, I-55 đã cùng với các tàu ngầm khác thuộc Đội tàu ngầm 18: I-53 và I-54, và Đội tàu ngầm 19 bao gồm các chiếc I-56, I-57 và I-58, khởi hành từ Sasebo cho một đợt huấn luyện ngoài khơi Trung Quốc và Mã Công thuộc quần đảo Bành Hồ, và khi kết thúc đã đi đến Cao Hùng, Đài Loan vào ngày 5 tháng 7, 1933. Họ rời Cao Hùng vào ngày 13 tháng 7 để tiếp tục huấn luyện tại vùng biển Trung Quốc rồi quay trở lại vịnh Tokyo vào ngày 21 tháng 8. Đến ngày 25 tháng 8, cả sáu chiếc tàu ngầm đều đã tham gia cuộc duyệt binh hạm đội tại Yokohama.
I-55 khởi hành từ Sasebo vào ngày 7 tháng 2, 1935, để cùng tám tàu ngầm khác thuộc Hải đội Tàu ngầm 2; I-53, I-54, I-59, I-60, I-61, I-62, I-63 và I-64, cho một chuyến đi huấn luyện tại khu vực quần đảo Kuril. Chuyến đi kết thúc khi họ đến vịnh Sukumo, Shikoku vào ngày 25 tháng 2, 1935. Chín chiếc tàu ngầm đã rời Sasebo vào ngày 29 tháng 3, 1935 để huấn luyện tại vùng biển Trung Quốc, và quay trở lại Sasebo vào ngày 4 tháng 4, 1935. Đến ngày 15 tháng 11, 1935, Đội tàu ngầm 18 được điều động sang Hải đội Tàu ngầm 1 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội, nằm trong thành phần Hạm đội Liên hợp.
Trong một đợt thực tập của đội tàu ngầm ngoài khơi Kyūshū vào ngày 10 tháng 5, 1936, I-55 mắc tai nạn va chạm với tàu chị em I-53, và bị hư hại nhẹ vỏ bọc mũi tàu. Đến ngày 23 tháng 7, 1936, nó bị hư hại nghiêm trọng hơn khi Hạm đội Liên hợp trong lúc tập trận đã gặp phải một cơn bão ngoài khơi Beppu, Kyūshū. I-55 bị mắc cạn trong eo biển Terajima, bị hư hại nặng lườn tàu. Sau khi tháo dỡ một phần cấu trúc thượng tầng, chiếc tàu ngầm nổi trở lại và được kéo về Kure vào ngày 31 tháng 7, 1936, nơi nó vào ụ tàu để sửa chữa. I-53 được đưa về thành phần dự bị vào ngày hôm đó,và toàn bộ Đội tàu ngầm 18 được đưa về thành phần dự bị tại Kure từ ngày 20 tháng 8, 1936.
Đội tàu ngầm 18 quay trở lại tình trạng hiện dịch vào ngày 1 tháng 10, 1936, khi đơn vị này có lượt phục vụ cùng Hải đội Tàu ngầm 1 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội, và I-55 hoạt động cùng Đội tàu ngầm 18 từ ngày 1 tháng 12, 1936. Đến ngày 15 tháng 11, 1939, Đội tàu ngầm 18 được điều sang Hải đội Tàu ngầm 4 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội, Vào ngày 11 tháng 10, 1940, I-55 là một trong số 98 tàu chiến của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được tập trung cùng với hơn 500 máy bay dọc bờ biển vịnh Yokohama để tham gia cuộc duyệt binh hạm đội lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, nhân kỷ niệm 2.600 năm đăng quang của Thiên hoàng Jimmu. Hải đội Tàu ngầm 4 được đặt dưới quyền điều động trực tiếp của Hạm đội Liên hợp vào ngày 15 tháng 11, 1940.
1941 - 1942
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Video: "Sinking of Japanese submarine I-155 - May 1946" on YouTube
Lớp tàu ngầm Kaidai
Tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II
Sự cố hàng hải năm 1929
Sự cố hàng hải năm 1932
Sự cố hàng hải năm 1936
Sự cố hàng hải năm 1943
Sự cố hàng hải năm 1944
Sự cố hàng hải năm 1946
Tàu bị đánh chìm như mục tiêu
Tàu thủy năm 1925
|
19858591
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/I-156%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20Nh%E1%BA%ADt%29
|
I-156 (tàu ngầm Nhật)
|
I-56, sau đổi tên thành I-156, là một tàu ngầm tuần dương thuộc lớp phụ IIIB nhập biên chế cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1929. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó đã hỗ trợ cho các chiến dịch xâm chiếm Malaya và Đông Ấn thuộc Hà Lan vào cuối năm 1941 và đầu năm 1942, rồi trong trận Midway vào tháng 6, 1942. Con tàu sau đó chủ yếu phục vụ cho việc huấn luyện, ngoại trừ một giai đoạn tham gia Chiến dịch quần đảo Aleut vào năm 1943, và đến năm 1945 được cải biến thành tàu chở ngư lôi tự sát Kaiten trước khi đầu hàng lực lượng Đồng Minh vào cuối chiến tranh. Nó bị đánh chìm vào năm 1946.
Thiết kế và chế tạo
Thiết kế
Phân lớp tàu ngầm Kaidai IIIB là sự lặp lại thiết kế của phân lớp Kaidai IIIA dẫn trước, chỉ có những cải tiến nhỏ để giúp đi biển tốt hơn. Chúng có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn, lườn tàu có chiều dài , mạn tàu rộng và mớn nước sâu . Con tàu có thể lặn sâu và có một thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 60 sĩ quan và thủy thủ.
Chiếc tàu ngầm trang bị hai động cơ diesel , mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện . Con tàu có thể đạt tốc độ tối đa khi nổi và khi lặn. Khi Kaidai IIIB di chuyển trên mặt nước nó đạt tầm xa hoạt động ở tốc độ , và có thể lặn xa ở tốc độ .
Lớp Kaidai IIIA có tám ống phóng ngư lôi , gồm sáu ống trước mũi và hai ống phía đuôi; mỗi ống mang theo một quả ngư lôi nạp lại, nên mang tổng cộng 16 ngư lôi. Chúng cũng trang bị một /45 caliber trên boong tàu.
Chế tạo
I-56 được đặt lườn tại Xưởng vũ khí Hải quân Kure ở Kure, Hiroshima vào ngày 3 tháng 11, 1926. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 3, 1928, rồi hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 31 tháng 3, 1929.
Lịch sử hoạt động
1929 - 1941
Khi nhập biên chế, I-56 được phân về Quân khu Hải quân Kure, và gia nhập Đội tàu ngầm 19, phối thuộc cùng Hải đội Tàu ngầm 2, trực thuộc Đệ Nhị hạm đội, nằm trong thành phần Hạm đội Liên hợp vào ngày hôm sau 1 tháng 4. Đến ngày 1 tháng 12, 1931, Đội tàu ngầm 19 được điều động về Hải đội Phòng vệ Kure trực thuộc Quân khu Hải quân Kure.
Vào ngày 20 tháng 5, 1932, Đội tàu ngầm 19 lại được phối thuộc cùng Hải đội Tàu ngầm 2 thuộc Đệ Nhị hạm đội. Vào ngày 29 tháng 6, 1933, I-56 đã cùng với các tàu ngầm khác thuộc Đội tàu ngầm 19: I-57 và I-58, và Đội tàu ngầm 18 bao gồm các chiếc I-53, I-54 và I-55, khởi hành từ Sasebo cho một đợt huấn luyện ngoài khơi Trung Quốc và Mã Công thuộc quần đảo Bành Hồ, và khi kết thúc đã đi đến Cao Hùng, Đài Loan vào ngày 5 tháng 7, 1933. Họ rời Cao Hùng vào ngày 13 tháng 7 để tiếp tục huấn luyện tại vùng biển Trung Quốc rồi quay trở lại vịnh Tokyo vào ngày 21 tháng 8. Đến ngày 25 tháng 8, cả sáu chiếc tàu ngầm đều đã tham gia cuộc duyệt binh hạm đội tại Yokohama.
Vào ngày 27 tháng 9, 1934, I-56 rời Ryojun, Mãn Châu để cùng các đồng đội thuộc Đội tàu ngầm 19 I-57, I-58, và các tàu ngầm I-61, I-62, I-64, I-65, I-66 và I-67 thực hiện chuyến đi huấn luyện ngoài khơi Thanh Đảo, Trung Quốc. Sau khi hoàn tất, cả chín chiếc tàu ngầm đều quay về Sasebo, Nhật Bản vào ngày 5 tháng 10, 1934. Đội tàu ngầm 19 lại được điều động về Hải đội Phòng vệ Kure trực thuộc Quân khu Hải quân Kure từ ngày 15 tháng 11, 1934.
Đội tàu ngầm 19 quay trở lại phục vụ cùng Hạm đội Liên hợp vào ngày 15 tháng 11, 1935, lần này trong Đội hình Hải đội Tàu ngầm 1 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội. I-56 lên đường vào ngày 1 tháng 2, 1936 để thực tập ngoài khơi Honshu, và trong khi thực hành cơ động tại vị trí về phía Đông Nam hải đăng Daiosaki, lúc 10 giờ 16 phút ngày 27 tháng 2, 1936, nó đã bị hư hại nhẹ khi va chạm với tàu ngầm I-53 khi cả hai đang hoạt động trên mặt nước lúc tầm nhìn kém. Tai họa nghiêm trọng hơn xảy ra vào ngày 18 tháng 12, 1936 khi I-56 thả neo trong cảng Kure, một cơn cuồng phong ập đến lúc 06 giờ 50 phút đã làm lật úp xuồng chở quân nhân nghỉ phép của nó, làm thiệt mạng hạm trưởng cùng bốn sĩ quan, chỉ có một người được giải cứu. Đội tàu ngầm 19 lại được điều động trực thuộc Quân khu Hải quân Kure từ ngày 1 tháng 12, 1936.
Đội tàu ngầm 19 được điều về Hạm đội Dự bị 1 từ ngày 7 tháng 1, 1937, và I-56 xuất biên chế cùng ngày hôm đó. Đến ngày 1 tháng 12, 1937, nó nhập biên chế trở lại, và phối thuộc cùng Quân khu Hải quân Kure từ ngày 1 tháng 1, 1938. Đội tàu ngầm 19 được điều về Hạm đội Dự bị 3 tại Quân khu Hải quân Kure từ ngày 15 tháng 12, 1938. I-56 quay trở lại hoạt động vào ngày 15 tháng 11, 1939, khi Đội tàu ngầm 19 được điều về Hải đội Tàu ngầm 4 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội. Đến ngày 15 tháng 11, 1940, Hải đội được phối thuộc trực tiếp cùng Hạm đội Liên Hợp.
1941 - 1942
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Lớp tàu ngầm Kaidai
Tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II
Tàu tham gia trận Midway
Tàu tham gia Chiến dịch quần đảo Aleut
Tàu bị đánh đắm
Sự cố hàng hải năm 1946
Tàu thủy năm 1928
|
19858593
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20pallida
|
Basitropis pallida
|
Basitropis pallida là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được |Blackburn mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1900.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1900
pallida
|
19858594
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20papuensis
|
Basitropis papuensis
|
Basitropis papuensis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1924.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1924
papuensis
|
19858595
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20pardalis
|
Basitropis pardalis
|
Basitropis pardalis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1895.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1895
pardalis
|
19858596
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20peregrina
|
Basitropis peregrina
|
Basitropis peregrina là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Pascoe mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1859.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1859
peregrina
|
19858597
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20platypus
|
Basitropis platypus
|
Basitropis platypus là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1903.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1903
platypus
|
19858599
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20proferta
|
Basitropis proferta
|
Basitropis proferta là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 2004.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 2004
proferta
|
19858600
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20propinquua
|
Basitropis propinquua
|
Basitropis propinquua là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1997.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1997
propinquua
|
19858601
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20rectimargo
|
Basitropis rectimargo
|
Basitropis rectimargo là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 2004.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 2004
rectimargo
|
19858602
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20relicta
|
Basitropis relicta
|
Basitropis relicta là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Blackburn mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1900.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1900
relicta
|
19858603
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20rostralis
|
Basitropis rostralis
|
Basitropis rostralis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Wolfrum mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1949.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1949
rostralis
|
19858604
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20rotundata
|
Basitropis rotundata
|
Basitropis rotundata là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1903.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1903
rotundata
|
19858605
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20solitaria
|
Basitropis solitaria
|
Basitropis solitaria là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Pascoe mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1860.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1860
solitaria
|
19858606
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20suavis
|
Basitropis suavis
|
Basitropis suavis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1926.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1926
suavis
|
19858608
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20tersa
|
Basitropis tersa
|
Basitropis tersa là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1926.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1926
tersa
|
19858609
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20tessellata
|
Basitropis tessellata
|
Basitropis tessellata là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1953.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1953
tessellata
|
19858610
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20tessellatus
|
Basitropis tessellatus
|
Basitropis tessellatus là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Coquerel mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1866.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1866
tessellatus
|
19858612
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20truncalis
|
Basitropis truncalis
|
Basitropis truncalis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Jordan mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1937.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1937
truncalis
|
19858613
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20tuberidorsis
|
Basitropis tuberidorsis
|
Basitropis tuberidorsis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Wolfrum mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1953.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1953
tuberidorsis
|
19858614
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20umbratilis
|
Basitropis umbratilis
|
Basitropis umbratilis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1995.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1995
umbratilis
|
19858615
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20valida
|
Basitropis valida
|
Basitropis valida là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 2004.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 2004
valida
|
19858616
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20vehemens
|
Basitropis vehemens
|
Basitropis vehemens là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 2004.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 2004
vehemens
|
19858617
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20werneri
|
Basitropis werneri
|
Basitropis werneri là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1995.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1995
werneri
|
19858618
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basitropis%20sedlaceki
|
Basitropis sedlaceki
|
Basitropis sedlaceki là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Basitropis, trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1983.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1983
sedlaceki
|
19858623
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Taiwan%20Public%20Television%20Service%20Foundation
|
Taiwan Public Television Service Foundation
|
Taiwan Public Television Service Foundation () hay Public Television Service (viết tắt: PTS, ) là tổ chức phát sóng công cộng đầu tiên tại Đài Loan. Thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1998.
Tham khảo
Khởi đầu năm 1998 ở Đài Loan
|
19858641
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Joseph%20Pierce
|
Joseph Pierce
|
Joseph Pierce (1842 – 3 tháng 1 năm 1916) là một binh sĩ người Mỹ, sinh ra ở Trung Quốc, ông chiến đấu ở Trung đoàn Bộ binh Connecticut số 14 trong Nội chiến Hoa Kỳ với quân hàm hạ sĩ. Sau chiến tranh, ông trở lại Connecticut và làm nghề thợ khắc bạc cho đến khi qua đời vào năm 1916.
Tiểu sử
Joseph Pierce sinh ra ở Quảng Đông, Đại Thanh, vào năm 1842, ngày sinh chính xác của ông có sự mâu thuẫn. Amos Peck, một thuyền trưởng người Mỹ từ Berlin, Connecticut, đã đưa Pierce đến Hoa Kỳ vào năm 1853. Có một vài giai thoại kể lại hành trình Pierce từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ. Có người kể lại cha của Pierce đã bán ông với giá sáu đô la, trong khi người khác cho rằng anh trai của Pierce đã bán ông với giá 50 đến 60 đô la. Tên gốc tiếng Trung của ông không được ghi chép lại; ông được đặt tên là "Joseph" vì thủy thủ đoàn trên tàu của Peck gọi ông là "Joe", và họ của Pierce bắt nguồn từ Tổng thống Hoa Kỳ thứ 14 Franklin Pierce. Sau khi ông đến Hoa Kỳ, Pierce sống cùng gia đình Peck ở Berlin, đi học và đến nhà thờ.
Nội chiến
Pierce tình nguyện nhập ngũ vào ngày 26 tháng 7 năm 1862 tại New Britain, Connecticut. Sĩ quan tuyển mộ miêu tả Pierce cao , với "mắt đen, tóc đen và nước da ngăm đen". Ông được tập hợp vào Trung đoàn Bộ binh Connecticut số 14, rời Washington, D.C. vào ngày 25 tháng 8 năm đó. Trong một bài báo năm 2019, tác giả Angela He cho rằng Pierce có thể nhập ngũ vào một trung đoàn người da trắng vì ông nhập ngũ cùng với "các thành viên cộng đồng mà ông ấy cùng lớn lên", và kết luận Pierce được phân loại là người da trắng về mặt "địa vị xã hội lớn hơn ngoài chiến tranh".
Theo nhà sử học R. L. McCunn, Pierce đã tham chiến trong Trận Antietam, ngã xuống hàng rào và bị thương ở lưng. Ông được đưa đi chữa trị tại một bệnh viện ở Alexandria, Virginia. Vào tháng 11 và tháng 12, ông bình phục rồi làm việc tại một trại dưỡng bệnh, nhưng đến mùa xuân năm 1863, ông quay lại bệnh viện. Ông trở lại đơn vị của mình vào tháng 5 năm 1863 và tham chiến Trận Gettysburg. Tuy nhiên, Irving D. Moy khẳng định Pierce không tham chiến Trận Antietam do đau ốm, dù vậy ông thừa nhận Pierce đã tham chiến Trận Chancellorsville và Gettysburg.
Pierce được thăng quân hàm hạ sĩ vào ngày 1 tháng 11 năm 1863. Ngày 9 tháng 2 năm 1864, ông được cử trở lại New Haven để làm nhiệm vụ tuyển mộ. Ông trở lại trung đoàn vào cuối năm 1864, và giải ngũ cùng đồng đội vào ngày 31 tháng 5 năm 1865.
Hậu chiến
Sau khi Pierce giải ngũ vào ngày 10 tháng 6 năm 1865, ông đến New Britain làm nông dân. Sau đó ông chuyển từ New Britain đến Meriden vào năm 1868 và học nghề khắc bạc trong hai năm tiếp theo. Ông làm nghề thợ khắc bạc trong suốt phần đời còn lại. Vào ngày 21 tháng 11 năm 1876, Pierce kết hôn với Martha Morgan, 18 tuổi đến từ Portland, Connecticut. Họ có một con gái và hai con trai. Trong cuộc thống kê dân số Hoa Kỳ năm 1880, Pierce đã đăng ký chủng tộc của mình là "người Trung Quốc" nhưng do Đạo luật loại trừ người Trung Quốc năm 1882, ông ghi chủng tộc của mình là "người Nhật" trong cuộc điều tra dân số năm 1890. Gia đình Pierce tham gia Nhà thờ Tân giáo Giám lý Trinity ở Meriden, nơi Pierce được rửa tội vào ngày 6 tháng 11 năm 1892.
Pierce bắt đầu nhận tiền trợ cấp hưu trí vào khoảng năm 1890, nhưng một báo cáo năm 1899 của tờ The New York Times cho rằng Pierce nhận tiền trợ cấp vào năm 1891. Pierce kiến nghị tăng tiền trợ cấp do chấn thương và bệnh tật nhưng không được cấp cho đến năm 1907. Ông qua đời vào ngày 3 tháng 1 năm 1916, do mắc nhiều bệnh như cúm, xơ cứng động mạch và viêm phế quản mãn tính. Ông được an táng tại Nghĩa trang Walnut Grove, Meriden.
Ghi chú
Chú thích
Trích dẫn
Báo chí
Tập san học thuật
Sách
Lịch sử người Mỹ gốc Hoa
Người Quảng Đông
|
19858656
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%B1c%20%28virus%20h%E1%BB%8Dc%29
|
Vực (virus học)
|
Vực (tiếng Anh: Realm) là bậc phân loại cao nhất được thiết lập cho virus bởi Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV), cơ quan giám sát việc phân loại virus. Sáu vực virus được công nhận và hợp nhất bởi những đặc điểm cụ thể được bảo tồn cao:
Adnaviria, chứa các virus dạng sợi lưu trữ với bộ gen DNA sợi đôi (DS) dạng A mã hóa một loại protein Capsid chính xoắn ốc alpha độc đáo;
Duplodnaviria, chứa tất cả các virus dsDNA mã hóa protein vỏ chính HK97;
Monodnaviria, chứa tất cả các virus DNA chuỗi đơn (ssDNA) mã hóa một siêu họ endnuclease HUH và hậu duệ của chúng;
Riboviria, chứa tất cả các virus RNA mã hóa RNA polymerase phụ thuộc RNA và tất cả các virus mã hóa enzyme phiên mã ngược;
Ribozyviria, chứa các virus giống viêm gan delta với bộ gen ssRNA hình tròn, có ý nghĩa tiêu cực;
và Varidnaviria, chứa tất cả các virus dsDNA mã hóa protein vỏ chính dạng cuộn thạch dọc.
Các bậc phân loại phụ của vực virus học tương tự như các bậc phân loại phụ của vực sinh học, nhưng khác ở chỗ vi rút trong một vực không nhất thiết phải có chung một tổ tiên dựa trên nguồn gốc chung cũng như các vực không có chung một nguồn gốc. Thay vào đó, việc gộp nhóm vi-rút dựa trên những đặc điểm cụ thể được bảo tồn cao theo thời gian, những đặc điểm này có thể có được trong một lần hoặc nhiều lần. Như vậy, mỗi vực đại diện cho ít nhất một trường hợp virus xuất hiện. Mặc dù về mặt lịch sử, rất khó để xác định mối quan hệ tiến hóa sâu sắc giữa các loại vi-rút, nhưng trong thế kỷ 21, các phương pháp như metagenomics và kính hiển vi điện tử đông lạnh đã cho phép những nghiên cứu như vậy diễn ra, dẫn đến việc thành lập vực Riboviria vào năm 2018, ba vực vào năm 2019 và hai vực vào năm 2020.
Đặt tên
Tên của các vực bao gồm phần đầu tiên mang tính mô tả và hậu tố -viria, là hậu tố được sử dụng cho các vực vi rút. Phần đầu tiên của Duplodnaviria có nghĩa là "DNA kép", ám chỉ virus dsDNA, phần đầu tiên của Monodnaviria có nghĩa là "DNA đơn", ám chỉ virus ssDNA, phần đầu tiên của Riboviria được lấy từ axit ribônuclêic (RNA), và phần đầu tiên của Varidnaviria có nghĩa là "các DNA khác nhau". Đối với viroid, hậu tố được chỉ định là - viroidia và đối với satellite, hậu tố là -satellitia, nhưng tính đến năm 2019, cả vực viroid và satellite đều chưa được chỉ định.
Phân vực
Trong virus học, bậc phân loại cao thứ hai do ICTV thiết lập là phân vực (bậc phụ), ngay dưới vực. Các phân vực của virus sử dụng hậu tố -vira, các phân vực viroid sử dụng hậu tố -viroida, và các satellite sử dụng hậu tố -satellitida. Dưới phân vực là giới. Tính đến năm 2019, không có đơn vị phân loại nào được mô tả ở bậc này.
Tham khảo
|
19858661
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dune%20%28phim%201984%29
|
Dune (phim 1984)
|
Dune là một bộ phim space opera sử thi của Mỹ năm 1984 do David Lynch viết kịch bản và đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết Dune của Frank Herbert năm 1965. Phim được quay tại Churubusco Studios ở thành phố Mexico. Dàn diễn viên chính bao gồm Kyle MacLachlan, Patrick Stewart, Brad Dourif, Dean Stockwell, Virginia Madsen, José Ferrer, Sting, Linda Hunt và Max von Sydow.
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Dune at The Encyclopedia of Science Fiction
2012 interview with Kyle MacLachlan about Dune and Blue Velvet
Phim của Universal Pictures
Phim quay tại California
Phim lấy bối cảnh ở tương lai
Phim lấy bối cảnh ở hoang mạc
Phim dựa trên tiểu thuyết Mỹ
Phim hành động khoa học viễn tưởng Mỹ
Phim sử thi của Mỹ
Phim năm 1984
Phim khoa học viễn tưởng thập niên 1980
|
19858663
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Date%20A%20Live%20%28m%C3%B9a%205%29
|
Date A Live (mùa 5)
|
Mùa thứ năm của loạt anime Date A Live, tiêu đề Date A Live V, được Geek Toys sản xuất và Nakagawa Jun đạo diễn. Giống như các phần khác của loạt phim, câu chuyện xoay quanh những cuộc phiêu lưu của Itsuka Shido. Mùa năm được lên kế hoạch ra mắt vào ngày 10 tháng 4, 2024. Nhạc chủ đề mở đầu là "OveR" do Tomita Miyu trình bày, nhạc chủ đề kết thúc là "Hitohira" do sweet ARMS trình bày.
Danh sách tập
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Mùa truyền hình Nhật Bản năm 2024
|
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.