url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-sieu-am-qua-duong-am-dao-trong-thai-ky-vi
Vai trò của siêu âm qua đường âm đạo trong thai kỳ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Tạ Quốc Bản - Bác sĩ Sản Phụ khoa - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, thai phụ sẽ được thực hiện siêu âm qua đường âm đạo hay còn gọi là siêu âm đầu dò. Ở giai đoạn này của thai kỳ, việc siêu âm đầu dò sẽ cho kết quả chính xác hơn so với siêu âm bụng. Nếu mẹ bầu có bất cứ dấu hiệu nào trong thai kỳ chẳng hạn như đau bụng, chảy máu, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện siêu âm đầu dò để có thể xác định được chính xác nguyên nhân. 1. Siêu âm qua đường âm đạo là gì? Siêu âm qua đường âm đạo (siêu âm đầu dò) là phương pháp siêu âm vùng chậu, được sử dụng để thăm khám, chẩn đoán và phát hiện các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung và âm đạo của phụ nữ.Siêu âm đầu dò cho phép phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tử cung, buồng trứng, viêm dính phần phụ, tình trạng ứ dịch vòi trứng, chẩn đoán thai ở giai đoạn sớm, và đặc biệt kỹ thuật này có giá trị cao trong việc khám và điều trị vô sinh, hiếm muộn.... Trắc nghiệm: Bạn có biết nên khám thai lần đầu vào lúc nào không? Việc khám thai lần đầu mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp bạn xác định chính xác mình có mang thai hay không? Thai nhi đã vào buồng tử cung hay chưa?... Vì vậy, nếu chưa biết khám thai lần đầu vào lúc nào, trả lời nhanh 5 câu hỏi trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn có câu trả lời. Bắt đầu 2. Tác dụng của siêu âm qua đường âm đạo trong thai kỳ Khi có những dấu hiệu bất thường ở buồng trứng, tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, độ dày của niêm mạc tử cung, tình hình rụng trứng hay sự phát triển của trứng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần phải thực hiện siêu âm đầu dò.Đối với mẹ bầu, siêu âm qua đường âm đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kỹ thuật này giúp phát hiện thai sớm và kiểm tra thai nhi đã nằm đúng vị trí trong giai đoạn đầu hay chưa. Nếu thực hiện siêu âm thành bụng giai đoạn đầu thì rất khó để có thể phát hiện thai nhi bởi lúc này phôi thai vẫn còn rất nhỏ, không hiển thị hình ảnh. Siêu âm qua đường âm đạo kiểm tra được tim thai và bánh nhau, đồng thời cho biết tình trạng cổ tử cung như cổ tử cung ngắn có thể làm tăng nguy cơ sinh non.Siêu âm đầu dò còn giúp chẩn đoán một số bệnh phụ khoa khác. Tùy theo mục đích chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên siêu âm đầu dò âm đạo hay siêu âm đầu dò hậu môn.Siêu âm thai qua đường âm đạo có thể đánh giá các khối u ở tử cung, buồng trứng, đồng thời đánh giá tim thai ở tuần thứ 6 -8, tình trạng ứ mủ vòi trứng, ứ nước, đánh giá nguồn gốc khối u trong tiểu khung, đánh giá được thời gian rụng trứng thông qua đo kích thước trứng. Bên cạnh đó, siêu âm đầu dò đóng vai trò vô cùng quan trọng việc phục vụ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.Siêu âm thai qua đường âm đạo là kỹ thuật chẩn đoán có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa các biến chứng thai ngoài tử cung như vỡ ống dẫn trứng, nhiễm trùng ổ bụng...Siêu âm đầu dò thường được sử dụng cho những chị em mới có dấu hiệu mang thai, tuy nhiên khi thai nhi đã lớn và đầu thai nhi quay xuống dưới che khuất sóng âm. Trường hợp này, bác sĩ nghi ngờ thai phụ bị nhau tiền đạo, và việc thực hiện siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí của bánh nhau. Siêu âm qua đường âm đạo kiểm tra được tim thai và bánh nhau, đồng thời cho biết tình trạng cổ tử cung 3. Tần suất thực hiện siêu âm qua đường âm đạo trong thai kỳ Khi thực hiện siêu âm qua đường âm đạo, bạn sẽ nằm yên trên bàn và kỹ thuật viên sẽ chèn một đầu dò nhỏ đã được bôi trơn và di chuyển nó vào âm đạo của bạn.Siêu âm đầu dò không làm bạn đau, tuy nhiên nó có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái và hơi khó chịu. Kỹ thuật viên sẽ xem hình ảnh thu lại được trên màn hình và điều chỉnh đầu dò. Kỹ thuật này sẽ mất khoảng từ 30-60 phút để thực hiện. Siêu âm qua đường âm đạo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.Thường thì thai phụ sẽ được chỉ định thực hiện siêu âm qua đường âm đạo (siêu âm đầu dò) chỉ một lần trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định bạn siêu âm đầu dò nếu sức khỏe của thai nhi có vấn đề nào trong quá trình mang thai. 4. Khi nào nên thực hiện siêu âm qua đường âm đạo? Khi nhận thấy có các dấu hiệu bất thường sau thì bạn cần được siêu âm qua đường âm đạo:Chu kỳ kinh nguyệt rối loạnVùng khung chậu bị đauCần kiểm tra u nang buồng trứng, u xơ tử cungXác định vị trí của vòng tránh thaiTheo dõi nhịp tim của thai nhiChẩn đoán tình trạng của thai nhiXác định nguyên nhân chảy máu bất thường ở cổ tử cungPhát hiện những thay đổi bất thường ở cổ tử cungPhụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu. 5. Siêu âm qua đường âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không? Siêu âm qua đường âm đạo sẽ không gây hại gì cho thai nhi hay ảnh hưởng gì đến cổ tử cung hay tử cung Vì siêu âm qua đường âm đạo là phương pháp trực tiếp chạm vào nơi nhạy cảm, chính vì thế rất nhiều sản phụ băn khoăn liệu có gây ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không.Thực tế, khi thực hiện siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ chỉ di chuyển đầu dò quanh âm đạo của mẹ bầu chứ không chạm vào tử cung nên không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Chính vì thế, siêu âm qua đường âm đạo sẽ không gây hại gì cho thai nhi hay ảnh hưởng gì đến cổ tử cung hay tử cung.Tuy nhiên đối với chị em bị viêm nhiễm vùng âm đạo, bác sĩ sẽ không chỉ định thực hiện phương pháp siêu âm qua đường âm đạo.Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên mônThăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thườngThai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻTrẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện. Những mốc siêu âm thai quan trọng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-phai-tre-nao-cung-can-bo-sung-sat-vi
Có phải trẻ nào cũng cần bổ sung sắt?
Sắt là loại khoáng chất thiếu yếu của cơ thể tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu (tế bào vận chuyển oxy đi đến khắp nơi trong cơ thể). Nếu không đủ sắt, trẻ có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy trẻ bổ sung sắt khi nào, bổ sung sắt cho trẻ bao nhiêu là đủ? 1. Có phải tất cả trẻ em đều phải bổ sung sắt? Theo thông tin từ Viện Dinh Dưỡng, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt ở nước ta là khoảng 30%. Do vậy, bổ sung sắt cho bé là một vấn đề rất quan trọng nhằm tăng cường sức khỏe, khả năng miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, không nhất thiết phải bổ sung sắt cho những bé đã khỏe mạnh, cơ thể đã được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.Thực tế cho thấy rằng, các bậc phụ huynh vẫn chưa có nhiều kiến thức về cách chăm sóc trẻ, dẫn đến việc lạm dụng các sản phẩm thuốc bổ, các thực phẩm chức năng. Điều này thật sự không tốt cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì khả năng thích nghi của cơ thể với thuốc còn yếu, non nớt.Trẻ bổ sung sắt khi nào? Việc bổ sung sắt nên áp dụng với trẻ nhỏ được kiểm tra rõ ràng bị thiếu sắt ở thể trung bình đến nặng, đã xuất hiện biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý chẩn đoán hay tự bổ sung thuốc cho trẻ mà phải đưa bé đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên hợp lý. 2. Trẻ bổ sung sắt khi nào? Tùy từng nhóm đối tượng trẻ em, thời điểm và liều lượng bổ sung sắt sẽ có sự khác biệt. Bổ sung sắt cho trẻ em bao nhiêu là đủ? Cụ thể:Trẻ sinh non: Trẻ sinh non không được ở trong bụng người mẹ hết 3 tháng cuối, do vậy lượng sắt dự trữ kém hơn hẳn so với thông thường. Khả năng dự trữ sắt của trẻ từ chế độ ăn uống cũng kém hơn vì bé nhẹ cân. Do đó, cần bổ sung lượng sắt sớm sau sinh với liều 2mg/kg cân nặng mỗi ngày trong suốt 1 tuổi đầu đời và kết hợp cho bé dùng thêm một số loại vitamin khác;Trẻ nhũ khi khỏe mạnh, sinh đủ tháng: Trong khoảng thời gian 4 tháng đầu đời không cần phải bổ sung sắt, không phải là do sữa mẹ đã có đủ mà vì lượng dự trữ trong 3 tháng cuối thai kỳ đã đủ. Từ tháng thứ 4 trở đi, cần bổ sung sắt vi lượng đường uống mỗi ngày 1mg/kg cân nặng. Ví dụ như trẻ 5kg cần bổ sung 5mg sắt mỗi ngày, dùng đến thời điểm bé ăn dặm được các món như thịt đỏ, ngũ cốc có chứa nhiều sắt;Trẻ dùng sữa công thức: Vì sữa đã được bổ sung sắt nên không cần bổ sung sắt ở nhóm này;Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: Trẻ cần ở mức 11 mg sắt mỗi ngày. Nguồn sắt có thể bổ sung qua việc cung cấp các loại thực phẩm cho trẻ như: Thịt đỏ, váng sữa, sữa chua, rau giàu sắt,... hoặc các chế phẩm có chứa sắt;Trẻ 12 - 18 tháng tuổi: Bé nên được làm xét nghiệm tổng quát đánh giá tình trạng máu thiếu sắt vào thời điểm này. Nếu thiếu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng sắt bổ sung đúng liều điều trị. Sau khoảng 2 tháng bổ sung sắt, bác sĩ sẽ kiểm tra lại cho bé;Trẻ 1 – 3 tuổi: Bổ sung khoảng 7mg sắt mỗi ngày. Ở độ tuổi này, bé đã ăn tốt hơn, nguồn bổ sung sắt tốt là từ các loại thịt đỏ, hoa quả, rau giàu sắt. Chú ý việc bổ sung thêm vitamin C (từ siro vitamin, hoa quả) vì vitamin C sẽ giúp hấp thụ sắt tốt hơn;Trẻ lớn hơn: Khi bé đã lớn hơn, con hoàn toàn có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm. Lúc này cha mẹ chỉ cần cho con ăn đa dạng thực phẩm là được. Khi trẻ đã lớn hơn, con hoàn toàn có thể ăn được mọi thứ, thì chỉ cần cho con ăn đa dạng thực phẩm là được. Các loại rau, thịt giàu sắt nên được bổ sung vào thực đơn của trẻ gồm: Thịt bò nạc, thịt lợn nạc, cá hồi, tôm, cá ngừ, trứng, đậu phụ, các loại rau lá xanh, mận, súp lơ xanh, đậu xanh, đậu Hà Lan,... 3. Phương pháp bổ sung sắt hiệu quả cho trẻ 3.1 Bổ sung sắt bằng thực phẩmPhương pháp bổ sung sắt hiệu quả, dễ thực hiện được nhiều phụ huynh áp dụng là sử dụng các loại thực phẩm hợp lý. Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt được tin dùng như: Tiết bò, men bia khô, thịt bò, trứng gà, mực tươi, cua biển, cá trê, cá chép, cá đối, nấm hương khô, mộc nhĩ, vừng, đậu xanh, đậu nành, cần ta, cần tây, rau ngót, rau dền đỏ, rau dền trắng, củ cải, các loại rau thơm,...Cha mẹ cần lưu ý bổ sung sắt cho con hợp lý bằng việc kết hợp khoa học các loại thực phẩm. Lưu ý, thực phẩm có chứa nhiều photpho sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt, cần tránh sử dụng cùng nhau. Còn và vitamin C cùng một số vitamin nhóm B như B6 giúp hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố tốt hơn.3.2 Bổ sung sắt bằng thuốcTrẻ bổ sung sắt khi nào? Khi trẻ bị thiếu sắt cấp tính hoặc kéo dài thì cần bổ sung bằng thuốc. Sau khi phục hồi đủ sắt thì chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn uống giàu chất sắt. Đồng thời, phải chữa các bệnh gây thiếu sắt ở trẻ, ví dụ như tẩy giun móc.Một số loại thuốc bổ sắt cho trẻ em thuần túy như sắt gluconat, viên sắt fumarat, sắt oxalat, sắt succinat, sắt II sulfat, sắt tartrat. Có loại thuốc phối hợp chất sắt với acid folic.Phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ cần uống kết hợp viên sắt với acid folic. Khi sử dụng viên bổ sung sắt thuần túy có thể gây ra táo bón nên có thể kết hợp thêm dược liệu có tính nhuận tràng như đại hoàng (lưu ý dược liệu này cũng có thể gây tiêu chảy). Để tránh hiện tượng này thì không nên dùng thuốc quá liều.*Lưu ý: Bệnh thiếu máu ác tính do thiếu B12 thì chỉ cần bổ sung vitamin B12. Bên cạnh đó, có một số bệnh như: Thừa hoặc thiếu sắt nhưng lệ thuộc vào hormone hepcidin, chứng nhiễm sắc tố sắt di truyền, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh thiếu máu sắt mạn tính,... nên đi khám bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ sung sắt. 4. Lưu ý khi bổ sung sắt cho mẹ và bé Về bổ sung sắt cho mẹ:Thời điểm tuyệt vời để bổ sung sắt là 3 tháng trước khi sinh;Liều lượng bổ sung sắt trong ngày cho mẹ theo khuyến cáo của WHO là: 30 - 60mg sắt nguyên tố cùng 0,4mg axit folic;Sau sinh: Nếu cho bé bú hoàn toàn 6 tháng đầu thì mẹ cần bổ sung sắt như lúc mang thai.Về bổ sung sắt cho bé:Trong 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn thì chỉ cần mẹ uống bổ sung sắt như trên;Từ 6 tháng - 12 tháng: Sử dụng sữa công thức có chứa nhiều sắt bảo đảm đủ cho bé 11mg sắt nguyên tố mỗi ngày;Từ 1 - 3 tuổi: Bổ sung cho bé 7mg sắt/ngày;Từ 3 tuổi trở lên: Áp dụng thực đơn cho trẻ có nhiều thịt cá và rau xanh để đảm bảo lượng sắt cần thiết, không nhất thiết phải uống sắt bổ sung nhưng cũng cần bảo đảm đủ 10mg sắt nguyên tố mỗi ngày;Các dòng sản phẩm bổ sung sắt nên uống trước khi ăn từ 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ (lúc đói). Tuy nhiên, sắt cho bé thường được bào chế dưới dạng siro có chứa đường nên dễ gây cảm giác no, chán ăn. Do đó, nên sử dụng sau bữa ăn là điều tốt hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cho bé bổ sung sắt vào buổi tối, trước khi đi ngủ vì đường có thể gây sâu răng, hỏng men răng, sắt bám trên răng có thể làm hỏng răng bé;Thừa sắt có thể gây ra ngộ độc sắt có hại cho gan, nhất là ở trẻ em. Do đó, cha mẹ cần lưu ý cất kỹ viên sắt hoặc siro bổ sung sắt để bảo đảm an toàn. Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ dễ thấy như phân đen hoặc táo bón;Cha mẹ không nên bổ sung sắt cho con khi bé đang ốm vì sắt có liên quan đến đối kháng vật chủ - vi khuẩn. Bổ sung sắt đường uống cho bé nhất là ở dạng siro có thể khiến vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng;Để phòng ngừa thiếu máu cho trẻ, cần cho bé tiêm chủng đầy đủ theo lịch. Đồng thời, nên thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm giun sán và tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi.Bài viết đã giúp giải đáp câu hỏi trẻ bổ sung sắt khi nào, bằng cách nào với liều lượng ra sao. Các bậc phụ huynh chú ý theo dõi nếu bé có dấu hiệu thiếu sắt thì nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
https://tamanhhospital.vn/benh-tim-bam-sinh-co-di-truyen-khong/
02/12/2022
Bệnh tim bẩm sinh có di truyền không (từ bố và mẹ)?
Bệnh tim bẩm sinh là một dạng dị tật bẩm sinh phổ biến, cứ 1000 trẻ sinh ra có 8-10 trẻ mắc bệnh. Vậy bệnh tim bẩm sinh có di truyền không? ThS.BS Nguyễn Thị Oanh, khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này. Mục lụcBệnh tim bẩm sinh có di truyền không?Yếu tố di truyền trong bệnh tim bẩm sinhYếu tố từ người mẹTiền sử mắc bệnh của gia đình11. Khiếm khuyết gen đơnBiện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh tim bẩm sinh do di truyềnBệnh tim bẩm sinh có di truyền không? Bệnh tim bẩm sinh xảy ra khi trái tim hoặc các mạch máu gần tim không phát triển bình thường trước khi sinh. Căn bệnh này xuất hiện ở gần 1% trẻ sơ sinh. Phần lớn các trường hợp đều không rõ nguyên nhân hình thành. Tình trạng này có thể do di truyền hoặc đến từ việc người mẹ nhiễm virus hoặc là kết quả của việc sử dụng rượu bia, tiếp xúc hóa chất trong thời kỳ mang thai. (1) Các dị tật tim khiến dòng máu chảy bất thường trong tim hoặc dòng máu trong tim và các mạch máu bị cản trở (gọi là tắc nghẽn và có thể xảy ra ở van tim, động mạch hoặc tĩnh mạch). Một số khuyết tật tim bẩm sinh phức tạp hiếm gặp, bao gồm: Chỉ có một tâm thất Bên phải hoặc bên trái của tim hình thành không hoàn chỉnh Cả động mạch phổi và động mạch chủ đều phát sinh từ cùng một tâm thất Động mạch phổi và động mạch chủ phát sinh từ tâm thất “sai” Các cơ chế di truyền dẫn đến sự phát triển của dị tật tim bẩm sinh rất phức tạp và vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Yếu tố di truyền trong bệnh tim bẩm sinh ThS.BS Nguyễn Thị Oanh cho biết, bệnh tim bẩm sinh có thể được chẩn đoán trước khi trẻ chào đời bằng phương pháp siêu âm trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể phát hiện ra các dị tật tim bẩm sinh bằng cách này. Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định rõ nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh; thay vào đó, có một số điều được biết là có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này xét từ yếu tố di truyền. Yếu tố từ người mẹ 1. Rượu bia Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác uống bao nhiêu rượu bia (nếu có) là an toàn cho người đang mang thai. Do đó, nếu dự định có thai hoặc đang trong thời kỳ mang thai, mẹ không nên uống rượu bia để giảm thiểu rủi ro cho đứa trẻ trong bụng. (2) Uống rượu trong thai kỳ có thể gây hại lâu dài cho em bé. Nếu uống càng nhiều thì nguy cơ càng cao bởi có thể gây độc cho mô của thai nhi. Đây được gọi là chứng rối loạn phổ rượu thai nhi. Trẻ bị rối loạn phổ rượu ở thai nhi có thể bị bệnh tim bẩm sinh (như dị tật thông liên nhĩ hoặc tâm thất,…). 2. Bệnh Rubella Bệnh Rubella, hay còn gọi là bệnh sởi Đức, là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Triệu chứng chính của bệnh là phát ban dạng đốm, bắt đầu trên mặt hoặc sau tai rồi lan ra cổ và khắp cơ thể. Phát ban sẽ xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi bị rubella. Tuy không phải là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng cho người lớn và trẻ em, nhưng bệnh Rubella có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nếu người mẹ bị nhiễm Rubella trong 8 đến 10 tuần đầu của thai kỳ. Nhiễm Rubella có thể gây ra nhiều dị tật bẩm sinh, bao gồm cả bệnh tim bẩm sinh; do đó, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm vắc xin phòng bệnh rubella trước khi mang thai. 3. Bệnh đái tháo đường Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ sinh con mắc bệnh tim bẩm sinh cao hơn so với phụ nữ không mắc bệnh đái tháo đường. Nguy cơ gia tăng này chỉ áp dụng cho bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2, không áp dụng cho bệnh đái tháo đường thai kỳ. Theo các nghiên cứu, gần 24% các dị tật thông liên nhĩ và khoảng 8% co thắt động mạch chủ ở trẻ sơ sinh tại Mỹ có khả năng liên quan đến bệnh đái tháo đường không kiểm soát được trước và trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Dựa trên số lượng trẻ sinh ra ở Mỹ mỗi năm, ước tính có khoảng 2.670 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh do bệnh đái tháo đường của mẹ. Nguy cơ này được cho là do nồng độ hormone insulin trong máu cao, có thể cản trở sự phát triển bình thường của thai nhi (giai đoạn đầu của em bé phát triển trong bụng mẹ). Để giảm nguy cơ dị tật tim ở trẻ sinh ra từ phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường, điều quan trọng là phải lập kế hoạch mang thai, được chăm sóc sức khỏe và làm việc phù hợp để kiểm soát bệnh đái tháo đường trước khi mang thai. 4. Bệnh cúm Phụ nữ bị cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ sinh con mắc bệnh tim bẩm sinh cao hơn dân số chung. Các triệu chứng cúm đến rất nhanh và có thể bao gồm một hoặc nhiều dấu hiệu như: nhiệt độ cao đột ngột, cơ thể đau nhức, cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, ho khan, đau họng, đau đầu, khó ngủ, ăn mất ngon, tiêu chảy, đau bụng,… Lý do giải thích cho điều này hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Do đó, để đảm bảo an toàn, những phụ nữ nên chích ngừa cúm trước khi mang thai, trong thời gian an toàn được khuyến cáo. Tiêm phòng cúm rất quan trọng, bởi vì mặc dù bệnh cúm hầu hết chỉ gây khó chịu cho mọi người, nhưng vẫn có trường hợp gặp nguy hiểm và thậm chí đe dọa tính mạng khi mắc cúm. Thời điểm tốt nhất để chích ngừa cúm là vào mùa thu hoặc đầu mùa đông, trước khi bệnh cúm bắt đầu lây lan. Mọi người vẫn có thể tiêm vắc xin vào thời gian sau đó. Nguy cơ sinh con mắc bệnh tim bẩm sinh cao khi thai phụ bị cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 5. Dùng thuốc trong thai kỳ Có một số loại thuốc liên quan đến việc tăng nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh. Ví dụ như: Một số loại thuốc chống động kinh như benzodiazepine (ví dụ: diazepam) Một số loại thuốc trị mụn như isotretinoin, retinoids,… Phụ nữ dùng thuốc giảm đau ibuprofen khi mang thai được 30 tuần trở lên có nguy cơ sinh con bị bệnh tim cao hơn. Paracetamol là một lựa chọn thay thế an toàn hơn so với ibuprofen trong thời kỳ mang thai. Lý tưởng nhất là nên tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào khi đang mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đặc biệt, nên đi thăm khám bác sĩ hoặc trao đổi với dược sĩ nếu không chắc chắn về những loại thuốc nên tránh trong thời kỳ mang thai. 6. Phenylketonuria (PKU) Phenylketonuria (PKU) là một tình trạng di truyền hiếm gặp từ khi sinh ra. Trong PKU, cơ thể không thể phá vỡ một chất hóa học gọi là phenylalanine. Chất này tích tụ trong máu và não, có thể gây ra khó khăn trong học tập và hành vi của người bệnh. Những bà mẹ mang thai mắc bệnh PKU không được điều trị đúng cách có nhiều khả năng sinh con mắc bệnh tim bẩm sinh hơn so với dân số chung. 7. Hóa chất Phụ nữ tiếp xúc với một số dung môi hữu cơ có thể sinh con bị bệnh tim bẩm sinh cao hơn dân số chung. Dung môi hữu cơ là hóa chất được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm và chất như sơn, sơn móng tay và keo dán. Tiền sử mắc bệnh của gia đình 8. Hội chứng Down Hội chứng Down là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim bẩm sinh và là nguyên nhân phổ biến nhất được biết đến của bệnh dị tật vách ngăn nhĩ thất. Trẻ sơ sinh thường có 1% nguy cơ bị dị tật tim khi sinh ra nhưng đối với những em bé mắc hội chứng Down, nguy cơ này còn cao hơn nhiều. Khoảng một nửa số trẻ em mắc hội chứng Down sinh ra với dị tật tim bẩm sinh. (3) Dị tật tim phổ biến nhất ở trẻ em mắc hội chứng Down là thông liên nhĩ thất – một lỗ lớn ở trung tâm của tim. Các dị tật tim khác vẫn có thể xảy ra, bao gồm: Thông liên nhĩ Thông liên thất Còn ống động mạch Tứ chứng Fallot Hầu hết các dị tật tim lớn cần một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật để sửa chữa, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và nghiêm trọng của bệnh. Một số dị tật tim nhỏ có thể không cần phẫu thuật hoặc thậm chí là không cần phương pháp điều trị nào. Nếu một em bé không mắc hội chứng Down thì cần phải siêu âm tim thai và/hoặc siêu âm trong khoảng thời gian từ tuần thứ 18 – 21 của thai kỳ. Các phương pháp này có thể kiểm tra một số dị tật về tim trước khi đứa trẻ được sinh ra. 9. Hội chứng Turner Hội chứng Turner đặc biệt chỉ xảy ra ở nữ giới, là một rối loạn di truyền. Khoảng một nửa số phụ nữ mắc hội chứng Turner có các vấn đề về tim. Nếu như không bị bệnh tim bẩm sinh thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn trong suốt cuộc đời của họ. Dị tật tim bẩm sinh liên quan đến hội chứng Turner thường ảnh hưởng đến bên trái của tim và động mạch chủ. Động mạch chủ là động mạch lớn nhất, mang máu có oxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể. Nhiều trẻ em mắc hội chứng Turner sinh ra với bệnh tim bẩm sinh, với tình trạng phổ biến như: Van động mạch chủ hai lá: Van kiểm soát dòng máu từ tim vào động mạch chủ chỉ có hai lá, thay vì ba lá như bình thường. Đây là khuyết tật tim phổ biến nhất ở những người mắc hội chứng Turner. Hẹp động mạch chủ: Động mạch mang máu từ tim đi khắp cơ thể quá hẹp. Sự thu hẹp này khiến tim bơm mạnh hơn. Giãn động mạch chủ: Khi động mạch chủ mở rộng hơn bình thường sẽ dẫn đến nhiều khả năng bị vỡ (bóc tách động mạch chủ). Trẻ em mắc hội chứng Turner cần chụp tim thường xuyên để theo dõi tình trạng nghiêm trọng này. Hẹp van động mạch chủ: Van từ tim vào động mạch chủ quá hẹp, điều này hạn chế lưu lượng máu vào động mạch chủ. Hẹp van động mạch chủ làm tăng áp lực ở phía bên trái của tim. Bất thường đường đổ về của tĩnh mạch phổi (APVR): Các tĩnh mạch mang máu giàu oxy từ phổi kết nối không đúng vị trí với phần tim. Thông thường, máu được cung cấp giàu oxy sẽ đi vào phía bên trái của tim, để bơm máu ra nuôi toàn bộ cơ thể. Ở trẻ em bị APVR, máu được cung cấp giàu oxy sẽ đi về phía bên phải của tim, trộn lẫn với máu chưa nhận được oxy từ phổi, khiến các cơ quan của cơ thể khó nhận đủ oxy hơn. Các dị tật tim trái khác: mặc dù xảy ra ít thường xuyên, nhưng trẻ mắc hội chứng Turner có thể gặp phải hội chứng tim trái giảm sản hoặc các dạng tim trái kém phát triển khác. 10. Hội chứng Noonan Hội chứng Noonan xảy ra do lỗi của một trong số các gen; là một tình trạng di truyền, gây ra một loạt các đặc điểm khác biệt và các vấn đề sức khỏe. Cho đến nay, có ít nhất 8 gen bị lỗi khác nhau có liên quan đến tình trạng này và xảy ra từ trước khi sinh. Các trường hợp nhẹ hơn có thể không được chẩn đoán cho đến khi trẻ lớn hơn. Các đặc điểm chung nhất của hội chứng Noonan là: Các đặc điểm bất thường trên khuôn mặt, như trán rộng, mí mắt sụp và khoảng cách giữa hai mắt rộng hơn bình thường Tầm vóc thấp (tăng trưởng hạn chế) Mắc bệnh tim bẩm sinh Căn bệnh ảnh hưởng đến cả hai giới và tất cả các nhóm dân tộc. Hầu hết trẻ em mắc hội chứng Noonan sẽ mắc một số dạng bệnh tim bẩm sinh, như là: Hẹp van động mạch phổi: van động mạch phổi (van giúp kiểm soát dòng chảy của máu từ tim đến phổi) hẹp bất thường, có nghĩa là tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu vào phổi. Bệnh cơ tim phì đại: các cơ của tim lớn hơn nhiều so với bình thường, có thể gây căng thẳng cho tim. Khuyết tật vách ngăn: xuất hiện một lỗ giữa 2 buồng tim, có thể khiến tim to ra và/hoặc dẫn đến áp suất cao trong phổi. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh tim bẩm sinh, trong đó có yếu tố di truyền. 11. Khiếm khuyết gen đơn Theo ThS.BS Nguyễn Thị Oanh, có khoảng 70.000 gen trên 46 nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào của cơ thể. Các gen thành từng cặp. Trong mỗi lần, 1 gen được thừa hưởng từ mẹ và gen còn lại từ bố. Các gen giúp kiểm soát các đặc điểm của con người và chúng cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe do thay đổi gen (đột biến). Khi một gen đơn lẻ bị thay đổi, một số vấn đề sức khỏe sẽ xảy ra, được gọi là hội chứng. Một số hội chứng di truyền có tỷ lệ dị tật tim cao, bao gồm: Hội chứng Marfan Hội chứng Smith-Lemli-Opitz Hội chứng Ellis-van Creveld Hội chứng Holt-Oram Hội chứng Noonan Mucopolysaccharidoses Hội chứng Alagille Khi trẻ sinh ra có dị tật tim bẩm sinh và có thể mắc hội chứng di truyền, một bác sĩ chuyên về di truyền học (nhà di truyền học lâm sàng) có thể được yêu cầu khám và xét nghiệm cho con bạn. Nếu một đứa trẻ đã được chẩn đoán có vấn đề về nhiễm sắc thể hoặc di truyền khác, hãy trao đổi với chuyên gia tư vấn di truyền để giúp xác định nguy cơ dị tật tim ở những đứa trẻ trong tương lai. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh tim bẩm sinh do di truyền Vì rất khó kiểm soát nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh nên không có cách nào đảm bảo để tránh sinh con mắc bệnh này. Tuy nhiên, một số lưu ý có thể giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa hiệu quả bệnh tim bẩm sinh do di truyền, như là: (4) Mẹ bầu đã được tiêm chủng phòng ngừa bệnh rubella và cúm. Tránh uống rượu hoặc dùng thuốc trong quá trình mang thai. Uống 400 microgam axit folic bổ sung mỗi ngày trong 3 tháng đầu (12 tuần đầu) của thai kỳ. Điều này làm giảm nguy cơ sinh ra trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh và một số loại dị tật bẩm sinh khác. Trao đổi trước với bác sĩ khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai, bao gồm các biện pháp thảo dược và thuốc bán sẵn không cần kê đơn. Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng. Nếu đái tháo đường, hãy đảm bảo rằng căn bệnh này được kiểm soát. Tránh tiếp xúc với các dung môi hữu cơ như dung môi dùng trong giặt khô, chất pha loãng sơn và chất tẩy sơn móng tay. Những người bị bệnh tim bẩm sinh thường phải theo dõi điều trị suốt đời. Vì vậy cần được bác sĩ chuyên khoa xem xét cả trong thời thơ ấu và ở tuổi trưởng thành. Điều này là do những người có vấn đề phức tạp về tim có thể phát triển thêm các vấn đề với nhịp tim hoặc van tim theo thời gian. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc bệnh tim bẩm sinh có di truyền không.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-suc-dich-truyen-o-benh-nhan-nhiem-khuan-huyet-phan-2-vi
Hồi sức dịch truyền ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết - Phần 2
Bài viết được viết bởi TS.Bác sĩ Trương Ngọc Hải - Bác sĩ Hồi sức - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Hồi sức dịch truyền một cách phù hợp giúp cải thiện tưới máu mô, cải thiện tình trạng sốc. Giảm tưới máu mô do NKH biểu hiện qua rối loạn chức năng cơ quan và tăng lactate máu, có thể kèm theo tụt huyết áp. Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một thử thách toàn cầu với khoảng 20 – 30 triệu người tử vong mỗi năm trên toàn thế giới [3],[22]. Tỷ lệ tử vong vẫn còn rất cao, chiếm khoảng 50% ở bệnh nhân sốc NKH [17]. Chi phí liên quan đến chăm sóc và điều trị bệnh nhân NKH/sốc NKH là một gánh nặng y tế của nhiều quốc gia [3]. Điều trị NKH/sốc NKH vẫn tập trung chính vào bù dịch, sử dụng kháng sinh, kiểm soát ổ nhiễm và sử dụng thuốc vận mạch [19]. Bù dịch hay cụ thể hơn là điều trị cân bằng dịch vẫn còn nhiều tranh cãi, mặc dù tỷ lệ tử vong được cải thiện rõ rệt với liệu pháp bù dịch [7], [42].NKH/sốc NKH thường liên quan đến giảm thể tích nội mạch hiệu quả do giảm lượng dịch nhập, tăng mất dịch ra ngoài, mất dịch vào khoang thứ ba và dãn mạch. Bù dịch thường là một điều trị cần thiết để tăng cung lượng tim và cải thiện tưới máu mô. Tuy nhiên việc truyền dịch quá tích cực có thể dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong do các biến chứng của quá tải dịch [1],[8],[18],[24],[47],[50]. Vì vậy, hồi sức bù dịch chỉ nên được thực hiện ở những bệnh nhân còn có đáp ứng với bù dịch. Các phương pháp tiên đoán đáp ứng dịch thường không được sử dụng trên lâm sàng khi bù dịch cho bệnh nhân [12]. Lý do một phần có thể là do các dấu hiệu đáp ứng dịch không phải dễ để đánh giá và tất cả các kỹ thuật theo dõi huyết động đều có những hạn chế.Để giải quyết vấn đề này, gần đây các khuyến cáo chỉ ra rằng nên tiếp cận bù dịch theo bốn giai đoạn: cứu mạng, tối ưu hóa, ổn định và xuống thang [49]. Khuyến cáo trên giúp chúng ta biết được mục tiêu cân bằng dịch nhưng lại không chỉ rõ lượng dịch truyền cần thiết ở từng giai đoạn là bao nhiêu. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiếp tục để cân bằng dịch dương sau giai đoạn hồi sức sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân NKH/sốc NKH [50],[7]. Hiện nay, khuyến cáo cũng chưa chỉ rõ thời điểm phù hợp để chuyển từ cân bằng dịch dương sang cân bằng dịch âm. 1. Các thành phần của cân bằng dịch Cân bằng dịch là sự khác biệt giữa dịch nhập và xuất, nhưng các thành phần có thể thay đổi linh hoạt trong quá trình điều trị. Hiện nay, chúng ta chưa có dữ liệu về cân bằng dịch sau tuần đầu của NKH, vì hầu hết các nghiên cứu tập trung vào 7 đến 8 ngày đầu tại hồi sức hoặc nằm viện.Trong thực hành lâm sàng hằng ngày, lượng dịch xuất phần lớn là nước tiểu, dịch dẫn lưu, dịch siêu lọc khi lọc máu, còn lại là một phần nhỏ là lượng nước mất không nhân biết như mồ hôi, hơi thở, mất qua da. Chỉ có một số ít nghiên cứu khảo sát lượng nước tiểu. Hai nghiên cứu báo cáo lượng nước tiểu ghi nhận không có sự khác biệt về lượng nước tiểu giữa bệnh nhân sống và tử vong [1],[8]. Quan trọng hơn là khi xảy ra cân bằng dịch dương đa phần do tăng lượng dịch nhập. Vì vậy, bù dịch được xem như là yếu tố có thể điều chỉnh hiệu quả nhất để phòng ngừa quá tải dịch.Nghiên cứu FACTT (Fluids and Catheters Treatment Trial) phân loại bệnh nhân theo mức CVP lúc nhập Khoa HSTC. Những bệnh nhân có giá trị CVP lớn hơn 8mmHg thì sự khác biệt trong điều trị giữa hai nhóm bệnh nhân sống và tử vong chủ yếu là sử dụng thuốc lợi tiểu. Sử dụng lợi tiểu không liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có giá trị CVP dưới 8 mmHg, sự khác biệt giữa hai nhóm sống và tử vong chủ yếu do cân bằng dịch. Việc tích cực bù dịch sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có CVP nhỏ hơn 8 mmHg trong phân tích đa biến [45]. Ngoài ra, trên những bệnh nhân được truyền dịch theo phác đồ, chỉ có 23% số lần bù dịch được xem là có đáp ứng bù dịch. Điều này ủng hộ quan điểm rằng bệnh nhân đã được hồi sức trước đó có thể không được hưởng lợi từ việc bù thêm dịch và CVP là một chỉ dấu không tốt của việc tiên đoán đáp ứng bù dịch.Dịch có thể được truyền vì mục tiêu huyết động hoặc không phải huyết động. Khi bù dịch chống sốc, thể tích dịch truyền cho hồi sức vì mục tiêu huyết động có xu hướng giảm dần kể từ lúc nhập Khoa HSTC.Ngược lại, thể tích dịch truyền không vì mục tiêu huyết động như dinh dưỡng, thuốc và các chế phẩm máu lại tăng dần kể từ lúc nhập Khoa HSTC. Cần chú ý đến cả hai khi xác định chiến lược sử dụng dịch lâu dài và hợp lý ở mỗi bệnh nhân.Một vấn đề đáng lo ngại là đa phần nghiệm pháp bù dịch nhanh được thực hiện mà không kèm theo một phương tiện đánh giá đáp ứng bù dịch nào. Gần một phần ba bệnh nhân tăng thể tích nội mạch không có lợi khi bù dịch theo hướng dẫn của SSC 2016 [11]. Một số thử nghiệm gần đây đề nghị bù dịch theo các thông số động đánh giá đáp ứng bù dịch [15]. Điều này có thể giúp giảm thể tích dịch truyền không cần thiết, mang lại những lợi ích sau này, làm giảm khả năng quá tải dịch và giảm lượng dịch cần loại bỏ vào những giai đoạn sau. 2. Các giai đoạn cân bằng dịch Vincent và De Backer [49] đề xuất mục tiêu điều trị cho từng giai đoạn ở bệnh nhân sốc. Đề xuất này được thông qua bởi ADQI lần thứ XII về quản lý dịch ở bệnh nhân hồi sức. Mô hình này định nghĩa bốn giai đoạn điều trị của sốc: (1) Giai đoạn cứu mạng, mục tiêu đạt được là huyết áp tối thiểu chấp nhận được để duy trì sự sống; (2) Giai đoạn tối ưu, với mục tiêu tăng cung lượng tim tương ứng nhu cầu của cơ quan; (3) Giai đoạn ổn định, tập trung chủ yếu vào hỗ trợ và phòng ngừa biến chứng; và (4) Giai đoạn xuống thang, là thời điểm đánh giá bệnh nhân nên được ra khỏi khoa hồi sức.Trong giai đoạn cứu mạng và tối ưu hóa của sốc NKH, lượng dịch nhập có vẻ nhiều hơn lượng dịch xuất, mục tiêu nhằm cải thiện tưới máu các cơ quan. Trong giai đoạn cứu mạng, bù dịch theo kinh nghiệm được ưu tiên thực hiện. Trong giai đoạn tối ưu, tình trạng đe dọa tính mạng thường đã được kiểm soát, nhưng sốc còn bù có thể vẫn tồn tại, bù dịch một cách thận trọng được chỉ định và được hướng dẫn bởi những thông số huyết động nhằm tránh bù dịch không cần thiết.Trong giai đoạn ổn định, bệnh nhân có thể bị vô niệu cũng như rối loạn chức năng hệ cơ quan khác. Ở giai đoạn ổn định, hiển nhiên việc bù dịch là không có lợi. Điều trị chính trong giai đoạn này là hỗ trợ chức năng cơ quan. Thể tích dịch không dùng để hỗ trợ huyết động nên được hạn chế tối thiểu [15]. Nên đặt mục tiêu cân bằng dịch âm tính bằng cách sử dụng lợi tiểu. Với những bệnh nhân cần điều trị thay thế thận, siêu lọc nên được điều chỉnh để đạt được cân bằng dịch mong muốn. Cuối cùng, trong giai đoạn xuống thang, nên hướng đến mục tiêu cân bằng dịch âm tính để phục hồi và ngăn ngừa những tác động không mong muốn của quá tải dịch. Tóm lại, cân bằng dịch âm tính nên được xem là mục tiêu trong giai đoạn ổn định và xuống thang [49]. Cân bằng dịch trung tính trong giai đoạn tối ưu có lợi hay không thì vẫn còn chưa rõ. 3. Cách đạt cân bằng dịch âm trong nhiễm khuẩn huyết Mặc dù hồi sức dịch rất cần thiết trong điều trị bệnh nhân NKH/sốc NKH vào giai đoạn cứu mạng và tối ưu hóa. EGDT thường dẫn đến quá tải dịch, gây hại cho bệnh nhân hơn có lợi. Liệu pháp bù dịch có cửa sổ điều trị hẹp và sẽ sớm mất đi tác dụng cải thiện huyết động. Do đó, một vài tác giả đề xuất việc sử dụng sớm vận mạch để điều trị tụt huyết áp do sốc NKH sau khi bù 20 đến 25 ml/Kg trong giờ đầu hồi sức. Thực tế, nghiên cứu cho thấy sử dụng Norepinephrine (< 2 giờ sau sốc NKH) giảm thời gian tụt huyết áp và giảm tỷ lệ tử vong [4].Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng về EGDT trong NKH (thử nghiệm ProCESSS [52], ARISE [38], ProMIse [35]) truyền khoảng 50 đến 60 ml/Kg dịch trong 6 giờ đầu của sốc NKH. Một vài tác giả cho rằng đa phần bù dịch không có lợi ích về huyết động trong các thử nghiệm lâm sàng này. Các nghiên cứu này sử dụng CVP để hướng dẫn bù dịch. CVP là một thông số tĩnh, có khả năng đánh giá đáp ứng bù dịch của bệnh nhân rất kém. Vì vậy, khuyến cáo của SSC năm 2018 đã loại bỏ hoàn toàn CVP ra EGDT.Trong giai đoạn ổn định và xuống thang, sử dụng lợi tiểu hoặc thẩm tách với siêu lọc là an toàn để đạt được cân bằng dịch âm. Mặc dù phác đồ không cho phép phối hợp lợi tiểu và vận mạch, sử dụng lợi tiểu để đạt cân bằng dịch âm tính trên bệnh nhân đang sử dụng vận mạch hầu như không có biến chứng bất lợi nào. Sự an toàn của lợi tiểu trên bệnh nhân đang sử dụng vận mạch đã được chứng minh trong thử nghiệm FACTT [51]. Vì vậy theo chúng tôi, cân bằng dịch âm hoặc bằng không có thể đạt được trên bệnh nhân sử dụng vận mạch liều thấp trong giai đoạn ổn định, miễn là tưới máu mô được đảm bảo. Vấn đề này vẫn đang được chứng minh.Tuy nhiên, dù tiếp cận sử dụng lợi tiểu hay lọc máu để đạt cân bằng dịch âm thì nỗi sợ rút dịch quá nhiều vẫn đáng được quan tâm. Mục tiêu điều trị nhằm loại bỏ lượng dịch quá tải ở mô kẽ, nhưng thực chất dịch trong nội mạch bị loại bỏ trước. Các chuyên gia cho rằng tụt huyết áp sẽ không xảy ra khi tốc độ tái hấp thu dịch từ mô kẽ tương xứng với tốc độ loại bỏ dịch. Tuy nhiên tốc độ tái hấp thu dịch từ mô kẽ xảy ra như thế nào thì hiện nay chúng ta chưa có thể biết được. Đa số các nghiên cứu quan sát đề xuất rút dịch tăng dần theo từng giờ để tìm ra được thể tích dịch cần rút tối ưu nhất. Marenzi và cộng sự [30] chứng minh có thể rút dịch ở bệnh nhân phù với tốc độ 500 ml/giờ mà không có ảnh hưởng huyết động trên bệnh nhân suy tim. Flythe và cộng sự [21] cho thấy tốc độ rút dịch cao hơn 10 ml/Kg/giờ có liên quan đến tỷ lệ tử vong. Các bằng chứng lọc máu ở bệnh nhân ngoại trú ủng hộ tốc độ rút thấp và tăng dần để cho phép có thời gian dịch di chuyển từ mô kẽ và khoang nội mạch.Có thể đạt được mục tiêu cân bằng dịch âm tính bằng lợi tiểu hoặc lọc máu. Bên cạnh mục tiêu cân bằng dịch, chúng ta phải kết hợp thêm tình trạng chức năng thận của bệnh nhân. Lợi tiểu được ưu tiên sử dụng trước nếu không cần mục tiêu lấy chất hòa tan (như hội chứng ure huyết hoặc tăng kali đáng kể) khi bệnh bị suy thận. Tuy nhiên, nếu sử dụng lợi tiểu mà bệnh nhân vẫn vô niệu hoặc suy thận nặng hơn (tăng kali máu, toan chuyển hóa, hội chứng tăng ure huyết) hoặc quá tải dịch không kiểm soát thì nên khởi động lọc máu.Tóm lại, cân bằng dịch ở bệnh nhân NKH/sốc NKH là một quá trình động học thay đổi theo thời gian. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà chúng ta có chiến lược điều trị cân bằng dịch khác nhau. Trong giai đoạn sớm của NKH/sốc NKH lượng dịch hồi sức không đủ sẽ gây thiếu tưới máu đến các cơ quan, dẫn đến tình trạng suy đa cơ quan. Trái lại, trong giai đoạn muộn, cân bằng dịch dương lại ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan do quá tải tuần hoàn, xung huyết cơ quan. Tuy nhiên diễn tiến từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn như thế nào và thời điểm chuyển tiếp là lúc nào hầu như chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tac-dung-phu-cua-dung-cu-tu-cung-giup-tranh-thai-vi
Tác dụng phụ của dụng cụ tử cung giúp tránh thai
Dụng cụ tử cung là một biện pháp tránh thai hữu hiện bằng cách đặt một dụng cụ có hình dạng chữ T vào tử cung nhằm ngăn cản phôi làm tổ. Phương pháp này hiệu quả và có tỉ lệ thành công lên đến 99%, tuy nhiên chúng cũng có một số tác dụng phụ. Vậy những tác dụng phụ này có thể là gì? 1. Dụng cụ tử cung là gì? Dụng cụ tử cung (IUD) là một hình thức tránh thai mà bác sĩ đặt vào bên trong lòng tử cung của bạn (thông thường có dạng hình chữ T) nhằm ngăn chặn phôi thai làm tổ trong tử cung.Dụng cụ tử cung (IUD) có hai loại chính là dụng cụ tử cung chứa đồng và dụng cụ tử cung chứa nội tiết. Đối với dụng cụ tử cung có chứa đồng, sẽ bảo vệ khỏi việc mang thai lên đến 10 năm. Trong khi dụng cụ tử cung chứa nội tiết có thời hạn sử dụng là 5 năm.Sử dụng dụng cụ tránh thai là một phương pháp tránh thai có hiệu quả rất cao lên đến 99%. Đây là một thủ tục nhanh chóng được thực hiện tại phòng khám.Gần 4,5 triệu phụ nữ ở Hoa Kỳ sử dụng dụng cụ tử cung (IUD) để ngừa thai. Chúng rất hiệu quả trong việc ngừa thai, cứ 100 phụ nữ đặt vòng tránh thai thì chỉ có một người mang thai khi sử dụng thiết bị này. 2. Một số tác dụng phụ của dụng cụ tử cung Dụng cụ tránh thai vốn rất an toàn. Một số phụ nữ có thể gặp phải tác dụng phụ, nhưng chúng thường nhẹ. Rất hiếm khi xảy ra sự cố nghiêm trọng từ việc sử dụng dụng cụ tránh thai.Các tác dụng phụ từ phương pháp ngừa thai này có thể khác nhau đối với mỗi người. Những tác dụng bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào loại vòng tránh thai bạn có và tiền sử bệnh của bạn. Không có cách nào để dự đoán cơ thể bạn sẽ phản ứng với IUD như thế nào. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết về chúng.2.1. Đau quặn bụngSau khi đặt dụng cụ tử cung, bạn có thể bị co thắt vùng bụng giống như trong chu kỳ kinh nguyệt trong vài ngày đầu tiên. Co thắt nhẹ là triệu chứng bình thường. Bởi vì dụng cụ tử cung là một vật lạ đối với cơ thể. Khi đặt dụng cụ tử cung vào trong buồng tử cung, một số người phụ nữ nhạy cảm cơ tử cung sẽ có xu hướng co bóp để loại bỏ vật lạ này. Nếu cơn đau trở nên dữ dội, hãy gọi cho bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn đầy đủ Sau khi đặt dụng cụ tử cung, bạn có thể bị co thắt vùng bụng giống như trong chu kỳ kinh nguyệt trong vài ngày đầu tiên 2.2. Ngất xỉuMột số phụ nữ cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu ngay sau khi bác sĩ đặt vòng tránh thai. Đặt dụng cụ tử cung là một thủ thuật có xâm lấn mặc dù rất ít đối với cơ thể. Khi có tiếp xúc với trong lòng tử cung, ở một số người phụ nữ nhạy cảm có thể xảy ra phản xạ theo dây thần kinh phế vị làm giảm nhịp tim. Vì vậy, bạn có thể cảm thấy hơi chóng mặt hoặc nặng hơn là ngất. Để không bị ngất, hãy nằm xuống cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn, sau đó đứng dậy thật chậm.2.3. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệtKinh nguyệt của bạn có thể bị thay đổi sau khi bạn đặt dụng cụ tử cung. Vòng tránh thai nội tiết (Liletta, Kyleena, Mirena và Skyla) thường làm cho kinh nguyệt nhẹ hơn và ngắn hơn. Đôi khi là dừng kinh nguyệt hoàn toàn.Vòng tránh thai bằng đồng (ParaGard) có thể khiến kinh nguyệt của bạn nặng hơn trong vài tháng đầu. Một số phụ nữ bị ra máu hoặc ra máu giữa các kỳ kinh. Chu kỳ thường có thể trở lại bình thường trong vòng 6 tháng sau khi bạn đặt vòng tránh thai.2.4. U nang buồng trứngKhoảng 1/10 phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng xuất hiện những nang trứng to chứa đầy dịch trong buồng trứng của họ trong năm đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai. U nang thường tự biến mất trong vòng 3 tháng.Hầu hết các u nang buồng trứng đều là nang trứng cơ năng lành tính và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng một số sẽ gây đầy hơi, sưng tấy hoặc đau bụng dưới. Cơn đau có thể trở nên đột ngột hoặc dữ dội nếu u nang bị vỡ. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Khoảng 1/10 phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng xuất hiện những nang trứng to chứa đầy dịch trong buồng trứng của họ trong năm đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai 2.5. Mang thaiSử dụng biện pháp tránh thai với mục đích nhằm giúp người phụ nữ không có thai ngoài ý muốn. Mặc dù tỷ lệ tránh thai thành công lên đến 99% nhưng vẫn có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân có thể mang thai khi đặt vòng tránh thai. Nếu trường hợp này xảy ra sẽ rất nguy hiểm, bởi có thể:Sẩy thaiNhiễm trùngChuyển dạ sinh nonNếu muốn giữ thai, bạn sẽ phải tháo vòng tránh thai. Việc tháo dụng cụ tử cung tránh thai cũng có những rủi ro khi bạn đang mang thai. Hỏi bác sĩ về các lựa chọn của bạn.2.6. Mang thai ngoài tử cungThai ngoài tử cung là khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung của bạn. Thai không thể sống sót và có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Mang thai trong khi đặt vòng tránh thai khiến bạn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn một chút. Mỗi năm, cứ 1.000 phụ nữ thì có 1 người đặt vòng tránh thai. Có thể xảy ra nhiều hơn một chút nếu bạn đã từng mang thai ngoài tử cung, nhiễm trùng vùng chậu hoặc phẫu thuật ống dẫn trứng trước đây. Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn thấy đau bụng hoặc chảy máu âm đạo. Đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung.2.7. Nhiễm trùngVòng tránh thai làm tăng nhẹ khả năng bị nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, được gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID). Vi khuẩn gây PID có thể xâm nhập vào cơ thể bạn khi vòng tránh thai được đưa vào.Bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng trong 20 ngày đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai và có nhiều hơn một bạn tình cũng làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ này.Điều quan trọng là điều trị PID nhanh chóng để tránh các vấn đề nghiêm trọng. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có các triệu chứng như:Đau bụngĐau khi quan hệ tình dụcTiết dịch có mùi từ âm đạoỚn lạnhSốtChảy máu nhiềuBác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị PID.2.8. Thủng tử cungRất hiếm khi, đặt dụng cụ tử cung gây nên tác dụng phụ này. Bạn sẽ cần phải loại bỏ dụng cụ tử cung và cần can thiệp điều trị nếu điều này xảy ra. Một biến chứng rất hiếm gặp khi đặt vòng tránh thai chính là thủng tử cung 2.9. Tụt dụng cụ tử cungĐây là tình trạng khi vòng tránh thai bị rơi ra ngoài tử cung và thường xảy ra ở khoảng 3% phụ nữ. Nguy cơ cao hơn một chút ở những phụ nữ đã từng mang thai.Trào lưu gây ra các triệu chứng như chảy máu và đau, nhưng một số phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu bạn nghĩ rằng vòng tránh thai của mình bị rơi ra ngoài, không nên cố tự đặt vòng vào lại. Hãy đến gặp bác sĩ để có khuyên và lựa chọn được phương pháp tránh thai hợp lý.Dụng cụ tránh thai tử cung hiện là phương pháp tránh thai được nhiều chị em áp dụng, bởi những ưu điểm về thời gian, sự gọn nhẹ, hiệu quả cao. Tuy nhiên để hạn chế gặp phải những tác dụng phụ hoặc lựa chọn phương pháp tránh thai không hợp lý, bạn nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có những chỉ định phù hợp.Chuyên khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và xử lý tất cả các vấn đề từ bệnh lý phụ khoa, phẫu thuật các khối u, điều trị rối loạn nội tiết phụ nữ ở các lứa tuổi, thực hiện các biện pháp tránh thai... uy tín. Do đó, khi có bất cứ vấn đề gì, khách hàng có thể tới trực tiếp bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có những chỉ định phù hợp.Quy trình kiểm tra tại bệnh viện luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kết hợp cùng hệ thống cơ sở vật chất tân tiến mang đến cho khách hàng những yên tâm và sự lựa chọn tốt nhất. Nguồn tham khảo: webmd.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-kho-khe-o-tre-em-vi
Nguyên nhân khò khè ở trẻ em
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ma Văn Thấm - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là triệu chứng hô hấp rất phổ biến, thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Khò khè là âm thanh gần giống với tiếng ngáy, có thể nghe bằng tai (áp sát tai) hoặc bằng ống nghe. Phần lớn âm thanh khò khè nghe được khi trẻ thở ra, tuy nhiên khi trẻ hít vào cũng có thể bị khò khè. Vậy nguyên nhân gây khò khè ở trẻ em là gì? 1. Nhận diện những dấu hiệu thở khò khè ở trẻ Khò khè là triệu chứng rất phổ biến trong suốt thời thơ ấu và trẻ em dưới 3 tuổi, ngoại trừ ở giai đoạn sơ sinh tương đối hiếm. Khoảng 19% trẻ em 10 tuổi từng có khò khè với độ tuổi trung bình khởi phát là 3 tuổi. Ngoài ra, một số nghiên cứu dân số cho biết 30% trẻ em bị khò khè trong giai đoạn mắc nhiễm trùng hô hấp trước năm 3 tuổi. Khò khè tái diễn thường xảy ra, nhưng phần lớn chúng giảm dần theo độ tuổi của đứa trẻ.Khò khè ở trẻ em đôi khi bị hòa lẫn với các nguyên nhân gây tạp âm khác bao gồm tất cả các nguyên nhân gây tắc nghẹt mũi trong 2 năm đầu đời.Khò khè có thể là triệu chứng đơn độc hoặc phối hợp với các triệu chứng khác của hệ hô hấp và ngoài hô hấp. Trẻ thường được đưa đến khám không phải vì khò khè đơn độc mà do các lí do khác như ho, khó thở, sốt, nếu khò khè đơn độc thì phải là khò khè dai dẳng hoặc tái diễn nhiều lần. Khò khè có thể lành tính và tự giới hạn nhưng cũng có thể là triệu chứng báo hiệu bệnh lý cấp tính nặng.Khò khè là âm thanh có âm sắc cao như tiếng huýt sáo xuất hiện khi các đường hô hấp nhỏ bị hẹp lại do co thắt phế quản, dày niêm mạc do viêm phù nề, quá nhiều chất tiết hoặc dị vật đường thở. Nó được nghe chủ yếu trong khi thở ra do tắc nghẽn đường thở ở mức độ nhất định. Bên cạnh đó, nó có nhiều âm sắc đa dạng khe hẹp đường thở ở nhiều mức độ như trong bệnh hen suyễn. Khò khè đơn âm sắc được tạo ra trong các đường hô hấp lớn hơn trong thì thở ra như khí quản hoặc phế quản đoạn xa.XEM THÊM: Trẻ bị khò khè: Nhận diện dấu hiệu bất thường Trẻ thở khò khè kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn 2. Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ em Nhóm nguyên nhân Bệnh lý Cấp tính Viêm tiểu phế quảnHen phế quảnViêm phế quảnViêm thanh khí phế quảnDị vật đường thởDị vật thực quản Từ từ bất thường cấu trúc Bất thường sụn khí phế quảnVòng mạch hoặc slingHẹp khí quảnKhối trung thấtTim to Từ từ bất thường chức năng Hen phế quảnTrào ngược dạ dày thực quản Hội chứng hítXơ nangBệnh phổi mạnPCDSuy giảm miễn dịchDị vật đường thở bỏ quênBất thường chức năng dây thanh âmBệnh phổi kẽ Bảng 1: Phân loại khò khè theo diễn biến Tuổi < 12 tháng > 12 tháng Thường gặp Viêm tiểu phế quảnViêm phổiHen nhũ nhiTrào ngược dạ dày thực quản Hen phế quảnDị vật đường thở Ít gặp Loạn sản phế quản phổiDị vật đường thở bỏ quênHội chứng hítRối loạn nuốt Dị vật đường thở bỏ quênViêm phổi không điển hình Hiếm gặp Tim bẩm sinhSuy giảm miễn dịchBất thường lông chuyển biểu mô hô hấp Lao hạchHạch toU trung thấtNhiễm ký sinh trùng phổi Dị tật bẩm sinh:Dị tật đường thởRò khí thực quảnVòng mạch, sling Lắng động sắtThiếu hụt alpha1 - antitrysin Bảng 2: Phân loại khò khè theo tuổiKhò khè ở trẻ em có thể là một dấu hiệu của các bệnh lý lâm sàng đa dạng. Theo đó, cần tìm kiếm nguyên nhân và đánh giá tình trạng lâm sàng cẩn thận trước khi tiến hành điều trị. Không phải mọi trường hợp khò khè đều là dấu hiệu của bệnh hen phế quản nhưng có thể dự đoán nguy cơ hen ở những trẻ khò khè. Thử nghiệm dị ứng ở những trẻ nhỏ này có thể có giá trị đáng kể trong tìm kiếm các chất gây dị ứng có thể tránh được. Tình trạng bệnh tật cũng như chất lượng cuộc sống được cải thiện nếu liệu pháp điều trị được bắt đầu trong thời gian thích hợp.Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lýHãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://suckhoedoisong.vn/nguoi-bi-soi-than-nen-uong-bao-nhieu-nuoc-moi-ngay-169231009113208913.htm
09-10-2023
Người bị sỏi thận nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
1. Nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi thận Sỏi tiết niệu là những phân tử rắn được hình thành do sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu. Sỏi có thể hình thành từ nhiều loại khoáng chất nhưng loại phổ biến nhất là canxi oxalate. Chúng có nhiều khả năng phát triển trong nước tiểu đậm đặc. Sự hình thành sỏi có thể do các yếu tố như tiền sử gia đình, bệnh thận tiềm ẩn, béo phì, đái tháo đường, viêm ruột, đặc biệt chế độ là chế độ ăn uống thiếu khoa học, tiêu thụ nhiều muối và uống không đủ nước. Các triệu chứng sỏi thận có thể bao gồm dấu hiệu đau thắt lưng một bên hoặc cả hai bên, buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh, tiểu rắt, tiểu són và nước tiểu có máu. Cơn đau có thể đau âm ỉ, từng cơn hoặc đau dữ dội liên tục nếu gây tắc đường niệu… Hình ảnh sỏi thận. Theo BSCKII. Trịnh Hùng, Phó Trưởng Khoa Nội Thận khớp, Bệnh viện 198, có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận như: Uống không đủ nước hoặc nhịn tiểu thường xuyên; Chế độ ăn uống không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều đạm…); Sử dụng thuốc không đúng cách; Mắc một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, tiêu chảy, Crohn, trào ngược bàng quang - niệu quản, túi thừa bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu… Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn dùng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những thực phẩm người mắc bệnh sỏi thận phải tránh xa ĐỌC NGAY 2. Vai trò của nước trong phòng và điều trị sỏi thận Nước cần thiết cho hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thận. Thận thực hiện chức năng lọc chất lỏng ra khỏi máu và hệ thống tiết niệu sau đó thải ra dịch lọc cô đặc dưới dạng nước tiểu. Nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận là do cơ thể thiếu nước và phần lớn người bệnh sỏi thận thường không uống đủ lượng nước khuyến nghị hàng ngày. Nghiên cứu cho thấy, nước có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi ban đầu. Uống nhiều nước có thể giúp ngăn ngừa tái phát ở những người đã từng bị sỏi thận. Uống nhiều nước sẽ làm tăng khối lượng nước tiểu đi qua thận, giúp làm loãng nồng độ của các khoáng chất, vì vậy chúng ít có khả năng kết tinh và tạo thành cục. Uống nhiều nước cũng là một cách đơn giản để giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiểu và giúp điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, đối với một người khỏe mạnh bình thường nên uống khoảng 8 ly nước, tương đương 2 lít nước mỗi ngày để bù đắp lượng chất lỏng bị loại bỏ dưới dạng nước tiểu và mồ hôi. Đây là tổng lượng chất lỏng chúng ta cần cung cấp cho cơ thể, bao gồm nước lọc và các loại đồ uống cùng thực phẩm chứa nhiều nước khác. Trong trường hợp tập thể dục ra nhiều mồ hôi, hoạt động ngoài trời nắng nóng cần uống nhiều nước hơn. Đối với người bị sỏi thận, việc uống đủ nước càng trở nên quan trọng hơn. Nếu người bệnh uống đủ nước có thể giúp đẩy sỏi ra ngoài. Uống nhiều nước hơn lượng nước tiểu thải ra nhiều hơn, điều này có nghĩa là lượng muối và khoáng chất dư thừa sẽ được thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nước còn giúp di chuyển sỏi qua đường tiết niệu và được đào thải qua nước tiểu. Uống nhiều nước giúp phòng ngừa và điều trị sỏi thận. Ngoài ra cần lưu ý hạn chế tiêu thụ nhiều caffeine (trà và cà phê), nước có gas, đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo, tránh uống rượu vì rượu khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng. Lý do uống rượu làm cơ thể mất nước là vì các chất chuyển hóa từ rượu làm tăng nhu cầu đào thải qua thận sẽ dẫn đến tăng lượng nước tiểu. Việc tăng sản xuất nước tiểu, đổ mồ hôi, nôn mửa và tiêu chảy do uống rượu khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Theo BSCKII. Trịnh Hùng, người mắc sỏi thận cần lưu ý uống đủ nước 2 - 3 lít/ngày. Nên ăn nhiều chất xơ và rau. Đồng thời cần giảm đạm 0.8-1g/kg/ngày, giảm muối 4-5g/ngày trong khẩu phần ăn. Cần lưu ý tránh bổ sung quá nhiều vitamin C, calci không quá 1-1.2g/ngày. Kết hợp duy trì các hoạt động thể lực và tránh căng thẳng trong cuộc sống. Sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị SKĐS - Sỏi thận là một bệnh lý khá thường gặp. Bệnh thường gây ra những cơn đau lưng, đau thắt lưng âm ỉ hoặc dữ dội. Xem thêm video đang được quan tâm Chế độ ăn uống "vàng" giúp phòng ngừa sỏi thận
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-ve-cac-huyet-o-ban-chan-vi
Tìm hiểu về các huyệt ở bàn chân
Các huyệt ở bàn chân có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan phủ tạng. Do vậy, nắm vững sơ đồ các huyệt vùng chân sẽ giúp bạn dễ dàng xoa bóp lưu thông khí huyết, cải thiện sức khỏe và trị bệnh khi cần. Dưới đây là các huyệt ở chân cơ bản nhất mà ai cũng có thể xác định và tự day bấm ngay tại nhà. 1. Huyệt Thương Khâu Tên khác: Thương Khưu, Thương Kheo.Vị trí: Nằm ở ngay gần dưới hõm mắt cá chân mặt phía trong.Tác dụng: Huyệt Thương Khâu là một trong những huyệt ở bàn chân giúp chữa trị chứng đầy bụng khó tiêu, viêm ruột, nôn nao, viêm dạ dày, táo bón, tiêu chảy và các bệnh khác. Xoa bóp và day bấm huyệt này còn giúp khí huyết lưu thông từ lá lách đến các kinh mạch và ngược lại.Cách bấm huyệt: Xác định vị trí huyệt, bấm và giữ trong khoảng 3 phút (cho đến khi có cảm giác tê mỏi). Mỗi ngày thực hiện từ 3 - 5 lần, ở cả hai bên chân. 2. Huyệt Dũng Tuyền Tên khác: Địa xung, Quyết tâm, Địa cù,...Vị trí: Huyệt Dũng Tuyền nằm ở điểm trũng thấp nhất giữa gan bàn chân khoảng 1⁄3 về phía trước.Tác dụng: Đây là một trong các huyệt ở bàn chân có tác dụng dưỡng thận rất tốt, giúp giải độc thận và điều hòa cơ thể.Cách bấm huyệt: Vì đây là 1 trong 36 yếu huyệt nên khi bấm cần sử dụng lực hợp lý. Bạn có thể dùng ngón tay cái ấn và day nhẹ huyệt nhẹ nhàng 5 phút mỗi ngày. Thời điểm thực hiện trước 5 - 7 giờ sáng là lý tưởng nhất. Trước khi bấm huyệt Dũng Tuyền, bạn nên uống một cốc nước ấm để thận lọc tốt hơn. Huyệt Dũng Tuyền. 3. Huyệt Thái Xung Vị trí: Huyệt Thái Xung nằm ở phía trên mu bàn chân. Dùng ngón trỏ đo từ khe ngón chân cái và ngón chân áp cái lên 2 thốn chính là vị trí huyệt.Tác dụng: Huyệt Thái Xung có liên quan mật thiết đến hoạt động của gan. Bấm và day huyệt giúp kích thích quá trình thải độc ở gan, chữa các bệnh lý về gan ( suy nhược cơ thể, suy giảm chức gan, vàng da,...), chữa chứng bí tiểu, ăn không ngon miệng, táo bón, khó tiêu,...Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái tác động lên huyệt với lực nhẹ vừa phải, bấm trong khoảng 4 phút đến khi thấy hơi đau thì ngừng lại. 4. Huyệt Bát Phong Tên khác: Bát Xung.Vị trí: Huyệt Bát Phong là huyệt ở bàn chân n Huyệt chữa viêm ruột ằm trên mu bàn chân, bao gồm 8 huyệt nằm ở kẽ các đốt ngón chân của cả 2 bàn chân.Tác dụng: Huyệt Bát Phong giúp điều trị các chứng viêm đốt ngón chân, cước chân, đau bụng kinh.Cách bấm huyệt: Bấm và ấn day từng huyệt (mỗi huyệt trong 1 phút) mỗi khi thấy hiện tượng viêm và cước chân. Huyệt Bát Phong. 5. Huyệt Nội Đình Vị trí: Huyệt Nội Đình nằm ở mặt trên bàn chân, ngay giữa kẽ ngón chân thứ hai và thứ 3.Tác dụng: Day và bấm huyệt Nội Đình giúp điều trị viêm ruột, đau dạ dày, đau răng, đau đầu, chảy máu cam, sốt cao,...Cách bấm huyệt: Bấm nhẹ nhàng và giữ huyệt khoảng 1 - 3 phút, cả hai bên chân. 6. Huyệt Giải Khê Tên gọi khác: Hài Đái, Hài Đới.Vị trí: Huyệt Giải Khê nằm ở điểm chính giữa nếp gấp cổ chân, ở vị trí lõm giữa gân cơ duỗi chung ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái.Tác dụng: Huyệt Giải Khê có tác dụng điều trị chứng đau khớp cổ chân, tê liệt chân, bệnh thần kinh tọa.Cách bấm huyệt: Bấm và day huyệt nhẹ nhàng trong khoảng 1 - 3 phút tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Phía trên là một số các huyệt lòng bàn chân và các huyệt vùng chân cơ bản nhất. Thường xuyên xoa bóp, day bấm các huyệt ở bàn chân kết hợp với ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn lưu thông khí huyết, đẩy lùi hàn khí, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà.Bài viết tham khảo: osanno.vn, ythuatgiabao.com, suckhoedoisong.vn, tinhhoathaoduocviet.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trieu-chung-va-nguyen-nhan-cua-dieu-vi
Triệu chứng và nguyên nhân của thất điều
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Duy Dũng - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Thất điều là một triệu chứng thực thể khi khám và thường liên quan đến bệnh của tiểu não. Các nguyên nhân của thất điều rất đa dạng, vì vậy quy trình cho thất điều tiểu não thường đặt ra những thách thức lớn cho các bác sĩ chuyên khoa thần kinh. 1. Tổng quan Các nguyên nhân của thất điều rất đa dạng, từ nhiễm trùng và trung gian miễn dịch đến thoái hóa. Thêm vào đó, cũng có nhiều nguyên nhân gen của thất điều. Do vậy, quy trình cho thất điều tiểu não thường đặt ra những thách thức lớn cho các bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Thêm vào đó, điều trị thất điều tiểu não thường được cho là không hiệu quả, để lại nhiều bệnh nhân thất điều không được điều trị. Hơn nữa, các triệu chứng không vận động, như trầm cảm và rối loạn cảm xúc, hay gặp ở bệnh nhân thất điều và thường bị bỏ sót và không được điều trị.Để tránh những thách thức này về chẩn đoán và điều trị bệnh nhân thất điều, bài viết này cung cấp cách tiếp cận từng bước và một tổng quan về thất điều. Bài viết này không bao phủ thất điều do đột quỵ, u, hoặc xơ cứng rải rác vì những thất điều liên quan những tổn thương này dễ dàng được xác định bằng hình ảnh thần kinh và được thảo luận trong những bài viết khác. Trầm cảm có thể xảy ra ở bệnh nhân thất điều 2. Các triệu chứng của thất điều Thất điều là một triệu chứng thực thể khi khám và thường liên quan đến bệnh của tiểu não. Tuy nhiên, thông tin cảm giác bất thường đi về tiểu não, như các bệnh liên quan đến cột sau / hệ thống cảm giác bản thể, cũng có thể gây ra thất điều. Vì vậy, thất điều có thể có cả hai thành phần vận động và cảm giác, và không phải tất cả các bệnh nhân thất điều đều có bệnh ở tiểu não.Bước đầu tiên để tiếp cận bệnh nhân thất điều tiểu não là nhận ra dáng đi mất thăng bằng, thường là triệu chứng đầu tiên ở bệnh nhân thất điều. Thông thường, bệnh nhân sẽ khó lên và xuống cầu thang và sẽ phải nắm vào thanh chắn. Các triệu chứng sớm hay gặp khác bao gồm khó chạy, khó bước với gót chân cao hoặc đi chân đất trên bãi biển, và xoay về một phía. “Bạn có bước đi được khi say không?” là một câu hỏi có ích, và một số bệnh nhân thể hiện sự nhạy cảm với một lượng nhỏ ethanol. Trong giai đoạn muộn của bệnh, ngã thường xảy ra. Trong giai đoạn sớm, bệnh nhân thất điều đôi khi có nhìn đôi khi quay đầu nhanh. Nhìn mờ, do nhìn đôi nhẹ và thoáng qua, cũng hay gặp. Nói lắp, nói líu nhíu có thể biểu hiện, làm cho một số từ ngữ khó hiểu. Bệnh nhân cũng có thể mất sự khéo léo của bàn tay với biểu hiện viết chữ xấu và khó thực hiện các thao tác tinh tế của bàn tay.Ngay khi triệu chứng thất điều được xác định, điều quan trọng tiếp theo là tìm hiểu về thời gian tiến triển thất điều (cấp, bán cấp, mạn tính, từng đợt), điều này sẽ cung cấp gợi ý chẩn đoán quan trọng.Mặc dù nhận ra thất điều là một bước quan trọng đầu tiên, các triệu chứng đi kèm cùng với thất điều thường chỉ ra hướng chẩn đoán. Do vậy, đặt các câu hỏi về các triệu chứng thần kinh ngoại biên, hội chứng Parkinson, rối loạn giấc ngủ, triệu chứng thần kinh tự động, cơn động kinh, mất thính lực, và tiền sử gia đình thất điều và các vấn đề thăng bằng khác cũng là một phần quan trọng của việc khai thác bệnh sử. Thêm vào đó, một bệnh sử đánh giá phơi nhiễm độc chất và thuốc cũng sẽ có ích trong việc xác định nguyên nhân. 3. Các nguyên nhân của thất điều Các nguyên nhân cấp tính của thất điều tiểu não (vài phút đến vài ngày):Nguyên nhân mạch máu: đột quỵ nhồi máu hoặc chảy máu tiểu nãoNgộ độc ethanolĐộc chất (thủy ngân, thalium, toluene, các dung môi hòa tan)Thuốc (phenytoin, carbamazepine, phenobarbital, lithium)Xơ cứng rải rácViêm màng não, đặc biệt viêm màng não ở nền nãoViêm tiểu não do virusÁp xe tiểu nãoBệnh não Wernicke/thiếu thiamineCác nguyên nhân bán cấp của thất điều tiểu não (vài tuần đến vài tháng):Thoái hóa tiểu não cận uU nãoBệnh Creutzfeldt-JacobNhiễm sắt bề mặtThất điều kháng glutamic acid decarboxylase U não gây thất điều tiểu não Các nguyên nhân mạn tính của thất điều tiểu não (vài tháng đến vài năm):Thất điều kèm với nhạy cảm glutenThất điều do genBệnh ty thểTeo nhiều hệ thốngThất điều tiểu não tự phát khởi phát muộnCác nguyên nhân từng cơn của thất điều tiểu não:Thất điều từng cơn do genThất điều tâm cănBệnh ty thểXơ cứng rải rác...Khám thần kinh xác định được có thất điều. Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.Nguồn: Kuo SH. Ataxia. Continuum 2019;25(4, Movement Disorders): 1036–1054. Xem thêm Bộ tài liệu về Thất điều của Thạc sĩ Vũ Duy Dũng:Triệu chứng và nguyên nhân của thất điềuKhám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán thất điềuThất điều do gen và thất điều do thoái hóaĐiều trị thất điều
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-cap-vat-kleptomania-vi
Hội chứng ăn cắp vặt "Kleptomania"
Hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania có nhiều đặc điểm khác với cắp vặt thông thường, xuất phát từ cảm giác phấn khích sai chỗ, không phải vì mục đích tài chính. Chứng bệnh có vẻ vô hại, nhưng nếu không điều trị, lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến nhân cách của người bệnh. 1. Hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania là gì? Hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania là tình trạng cơ thể mất khả năng chống lại cảm giác thôi thúc ăn cắp những đồ vật thường không thực sự cần và ít có giá trị. Đây là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể gây ra cảm giác đau đớn cho chính bạn và người thân nếu không được điều trị.Kleptomania là một loại rối loạn kiểm soát xung động - đặc trưng bởi rối loạn tự kiểm soát hành vi hoặc cảm xúc. Nếu bạn mắc chứng bệnh này, bạn sẽ khó cưỡng lại sự cám dỗ, dẫn đến thực hiện hành động gây hại cho mọi người và chính bạn.Nhiều người mắc chứng kleptomania sống trong nỗi xấu hổ bí mật vì họ sợ phải đi điều trị tâm thần. Mặc dù chưa có biện pháp điều trị rõ ràng, nhưng điều trị bằng thuốc hoặc tâm lý trị liệu có thể giúp chấm dứt chu kỳ ăn cắp. Hội chứng ăn cắp vặt "Kleptomania" là một dạng bệnh lý 2. Triệu chứng của hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania Các triệu chứng của hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania có thể bao gồm:Không có khả năng chống lại cảm giác thôi thúc ăn cắp các vật dụng mà bạn không cần đếnCảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc kích động tăng lên dẫn đến hành vi trộm cắpCảm thấy vui vẻ, nhẹ nhõm, hài lòng khi ăn trộmCảm thấy tội lỗi, hối hận, ghê tởm bản thân, xấu hổ hoặc sợ bị bắt sau vụ trộmCó sự lặp lại và cảm giác thúc giục chu kỳ kleptomaniaNhững người mắc hội chứng kleptomania thường biểu hiện những đặc điểm sau:Mục đích trộm cắp khác với những kẻ trộm cắp thông thường (vì lợi ích cá nhân, trả thù hoặc nổi loạn). Người mắc chứng kleptomania đơn giản vì thôi thúc quá mạnh khiến họ không thể cưỡng lại được.Các đợt kleptomania thường xảy ra một cách tự phát, thường không có kế hoạch và không có sự giúp đỡ hoặc hợp tác từ người khác.Hầu hết những người mắc chứng kleptomania đều ăn cắp ở nơi công cộng như cửa hàng và siêu thị. Một số có thể ăn cắp của bạn bè hoặc người quen như tại bữa tiệc.Thông thường, những món đồ bị đánh cắp không có giá trị gì đối với người mắc chứng kleptomania, họ có đủ khả năng để tự mua.Những đồ bị đánh cắp thường được cất đi, không bao giờ được sử dụng. Chúng cũng có thể được tặng, cho gia đình, bạn bè, hoặc thậm chí bí mật trả lại nơi lấy cắp.Cảm giác thôi thúc ăn cắp có thể đến và đi hoặc cường độ thấp hoặc cao theo thời gian. Hội chứng kleptomania diễn ra do sự thôi thúc quá mạnh khiến họ không thể cưỡng lại được 2.1. Khi nào gặp bác sĩ? Nếu bạn không thể ngừng ăn cắp, hãy tìm lời khuyên của bác sĩ. Nhiều người mắc hội chứng ăn cắp vặt không muốn điều trị vì sợ sẽ bị bắt hoặc bỏ tù. Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý thường không báo cáo hành vi trộm cắp cho chính quyền. 2.2. Làm gì khi người thân mắc chứng kleptomania? Nếu bạn nghi ngờ người bạn thân hoặc thành viên trong gia đình mắc hội chứng kleptomania, hãy nhẹ nhàng nêu lên mối lo ngại với họ. Hãy nhớ rằng chứng kleptomania là một tình trạng sức khỏe tâm thần, không phải là một khuyết điểm về tính cách, vì vậy không nên dùng thái độ đổ lỗi hoặc buộc tội. Khi phát hiện người thân mắc chứng kleptomania, bạn nên nhẹ nhàng nói chuyện chứ không được đổ lỗi 3. Nguyên nhân của hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania Nguyên nhân của chứng kleptomania chưa được xác định rõ. Một số giả thuyết cho rằng những thay đổi trong não có thể là gốc rễ của chứng bệnh, cần được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, Kleptomania có thể liên quan đến:Các vấn đề với chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc. Mức serotonin thấp thường gặp ở những người dễ có hành vi bốc đồng.Rối loạn chất dopamine (một chất dẫn truyền thần kinh khác). Dopamine gây ra cảm giác thoải mái và một số người tìm thấy cảm giác này khi ăn cắp.Hệ thống opioid của não: Có tác dụng điều chỉnh cảm giác thôi thúc. Sự mất cân bằng trong hệ thống này có thể khiến việc chống lại cảm giác thôi thúc khó khăn hơn. 4. Các yếu tố nguy cơ gây hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania Tiền sử gia đình: Có người thân cấp độ một như cha mẹ hoặc anh chị em, mắc chứng kleptomania, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc rối loạn sử dụng rượu hoặc chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim.Đang bị bệnh tâm thần khác: Những người mắc chứng kleptomania thường mắc một bệnh tâm thần khác như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn sử dụng chất kích thích hoặc rối loạn nhân cách. Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực tăng nguy cơ mắc hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania 5. Các biến chứng của hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania Nếu không được điều trị, kleptomania có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tình cảm, gia đình, công việc, pháp lý và tài chính. Ví dụ, bạn biết ăn cắp là sai trái nhưng bạn cảm thấy bất lực để chống lại cảm giác thôi thúc, rồi bạn lại bị bao trùm bởi cảm giác tội lỗi, xấu hổ, tự ghê tởm. Bạn cũng có thể bị bắt vì ăn cắp.Các biến chứng và tình trạng khác liên quan đến hội chứng kleptomania có thể bao gồm:Các rối loạn kiểm soát khác như cờ bạc, cưỡng bứcLạm dụng rượu và chất kích thíchRối loạn nhân cáchRối loạn ăn uốngPhiền muộnRối loạn lưỡng cựcLo âuSuy nghĩ tự tử, cố gắng tự sát và tự sát 6. Phòng ngừa hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania Bởi vì nguyên nhân gây chứng kleptomania không rõ ràng, người ta vẫn chưa tìm được cách ngăn chặn triệt để. Điều trị ngay khi bắt đầu ăn cắp vặt có thể giúp ngăn chặn chứng kleptomania trở nên tồi tệ hơn và ngăn ngừa một số hậu quả tiêu cực. Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania 7. Chẩn đoán hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania Kleptomania được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bạn. Vì đây là một loại rối loạn kiểm soát xung động, nên để giúp chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể:Đặt câu hỏi về cảm giác thôi thúc và cách chúng điều khiển bạnĐưa ra danh sách các tình huống để hỏi xem những tình huống này có kích hoạt các đợt kleptomania của bạn khôngĐưa bảng câu hỏi tâm lý hoặc tự đánh giá để bạn điền vàoSử dụng các tiêu chí trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5), được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ 8. Điều trị hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania Điều trị chứng kleptomania thường bao gồm thuốc và liệu pháp tâm lý, hoặc cả hai. Tuy nhiên, hiện chưa có phương pháp điều trị kleptomania tiêu chuẩn. Bạn có thể phải thử một số phương pháp điều trị khác nhau để tìm ra loại nào phù hợp với mình. Hội chứng ăn cắp vặt "Kleptomania" cần được điều trị sớm 8.1. Thuốc điều trị Có rất ít nghiên cứu khoa học về việc sử dụng thuốc tâm thần để điều trị chứng kleptomania. Và không có thuốc nào được FDA chấp thuận cho chứng kleptomania. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể có ích, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và các rối loạn tâm thần liên quan như trầm cảm hoặc lạm dụng chất kích thích.Bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn như:Naltrexone: Chất đối kháng opioid, có thể làm giảm cảm giác thôi thúc và thỏa mãn liên quan đến hành vi trộm cắpThuốc chống trầm cảm: Cụ thể là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)Các loại thuốc khác hoặc kết hợp thuốc với nhauNếu thuốc được kê đơn, hãy hỏi bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ tiềm ẩn hoặc các tương tác có thể xảy ra với các loại thuốc khác. 8.2. Tâm lý trị liệu Liệu pháp hành vi nhận thức giúp bạn xác định những niềm tin và hành vi không lành mạnh, tiêu cực và thay thế chúng bằng những niềm tin và hành vi lành mạnh, tích cực. Liệu pháp hoạt động như sau:Liệu pháp nhạy cảm: Bạn hình dung ra mình đang ăn trộm và sau đó đối mặt với hậu quả tiêu cực như bị bắtLiệu pháp ác cảm: Bạn thực hành các kỹ thuật gây đau nhẹ như nín thở cho đến khi bạn cảm thấy khó chịu, muốn ăn trộmGiải mẫn cảm có hệ thống: Bạn thực hành các kỹ thuật thư giãn và hình dung bản thân đang kiểm soát các ham muốn ăn cắp Bạn có thể gặp bác sĩ để được tâm lý trị liệu 8.3. Hạn chế nguy cơ tái phát Để tránh tái phát, hãy đảm bảo tuân thủ kế hoạch điều trị. Nếu bạn cảm thấy thôi thúc ăn trộm, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc với người đáng tin cậy.Hội chứng ăn cắp vặt Kleptomania là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể gây ra cảm giác đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần rất lớn. Vì thế khi có những triệu chứng của bệnh thì người bệnh cần được khám chuyên khoa điều trị và tư vấn tâm lý.Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu bạn gặp các vấn đề về sức khỏe, tâm lý, thần kinh có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý. Nguồn tham khảo: mayoclinic.org
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tranh-thai-bang-tiem-thuoc-dung-quy-trinh-van-dinh-bau-20170921090956421.htm
20170921
Tránh thai bằng tiêm thuốc đúng 'quy trình', vẫn dính bầu?
Sự việc gây hoang mang cho nhiều phụ nữ. Vậy thực hư sự việc này như thế nào? Bà Vi Thị Huê ở bản Phồng, xã Tam Hợp cho biết, từ khi sử dụng phương pháp tránh thai bằng tiêm thuốc đến nay, bà đã tiêm 6 mũi. Tuy nhiên, khi trạm y tế xã hẹn tiêm mũi thứ 7 vào tháng 2/2017 thì bà đã có thai 5 tháng. Do thai đã lớn, bà đành để sinh con thứ 3. Cầm trên tay sổ tiêm thuốc tránh thai, bà Huê cho biết: Tháng 11, tôi đến Trạm y tế xã Tam Hợp tiêm thuốc tránh thai mũi thứ 6. Do không phát hiện tôi đang mang bầu nên bà Phan Thị Loan, nhân viên trạm y tế xã vẫn tiêm. Khi hẹn đến tiêm mũi thứ 7 vào tháng 2/2017 thì tôi đã có bầu 5 tháng nên không tiêm nữa. Tôi đến tiêm đúng lịch hẹn nhưng sao vẫn có bầu? Thế này thì bà con dân bản lo lắng lắm. Bà Vi Thị Đào, cán bộ dân số xã Tam Hợp cho biết, khi đi tuyên truyền chính sách dân số KHHGĐ, bà cũng nghe một số phản ánh của người dân về việc tiêm thuốc tránh thai đúng định kỳ nhưng vẫn mang thai. Trường hợp gần đây nhất là bà Lương Thị Lựu, bản Xốp Nặm, cán bộ Hội phụ nữ xã. Bà Lựu đã có 2 con, sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai và tiêm đúng định kỳ. Khi biết mình có thai, bà Lựu phải đi phá bỏ. Trường hợp bà Vi Thị Yên, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cũng "vỡ kế hoạch" dù sử dụng biện pháp cấy tránh thai. “Trường hợp này đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Tương Dương. Kết quả là không có thai vì thế bà Yên cấy tránh thai. Tuy nhiên, tháng 12/2016, sau 7 tháng cấy tránh thai thì bà Yên sinh con. Có những trường hợp có 7 người con rồi, sử dụng một số biện pháp tránh thai nhưng vẫn có thai. Giờ bà con dân bản hoang mang, không biết sử dụng biện pháp tránh thai nào an toàn?”, bà Đào thông tin thêm. Ngoài những trường hợp kể trên, tại xã Tam Hợp còn ghi nhận một số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng vẫn có thai. Trong đó có 2 trường hợp tại bản Huồi Sơn. Theo bà Đào, có thể những trường hợp này sử dụng ngắt quãng hoặc không đúng kỹ thuật nên dính bầu. Những sự việc trên Trạm Y tế xã Tam Hợp và Trung tâm Y tế huyện Tương Dương không nắm rõ. Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Tương Dương xác nhận chưa nghe phản ánh. Còn bà Phan Thị Loan, nhân viên y tế xã Tam Hợp thì khẳng định, các trường hợp tiêm thuốc tránh thai đều tiêm đúng kỹ thuật, đúng liều lượng và đúng thời gian quy định 3 tháng/lần. Ngoài xã Tam Hợp, chúng tôi còn nhận được phản ánh thực trạng "vỡ kế hoạch" dù vẫn dùng các biện pháp tránh thai ở xã Thạch Giám. Tuy nhiên, cán bộ chuyên trách DSKHHGĐ xã Thạch Giám khẳng định, những trường hợp này sử dụng ngắt quãng nên dẫn đến có thai. Được biết, loại thuốc tiêm tránh thai được sử dụng tại xã Tam Hợp là Depoteron. Theo khuyến cáo của nhà cung cấp - Công ty cổ phần DHS, đây là loại thuốc có ưu điểm tránh thai được lâu dài (3 tháng) và có hiệu quả tránh thai cao (99,6%). Với đặc tính liều dùng cao, hấp thụ chậm nên thuốc luôn luôn có mặt trong cơ thể, phát huy hiệu lực cao, có thể coi như đình sản tạm thời. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế rụng trứng gần như 100%. Ngoài ra, còn ức chế chất nhầy cổ tử cung cũng rất mạnh, khiến cho tinh trùng không thể thâm nhập được để lên buồng tử cung làm teo niêm mạc tử cung khiến trứng khó có khả năng làm tổ. Theo Văn Dũng Nông nghiệp
https://tamanhhospital.vn/virus-corona/
05/02/2020
Virus Corona chủng mới SARS-CoV-2: Nguồn gốc và cách phòng ngừa
30 thắc mắc được quan tâm nhất dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ và cần thiết nhất, hỗ trợ chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới SARS-CoV-2 (vi rút Corona). Mục lục1. Virus corona là gì?2. Virus Corona SARS-CoV-2gây bệnh ở Vũ Hán là gì?3. SARS-CoV-2có giống như virus MERS hay SARS không?4. SARS-CoV-2tồn tại được bao lâu trên các bề mặt?5. Nguồn gốc của vi rút CoronaSARS-CoV-2?6. Cơ chế gây bệnh và lây lan của Virus CoronaSARS-CoV-2?7. Virus coronaSARS-CoV-2có giống virus gây bệnh cúm không?8. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm rồi có miễn nhiễm với Virus Corona không?9. Làm cách nào phân biệt được nhiễmSARS-CoV-2với bệnh cúm?10. Những triệu chứng và biến chứng gây ra bởi virus CoronaSARS-CoV-2?11. Người bình thường có biểu hiện sốt thì có phải do SARS-CoV-2hay không?12. SARS-CoV-2nguy hiểm với nhóm đối tượng nào?13. Trẻ em có nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao không?14. Đã có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp doSARS-CoV-2gây ra chưa?15. Vì sao người ta gọi “viêm phổi Vũ Hán” là “viêm phổi lạ”? Có giống viêm phổi do phế cầu khuẩn không?16. Đã có thuốc điều trị bệnh viêm phổi cấp do Virus Corona chủng mới nhất chưa?17. Khi nào thì có vắc xin phòng bệnh viêm phổi cấp do Virus corona chủng mớiSARS-CoV-2?18. Phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp doSARS-CoV-2như thế nào?1. Với tất cả mọi người2. Với những người từ Trung Quốc trở về3. Với những người đi đến Trung QuốcVirut-corona220. Đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách?21. Đeo khẩu trang khi nào để phòng bệnh?22. Rửa tay có tác dụng gì trong phòng tránhSARS-CoV-2?23. Người từng tiếp xúc với bệnh nhân dương tính vớiSARS-CoV-2thì có cách ly không?24. Làm thế nào để kiểm tra một người có nhiễmSARS-CoV-2?25. Việt Nam đã khống chế thành công dịch MERS và dịch SARS. Vậy chúng ta có thể phòng chống được dịch viêm phổi cấp doSARS-CoV-2không?26. Những ca bệnh điều trị thành công tại Việt Nam đã sử dụng phác đồ nào?27. Làm sao để tăng sức đề kháng, phòng bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mớiSARS-CoV-2?28. Chúng ta làm gì khi nghi ngờ nhiễmSARS-CoV-2? Chúng ta có nên chủ động testSARS-CoV-2hay không?29. Có nên tiêm chủng phòng bệnh trong giai đoạn dịch bệnh này không?30. Có những vắc xin nào cần phải tiêm chủng?1. Virus corona là gì? Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho động vật nhưng đôi khi chúng có thể tiến hóa và lây sang người. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó xâm nhập vào một số tế bào và chiếm lấy bộ máy tế bào (gây tổn thương viêm đặc hiệu ở đường hô hấp), đồng thời virus chuyển hướng bộ máy đó để phục vụ cho nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác. Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm là 229E, NL63, OC43 và HKU1; hai loại khác là Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), nguy hiểm hơn và từng gây ra đại dịch toàn cầu. Bên cạnh đó, còn một loại virus Corona thuộc chủng mới (ký hiệu SARS-CoV-2, còn được gọi với cái tên “Virus Vũ Hán”) đang “tung hoành” trong những ngày này. SARS-CoV-2 là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp, khiến hàng nghìn người nhiễm bệnh và làm số ca tử vong không ngừng tăng lên từng ngày. 2. Virus Corona SARS-CoV-2gây bệnh ở Vũ Hán là gì? Novel Coronavirus 2019 hay SARS-CoV-2 – chủng virus corona gây dịch tại Vũ Hán hay virus Vũ Hán là một loại virus đường hô hấp mới thuộc “gia đình” vi rút Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. SARS-CoV-2 lần đầu tiên được xác định ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. 3. SARS-CoV-2có giống như virus MERS hay SARS không? KHÔNG! Corona là một họ virus lớn, một số gây bệnh ở người và chúng thường lưu hành giữa các loài động vật, bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Còn SARS-CoV-2 tuy cùng một họ vi rút với vi rút gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) nhưng nó không phải là cùng một loại virus. Tuy nhiên, các phân tích di truyền cho thấy virus này xuất hiện từ một loại virus liên quan đến SARS. Các chuyên gia y tế đang làm việc ngày đêm để giải mã thêm về chủng vi rút mới này. 4. SARS-CoV-2tồn tại được bao lâu trên các bề mặt? Ở nhiệt độ cao bên ngoài cơ thể (trên 20 độ C, đặc biệt là trên 25 độ C), ánh nắng, môi trường thông thoáng, SARS-CoV-2 sẽ yếu đi và giảm khả năng lây bệnh. Nhưng nếu ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, không thoáng khí, lạnh thì virus sẽ phát tán và lây lan rất nhanh vì đây là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển. Hiện vẫn chưa biết chắc chắn virus SARS-CoV-2 tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người. Bạn cần nhớ, ở nhiệt độ 40 độ C hoặc hơn, virus vẫn có thể sống tốt trong cơ thể vật chủ. Virus chỉ chết trong cơ thể khi hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết ra chúng, tấn công tiêu diệt chúng và các tế bào chứa chúng. Bên ngoài môi trường vật chủ, virus sẽ dễ bị chết sớm, thông thường chúng chết chỉ trong vài phút cho đến vài giờ. Tuy nhiên, ở các điều kiện môi trường như nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp, virus có thể kéo dài thời gian sống. 5. Nguồn gốc của vi rút CoronaSARS-CoV-2? WHO cũng như các chuyên gia y tế trên toàn thế giới đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của SARS-CoV-2. Nhiều ý kiến cho rằng, vi rút Corona là một Betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của vi rút. 6. Cơ chế gây bệnh và lây lan của Virus CoronaSARS-CoV-2? Hầu hết các loại SARS-CoV-2 có con đường lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác, đó là: Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh. Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có SARS-CoV-2 khiến virus truyền từ người này sang người khác. Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình. Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với phân. Virus này ban đầu có thể xuất hiện từ nguồn động vật nhưng hiện nay đã lây lan từ người sang người. Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, trung bình một bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 sẽ lây lan sang 5,5 người khác. Chính vì SARS-CoV-2 có khả năng lan truyền rất nhanh từ người sang người, nên nếu người dân không được trang bị kiến thức về phòng chống bệnh, đại dịch rất dễ xảy ra. 7. Virus coronaSARS-CoV-2có giống virus gây bệnh cúm không? Thật ra chúng ta hay lầm giữa cúm và cảm cúm hoặc cảm lạnh. SARS-CoV-2 không gây ra cảm cúm, chỉ gây ra cảm lạnh. Bệnh cúm và bệnh gây ra do SARS-CoV-2 hoàn toàn khác nhau. SARS-CoV-2 bình thường chỉ gây bệnh cho động vật, một lúc tình cờ nào đó sẽ lây qua người. Khi hoạt động trong cơ thể, virus sẽ biến thể để lây từ người này sang người khác. Chính vì là virus mới, nên có thể nói tất cả mọi người trên thế giới đều chưa có miễn dịch, không có kháng thể để chống lại SARS-CoV-2. Đây chính là yếu tố khiến tốc độ lây nhiễm của SARS-CoV-2 là cực kỳ nhanh. 8. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm rồi có miễn nhiễm với Virus Corona không? SARS-CoV-2 không gây ra cúm, chỉ gây ra cảm lạnh. Vì vậy chích vắc xin cúm sẽ ngừa được cúm chứ không ngừa được SARS-CoV-2. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nên chích vắc xin cúm để không nhầm lẫn với bệnh nào khác. Ngoài ra, tiêm vắc xin cúm có 2 điểm lợi: Điểm lợi đầu tiên, nếu không tiêm ngừa cúm mà vô tình bị cúm thì chúng ta sẽ sốt, mà sốt trong thời điểm này sẽ gây lo lắng rất nhiều nhưng thực chất là sốt do cúm chứ không phải do Virus Corona. Như vậy, nếu chúng ta đã chích ngừa cúm thì chúng ta sẽ không có triệu chứng sốt này. Điểm lợi thứ hai, nếu không may mắc phải hai bệnh cùng một lúc, vừa bị cúm vừa bị nhiễm SARS-CoV-2 thì đây là một tình trạng cực kỳ nặng nề. Như vậy, vắc xin cúm mặc dù không bảo vệ trước SARS-CoV-2 nhưng sẽ bảo vệ chúng ta tránh được một trong hai bệnh. 9. Làm cách nào phân biệt được nhiễmSARS-CoV-2với bệnh cúm? Các bệnh lý hô hấp có triệu chứng gần như nhau như ho, sốt… nên khó có thể phân biệt được nhiễm SARS-CoV-2 với bệnh cúm. Để chẩn đoán, xác định chính xác bệnh, chúng ta vẫn cần xét nghiệm virus học – hiện nhiệm vụ này Bộ Y tế đang giao cho viện vệ sinh dịch tễ Pasteur, hoặc ở một số bệnh viện lớn như bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM, bệnh viện Nhiệt Đới Hà Nội. Thế nhưng, không phải tất cả các trường hợp đều phải xét nghiệm, người ta phải căn cứ vào đặc điểm lâm sàng, đặc điểm dịch tễ… để xác định với bệnh cảnh sốt, ho, khó thở thì sốt, ho, khó thở này là bệnh lý từ SARS-CoV-2 hay bệnh lý từ vi khuẩn, virus, viêm đường hô hấp khác? Hiện tại, để xác định thì điều quan trọng đầu tiên là xem dịch tễ học, tức là người này có đi đến vùng dịch hay không? Thứ 2 là có tiếp cận với người đã được chẩn đoán hay xác nhận là nhiễm Virus Corona hay không? Thứ 3 là người này có tiếp cận với người đi từ vùng dịch về hay không? Còn nếu chỉ sốt, ho, khó thở thôi thì chưa khẳng định được điều gì. 10. Những triệu chứng và biến chứng gây ra bởi virus CoronaSARS-CoV-2? Các triệu chứng của bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 tiến triển từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng cấp tính như: ho, sốt, khó thở… có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, SARS-CoV-2 gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong… Thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2 là 14 ngày tức là từ lúc nhiễm Virus Corona tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Điều này khiến cho các biện pháp kiểm soát hiện nay rất khó phát hiện. 11. Người bình thường có biểu hiện sốt thì có phải do SARS-CoV-2hay không? Trường hợp sốt, cần phải xem xét người sốt có tiếp xúc với nguồn lây trước đó không? Có đi từ vùng dịch tễ về không? Có tiếp xúc với người có nhiễm bệnh không?… Nếu loại bỏ được những yếu tố trên thì sốt hoàn toàn không liên quan đến việc nhiễm Virus Corona. Trường hợp sốt do tiêm vắc xin thường là sốt nhẹ, sốt đơn thuần. Nếu không có nguồn lây thì đây là phản ứng thông thường nên hoàn toàn có thể yên tâm. 12. SARS-CoV-2nguy hiểm với nhóm đối tượng nào? Người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Virus Corona chủng mới đặc biệt nguy hiểm với những người có hệ miễn dịch yếu, người lớn tuổi, trẻ em, những người có các bệnh lý nền mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…). Những đối tượng này có khả năng lây nhiễm cao, khó điều trị và bệnh lý diễn biến nhanh, nguy hiểm cho tính mạng. Đặc biệt, virus Corona cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ có thai. Khi phụ nữ có thai mắc bệnh sẽ để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý này với phụ nữ có thai tương tự như mức độ của dịch bệnh MERS năm 2014. 13. Trẻ em có nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao không? Theo tổng kết về SARS, MERS-CoV thì tỉ lệ trẻ em mắc phải là rất thấp, người dưới 18 tuổi chỉ chiếm 5%. Với SARS-CoV-2, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới, trẻ nhỏ ít bị hơn người lớn. Tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan, thoải mái để trẻ ra ngoài mà không bảo vệ, không có biện pháp phòng ngừa. Cần phải dự phòng, tất cả mọi người đều phải được phòng ngừa và thực hiện biện pháp phòng ngừa như nhau. 14. Đã có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp doSARS-CoV-2gây ra chưa? Tại thời điểm này, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 gây ra. Những người bệnh hiện nay được điều trị giảm các triệu chứng, các trường hợp bệnh nặng sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ tối ưu nhất. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu, thực hiện trong điều trị lâm sàng cho các bệnh nhân. 15. Vì sao người ta gọi “viêm phổi Vũ Hán” là “viêm phổi lạ”? Có giống viêm phổi do phế cầu khuẩn không? Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, gây ra các triệu chứng viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi. Gọi là bệnh “viêm phổi lạ” vì người ta xác định đây là loại virus lần đầu tiên xuất hiện và gây ra các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi. Viêm phổi có rất nhiều nguyên nhân, gây ra do vi khuẩn như phế cầu, liên cầu hoặc do virus như SARS, MERS-CoV, Corona. Viêm phổi có những bệnh cảnh giống nhau nhưng cũng có đặc thù riêng của từng loại virus, vi khuẩn. Do đó, bệnh sẽ có những triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau, tính chất lây lan khác nhau và tỉ lệ tử vong cũng khác nhau. Tất nhiên, bệnh viêm đường hô hấp cấp gây ra do SARS-CoV-2 còn mới và lạ; nên còn rất nhiều thứ chúng ta cần phải tìm hiểu để rút vấn đề cho việc chẩn đoán và điều trị. 16. Đã có thuốc điều trị bệnh viêm phổi cấp do Virus Corona chủng mới nhất chưa? Giống như SARS và MERS trước đây, viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (chủng SARS-CoV-2) đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân khắp thế giới. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc), sau đó lan nhanh qua hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Tính đến 18h00 ngày 31/07/2020 đã có 677.185 ca tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam đã ghi nhận 546 ca bệnh. Mặc dù đã có trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với Virus Corona, nhưng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Theo Bộ Y tế, các cơ sở y tế tập trung điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác. Đối với những trường hợp dương tính với Virus Corona sẽ được kiểm soát tình trạng suy hô hấp và hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ chức năng các cơ quan. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc giảm ho, hạ sốt, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, tăng cường sức đề kháng và điều trị bệnh nền nếu có. Việc giám sát và cách ly người nhiễm Virus Corona cũng là vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay. Ngoài ra, việc nâng cao ý thức phòng bệnh ở người dân là rất cần thiết. 17. Khi nào thì có vắc xin phòng bệnh viêm phổi cấp do Virus corona chủng mớiSARS-CoV-2? Để sản xuất vắc xin, các nhà khoa học phải tìm hiểu kỹ con virus, cấu trúc của virus. Hiện nay, các nhà khoa học đang làm việc hết sức để sản xuất vắc xin chống SARS-CoV-2, tuy nhiên, việc sản xuất không thể một sớm một chiều. Vì vậy cần phải phòng bệnh, phòng việc nhiễm SARS-CoV-2. 18. Phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp doSARS-CoV-2như thế nào? Để phòng ngừa và ngăn chặn việc phát tán loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau: 1. Với tất cả mọi người Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 2m khi tiếp xúc. Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng… Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã. Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng. 2. Với những người từ Trung Quốc trở về Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan y tế sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng. 3. Với những người đi đến Trung Quốc Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2. Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng. 19. Lựa chọn khẩu trang loại nào để phòng ngừa hiệu quả lây lanSARS-CoV-2? Hiện nay, người dân đang có tình trạng “loạn” khẩu trang, đòi hỏi một cách quá mức về các loại khẩu trang. Khẩu trang cao siêu như N95, N99 chỉ dành cho những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Để phòng chống bệnh một cách thông thường, khi tiếp xúc với môi trường, đám đông…, người dân chỉ cần đeo khẩu trang y tế 3 lớp, nhưng phải đeo đúng cách mới phát huy hiệu quả phòng bệnh. Nếu không có những khẩu trang y tế 3 lớp thì bạn có thể đeo khẩu trang vải cũng được nhưng phải giặt sạch hàng ngày. Nguyên tắc là khẩu trang dùng một lần thì chỉ nên dùng một lần, nếu khẩu trang vải thì hàng ngày cũng phải giặt và thay. Chúng ta không nên quá hoang mang mà phải thực hiện việc đeo khẩu trang làm sao cho đúng, đeo khi nào và đeo làm sao. 20. Đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách? Cách đeo khẩu trang khá quan trọng trong việc phòng ngừa. Khẩu trang thường có 2 mặt, 1 mặt sẫm màu và 1 mặt nhạt hơn. Chúng ta nhớ rằng, đa số các loại khẩu trang phẫu thuật 3 lớp sẽ có 1 thanh là kim loại mềm để cố định, thanh này phải đặt cố định trên mũi. Thứ 2, đeo khẩu trang phải đeo mặt sẫm màu ra ngoài, nếu đeo ngược thì khi các vật bụi bẩn rơi xuống nó sẽ bị giữ lại. Khi đeo, khẩu trang phải trùm được mũi và miệng, dùng 2 ngón tay ép thanh kim loại theo bờ mũi của mình để nó chặt hơn. Bạn nên nhớ không nên kéo khẩu trang lên xuống nhiều lần và chỉ dùng khẩu trang duy nhất 1 lần. Clip bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, Cố vấn cao cấp Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC – hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách: 21. Đeo khẩu trang khi nào để phòng bệnh? Việc đeo khẩu trang y tế không chỉ có tác dụng trong phòng chống Virus Corona mà còn phòng được các bệnh viêm đường hô hấp nói chung. Tuy nhiên, chỉ nên đeo khi đến chỗ tiếp xúc đông người, đến những chỗ giao thông công cộng, hoặc nơi ít lưu thông khí, những chỗ có khả năng, nguy cơ lây nhiễm cao (Ga tàu xe, trong khoang máy bay, chợ, siêu thị, bệnh viện, chùa chiền…) hoặc khi tiếp xúc với người nghi ngờ (Đang có sốt-ho-hắt hơi/từ Trung Quốc về trong vòng dưới 14 ngày..) hoặc chính mình đang có triệu chứng cảm cúm. 22. Rửa tay có tác dụng gì trong phòng tránhSARS-CoV-2? Rửa tay là thói quen cực kỳ quan trọng, không những phòng Virus Corona mà phòng gần như là tất cả các bệnh nhiễm khuẩn. Bàn tay là nơi trực tiếp tiếp xúc với rất nhiều dạng bề mặt, trong đó rất nhiều cơ hội tiếp xúc với dịch tiết cơ thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Tiếp xúc trực tiếp như: ngoáy mũi, dùng bàn tay che miệng khi ho, hắt hơi; dùng tay dụi mắt… Tiếp xúc gián tiếp như cầm, sờ, nắm vào những nơi có dịch tiết do ho, hắt hơi của người khác bắn vào… Virus gây bệnh có thể theo dịch tiết lan rộng ngoài cộng đồng khi chúng ta vô tình đưa tay chứa dịch tiết lên mắt, mũi, miệng hay cầm nắm, đụng chạm vào người hoặc các vật khác. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người dân nên rửa tay thường xuyên với xà bông/xà phòng/nước rửa tay có thể giảm được 44% sự lây truyền các bệnh hô hấp. WHO khuyến cáo người dân hãy thực hiện theo 6 bước sau đây trong công tác vệ sinh cá nhân để đảm bảo tay bạn sạch vi khuẩn: 23. Người từng tiếp xúc với bệnh nhân dương tính vớiSARS-CoV-2thì có cách ly không? Hiện nay, chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ nhiễm bệnh sau khi có tiếp xúc với người nhiễm virus, tỷ lệ nhiễm bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, Virus Corona đang lây lan rất nhanh và rất mạnh. Bộ Y tế khuyến cáo những người đi từ vùng dịch về, những người tiếp xúc với người mắc bệnh phải chủ động cách ly trong 14 ngày. Hạn chế tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với người khác để không lây bệnh. Đối với người nhà, cũng cần có những biện pháp phòng bệnh. Ví dụ phải đeo khẩu trang, phải che miệng khi ho, khi hắt hơi, phải khử trùng những vật dụng trong nhà, hạn chế chất tiết của mình ra ngoài môi trường. Trong 14 ngày, nếu có bất kỳ triệu chứng nào như sốt, ho, khó thở… phải đến ngay cơ sở y tế để có chỉ dẫn xét nghiệm, chẩn đoán, nếu bị nhiễm Virus Corona thì sẽ phải tiếp tục cách ly và điều trị phương pháp thích hợp. Trường hợp không phải do Virus Corona mà là bệnh khác thì sẽ điều trị kháng sinh. 24. Làm thế nào để kiểm tra một người có nhiễmSARS-CoV-2? Các kiểm tra chẩn đoán chính xác SARS-CoV-2 chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng SARS-CoV-2 đó gồm kỹ thuật Giải trình tự gene thế hệ mới (Next Generation Sequencing – NGS) và kỹ thuật Real time RT – PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp người mới nghi nhiễm Virus Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định. 25. Việt Nam đã khống chế thành công dịch MERS và dịch SARS. Vậy chúng ta có thể phòng chống được dịch viêm phổi cấp doSARS-CoV-2không? Đến thời điểm hiện nay Việt Nam đã trải qua rất nhiều lần chống dịch có tính chất trầm trọng, và Việt Nam cũng được quốc tế đánh giá cao trong thành công phòng chống SARS. Còn đối với SARS-CoV-2, H7N9, chúng ta đang cố gắng khống chế không bệnh tại Việt Nam. Mỗi một bệnh sẽ khác nhau về tính chất, cách lây lan, mức độ chẩn đoán điều trị và về thuốc điều trị cũng khác nhau. Bên cạnh đó còn có sự khác nhau về tình hình dịch bệnh, rõ ràng chúng ta đã có những kinh nghiệm phòng bệnh, nhưng hiện tại phải đối diện với tình hình phức tạp của dịch bệnh. Thế giới bây giờ là thế giới phẳng, trong 24h dịch bệnh có thể đi từ nơi xa xôi nhất vào Việt Nam và ngược lại, trong vòng 2 tiếng dịch bệnh có thể đi từ Hà Nội vào TP.Hồ Chí Minh, không chỉ thành phố mà cả miền núi, nông thôn cũng có nguy cơ nhiễm dịch bệnh. Chính phủ, Ban Bí thư, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ Ban Ngành đã vào cuộc, đồng thời có những chính sách quyết liệt và mạnh mẽ để chiến đấu chống dịch bệnh. Tuy nhiên, việc chỉ đạo cấp trên cần được gắn liền với sự hợp tác của người dân. Người dân phải tự chủ động phòng ngừa cho mình cũng là tự phòng bệnh cho cả xã hội. 26. Những ca bệnh điều trị thành công tại Việt Nam đã sử dụng phác đồ nào? Chúng ta có một phác đồ điều trị rất chuẩn của Bộ Y tế. Ngay khi có thông tin dịch bệnh từ Trung Quốc, Bộ Y tế đã nhanh chóng thành lập phác đồ, chúng ta chỉ cần bám sát phác đồ để chữa bệnh. Các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhiệt đới hiện tại đều sử dụng phác đồ này. Phác đồ được thực hiện như sau: Cách ly tuyệt đối, làm xét nghiệm, chẩn đoán, dựa vào tình trạng của từng người mới quyết định can thiệp cái gì, cung cấp oxi hay thở máy, khi nào thở máy, thở máy ở mức độ nào, khi nào cần lọc máu, có cần dùng kháng sinh dự phòng bội nhiễm, nếu có bội nhiễm thì nên dùng kháng sinh như thế nào… Tất cả những kịch bản đó đều có hết rồi. Sắp tới, nếu số trường hợp bệnh nhiều nữa chúng ta sẽ có thêm kịch bản F1. 27. Làm sao để tăng sức đề kháng, phòng bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mớiSARS-CoV-2? Tăng sức đề kháng là việc phải làm liên tục chứ không phải chỉ để phòng chống dịch bệnh do SARS-CoV-2 gây ra. Ngay cả những bệnh như cúm, tay chân miệng hay những bệnh về hô hấp khác cũng cần phải tăng sức đề kháng. Việc tăng sức đề kháng cần chú ý: Thứ 1 là ngủ đủ giấc, không thức khuya, khoảng thời gian từ 9h30 đến 2h sáng là cực kỳ quan trọng để tăng cường hệ thống bạch cầu, đây là hệ thống sẽ bắt tác nhân gây bệnh. Thứ 2 phải uống đủ nước, việc này rất quan trọng nếu cơ thể thiếu nước thì sức đề kháng sẽ giảm. Thứ 3 phải ăn đầy đủ các chất như rau tươi, trái cây vì có khoáng chất và vitamin Thứ 4, trong sinh hoạt không phí sức, không nên vào các môi trường khắc nghiệt không cần thiết như môi trường quá nắng hoặc quá lạnh. 28. Chúng ta làm gì khi nghi ngờ nhiễmSARS-CoV-2? Chúng ta có nên chủ động testSARS-CoV-2hay không? Nếu ai đó bị sốt và/hoặc có các triệu chứng của bệnh hô hấp, chẳng hạn như ho hoặc khó thở, trong vòng 14 ngày sau khi đi du lịch từ Trung Quốc-tiếp xúc người có nguy cơ (khách từ Trung Quốc, người từ Trung Quốc về thời gian này, người nghi ngờ mắc SARS-CoV-2…) thì nên cách ly với mọi người sớm nhất có thể đồng thời gọi điện cho hotline đường dây nóng Bộ Y tế 1900 9095 hoặc 1900 3228 để được hướng dẫn. 29. Có nên tiêm chủng phòng bệnh trong giai đoạn dịch bệnh này không? Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiêm vắc xin là rất cần thiết, vì nó mang lại nhiều lợi ích: Thứ nhất là giúp không bị nhiễm các bệnh khác (ngoài Virus Corona) để không nhầm lẫn giữa các triệu chứng và không gây lo lắng cho cộng đồng. Ví dụ, một số bệnh có triệu chứng rất giống với nhiễm Virus Corona như cúm, các bệnh đường hô hấp… Nếu thời điểm này bị ho hay sốt, chúng ta sẽ rất bối rối không biết triệu chứng này là do Corona hay do bệnh khác. Thứ hai, tiêm vắc xin sẽ phòng đúng bệnh, tránh trường hợp không may bị nhiễm cả 2 bệnh cùng lúc sẽ rất nguy hiểm và khó điều trị. Chúng ta nên tận dụng vắc xin hiện có đặc biệt là những vắc xin cả người lớn và trẻ em để phòng bệnh. 30. Có những vắc xin nào cần phải tiêm chủng? Những vắc xin dành cho trẻ em ngoài những mũi tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng quốc gia thì có nhiều loại bệnh khác cần được tiêm phòng vắc xin. Ví dụ như cúm, thủy đậu, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung… Bạn có thể tham khảo Chương trình tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại đây: https://tamanhhospital.vn/chuong-trinh-vaccine-cho-tre/.
https://tamanhhospital.vn/chi-phi-kham-viem-duong-tiet-nieu/
29/03/2022
Chi phí khám viêm đường tiết niệu và những điều cần lưu ý
Bệnh tật có thể làm phát sinh nhiều chi phí, ảnh hưởng đến ngân sách của mỗi gia đình. Do đó, bài viết dưới đây sẽ đề cập đến chi phí khám viêm đường tiết niệu và những thông tin liên quan để giúp bạn có thể chủ động trong việc điều trị và cân đối tài chính gia đình một cách hiệu quả. Mục lụcTriệu chứng, biến chứng có thể gặp khi mắc viêm đường tiết niệu1. Triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu2. Biến chứng nhiễm trùng tiết niệuChi phí khám viêm đường tiết niệuMức độ bệnhBác sĩ khámPhương pháp chẩn đoánCơ sở vật chấtTổng quan về Trung tâm Tiết niệu Thận họcTriệu chứng, biến chứng có thể gặp khi mắc viêm đường tiết niệu Trước khi tìm hiểu về chi phí khám viêm đường tiết niệu, bạn nên tìm hiểu qua triệu chứng của bệnh để xác định đúng chuyên khoa và thăm khám chính xác. 1. Triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, nhất là ở nữ giới trước và sau tuổi mãn kinh. Bệnh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt hoặc dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, nhiều khả năng là bạn đã nhiễm trùng tiết niệu: Cảm giác rất muốn đi tiểu, nhưng không tiểu được nhiều Buốt, nóng, rát khi đi tiểu Nước tiểu đổi màu: đục, đỏ, hồng tươi hoặc nâu sẫm Nước tiểu có mùi nồng và khó chịu hơn bình thường Đau vùng chậu (phụ nữ thường đau ở trung tâm xương chậu, quanh xương mu) 2. Biến chứng nhiễm trùng tiết niệu Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng tiểu trở nên phức tạp, gây các biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh có thể tử vong, cụ thể là: Tổn thương thận vĩnh viễn: Nếu không được điều trị nhiễm trùng tiết niệu đúng cách, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nhu mô thận gây lên các tổn thương ở cấp vi thể. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tổn thương xơ sẹo ở thận, hoại tử nhú thận, gây tổn thương thận vĩnh viễn và nhiều vấn đề khác. Làm trầm trọng thêm các bệnh lý khác: Nhiễm trùng tiểu và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể như tiểu đường. Những người bị bệnh tiểu đường sẽ có nhiều nguy cơ gặp biến chứng nhiễm trùng tiểu hơn so với những người khác. Và khi đã bị thì dễ gây các biến chứng nguy hiểm: viêm thận bể thận sinh hơi, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng..vv. Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai: Nhiễm trùng tiểu rất phổ biến trong thai kỳ. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe của mẹ và con bao gồm nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non, huyết áp cao, thiếu máu… Biến chứng nhiễm trùng đe dọa tính mạng: Vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu không chỉ lây lan đến thận mà còn có thể tấn công vào đường máu gây ra nhiễm trùng huyết và thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong. Nhiễm trùng tiểu ở nam giới: Nếu người bệnh bị phì đại tuyến tiền liệt, sỏi tiết niệu… sẽ có nguy cơ nhiễm trùng tiểu cao hơn. Đặc biệt, bệnh có thể gây nhiều biến chứng như áp xe tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và đôi khi có thể đe dọa tính mạng. Khi bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Tùy vào mức độ nhiễm trùng và vị trí (nhiễm trùng tiểu trên hay dưới), bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp với bạn. Nếu nhiễm khuẩn niệu đơn giản bạn có thể chỉ điều trị trong vòng 5-7 ngày, nếu nhiễm khuẩn niệu phức tạp bạn cần phải điều trị tích cực hơn, có thể phải nhập viện và sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch và thời gian điều trị lâu hơn, can thiệp ngoại khoa để loại bỏ các yếu tố nguy cơ nếu có (sỏi đường tiết niệu, tăng sinh tuyến tiền liệt, hẹp đường tiết niệu…). Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh điều chỉnh lối sống bằng cách uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên, thay đổi phương pháp ngừa thai, vệ sinh vùng kín cẩn thận, đặc biệt là ngay sau khi quan hệ tình dục… Chi phí khám viêm đường tiết niệu Những vấn đề bạn quan tâm về chi phí khám viêm đường tiết niệu được các chuyên gia Tiết niệu, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, giải đáp như sau: “Chi phí khám nhiễm trùng tiểu không cố định cho tất cả mọi trường hợp. Bởi ngoài phí khám cố định đã được bệnh viện niêm yết theo quy định, người bệnh còn có thể phải chi trả cho các khoản dịch vụ khác có liên quan”. Cụ thể, chi phí khám viêm đường tiết niệu sẽ phụ thuộc: Mức độ bệnh Yếu tố này ảnh hưởng đến chi phí khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, mức độ bệnh cũng tác động đến tỷ lệ thành công của việc chữa viêm đường tiết niệu. Do đó, ngay khi thấy đường tiết niệu có biểu hiện như: tiểu buốt, tiểu rát, tiểu gấp, tiểu không sạch… Bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt để tiết kiệm chi phí khám bệnh, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị. Bác sĩ khám Bên cạnh chi phí khám bệnh thông thường, ở nhiều bệnh viện sẽ có thêm phần phụ phí dành cho bệnh nhân muốn được trực tiếp thăm khám với các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ uy tín. Tuy nhiên, riêng tại hệ thống BVĐK Tâm Anh hiện nay, người bệnh được đặt lịch khám với các chuyên gia hàng đầu như TTƯT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên; TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên… vẫn với giá khám bệnh không thay đổi. Nhờ đó, tất cả người bệnh đều có được cơ hội được chăm sóc sức khỏe với các chuyên gia, bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Tiết niệu. Phương pháp chẩn đoán Khi bạn bị viêm đường tiết niệu, phương pháp chẩn đoán đầu tiên chính là xét nghiệm nước tiểu để tìm ra vi khuẩn và tế bào bạch cầu. Chi phí này không quá cao, nên bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm nhiễm nặng, tái phát nhiều lần, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp khác để hỗ trợ cho việc chẩn đoán như: cấy nước tiểu, làm kháng sinh đồ, nội soi niệu quản… chi phí khám viêm đường tiết niệu lúc này sẽ tăng cao hơn. Cơ sở vật chất Thông thường, việc xác định giá của các dịch vụ khám bệnh sẽ được tính trên cả chi phí đầu tư cơ sở vật chất của bệnh viện. Những bệnh viện được đầu tư bài bản thường sẽ có chi phí cao, thậm chí có thể hơn những nơi khác đến 300%. Tuy nhiên, tại BVĐK Tâm Anh, mức giá khám Tiết niệu trong điều kiện cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, phòng ốc thoáng mát, có suất ăn nhẹ dành cho người bệnh chờ khám… vẫn ở mức 160.000 đồng cho một lần khám (chưa tính các khoản phí khác). Tổng quan về Trung tâm Tiết niệu Thận học Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam… Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa. Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây: Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng. Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/ Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh. Bệnh tật có thể làm phát sinh nhiều chi phí, ảnh hưởng đến ngân sách của mỗi gia đình. Chính vì vậy sau khi đọc bài viết về chi phí khám viêm đường tiết niệu thì mọi người không cần phải lo lắnng nữa. Bên cạnh đó cần để ý nhiều hơn sức khỏe của mình, khi có những dấu hiệu lạ như kể trên thì hãy mau chóng liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huan-luyen-dung-bo-cho-tre-so-sinh-vi
Huấn luyện dùng bô cho trẻ sơ sinh
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Không có độ tuổi đúng để bắt đầu dạy trẻ tự đi vệ sinh vì mỗi bé đều khác nhau. Độ tuổi huấn luyện trẻ dùng bô ngày càng gia tăng vì sự ra đời của tã giấy tiện lợi. Tuy nhiên vẫn có nhiều người ủng hộ quan điểm tập dùng bô cho trẻ sơ sinh đến 4 tháng. 1. Khái niệm huấn luyện trẻ dùng bô từ sớm Huấn luyện dùng bô cho trẻ sơ sinh là dạy trẻ tự đi vệ sinh trong toilet hoặc ngồi bô với sự hỗ trợ của mẹ từ rất sớm - thường là từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi. Một số cha mẹ dùng cách này sẽ tránh sử dụng tã hoàn toàn, và đưa em bé đến nhà vệ sinh hoặc chiếc bô gần nhất bất cứ khi nào nghĩ rằng bé sắp ị hoặc tè. Những người khác chỉ sử dụng tã trong một thời điểm nhất định, như khi ra khỏi nhà hoặc ban đêm. Khi được 18 tháng tuổi, hầu hết trẻ sẽ "tốt nghiệp" khóa huấn luyện này - nghĩa là bé biết khi nào phải sử dụng nhà vệ sinh và tự mình đến đó.Trong khi khái niệm huấn luyện dùng bô cho trẻ sơ sinh dường như khá mới mẻ đối với nhiều cha mẹ trẻ ngày nay, thì đây hoàn toàn không phải là một ý tưởng mới. Trước năm 1950, hầu hết trẻ em ở Mỹ đều tự đi vệ sinh được sau 18 tháng và các em bé trên toàn thế giới nói chung đều được đào tạo bài bản trước sinh nhật lần thứ hai.Nhiều người cho rằng lý do khiến trẻ sơ sinh và cha mẹ ngày nay gắn bó với tã lâu hơn một phần là do quan điểm thay đổi của các chuyên gia, cũng như phát minh ra tã giấy dùng một lần siêu tiện lợi.Vào những năm 1950, bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia khác bắt đầu ủng hộ cách để trẻ thoải mái, tự do hơn trong việc vệ sinh thay vì huấn luyện khắt khe. Sau đó, ngày càng nhiều chuyên gia đã ủng hộ cách nuôi dạy con cái nhẹ nhàng hơn, lấy trẻ em làm trung tâm. Họ khuyến khích cha mẹ cho phép trẻ đi vệ sinh tự do theo thời gian biểu riêng và chỉ từ bỏ tã lót khi nào bé thật sự sẵn sàng. Trẻ 4 tháng tuổi có thể huấn luyện dùng bô từ sớm Quan điểm này xuất hiện cùng thời gian với phát minh tã giấy dùng một lần. Những chiếc bỉm hiện đại thấm hút đến mức trẻ không cảm thấy khó chịu vì ướt hay bẩn, đồng thời cha mẹ cũng thoải mái và chăm sóc trẻ dễ dàng hơn. Trong bối cảnh đó, không có gì ngạc nhiên khi độ tuổi trung bình của việc huấn luyện trẻ dùng bô tăng lên, thay vì bắt đầu từ lúc sơ sinh như trước đây. 2. Ưu điểm của huấn luyện dùng bô cho trẻ sơ sinh Có rất ít dữ liệu khoa học về việc dạy trẻ tự đi vệ sinh nói chung, nhưng có thể liệt kê ra một số ưu điểm như sau:Thúc đẩy liên kết giữa cha mẹ và em béNhững người ủng hộ khẳng định huấn luyện trẻ dùng bô mang bạn đến gần với con hơn. Bởi vì phải liên tục theo dõi em bé để tìm dấu hiệu sắp tè hoặc ị, bạn dần hiểu rõ nhu cầu của con hơn. Việc này giúp bố mẹ có thể giao tiếp với con ngay từ khi bé chỉ mới 3 tháng tuổi. Người ủng hộ dùng bô cho trẻ sơ sinh cũng thường nuôi dạy con theo kiểu gắn bó (attachment-style parenting). Cụ thể, em bé sẽ ngủ chung giường với bố mẹ, được cho bú mẹ kéo dài và thường xuyên được bế trong một chiếc địu.Thoải mái hơn cho em béMột số ý kiến cho rằng trẻ sơ sinh thường quấy khóc là do khó chịu khi phải mặc tã, kể cả tã vải hay giấy. Huấn luyện trẻ dùng bô từ sớm có thể hạn chế được tình trạng này, cũng như giúp bé tránh bị phát ban, hăm tã.Giúp bé phát huy bản năng tự lậpKhi bé trở nên cứng cáp hơn và bắt đầu muốn làm mọi thứ theo ý riêng, việc khuyến khích con tự bò đến bô hoặc tự mình đi vệ sinh sẽ dễ dàng hơn là phải thay tã hàng ngày, nhất là đối với các bé trai năng động, không bao giờ chịu nằm yên.Giảm số lượng tã thải ra môi trườngTheo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, tã giấy dùng một lần tồn tại hàng thế kỷ mới phân hủy được, và một em bé trung bình dùng khoảng 8.000 chiếc tã. Sử dụng tã vải sẽ hạn chế rác thải ra môi trường, nhưng cũng tiêu tốn các nguồn tài nguyên khác trong quá trình sản xuất và giặt thay. Giảm sử dụng tã không chỉ tốt cho trái đất, mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí cho ngân sách của gia đình bạn. Huấn luyện dùng bô cho trẻ giúp giảm số lượng tã thải ra môi trường Thuận theo bình thường và tự nhiênThực tế, việc huấn luyện dùng bô cho trẻ sơ sinh giống với các tập tục xưa của phụ nữ ở vùng cao, nơi họ thường địu con theo khi đi làm việc ngoài đồng. Các bà mẹ phải cố gắng tránh bị trẻ làm bẩn bằng cách đoán trước nhu cầu đi vệ sinh của bé. Khi người mẹ nhận thấy một tín hiệu cho thấy con mình sắp đi ị hoặc tè, bà sẽ đưa bé ra xa khỏi cơ thể.Để nhanh chóng đưa em bé đi vệ sinh, người mẹ không cần phải ngồi yên cả ngày và nhìn chằm chằm vào con để tìm kiếm các dấu hiệu. Khi đã thành thói quen, bạn sẽ cảm thấy việc này cũng dễ đoán như đoán ý lúc nào thì bé đói hoặc buồn ngủ. 3. Nhược điểm của huấn luyện dùng bô cho trẻ sơ sinh Cũng có không ít chuyên gia nghi ngờ về phương pháp này, đồng thời phụ huynh cũng phải nỗ lực rất lớn mới có thể huấn luyện dùng bô cho trẻ sơ sinh thành công. Một số nhược điểm bao gồm:Mất rất nhiều thời gian và tâm huyếtKỹ thuật dùng bô cho trẻ sơ sinh có nhiều khả năng thành công hơn nếu được áp dụng thường xuyên nhất có thể. Vì vậy, việc dạy trẻ tự đi vệ sinh có thể khó thực hiện nếu hai vợ chồng bạn phải đi làm việc toàn thời gian. Trường mẫu giáo và cả những người được thuê để chăm sóc trẻ cũng hiếm khi sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ này.Em bé có thể không sẵn sàng về thể chấtCác chuyên gia phát triển trẻ em cho biết, trẻ sơ sinh bắt đầu nhận thức đầy đủ cảm giác của bàng quang hoặc trực tràng khi được 12 tháng tuổi, và chỉ kiểm soát cơ bản bàng quang hoặc ruột của chúng khi được 18 tháng tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em dưới 18 tháng không thể đi vệ sinh một cách có chủ ý, hoặc thậm chí không có cảm giác buồn ị hay tè. Tuy nhiên, khả năng này sẽ khác nhau rất nhiều giữa mỗi trẻ.Huấn luyện dùng bô cho trẻ sơ sinh sẽ là một trải nghiệm tích cực nếu được thực hiện khi con bạn đã phát triển đầy đủ. Nếu việc này diễn ra sớm hơn trước khi bé sẵn sàng, thì có lẽ không thực sự mang lại lợi ích. Để trẻ có thể tự đi bô, đòi hỏi sự kiên nhẫn từ ba mẹ Đòi hỏi sự kiên nhẫnHuấn luyện trẻ dùng bô không phải lúc nào cũng thành công nhanh chóng, nhiều cha mẹ cảm thấy khó khăn và bực tức trong quá trình này. Một số bé có thể sử dụng bô trong vài tuần, sau đó lại “gặp sự cố” thường xuyên. Có những bé đi vệ sinh mà không bao giờ biểu hiện bất cứ cảnh báo nhận biết nào cho cha mẹ. Bác sĩ nhi khoa cũng lưu ý rằng các bậc cha mẹ không nên cảm thấy thất vọng với con mình. Với những trẻ không dễ huấn luyện, quá trình này có thể tạo ra tương tác tiêu cực giữa cha mẹ và con cái.Chuẩn bị dọn dẹp mớ hỗn độnTrong khóa huấn luyện dùng bô cho trẻ sơ sinh, những sự cố xử lý không kịp rất thường xuyên xảy ra. Mặc dù những người ủng hộ khẳng định phương pháp này ít bừa bộn hơn dùng tã lót, nhưng bạn cần chuẩn bị sẵn tinh thần để lau dọn khi không thể đưa bé đi vệ sinh kịp thời. Chất tẩy rửa gốc enzyme để xử lý chất thải vật nuôi cũng có thể được dùng tốt cho con người. 4. Các bước dạy trẻ tự đi vệ sinh Theo những người đã có kinh nghiệm, nên bắt đầu huấn luyện trẻ dùng bô từ sơ sinh đến 4 tháng. Bởi vào độ tuổi lớn hơn, trẻ có thể mất nhiều thời gian hơn để học vì đã quen với việc dùng tã. Sau đây là các bước cơ bản:Theo dõi em bé và nhận biết dấu hiệu chuẩn bị đi vệ sinh. Khi nào và bao lâu thì bé sẽ đi vệ sinh? Có một thời điểm cụ thể trong ngày như ngay sau khi thức dậy, hay bất kỳ tiếng động, cử chỉ và biểu cảm cụ thể nào không?Khi nhận thấy dấu hiệu sắp đi vệ sinh của bé, hãy nhẹ nhàng bế bé vào toilet, bô hoặc thậm chí là xô hoặc chậu có kích thước nhỏ để phù hợp với bé.Trong khi bé đang đi, hãy tạo ra tiếng động mà bé sẽ liên kết với việc đi vệ sinh. Nhiều cha mẹ sử dụng âm thanh “si” hoặc “ị” kéo dài. Lặp lại âm thanh này bất cứ khi nào bạn thấy bé sắp đi và trong khi đi. Từ đó bé sẽ học được cách nhận tín hiệu và kết nối với hành động sử dụng bô.Khi “sự cố” xảy ra, hãy chấp nhận dọn dẹp và giữ tinh thần thoải mái. Thái độ của bố mẹ cũng giúp con thoải mái về quá trình này. Trong quá trình dạy trẻ dùng bô, ba mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, không trách phạt Vào ban đêm, đặt bô ngay bên giường và cho bé sử dụng trước khi bú mẹ hoặc nếu bé trở mình trong đêm. Trẻ sơ sinh hiếm khi đi tiểu hoặc ị trong một giấc ngủ sâu. Do đó, động đậy hoặc trở mình trong đêm thường là một dấu hiệu bé cần đi vệ sinh.Vào ban đêm, bạn vẫn có thể sử dụng tã, hoặc cho bé nằm một tấm nệm không thấm nước để phòng trường hợp xảy ra sự cố. Linh hoạt sử dụng tã khi ra ngoài để giúp mọi chuyện dễ dàng hơn. Nếu có thể hãy sử dụng tã vải, vì tã giấy ngày nay có khả năng thấm hút tốt đến mức bé thường không nhận ra mình đã bị ướt hoặc bẩn.Giữ thái độ lạc quan, không dùng áp lực hay trách phạt. Bất cứ khi nào con bạn học cách sử dụng bô, hãy tập luyện nên nhẹ nhàng và tích cực, pha chút hài hước nếu có thể. Mục đích là để giúp bé thích nghi và cảm thấy tốt khi sử dụng bô. 5. Huấn luyện trẻ dùng bô từ sớm có hiệu quả không? Điều này phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa “hiệu quả” là như thế nào. Nếu mục tiêu của bạn là sử dụng ít tã hơn và tạo cơ hội cho bé thực hành một kỹ năng thiết yếu sau này, thì câu trả lời là có. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là đứa trẻ nhỏ không bao giờ cần dùng tã nữa và cũng không bao giờ tè dầm hay ị đùn, câu trả lời có lẽ là không.Với những những gia đình đã thành công, bé dường như học cách đọc tín hiệu của cơ thể và tự đi vệ sinh ngay khi cảm thấy mắc. Nhưng vẫn có những đứa trẻ khác sẽ cần nhiều thời gian hơn để phát triển kỹ năng này. Thử nghiệm là cách duy nhất để bạn biết con mình thuộc nhóm nào.Nếu mục tiêu chính của bạn là dạy trẻ tự đi vệ sinh sớm hơn độ tuổi trung bình, bạn có thể thử áp các dụng phương pháp huấn luyện trẻ dùng bô phổ biến. Tuy nhiên, nếu con bạn không thể đáp ứng được, có lẽ bạn nên đợi cho đến khi bé có những dấu hiệu sẵn sàng. Huấn luyện trẻ dùng bô từ sớm giúp ba mẹ tiết kiệm tã hơn Nguồn tham khảo: babycenter.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dam-tu-chi-huy-co-thuc-su-tot-vi
Ăn dặm tự chỉ huy có thực sự tốt?
Trẻ ăn dặm tự chỉ huy là hoạt động khá đơn giản, nghĩa là để con bạn tự xúc ăn ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Thuật ngữ này ban đầu được đặt ra bởi Gill Rapley, một cựu nhân viên y tế và nữ hộ sinh. Theo nghiên cứu gần đây nhất, hầu hết trẻ sơ sinh có thể ăn dặm được vào khoảng 6 tháng tuổi, đây cũng là thời điểm mà các bà mẹ được các bác sĩ khuyến khích cai sữa theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).Bạn chỉ cần đưa thức ăn cho trẻ bằng một miếng thức ăn có kích thước phù hợp và nếu trẻ thích, trẻ sẽ ăn. Không có máy xay nhuyễn, không có khay đá, không có máy xay thực phẩm, không có máy nghiền khoai tây, không có cơm trẻ em, không có trái cây và rau ... chỉ bạn và con bạn ăn những món ăn mà bạn và gia đình thích ăn. Đó là bản chất của ăn dặm chỉ huy cho bé. 1. Ăn dặm tự chỉ huy là gì? Ăn dặm tự chỉ huy lần đầu tiên xuất hiện tại Anh nhưng lại thu hút được sự quan tâm tại Mỹ và hiện nay là một trong ba phương pháp hay được các mẹ áp dụng cho con khi mới bắt đầu bước vào giai đoạn tập ăn dặm. Thay vì cho trẻ ăn thức ăn được nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn bằng thìa, thì với phương pháp này bạn đặt trực tiếp thức ăn cho trẻ đã được cắt miếng nhỏ vừa tay cầm của trẻ lên khay và cho trẻ tự cầm thức ăn hoặc tự xúc ăn. Phương pháp này được gọi là “bé chỉ huy” để trẻ tự chọn thức ăn mà trẻ thích và ăn theo nhu cầu của trẻ thay vì kiểm soát số lượng và tốc độ ăn của trẻ như những phương pháp khác.Cũng giống như cách cho trẻ ăn bằng thìa truyền thống, trẻ vẫn sẽ tiếp tục nhận được hầu hết dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi trẻ quen với việc ăn thức ăn đặc – thường vào khoảng năm đầu tiên của trẻ. Phương pháp này được gọi là “bé chỉ huy” để trẻ tự chọn thức ăn mà trẻ thích và ăn theo nhu cầu của trẻ 2. Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm bé tự chỉ huy Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị trẻ thời điểm tốt nhất áp dụng cho bé ăn dặm tự chỉ huy là khi trẻ được đúng 6 tháng tuổi trở lên cùng một số dấu hiệu sau:Với độ tuổi này hầu hết các bé đã có thể tự ngồi vững với rất ít sự hỗ trợ và cầm nắm đồ vật khá tốtThêm một số dấu hiệu trẻ thích thú với thức ăn của người lớn như trẻ cố gắng lấy thức ăn từ tay bạn, bốc nhón thức ăn cho vào miệng và thực hiện động tác nhai trong khi nhìn người lớn ăn.Trẻ cũng đã hết phản xạ đẩy lưỡi – phản xạ khiến trẻ đẩy vật chất lạ ra khỏi miệng, cộng thêm với ruột của trẻ đã phát triển các enzym tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn rắn.Trẻ không thỏa mãn với chế độ ăn chỉ có sữa, đói nhanh và đòi ăn liên tục.Tuy nhiên ăn dặm tự chỉ huy có thể không phù hợp với những em bé có dấu hiệu chậm phát triển, có 1 số bệnh về tiêu hóa, sinh non, hay gặp khó khăn trong việc nhai nuốt, bốc nhón thức ăn cho vào miệng. Ăn dặm tự chỉ huy có thể không phù hợp với những em bé có dấu hiệu chậm phát triển 3. Lợi ích của việc cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy Những nhà nghiên cứu ủng hộ theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đã nêu ra những lợi ích của phương pháp này:Ăn uống lành mạnh: Ăn dặm tự chỉ huy tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh hơn các phương pháp khác vì trẻ được lựa chọn ăn theo nhu cầu. Trẻ học được cách tự điều chỉnh lượng thức ăn khi trẻ thấy no giúp giảm nguy cơ béo phì so với những phương pháp cho trẻ ăn bằng thìa cha mẹ kiểm soát lượng thức ăn của trẻ.Giúp trẻ làm quen với nhiều kết cấu và hương vị đồ ăn khác nhau so với trẻ được cho ăn thức ăn nghiền nhuyễn, việc này khiến trẻ có nhiều khả năng phát triển sở thích ăn đa dạng và lành mạnh hơn về lâu dài. Thêm vào đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ được ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy trẻ ăn sẽ được làm quen với nhiều loại thực phẩm (bao gồm cả các sản phẩm từ đậu phộng và cá) có ít nguy cơ dị ứng thực phẩm hơn sau này.Phát triển sự khéo léo bằng tay và kỹ năng phối hợp tay mắt. ăn dặm tự chỉ huy cho phép trẻ thực hành việc cầm nắm các mẫu thức ăn nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ sử dụng kỹ năng vận động tinh được gọi là “kìm kẹp”. Trẻ cũng có thể học được cách tự xúc thức ăn nhai và nuốt nhanh hơn so với trẻ được đút bằng thìa.Giảm bớt căng thẳng cho cha mẹ: Ăn dặm tự chỉ huy tiết kiệm thời gian cho bạn khi không phải khiến bạn xay nhuyễn thức ăn và đút cho trẻ ăn. Việc bạn cần làm là chế biến đồ ăn cho trẻ, bày biện đẹp mắt còn lại việc xử lý chúng thế nào là việc của trẻ. Nó cũng giúp trẻ có thể tham gia vào bữa ăn cùng gia đình dễ dàng hơn vì trẻ có thể ăn được nhiều loại thức ăn giống như các thành viên khác trong gia đình.Học được cách nhai, góp phần hỗ trợ sự phát triển của hệ tiêu hóa.Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận kết quả và đánh giá tác động của ăn dặm tự chỉ huy đối với dinh dưỡng. Lấy ví dụ: Một nghiên cứu nhỏ tại Anh cho thấy trẻ bắt đầu ăn dặm bằng ăn dặm tự chỉ huy có xu hướng có chỉ số BMI thấp hơn trẻ được cho ăn bằng thìa. Trẻ ăn bằng thìa lại có nguy cơ bị thừa cân hơn và xu hướng thích ăn đồ ngọt hơn. Một nghiên cứu khác tại NewZealand cho thấy trẻ sơ sinh ăn dặm với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có nhiều giờ ăn cùng gia đình hơn, điều này về lâu dài giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh.Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây trên 500 trẻ mới biết đi lại chỉ ra rằng tuy có những khác biệt tích cực về hành vi ăn uống ở những trẻ ăn dặm tự chỉ huy nhưng những khác biệt đó quá nhỏ đến mức khiêm tốn nên các bậc cha mẹ không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào phương pháp này. 4. Mặt trái của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy Một mớ hỗn độn: Cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy là cha mẹ phải làm quen với việc bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể bốc ném thức ăn, hay bôi bẩn lên quần áo và đồ dùng.Trẻ có thể chững cân, hoặc không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng: Do trong thời gian đầu cha mẹ thường cho trẻ ăn các loại rau củ quả, dề cầm nhưng lại không chứa nhiều calo.Trẻ ăn dặm tự chỉ huy có thể thiếu sắt do trẻ không nhận được nguồn cung cấp sắt có nhiều trong thức ăn như thịt bò, thịt gà. Cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy là cha mẹ phải làm quen với việc bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể bốc ném thức ăn, hay bôi bẩn lên quần áo và đồ dùng 5. Những lo ngại của cha mẹ khi cho con ăn dặm theo chế độ ăn dặm bé chỉ huy 5.1. Trẻ có nguy cơ bị sặc, mắc nghẹnHọc viện Nhi khoa Hoa Kỳ không có tuyên bố chính thức nào về ăn dặm tự chỉ huy. Nhưng lại đưa ra những cảnh báo về nghẹt thở là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ và khuyến cáo chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn nghiền, xay nhuyễn hoặc xay khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm.Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, để tránh bị nghẹn bạn nên đảm bảo rằng bất kỳ loại thức ăn nào bạn cung cấp cho trẻ đều mềm, dễ nuốt và cắt thành nhiều miếng nhỏ. Điều này không phù hợp với ăn dặm tự chỉ huy khi mà tất cả thực phẩm dùng trong chế độ ăn dặm này đều ở dạng thuôn dài tiện cho việc cầm nắm.Tuy nhiên một nghiên cứu năm 2018 trên 1.000 trẻ sơ sinh, ăn dặm do trẻ chỉ huy không liên quan đến nguy cơ mắc nghẹn. Trên thực tế, tần suất sặc thức ăn thô cao nhất xảy ra ở những trẻ ít được cho ăn thực phẩm bằng ngón tay nhất.5.2. Nôn trớCho dù trẻ được cho ăn bằng thức ăn nghiền nhuyễn hay cho ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì việc trẻ bị nôn trớ là điều chắc chắn sẽ gặp phải. Các chuyên gia cho biết nôn trớ là một phản xạ bình thường của trẻ sơ sinh khi chúng học cách ăn thức ăn đặc. Phản xạ nôn sẽ xuất hiện khi đưa thức ăn vào miệng trẻ quá sâu hay khi trẻ cố nuốt một lượng thức ăn. Trẻ sẽ ít nôn trớ hơn khi trẻ phát triển và học cách điều chỉnh lượng thức ăn mà trẻ nuốt vào.Phân biệt giữa nôn trớ và nghẹt thở:Trẻ nôn trớ có thể đẩy lưỡi về phía trước hoặc ra khỏi miệng và làm động tác rụt cổ để cố đưa thức ăn về phía trước. Mắt trẻ có thể chảy nước mắt. Trẻ có thể bị ho hoặc thậm chí nôn mửa. Hãy để trẻ tiếp tục ho vì đó là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề.Trẻ bị sặc dẫn đến nghẹt thở là khi trẻ không khóc được, ho, thở hổn hển. Trẻ có thể tạo ra những tiếng động kỳ lạ hoặc hoàn toàn không có âm thanh nào khi mở miệng. Bạn cần nhanh chóng thực hiện các động tác vỗ lưng hoặc đẩy ngực để loại bỏ tắc nghẽn. Cho dù trẻ được cho ăn bằng thức ăn nghiền nhuyễn hay cho ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì việc trẻ bị nôn trớ là điều chắc chắn sẽ gặp phải 6. Lời khuyên cho việc bắt đầu ăn dặm do bé chỉ huy Bạn có thể nghi ngờ việc con của bạn liệu có thể xử lý miếng thức ăn to bằng ngón tay, nhưng hãy thử áp dụng biết đâu con sẽ cho bạn những ngạc nhiên thú vị. Nếu bạn đã sẵn sàng thì hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau:Chuẩn bị ghế ăn dặm: Đây là vật dụng quan trọng nhất trong phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, bé được ngồi trên ghế cao có dây an toàn, không ngả về phía sauĐầu tư yếm lớn hoặc máng ăn dặm: Bạn khó có thể tượng tượng được mớ lộn xộn do trẻ tạo ra sau mỗi bữa ăn, với việc cho trẻ mặc yếm lớn, máng ăn dặm hoặc áo choàng sẽ làm giảm sự vương vãi của đồ ăn.Tiếp tục cho trẻ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức, bới trẻ vẫn nhận phần lớn chất dinh dưỡng từ sữa trong năm đầu đời.Luôn có người lớn để ý đến trẻ trong giờ ăn để tránh nguy cơ sặc, nôn trớ hay nghẹt thở.Cho trẻ ăn thức ăn mềm hoặc nấu chín kỹ, cắt thành que hoặc dải dài ít nhất bằng nắm tay, không phải miếng vừa ăn. Lúc đầu, trẻ sẽ cố gắng nắm chặt thức ăn và đút vào miệng. Theo thời gian, bé sẽ học cách cầm thức ăn giữa ngón cái và ngón trỏ.Bắt đầu từ từ : Ban đầu chỉ khỏi điểm với vài ba miếng thức ăn đặt trước mặt trẻ. sau đó tăng dần sự lựa chọn lên với nhiều loại thức ăn với nhiều màu sắc khác nhau.Đặt thức ăn trực tiếp lên khay trước mặt trẻ để trẻ có thể tự bốc đượcKhông cho trẻ ăn những thức ăn có thể gây nguy cơ nghẹt thở, chẳng hạn như các loại hạt, bỏng ngô, và thức ăn được cắt thành đồng xu, bao gồm cả xúc xích và xúc xích.Cùng nhau thưởng thức bữa ăn: Cho trẻ được ngồi ăn cùng gia đình,để trẻ quan sát và bắt chước các kỹ năng ăn uống của người lớn, khi thấy trẻ đã dần làm quen với đồ ăn mới có thể cho trẻ nhấm nháp vài món ăn mà bạn đang ăn miễn sao nó phù hợp với trẻ. Đặt thức ăn trực tiếp lên khay trước mặt trẻ để trẻ có thể tự bốc được 7. Những loại thực phẩm tốt nhất cho phương pháp BLW nên lựa chọn Các loại thực phẩm cần được chế biến mềm, cắt thành những miếng nhỏ, vừa nắm tay trẻ và không nằm trong danh sách những thực phẩm có nguy cơ gây nghẹn. Đừng lo lắng về việc con bạn ăn nhiều hay ít trong vài tháng đầu; chỉ cần bạn kiên trì và cố gắng có được một chế độ ăn uống đầy đủ. Cân nhắc cung cấp thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm này mỗi ngày để đảm bảo trẻ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết :Ngũ cốc: Yến mạch, các loại mì tách muối.Chất béo lành mạnh: Chẳng hạn như bơ (ăn riêng hoặc bôi lên bánh mì),Protein: Chẳng hạn như thịt gà hoặc thịt bò luộc, trứng hoặc cá nướngTrái cây và rau: Chẳng hạn như một miếng chuối hoặc bơ; một quả lê hoặc táo chín, đu đủ, kiwi, dưa ; bông cải xanh, cà rốt, bí xanh, khoai lang, củ cải hấp...Sữa và chế phẩm từ sữa: Chẳng hạn như sữa chua và phô mai mềm tiệt trùng hoặc phô mai tươi.Lưu ý không nêm thêm muối đường hay chất làm ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ vì chúng không bổ sung bất cứ chất dinh dưỡng nào thậm chí còn gây hại cho gan thận của trẻ. Bỏ qua các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói sẵn khác, vì những thực phẩm này có xu hướng không có chất dinh dưỡng và đầy chất phụ gia và chất béo bão hòa không lành mạnh.Việc cho trẻ ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy cũng như những phương pháp ăn dặm khác đều có ưu nhược điểm của nó. Quan trọng là bạn lựa chọn cho con của bạn điều gì là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ và con có dấu hiệu hợp tác với sự lựa chọn đó. Mỗi em bé có cách cho ăn dặm và thích ứng khác nhau nên không nên so sánh với những trẻ khác.Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ Nguồn tham khảo: babycenter.com, whattoexpect.com Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://vnvc.vn/bi-cho-can-theo-doi-bao-nhieu-ngay/
12/01/2024
Bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày? Cần tiêm phòng dại mấy giờ?
Vết thương do chó cắn thường nghiêm trọng, nguy cơ nhiễm trùng cao. Qua vết thương hở, người bệnh có khả năng mắc bệnh dại hoặc nhiễm khuẩn uốn ván, tụ cầu, liên cầu,… Vậy khi bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày? BS Phạm Hồng Thuyết – Quản lý Y khoa vùng Mekong, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Thông thường, thời gian ủ bệnh dại thường diễn ra khoảng 2 đến 8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày, dài thì có thể lên đến vài năm. Do đó, người bệnh cần được theo dõi tích cực trong vòng 15 ngày đầu sau khi bị chó, mèo cắn và khẩn trương tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị chó mèo, vật nuôi cắn hoặc cào/liếm”. Mục lụcTìm hiểu về bệnh dạiNgười bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày?Thời gian theo dõi đối với con vật cắn ngườiNhững điều cần làm sau khi bị chó cắnXử trí vết thươngTiêm vắc xin phòng uốn ván, phòng dại và huyết thanh kháng dạiCần tiêm phòng dại trong vòng mấy giờ sau khi bị chó cắnTìm hiểu về bệnh dại Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm. Một khi lên cơn dại, gần như 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có hơn 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi ngờ dại cắn, phải điều trị dự phòng bằng vắc xin. Ước tính có khoảng 60.000 – 70.000 người tử vong do dại phần lớn từ các quốc gia vùng nhiệt đới. (1) Trong vòng 10 năm qua, mỗi năm nước ta lại có khoảng 70 – 110 trường hợp tử vong do dại (2). Tính từ đầu năm 2020 đến tháng 12/2023, Việt Nam đã có khoảng 57 trường hợp tử vong do bệnh dại. Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương, lây từ động vật sang người qua chất tiết, thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với virus dại qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc cấy ghép mô/cơ quan bị nhiễm virus dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều có tỷ lệ tử vong gần như 100%. Thời gian ủ bệnh dại thường từ vài ngày cho đến vài tháng, thậm chí có những trường hợp ủ bệnh lên đến hằng năm. Trong khi đó, khi lên cơn dại cho đến lúc tử vong chỉ khoảng 2 – 10 ngày. Ước tính có khoảng 60.000 – 70.000 người tử vong do dại tại các nước nhiệt đới Người bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày? Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương, lượng virus dại đưa vào cơ thể và vị trí cắn xa hay gần hệ thần kinh trung ương, mà thời gian ủ bệnh và cần được theo dõi khác nhau ở mỗi người. Thông thường, thời gian ủ bệnh dại rơi vào khoảng 2 đến 8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày, dài thì có thể lên đến 1 – 2 năm. Do đó, người bệnh cần được theo dõi tích cực trong vòng 15 ngày đầu sau khi bị chó cắn (hoặc mèo), cào, liếm (trên vết thương hở). Đối với những vết thương nặng, gần hệ thần kinh trung ương như vùng đầu – mặt – cổ, bệnh nhân cần được nhanh chóng tới bệnh viện hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật gần nhất để được cấp cứu xử trí kịp thời cũng như đánh giá để được tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin sớm nhất có thể. Tuy nhiên, dù vị trí cắn có nghiêm trọng hay chỉ trầy xước nhẹ, có xa hay gần hệ thần kinh trung ương thì người bệnh cũng cần được đến bệnh viện hoặc Trung tâm y tế để vệ sinh vết thương và dự phòng phơi nhiễm virus dại bằng vắc xin. Đối với vết thương nhẹ do chó, mèo cắn cần được theo dõi tích cực trong vòng 15 ngày đầu và tiêm vắc xin sớm nhất có thể Thời gian theo dõi đối với con vật cắn người Theo dõi vật nuôi cắn người là cách giúp xác định nguy cơ bị dại của động vật. Nếu bị chó, mèo cắn, cào hoặc liếm cần theo dõi vật nuôi trong vòng 10 ngày. Nếu phát hiện chó, mèo có triệu chứng bất thường như: Dễ kích động, dữ tợn cắn cả chủ nuôi, mất phương hướng, cắn xé đồ đạc, tự cắn bản thân, chán ăn, sợ ánh sáng, co giật,… cần đưa ngay đến bác sĩ thú y để đánh giá nguy cơ dại; đồng thời người bị cắn cần đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị dự phòng bằng vắc xin. Những điều cần làm sau khi bị chó cắn Không phải 100% trường hợp bị chó mèo cắn đều sẽ phát bệnh dại. Khả năng phát bệnh còn tùy thuộc vào việc con vật đó có bị dại hay không, vết thương nông hay sâu, có chảy máu hay không, có vệ sinh, điều trị dự phòng đúng cách, kịp thời sau khi bị con vật cắn hay không,… Tuy nhiên, dù vết thương có ra sao thì ngay khi bị vật nuôi cắn, cào, liếm,đâu, người dân cần kịp thời vệ sinh vết thương sạch sẽ, rửa liên tục dưới nước, sơ cứu kịp thời và tiêm vắc xin dại ngay để phòng bệnh hiệu quả. Cụ thể, những việc cần làm ngay sau khi bị chó mèo cắn, bao gồm: Xử trí vết thương Giúp hạn chế nước bọt chó mèo bám nhiều hơn tại vết thương bằng cách thay quần áo mới hoặc cắt phần phải tại vị trí vết cắn; Rửa sạch vết thương dưới vòi nước mạnh trong 15 phút; sau đó, dùng cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone để sát trùng vết thương. Lưu ý, trong quá trình này không chà sát vết thương, không nặn máu, không đắp lá cây hoặc vật lạ để tránh làm vết thương nghiêm trọng hơn; Dùng gạc y tế băng bó vết thương, cầm máu tránh nguy cơ virus, vi khuẩn xâm nhập. Không băng bó gạc quá chặt khiến máu khó lưu thông. Tiêm vắc xin phòng uốn ván, phòng dại và huyết thanh kháng dại Ngay sau khi làm sạch vết thương, người bị chó mèo cắn cần đến bệnh viện hoặc Trung tâm y tế hoặc Trung tâm tiêm chủng ngay để được tiêm vắc xin uốn ván, vắc xin phòng dại và/ hoặc huyết thanh kháng dại (nếu vết thương độ III). Vắc xin và phác đồ tiêm sẽ được các bác sĩ tư vấn tùy theo vết thương và phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Cần tiêm phòng dại trong vòng mấy giờ sau khi bị chó cắn Vắc xin tốt nhất là loại vắc xin được tiêm sớm nhất, đặc biệt là với một căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong nhanh như bệnh dại. Các chuyên gia khuyến cáo, việc tiêm phòng dại nên được tiến hành ngay sau khi bị động vật cào, cắn. Tiêm phòng trong vòng 6 giờ đầu sau bị cắn được xem là sớm, sau 6 giờ được xem là tiêm phòng muộn. Tiêm phòng dại nên được tiến hành ngay sau khi bị động vật cào, cắn Loại vắc xin và phác đồ tiêm sẽ được các bác sĩ tư vấn cụ thể tùy theo từng trường hợp. Với trường hợp bị chó mèo cắn vết thương được phân độ từ độ 2, độ 3A và người đó chưa được tiêm vắc xin phòng dại trước đó, con vật còn sống sau 10 ngày theo dõi, người bệnh cần tiêm 4 mũi. Mũi đầu tiên tiêm ngay sau bị cắn, mũi 2, 3 và 4 được tiêm lần lượt sau mũi đầu 3, 7 và 28 ngày. Với trường hợp bị chó mèo cắn vết thương được phân độ từ độ 2 độ 3A người chưa được tiêm vắc xin trước đó, con vật chết, bệnh,không theo dõi được hoặc con vật lúc cắn nghi dại hoặc bị dại người bệnh cần tiêm 5 mũi. Mũi đầu ngay sau bị cắn, mũi 2, 3, 4 và 5 lần lượt vào ngày 3, 7, 14 và 28 sau mũi 1. Với trường hợp bị chó mèo cắn vết thương được phân độ từ 3A trở lên mà tình trạng con vật khi cắn có triệu chứng dại nghi dại hoặc con vật không theo dõi được người bệnh cần tiêm đủ 5 mũi vắc xin dại ngoài ra cần được xem xét tiêm huyết thanh kháng dại sớm nhất tại bệnh viện hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật gần nhất. Với các trường hợp phụ nữ cho con bú hay đang mang thai, nếu bị chó, mèo cắn cần được bác sĩ tư vấn về lịch tiêm phòng. Bác sĩ sẽ là người đưa ra chỉ định về lịch tiêm phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, lượng virus dại đưa vào cơ thể và vị trí cắn xa hay gần hệ thần kinh trung ương… Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin dại, vắc xin uốn ván và/hoặc huyết thanh kháng dại chắc chắn cần phải thực hiện càng sớm càng tốt để phòng nguy cơ mắc bệnh, tử vong do dại. Liên hệ hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn về vắc xin và phác đồ tiêm dự phòng vắc xin dại.
https://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-benh-16924040411102843.htm
05-04-2024
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh
Thảo dược hỗ trợ trị hội chứng ruột kích thích SKĐS - Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng bệnh mạn tính, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của thầy thuốc, với sự hỗ trợ của một số thảo dược, bạn có thể giảm tình trạng bệnh bằng việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh. 1. Hội chứng ruột kích thích là gì? Hội chứng ruột kích thích ( IBS ) là bệnh khá thường gặp với tỷ lệ 10-15% dân số trưởng thành Mỹ, 9-23% dân số thế giới. Bệnh nhân IBS thường có thêm đau cơ khớp, trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính. Thường ở người trẻ, xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ. Hội chứng ruột kích thích là bệnh rối loạn chức năng của ruột. IBS không phải là bệnh rối loạn tâm thần/tâm lý nhưng những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo âu, trầm cảm, hoảng sợ có thể làm tăng biểu hiện bệnh. Ngoài ra, bệnh đặc biệt tăng lên ở phụ nữ thời điểm liên quan đến kinh nguyệt. 2. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh nhân IBS thường có nhu động ruột không bình thường. Khi ruột tăng vận động, thức ăn được di chuyển quá nhanh qua ruột, nước sẽ không được tái hấp thu đầy đủ nên lòng ruột có nhiều nước, sẽ hình thành phân lỏng, người bệnh đi ngoài phân lỏng; ngược lại nếu ruột bị ‘lười’ vận động, thức ăn di chuyển quá chậm trong ruột, nước sẽ được tái hấp thu vào mạch máu quá nhiều, khi đó phân sẽ cứng và người bệnh bị táo bón. Một số nguyên nhân có thể dẫn tới IBS: Thay đổi chức năng trong não sau những sang chấn tâm lý, lo lắng, căng thẳng, hoảng sợ … Không thể dung nạp một số loại thức ăn: hydratcarbon chuỗi ngắn, gluten, sữa và các sản phẩm của sữa. Sau nhiễm trùng: viêm nhiễm, thay đổi khả năng hấp thu của ruột, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Bất thường trong chuyển hóa serotonin. Thay đổi về gen. Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh. Sự thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt. Yếu tố di truyền. Nhiều người bệnh khi thấy có bất thường đại tiện hay lo lắng mình có thể bị mắc ung thư, việc lo lắng lại càng làm cho bệnh trầm trọng hơn. Cách dùng thuốc chống trầm cảm khi điều trị hội chứng ruột kích thích Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị hội chứng ruột kích thích 3. Triệu chứng hội chứng ruột kích thích Các triệu chứng chính bao gồm: đau bụng, táo bón và tiêu chảy. Đau bụng: Đau không có đặc điểm gì cụ thể, không có vị trí nhất định, có thể đau dọc khung đại tràng, đau nhiều hơn sau khi ăn hoặc đôi khi chưa ăn xong đã có cảm giác đau, khi ăn thức ăn lạ, thức ăn để lâu. Táo bón và tiêu chảy: Phân táo thường kèm theo nhầy bọc ngoài phân. Một điểm cần lưu ý là phân trong trường hợp này không bao giờ lẫn máu, nếu có thì chắc chắn không phải là hội chứng ruột kích thích. Ngoài các triệu chứng chính kể trên, các rối loạn khác có thể gặp phải là: Bụng đầy hơi, cảm giác nặng bụng. Nhức đầu. Mất ngủ. Trung tiện nhiều, cảm giác đi chưa hết phân. Các triệu chứng này không đặc hiệu và thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Chẳng hạn, khi ăn các thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức, nếu kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất. Hội chứng ruột kích thích là bệnh hay gặp, chủ yếu ở người trong độ tuổi lao động, học tập nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc của người bệnh. 4. Chẩn đoán và điều trị hội chứng ruột kích thích Theo tiêu chuẩn sau: Đau bụng, khó chịu vùng bụng trong ít nhất 3 ngày/tháng trong 3 tháng qua, đi kèm với ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau: cảm thấy thoải mái sau khi đi đại tiện, đau bụng liên quan đến thay đổi số lần đi đại tiện hoặc thay đổi hình thái phân. Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng nhưng cần làm thêm xét nghiệm như nội soi tiêu hóa để loại trừ các tổn thương thực thể tại đường ruột (ung thư, bệnh viêm ruột mạn tính - IBD). Điều trị Vật lý trị liệu: Cho những trường hợp có nền khung chậu yếu: bài tập cho vùng khung chậu (yoga). Men tiêu hóa (Probiotics): tùy theo thể mà bác sỹ sẽ kê loại phù hợp. Tùy theo thể và trên từng bệnh nhân cụ thể mà bác sỹ sẽ kê loại phù hợp để điều trị triệu chứng: Chống co thắt (Antispasmodic). Chống trầm cảm(Antidepresant). Chống tiêu chảy (Antidiarrhea). Nhuận tràng (Laxatives). Giảm đau (Prosecretory & Analgestic Agent) 5. Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích IBS là bệnh hay gặp, chủ yếu ở người trong độ tuổi lao động, học tập nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc của người bệnh. Bệnh có liên quan nhiều đến yếu tố thần kinh, tâm lý, chế độ ăn, lối sống … nên cần điều chỉnh và thực hiện một cách nghiêm túc. Đó là: Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ quả. Tránh các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, thực phẩm khó dung nạp lactose, thực phẩm cay. Hạn đồ uống có ga và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Uống nhiều nước. Không ăn thức ăn để lâu hoặc điều kiện bảo quản không tốt. Không ăn thức ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi: khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả nhiều đường như cam, quýt, xoài, mít. Thay đổi thói quen sinh hoạt Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn, người mắc hội chứng ruột kích thích nên thay đổi thói quen không tốt trong sinh hoạt để giảm tác hại của bệnh. Đó là: Sử dụng thuốc tiêu chảy và thuốc nhuận tràng theo kê toa của bác sĩ. Tập thể dục thường xuyên, cố gắng có những vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không để bị trầm cảm, lo lắng quá mức. Tránh làm việc quá sức, mất ngủ, căng thẳng thần kinh kéo dài. Nên thực hiện các phương pháp giảm stress như tập thể dục, ngồi thiền, tập yoga hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp, dễ thực hiện như đô bộ, đạp xe. Xem thêm video được quan tâm 10 lý do bạn nên ăn trứng gà vào buổi sáng | SKĐS
https://suckhoedoisong.vn/lieu-phap-gen-dau-tien-tri-benh-mau-kho-dong-nhom-b-169221128221533029.htm
30-11-2022
Liệu pháp gen đầu tiên trị bệnh máu khó đông nhóm B
Tầm quan trọng của điều trị dự phòng đối với bệnh nhân máu khó đông SKĐS - Tại Việt Nam, theo ước tính có khoảng 6.400 người bị bệnh hemophilia (máu khó đông), trong đó có trên 60% người bệnh được chẩn đoán và điều trị. Bệnh này đã và đang gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe người mắc vì vậy việc điều trị dự phòng có vai trò rất quan trọng. Mối nguy khi mắc bệnh máu khó đông nhóm B Hemophilia B (máu khó đông nhóm B) là một chứng rối loạn chảy máu di truyền do thiếu hoặc không đủ yếu tố đông máu số 9, một loại protein cần thiết để tạo cục máu đông nhằm cầm máu. Điều này khiến một người có nguy cơ bị chảy máu kéo dài và đe dọa đến tính mạng sau khi bị thương, phẫu thuật hoặc thủ thuật nha khoa. Trong trường hợp nghiêm trọng, các đợt chảy máu có thể xảy ra một cách tự nhiên mà không có nguyên nhân rõ ràng. Các đợt chảy máu kéo dài hơn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu vào khớp, cơ hoặc các cơ quan nội tạng, bao gồm cả não. Hemophilia B chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới và tỷ lệ mắc bệnh này trong dân số là khoảng 1/40.000. Hemophilia B chiếm khoảng 15 % trong số bệnh nhân bị bệnh máu khó đông. Hemophilia B là một chứng rối loạn chảy máu di truyền do thiếu hoặc không đủ yếu tố đông máu số 9. Liệu pháp một lần duy nhất có thể trị Hemophilia B Mới đây, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt liệu pháp gen Hemgenix để điều trị cho người lớn mắc bệnh máu khó đông nhóm B. Theo Hiệp hội huyết học và ung thư Hoa Kỳ, những người mắc bệnh máu khó đông nhóm B nặng thường trải qua liệu pháp protein thay thế 2 đến 3 lần/tuần trong suốt cuộc đời để ngăn ngừa các đợt chảy máu. Ngược lại, hemgenix chỉ cần được truyền một lần. Hemgenix sử dụng AAV5, một vectơ virus không lây nhiễm, được gọi là virus liên quan đến adeno (AAV), để mang các chỉ dẫn di truyền (DNA) đến gan của bệnh nhân. Lý tưởng nhất là liệu pháp này cho phép cơ thể tự tạo ra yếu tố đông máu bị thiếu. Điều này sẽ làm giảm/loại bỏ nhu cầu tiêm yếu tố đông máu, cũng như giảm số lần chảy máu. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hemgenix đã giảm tỷ lệ chảy máu hàng năm và 94% những người tham gia đã ngừng điều trị dự phòng và không cần điều trị dự phòng. Các chuyên gia cho hay, hiệu quả của Hhmgenix kéo dài trong ít nhất 10 năm sau hoặc lâu hơn. Tác dụng phụ của hemgenix Có hơn 5% bệnh nhân dùng hemgenix gặp các tác dụng phụ: Tăng men gan , nhức đầu, tăng nồng độ một số enzyme trong máu, các triệu chứng giống như cúm , phản ứng liên quan đến truyền dịch, mệt mỏi, buồn nôn và cảm thấy không khỏe. Ai sẽ có thể sử dụng liệu pháp hemgenix? Thêm lựa chọn trong điều trị bệnh máu khó đông ĐỌC NGAY Hemgenix được chỉ định cho người lớn mắc bệnh máu khó đông nhóm B hiện đang sử dụng liệu pháp dự phòng, tiền sử bị chảy máu đe dọa tính mạng hoặc có các đợt chảy máu tự phát nghiêm trọng lặp đi lặp lại. Hemophilia B là một căn bệnh rất tốn kém để điều trị trong nhiều năm. Chi phí điều trị cho những người mắc Hemophilia B nặng và vừa phải có thể lên tới hơn 300.000 đô la mỗi năm và hơn 20 triệu đô la trong suốt cuộc đời. Trong khi đó dùng hemgenix chỉ mất 3,5 triệu đô la. Các chuyên gia cho hay, sự chấp thuận này cung cấp một lựa chọn điều trị mới cho bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông B và là bước tiến quan trọng trong việc phát triển các liệu pháp mới cho những người gặp phải gánh nặng bệnh tật cao liên quan đến dạng bệnh máu khó đông này. Xem thêm video đang được quan tâm: Cẩn trọng với 5 bệnh mùa Đông - Xuân ai cũng có thể mắc phải. Ngọc Nguyễn (Theo everydayhealth) Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/tiet-lo-gay-soc-than-duoc-cuong-duong-viagra-gay-ung-thu-da-169113533.htm
15-03-2016
Tiết lộ gây sốc: “Thần dược cường dương” Viagra gây ung thư da
Các nhà khoa học hiện công tác tại Đại học Tubingen, Đức đã phát hiện những người đàn ông thường dùng loại “thần”dược này có nguy cơ mắc một loại bệnh ung thư da gây chết người nhất hiện nay-u hắc sắc tố. Họ nhấn mạnh Sildenfafil đang được bán trên thị trường với tên gọi Viagra từ cuối những năm 1990 có tác dụng kích thích đối với phân tử chuyển giao theo chu kỳ monophosphate của guanosine (hợp chất gồm guanine kết hợp với ribose-một dạng nucleoside trong Axit Ribonucleic) hay con gọi cGMP thúc đẩy sự tăng trường của u ắc tố ác tính hiện có. Các nhà khoa học đưa ra kết luận này sau khi tiến hành nhiều thí nghiệm trên động vật và tế bào được nuôi cấy của con người. Tác giả công trình nghiên cứu Robert Feil cho biết tập thể khoa học gia phát hiện những tế bào u hắc tố ác tính cũng sử dụng cGMP mở đường cho sự tăng trường của chúng. Những tế bào này thường chứa một loại enzyme có tên gọi phosphodiesterase 5 đảm bảo cho cGMP mới hình thành liên tục bị phá vỡ. Tuy nhiên, sildenafil ức chế enzym đó. Hậu quả, u hắc sắc tố bắt đầu phát triển mạnh hơn.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/ung-thu-co-tu-cung-nen-kieng-gi-20221212072216063.htm
20221212
Ung thư cổ tử cung nên kiêng gì?
Trong suốt quá trình điều trị ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị, tâm lý tích cực, tập luyện phù hợp… thì chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng hỗ trợ giảm nguy cơ khối u phát triển. Theo Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, bên cạnh những thực phẩm có thể đẩy lùi và chống đỡ với bệnh hiệu quả thì một số loại thực phẩm lại "tiếp tay" khiến tình trạng trở nên tồi tệ. Bạn cần tránh những loại thực phẩm sau đây khi điều trị bệnh ung thư cổ tử cung: - Bệnh nhân ung thư cổ tử cung không nên ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh hoặc những đồ ăn có vị cay, đắng, quá mặn hoặc nóng. Không nên sử dụng các phương pháp chế biến như chiên rán, hun gói, ướp đông, nướng, phương pháp muối như cà muối, dưa muối... Ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm (Ảnh: Internet). - Bệnh nhân có thể mất cảm giác ngon miệng trong quá trình điều trị ung thư, vì vậy, không nên cho bệnh nhân ăn các đồ ăn khô, khó nuốt. Nên chọn những thức ăn mềm, dễ ăn. Đặc biệt, nên chiều theo ý thích của bệnh nhân. - Không nên cho bệnh nhân ăn những đồ ăn có lượng calo, protein thấp vì người bệnh cần có đủ năng lượng để chiến đấu với bệnh tật. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể bị táo bón. Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng vì nó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên được ăn nhiều bữa một ngày. Bởi cảm giác buồn nôn và nôn do tác dụng phụ của thuốc điều trị có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn của người bệnh. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung Giai đoạn đầu Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Giai đoạn nặng Cácdấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cunggiai đoạn nặng hơn bao gồm: - Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, giữa các kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh. - Dịch âm đạo chảy nước, có máu, có mùi hôi. - Đau vùng chậu hoặc đau khi giao hợp. Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung bao gồm: - Có nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình của bạn càng nhiều thì khả năng nhiễm HPV của bạn càng lớn. - Quan hệ tình dục sớm: Quan hệ tình dục khi còn nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. - Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác (STIs): Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác - chẳng hạn như chlamydia, lậu, giang mai và HIV / AIDS - làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. - Hệ thống miễn dịch suy yếu: Bạn có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu do một tình trạngsức khỏekhác. - Hút thuốc lá: Hút thuốc có liên quan đến ung thư cổ tử cung tế bào vảy.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-benh-tim-mach-thuong-gap-o-nguoi-cao-tuoi-vi
Các bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Cao Thanh Tâm - Bác sĩ Nội tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Khi các mạch máu dần xơ cứng và giảm tính đàn hồi, sẽ khiến tim làm việc nhiều hơn, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho cơ tim bị dày lên, gây ra các bệnh tim mạch ở người cao tuổi. 1. Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là xơ vữa động mạch, khiến cấu trúc mạch máu bị biến đổi, lòng mạch hẹp lại và thành mạch dày lên.Những thay đổi này dẫn đến các bệnh lý như:Cao huyết áp;Xơ vữa các mạch máu gây thiếu máu cơ tim; thiếu máu nãoNặng hơn là gây ra nhồi máu cơ tim; đột quỵ nãoRối loạn nhịp tim; Suy tim 2. Nguyên nhân nào gây bệnh tim mạch ở người già Khi hệ thống tim mạch bắt đầu lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi, gây xơ vữa mạch máu, khiến lòng mạch máu hẹp lại, tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.Xơ vữa mạch máu khiến dòng chảy của máu tăng lên, áp lực chảy tăng lên, gây ra bệnh tăng huyết áp - một trong bệnh tim mạch ở người già thường gặp. Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng sức và số lần co bóp sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.Các mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến tim hoạt động cật lực hơn cả về sức co bóp lẫn tần số tim, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm thành tim bị dày lên, trong khi các mạch máu (có cả động mạch vành tim) bị xơ vữa lại hẹp, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm nhất là gây ra nhồi máu cơ tim. Những bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp 3. Người cao tuổi cần làm gì khi thấy các triệu chứng của bệnh lý tim mạch? Khi gặp các triệu chứng như: đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, ... cần nhanh chóng đưa người cao tuổi đến bệnh viện hoặc các sở sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và tư vấn về tình trạng sức khỏe. 4. Cách phòng bệnh tim mạch ở người già Để phòng ngừa các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi, cần phải:Xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tránh ăn nhiều chất béo, vì chất béo sẽ làm cho lượng cholesterol trong máu cao. Khi tình trạng cholesterol trong máu cao sẽ đóng mảng ở thành mạch máu, gây ra xơ vữa động mạch, dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim.Người lớn tuổi nếu bị béo phì cần giảm cân để phòng ngừa các bệnh tim mạch ở người già.Kiêng rượu, bia, thuốc lá. Chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm oxy, tăng đông máu và gây tổn thương thành mạch... Uống nhiều rượu làm tăng triglyceride sẽ đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.Tăng cường vận động cơ thể để giúp tăng tiêu hao năng lượng, hạ nồng độ cholesterol trong máu, hạ huyết áp. Việc vận động sẽ làm tăng sức mạnh của cơ bắp, giúp tim và mạch máu tăng tính đàn hồi tốt và dẻo dai. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người không thường xuyên hoặc không vận động sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn so với người chăm chỉ tập luyện và vận động, rèn luyện cơ thể.Cần hạn chế và tránh bị căng thẳng, stress. Khi bị stress, sẽ khiến nhịp tim tăng và làm tăng huyết áp. Xét nghiệm mỡ trong máu để đánh giá tình trạng sức khỏe Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi, cần thường xuyên khám và kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, khoảng 6 tháng một lần. Nên đăng ký gói khám có bao gồm đo điện tim và xét nghiệm mỡ trong máu để theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe. 8 dấu hiệu rối loạn nhịp tim
https://suckhoedoisong.vn/nhung-cach-phong-chong-ung-thu-hieu-qua-169240123145750585.htm
29-01-2024
Phòng chống ung thư như thế nào?
Tuy nhiên, ung thư có thể được phòng chống nhờ việc điều chỉnh lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học. Dưới đây là những biện pháp giúp phòng chống ung thư hiệu quả. 1. Thường xuyên tập thể dục Các nghiên cứu đều ghi nhận rằng việc tăng cường hoạt động thể chất là vũ khí hiệu quả phòng chống ung thư, ngay cả khi bệnh xảy ra cũng sẽ làm giảm nguy cơ tử vong. Hoạt động thể chất có lợi trước, trong và sau khi mắc bệnh ung thư. Khi hoạt động thể chất được duy trì đều đặn và đầy đủ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển căn bệnh này. Nó thậm chí là một trong những yếu tố phòng ngừa khi thường xuyên sử dụng rượu, thuốc lá hoặc chế độ ăn uống không hợp lý. Nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng bảo vệ của hoạt động thể chất chống lại một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú , đây là hai bệnh ung thư thường gặp nhất. Ung thư nội mạc tử cung, phổi, trực tràng, tuyến tiền liệt , buồng trứng, tuyến giáp và tuyến tụy cũng có liên quan với hoạt động động thể chất với các mức độ bằng chứng khác nhau. Các nghiên cứu đều ghi nhận rằng việc tăng cường hoạt động thể chất là vũ khí hiệu quả phòng chống ung thư. Chúng ta nên tập thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày. Đồng thời nên hạn chế ngồi quá lâu một chỗ, tăng cường vận động. Điều quan trọng, nếu không thể thực hiện các hoạt động thể chất theo khuyến nghị thì hãy luôn suy nghĩ về việc cố gắng di chuyển suốt cả ngày. Đi bộ, leo cầu thang hoặc đi xe đạp để làm việc đều hiệu quả. Việc thường xuyên tập thể dục giúp chúng ta kiểm soát tình trạng thừa cân và béo phì. Người béo phì thì có nguy cơ mắc những bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,.... 2. Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc Hút thuốc là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh ung thư phổi. Ngoài ra hút thuốc còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, ung thư thanh quản , ung thư bàng quang, ung thư thận,… Không chỉ vậy, người sống trong môi trường nhiều khói thuốc cũng khiến nguy cơ mắc các bệnh ung thư trở nên cao hơn. Cần tiêm phòng vaccine theo khuyến cáo trong đó có thể kể như: viêm gan siêu vi B, siêu vi HPV có thể giúp phòng chống một số bệnh ung thư. 3. Tiêm vaccine đầy đủ Phòng ngừa ung thư bao gồm việc bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh lý do virus gây ra. Cần tiêm phòng vaccine theo khuyến cáo trong đó có thể kể như: viêm gan siêu vi B, siêu vi HPV có thể giúp phòng chống một số bệnh ung thư hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan về sau; vaccine HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung. 4. Có chế độ ăn uống lành mạnh Có một chế độ ăn uống lành mạnh góp phần không nhỏ trong việc phòng chống ung thư. Điều này sẽ giúp kiểm soát cân nặng bởi vì béo phì là nguyên nhân thứ hai có nguy cơ cao gây ung thư sau hút thuốc lá. Việc thừa cân làm tăng nguy cơ của 13 loại ung thư, do đó một chế độ ăn uống lành mạnh có thể gián tiếp giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư bằng cách kiểm soát trọng lượng và phòng ngừa bệnh béo phì. Cần tăng cường rau quả, trái cây có khả năng làm giảm khả năng phát triển của ung thư. Các chất dinh dưỡng này bao gồm: Các loại thực phẩm thuộc nhóm chất có hoạt tính kháng ung thưcarotenoid, folate, vitamin C, vitamin E, selen, flavonoid và các chất phytochemical khác (các chất tìm thấy trong cây). Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ làm giảm nguy cơ ung thư ruột là điều đã được khoa học chứng minh rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy ăn 10g chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột khoảng 10%. Ngoài ra, nên ăn ngũ cốc nguyên cám và nên ăn đạm "tốt". Đạm tốt tức là các loại thịt, hải sản ngoại trừ các loại thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, thịt muối…), hạn chế thịt đỏ (thịt gia súc như heo, bò, dê…). Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng calo cao khác như thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo, vì chúng góp phần làm tăng cân. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, giảm đường bột vừa có thể trực tiếp ngăn ngừa sự tăng cân bằng cách giảm năng lượng hấp thu, vừa gián tiếp làm giảm cân do tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn. 5. Khám sức khỏe định kỳ Phần lớn các ca bệnh ung thư khi được phát hiện đã đến giai đoạn cuối vì thường mọi người chỉ đi khám bệnh khi có các triệu chứng. Vì vậy, đi khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao giúp phát hiện các mầm mống ung thư trong cơ thể ngay khi chưa có biểu hiện rõ ràng nào, từ đó tìm ra những biện pháp điều trị hợp lý. Sự thật về uống nước ion kiềm để phòng và chữa bệnh ung thư SKĐS - Nhiều người cho rằng nước ion kiềm có nhiều công dụng diệu kỳ phòng chống bệnh, trong đó có ung thư. Vậy thực hư công dụng của nước ion kiềm đối với bệnh ung thư là thế nào? Dưới đây là chia sẻ của TS.BS. Nguyễn Minh Đức - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM. BSCKI. Phạm Thị Thanh Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://tamanhhospital.vn/phoi-tac-nghen-man-tinh-nen-an-gi-kieng-an-gi/
08/11/2021
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì và kiêng ăn gì? Tâm Anh
“Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?” hay “bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì?”, “thức ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ra sao?” là những thắc mắc thường gặp ở người bệnh COPD. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh tình và duy trì sức khỏe. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Đặng Thành Đô, Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Mục lụcNgười bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì?1. Thực phẩm giàu protein2. Carbohydrate phức hợp3. Sản phẩm tươi4. Thực phẩm giàu kali5. Chất béo lành mạnhNgười bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kiêng ăn gì?1. Muối2. Một số loại trái cây3. Một số loại rau và cây họ đậu4. Một số sản phẩm từ sữa5. Chocolate6. Đồ chiênNgười bị phổi tắc nghẽn mạn tính nên uống gì?Nhớ theo dõi cân nặngNgười bệnh COPD nên duy trì bữa ăn và tư thế ngồi ăn ra sao?1. Chia nhiều bữa ăn nhỏ2. Ăn bữa chính sớm hơn3. Tư thế ngồi ănNgười bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì? COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh thường gặp, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phần tử và khí độc hại. 80-90% người bị BPTNMT có hút thuốc lá. Khoảng 74% bệnh nhân BPTNMT bị suy dinh dưỡng và tình trạng suy dinh dưỡng quyết định tiên lượng sống còn của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu cho thấy hai yếu tố là thiếu oxy máu thường xuyên và tác động của gốc tự do sản sinh từ thuốc lá sẽ làm gia tăng tình trạng viêm ở người bị BPTNMT dẫn đến nồng độ các các chất trung gian gây viêm trong cơ thể tăng lên. Các chất này gây chán ăn, sốt, đồng thời nó thúc đẩy sự hình thành của các cytokine khác như interleukin (IL) -1β làm tăng tiêu hao năng lượng, phân giải protein. Dần dần, bệnh nhân giảm khả năng vận động, tình trạng mất khối cơ khối mỡ ngày càng trầm trọng. Ngoài, ra đa số bệnh nhân BPTNMT có sử dụng corticoid, chính chất này cũng góp phần tăng thoái hóa đạm, giảm hấp thu Calci-D, kali, giữ muối và làm tăng cholesterol. Tất cả yếu tố trên làm chất lượng cuộc sống bệnh nhân BPTNMT ngày càng giảm, nguy cơ nhập viện tăng, thời gian nằm viện kéo dài, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ lệ tử vong tăng cao. Do đó, để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cần được quan tâm chặt chẽ. (1) Vậy, để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho sức khỏe nói chung, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì? Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì? Thức ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm những gì để giúp ổn định và duy trì sức khỏe? 1. Thực phẩm giàu protein Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn các thực phẩm giàu protein, chất lượng cao như: thịt gia cầm, thịt các loài động vật ăn cỏ, trứng. Đặc biệt, các loại cá có chứa nhiều chất béo như: cá thu, cá hồi, cá mòi… cũng là nguồn thực phẩm giàu protein có lợi cho sức khỏe của người bệnh COPD. 2. Carbohydrate phức hợp Các loại thực phẩm chứa carbohydrate hỗn hợp như: khoai tây nguyên vỏ, đậu Hà Lan, hạt diêm mạch, lúa mạch, yến mạch và các loại đậu… đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa, đồng thời giúp người bệnh COPD kiểm soát tốt lượng đường trong máu. 3. Sản phẩm tươi Vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu có trong rau quả tươi, trái cây là những chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng, giúp cơ thể người bệnh COPD luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Thông thường, những người bị COPD dùng steroid. Sử dụng steroid lâu dài có thể làm tăng nhu cầu canxi của người bệnh. Do đó, hãy cân nhắc việc bổ sung canxi. Hãy tìm thêm các loại thực phẩm có chứa vitamin D. Canxi cacbonat hoặc canxi citrate là những nguồn canxi tốt. Trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin nào vào thói quen ăn uống, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ. Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn nhiều trái cây, rau củ có chứa vitamin, khoáng chất, chất xơ. 4. Thực phẩm giàu kali Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ion kali có vai trò quan trọng đối với chức năng phổi. Việc thiếu hụt kali có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Do đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tích cực bổ sung những thực phẩm giàu kali như: các loại rau xanh lá đậm, bơ, măng tây, cà chua, củ dền, chuối, cam… 5. Chất béo lành mạnh Chất béo lành mạnh có nguồn gốc từ cá và thực vật như: bơ, dầu dừa, ô liu, phô mai, cá béo và các loại hạt…giúp hạn chế việc gia tăng lượng CO2 trong máu đối với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng cao và dinh dưỡng tổng thể nhiều hơn nếu dùng liên tục trong thời gian dài. Tuy nhiên, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ gà, vịt…; hoặc động vật có vú như: heo, bò… Theo đó, không nên sử dụng quá 300mg/ngày đối với các chất béo có chứa cholesterol. (2) Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kiêng ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm có lợi, thì việc tìm hiểu “người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì” cũng rất quan trọng. Bởi một số loại thực phẩm, nếu không lựa chọn cẩn thận có thể gây ra các vấn đề về đầy hơi, tạo khí… ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày của mình. 1. Muối Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên kiêng ăn những thực phẩm có chứa nhiều natri hoặc muối. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng giữ nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp, tăng gánh nặng cho tim của người bệnh COPD. Theo các chuyên gia, trong mỗi phần ăn nhẹ không nên chứa quá 300mg natri và toàn bộ các bữa ăn trong ngày không nên vượt quá 600mg natri. Phần lớn lượng natri đến từ muối hoặc có sẵn trong các thực phẩm hàng ngày. Do đó, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin các thực phẩm mà bạn sử dụng; thay thế muối bằng các loại thảo mộc, gia vị không chứa muối. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng về những thực phẩm thay thế có hàm lượng muối natri thấp. (3) Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên kiêng ăn những thực phẩm có chứa nhiều natri hoặc muối vì ảnh hưởng huyết áp. 2. Một số loại trái cây Một số loại trái cây có hạt cứng như: đào, mơ, dưa… có thể gây ra tình trạng đầy hơi do carbohydrate bị lên men trong đường tiêu hóa. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp ở những người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 3. Một số loại rau và cây họ đậu Một số loại rau và cây họ đậu như: cải bắp, cải Brussel, bắp (ngô), súp lơ, đậu lăng, tỏi tây, hành… có thể tạo khí gas, gây ra tình trạng đầy hơi khi sử dụng. Do đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên kiêng các loại rau này trong chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, nếu không gặp vấn đề gì, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng những loại rau, đậu kể trên. 4. Một số sản phẩm từ sữa Đối với một số trường hợp, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như phô mai, bơ… có thể làm các chất nhầy trở nên đặc hơn. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, nếu những sản phẩm được làm từ sữa này không khiến tình trạng đờm trở nên nghiêm trọng hơn, bạn vẫn có thể cân nhắc sử dụng chúng một cách điều độ trong chế độ ăn của mình. (4) Sử dụng quá nhiều phô mai có thể khiến chất nhầy trở nên đặc hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 5. Chocolate Chocolate cũng là một trong những loại thực phẩm mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nên ăn hoặc hạn chế ăn. Trong chocolate có chứa nhiều caffeine, đây được xem là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến những loại thuốc dùng để điều trị COPD. Do đó, tùy vào tình trạng cụ thể mà người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên hạn chế sử dụng chocolate, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một cách hợp lý nhất. 6. Đồ chiên Thức ăn nhanh, thực phẩm chiên, xào, nhiều dầu mỡ… có chứa nhiều chất béo không lành mạnh. Những thực phẩm này có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến hơi thở của mọi người nói chung và người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nói riêng. Do đó, người bệnh COPD nên giảm thiểu tối đa việc sử dụng đồ chiên nhất có thể. Người bị phổi tắc nghẽn mạn tính nên uống gì? Việc cung cấp một lượng nước đầy đủ cho cơ thể (từ 2-3 lít mỗi ngày) có tác dụng hạn chế táo bón, giúp các chất nhầy trở nên loãng và dễ dàng loại bỏ hơn khi ho, khạc. Đối với những trường hợp đã có biến chứng tâm phế mạn, thì việc bổ sung lượng nước như thế nào phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Song song đó, người bệnh COPD cũng nên hạn chế tối đa những loại nước uống có chứa caffeine (cà phê, trà, soda, nước tăng lực…) và đồ uống có cồn vì chúng có thể phản ứng, gây ảnh hưởng đến thuốc điều trị tắc nghẽn mạn tính, làm chậm nhịp thở và khiến người bệnh khó khạc ra chất nhầy; hạn chế sử dụng nước uống có ga gây khó tiêu, tức bụng dẫn tới khó thở. (5) Uống nước đầy đủ mỗi ngày giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cải thiện sức khỏe. Nhớ theo dõi cân nặng Nếu như những người bị viêm phế quản mạn tính thường có xu hướng béo phì thì những người mắc khí phế thũng lại thiếu cân. Do đó, việc đánh giá chế độ ăn uống và dinh dưỡng được xem là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. – Nếu bị thừa cân Khi trọng lượng cơ thể dư thừa, có thể làm tăng nhu cầu oxy, tim và phổi sẽ phải làm việc cật lực hơn. Đây là nguyên nhân khiến cho quá trình hô hấp trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp này, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cần đến gặp trực tiếp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống, cũng như kế hoạch tập luyện phù hợp để có thể đạt được số cân nặng phù hợp. – Nếu thấp cân Trong một số trường hợp, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD sẽ có cảm giác mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sụt cân, cơ thể suy nhược. Trong khi đó, bản thân người mắc COPD lại cần sử dụng nhiều năng lượng cho hệ hô hấp. Trung bình, một người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể đốt cháy gấp 10 lần lượng calo khi thở so với một người bình thường. Do đó, khi cân nặng bị sụt giảm, cơ thể không đủ sức có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Lúc này, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng lành mạnh, nhiều calo để cải thiện cân nặng. Người bệnh COPD nên duy trì bữa ăn và tư thế ngồi ăn ra sao? Bên cạnh thắc mắc người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần lưu ý về việc lên kế hoạch các bữa một cách khoa học. 1. Chia nhiều bữa ăn nhỏ Theo các bác sĩ, bệnh nhân COPD không nên ăn quá no, mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa (5–6 bữa nhỏ) trong một ngày. Điều này hạn chế làm đầy dạ dày một cách quá mức, giúp phổi có đủ chỗ để mở rộng, từ đó việc thở sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khi chế biến thức ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thực phẩm nên được làm nhừ để dễ nhai, tránh tình trạng phải gắng sức khi ăn. Khi ăn, nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm và kỹ. 2. Ăn bữa chính sớm hơn Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nên cố gắng dùng bữa chính sớm nhất có thể khi bắt đầu một ngày mới. Điều này giúp bạn có thêm nhiều năng lượng để hoạt động trong suốt cả ngày dài. 3. Tư thế ngồi ăn Tư thế khi ăn cũng là một điều mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cũng cần lưu ý. Khi ăn, bạn nên ngồi trên một chiếc ghế cao, thẳng lưng để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây ra tình trạng khó thở. Khi ăn, người bệnh COPD nên ngồi trên một chiếc ghế cao, thoải mái để tránh gây quá nhiều áp lực lên phổi. Khoa Hô hấp – Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Khoa Nội Hô hấp là một trong những khoa lâm sàng trọng điểm của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, tận tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại bậc nhất. Dịch vụ khám và điều trị bệnh đa dạng cho mọi độ tuổi. Khu vực nội trú cao cấp, chăm sóc tận tâm, chuyên nghiệp. Chi phí hợp lý so với các bệnh viện cùng phân khúc. Bên trên đã giải đáp thắc mắc về người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn và kiêng ăn gì? Cũng như chế độ ăn uống dinh dưỡng giúp phòng bệnh và hỗ trợ cải thiện khi mắc bệnh phổi mãn tính.
https://suckhoedoisong.vn/tai-sao-soi-than-hay-tai-phat-169155961.htm
16-04-2019
Tại sao sỏi thận hay tái phát
1. Chế độ ăn uống Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể và sức khỏe của bạn. Chế độ ăn nghèo canxi sẽ tăng hấp thu oxalate tại ruột dẫn đến tăng oxalate niệu hình thành nên sỏi, ngược lại nếu dùng nhiều thực phẩm có nhiều oxalate như soda, trà đá, thịt động vật, xà lách, củ dền, đại hoàng… cũng là tác nhân chính gây ra sỏi. Ngoài ra, phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do cơ thể không có đủ nước (từ việc mất nước do uống ít nước hoặc luyện tập thể thao quá sức) hay thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu. Các khoáng chất như: canxi, oxalate, axít uric, natri, cystine hay phốt pho kết thành một khối rắn sẽ tạo thành sỏi. Uống đủ nước để sỏi thận tránh tái phát Thói quen uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên nên dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Ngoài ra, nhiều người thường nhịn ăn sáng mà không hiểu rằng khi đó mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận. 2. Thói quen sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao Chúng ta biết chế độ ăn uống là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển sỏi thận. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ ĐH California, việc ít hoạt động thể chất cũng sẽ dẫn đến việc hình thành sỏi thận. Nếu bạn thể dục, thể thao nhiều sẽ làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận đến 31%. 3. Cấu tạo đường tiết niệu Tắc nghẽn đường niệu là những yếu tố thuận lợi để phát triển nhiễm khuẩn niệu, gây phù nề, loét niêm mạc đài bể thận, dẫn đến xơ hoá tổ chức thận, chèn ép mạch máu và ống thận. Sản phẩm của quá trình viêm như xác vi khuẩn, xác bạch cầu, tế bào biểu mô đài bể thận kết tinh lại tạo thành nhân sỏi. Nếu đường tiết niệu của bạn đang gặp vấn đề nào đó làm cản trở lưu thông nước tiểu thì bạn có nguy cơ cao hình thành sỏi thận. 4. Một số bệnh lý nền Có thể bạn không biết, ung thư tuyến giáp có thể gây tái phát sỏi thận. Các khối u tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến cận giáp. Tuyến cận giáp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa calci. Khi tuyến giáp xuất hiện các khối u, nó có thể ảnh hưởng đến hormone tuyến cận giáp, gây lắng đọng calci ở thận, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Đôi khi, những thói quen tưởng như đơn giản lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ. Để phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả, cần loại bỏ ngay những thói quen xấu này. Được sản xuất trên thị trường nước ta từ năm 1998, Thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo OPC nhãn hiệu “Ông Già” với thương hiệu uy tín, thành phần từ cao đặc kim tiền thảo và một số thành phần khác giúp điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu, sỏi thận. Thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo OPC nhãn hiệu “Ông Già” có hai dạng bào chế: viên bao đường và bao phim, giúp người bệnh lựa chọn dạng thuốc điều trị phù hợp. CÔNG THỨC : Cao Kim tiền thảo 120 mg. CHỈ ĐỊNH : Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. LIỀU DÙNG : Uống 5 viên x 3 lần/ngày. Uống nhiều nước trong thời gian điều trị. Sau khi hết sỏi, nên phòng ngừa kết sỏi trở lại bằng cách dùng liên tục với liều 3 viên x 3 lần/ngày. THẬN TRỌNG: Người bị đau dạ dày nên uống lúc no. Người bị tiểu đường nên dùng viên bao phim. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Để biết thêm thông tin sản phẩm vui lòng liên hệ: 1800 5555 18 (miễn phí cuộc gọi) - 028.38778899 hoặc Website: www.opcpharma.com . Giấy phép QC số: 379/2016/XNQC-QLD. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
https://suckhoedoisong.vn/viem-co-tim-nguyen-nhan-bieu-hien-va-nhung-luu-y-169220117185546702.htm
22-01-2022
Viêm cơ tim triệu chứng, nguyên nhân và những lưu ý
Hiểm họa từ viêm cơ tim SKĐS - Viêm cơ tim là một bệnh lý phức tạp, người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ nhỏ cho tới người cao tuổi. Viêm cơ tim cấp là tình trạng viêm của cơ tim, mà trong đó tế bào viêm có mặt đồng thời với hiện tượng cơ tim bị hoạt tử trong cùng một đơn vị cơ tim. Theo thống kê hơn 20% người bệnh viêm cơ tim có thể tiến triển thành bệnh cơ tim dãn nở do tình trạng viêm mạn tính. 1. Nguyên nhân của bệnh viêm cơ tim Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu gây viêm cơ tim là do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng hoặc do nấm. - Viêm cơ tim do virus Virus thường liên kết với viêm cơ tim bao gồm Coxsackievirus B, có thể gây ra các triệu chứng tương tự như một trường hợp nhẹ của bệnh cúm , những virus gây cảm lạnh thông thường (Adenovirus); và Parvovirus B19. Nhiễm trùng đường tiêu hóa (Echoviruses), bạch cầu đơn nhân (Epstein-Barr virus) và bệnh sởi (Rubella) cũng là nguyên nhân của viêm cơ tim. Viêm cơ tim cũng phổ biến ở những người có HIV, virus gây bệnh AIDS. - Viêm cơ tim do vi khuẩn Nhiều vi khuẩn có thể gây viêm cơ tim, trong đó có tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, Staphylococcus Aureus… còn có thể gây viêm các van tim và nội tâm mạc. Viêm cơ tim còn xảy ra ở trên 1/4 bệnh nhân bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae. - Viêm cơ tim do ký sinh trùng Trong số này có ký sinh trùng như Trypanosoma Cruzi và Toxoplasma, bao gồm cả một số được truyền bởi côn trùng và có thể gây ra tình trạng gọi là bệnh Chagas. - Viêm cơ tim do nấm Một số bệnh nhiễm nấm các loại nấm như: Candida, Aspergillus và nấm khác như Histoplasma (thường được tìm thấy trong phân chim) đôi khi có thể gây viêm cơ tim. Ngoài ra, nếu tiếp xúc với hoá chất độc hại cũng có thể gây viêm cơ tim. Một số tác dụng phụ của thuốc có khả năng gây dị ứng hoặc nhiễm độc. Viêm cơ tim là một bệnh viêm nhiễm của tim. 2. Dấu hiệu nhận biết viêm cơ tim Triệu chứng của viêm cơ tim có thể thay đổi tuỳ theo nguyên nhân và độ nặng nhẹ của bệnh. Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp nhất bao gồm: Đau ngực mơ hồ Nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp Khó thở , đặc biệt khi vận động thể lực Giữ nước, phù cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân Mệt mỏi. Ngoài ra, ở một số người bệnh khi bị viêm cơ tim còn có các dấu hiệu khác như: Ngất xỉu hoặc mất ý thức đột ngột, có thể kết hợp với rối loạn nhịp tim . Dấu hiệu dễ bị bỏ qua khi mắc viêm cơ tim Những lưu ý khi điều trị viêm cơ tim Hiểm họa từ viêm cơ tim Các triệu chứng khác kết hợp với nhiễm siêu vi như nhức đầu, đau nhức, đau khớp, sốt, viêm loét họng hoặc tiêu chảy. Viêm cơ tim có thể đi kèm với viêm màng bao tim, tràn dịch màng bao tim. Viêm màng bao tim thường gây đau nhói ở giữa ngực. Tiến trình viêm cơ tim tiến triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn tổn thương cơ tim ban đầu, Giai đoạn tổn thương cơ tim miễn dịch, Cuối cùng là bệnh cơ tim dãn nở. Hầu hết bệnh nhân không có dấu hiệu suy tim ở giai đoạn I do đó giai đoạn này ít được chú ý. Sau tổn thương viêm đầu tiên là giai đoạn II sẽ khởi phát các đáp ứng miễn dịch sau tổn thương. Triệu chứng lâm sàng bắt đầu tiến triển là hậu quả của tổn thương cơ tim nặng. Ở giai đoạn III là hình ảnh và triệu chứng điển hình của bệnh cơ tim dãn nở sau viêm sẽ rầm rộ mặc dù tiến trình viêm đã chấm dứt. Trên thực tế nhiều trường hợp viêm cơ tim nhẹ không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh nhân có những triệu chứng toàn thân của nhiễm siêu vi và không hề biết được tim mình đang có vấn đề. Một số bệnh nhân có thể không đi khám bệnh và tự hồi phục mà không biết là mình vừa bị viêm cơ tim. Đau ngực mơ hồ, tim đập nhanh hoặc loạn nhịp là một trong những triệu chứng của viêm cơ tim. 3. Chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim Sau khi khám, dựa vào các triệu chứng lâm sàng điện tâm đồ và men tim gợi ý tổn thương cơ tim. Các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác như: Siêu âm tim, chụp cộng hưởng… Hiện MRI tim được dùng ngày càng nhiều ở bệnh nhân nghi ngờ viêm cơ tim. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ sinh thiết nội mạc cơ tim để chẩn đoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân viêm cơ tim (đã được xác định bằng sinh thiết cơ tim) có biểu hiện lâm sàng giống hội chứng vành cấp, suy tim mới khởi phát trong 2 tuần đến 3 tháng, suy tim mạn khởi phát > 3 tháng… Bệnh cảnh lâm sàng của viêm cơ tim đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào mức độ tổn thương cơ tim và nguyên nhân gây bệnh của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Nguyên tắc người bệnh phải hạn chế vận động thể lực. Tránh lạm dụng rượu hay đồ uống có cồn, vì điều này sẽ làm tình trạng viêm cơ tim nặng thêm. Các thuốc được khuyến cáo là nhóm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể, nhóm chẹn Beta giao cảm và nhóm lợi tiểu kháng Aldosterone. Nếu người bệnh có biểu hiện rối loạn nhịp tim thì việc cân nhắc các thuốc chống rối loạn nhịp là cần thiết. Ngoài ra, các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) được chỉ định đối với các trường hợp viêm cơ tim cấp, sốc tim và không đáp ứng với điều trị nội khoa cơ bản. Hỗ trợ tuần hoàn cơ học giúp cải thiện tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân này. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu gây viêm cơ tim là do virus, vi khuẩn... 4. Lời khuyên của thầy thuốc - Viêm cơ tim thường không có triệu chứng đặc hiệu… chính vì vậy nếu nghi ngờ có biểu hiện bất thường về sức khoẻ như: Mệt mỏi , hồi hộp không giải thích được, đau ngực… thì cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể. - Các biểu hiện thực thể bao gồm triệu chứng của suy tim, rối loạn nhịp tim và tổn thương các cơ quan khác kèm theo…Tùy mức độ tổn thương cơ tim, lâm sàng bệnh nhẹ hay nặng, từ không có triệu chứng thực thể, sốc tim hoặc suy đa cơ quan. - Biến chứng và tiên lượng viêm cơ tim phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương cơ tim, biểu hiện lâm sàng và các giai đoạn bệnh. Viêm cơ tim cấp thường được tiên lượng có khoảng 50% số bệnh nhân mắc bệnh sẽ hồi phục sau 2-4 tuần đầu tiên, khoảng 25% có rối loạn chức năng tim dai dẳng, 12-25% sẽ tử vong hoặc tiến triển bệnh cơ tim dãn giai đoạn cuối. - Bệnh nhân ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định, tái khám định kỳ cần lưu ý tránh gắng sức trong 6 tháng. - Chăm sóc bệnh nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu: Chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đầy đủ năng lượng cho tế bào cơ tim, không được để hạ đường huyết . Rửa tay thường xuyên là một biện pháp rất tốt để phòng tránh bệnh viêm cơ tim. Tóm lại: Viêm cơ tim không phải là hiếm gặp, việc phòng ngừa cũng không phải dễ dàng, do có rất nhiều nguyên nhân. Do đó, cần tránh tiếp xúc với những người đang bị nhiễm siêu vi hoặc hội chứng giống cảm cúm cho đến khi họ bình phục hoàn toàn. Rửa tay thường xuyên là một biện pháp rất tốt để phòng tránh bệnh. Ngoài ra, cần thực hiện tiêm phòng theo khuyến cáo, chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục đều đặn… để nâng cao sức khoẻ cũng là một biện pháp phòng bệnh. Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm: Vận động để giữ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19. BSCK2. Trần Lâm Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-alt-va-ast-trong-chan-doan-cac-benh-ve-gan-vi
Vai trò của ALT và AST trong chẩn đoán các bệnh về gan
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. AST (SGOT) và ALT (SGPT) là các chỉ số men gan giúp phản ánh tình trạng tổn thương gan. Tùy vào từng loại bệnh, các chỉ số này sẽ tăng đến một mức độ nhất định. Nếu không cải thiện kịp thời nguyên nhân làm men gan tăng cao, các chỉ số này có thể xuống thấp bất ngờ vì không còn tế bào gan nào sống sót. 1. Chỉ số AST và ALT là gì? 1.1 Chỉ số AST (SGOT) AST (hay còn gọi là SGOT) mức bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L. Bên cạnh AST, còn có ALT, đây là hai men gan đặc trưng cho gan. Khi có nhiều tế bào gan bị tổn thương, hoại tử, cả hai men này sẽ được “giải thoát” và ồ ạt phóng thích vào máu.AST (SGOT) bình thường được tìm thấy ở nhiều cơ quan như gan, tim, cơ, thận và não. Nó được phóng thích vào máu khi một trong các cơ quan này bị tổn thương. Ví dụ như nồng độ của nó sẽ tăng cao trong máu khi có nhồi máu cơ tim hoặc bệnh lý tổn thương cơ. Do vậy, men này không đặc hiệu cho tình trạng tổn thương gan.AST (SGOT) có giới hạn bình thường từ 5 đến 40 đơn vị trong một lít huyết thanh, thường được ký hiệu là U/L hoặc UI/L. 1.2 Chỉ số ALT (SGPT) So với chỉ số AST, ALT (hay còn gọi là SGPT) là chỉ số đặc hiệu, cảnh báo rõ nét hơn những tổn thương ở gan do nằm chủ yếu trong bào tương ở gan (chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim).ALT (SGPT) được tìm thấy phần lớn ở trong gan. Mặc dù không thể nói rằng men này chỉ hiện diện duy nhất tại gan, nhưng có thể nói gan là nơi mà nó tập trung nhiều nhất. Nó được phóng thích vào máu khi có hiện tượng tổn thương gan. Do đó có thể xem men này là một dấu chỉ tương đối đặc hiệu cho tình trạng của gan.ALT (SGPT) có giới hạn bình thường từ 7 U/L đến 56 U/L.Bình thường, chỉ số ALT xét nghiệm cũng trong khoảng: 20 U/L - 40 UI/L tương đương với mức bình quân của men AST. Trắc nghiệm: Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏe mạnh? Làm test trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết về gan có thể giúp bạn nhận thức rõ vai trò quan trọng của gan, từ đó có các biện pháp bảo vệ gan để phòng ngừa bệnh tật. Bắt đầu 2. Chỉ số ALT và AST liên quan tới bệnh gan như thế nào? 2.1 Tăng cao >3000 UI/L Thường gặp nhiều trong trường hợp tế bào của gan hoại tử như kiểu viêm gan do virus cấp, do mạn tính, hay tổn thương phần gan vì thuốc, vì nhiễm độc chất, vì trụy mạch lâu.Các mức tăng nhanh của chỉ số ALT, AST tương quan khá kém với những mức độ trong tổn thương các tế bào của gan, chúng không mang ý nghĩa thiên nhiều về tiên lượng (cụ thể ví dụ như: hoại tử trong tế bào của gan đang rất nặng, khiến men gan tăng cao đột ngột trong 2 ngày đầu, sau 3 đến 5 ngày thì chỉ men gan giảm nhanh). Chỉ số ALT và AST liên quan tới bệnh gan như thế nào? 2.2 Tăng vừa <300 UI/L Thường gặp trong các trường hợp viêm gan bởi uống quá nhiều rượu. Chỉ số transaminase gia tăng phần lớn do AST, trị số chỉ hơn mức giới hạn trung bình không vượt quá 2 đến 10 lần. Thời điểm đó, ALT lại có thể chỉ đạt bình thường cũng có thể thấp, do thiếu hụt vitamin B6, đây là phần tử giúp tổng hợp các ALT trong gan. 2.3 Tăng nhẹ <100 UI/L Thường gặp trong trường hợp viêm gan do virus cấp, hay xơ gan, di căn gan, hay viêm gan vùng mạn cũng có thể do tắc mật.Hiện nay, người ta thấy nhiều trường hợp men gan có xu hướng tăng nhẹ thời điểm gan nhiễm mỡ. Với trường hợp vàng da do tắc mật, và đặc biệt trường hợp có sỏi vào đường ống mật, thì ALT sẽ tăng không quá 500 UI/L, số rất ít trường hợp ALT tăng tới 3000 UI/L, và sau đó hầu hết đều giảm nhanh về lại bình thường. 3. Chỉ định xét nghiệm ALT, AST trong trường hợp nào? Nhằm đánh giá triệu chứng rối loạn các chức năng gan của bệnh nhân như:Thấy thường xuyên mệt mỏi;Mất đi cảm giác ăn uống ngon miệng;Hay buồn nôn, và nôn nhiều;Đau bụng tại vùng mạn sườn phải;Da vàng;Nước tiểu màu đậm, phân màu nhạt;Cơ thể ngứa ngáy.Nhằm phối hợp cùng nhiều xét nghiệm chỉ định khác chẩn đoán nguyên do bệnh gan:Người tiền sử đã tiếp xúc virus gây viêm gan;Người bị nghiện rượu;Bản thân trong gia đình đã có người tiền sử mắc bệnh gan;Người thường xuyên dùng thuốc ảnh hưởng tới chức năng của gan;Người béo phì thừa cân, hay bị tiểu đường;Các xét nghiệm chỉ số ALT, AST được thực hiện với cả những người dấu hiệu nhẹ ban đầu: mệt mỏi, sụt cân; mục đích loại trừ mọi loại bệnh đang gây nên tổn thương gan.Các xét nghiệm chỉ số ALT, AST được chỉ định sử dụng mục đích theo dõi tiến trình điều trị. Trong toàn quá trình trị liệu, bác sĩ có thể chỉ định thường xuyên nhằm xác định hiệu quả có hay không. 4. Lấy mẫu xét nghiệm ALT, AST như thế nào? Lấy mẫu vào ống xét nghiệm không chống đông dạng serum hay ống chống đông Heparin, EDTA.Không cần nhịn ăn uống trước lấy mẫu xét nghiệm, tuy nhiên lưu ý rằng việc huyết thanh đục sau khi ăn sẽ có thể ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm. 5. Những yếu tố làm ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm ALT, AST Mẫu hồng cầu vỡ làm ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm ALT, AST Mẫu hồng cầu vỡThuốc khiến tăng cao hoạt độ ALT, một số loại thuốc như: ức chế lên men chuyển hoá angiotensin, chống nguy cơ co giật, acetaminophen, thuốc loại thiazid lợi tiểu, thuốc tâm thần hay một số kháng sinh...Thuốc kích thích tăng cao hoạt nồng độ AST: allopurinol, acetaminophen... hay một số kháng sinh, thuốc tránh thai,...Thuốc kích thích giảm xuống hoạt độ AST: trifluoperazine, metronidazol.Tóm lại, việc thực hiện xét nghiệm chỉ số AST và ALT là rất quan trọng và hữu ích để đánh giá chức năng gan. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh về gan thì chỉ dựa vào 2 chỉ số này là chưa đủ, còn cần thực hiện các xét nghiệm khác do bác sĩ chỉ định để phối hợp phân tích chẩn đoán.Với kinh nghiệm 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi – Nội tiêu hóa, Bác sĩ Đồng Xuân Hà thực hiện thành thạo các kỹ thuật nội soi tiêu hóa chẩn đoán, can thiệp cấp cứu và can thiệp điều trị. Hiện tại, là Bác sĩ Nội soi tiêu hoá Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Men gan cao có triệu chứng gì?
https://vnexpress.net/bi-quyet-giup-me-ba-con-u40-so-huu-eo-con-kien-4762904.html
30/6/2024
Bí quyết giúp mẹ ba con U40 sở hữu eo con kiến - Báo VnExpress Sức khỏe
Phạm Thị Loan cao 1,55 m, là kỹ sư phần mềm. Sau sinh em bé thứ ba vào năm 2017, vóc dáng cô không còn thon gọn như thời son rỗi, vùng bụng tích mỡ nhiều. Trong suốt quãng thời gian sau đó, cô luôn ý thức về việc giảm cân và thể dục, ăn uống healthy nhưng chỉ là các thông tin góp nhặt từ nhiều nguồn trên internet. Loan áp dụng eatclean, nhịn ăn gián đoạn 16:8, thậm chí tập gym, chạy. Sau một thời gian, Loan giảm được cân nhưng bụng vẫn rất nhiều mỡ, đặc biệt vùng bụng dưới khiến bà mẹ luôn mặc cảm vì không mặc được áo croptop hay bikini khi đi biển mà bản thân yêu thích. Trải qua ba lần sinh nở, bụng dưới Loan tích nhiều mỡ. Ảnh: Nhân vật cung cấp Tháng 11/2022, sau khi chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của một người bạn, Loan bắt đầu tìm hiểu và tham gia chương trình chuyển đổi vóc dáng, được hướng dẫn ăn uống khoa học. "Khi đó tôi nhận ra rằng dinh dưỡng mới là yếu tố then chốt, chiếm 80% trong việc thay đổi cơ thể", Loan nói. Cô chọn ăn đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu, không ăn kiêng hay nhịn ăn, cắt tinh bột. Ngoài 3 bữa chính bổ sung đầy đủ nhóm chất, Loan còn nạp năng lượng ở 2 bữa phụ. Người phụ nữ ưu tiên chế biến theo phương pháp hấp, luộc, hạn chế thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ và nước ngọt, thức ăn nhanh... Cô cũng không ăn hoa quả cùng bữa ăn, không ăn mỡ và da động vật. Ngoài ra, Loan bổ sung thêm vitamin, khoáng chất mà cơ thể không tự tổng hợp được nhằm giảm mỡ, tăng cơ và chống lại quá trình lão hóa tự nhiên. Ngoài thay đổi chế độ ăn uống, Loan còn kết hợp tập luyện thể chất để cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai, quá trình đốt mỡ cũng diễn ra hiệu quả hơn. Bà mẹ ba con luôn dành tối thiểu 20 phút tập thể dục tại nhà, trung bình 5 buổi/tuần với các bài cardio chuyên biệt cho từng vùng và tập kết hợp dây kháng lực cho vòng ba săn chắc. Cardio (cardiovascular) là bài tập chuyên biệt dành cho tim, phổ biến trên toàn thế giới. Dạng bài tập này chủ yếu làm tăng và kiểm soát nhịp tim, giúp tăng cường khả năng trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa và hỗ trợ quá trình lưu thông máu. Những bài tập cardio luôn yêu cầu các nhóm cơ vận động liên tục trong khoảng thời gian nhất định, làm tăng nhịp tim lên 50 - 70% so với bình thường. Vì thế, dạng bài tập này sẽ nhanh chóng đốt lượng lớn calo. Còn dây kháng lực làm từ cao su là phụ kiện cần thiết, có thể mang theo bên người tập bất cứ lúc nào giúp bạn săn chắc và phát triển đồng đều các nhóm cơ. Dây kháng lực cũng là một dụng cụ tiện lợi giúp phát huy hiệu quả bài tập cơ mông, nâng đỡ vòng ba săn chắc. Loan hiện sở hữu vóc dáng thon gọn. Ảnh: Nhân vật cung cấp Sau 3 tháng thay đổi thói quen ăn uống, Loan chỉ giảm 1 kg, từ 47 kg còn 46 kg, song vòng eo từ 68 cm còn 59 cm, bụng dưới từ 80 cm cũng về mốc 71 cm, còn mông được nâng từ 85 cm lên 86 cm. Sau khi thay đổi vóc dáng, Loan như tìm được phiên bản mới của chính mình. Cô tự tin diện những bộ quần áo cá tính hay cắt xẻ táo bạo mà trước đây luôn ao ước. "Tôi thấy mình trẻ, khỏe và năng lượng hơn", cô nói. Từ kinh nghiệm của bản thân, người phụ nữ hy vọng sẽ truyền được cảm hứng tích cực đến nhiều người. "Phụ nữ yêu thương bản thân là cách trân trọng chính mình, chỉ khi làm được điều này, người khác mới trân trọng bạn", cô nói thêm. Gia đình hạnh phúc của Loan hiện tại. Ảnh: Nhân vật cung cấp Mỹ Ý
https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/thoi-quen-nhin-an-pho-bien-lam-tang-nguy-co-tu-vong-do-tim-mach-20240321175534514.htm
20240321
Thói quen nhịn ăn phổ biến làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch
Nhịn ăn gián đoạn làm tăng nguy cơ tử vong do các bệnh về tim mạch (Ảnh minh họa: Getty Images). Nhịn ăn gián đoạn, hay còn gọi là phương pháp "16:8", rất phổ biến. Nó được coi như một giải pháp hiệu quả để giảm cân và ngăn ngừa các bệnh khác nhau, nhiều diễn viên nổi tiếng của Hollywood như Jennifer Aniston và Heidi Klum đang áp dụng. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cảnh báo về những hậu quả có thể gây hại đến sức khỏe tim mạch từ chế độ ăn kiêng này. Đúng như tên gọi của nó, chế độ ăn kiêng 16:8 là việc bạn chỉ ăn trong khoảng thời gian 8 giờ và không ăn gì trong 16 giờ còn lại trong ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách thực hành này giúp tối ưu hóa việc giảm cân và cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch. Nhịn ăn gián đoạn thậm chí còn cải thiện huyết áp, lượng đường trong máu và mức cholesterol. Tuy nhiên, tác dụng lâu dài của nó vẫn chưa rõ ràng. Đây là lý do tại sao một số nghiên cứu đã được các nhà khoa học thực hiện, liên quan đến tính thực tiễn của nó trong nhiều năm qua. Một trong số đó là nghiên cứu từ Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), đã chỉ ra những tác động có hại tiềm ẩn đối với hệ tim mạch từ việc nhịn ăn gián đoạn. Nhóm nghiên cứu cho biết: "Vào thời điểm việc nhịn ăn gián đoạn được quảng cáo rộng rãi như một giải pháp để giảm cân, tăng cường trao đổi chất và phòng chống bệnh tật, nghiên cứu của chúngtôi cho thấy những người chỉ ăn một bữa mỗi ngày có khả năng tử vong caohơn với những người ăn nhiều bữa. Những người bỏ bữa sáng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gây tử vong, trong khi những người bỏ bữa trưa hoặc bữa tối sẽ tăng nguy cơ tử vong với nhiều nguyên nhân khác". Tiến sĩ Victor Wenze Zhong, tác giả nghiên cứu cho biết, chúng tôi đã tham gia khảo sát 20.000 người trưởng thành ở Hoa Kỳ, nhằm phân tích kỹ về tác động của việc nhịn ăn gián đoạn. Trong nghiên cứu này, nam và nữ được phân bố đều nhau, độ tuổi trung bình là 40 tuổi. Một mối nguy hiểm đến tim mạch Từ năm 2003 đến năm 2018, những người tham gia khảo sát được yêu cầu cung cấp thông tin về chế độ ăn uống của họ. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu được thu thập và so sánh với dữ liệu từ hồ sơ tử vong từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong giai đoạn 2003-2019. Thời gian theo dõi trung bình là 8 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tim mạch và ăn uống trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 66%. Những người tuân theo chế độ ăn kiêng hạn chế thời gian có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 91%. Kết quả này được trình bày tại Hội nghị Khoa học về Lối sống của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ 2024. Tuy nhiên, nghiên cứu của Wenge Zhong là chủ đề gây tranh cãi. Để đi đến những kết luận này, họ đã dựa vào lời chứng thực của bệnh nhân và chỉ dựa vào thông tin chế độ ăn uống tự báo cáo. Tiến sĩ Christopher Gardner, Đại học Stanford (Hoa Kỳ) lưu ý rằng, các yếu tố quan trọng như cân nặng và mức cholesterol của đối tượng không được tính đến khi bắt đầu hoặc kết thúc nghiên cứu. Một số chuyên gia cho rằng, có những người tham gia nghiên cứu có thể đã bị hạn chế thời gian bữa ăn do khả năng tiếp cận thực phẩm hạn chế. Điều này khiến kết quả bị sai lệch hoặc do lối sống không lành mạnh của một số người tham gia khác là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim. Bất chấp điều đó, nhiều chuyên gia dinh dưỡng như Rania Batayneh, vẫn bày tỏ lo ngại về việc nhịn ăn gián đoạn.Xu hướng này có thể dẫn đến cảm giác đói không ngừng và thiếu năng lượng có thể gây hại. Theo Batayneh, điều tốt nhất là nên nhịn ăn gián đoạn trong khoảng thời gian 12-13 giờ, bắt đầu vào buổi tối bằng việc không ăn muộn hơn 6-7 giờ tối. Việc này sẽ khiến quá trình trao đổi chất nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết trong ngày.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tien-mat-tat-mang-dep-dau-khong-thay-20220913220204982.htm
20220913
Tiền mất tật mang - đẹp đâu không thấy
Đớn đau từ những mũi tiêm tưởng "đổi đời" Ngày nay, với sự phát triển thần tốc của internet, chỉ với một cú "click" chuột trên trang tìm kiếm Google về làm đẹp bằng filler...., chị em như lạc vào ma trận thẩm mỹ bởi hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu kết quả trả về các địa chỉ, dịch vụ làm đẹp bằng filler với giá siêu rẻ, giá cực sốc. Nắm được tâm lý này của nhiều chị em, một số cơ sở làm đẹp đã đăng những bài quảng cáo về dịch vụ tiêm filler với những lời có cánh. Chất lượng nguồn gốc thường được tâng bốc là "hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc", "cam đoan hàng chuẩn 100%"... Những ống filler cũng được các cơ sở này giao bán lẻ. Phổ biến nhất là các quảng cáo tiêm filler nâng mông. Thông thường, một lần tiêm mông được quảng cáo sẽ cần khoảng từ 50cc đến 200cc (50ml - 200ml) filler tùy theo cơ địa. Giá thành cũng có nhiều loại, có nơi sẽ rao bán với giá 800.000 - 1,2 triệu đồng cho 1cc filler. Đây được xem là một mức giá khá rẻ so với mặt bằng chung trên thị trường. Có nơi lại rao bán với giá 25 triệu đồng cho 100cc filler. Nhiều người bán hàng trên mạng còn tuyên bố đây là một mức giá chuẩn. Thời gian lưu giữ có thể từ 6 tháng đến 1 năm hay có nơi lại "mạnh miệng" chia sẻ là giữ được trong vòng từ 5 đến 8 năm. Các hình thức tiêm filler môi, má, mũi, mặt… cũng nở rộ. Cận cảnh tiêm filler giá 600.000 đồng/1cc tại một spa ở Hà Nội. Theo như lời chị H. (30 tuổi, Hà Nội) chị luôn tự ti với mọi người vì khuôn mặt gầy, má hóp hai bên, gò má lại cao nên cách đây một tháng, qua lời giới thiệu của một người bạn, chị đã tìm đến một cơ sở thẩm mỹ gần nhà để làm đầy gương mặt. Nghe những lời "mật ngọt rót tai" về một gương mặt phúc hậu cùng chương trình khuyến mãi tri ân "duy nhất trong tháng" của chủ spa, giờ đây chị đành ngậm ngùi ôm trái đắng. "Mọi người chê già, chê sát chồng nên tôi quyết định giấu chồng con đi làm đẹp. Tôi đã bỏ ra 1,2 triệu đồng/2 cc để tiêm filler hai bên má. Làm xong giờ hai bên má sưng vêu, đau rát, cả tuần nay, còn thấy có mủ nữa. Về nhà, tôi không ăn uống được gì, tốn thêm gần chục triệu tiền mua thuốc, chữa bệnh", chị H. ngậm ngùi chia sẻ. Cũng rơi vào tình trạng oái ăm không kém, đó là câu chuyện của N.T. (sinh viên năm 2, Đại học QG). N.T. chưa bao giờ ưng ý về chiếc mũi tẹt cha sinh mẹ đẻ nhưng do là sinh viên, điều kiện kinh tế eo hẹp nên cô đã tham khảo và tìm đến một cơ sở thẩm mỹ được quảng cáo giá sốc trên facebook để tiêm filler nâng mũi. Tại đây, cô được chủ thẩm mỹ viện tư vấn tiêm filler với giá "299k". Hậu quả là sau đó, N.T. bị sưng, tím bầm nơi hốc mắt, được chẩn đoán là hoại tử mũi nặng, nếu không kịp thời thăm khám tại bệnh viện, cô còn có thể bị mù vĩnh viễn. Được quảng cáo là phương pháp "hot" nhất hiện nay, tái sinh đa tầng không tiêm, không sưng đau, hiệu quả giúp cải thiện khuôn mặt 80% ngay sau 60 phút thực hiện, Chị L.H. ngay lập tức tìm đến thẩm mỹ viện V. Thế nhưng, trái với những lời quảng cáo, chị bị tiêm chất lạ vào mặt và thực hiện chỉ trong chưa đầy 5 phút. Ngay ngày hôm sau, chị bắt đầu có những biểu hiện ngứa ngáy, phát ban đỏ toàn mặt, nổi mụn viêm nhiễm, mặt phù nề và chảy xệ. Tái sinh đa tầng - Phương pháp "làm mưa làm gió" trong cộng đồng làm đẹp. Ths.Bs Đỗ Thị Hồng Nhung - chuyên khoa Thẩm mỹ - chăm sóc trị liệu, Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Ngọc chia sẻ: "Việc làm đẹp bằng filler nếu thực hiện đúng đó là phương pháp làm đẹp an toàn. Hiểm họa từ việc tiêm filler nằm ở môi trường điều trị và tay nghề bác sĩ. Để tiêm filler vào cơ thể con người đòi hỏi bác sĩ điều trị phải được đào tạo qua trường lớp, dày dặn kinh nghiệm. Ngoài ra, để đảm bảo tính an toàn cho khách hàng, trước mỗi ca tiêm, khách hàng phải được chuyên viên kiểm tra sức khỏe tổng quát, sức khỏe ổn định mới được phép thực hiện". Đừng để tiền mất tật mang Filler không được khuyến cáo tiêm tại những vùng lớn như ngực và mông. Khu vực tiêm phổ biến nhất vẫn là khuôn mặt như xóa nếp nhăn, độn cằm, làm đầy thái dương, cải thiện vùng má bị lõm hóp tạo khuôn mặt baby bầu bĩnh, tiêm môi, tiêm mũi, tiêm tay để có bàn tay mũm mĩm, không xương xẩu… Nếu được tiêm filler đạt chất lượng, không lẫn tạp chất, được FDA cho phép sử dụng, được Bộ Y tế, cơ quan quản lý Dược tại Việt Nam chấp nhận và kỹ thuật tiêm bảo đảm thì đây là một giải pháp làm đẹp an toàn, không cần dao kéo, gần như không đau đớn. Tuy nhiên, filler giá rẻ từ vài trăm nghìn đồng trở lên, tiêm quá dễ dàng tại spa, thậm chí tiêm tại nhà thì có thể gây hậu quả vô cùng khủng khiếp. Những biến chứng do tiêm filler đã được cảnh báo nhiều nhưng nhiều người dân vẫn tin vào cách làm đẹp này ở những địa chỉ không uy tín. Đáng kể, nhiều người thực hiện kỹ thuật làm đẹp này chỉ là những học viên đi học vài ngày rồi tiêm cho khách, có thể gây ra những biến chứng tắc mạch, hoại tử da vùng dưỡng như mũi, môi, trán.. hay mù mắt, đột quỵ, liệt nửa người… Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Hồng Nhung - chuyên khoa Thẩm mỹ - chăm sóc trị liệu, Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Ngọc khuyến cáo: " Để đảm bảo an toàn, cần tiêm filler làm đẹp ở cơ sở y tế uy tín. Người tiêm filler phải là bác sĩ chuyên về tạo hình thẩm mỹ da liễu, có chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó, khách hàng cần chọn sản phẩm tiêm filler có nguồn gốc, kiểm chứng độ an toàn, tinh khiết; sau khi tiêm cần được theo dõi và được xử trí kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đặc biệt, dù không can thiệp dao kéo nhưng phương pháp làm đẹp từ filer chỉ nên áp dụng cho những người đã trưởng từ 20 tuổi trở lên, không nên can thiệp tạo hình thẩm mỹ cho trẻ đang trong độ tuổi phát triển, cơ thể chưa hoàn thiện". Chuyên mục Hiểm họa thẩm mỹ trôi nổi do Báo Dân trí và Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Ngọc phối hợp mở từ ngày 13/09/2022. Với thông điệp "Thẩm mỹ an toàn - An tâm chất lượng" chuyên mục nhằm đưa ra những kiến thức, kinh nghiệm để giúp chị em có lựa chọn làm đẹp đúng đắn. Bên cạnh đó, chuyên mục cũng là nơi để chị em giải bày, chia sẻ quá trình làm đẹp của mình. Đồng hành cùng chuyên mục là đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về thẩm mỹ. Để được tư vấn các thông tin về làm đẹp hãy gọi Hotline đường dây nóng: 0915.810.138 - Tư vấn 24/7: https://www.facebook.com/thammyvienhongngoc
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-khop-ngon-tay-chan-doan-va-cach-dieu-tri-vi
Viêm khớp ngón tay: Chẩn đoán và cách điều trị
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, chấn thương. Viêm khớp ngón tay là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh gây hạn chế cử động khớp ngón tay cái làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh, giúp người bệnh cử động linh hoạt hơn. 1. Tổng quan về bệnh viêm khớp ngón tay Viêm khớp ngón tay cái thường gặp khi bị lão hóa và xảy ra khi sụn mòn khỏi đầu xương tại khớp ở gốc ngón tay cái - còn được gọi là khớp cổ - bàn tay (CMC).Viêm khớp ngón tay cái có thể gây đau dữ dội, sưng, giảm sức mạnh và phạm vi chuyển động, gây khó khăn cho việc thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, chẳng hạn như xoay tay nắm cửa và mở lọ. Điều trị thường bao gồm sự kết hợp của thuốc và nẹp bất động. Những trường hợp viêm khớp ngón tay cái nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật. 2. Chẩn đoán bệnh viêm khớp ngón tay Trong khi kiểm tra, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tìm kiếm dấu hiệu sưng hoặc u cục đáng chú ý trên khớp ngón tay. Bác sĩ có thể giữ khớp trong khi di chuyển ngón tay cái, với áp lực, chống lại xương cổ tay của bạn. Nếu chuyển động này tạo ra âm thanh, hoặc gây đau đớn hoặc cảm giác khó chịu do sụn có thể bị mòn và các xương cọ xát vào nhau.Kỹ thuật hình ảnh, thường là X-quang, có thể tiết lộ các dấu hiệu viêm khớp ngón tay cái, bao gồm:Gai xươngMòn sụnMất khe khớp Chụp X-quang là phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh viêm khớp 3. Điều trị bệnh viêm khớp ngón tay Trong giai đoạn đầu của viêm khớp ngón tay cái, điều trị thường sử dụng kết hợp giữa các liệu pháp không can thiệp phẫu thuật. Nếu viêm khớp ngón tay cái ở mức độ nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được chỉ định. 3.1 Thuốc Để giảm đau, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng:Thuốc bôi: Chẳng hạn như capsaicin hoặc diclofenac, được áp dụng bôi vùng da trên khớpThuốc giảm đau không kê đơn: Chẳng hạn như acetaminophen (Efferalgan), ibuprofen.Thuốc giảm đau theo toa: Chẳng hạn như celecoxib (Celebrex) hoặc tramadol. 3.2 Nẹp Một thanh nẹp có thể hỗ trợ khớp của bạn và hạn chế chuyển động của ngón tay cái và cổ tay của bạn. Bạn có thể đeo nẹp chỉ vào ban đêm hoặc suốt cả ngày và đêm.Nẹp có thể giúp:Giảm đauĐịnh vị đúng khớpGiúp khớp được nghỉ ngơi 3.3 Tiêm thuốc Tiêm sẽ có tác dụng hiệu quả với viêm khớp ngón tay Nếu thuốc giảm đau và nẹp không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm corticosteroid tác dụng kéo dài vào khớp ngón tay cái. Tiêm corticosteroid có thể giúp giảm đau tạm thời và giảm viêm. 3.4 Phẫu thuật Nếu bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc nếu bạn hầu như không thể gấp duỗi ngón tay cái, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:Phẫu thuật làm cứng khớp (arthrodesis): khớp bị ảnh hưởng được cố định vĩnh viễn. Sau khi làm cứng thì khớp có thể chịu trọng lượng mà không đau, nhưng không linh hoạt.Thay khớp (arthroplasty): Tất cả hoặc một phần của khớp bị ảnh hưởng được loại bỏ và thay thế bằng một khớp nhân tạo.Sau khi phẫu thuật, bạn có thể đeo băng hoặc nẹp trên ngón tay cái và cổ tay trong khoảng 6 tuần. Sau đó bạn có thể tập vật lý trị liệu để giúp lấy lại sức mạnh và chuyển động của tay. 4. Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà Để giảm đau và cải thiện khả năng vận động của khớp, bạn nên cố gắng:Sử dụng dụng cụ cầm tay: Cân nhắc mua thiết bị thích ứng - chẳng hạn như dụng cụ mở lọ, chìa khóa xoay và khóa kéo lớn - được thiết kế cho những người có hạn chế vận động tay. Thay thế tay nắm cửa truyền thống, mà bạn phải nắm bằng ngón tay cái của bạn, bằng đòn bẩy.Áp dụng lạnh: Làm lạnh lớp băng khớp trong 5 đến 15 phút vài lần một ngày có thể giúp giảm sưng và đau.Áp dụng nhiệt: Đối với một số người, nhiệt có thể hiệu quả hơn lạnh trong việc giảm đau. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay ;Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot. Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org
https://suckhoedoisong.vn/thuyen-tac-oi-bien-chung-san-khoa-nguy-hiem-co-phong-ngua-duoc-khong-169230725232432132.htm
28-07-2023
Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm
1. Các trường hợp thuyên tắc ối được cứu sống Trường hợp sản phụ V.H.T.T. (26 tuổi, ngụ TP.HCM) sinh con lần 2, được phẫu thuật mổ lấy thai. Trước mổ, sản phụ được tiến hành các xét nghiệm tiền phẫu về sinh hóa, huyết học, điện tâm đồ đều bình thường, tiền căn mổ lấy thai với phương pháp vô cảm là gây tê tủy sống. Ca sinh mổ diễn ra bình thường, em bé được lấy ra an toàn, khóc lớn. Tuy nhiên, khi đang chuẩn bị thực hiện "da kề da", đột nhiên, sản phụ trở nên tím tái, mất ý thức, đồng tử giãn. Các bác sĩ xác định nguyên nhân là thuyên tắc ối. Trong quá trình đó, bệnh nhân đã ngưng tim 3 lần nhưng được sốc điện, hồi sức ngưng tim, ngưng thở, đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, sử dụng các thuốc vận mạch adrenalin và noradrenalin để duy trì huyết áp; truyền máu, các chế phẩm máu để ổn định huyết động và điều chỉnh rối loạn đông máu . Song song với đó, các bác sĩ tiến hành siêu âm tim ngay tại bàn mổ, phát hiện tim bệnh nhân bị hở 3 lá nặng và giãn thất phải, qua đó củng cố thêm chẩn đoán ban đầu bệnh nhân bị thuyên tắc ối. Sau hơn 10 giờ phối hợp cấp cứu và hồi sức, sản phụ T. bắt đầu có dấu hiệu diễn tiến theo chiều hướng tích cực: có phản xạ ánh sáng, đồng tử co nhỏ, kích thích đau đáp ứng. Thuyên tắc ối là một trong những biến chứng xảy ra trong quá trình sinh nở. Còn sản phụ N.H.T. (19 tuổi, Hải Dương) nhập viện Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) do ối vỡ sớm, thai lần đầu, song thai 35 tuần. Rất nhanh chóng, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, 2 bé gái chào đời khỏe mạnh với cân nặng 2.150g và 2.058g. Tuy nhiên, 2 tiếng sau phẫu thuật, sản phụ có diễn biến nặng: mạch nhanh, huyết áp tụt, mệt mỏi, nôn mửa… Các bác sĩ chẩn đoán sản phụ T. bị thuyên tắc ối gây rối loạn đông máu. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho sản phụ, có khoảng 500ml máu loãng và máu cục. Kết quả giải phẫu bệnh tìm thấy tế bào nước ối trong máu của sản phụ (máu được lấy từ tĩnh mạch trung tâm). Các bác sĩ đã xử trí và bảo toàn tử cung cho sản phụ. Sau phẫu thuật, sản phụ được theo dõi, điều trị tích cực. Hiện tại, sức khỏe sản phụ đã ổn định và được xuất viện. 2. Thuyên tắc ối là gì? Những dấu hiệu mẹ bầu bị đa ối và cách xử trí giúp thai kỳ an toàn ĐỌC NGAY Theo BS. Nguyễn Tuấn Anh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thuyên tắc ối là hội chứng phản vệ khi mang thai, là một biến chứng thai kỳ gây ra các tình trạng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như suy tim ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi. Thuyên tắc ối xảy ra khi nước ối hoặc các tế bào, tóc, lông tơ hoặc các mảnh vụn khác của thai nhi xâm nhập vào máu của thai phụ, thông qua hệ thống tĩnh mạch nơi nhau thai bám gây ra một số phản ứng. Bệnh thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ, hoặc ngay sau khi sinh ở cả sinh thường và sinh mổ, sảy thai , chấn thương bụng, chọc nước ối, sau sinh hoặc sau mổ lấy thai. Thời điểm mạch ối bị tắc nghẽn xảy ra khác nhau tùy trường hợp. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong khi chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh. 3. Triệu chứng thuyên tắc ối Giai đoạn đầu tiên của thuyên tắc mạch ối thường gây ngừng tim và suy hô hấp nhanh chóng. Ngừng tim xảy ra khi tim ngừng hoạt động, mất ý thức và ngừng thở. Suy hô hấp nhanh xảy ra khi phổi không thể cung cấp đủ oxy cho máu hoặc loại bỏ đủ carbon dioxide khỏi máu khiến thai phụ rất khó thở. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Suy thai , dấu hiệu cho thấy em bé không khỏe, bao gồm thay đổi nhịp tim của thai nhi hoặc giảm cử động trong bụng mẹ. Buồn nôn, nôn Co giật Lo lắng, kích động Tím tái đột ngột Sau khi vượt qua được các triệu chứng ban đầu, thai phụ có thể bước vào giai đoạn nguy hiểm tiếp theo là giai đoạn xuất huyết, chảy máu nhiều ở vị trí dính nhau thai hoặc tại vết rạch mổ lấy thai trong trường hợp sinh mổ, đờ tử cung và đông máu rải rác trong lòng mạch. Thậm chí, có những thai phụ có biểu hiện tim ngừng đập, ngừng thở trong vài phút đầu tiên và có thể tử vong trong vòng 2 - 3 giờ sau đó. Thuyên tắc mạch ối có thể gây tử vong, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên. Trong khoảng 50% trường hợp, thai phụ tử vong trong vòng 1 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu do thai phụ ngừng tim đột ngột, mất máu quá nhiều, suy hô hấp cấp tính, suy đa tạng . Các triệu chứng của thuyên tắc ối tương tự như các biến chứng khác khi sinh con, như vỡ tử cung, nhau bong non và sản giật. Điều này làm cho việc chẩn đoán thuyên tắc ối trở nên khó khăn hơn. 4. Điều gì làm tăng nguy cơ thuyên tắc ối? Đa ối làm tăng nguy cơ thuyên tắc ối ở thai phụ. Các yếu tố rủi ro đối với thuyên tắc nước ối rất khó dự đoán vì hiếm gặp. Tuy nhiên, một số yếu tố rủi ro có thể xảy ra, bao gồm: Thai phụ tuổi cao trên 35 tuổi; Thai phụ mang đa thai hoặc sinh con nhiều lần; Nhau thai bất thường: Khi mang thai nếu cấu trúc trong tử cung phát triển bất thường; Thai phụ mắc chứng tiền sản giật : Những thai phụ mắc chứng tiền sản giật, huyết áp tăng cao và protein niệu sau tuần 20 của thai kỳ; Mổ lấy thai, hoặc đẻ đường dưới có sự can thiệp của thủ thuật Forceps, giác kéo, chọc hút nước ối: Việc dùng kẹp hoặc các thủ thuật giác hút lấy thai có thể phá vỡ hàng rào vật lý giữa thai phụ và thai nhi. 5. Điều trị thuyên tắc ối Tổ chức Y tế thế giới cho biết, cứ 20.000 đến 30.000 ca sinh nở thì có 1 ca bị thuyên tắc ối, tỷ lệ tử vong của mẹ từ 70 - 90%. Nếu qua khỏi, hơn 85% bà mẹ bị chấn thương thần kinh do tình trạng thiếu oxy não. Riêng thai nhi, con số tử vong dao động từ 20 - 60% và nếu may mắn sống sót, 50% trẻ bị những di chứng thần kinh nặng nề. Còn theo kết quả cuộc điều tra tử vong mẹ và trẻ sơ sinh Việt Nam, Bộ Y tế cho thấy có 71,5% các trường hợp mẹ tử vong là do các tai biến sản khoa, trong đó tỷ lệ tử vong do thuyên tắc ối lên đến 34,7%. Thuyên tắc mạch ối khi sinh là tai biến sản khoa nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời, cả thai phụ và thai nhi có sống sót. Các phương pháp điều trị bệnh khẩn cấp gồm: Đối với thai phụ: Điều trị bao gồm kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa thuyên tắc mạch ối dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Cung cấp oxy hoặc máy thở có thể giúp thai phụ thở dễ dành, đảm bảo mẹ nhận đủ oxy là rất quan trọng để thai nhi cũng có đủ oxy. Đặt ống thông động mạch phổi để bác sĩ có thể theo dõi tim. Sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp. Trong nhiều trường hợp, cần truyền nhiều máu, tiểu cầu và huyết tương để thay thế lượng máu bị mất trong giai đoạn xuất huyết. Đối với trẻ sơ sinh: Bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi, thai nhi rất có thể sẽ chào đời ngay sau khi tình trạng của thai phụ ổn định. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi chặt chẽ. 6. Các biến chứng của thuyên tắc ối BS. Nguyễn Tuấn Anh cho biết, biến chứng của thuyên tắc ối xảy ra đột ngột, diễn tiến cực kỳ nhanh, tỷ lệ cứu sống rất thấp mà lại không hề có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào, thuyên tắc ối gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi. Đối với thai phụ: Suy tim và phổi Mất ý thức Co giật Chảy máu quá nhiều Đông máu nội mạch lan tỏa - một loại vấn đề về đông máu. Đột quỵ ngừng tim, tổn thương não gây mất trí nhớ Tử vong Đối với thai nhi: Thai nhi có nguy cơ bị biến chứng tùy thuộc vào thời điểm xảy ra thuyên tắc nước ối. Có thể cần phải sinh khẩn cấp nếu các triệu chứng bắt đầu trước khi thai nhi được sinh ra. Em bé được sinh ra khi thuyên tắc nước ối đã bắt đầu có nguy cơ không nhận đủ oxy. Thiếu oxy có thể gây ra suy yếu trong hệ thống thần kinh nhẹ hoặc nặng và bại não. 7. Phòng tránh thuyên tắc mạch ối Hiện vẫn chưa có phương pháp dự phòng tai biến sản khoa nguy hiểm này. Tuy nhiên, thai phụ cần đi khám định kỳ, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ có thể phát hiện sớm các các dấu hiệu bất thường, ngăn ngừa và xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Nếu đã bị từng bị thuyên tắc ối và có dự định sinh con, trước tiên phụ nữ nên đi khám nói chuyện với bác sĩ sản khoa để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi quá trình mang thai và có những dự phòng cho cuộc sinh. Mẹ bầu cần nhận biết dấu hiệu nghi ngờ nước ối ít SKĐS - Thiểu ối là có ít nước ối trong thai kỳ, nếu bị thiểu ối có thể gây ra các biến chứng cho thai nhi trong thai kỳ. Xem thêm video đang được quan tâm: Đái tháo đường thai kỳ, thai nhi có bị ảnh hưởng không? Bảo Châu Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-ung-thu-gan-169240408114241796.htm
08-04-2024
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư gan
Cách phòng ngừa các bệnh về gan và ung thư gan SKĐS - Gan bị tổn thương sẽ dẫn tới chức năng gan bị suy giảm mạnh, trong đó nguy hiểm và phổ biến nhất là ung thư gan. Hiện các bệnh về gan có xu hướng trẻ hóa, tỷ lệ mắc ở tuổi 30-40 nhiều hơn trước đây. Sự nguy hiểm khi bị ung thư gan Ung thư gan giai đoạn đầu là sự xuất hiện khối u ở gan, các tế bào ung thư chưa xâm lấn hạch bạch huyết và di căn cơ quan xa. Giai đoạn này thường không có triệu chứng, mà chỉ có dấu hiệu không đặc hiệu như mệt mỏi, đi tiểu vàng, tức nặng vùng gan... Triệu chứng bệnh không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên khó phát hiện. Ung thư gan giai đoạn đầu là sự xuất hiện khối u ở gan, các tế bào ung thư chưa xâm lấn hạch bạch huyết và di căn cơ quan xa. Nếu không được điều trị kịp thời, ung thư tiến triển nặng hơn kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như ngứa, vàng da, nước tiểu sẫm thường xuyên, phân nhạt màu, xuất huyết bất thường ở lợi hay vết bầm tím dưới da, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, tần suất và mức độ đau hạ sườn phải ngày càng tăng, gan to, cổ trướng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng dù ung thư gan đã ở giai đoạn muộn. Không ít người bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan dưới 40 tuổi. Nguyên nhân chính là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ô nhiễm môi trường sống, thức khuya, lười vận động... Lối sống thiếu khoa học trong thời gian dài làm gia tăng áp lực lên gan, khiến gan tổn thương và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Những người dễ có nguy cơ mắc ung thư gan Mắc ung thư gan do lơ là điều trị viêm gan B Người bệnh ung thư gan nên ăn gì và kiêng gì để sống khỏe hơn? Người uống nhiều rượu nếu bị viêm gan virus dễ mắc các bệnh về gan, điển hình là gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu là tình trạng chất béo tích tụ trong gan, gây suy giảm chức năng của cơ quan này. Tế bào gan thương tổn kéo dài dẫn đến viêm gan. Mức độ nặng hơn là xơ gan, sẹo ở gan. Người bị xơ gan có nguy cơ biến chứng hôn mê gan, suy gan, ung thư gan... Béo phì gây tích lũy mỡ thừa trong cơ thể, lâu dần dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, ung thư. Ngoài ra, rối loạn bên trong cơ thể và tổn thương có tính di truyền cũng là các yếu tố gây ung thư gan, song chiếm tỷ lệ nhỏ. Thực phẩm chế biến sẵn. Người trẻ thường thích và ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, khô bò. Đây là những món ăn trải qua nhiều công đoạn chế biến, nhiều dầu mỡ, muối, dễ gây quá tải cho gan do làm việc quá mức, là yếu tố tăng khả năng mắc các bệnh về gan. Tiền sử gia đình có người mắc ung thư gan, nhiễm virus hoặc gặp các vấn đề như viêm gan, xơ gan, béo phì, tiểu đường... Nguyên nhân chính của các bệnh lý về gan là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ô nhiễm môi trường sống, thức khuya, lười vận động... Các dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của khối u trong bệnh ung thư gan 1 . Vàng mắt, vàng da Theo Cơ quan Nghiên cứu ung thư Anh, khối u ung thư gan có thể gây ra tắc nghẽn ống mật. Ống mật là ống dẫn lưu chất lỏng gọi là billirubin - một sắc tố màu vàng được hình thành khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ - từ gan đến ruột non. Sự tắc nghẽn khiến billirubin tích tụ trong máu, khiến da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Ngoài ra nó cũng khiến phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu hơn. Vàng da cũng có thể do bệnh gan khác, sỏi mật, viêm tụy, bệnh về máu... nhưng tất cả các bệnh đó đều đủ trở thành lý do để bạn đi khám ngay lập tức. 2. Cổ trướng (sưng bụng) Khi khối u do ung thư gan phát triển, nó có thể dẫn đến sưng tấy bên phải bụng. Dạ dày cũng có thể bị sưng lên do khối u làm tăng áp lực trong gan, khiến máu ứ lại trong tĩnh mạch, gây ra hiện tượng chất lỏng bị đẩy khỏi tĩnh mạch và tích tụ trong bụng, gọi là "cổ trướng". "Cổ trướng" cũng có thể xảy ra khi lá gan bệnh không sản xuất đủ albumin, một protein quan trọng trong máu giúp ngăn chất lỏng rò rỉ khỏi máu, đi vào bụng và các mô khác. 3. Khối u bên phải bụng Theo NHS, ung thư gan thường xuất hiện dưới dạng một khối u cứng, nằm bên phải và ngay dưới lồng ngực, có thể gây đau đớn. Thường nó chỉ được chú ý ở giai đoạn sau của căn bệnh. Một điều chưa được giải thích rõ ràng là nó cũng có thể gây đau ở vai phải, có thể do sự kích thích các dây thần kinh dưới cơ hoành, vốn kết nối với thần kinh ở vai. 4. Ngứa da Ngoài các vấn đề da liễu thông thường, có một nguyên nhân ít gặp có thể gây ra ngứa da là muối mật. Ống mật bị tắc nghẽn ở người ung thư gan cũng có thể gây tích tụ muốn mật trong da. Do đó, bạn cũng nên đi khám nếu gặp tình trạng ngứa dữ dội, kéo dài mà không rõ nguyên nhân. 5. Ăn mất ngon, bụng dạ "lộn xộn" Lá gan bệnh làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thể khiến bạn ăn kém ngon, hoặc cũng có thể gặp các vấn đề giống người rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, đau bụng... 6. Giảm cân nhanh Giảm cân nhiều mà không có lý do rõ ràng có thể là dấu hiệu của ung thư gan. Ngoài nguyên nhân do chán ăn hoặc sưng bụng, bệnh nhân ung thư cũng có thể bị giảm cân nhanh do chứng suy nhược. Điều này cũng gặp trong nhiều bệnh ung thư khác. Tầm soát ung thư gan ở người có nguy cơ cao giúp hạn chế biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh gan, nhất là ung thư gan, bác sĩ khuyến cáo cần xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học. Chế độ ăn uống nên đủ chất, hạn chế thức ăn nhanh giàu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản. Không hút thuốc lá và uống rượu bia. Tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng hợp lý và tiêm vaccine phòng viêm gan góp phần ngăn ngừa ung thư. Xem thêm video được quan tâm: 10 lý do bạn nên ăn trứng gà vào buổi sáng | SKĐS
https://tamanhhospital.vn/yoga-cho-nguoi-tieu-duong/
08/02/2023
13 tư thế yoga cho người tiểu đường kiểm soát đường huyết cực tốt
Yoga giúp cân bằng sức khỏe, tăng tính dẻo dai, sức đề kháng, giảm stress, cải thiện tâm trí, cảm xúc. Người ít tập thể dục có nguy cơ bị bệnh tiểu đường gấp 3 lần và khả năng mắc bệnh mạch vành tăng 2,4 lần. Yoga có lợi cho người bệnh tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, nếu người bệnh tiểu đường luôn rơi vào trạng thái căng thẳng sẽ làm mức độ bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là 13 tư thế yoga cho người tiểu đường kiểm soát đường huyết cực tốt. (1) Mục lụcVì sao yoga lại tốt cho người bị tiểu đường?13 tư thế yoga cho người tiểu đường1. Chào mặt trời (Surya Namaskar)2. Nằm xoay người (Gập chân duỗi thắt lưng)3. Tư thế cúi chào (Dhanurasana)4. Cúi gập người về phía trước (Paschimottanasana)5. Bước chân lên tường (Viparita Karani)6. Bhujangasana (Tư thế chó úp mặt)7. Tư thế duỗi thẳng người (Savasana)8. Tư thế ngả góc giới hạn9. Hỗ trợ vai10. Tư thế cái cày11. Tư thế Half Lord of the Fishes12. Xoắn cột sống13. Tư thế đứa trẻ (Child’s Pose)Các câu hỏi thường gặp khi tập yoga hỗ trợ trị đái tháo đường1. Yoga có giúp cân bằng lượng đường trong máu vĩnh viễn không?2. Tư thế yoga tốt nhất cho bệnh tiểu đường là gì?3. Yoga ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?4. Yoga có chữa được bệnh tiểu đường tuýp 2 không?Vì sao yoga lại tốt cho người bị tiểu đường? Yoga giúp cho người bệnh tiểu đường rèn luyện các kỹ thuật thở, hỗ trợ các chuyển động của cơ thể, làm điều hòa thần kinh, tạo điều kiện chuyển hóa chất trong tế bào, kích hoạt các cơ quan nội tạng để cân bằng lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường tập yoga sẽ kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng, hạ huyết áp. Người bệnh nên tập yoga đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất cho sức khỏe như: (2) Giảm mức độ căng thẳng: căng thẳng gây mất cân bằng lượng đường trong máu, dẫn đến tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch, kháng insulin. Tập yoga giúp giảm mức độ căng thẳng, kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Bảo vệ sức khỏe tim mạch: yoga giúp ổn định mức cholesterol, chỉ số khối cơ thể, huyết áp để giảm nguy cơ gây bệnh tim. Nếu người bệnh tập yoga thường xuyên, những thay đổi trong mạch máu gây ra các vấn đề về tim sẽ giảm đi. Ngăn nguy cơ mắc bệnh thần kinh do đái tháo đường: bệnh thần kinh xảy ra khi một hoặc nhiều dây thần kinh bị tổn thương. Đây là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bắt đầu với cảm giác ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, có thể dẫn đến thay đổi chức năng các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh tiểu đường nên tập yoga khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe thần kinh, giúp tăng cường trao đổi chất, nồng độ hormone, nồng độ glucose. Tăng cường sức mạnh và sự cân bằng: một số tư thế khi tập yoga giúp cải thiện sức mạnh, sự cân bằng, tính linh hoạt của cơ thể, giảm mỡ gan, cải thiện lượng đường trong máu ở người béo phì, người bệnh tiểu đường tuýp 2. Do đó, người bệnh tiểu đường ngoài việc sử dụng thuốc, có kế hoạch ăn kiêng kết hợp với tập yoga sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. 13 tư thế yoga cho người tiểu đường Người bệnh tiểu đường tập yoga đúng cách sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cải thiện tốt cho bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số tư thế yoga cho người tiểu đường, người bệnh có thể thực hiện như: 1. Chào mặt trời (Surya Namaskar) Tư thế chào mặt trời là một trong những tư thế tốt cho người bệnh tiểu đường giúp tăng nhịp tim, kéo dài toàn bộ cơ thể, cải thiện lượng đường trong máu, lưu thông máu tốt hơn, kiểm soát insulin. (3) Cách thực hiện Đứng thẳng, giữ cơ bụng hóp lại, chắp 2 tay lại với nhau, hít vào trong khi giơ tay và duỗi tay ra phía sau. Thở ra và đi về phía trước, kéo căng cột sống, từ từ đi xuống hết cỡ. Sau đó, nhìn xuống, thư giãn cổ. Hít vào, đưa chân phải ra sau, đặt đầu gối phải trên sàn, đầu gối trái ở góc 90°, lòng bàn tay nằm trên sàn. Nhìn thẳng bằng đầu, giữ hơi thở từ vị trí này và đưa chân trái trở lại. Giữ cơ thể trên một đường thẳng, thở ra, hạ đầu gối xuống, hạ ngực và cằm xuống. Từ từ hạ hông xuống. Hít vào, từ từ nâng phần thân trên lên, ngẩng đầu lên, sau đó thở ra. Đưa cơ thể vào tư thế chữ V ngược, gót chân, lòng bàn tay đặt trên sàn, sau đó cố gắng kéo dài cột sống. Đưa chân phải về phía trước trong khi hít vào, chân trái đưa về phía trước cơ thể, thở ra. Cúi người xuống, chạm vào ngón chân, sau đó đặt lòng bàn tay xuống sàn, duỗi thẳng. Hít vào, giơ 2 tay lên, duỗi thẳng lưng, thở ra, chắp 2 tay lại với nhau. Lặp lại các động tác tương tự với bên trái từ 4 – 8 vòng. Tư thế chào mặt trời giúp khởi động thuận lợi của yoga 2. Nằm xoay người (Gập chân duỗi thắt lưng) Động tác nằm xoay người chủ yếu nhấn mạnh xoa bóp các cơ quan nội tạng, cải thiện tiêu hóa, giúp giảm lượng đường trong máu. Cách thực hiện: Nằm ngửa, duỗi thẳng cánh tay sang 1 bên sao cho lòng bàn tay úp xuống. Đưa đầu gối trái lên ngang ngực, uốn cong sang bên phải, cố gắng đưa đầu gối ngang hông. Giữ tư thế này khoảng 30 giây rồi thực hiện tương tự với bên đối diện. 3. Tư thế cúi chào (Dhanurasana) Tư thế cúi chào (tư thế cây cung) giúp tăng cường cơ bụng, giảm táo bón, điều hòa tuyến tụy, giảm mệt mỏi, cân bằng lượng đường trong máu. Cách thực hiện: Nằm sấp, 2 bàn chân hơi dang ra, gần như song song với hông, đặt cánh tay bên cạnh cơ thể. Gập đầu gối lên, dùng tay giữ lấy mắt cá chân, hít vào, nâng ngực lên khỏi mặt đất và kéo 2 chân lên, duỗi ra để căng cánh tay, đùi. Giữ tư thế này trong 12 – 15 giây, chú ý đến hơi thở khi hít thở sâu và dài. Từ từ đưa ngực, chân trở lại mặt đất, thả lỏng mắt cá chân, thư giãn với 2 tay ở bên cạnh. Lặp lại các động tác này vài lần. 4. Cúi gập người về phía trước (Paschimottanasana) Cúi gập người về phía trước giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, giảm huyết áp, cân bằng lượng insulin trong máu, giảm cân, giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, lo lắng. Cách thực hiện: Ngồi xuống, duỗi thẳng chân. Hít vào, đưa 2 tay lên. Để tay xuống, cố gắng chạm tay vào ngón chân mà không gập đầu gối, gục xuống chạm cằm vào ngực. Giữ nguyên tư thế trong 60 giây với hơi thở bình thường. 5. Bước chân lên tường (Viparita Karani) Tư thế yoga gác chân lên tường kích thích các cơ quan nội tạng, đặc biệt là tuyến tụy. Tư thế bước chân lên tường có tác động tốt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường thường xuyên luyện tập tư thế này sẽ giúp kiểm soát huyết áp, giảm lượng đường trong máu, thư giãn cơ thể bằng cách cải thiện lưu thông máu và mức năng lượng. Cách thực hiện: Nằm xuống dọc theo 1 bên của bức tường, đặt 1 chiếc khăn gấp dưới đầu. Đưa chân lên tường tạo một góc 90 độ. Thư giãn đầu, cổ, cằm, cổ họng. Duỗi cánh tay ra. Giữ nguyên tư thế này khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, đưa chân từ từ về phía mặt đất. 6. Bhujangasana (Tư thế chó úp mặt) Tư thế chó úp mặt giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu, cải thiện bệnh hen suyễn. Cách thực hiện: Nằm sấp, giữ thẳng chân. Giữ cẳng tay vuông góc với sàn, đặt cánh tay trên sàn bên cạnh lồng ngực. Dùng lực cánh tay để nâng cơ thể lên. Tạo lực ép lên bàn chân, độ săn chắc ở hông, nhìn thẳng. Giữ tư thế này từ 30 – 40 giây với hơi thở bình thường. 7. Tư thế duỗi thẳng người (Savasana) Người bệnh tiểu đường có thể bắt đầu với bất kỳ tư thế yoga nào, nhưng nên kết thúc với tư thế duỗi thẳng người (tư thế xác chết). Tư thế này giúp giảm lượng đường trong máu, cân bằng huyết áp, làm dịu cơ thể, tâm trí, đưa cơ thể đến giai đoạn thiền định, không còn cảm thấy căng thẳng. Cách thực hiện: Nằm thẳng, dang rộng 2 bàn chân, để cánh tay ở tư thế nghỉ ngơi. Tạo cơ thể hình chữ Y bằng cách căn chỉnh thân người theo đường thẳng. Cảm nhận hơi thở, tay, chân, bàn chân, lòng bàn tay, bụng, mắt, tai và mọi bộ phận trên cơ thể. Thả lỏng, thư giãn với tư thế này trong 15 – 20 phút. Có thể bạn chưa biết: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 8. Tư thế ngả góc giới hạn Tư thế ngả góc giới hạn giúp làm dịu hệ thống thần kinh, giảm căng thẳng, giảm huyết áp và lượng đường trong máu. Tư thế này cũng kích thích các cơ quan bụng, bàng quang, thận hoạt động hiệu quả hơn. Cách thực hiện: Khi ngồi, đưa 2 lòng bàn chân lại với nhau, đầu gối hướng ra 2 bên (có thể đặt miếng đệm dưới đầu gối để hỗ trợ). Từ từ ngả người ra sau cho đến khi lưng phẳng trên sàn, thư giãn khu vực xung quanh hông. Đặt 2 tay dọc theo cơ thể với lòng bàn tay hướng lên hoặc ấn xuống đùi để nhẹ nhàng kéo căng ở chân, hông. Giữ tư thế này tối đa 10 phút. Dùng tay nâng, ấn 2 đầu gối vào nhau để thả ra, từ từ ngồi xuống. 9. Hỗ trợ vai Bài tập đứng bằng vai (hỗ trợ vai) giúp tuyến giáp được kích thích, lượng máu chảy vào nơi này nhiều hơn, tăng lượng máu cung cấp cho cột sống, kéo giãn cột sống. Cách thực hiện: Nằm ngửa trên thảm tập, 2 chân mở rộng hướng ra phía ngoài, lòng bàn tay úp xuống. Hít vào, nâng chân, gập đầu gối hoặc nâng thẳng chân. Giữ cột sống thẳng, cổ thả lỏng, dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên vai, thở chậm, gập cằm vào lồng ngực, khuỷu tay chạm sàn. Giữ tư thế này càng lâu càng tốt, rồi từ từ thở ra, co 2 đầu gối về phía trước, cuộn đầu thấp xuống, 2 bàn tay vẫn đỡ lưng. Hạ xuống, ngồi gập người về phía trước. Nếu thấy mỏi hoặc đau hãy thì trở về tư thế chuẩn bị, nằm nghỉ ngơi. 10. Tư thế cái cày Tư thế cái cày giúp kích thích tuyến giáp, tăng tuần hoàn, giảm căng thẳng, giảm đau lưng, nhức đầu, mất ngủ. Cách thực hiện: Đứng bằng vai, đưa chân lên sàn phía trên đầu, nếu bàn chân không chạm sàn thì sử dụng gối đệm để hỗ trợ. Đặt tay trên lưng dưới để hỗ trợ thêm. Giữ tư thế này từ 1 – 5 phút. Cuộn cột sống xuống thảm, nâng 2 chân lên tạo thành một góc 90 độ để thả lỏng. Sau đó hạ chân xuống. 11. Tư thế Half Lord of the Fishes Tư thế Half Lord of the Fishes là tư thế vặn người kích thích các cơ quan vùng bụng làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện tiêu hóa, tăng năng lượng. Cách thực hiện: Bắt chéo chân để bàn chân phải ra bên ngoài hông trái. Chân trái chéo qua chân phải sao cho bàn chân trái nằm bên ngoài đùi phải. Kéo thẳng cột sống, vặn người sang trái. Đưa tay trái ra phía sau đặt xuống sàn Đưa cánh tay bên phải ra ngoài đùi trái (đặt tay lên đùi hoặc giữ cẳng tay nâng thẳng lên không trung). Mỗi lần hít vào, tập trung kéo dài và nâng lên. Xoay người sâu hơn sang bên phải mỗi lần thở ra. Đưa ánh mắt nhìn qua vai. Giữ tư thế này khoảng 1 phút và lặp lại tương tự ở phía còn lại. 12. Xoắn cột sống Tư thế xoắn cột sống giúp kích thích các cơ quan vùng bụng giúp giảm lượng đường trong máu, giảm đau và cứng ở cột sống, lưng, hông. Cách thực hiện: Nằm ngửa, đưa đầu gối vào ngực, giơ cánh tay sang 2 bên (lòng bàn tay úp xuống). Đưa đầu gối qua bên trái. Để 2 đầu gối sát nhau, ngang hông (có thể dùng tay trái ấn nhẹ lên đầu gối). Giữ tư thế này ít nhất 30 giây rồi thực hiện bên còn lại. 13. Tư thế đứa trẻ (Child’s Pose) Tư thế đứa trẻ làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng và cổ, giúp thư giãn, tăng sản xuất insulin. (4) Cách thực hiện: Quỳ gối, 2 đầu gối dang rộng bằng hông. Di chuyển về phía sau một chút để chạm hông vào gót chân. Cúi người về phía trước, trán chạm xuống đất. Duỗi thẳng hai tay về phía trước. Giữ tư thế này trong 5 phút. Xem thêm: Chạy bộ tốt cho người tiểu đường Các câu hỏi thường gặp khi tập yoga hỗ trợ trị đái tháo đường Một số câu hỏi thường gặp khi tập yoga hỗ trợ điều trị đái tháo đường, người bệnh có thể tham khảo như: 1. Yoga có giúp cân bằng lượng đường trong máu vĩnh viễn không? Yoga là một phương pháp điều trị bổ sung cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 giúp tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần. Yoga giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn, cân bằng lượng đường trong máu; do đó nếu người bệnh tập yoga đủ lâu, thường xuyên trong thời gian dài giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 2. Tư thế yoga tốt nhất cho bệnh tiểu đường là gì? Tư thế yoga tốt nhất cho người bệnh tiểu đường là động tác chào mặt trời. Đây là tư thế khởi động thuận lợi trước khi thực hiện các động tác khác, giúp tăng nhịp tim, kéo dài toàn bộ cơ thể. 3. Yoga ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào? Người bệnh tiểu đường tập thể dục đều đặn sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Đặc biệt, người lớn tuổi có sức khỏe yếu hơn, người tiểu đường ăn kiêng thường xuyên nên không phù hợp với các bài tập nặng, tốn nhiều năng lượng. Yoga có các phương pháp luyện tập nhẹ nhàng, chậm rãi phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Cách thở của yoga có tác dụng mát xa các nội tạng ở bụng, điều tiết lượng đường trong máu. Các tư thế kéo căng của yoga giúp tăng tuần hoàn máu tới các tế bào, hỗ trợ tuyến tụy bài tiết insulin hiệu quả hơn. Tập yoga thường xuyên sẽ giúp giảm cholesterol xấu, ngăn cao huyết áp, bệnh tim mạch, giảm cân, giảm mỡ máu cho người bệnh tiểu đường. 4. Yoga có chữa được bệnh tiểu đường tuýp 2 không? Có. Yoga có thể chữa bệnh tiểu đường tuýp 2, ngăn bệnh phát triển bằng cách: (5) Làm trẻ hóa các tế bào tuyến tụy: các tư thế yoga giúp thư giãn kéo dài tuyến tụy, kích thích tạo tế bào beta sản xuất insulin. Yoga làm tăng sự hấp thu glucose của các tế bào cơ bắp nên giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện tuần hoàn, ngừa bệnh tim mạch. Thúc đẩy giảm cân: các bài tập hạ đường trong máu như yoga trị liệu bệnh tiểu đường giúp giảm cân, kiểm soát cân nặng. Cải thiện tinh thần: thường xuyên tập yoga cho người tiểu đường giúp tập trung tâm trí, giúp tinh thần thư giãn hơn. Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên, tập yoga, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe BVĐK Tâm Anh có chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường với trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, điều trị hiệu quả bệnh Nội tiết – Đái tháo đường. Các bác sĩ luôn cập nhật phác đồ điều trị hiện đại, tư vấn sức khỏe, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cụ thể cho người bệnh tiểu đường giúp người bệnh an tâm chữa bệnh. Có nhiều tư thế tập yoga cho người tiểu đường, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những bài tập phù hợp với tình hình sức khỏe của bản thân, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, uống thuốc đều đặn để mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh.
https://suckhoedoisong.vn/thieu-mau-dinh-duong-va-cach-khac-phuc-16981272.htm
30-07-2014
Thiếu máu dinh dưỡng và cách khắc phục
Thiếu máu dinh dưỡng là thiếu máu do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần cho quá trình tạo máu như sắt, đồng, vitamin B 12 , acid folic... nhưng phổ biến nhất là thiếu máu , thiếu sắt. Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển tâm vận động, khả năng học tập, trí thông minh của trẻ. Phụ nữ có thai bị thiếu máu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoàn thiện của não và phát triển thai nhi. Đánh giá tình trạng thiếu máu thì dựa vào hàm lượng Hemoglobin (Hb). Khi Hb ở dưới ngưỡng giới hạn được coi là thiếu máu. Ngưỡng giới hạn của hàm lượng Hb theo từng đối tượng. (xem bảng) Mức độ thiếu máu: Thiếu máu nặng Hb < 70g/l; Thiếu máu vừa Hb70 - < 100g/l; Thiếu máu nhẹ Hb 100 - < 120g/l. Thiếu máu thiếu sắt: Sắt trong cơ thể của mỗi người phụ thuộc vào lượng sắt trong chế độ ăn, khả năng hấp thu, dự trữ và thải trừ. Nguồn cung cấp sắt có giá trị sinh học cao chủ yếu từ thức ăn nguồn động vật nhất là các loại thịt, gan, cá... Sắt từ nguồn thức ăn thực vật như ngũ cốc đậu đỗ, rau quả... thì giá trị sinh học thấp, hấp thu kém hơn... Vitamin C có tác dụng tăng cường hấp thu sắt, ngược lại các chất phytat, photphat, canxi (có trong ngũ cốc) và polyphenol (có trong trà và một số loại rau) làm giảm hấp thu sắt. Bác sĩ dinh dưỡng hướng dẫn chế biến bột ăn dặm cho bà mẹ nuôi con nhỏ. Các đối tượng có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt: Phụ nữ tuổi sinh đẻ thường bị mất sắt theo chu kỳ kinh nguyệt; Phụ nữ có thai dễ bị thiếu máu, thiếu sắt do nhu cầu cao hơn bình thường để tăng khối lượng máu cho người mẹ và phát triển thai nhi nhưng lượng sắt dự trữ không đáp ứng đủ nhu cầu; Con của các bà mẹ bị thiếu máu trong thời kỳ thai nghén; Trẻ đẻ thấp cân, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai; Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ ăn bổ sung quá sớm; Trẻ lớn nhanh trong những năm đầu đời và ở tuổi dậy thì; Trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy kéo dài, viêm loét dạ dày tá tràng, giun sán, sốt rét...). Biểu hiện của bệnh tùy theo mức độ thiếu máu nhẹ, vừa, hoặc nặng. Trẻ thường mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn, da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay bàn chân, móng tay, móng chân cũng nhợt nhạt. Nhịp tim nhanh, khó thở khi gắng sức. Trẻ học kém tập trung, hay ngủ gật, chỉ số thông minh thấp. Ở phụ nữ có thai thường biểu hiện hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tim đập nhanh. Phụ nữ tuổi sinh đẻ thì kinh nguyệt không đều. Điều trị chủ yếu là bổ sung sắt kết hợp acid folic. Thiếu máu do thiếu acid folic: Acid folic còn gọi là folat (vitamin B 9 ) có chức năng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật, vi khuẩn và sự hình thành tế bào máu. Folat có mặt trong tất cả các thực phẩm, có nhiều trong các loại rau quả, rau lá màu xanh thẫm, cải xoăn, cam, lê, dưa hấu... và thức ăn như thịt gan trứng cá, đậu đỗ lạc... Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng tỷ lệ hao hụt rất cao từ 50-90%, thậm chí 100% khi nấu ở nhiệt độ cao nhiều nước. Nguyên nhân thiếu hụt folat là do không cung cấp đủ trong khẩu phần ăn hoặc do tình trạng kém hấp thu nhất là khi các bệnh về đường tiêu hóa hoặc do nhu cầu tăng ở trẻ đẻ non, sốt rét, thiếu máu, tan máu và ảnh hưởng của một số thuốc như thuốc chống co giật, chống động kinh, chống ung thư, các thuốc làm giảm độ acid trong dạ dày đều làm tăng nhu cầu và sử dụng folat. Thiếu folat trẻ thường mệt mỏi chán ăn, nôn, tiêu chảy, viêm miệng lưỡi, run chân tay, trương lực cơ tăng. Phụ nữ có thai trong những tháng đầu của thai kỳ thiếu folat có thể gây dị tật ống thần kinh cho thai nhi (nứt cột sống, vô sọ, thoát vị não). Đặc điểm của thiếu máu do thiếu acid folic là thiếu máu hồng cầu to, hồng cầu không đều. Điều trị chủ yếu là uống acid folic có thể kết hợp với sắt. Thiếu máu do thiếu vitamin B 12 : vitamin B 12 tham gia vào quá trình tổng hợp AND, sự phát triển và phân chia tế bào và quá trình myelin hóa sợi thần kinh. Thiếu vitamin B 12 sẽ làm chậm quá trình phân chia tế bào ở tổ chức tạo máu gây thiếu máu và một số triệu chứng thần kinh. Vitamin B 12 chỉ có trong thức ăn nguồn động vật. Khi chế biến nấu chín thì tỷ lệ hao hụt chiếm trên 50%. Nguyên nhân thiếu vitamin B 12 chủ yếu là do bị các bệnh về đường tiêu hóa (dạ dày ruột) gây kém hấp thu và chế độ ăn thiếu thức ăn nguồn động vật kéo dài, những người ăn chay hoàn toàn. Do vậy, những trẻ sinh ra từ những bà mẹ ăn chay có thể thiếu vitamin B 12 từ những năm đầu đời do không có dự trữ B 12 . Ngoài ra có thể xuất hiện một số dấu hiệu rối loạn dẫn truyền thần kinh (rối loạn cảm giác, đi lảo đảo...) Đặc điểm của thiếu máu do thiếu vitamin B 12 cũng giống như thiếu folat, thiếu máu hồng cầu to. Điều trị chủ yếu là tiêm bắp vitamin B 12 liều cao. Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng: Dinh dưỡng hợp lý: thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung từ 6 tháng tuổi trở lên. Thức ăn bổ sung có đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất); Cần đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng thực phẩm tăng cường sắt (nước mắm, bột dinh dưỡng...) hiện có trên thị trường; Điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn nhất là các bệnh về đường tiêu hóa; Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần đối với phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi; Bổ sung viên sắt, acid folic: phụ nữ có thai uống 60mg sắt nguyên tố 400mcg acid folic/ngày. Uống từ khi có thai đến sau đẻ một tháng; Phụ nữ không có thai uống 60mg sắt nguyên tố 400mcg acid folic/tuần. Uống liên tục trong vòng 16 tuần và nên uống vào ngày nhất định; Trẻ sơ sinh nhẹ cân, đẻ non dự phòng thiếu máu bằng các chế phẩm sắt dạng dung dịch với liều lượng sắt nguyên tố 2mg/kg/ngày. PGS. BS. Đào Ngọc Diễn Ngất ngây với 3 món ốc xào cho chị em 9 mẹo giảm cân nhanh chóng chỉ trong một tháng Luộc rau ngon cũng cần "bí kíp"
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-cap-do-cua-loan-san-co-tu-cung-vi
Các cấp độ của loạn sản cổ tử cung
Chứng loạn sản cổ tử cung còn được gọi là nghịch sản cổ tử cung hoặc tân sinh trong biểu mô cổ tử cung dùng để chỉ những thay đổi của niêm mạc cổ tử cung có tiềm năng ác tính nhưng chưa xâm nhập vào mô đệm. Loạn sản cổ tử cung được chia thành 3 cấp độ: Nhẹ - trung bình - nặng. 1. Loạn sản cổ tử cung là gì? Chứng loạn sản cổ tử cung hay được viết tắt là CIN (theo từ gốc tiếng Anh: Cervical Intraepithelial Neoplasia) là tình trạng chỉ những thay đổi của niêm mạc cổ tử cung có nguy cơ ác tính nhưng chưa có sự xâm nhập vào mô đệm. Đa số chứng loạn sản cổ tử cung xuất hiện ở vùng chuyển tiếp giữa biểu mô lát và biểu mô tuyến (biểu mô trụ) của cổ tử cung. Đây là vùng thường xuyên biến đổi, rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh.Nguyên nhân gây loạn sản cổ tử cung chủ yếu là do sự thay đổi của môi trường âm đạo hoặc do nhiễm HPV. Từ loạn sản cổ tử cung rất dễ tiến triển thành ung thư tại chỗ rồi phát triển thành ung thư cổ tử cung – một bệnh nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ, việc điều trị khó khăn và tốn kém. Do đó, phát hiện sớm những tổn thương loạn sản cổ tử cung có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. 2. Các cấp độ loạn sản cổ tử cung Chứng loạn sản cổ tử cung được chia thành 3 độ: 1, 2 và 3 dựa trên kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear). Vậy CIN 1 là gì, CIN 2, 3 là gì? Mức độ nguy hiểm của chúng ra sao? Cụ thể là:CIN 1: Chỉ sự thay đổi tế bào ở mức độ nhẹ, các tế bào bất thường được giới hạn nằm ở 1/3 ngoài lớp tế bào cổ tử cung, thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 25 – 35, thường tự lành mà không cần điều trị. Ở cấp độ 1, người bệnh bị loạn sản nhẹ cổ tử cung.CIN 2: Loạn sản trung bình cổ tử cung: Khi các tế bào bất thường chiếm một nửa lớp tế bào cổ tử cung, được gọi là tiền ung thư cổ tử cung.CIN 3: Khi toàn bộ lớp tế bào biểu mô là tế bào loạn sản. Tuy nhiên, các tế bào này chưa xuyên qua lớp tế bào đáy để xâm nhập vào các tổ chức dưới biểu mô cổ tử cung, được gọi là tiền ung thư, thường gặp ở phụ nữ 30 - 40 tuổi. Cấp độ 3, người bệnh bị loạn sản nặng cổ tử cung. Cấp độ loạn sản cổ tử cung 3. Lựa chọn điều trị cho các cấp độ loạn sản cổ tử cung 3.1 Loạn sản nhẹ cổ tử cungCó khoảng 60% các trường hợp loạn sản nhẹ cổ tử cung có thể tự biến mất trong vài tháng và có khoảng 11% các trường hợp sẽ tiến triển thành ung thư. Do đó, phụ nữ được chẩn đoán loạn sản cổ tử cung nhẹ cần làm lại xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm PAP) sau khoảng 4 – 6 tháng. Nếu tổn thương vẫn còn, có thể điều trị bằng đốt điện, đốt lạnh hoặc đốt bằng tia laser.Đối với những phụ nữ ở tuổi mãn kinh, khi thấy kết quả là nghịch sản cổ tử cung nhẹ thì có thể sử dụng estrogen bôi tại chỗ trong vòng 2 tháng trước khi kiểm tra lại bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung.3.2 Loạn sản trung bìnhChỉ có khoảng 40% các trường hợp được xác định loạn sản cổ tử cung trung bình sẽ tự khỏi và có khoảng 22% sẽ tiến triển thành ung thư. Do đó, các trường hợp bị CIN 2 buộc phải áp dụng các phương pháp điều trị đốt điện, đốt lạnh hoặc đốt bằng tia laser. Khi tổn thương ăn sâu vào lỗ trong thì cần thực hiện khoét chóp cổ tử cung.Khoét chóp cổ tử cung là phương pháp chính trong chẩn đoán và điều trị các tổn thương loạn sản cổ tử cung giai đoạn sớm. Khoét chóp sẽ lấy đi toàn bộ vùng chuyển tiếp tế bào lát – trụ quanh cổ tử cung. Mức độ sâu của khoét chóp phụ thuộc vào vị trí vùng chuyển tiếp nằm ở đâu.3.3 Loạn sản nặngTrong các trường hợp loạn sản nặng cổ tử cung thì phương pháp điều trị loạn sản cổ tử cung được áp dụng là khoét chóp cổ tử cung. Ở một số trường hợp tổn thương lan rộng vào đến lỗ trong cổ tử cung, trong khi khoét chóp không đảm bảo hoặc bệnh nhân lớn tuổi, có đủ con, không đủ điều kiện theo dõi sức khỏe lâu dài, bị các bệnh lý khác đi kèm như u xơ cơ tử cung, sa sinh dục, rối loạn kinh nguyệt,... thì có thể được chỉ định cắt tử cung toàn phần. Khoét chóp cổ tử cung 3.4 Theo dõi sau điều trị loạn sản cổ tử cungTrong năm đầu tiên, mỗi 3 tháng bệnh nhân cần thực hiện kiểm tra phết tế bào cổ tử cung một lần và mỗi 6 tháng cần soi cổ tử cung một lần;Nếu kết quả bình thường thì sau đó có thể thực hiện kiểm tra phết tế bào cổ tử cung cách 9 tháng sau đó;Khi các kết quả xét nghiệm trên bình thường thì bệnh nhân chỉ cần kiểm tra phết tế bào cổ tử cung mỗi năm một lần.Có 3 cấp độ loạn sản cổ tử cung với mức độ nguy hiểm khác nhau. Để phát hiện và điều trị sớm chứng loạn sản cổ tử cung, phụ nữ ngoài 25 tuổi nên định kỳ kiểm tra sức khỏe, thực hiện xét nghiệm pap smear theo khuyến cáo của bác sĩ và đặc biệt là tiêm vắc-xin ngừa HPV để phòng ngừa lây nhiễm virus gây bệnh một cách an toàn, hiệu quả. Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhip-tim-nguy-hiem-nhip-nhanh-nhip-cham-vi
Nhịp tim nguy hiểm: Nhịp nhanh, nhịp chậm
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hồng Nhật - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Nhịp tim có tính đặc đặc thù, nó có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng nhịp tim nào được coi là bình thường? Và nhịp tim khi nào được coi là nguy hiểm? Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu thêm các kiến thức về nhịp tim. 1. Nhịp tim nhanh Đối với người lớn, nhịp tim nhanh thường được định nghĩa là nhịp tim trên 100 nhịp mỗi phút. Có nhiều dạng nhịp tim nhanh khác nhau, việc phân loại chúng được dựa vào vị trí xuất phát bất thường.Một số nguyên nhân có thể gây ra nhịp tim nhanh có thể bao gồm:Tình trạng sức khỏe tiềm ẩnLo lắng hoặc căng thẳngMệt mỏiTiêu thụ nhiều caffeineUống nhiều rượuMất cân bằng điện giảiSốtTập thể dục hoặc hoạt động thể chất cường độ cao hoặc vất vảTác dụng phụ của thuốcHút thuốc láSử dụng một số chất ma túy chẳng hạn như cocaine. 2. Nhịp tim chậm Nhịp tim chậm thường được định nghĩa là nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút. Đối với các vận động viên và những người tập thể dục thường xuyên, nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút là bình thường và thậm chí là khỏe mạnh.Một số nguyên nhân có thể gây ra nhịp tim chậm bao gồm:Tác dụng phụ của thuốcMất cân bằng điện giảiKhó thở khi ngủTình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Bác sĩ có thể chẩn đoán nhịp tim nhanh hay chậm đựa trên kết quả điệm tim đồ 3. Nhịp tim nguy hiểm Như đã đề cập, cả nhịp tim nhanh và nhịp tim chậm đều có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Nếu bạn đang gặp phải một trong những vấn đề này, bạn có thể mắc một bệnh lý tiềm ẩn cần được đánh giá và điều trị y tế. Nhịp tim nhanh có thể do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn gây ra như:Thiếu máuBệnh tim bẩm sinhBệnh tim ảnh hưởng đến lưu lượng máuCường giápChấn thương tim, chẳng hạn như do đau timNhịp tim chậm có thể do các tình trạng sau:Tổn thương tim, có thể do lão hóa, bệnh tim hoặc đau tim)Suy giápCác bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như Bệnh lupus hoặc sốt thấp khớpViêm cơ tim, nhiễm trùng timNếu bạn gặp phải tình trạng nhịp tim quá cao hoặc quá thấp trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng tiềm ẩn, bao gồm:Các cục máu đôngSuy timThần kinh ngất xỉu tái diễnNgừng tim đột ngột. 4. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nhịp tim của bạn thường xuyên trên 100 nhịp mỗi phút hoặc dưới 60 nhịp mỗi phút khi bạn không phải là vận động viên. Ngoài nhịp tim, bạn nên chú ý đến các triệu chứng khác như:Hụt hơiNgất xỉuCảm thấy chóng mặt hoặc choáng vángCảm thấy chóng mặt hoặc đánh trống ngựcBị đau hoặc khó chịu ở ngực Người bệnh nên gặp bác sĩ khi xuất hiện trạng thái đau ngực hoặc một số triệu chứng nguy hiểm khác 5. Chẩn đoán và điều trị Bác sĩ có thể sử dụng nhiều công cụ chẩn đoán khác nhau để giúp chẩn đoán tình trạng của bạn, bao gồm:Điện tâm đồ. Còn được gọi là ECG hoặc EKG, đây là công cụ chẩn đoán sử dụng các điện cực nhỏ để ghi lại hoạt động điện của tim. Bác sĩ có thể sử dụng thông tin thu thập được để xác định xem liệu các bất thường về tim có gây ra tình trạng của bạn hay không.Các xét nghiệm hình ảnh. Xét nghiệm hình ảnh có thể được sử dụng để đánh giá xem có bất kỳ bất thường cấu trúc nào trong tim có thể góp phần vào tình trạng của bạn hay không. Các xét nghiệm hình ảnh khả thi có thể bao gồm siêu âm tim, chụp CT và chụp MRI.Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác định xem tình trạng của bạn có phải do nguyên nhân như mất cân bằng điện giải hoặc bệnh tuyến giáp hay không.Sau khi chẩn đoán được, bác sĩ sẽ làm việc với bạn để lập kế hoạch điều trị và quản lý tình trạng của bạn.Tùy thuộc vào những phát hiện từ các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ tim mạch chuyên điều trị và ngăn ngừa các bệnh về tim và hệ tuần hoàn. Từ bỏ thuốc lá là một trong những cách giúp trái tim của bạn khỏe mạnh 6. Bạn có thể làm gì? Bạn luôn luôn nên hướng tới việc chăm sóc tốt cho trái tim của mình bằng cách thực hiện những việc như tập thể dục thường xuyên, ăn một chế độ ăn uống có lợi cho tim và duy trì cân nặng hợp lý.- Ngoài ra, bạn nên lên kế hoạch đến gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra sức khỏe. Đây không chỉ là một thói quen tốt mà còn có thể giúp phát hiện sớm những thứ như cholesterol cao hoặc bất thường về huyết áp.- Nếu bạn đã mắc bệnh tim, bạn nên theo dõi cẩn thận tình trạng của mình và tuân thủ kế hoạch điều trị. Uống tất cả các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và đảm bảo báo cáo kịp thời bất kỳ triệu chứng mới hoặc các triệu chứng có xu hướng xấu đi.- Một số lời khuyên sức khỏe phòng ngừa bổ sung để giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh và hạnh phúc bao gồm:Tìm cách giảm căng thẳng. Ví dụ về các cách để làm điều này có thể bao gồm những thứ như yoga hoặc thiền.Hạn chế lượng caffeine mà bạn tiêu thụ. Sử dụng quá nhiều caffeine có thể dẫn đến tăng nhịp tim.Uống rượu hoặc chất có cồn vừa phải. Phụ nữ và đàn ông trên 65 tuổi chỉ nên uống một ly mỗi ngày. Đàn ông dưới 65 tuổi chỉ nên uống hai ly mỗi ngày.Từ bỏ hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nhịp tim của bạn và bỏ thuốc lá có thể giúp giảm nhịp tim.Lưu ý các tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Vì vậy, luôn lưu ý những tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi dùng thuốc.Cả nhịp tim nhanh và nhịp tim chậm đều có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe khác. Nếu không được điều trị, chúng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu nhịp tim liên tục quá cao hoặc quá thấp, bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ để được đánh giá tình trạng của mình. Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/so-cuu-soc-chan-thuong-do-tai-nan-giao-thong-vi
Sơ cứu sốc chấn thương do tai nạn giao thông
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Kim Long - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Sốc do chấn thương là nguyên nhân gây tử vong cao chỉ sau chấn thương sọ não. Đa phần các trường hợp sốc đều xảy ra khi mất máu nhiều hoặc quá đau đớn do tai nạn. Do đó, việc sơ cứu tai nạn giao thông rất quan trọng vì nó làm giảm thiểu các nguy hiểm đối với người gặp nạn. 1. Sốc do chấn thương là gì? Sốc là một tình trạng giảm tưới máu tổ chức với nhiều biểu hiện khác nhau, nhanh chóng dẫn đến suy đa tạng. Trong đó, sốc do chấn thương là một tình trạng sốc do mất máu hoặc đau do gãy xương biểu hiện lâm sàng bằng các dấu hiệu da xanh, lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, vật vã kích thích. Trong chấn thương, mất máu là nguyên nhân chính của sốc. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như: tràn khí màng phổi, chấn thương cột sống... Sốc do chấn thương là nguyên nhân tử vong đứng thứ 2 sau chấn thương sọ não.Sốc do chấn thương được chia thành 4 cấp độ:Độ I: Lượng máu mất < 750ml chiếm dưới 15% tổng lượng máu toàn cơ thể, nhịp tim dưới 100 lần/phút, huyết áp bình thường, nhịp thở từ 14-20 lần/ phút, áp lực mạch bình thường hoặc tăng nhẹĐộ II: Lượng máu mất từ 750ml - 1000ml, chiếm 15-30 % tổng lượng máu, nhịp tim lớn hơn 100 lần/phút, huyết áp bình thường, nhịp thở từ 20-30 lần/ phút, áp lực mạch giảmĐộ III: Lượng máu mất từ 1500-2000ml, chiếm 30-40% tổng lượng máu, nhịp tim lớn hơn 120 lần/phút, huyết áp giảm, nhịp thở từ 30-40 lần/phút, áp lực mạch giảm mạnh. Bệnh nhân trong trạng thái kích thích và lẫn lộnĐộ IV: Lượng máu mất lớn hơn 2000 ml, chiếm hơn 40% tổng lượng máu toàn cơ thể, nhịp tim lớn hơn 140 lần/ phút, huyết áp giảm mạnh, nhịp thở nhanh lớn hơn 35 lần/phút, áp lực mạch giảm mạnh. Bệnh nhân lúc này trong trạng thái lú lẫn, lờ đờ, không nhận thức được. Sốc do chấn thương là nguyên nhân tử vong đứng thứ 2 sau chấn thương sọ não 2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sốc do chấn thương Nguyên nhân dẫn đến sốc do tai nạn giao thông chủ yếu là người gặp nạn bị mất quá nhiều máu do chảy máu trong ổ bụng như chảy máu trong khoang màng phổi, gãy xương, vết thương mạch máu.Ngoài ra, người gặp nạn cũng có thể bị sốc do quá đau đớn vì gãy xương, các chấn thương ngực, chấn thương tim hoặc nhiều chấn thương khác nhau phối hợp cũng dẫn đến sốc.Sơ cứu tai nạn giao thông là điều cần thiết vì nó phần nào giúp giảm thiểu các nguy cơ của người gặp nạn, đặc biệt đối với các trường hợp sốc do tai nạn giao thông. Để biết người gặp nạn có bị sốc do chấn thương hay không, ta nên quan sát và nhận biết các dấu hiệu mất máu như sau:Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt mạch quayDa niêm mạc nhợt nhạt, lạnh. đầu gối có mảng tím nếu mất máu nhiều.Tìm thấy vị trí chảy máu nhiều: gãy xương, chấn thương mạch, chảy máu trong ổ bụng.Ngoài ra, một số biểu hiện sau cũng là dấu hiệu của tình trạng sốc do chấn thương:Vật vã, lờ đờ, rối loạn ý thức, hôn mê.Các rối loạn ý thức có thể do sốc, cũng có thể do say rượu hoặc liên quan đến chấn thương sọ nãoThở nhanh, khó thở, tím môi và dầu chi (suy hô hấp)Khát nước, tiểu ít, hạ thân nhiệtGãy xương, tràn khí dưới da, mất khả năng vận động tứ chi 3. Sơ cứu sốc chấn thương do tai nạn giao thông Nguyên tắc điều trị sốc chấn thương do tai nạn giao thông tập trung vào ba điều sau: Hồi phục thể tích lòng mạch, cho bệnh nhân thở oxy và cầm máu Bệnh nhân gặp tình trạng sốc do tai nạn giao thông cần phải vận chuyển nhanh tới bệnh viện là quan trọng và không làm mất thời gian vào những thao tác thừa.Ba nhiệm vụ quan trọng cần phải làm như sau:Đối với từng nạn nhân: phát hiện các chấn thương nặng và chấn thương đe dọa tính mạngĐối với nhiều nạn nhân: Phân loại (triage) các điều trị ngay lập tức cứu sống nạn nhânĐảm bảo đường thở thông thoáng (lấy dị vật, máu cục trong miệng để không bị tắc nghẽn do máu đờm...), hô hấp – tuần hoàn và vận chuyển tới bệnh viện đủ điều kiện chẩn đoán, điều trị đa chấn thương.Nguyên tắc điều trị sốc chấn thương do tai nạn giao thông tập trung vào ba điều sau: Hồi phục thể tích lòng mạch, cho bệnh nhân thở oxy và cầm máu. Cụ thể:Cầm máu: Băng ép nếu có chảy máu ra ngoài. Garô để cầm máu trong cắt cụt chi, đặc biệt khi các biện pháp khác không thể cầm máu được. Để tránh thiếu máu, garô phải được nới lỏng định kỳ (sau mỗi 45 phút).Gãy xương chậu mất vững và chấn thương mạch máu là nguyên nhân dẫn đến sốc mất máu. Bất động cố định xương chậu để làm giảm chảy máu. Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu thấp chân caoBù dịch (ở những cơ sở có thể đặt được đường truyền): Bù 2000ml dịch NaCl 0,9% qua đường ngoại vi (kim luồn 16G ). Ngoài ra, có thể dùng dung dịch cao phân tử để bù dịch cho người bệnh. Mục đích của bù dịch là đưa huyết áp trung bình (HATB) về khoảng 65mmHg và huyết áp tâm thu khoảng 90 mmHg trừ trường hợp có chấn thương sọ não kèm theo phải đưa HATB > 105 mmHg và huyết áp tâm thu > 120 mHg.Ngoài ra một số trường hợp sốc do chấn thương nhưng không mất máu, để kiểm soát sốc chấn thương không do mất máu cần phải chuyển đến các tuyến y tế cơ sở như bệnh viện huyện, quận...để có thể sơ cứu. Trường hợp này không thể xử trí tại cộng đồng được. Nguồn tham khảo: Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-te-ket-hop-tuy-song-ngoai-mang-cung-phau-thuat-ro-nieu-dao-am-dao-bam-sinh-vi
Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Tô Văn Thái - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ Thái đã có hơn 34 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gây mê - hồi sức cấp cứu. Rò niệu đạo âm đạo bẩm sinh là một dị tật rất hiếm gặp và là một trong các bất thường của xoang niệu dục. Những trường hợp này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật rò niệu đạo. 1. Khi nào có chỉ định phẫu thuật rò niệu đạo? Rò niệu đạo âm đạo bẩm sinh là một dị tật rất hiếm gặp, biểu hiện của bệnh dò niệu đạo bẩm sinh là người bệnh đái tia nước tiểu bị yếu và nước tiểu rò một phần vào âm đạo.Chỉ định phẫu thuật rò niệu đạo: Khi bệnh nhân được khám kết luận bị dò niệu đạo bẩm sinh hoặc bị dò niệu đạo do các nguyên nhân gây mắc.Chống chỉ định: Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn đường niệu dục sẽ không được phẫu thuật, mà cần điều trị khỏi mới có thể phẫu thuật. 2. Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh là gì? Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh là kỹ thuật gây tê vùng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện và khoang ngoài màng cứng nhằm ức chế tạm thời dẫn truyền thần kinh theo phân đoạn qua các rễ thần kinh nhằm đáp ứng yêu cầu vô cảm để phẫu thuật và giảm đau. 3. Quy trình thực hiện phẫu thuật rò niệu đạo bẩm sinh 3.1 Người thực hiệnĐể thực hiện phẫu thuật rò niệu đạo bẩm sinh cần một phẫu thuật viên chính và 1 bác sỹ khác phụ mổ, bác sĩ gây mê, ngoài ra còn cần điều dưỡng viên để hỗ trợ.Dự kiến thời gian phẫu thuật rò niệu đạo bẩm sinh: 120 phút.Bệnh nhân sẽ được thực hiện phương pháp vô cảm gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng trong phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh. Nếu gây tê thất bại mới phải chuyển phương pháp vô cảm khác: gây mê toàn thân.3.2 Người bệnhNgười bệnh trước khi làm phẫu thuật đã được gặp bác sĩ và được nghe, giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau.Bệnh nhân đã được đánh giá tổng quát sức khỏe để đảm bảo an toàn cho phẫu thuật, được điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... nếu đang mắc bệnh trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.Phải nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.Dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.Người bệnh được bác sỹ gây mê khám trước mổ ngày hôm trước. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh dự phòng trước khi mổ 3.3 Tiến hành gây tê, phẫu thuậtĐặt đường truyền tĩnh mạch có hiệu quả và bù dịch từ 5-10 ml/kg (đối với người lớn).Tư thế bệnh nhân khi gây tê tủy sống – ngoài màng cứng: Thường có 2 tư thế:Tư thế ngồi: Người bệnh ngồi cong lưng, đầu cúi, cằm tì vào ngực, chân duỗi trên mặt bàn mổ hoặc bàn chân đặt trên ghế.Tư thế nằm: Người bệnh nằm nghiêng cong lưng, hai đầu gối áp sát vào bụng cằm tì vào ngực. Tư thế nằn nghiêng an toàn hơn tư thế ngồi vì tránh được tụt huyết áp tư thế.3.4 Phương tiện, dụng cụ gây tê và thuốc têPhương tiện, dụng cụBơm kim tiêm các cỡ, găng tay, gạc vô trùng, pince, cồn sát trùng, khăn lỗ vô trùng...Bộ gây tê ngoài màng cứng và kim tủy sống; bộ gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng.Thuốc tê: Gây tê tủy sống-ngoài màng cứng một lần (kim trong kim)Các bước thực hiệnBác sỹ gây mê đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo, đi găng vô khuẩn, sát khuẩn vị trí chọc, trải săng có lỗ vô khuẩnThực hiện kỹ thuật gây tê tại vị trí chọc bằng lidocain 1-2%.Gây tê ngoài màng cứng thực hiện theo đường giữa (chọc vào khe giữa 2 đốt sống, thường là L4-L5, L3-L4 hoặc đường bên (chọc cách đường giữa 1-2cm, hướng kim vào đường giữa, lên trên hướng vào khe đốt L4-L5, L3-L4).Tiến hành đánh giá kim nằm đúng vị trí bằng mất sức cản và không có sự trào ngược của dịch não tủy và máu.Bước tiếp theo luồn kim tủy sống 27G vào trong kim Tuohy cho đến khi có cảm giác chọc qua màng cứng, kiểm tra có dịch não tủy trào ra. Thực hiện cố định kim tủy sống, tiêm thuốc vào khoang dưới nhện rồi rút kim raLuồn catheter vào trong khoang ngoài màng cứng từ 3-6cm và cố định catheter bằng băng dán vô khuẩn.Truyền liên tục: bupivacain 0,125-0,25%, tốc độ chạy từ 4-6ml/giờ; ropivacain 0,125-0,25% 4-10ml/giờ; levobupivacain 0,125-0,25% 4-10ml/giờ. Các thuốc phối hợp: morphin 10-20mcg/ml; fentanyl 1-2mcg/ml; sufentanil 0,5mcg/ml.3.5 Phẫu thuật rò niệu đạoSát trùng vùng bụng dưới rốn, âm đạo và tầng sinh môn.Bộc lộ âm đạo và lỗ rò niệu đạo âm đạo.Khâu vén mép môi bé ra da.Đặt ống thông niệu đạo.Đặt valve thành sau âm đạo.Phẫu tích đường rò.Tiêm dung dịch lidocain + huyết thanh mặn 0,9% + adrenalin 1:200,000 vào lớp dưới niêm mạc thành âm đạo.Rạch vòng quanh chu vi lỗ rò ở thành âm đạo.Tách rời thành âm đạo khỏi lỗ rò và thành niệu đạo.Cắt đường rò đóng kín lỗ rò ở thành niệu đạo bằng chỉ tiêu chậm 4.0Đóng lại thành âm đạo.Đặt mèche tẩm betadine âm đạo.Kết thúc phẫu thuật rò niệu đạo.Sau khi thực hiện phẫu thuật rò niệu đạo, bệnh nhân được đưa về phòng hồi sức để theo dõi thêm. Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật rò niệu đạo bẩm sinh như:Nhiễm trùng vết mổ: Vết mổ bị tấy đỏ, có mưng mủ, tụ máu tầng sinh môn.Đái khó: Sau rút sonde tiểu người bệnh đái khó hoặc không đái được.Khi có các biểu hiện của nhiễm trùng: Bệnh nhân cần được thay băng, đặt gạc tẩm betadine âm đạo.Còn nếu bị đái khó, bí đái: Cần phải đặt lại ống thông niệu đạo, lưu ống thông 3 ngày. Người bệnh nên phẫu thuật rò niệu đạo càng sớm càng tốt để tránh những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt Rò niệu đạo - âm đạo bẩm sinh là căn bệnh tủy hiếm gặp nhưng vẫn có nhiều trường hợp mắc. Bệnh gây ra những bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, cần được phẫu thuật rò niệu đạo càng sớm càng tốt. Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện lớn tại Việt Nam đạt chuẩn chất lượng quốc tế không chỉ có đội ngũ y bác sĩ tận tình, chuyên môn cao mà còn có máy móc, kỹ thuật y tế hiện đại để khám, điều trị cho bệnh nhân. XEM THÊMPhẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo: Những điều cần biếtĐóng các lỗ rò niệu đạo như thế nào?Các phẫu thuật cắt - nối niệu đạo
https://tamanhhospital.vn/uong-thuoc-tranh-thai-khan-cap-co-hai-khong/
29/05/2022
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không? Tác dụng phụ là gì?
Mặc dù là giải pháp cần thiết và khá hữu hiệu cho những tình thế “cấp bách”, nhưng hầu hết chị em vẫn thắc mắc uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không? Liệu uống thuốc có gặp tác dụng phụ nguy hiểm nào không? Bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Trần Thị Thanh Thảo, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích giúp chị em hiểu rõ uống thuốc ngừa thai khẩn cấp có hại không, cũng như các tác dụng phụ của thuốc gây ra. Mục lụcThuốc ngừa thai cấp tốc hoạt động như thế nào?Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không? Tác dụng phụ là gì?1. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt2. Xuất huyết tử cung bất thường3. Chóng mặt và buồn nôn4. Đau bụng dưới5. Tác dụng phụ kéo dàiNhững ai không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp?Một số lưu ý trong việc sử dụng thuốc an toànThuốc ngừa thai cấp tốc hoạt động như thế nào? Thuốc ngừa thai cấp tốc là biện pháp thường được sử dụng sau khi phát sinh quan hệ tình dục không an toàn để ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn. Thông thường thuốc được sử dụng ở dạng viên uống. Khi thuốc được đưa vào cơ thể, các thành phần nội tiết tố có trong thuốc sẽ tác động làm cản trở quá trình rụng trứng ở phụ nữ, từ đó ngăn cản sự gặp gỡ và thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Trong trường hợp trứng đã thụ tinh, thuốc ngừa thai cấp tốc sẽ ngăn không cho nội mạc tử cung thành lập cửa sổ làm tổ – do đó ngăn ngừa việc làm tổ trong lòng tử cung của phôi thai. ThS.BS Trần Thị Thanh Thảo, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, thuốc ngừa thai cấp tốc được sử dụng chủ yếu trong 3 trường hợp sau: Nhóm thứ nhất là người quan hệ không thường xuyên, người không có hoặc không thể sử dụng các biện pháp tránh thai lâu dài như uống thuốc tránh thai hàng ngày, không đặt dụng cụ tử cung hoặc không có sẵn bao cao su… Nhóm thứ hai là người bị cưỡng hiếp, hiếp dâm nên không muốn có thai. Nhóm thứ ba là người sử dụng các biện pháp ngừa thai khác nhưng không thành công, ví dụ như bao cao su bị thủng, tụt bao hoặc quên uống thuốc tránh thai hàng ngày… mà không muốn có con. Thuốc tránh thai khẩn cấp là giải pháp khá hữu hiệu trong trường hợp bao cao su bị thủng mà không muốn có con Mặc dù thuốc ngừa thai cấp tốc được xem là biện pháp cần thiết và khá hữu hiệu cho những trường hợp được xem là “cấp bách” nhưng vẫn có ngoại lệ. Thống kê cho thấy, khoảng 1-2 người trong số 100 phụ nữ uống thuốc ngừa thai cấp tốc vẫn mang thai mặc dù đã uống thuốc trong vòng 72 giờ đầu tiên sau phát sinh quan hệ tình dục không được bảo vệ. Thêm vào đó, không phải tất cả phụ nữ đều có thể sử dụng thuốc ngừa thai cấp tốc, hay nói cách khác, thuốc ngừa thai cấp tốc không phù hợp cho tất cả mọi người. “Với phụ nữ có dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc đang có bệnh lý, bản thân và gia đình có tiền sử bệnh lý… không nên uống thuốc ngừa thai cấp tốc. Thay vào đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn biện pháp ngừa thai khác phù hợp hơn”, bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo khuyến cáo. (1) Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không? Tác dụng phụ là gì? Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo cho biết, uống thuốc tránh thai khẩn cấp cho hiệu quả ngừa thai khá cao và nhanh chóng, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều tác hại của thuốc ngừa thai khẩn cấp nếu chị em uống sai cách. Chính vì thế, các chuyên gia Sản Phụ khoa và nhà sản xuất thuốc đều nhấn mạnh không nên lạm dụng thuốc, chỉ nên sử dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết. Tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định biện pháp ngừa thai an toàn hơn. Một số tác hại của uống thuốc ngừa thai khẩn cấp mà chị em cần biết: (2) 1. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của uống thuốc tránh thai cấp tốc. Chị em có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt từ lần đầu tiên uống thuốc hoặc đã uống nhiều lần bởi thành phần có trong thuốc gây ức chế hormone sinh dục nữ, ngăn cản sự rụng trứng, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Tùy vào cơ địa mỗi người mà chị em có thể gặp tình trạng rối loạn khác nhau, có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn so với chu kỳ bình thường. Tuy nhiên, nếu chu kỳ đến muộn hơn 1 tuần, chị em nên dùng que thử thai hoặc thăm khám với bác sĩ để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định chính xác có mang thai hay không. Sau khi uống thuốc, nếu chu kỳ kinh nguyệt đến muộn hơn bình thường 1 tuần chị em nên dùng que thử thai hoặc thăm khám để kiểm tra 2. Xuất huyết tử cung bất thường Một số trường hợp chị em có thể thấy ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Đây là tác dụng thường gặp của thuốc tránh thai, chị em không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chảy máu kéo dài hơn 2 ngày, chị em cần thăm khám để được xử lý. Xuất huyết tử cung bất thường cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. 3. Chóng mặt và buồn nôn Khoảng 50% trường hợp gặp tác dụng phụ này. Thông thường, triệu chứng này sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần hoặc có thể sớm hơn. Nếu gặp tình trạng buồn nôn và nôn kéo dài, đầu tiên chị em cần xem lại chế độ ăn uống của mình, loại bỏ những loại thực phẩm dễ gây khó tiêu, gây kích ứng khỏi thực đơn. Nếu vẫn không cải thiện, chị em có thể thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có hướng xử trí hiệu quả hơn. 4. Đau bụng dưới Số ít trường hợp chị em bị đau bụng đột ngột ở vùng bụng dưới. Lúc này, chị em cần thăm khám với bác sĩ để được chỉ định các xét nghiệm cần thiết, xác định chính xác tình trạng bệnh, tầm soát mang thai ngoài tử cung – một biến chứng có thể gặp nếu ngừa thai thất bại sau sử dụng ECPs. Thai ngoài tử cung – một biến chứng có thể gặp nếu ngừa thai thất bại sau sử dụng ECPs 5. Tác dụng phụ kéo dài Thuốc ngừa thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong thời gian quy định với liều lượng phù hợp. Nhiều chị em nôn nóng lạm dụng thuốc có thể khiến cơ thể không dung nạp thuốc, dẫn đến các tác dụng phụ kéo dài như: Tăng cân không kiểm soát; Rối loạn huyết áp và hô hấp; Căng thẳng, stress, trầm cảm. Trong trường hợp chắc chắn đã mang thai hoặc nghi ngờ đang mang thai, chị em không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp bởi có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn giải pháp an toàn. Những ai không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp? Đa số phụ nữ đều có thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bao gồm cả những trường hợp không thể sử dụng các biện pháp ngừa thai nội tiết tố khác như uống thuốc tránh thai hàng ngày, sử dụng miếng dán tránh thai… (3) Tuy nhiên, chị em không nên sử dụng thuốc nếu có một trong các yếu tố nguy cơ sau: Cơ địa dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc; Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu bản thân hoặc gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, hệ tuần hoàn, cục máu đông hoặc đột quỵ. Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo cho biết, thuốc tránh thai cấp tốc chỉ nên dùng trong những tình huống thỉnh thoảng quan hệ tình dục không được bảo vệ, không nên dùng cho trường hợp có quan hệ tình dục thường xuyên bởi thuốc sẽ không phát huy hiệu quả. Với trường hợp quan hệ thường xuyên, chị em nên tham khảo các biện pháp ngừa thai liên tục khác để đạt hiệu quả. ThS.BS Trần Thị Thanh Thảo, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng đồng hành cùng chị em để đưa ra giải pháp giảm đau bụng kinh tốt nhất Ngoài ra, thuốc sẽ có hiệu quả thấp hơn ở phụ nữ béo phì hoặc thừa cân. Một thử nghiệm lâm sàng trên phụ nữ uống thuốc chỉ chứa Progestin cho kết quả, phụ nữ béo phì (BMI>30) có nguy cơ mang thai cao gấp 3 lần so với phụ nữ không béo phì mặc dù uống thuốc đúng cách. Với phụ nữ béo phì hoặc thừa cân, các chuyên gia Sản Phụ khoa khuyến cáo nên sử dụng dụng cụ tử cung chứa đồng (vòng tránh thai) để cho hiệu quả ngừa thai tốt hơn. Dụng cụ tử cung chứa đồng cũng là một trong những biện pháp ngừa thai khẩn cấp, có thể cho hiệu quả ngừa thai lên đến 99% và kéo dài hiệu quả ngừa thai đó lên đến ít nhất 10 năm. Một số lưu ý trong việc sử dụng thuốc an toàn Hiện nay, chị em rất dễ mua được thuốc tránh thai khẩn cấp vì được bán ở nhà thuốc tây mà không cần bác sĩ kê đơn. Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo, để tránh được những tác hại của thuốc ngừa thai khẩn cấp, chị em cần tìm hiểu rõ về thuốc, các khuyến cáo cũng như chống chỉ định (đặc biệt là trẻ vị thành niên). Cần thận trọng chỉ nên sử dụng tối đa 2 viên/tháng để tránh những tác hại nghiêm trọng. Nếu dùng quá liều lượng khuyến cáo, chị em cần chú ý những dấu hiệu khác lạ trong cơ thể để thăm khám sớm, có can thiệp xử trí kịp thời để ngăn chặn các nguy hiểm xảy ra. Cần lưu ý, thuốc chỉ phát huy hiệu quả ngừa thai trong khoảng thời gian quy định. Ví dụ, loại thuốc 72 giờ chỉ cho hiệu quả bảo vệ trong vòng 72 giờ sau khi uống. Đặc biệt, uống thuốc tránh thai không giúp chị em loại trừ nguy cơ mắc các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục (STDs). Do đó, để chủ động ngừa thai và ngăn ngừa STDs, chị em hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn biện pháp ngừa thai phù hợp và hiệu quả hơn, cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Thuốc tránh thai khẩn cấp không thể bảo vệ chị em khỏi nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Cách tốt nhất, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn biện pháp ngừa thai hiệu quả và an toàn nhất. Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm đồng hành cùng phụ nữ trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình sẽ tư vấn cho chị em giải pháp tốt nhất. Để được tư vấn và thăm khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến: Hy vọng thông qua những tác hại của thuốc ngừa thai khẩn cấp, chị em đã biết được uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại hay không để có sự lựa chọn an toàn. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
https://suckhoedoisong.vn/nhau-cai-rang-luoc-mot-nan-de-dang-di-tim-loi-giai-169180841.htm
03-10-2020
Nhau cài răng lược: Một nan đề đang đi tìm lời giải
Nhau cài răng lược ngày càng phổ biến Nhau thai là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Nhau thai có nhiều tác dụng khác nhau, như cung cấp dinh dưỡng, bài tiết chất thải, hỗ trợ hô hấp cho thai nhi. Khi kết thúc quá trình sinh sản, nhau thai không còn chức năng nhiệm vụ nên sẽ tự bong, được tống xuất ra ngoài, khoảng 30 phút sau sinh; hoặc được các bác sĩ bóc tách, trong trường hợp sinh mổ. Tuy nhiên, trong trường hợp NCRL tổ chức nhau thai đã có sự bám dính vào tử cung ở những mức độ khác nhau, khiến bánh nhau không thể bong một cách tự nhiên, gây nên tình trạng băng huyết sau sinh, rối loạn đông máu. Nghiêm trọng hơn, NCRL còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai phụ, trong một số trường hợp phải ưu tiên cứu sống tính mạng thai phụ mà không thể giữ lại thai nhi. NCRL là từ chung dùng mô tả bệnh cảnh lâm sàng khi một phần hay toàn bộ bánh nhau xâm lấn, không thể tách rời khỏi thành tử cung. Tùy theo mức độ của sự xâm lấn mà được phân thành nhiều mức độ khác nhau: NCRL Accreta: Gai nhau bám trực tiếp lên bề mặt tử cung (79% trường hợp). NCRL Increta: Gai nhau xâm nhập sâu vào trong cơ tử cung (14% trường hợp). NCRL Percreta: Gai nhau xâm nhập xuyên qua cơ tử cung đến lớp thanh mạc tử cung hoặc xâm lấn qua các cơ quan lân cận như bàng quang, ruột,...(7% trường hợp). Có thể hiểu đơn giản, NCRL “bám rễ” vào tử cung, mức độ “bám rễ” của bánh nhau vào tử cung càng sâu thì mức độ nguy hiểm càng cao. Khi vượt quá lớp tử cung, “rễ nhau” có thể bám sang các cơ quan xung quanh và tiếp tục lan rộng. Dù ở thể nào thì NCRL cũng đều là hiểm họa tiềm tàng đối với thai phụ. Nếu xét theo mức độ nguy hiểm, thì sự nguy hiểm tăng dần theo mức độ xâm lấn, nghĩa là thể accereta ít nguy hiểm hơn thể increte. Nguy hiểm nhất là thể percreta. NCRL đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo thống kê tại một số bệnh viện chuyên ngành phụ sản, trường hợp NCRL tại các bệnh viện có sự gia tăng trong những năm gần đây. Thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ gần đây cho biết, tỷ lệ NCRL đã gia tăng từ 1:2510 (năm 1980) lên 1:533 (năm 2002). Cá biệt một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 trên các sản phụ được điều trị nội trú cho thấy, tỷ lệ này lên đến 1: 272, cao hơn tất cả những thống kê được thực hiện trước đây. Cũng như các trường hợp bất thường đối với vị trí bánh nhau khác, nguyên nhân gây ra tình trạng NCRL chưa thực sự rõ ràng. Có nhiều giả thuyết cho rằng, tình trạng này nhưng chưa có kết luận mang tính tổng kết đúng với bản chất của NCRL. Có nhiều trường hợp thai phụ gặp phải NCRL ở tình trạng vô cùng nguy hiểm, việc phẫu thuật để chấm dứt thai kỳ là điều không thể tránh khỏi để bảo vệ an toàn tính mạng của người mẹ. Như trường hợp chị D. là một sản phụ đã có tiền sử bị nhau tiền đạo và không giữ được thai trong những lần mang thai trước, đến lần thứ 3 dù đã chăm sóc và theo dõi chặt chẽ song vẫn không thể giữ được thai khi chị gặp phải tình trạng NCRL ở thể nặng, gai nhau đã ăn xuyên tử cung và lan sang khu vực lân cận, để giữ an toàn tính mạng cho thai phụ, các bác sĩ đã phải chấm dứt thai kỳ sớm khi thai nhi chưa đủ điều kiện sức khỏe để nuôi dưỡng, đồng thời các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần tử cung cùng một phần cơ quan bị xâm lấn. Sau phẫu thuật, sức khỏe chị D. dần ổn định; nhưng không còn thiên chức làm mẹ khi tử cung đã không được trọn vẹn. Dù nguyên nhân NCRL chưa được xác định rõ ràng, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ gặp phải NCRL như sau: - Tiền sử mổ lấy thai: Một số thống kê cho thấy, mổ lấy thai làm gia tăng tỷ lệ gặp phải tình trạng nhau tiền đạo ở những lần sau sinh. Tỷ lệ này gia tăng từ 0.3% đối với người đã từng mổ lấy thai một lần và tăng lên đến 6.7% đối với những trường hợp mổ lấy thai từ năm lần trở lên. - Tiền sử nhau thai tiền đạo: Nhau tiền đạo cũng là một nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ gặp phải NCRL, theo thống kê tỷ lệ này gia tăng từ 3% lên đến 67% đối với trường hợp đã bị nhau tiền đạo từ 1- 5 lần trước đó. - Tiền căn sẹo mổ trên tử cung do mổ lấy thai, mổ bóc u xơ tử cung: Ở nhóm sản phụ bị nhau tiền đạo có tiền căn mổ trên thân tử cung thì tỉ lệ NCRL lần lượt là 11% cho vết mổ cũ 1 lần, 40% cho vết mổ cũ 2 lần, 61% cho vết mổ cũ 3 lần - Nhóm sản phụ có độ tuổi trên 35 tuổi: Sự thay đổi sức khỏe sinh lý của cơ thể độ tuổi trên 35 cũng làm tăng nguy cơ gặp phải NCRL. Nhóm sản phụ có số lần sinh con nhiều cũng có nguy cơ NCRL. Kẻ thù “kép” Nếu nhau tiền đạo là một vấn đề cần thận trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi, thì mức độ nguy hại của NCRL lại ở một mức cảnh báo cao hơn. NCRL có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: - Xuất huyết cấp, nặng: NCRL là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất máu cấp cho sản phụ trong quá trình trước, trong và sau sanh. Khoảng 90% sản phụ NCRL phải truyền máu, trong đó >40% truyền hơn 10 đơn vị máu. Tử vong mẹ: 7% dù đã chuẩn bị kỹ việc truyền máu, chăm sóc trước, trong và sau phẫu thuật kỹ. - Sinh non: Sản phụ NCRL có thể sẽ phải chấm dứt thai kỳ sớm nếu có biến chứng xảy ra (để bảo vệ tính mạng mẹ), trong khi thai vẫn còn non tháng. Hệ quả của một trẻ non tháng: suy hô hấp, vàng da, nhiễm trùng, khó nuôi, thậm chí tử vong,... Y khoa hiện đại, niềm hy vọng mới Là một bệnh lý hiếm gặp, nhưng không thể phòng, các biện pháp thăm khám từ sớm chỉ có tác dụng hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn tính mạng của thai phụ, nâng cao tỷ lệ có thể giữ lại thai nhi. Như một nan đề của y học, khi tiến bộ của y khoa hiện đại chưa thể đảm bảo hoàn toàn sự thành công. Khi khát vọng thiêng liêng quá lớn, người ta không muốn giải pháp “chọn mẹ, không chọn con”. Nhiều người đã tự tìm đến các phương pháp đồn thổi, được “cam đoan” an toàn tuyệt đối, để rồi xảy ra nhiều hậu quả thương tâm. Dù không thể đảm bảo chắc chắn sự thành công cho các trường hợp NCRL, nhưng khoa học hiện đại ngày nay đã mang đến ít nhiều hy vọng cho các sản phụ không may gặp phải NCRL. Các ca phẫu thuật được hỗ trợ bởi đội ngũ bác sĩ phẫu thuật mạch máu, chuyên khoa niệu,… cùng các bác sĩ sản khoa, đã giúp nâng cao tỷ lệ thành công, bảo toàn sức khỏe trong nhiều ca phẫu thuật. Các kỹ thuật mới cũng đã được thử nghiệm, áp dụng như phẫu thuật bóc tách nhau sau khi bánh nhau thoái hóa, cũng là một trong những bước tiến mới trong lĩnh vực này. Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, những bước tiến trong việc thăm khám, theo dõi và xử lý các trường hợp NCRL đang từng bước được triển khai, mang đến những niềm hy vọng mới. Do đó, nếu không may gặp phải tình trạng NCRL, sản phụ cần thăm khám theo dõi tại các chuyên khoa, tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn tính mạng của bản thân và giúp thai nhi được chào đời khỏe mạnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-do-feno-fraction-exhaled-nitric-oxide-trong-benh-hen-phe-quan-vi
Vai trò của đo FeNO (Fraction of exhaled nitric oxide) trong bệnh hen phế quản
Bài viết bởi Bác sĩ Đoàn Dư Đạt - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long Đo FeNO là một xét nghiệm đơn giản, nhanh, không xâm lấn và có độ tin cậy cao. FeNO phản ánh một số cơ chế viêm nhất định (trong số nhiều cơ chế) của hen mà chức năng hô hấp không thể phản ánh. 1.Vai trò của đo FeNO Nitric oxide (NO) là một chất khí sinh học được tạo ra từ đường hô hấp và có vai trò sinh lý trong hệ hô hấp. Năm 1991 Gustafsson và cộng sự đã phát hiện NO tăng cao ở bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trong đó có bệnh hen. Từ đó nhiều nghiên cứu đánh giá vai trò của NO trong quản lý hen đã được tiến hành và có nhiều bằng chứng tích cực.Việc đo nồng độ khí NO trong hơi thở ra (Fractional exhaled NO, FeNO) đã trở thành một phương pháp định lượng tình trạng viêm đường hô hấp không xâm lấn đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước Khí NO (nitric oxide) được tạo ra từ phản ứng chuyển L-arginine thành L-citrulline với sự xúc tác của men NOS (nitric oxide synthase).Có 3 loại men NOS: eNOS (endothelial NOS), iNOS (inducible NOS) và nNOS (neuronal NOS). Ở bệnh nhân hen có cơ địa dị ứng, interleukine-4 và interleukine-13 được tạo ra từ đáp ứng viêm loại TH2 (tế bào limpho T giúp đỡ loại 2) làm tăng tổng hợp iNOS trong tế bào biểu mô phế quản, từ đó làm tăng nồng độ NO trong thành phế quản. NO từ thành phế quản khuếch tán vào lòng phế quản do chênh lệch nồng độ. Do đó, NO trong khí thở ra FeNO được xem như là một dấu ấn sinh học trực tiếp cho đáp ứng viêm loại TH2 (hoặc viêm tăng bạch cầu ái toan) ở bệnh nhân hen. Đo FeNO đã trở thành một phương pháp định lượng tình trạng viêm đường hô hấp không xâm lấn Đo FeNO là một xét nghiệm đơn giản, nhanh, không xâm lấn và có độ tin cậy cao. FeNO được biểu diễn bằng đơn vị ppb (parts per billion), tương đương với một phần tỷ lít NO cho mỗi lít khí thở ra. FeNO phản ánh một số cơ chế viêm nhất định (trong số nhiều cơ chế) của hen mà chức năng hô hấp không thể phản ánh. Do đó, FeNO phục vụ nhu cầu cá thể hóa điều trị hen: phát hiện nhóm bệnh nhân có cơ chế viêm có khả năng đáp ứng với corticoid hít (ICS: inhaled corticosteroid) hoặc các loại kháng viêm đặc hiệu khác; tránh dùng ICS ở bệnh nhân không có khả năng đáp ứng.Đo FeNO là đo nồng độ NO từ đường hô hấp dưới. Vùng mũi có nồng độ NO tương đối cao hơn đường hô hấp dưới. Do đó, các kỹ thuật đo NO đường hô hấp dưới nên tránh lấy mẫu khí có chứa NO từ vùng mũi. Bình thường, FeNO dao động rộng giữa những người khác nhau nhưng ổn định cho từng người. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đo FeNO Các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến FeNO: tuổi (ở trẻ em: FeNO tăng khi tuổi tăng); giới tính (nam cao hơn nữ); chiều cao (tăng khi chiều cao tăng); tình trạng hút thuốc lá (giảm khi hút thuốc lá); các loại thuốc đang dùng (đặc biệt ICS, montelukast, L-arginin); và lưu lượng thở ra (giảm khi lưu lượng tăng).FeNO tăng cao ở bệnh nhân hen so với người bình thường. Việc đo FeNO nhiều lần trong giai đoạn ổn định ở bệnh nhân hen có thể xác định được giá trị FeNO bình thường của từng bệnh nhân. FeNO cũng tăng cao ở người có cơ địa dị ứng, dù có hen hay không. Ở bệnh nhân COPD, FeNO giảm trong giai đoạn ổn định khi được điều trị với ICS và tăng cao trong đợt cấp. FeNO có thể tăng trong các bệnh lý sau: giãn phế quản, nhiễm trùng hô hấp do virus, lupus đỏ hệ thống, xơ gan, bệnh lý thải ghép tạng. FeNO giảm trong các bệnh lý sau: nhiễm HIV, tăng áp phổi, bệnh xơ nang phổi. FeNO có thể tăng trong bệnh giãn phế quản 3. FeNO đánh giá tình trạng đáp ứng với Corticoid Corticoid có vai trò rất quan trọng trong điều trị hen, nhưng thực tế chúng ta gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán hen một cách chắc chắn nhưng không đáp ứng với corticoid.Các nghiên cứu cũng chứng minh được rằng phản ứng viêm trong đường thở sẽ được khống chế bằng corticoid nếu nó xảy ra theo hướng tăng eosinophil (bạch cầu ái toan) chứ không phải theo hướng tăng neutrophil(bạch cầu đa nhân trung tính). Do vậy trong thực hành lâm sàng, các thầy thuốc rất muốn được biết bệnh nhân của mình có khả năng đáp ứng với corticoid hay không trước khi cho bệnh nhân tiến hành điều trị.Trong hen, khi FeNO tăng cao chứng tỏ có tình trạng viêm tăng eosinophil và báo hiệu một khả năng đáp ứng với corticoid. Do vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dựa vào chỉ điểm này tình trạng đáp ứng với ICS sẽ được tiên đoán tốt hơn dựa vào hô hấp ký, test giãn phế quản, lưu lượng đỉnh. Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ hướng dẫn khi FeNO dưới 25 ppb ở người lớn (và dưới 20 ppb ở trẻ em) là một dấu chỉ điểm không đáp ứng với điều trị corticoid dạng hít (ICS), ngược lại với FeNO trên 50 ppb ở người lớn (và trên 35 ppb ở trẻ em) là dấu chỉ điểm bệnh nhân đáp ứng với điều trị ICS. Corticoid 4. FeNO đánh giá tình trạng tuân thủ điều trị Khi bệnh nhân đã được chẩn đoán hen mà điều trị không hiệu quả thì ngoài lý do bệnh nhân bị thể hen không đáp ứng với corticoid hay phác đồ điều trị không đúng thì còn một lý do nữa là bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Do vậy FeNO cao hoặc đang ổn định lại gia tăng là một chỉ điểm để các thầy thuốc rà soát lại tình trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân trước khi quyết định thay đổi điều trị cho họ. Vì mức độ FeNO thường có liên quan chặt chẽ với tính tuân thủ điều trị của bệnh nhân. 5. FeNO hướng dẫn điều trị hen Do FeNO là một chỉ điểm viêm của đường hô hấp theo hướng tăng eosinophil và có thể dự đoán được tình trạng đáp ứng của bệnh nhân đối với ICS nên các bác sĩ đã đề xuất phương pháp điều trị lấy FeNO để hiệu chỉnh liều thuốc cho bệnh nhân. Trong phương pháp can thiệp này, bệnh nhân được tăng liều khi FeNO tăng và giảm liều khi FeNO giảm. Đo FeNO có khả năng nhận dạng và theo dõi diễn tiến viêm tăng bạch cầu ái toan ở bệnh nhân hen Mục tiêu của cách can thiệp này là nhằm kiểm soát tốt nền viêm của bệnh hen với lượng thuốc ICS phù hợp nhất nhằm tránh việc dùng thuốc quá mức (khi viêm đã ổn) hay dưới mức (khi nền viêm còn cao). Ở bệnh nhân hen chưa kiểm soát, FeNO thấp bác sĩ nên tập trung đi tìm các nguyên nhân khác (như béo phì, trào ngược dạ dày thực quản hoặc rối loạn lo âu) thay vì tăng liều ICS không cần thiết.Đo FeNO là một xét nghiệm đã được chuẩn hóa, đơn giản, nhanh, không xâm lấn và có độ tin cậy cao; có khả năng nhận dạng và theo dõi diễn tiến viêm tăng bạch cầu ái toan ở bệnh nhân hen. FeNO hỗ trợ cho chức năng hô hấp trong chẩn đoán hen, dự báo đáp ứng với ICS, hướng dẫn điều chỉnh liều ICS và đánh giá tuân thủ điều trị. Trong điều trị hen phế quản, các bác sĩ nên dựa vào FeNO để điều trị hợp lý cho người bệnh.Xét nghiệm đo FeNO là một trong những nội dung có trong Gói khám và theo dõi hen phế quản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bên cạnh các xét nghiệm đánh giá, theo dõi hiện đại khác như Khám chuyên khoa Dị ứng, Đo chức năng hô hấp và Thăm dò chức năng hô hấp...Truy trình thăm khám và điều trị tại Vinmec được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Có đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị; Thời gian khám nhanh gọn, được tư vấn kỹ càng, dễ dàng tuân thủ quản lý điều trị. XEM THÊM:Vì sao phải đo nồng độ NO trong khí thở khi chẩn đoán bệnh hen phế quản?Vai trò của đo FeNO trong chẩn đoán và điều trị hen phế quảnGói khám và theo dõi Hen phế quản
https://tamanhhospital.vn/thuoc-dieu-tri-dau-mua-khi/
13/10/2022
Thuốc điều trị đậu mùa khỉ bao gồm các loại nào? Hiệu quả ra sao?
Hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ cụ thể. Tuy nhiên, một số thuốc trị bệnh đậu mùa có thể được cân nhắc sử dụng như thuốc điều trị đậu mùa khỉ trong các trường hợp cụ thể. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Virus gây bệnh đậu mùa và virus gây bệnh đậu mùa khỉ tương tự nhau. Do đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu việc sử dụng thuốc kháng virus đậu mùa cho người bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, người bệnh có các triệu chứng lâm sàng nặng hoặc nguy cơ trở nặng cao sẽ được cân nhắc sử dụng các thuốc trị đậu mùa như thuốc điều trị đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo cần có thêm nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả của các loại thuốc này đối với người bệnh đậu mùa khỉ. Mục lụcĐậu mùa khỉ có chữa được không?Thuốc điều trị đậu mùa khỉ1. Tecovirimat2. VIGIV3. Cidofovir4. BrincidofovirTác dụng phụ có thể gặp và lưu ý khi sử dụng thuốc trị đậu mùa khỉĐậu mùa khỉ có chữa được không? Bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng tương tự như những triệu chứng đã thấy ở bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa trước đây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì về mặt lâm sàng, bệnh đậu mùa khỉ ít nghiêm trọng hơn. (1) Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ các loài động vật nhiễm bệnh sang người, cũng có thể lây từ người sang người. Vào ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Tính đến ngày 04/10/2022, trên thế giới có tổng cộng 69.244 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện. Trong đó, tại Việt Nam có 1 ca. Bệnh đậu mùa khỉ được đánh giá là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguy cơ lây lan cao. Tuy nhiên, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Các nhà khoa học cũng đang tiến hành nghiên cứu thuốc điều trị đậu mùa khỉ để có thể giúp đẩy nhanh tiến trình phục hồi bệnh và hạn chế các triệu chứng bệnh. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ lây lan cao Thuốc điều trị đậu mùa khỉ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tiêm phòng vaccine đậu mùa trong vòng 2 tuần kể từ khi tiếp xúc với trường hợp nhiễm bệnh. Thời điểm tiêm phòng lý tưởng là trong vòng 4 ngày đầu tiên để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế bệnh trở nặng. (2) Đối với những bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ có nguy cơ tiến triển bệnh nặng, cần tiến hành điều trị sớm ngay từ khi mắc bệnh bằng các loại thuốc theo chỉ định cùng với việc chăm sóc hỗ trợ và kiểm soát cơn đau. Các loại thuốc chữa bệnh đậu mùa khỉ đang được cân nhắc sử dụng bao gồm: 1. Tecovirimat Tecovirimat (còn được gọi là TPOXX, ST-246) là một loại thuốc kháng virus được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị bệnh đậu mùa ở người lớn và trẻ em. Thuốc tecovirimat có thể được dùng như thuốc điều trị đậu mùa khỉ giúp làm giảm số lượng virus trong cơ thể người bệnh. Tecovirimat có sẵn dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm. Không có dữ liệu về hiệu quả của tecovirimat trong điều trị nhiễm trùng đậu mùa khỉ ở người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm trên nhiều loài động vật khác nhau và thấy rằng, tecovirimat có hiệu quả trong điều trị bệnh do virus orthopox gây ra. Một thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu với người khỏe mạnh, không mắc bệnh đậu mùa khỉ cho thấy thuốc có độ an toàn chấp nhận được. Chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu đối với thuốc điều trị đậu mùa khỉ tecovirimat về tính an toàn và hiệu quả của thuốc ở người. Vì thế, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, tecovirimat thường chỉ được sử dụng như thuốc điều trị đậu mùa khỉ cho những người hợp mắc bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng cao. Ngoài ra, CDC cũng đồng thuận cân nhắc dự trữ tecovirimat để tránh trường hợp bệnh lây lan nhanh, bùng phát thành các đợt dịch lớn trong cộng đồng. Bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn thuốc chữa đậu mùa khỉ tecovirimat cho các đối tượng sau: Bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ nghiêm trọng với các triệu chứng như nốt phát ban bị chảy máu, nhiễm trùng da, các nốt phát ban to hơn và hợp nhất thành các tổn thương lớn hơn,… Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh có nguy cơ trở nặng trong thời gian ngắn. Trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 8 tuổi. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Cần thêm nghiên cứu để sử dụng tecovirimat như một loại thuốc điều trị đậu mùa khỉ 2. VIGIV VIGIV là một loại thuốc được FDA cấp phép để điều trị các biến chứng do tiêm chủng vaccine. Hiện chưa có dữ liệu về hiệu quả của VIGIV trong điều trị nhiễm virus đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể cân nhắc việc sử dụng VIGIV như một loại thuốc điều trị đậu mùa khỉ trong những trường hợp nghiêm trọng. 3. Cidofovir Cidofovir (còn được gọi là Vistide) là một loại thuốc kháng virus được FDA chấp thuận sử dụng trong trường hợp điều trị viêm võng mạc do cytomegalo virus (CMV) gây ra ở bệnh nhân mắc AIDS. Giống như các thuốc đang được cân nhắc như thuốc điều trị đậu mùa khỉ khác, chưa có dữ liệu về hiệu quả của cidofovir trong điều trị các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở người. Tuy nhiên, cidofovir đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại các vi khuẩn orthopoxvirus trong các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm. Có thể dự trữ cidofovir để điều trị các trường hợp nhiễm virus trực tràng (bao gồm cả virus đậu mùa khỉ) trong các đợt bùng phát dịch bệnh. Do đó, hiện nay cidofovir vẫn còn nằm trong danh mục thuốc điều trị đậu mùa khỉ đang được nghiên cứu thêm về hiệu quả. 4. Brincidofovir Tháng 6 năm 2021, FDA chấp thuận sử dụng brincidofovir như một loại thuốc kháng virus để điều trị bệnh đậu mùa ở người lớn và trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy vậy, cũng như cidofovir, hiện chưa có dữ liệu về hiệu quả của brincidofovir trong điều trị các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở người. (3) Các chuyên gia cho rằng có thể cần phải nghiên cứu thêm về tính hiệu quả cũng như cân nhắc việc sử dụng brincidofovir như một loại thuốc điều trị đậu mùa khỉ dự phòng cho các đợt dịch bùng phát. Việc sử dụng các thuốc điều trị đậu mùa khỉ cần được chỉ định của bác sĩ trong những trường hợp cụ thể Tác dụng phụ có thể gặp và lưu ý khi sử dụng thuốc trị đậu mùa khỉ Chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng và tính an toàn của các loại thuốc được cân nhắc sử dụng như thuốc điều trị đậu mùa khỉ đối với người bệnh. Do đó, hiện chưa thể khẳng định việc sử dụng các thuốc này có gây nên tác dụng phụ gì hay không. (4) Hiện nay, các loại thuốc điều trị đậu mùa khỉ cũng chưa được sử dụng rộng rãi mà chỉ được cân nhắc sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng hoặc có nguy cơ tiến triển nặng nhanh chóng. Ngoài ra, cũng có thể dự trữ thuốc để sử dụng trong trường hợp dịch bệnh bùng phát mạnh nhưng chưa tìm ra thuốc đặc trị. Người bệnh nếu được chỉ định dùng thuốc điều trị đậu mùa khỉ thì nên tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ, uống đúng liều lượng, không tự ý dùng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc, cần theo dõi các dấu hiệu bất thường trên cơ thể để kịp thời thông báo với bác sĩ nếu nghi ngờ có tác dụng phụ xảy ra. Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Đây được xem là một dịch bệnh có tốc độ lây lan nhanh và chưa có thuốc điều trị đậu mùa khỉ đặc hiệu. Do đó, tốt nhất vẫn nên tiêm vaccine đậu mùa cũng như thực hiện các nguyên tắc phòng, chống bệnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và góp phần tránh dịch bùng phát mạnh trong cộng đồng.
https://suckhoedoisong.vn/tri-lang-ben-co-nen-tranh-nuoc-sua-rua-mat-169157035.htm
09-05-2019
Trị lang ben có nên tránh nước, sữa rửa mặt?
Em đã thử dùng cách bôi thuốc hay riềng ngâm rượu để trị lang ben nhưng không thấy hết. Vậy em muốn hỏi làm sao để biết đã trị lang ben khỏi khi mà da vẫn còn màu trắng, chưa đều màu như vậy? Và khi bị lang ben có cần kiêng nước, sữa rửa mặt không? Hồng Yến (Hà Nội) Lang ben do một loại nấm men ưa mỡ Pityrosporum orbiculare gây bệnh, đây là một vi nấm khá phổ biến trên thế giới. Tổn thương trên da do vi nấm này ban đầu thường nhỏ, ở xung quanh nang lông, sau đó phát triển đồng tâm thành những mảng to từ 1-10mm đường kính hoặc lớn hơn, màu sắc thay đổi từ màu nâu nhạt hoặc mất sắc tố, bề mặt sang thương phủ bởi vảy dạng bột tương đối dày, sang thương thường không ngứa. Lang ben có thể biến mất tự nhiên không cần điều trị, tuy nhiên, nhiều trường hợp vi nấm tồn tại dai dẳng, sang thương lan rộng, gây mất thẩm mỹ. Điều trị lang ben thường sử dụng thuốc bôi kháng nấm. Các kinh nghiệm dân gian không mang lại hiệu quả điều trị. Sau điều trị có thể kiểm tra sự biến mất của vi nấm bằng cách soi tươi nhờ Scotch-test (nghiệm pháp dán băng keo dính lên sang thương, sau đó soi tìm vi nấm dưới kính hiển vi điện tử) hoặc khám da dưới ánh sáng của đèn Wood. Những mảng mất sắc tố phải cần ít nhất từ 6 - 12 tháng mới hoàn toàn biến mất, tương ứng với thời gian cần thiết để phục hồi sự hoạt động của tế bào sắc tố. Đây là một loại vi nấm ưa mỡ nên em có thể an tâm rửa mặt hàng ngày với các sản phẩm rửa mặt, tuy nhiên, em cũng cần đảm bảo đủ thời gian điều trị cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. BS. Văn Tùng
https://dantri.com.vn/suc-khoe/ung-thu-gan-co-phat-trien-nhanh-khong-20220603202933108.htm
20220603
Ung thư gan có phát triển nhanh không?
Ung thư gan là gì? Ung thư gan, là một loại ung thư bắt đầu trong gan. Các loại ung thư gan khác nhau là: - Ung thư gan nguyên phát: Ung thư này bắt đầu ở gan. Ung thư gan nguyên phát gồm các loại: + Ung thư biểu mô tế bào gan (dạng ung thư gan phổ biến). + Ung thư đường mật trong gan (ung thư ống mật). + Angiosarcoma và hemangiosarcoma hay u mạch máu ác tính (ung thư bắt đầu trong lớp tế bào của mạch máu trong gan). - U nguyên bào gan (ung thư xảy ra ở trẻ sơ sinh) - Ung thư gan thứ phát (ung thư gan di căn): Ung thư bắt nguồn từ gan và lây lan sang các bộ phận khác. Các khối u gan lành tính: Các khối u không phải ung thư có thể phát triển đủ lớn để gây ra vấn đề, nhưng chúng không phát triển vào các mô lân cận. Theo Medicinet, ung thư gan có thể lây lan nhanh chóng tùy thuộc vào loại ung thư. U mạch máu ác tính là loại ung thư gan có độ ác tính cao. Triệu chứng của ung thư gan Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư gan thường không biểu hiện cho đến giai đoạn sau của bệnh, nhưng đôi khi chúng có thể biểu hiện sớm hơn. Nếu bạn đến bác sĩ khi lần đầu tiên nhận thấy các triệu chứng, bệnh ung thư của bạn có thể được chẩn đoán sớm hơn, khi việc điều trị có khả năng hữu ích nhất. Một số triệu chứng phổ biến nhất của ung thư gan là: - Giảm cân. - Ăn mất ngon. - Cảm thấy rất no sau một bữa ăn nhỏ. - Buồn nôn hoặc nôn mửa. - Gan to, có cảm giác đầy dưới xương sườn bên phải. - Lá lách to ra, cảm thấy như đầy dưới xương sườn bên trái. - Đau ở bụng hoặc gần xương bả vai bên phải. - Sưng hoặc tích tụ chất lỏng trong bụng. - Ngứa. - Vàng da và mắt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, nổi các tĩnh mạch trên bụng có thể nhìn thấy qua da và xuất huyết hoặc bầm tím bất thường. Những người bị viêm gan mãn tính hoặc xơ gan có thể cảm thấy tồi tệ hơn bình thường hoặc có thể chỉ có những thay đổi trong kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm chức năng gan hoặc nồng độ alpha-fetoprotein (AFP).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-ong-thong-tieu-co-dau-khong-vi
Đặt ống thông tiểu có đau không?
Đặt ống thông tiểu là thủ thuật nhằm làm rỗng bàng quang và thu nước tiểu vào một túi thoát nước để đưa ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, quy trình thực hiện thủ thuật này cần được tiến hành bởi nhân viên y tế và bệnh nhân cần phải được chăm sóc đặc biệt để tránh hiện tượng nhiễm trùng sau đó. 1.Thế nào là đặt ống thông tiểu? Đặt ống thông tiểu là thủ thuật đưa một ống mềm vào bàng quang qua một lỗ nhỏ được tạo ra ở vùng bụng dưới. Thông tiểu qua da thường được chỉ định trong điều trị bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi tiểu hoặc để làm rỗng bàng quang trước hoặc sau khi phẫu thuật và hỗ trợ trong điều trị một số bệnh. Đặt que thông tiểu có thể được tiến hành tạm thời và sẽ lấy ra khi bàng quang rỗng, hoặc đặt cố định trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.Một số đối tượng được chỉ định đặt que thông tiểu bao gồm:Người có bàng quang bị suy yếu hoặc tổn thương dây thần kinh gây bí tiểu.Trường hợp dẫn lưu bàng quang trong khi sinh nếu gây tê ngoài màng cứng.Trường hợp dẫn lBệnh nhân cần được cung cấp thuốc trực tiếp vào bàng quangBệnh nhân mắc bệnh lý đi tiểu không kiểm soát ưu bàng quang trước, trong hoặc sau một số loại phẫu thuật.Đặt ống thông tiểu có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu. Nên nhân viên y tế có thể sử dụng gel gây tê lên vùng đặt ống thông tiểu để giảm bớt cảm giác đau. Mặc dù bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu ở thời gian đầu lúc mới đặt ống thông nhưng dần dần sẽ quen. 2. Các hình thức đặt ống thông tiểu Thủ thuật đặt ống thông tiểu đối với bệnh nhân nam và nữ là hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một số các hình thức đặt que thông tiểu thường được sử dụng hiện nay:Ống thông tiểu ngắt quãng: Đây là thủ thuật đưa ống thông vào bàng quang một cách tạm thời và rút ra khi bàng quang rỗng.Đặt ống thông tiểu liên tục: Thủ thuật này là dùng loại ống thông thường thay ít nhất 3 tháng một lần. Cũng tương tự như ống thông ngắt quãng, một đầu của ống thông vẫn nằm bên trong bàng quang còn một đầu còn lại của ống sẽ nối với túi đựng nước tiểu.Đặt ống dẫn lưu bàng quang trên xương mu: Ở thủ thuật này, ống thông sẽ được đặt tại chỗ và sẽ được đưa qua một lỗ trên bụng để vào đến bàng quang. Bệnh nhân có thể được gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê cục bộ trước khi thực hiện thủ thuật. Đặt ống dẫn lưu bàng quang trên xương mu thường được chỉ định trong những trường hợp khi niệu đạo bị tổn thương hoặc tắc nghẽn, hoặc nếu bệnh nhân không sử dụng được ống thông liên tục. 3. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu tại nhà Không để túi trữ nước tiểu bị đầy để tránh nước tiểu lưu lại trong bàng quangLưu ý cần phải thay túi nước tiểu và van ít nhất là 7 ngày một lần.Vệ sinh khu vực đặt ống thông hằng ngàyCung cấp đủ nước cho cơ thểKhông để ống thông bị cong . 4. Những rủi ro và biến chứng Đặt đặt que thông tiểu là thủ thuật xâm lấn nên nguy cơ bị nhiễm trùng là rất cao nhất là nhiễm trùng niệu đạo. Ngoài ra, đặt que thông tiểu cũng có thể làm bằng quang bị co thắt và làm tổn thương niệu đạo.Đặt ống thông tiểu là thủ thuật được chỉ định cho những bệnh nhân gặp khó khăn trong vấn đề tiểu hoặc làm rỗng bàng quang và trong điều trị một số bệnh lý liên quan. Đặt ống thông tiểu có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu khi thực hiện nhưng cảm giác này sẽ dần biến mất theo thời gian.
https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-ngay-cang-nhieu-nam-gioi-tre-bi-roi-loan-cuong-duong-169230825143624851.htm
27-08-2023
Vì sao ngày càng nhiều nam giới trẻ bị rối loạn cương dương?
Rối loạn cương dương do đái tháo đường, chữa thế nào? SKĐS - Rối loạn cương dương là tình trạng mất khả năng đạt được và duy trì sự cương cứng trong quá trình giao hợp. Rối loạn cương dương do đái tháo đường có thể do các yếu tố nguy cơ đan xen hoặc phối hợp nhau tạo nên bệnh lý phức tạp, việc điều trị rất khó khăn… Thực tế, bệnh nhân đến khám nguyên nhân nhiều nhất là do sức khỏe sa sút vì nhiều lý do như: thức khuya, mất ngủ, làm việc ca đêm, dinh dưỡng kém; nghiện rượu bia gây suy giảm chức năng gan, nghiện thuốc lá ảnh hưởng xấu đến hô hấp, do lối sống ít vận động…. Thậm chí còn do nghiện ma túy, nghiện game, nghiện thủ dâm, nghiện tình dục… Rối loạn cương dương ngày một trẻ hóa. Ảnh minh họa Nguyên nhân chính gây rối loạn cương dương ở giới trẻ Thông thường nguyên nhân gây ra chứng rối loạn cương dương là do tuổi tác khiến lượng hormon testosterone thấp, hoặc do một số bệnh mạn tính, do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh… những nguyên nhân này rất ít xảy ra ở những nam giới trẻ tuổi. Nguyên nhân gây chứng rối loạn cương dương ở người trẻ tuổi chủ yếu là do lối sống, cách sinh hoạt và áp lực cuộc sống. Những áp lực đó sẽ tác động không tốt lên hệ thống thần kinh giao cảm, làm tăng tiết các chất cortison, adrenalin gây co mạch – đây là một nguyên nhân làm cản trở máu dẫn đến các thể hang, gây ảnh hưởng đến vấn đề cương dương. Rối loạn cương sẽ gia tốc nhanh nếu nạn nhân vì lý do nghề nghiệp, không thể có nếp sinh hoạt hài hòa về nhịp sinh học như: ăn ngủ thất thường, làm nhiều hơn nghỉ, suy nghĩ nhiều hơn thư giãn, ngồi nhiều mà ít vận động… Các phương pháp điều trị căn bệnh ung thư có thể gây rối loạn cương dương Rối loạn cương dương 'tấn công' cả những người trẻ Sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia cũng là yếu tố chính gây ra rối loạn cương. Hút thuốc lá gây cản trở việc sản xuất ô-xít nitric - chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động tuần hoàn máu , giúp máu lưu thông đến các cơ quan nhiều hơn đồng thời còn giữ cho các động mạch không bị tắt nghẽn. Khi gặp kích thích, dương vật bắt đầu giãn nở và máu sẽ tập trung về cơ quan này, giúp chúng cương cứng hơn. Do ảnh hưởng của việc hút thuốc, lượng máu di chuyển xuống dương vật bị giảm đi và đây cũng là nguyên nhân gây ra sự rối loạn của chức năng cương. Uống nhiều rượu bia sẽ làm suy giảm khả năng sản sinh testosterone - hormon sinh dục nam. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn sẽ làm ức chế trung khu thần kinh khiến cho ham muốn tình dục suy giảm, gây rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới (rối loạn cương dương, liệt dương, xuất tinh sớm, không đạt được cực khoái khi quan hệ), teo tinh hoàn... Vấn đề khác mà hầu như chàng trai trẻ nào cũng mắc phải là "hiệu ứng khiêu dâm". Khi tiếp cận hình ảnh khiêu dâm, nam giới sẽ có một cảm giác mới lạ và bị kích thích tột cùng. Nếu xem quá nhiều những hình ảnh đó, cảm giác và cảm xúc của nam giới sẽ bị bào mòn và hậu quả hiển hiện là khó có thể đạt được trạng thái cương cứng nếu không có những sự kích thích mạnh mẽ trước mắt. Rối loạn cương không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có thể cảnh báo một số vấn đề về sinh lý, gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý, niềm tin và bản lĩnh của người đàn ông. Ảnh minh họa Giải pháp hạn chế rối loạn cương dương ở giới trẻ Rối loạn cương không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có thể cảnh báo một số vấn đề về sinh lý, gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý, niềm tin và bản lĩnh của người đàn ông cũng như chất lượng cuộc sống, hạnh phúc lứa đôi. Khi một người đàn ông quá lo lắng về khả năng quan hệ tình dục của mình thì chức năng cương cứng của họ lại càng bị ảnh hưởng. Lúc này bạn cần thực hiện: Lành mạnh lối sống. Thay đổi cách sinh hoạt hằng ngày. Cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc. Từ bỏ dần thói quen hút thuốc và dùng rượu bia. Nên tập thể dục thể thao thường xuyên. Các môn như: đi bộ, thiền…rất tốt cho việc cải thiện tình trạng cương. Ngủ đủ giấc, cần 7-8 giờ mỗi ngày, và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, mà còn cải thiện rất tốt chứng rối loạn cương dương. Việc thiếu ngủ thường xuyên có tác động xấu tới phái mạnh, gây nên rối loạn các chức năng sinh lý, giảm ham muốn tình dục, suy giảm hormone testosterone. Hạn chế bị stress. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đa dạng, đầy đủ. Hạn chế các loại thịt đỏ, tắng cường các loại thủy, hải sản… Điều rất quan trọng là khi bị rối loạn cương, bạn cần chủ động gặp bác sĩ nam khoa để được tư vấn, không tự ý dùng các loại thuốc để chữa trị khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Xem thêm video được quan tâm 4 Sai Lầm Khi Pha Nước Chanh Rước Bệnh Vào Người | SKĐS
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuong-xuyen-rung-toc-nhieu-la-dau-hieu-cua-benh-gi-vi
Thường xuyên rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?
Tóc bị rụng nhiều hay tóc rụng bất thường không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể đang mắc bệnh. Vì thế, không thể chủ quan khi gặp tình trạng này. Vậy thường xuyên rụng nhiều tóc là dấu hiệu của bệnh gì và cách điều trị bệnh ra sao ? 1. Ai dễ bị rụng tóc? Rụng tóc ảnh hưởng đến phần tóc trên da đầu hoặc đôi khi còn tác động đến phần lông trên toàn cơ thể. Hiện tượng rụng tóc nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bất kỳ ai cũng có thể bị rụng tóc, tuy nhiên nam giới thường có xu hướng bị hói đầu nhiều hơn hơn so với nữ giới. Một số người không quá quan tâm đến tình trạng rụng tóc nhiều của bản thân mà để cho quá trình này diễn ra một cách tự nhiên. Một số trường hợp bệnh nhân rụng tóc nhiều cố gắng tìm cách khắc phục bằng cách dùng vật trang trí, tóc giả, khăn hoặc mũ để che đi. Tuy nhiên không dừng lại ở vấn đề thẩm mỹ, rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì? 2. Rụng tóc nhiều là gì? Rụng tóc nhìn chung là một hiện tượng sinh lý bình thường. Thông thường mỗi sợi tóc sẽ có thời gian sống từ 8 tháng đến 5 năm sau đó sẽ rụng đi và được thay thế bằng những sợi tóc mới. Trung bình một người mỗi ngày có thể rụng tóc sinh lý từ 50 – 100 sợi tóc là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu số lượng tóc rụng hàng ngày nhiều hơn 100 sợi, hoặc lượng tóc con mọc ra ít hơn so với lượng tóc rụng đi dẫn đến tình trạng hói một mảng lớn trên da đầu hay tóc thưa nhìn thấy rõ phần chân tóc thì đấy chính là dấu hiệu của rụng tóc do bệnh lý. 3. Nguyên nhân tóc rụng nhiều Do di truyền: Rụng tóc kiểu hói Androgenetic là rối loạn di truyền phụ thuộc có liên quan đến nội tiết tố androgen và sự gia tăng bất thường của enzyme 5 alpha - reductase ở trong cơ thể. Rụng tóc kiểu hói này đa số đều ảnh hưởng đến cả nam và nữ.Do tuổi tác: Khi tuổi tác càng nhiều thì sự phát triển của tóc cũng sẽ dần chậm lại. Tại một vài thời điểm, nang tóc ngừng phát triển sẽ làm tóc mỏng và thưa hơn.Rối loạn nội tiết tố và bệnh lý: Một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng vĩnh viễn hoặc tạm thời đó là thay đổi nội tiết tố khi mang thai, sinh con hoặc bị bệnh mãn kinh,.....Ngoài ra, có một số bệnh lý cũng có khả năng gây ra rụng tóc như bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch hay nấm do nhiễm trùng da đầu,.......Do sử dụng một số loại thuốc: Những thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, thuốc điều trị ung thư, bệnh lý tuyến giáp,... đều có thể gây ra tình trạng rụng tóc. Hầu hết rụng tóc do thuốc đều được phục hồi sau thời gian dùng thuốc, do đó không cần quá lo lắng hay căng thẳng vì stress cũng khiến tóc rụng nhiều đấy.Thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc: Trong mỗi cơ thể chúng ta đều cần có vitamin và khoáng chất như biotin, kẽm và sắt,...để phát triển nang tóc. Nếu thiếu những chất này cũng đồng nghĩa với việc tóc rụng nhiều, yếu, mỏng như thiếu sức sống. Bên cạnh đó, việc xạ trị vùng đầu, cổ hoặc thay đổi kiểu tóc thường xuyên cũng chính là nguyên nhân làm cho tóc yếu và rụng nhiều. 4. Rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Rụng tóc do bệnh lý là hiện tượng tóc rụng bất thường, rụng quá nhiều, hơn 100 sợi tóc mà không rõ nguyên nhân khiến mái tóc trở nên thưa mỏng trong một thời gian ngắn, một số trường hợp còn dẫn đến hói đầu. Vậy rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì? 4.1. Rụng tóc nhiều do hiện tượng lão hóaKhi cơ thể của chúng ta già đi sẽ có nhiều thay đổi, hệ thống xương khớp không còn được dẻo dai, cơ quan bên trong cơ thể không hoạt động tốt như khi chúng ta còn trẻ, hệ miễn dịch cũng trở nên kém hơn... và quá trình lão hóa cũng không ngoại trừ tóc. Tóc chúng ta cũng yếu đi, đổi màu và dễ bị gãy rụng hơn khi tuổi càng cao. Vì thế người già thường có tóc bạc, tóc mỏng nhiều khi so sánh với lúc còn trẻ. Đây là quy trình lão hóa tự nhiên vì vậy thường rất khó để khắc phục được hoàn toàn. 4.2. Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡngNếu cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cũng có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều, do tóc cũng như các cơ quan khác, khi không được hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, lâu ngày tóc sẽ suy yếu dần và dẫn đến rụng tóc. Ví dụ: tóc về cơ bản được tạo thành từ đạm, khi cơ thể bị thiếu đạm sẽ dẫn đến một số vấn đề về tóc.4.3. Rụng tóc nhiều do vấn đề về nội tiết tốNội tiết tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cơ thể của chúng ta. Khi nội tiết tố không ổn định hoặc có vấn đề, cơ thể ngay lập tức sẽ có những thay đổi bất thường. Với các trường hợp phụ nữ mang thai và sau sinh, phụ nữ đang trong độ tuổi tiền mãn kinh, việc thay đổi nội tiết tố sẽ biểu hiện rất nhiều ở mái tóc khiến tóc rụng nhiều tóc hơn, mái tóc không còn dày như lúc chưa sinh nở hay lúc còn trẻ. 4.4. Hóa - xạ trị ung thưPhương pháp xạ trị và hóa trị có thể gây rụng tóc nhiều. Đây là một tác dụng phụ khó tránh khỏi của phương pháp điều trị này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị rụng tóc do hóa, xạ trị có thể mọc tóc trở lại sau khi đợt điều trị kết thúc. 4.5. Mất ngủ Mất ngủ có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có rụng tóc. Giấc ngủ đầy đủ chính là cơ hội để cơ thể được nghỉ ngơi, đào thải độc tố và tái tạo năng lượng. Khi cơ thể mất ngủ kéo dài, nang tóc bị tổn thương sẽ không được phục hồi dẫn đến tóc hư yếu và rụng tóc nhiều...4.6. Căng thẳngĐây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc nhiều. Căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, gây ra những rối loạn trong cơ thể, làm rút ngắn chu kỳ phát triển của tóc, dẫn đến rụng tóc. 4.7. Rụng tóc nhiều do thiếu máuThiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, trong đó có tóc. Tóc sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, từ đó bị suy yếu, gãy rụng. 4.8. Buồng trứng đa nang cũng gây rụng tóc nhiềuCăn bệnh của phụ nữ này thường có liên quan đến việc rối loạn nội tiết tố. Và một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh buồng trứng đa nang đó là rụng tóc, kinh nguyệt thất thường...4.9. Bệnh tuyến giápKhi tuyến giáp có vấn đề, nang tóc sẽ phát triển chậm lại, dễ bị thoái hóa và rụng tóc. Do đó nếu rụng tóc nhiều bất thường, bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt.4.10. Bệnh da đầuMột trong những nguyên nhân gây rụng tóc nhiều thường hay gặp khác đó là do bệnh da đầu như nấm tóc hay nấm da đầu...4.11. Di truyềnRụng tóc kiểu hói Androgenetic là một rối loạn di truyền liên quan đến nội tiết tố androgen và sự gia tăng bất thường của enzyme 5 alpha-reductase trong cơ thể. Rụng tóc kiểu hói này ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới.4.12. Bệnh timMột nghiên cứu gần đây cho thấy chứng hói đầu ở nam giới và hiện tượng tóc bạc sớm thường có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim ở độ tuổi trước 40. Người bị rụng tóc nhiều ở vùng đỉnh đầu có tỷ lệ bệnh tim cao. Tóc bạc sớm và rụng tóc nhiều do yếu tố di truyền liên quan đến nội tiết tố nam testosterone gây hói đầu và là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành. Các mạch máu cực nhỏ ở da đầu bị hẹp sẽ gây trở ngại cho vi tuần hoàn da đầu, điều này dẫn đến rụng tóc và tăng lượng Dihydrotestosterone.4.13. Bệnh đái tháo đườngRụng tóc và hói đầu có thể gặp phải ở nhiều bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Do cơ thể của bệnh nhân thường không thể sử dụng các chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn vào, biểu hiện bởi tình trạng rụng tóc từng vùng, hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc gây ra các mảng tóc rụng trên đầu. 5. Những biện pháp khắc phục khi tóc rụng nhiều Nếu bị rụng tóc nhiều bất thường thì bạn hãy đi khám để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán được nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều vì mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ được điều trị khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Rụng tóc nhiều do lão hóa không thể khắc phục được hoàn toàn, vì thế bạn cần chăm sóc tóc và tinh thần luôn thoải mái, vận động cơ thể và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết qua các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, nếu tóc rụng do các loại bệnh lý như tuyến giáp hay thiếu máu,..... thì hãy điều trị bệnh lý đó trước. Bạn nên lưu ý khi chăm sóc mái tóc như chọn loại dầu gội phù hợp và hạn chế nhuộm tóc hay thay đổi kiểu tóc vì hóa chất sẽ làm cho tóc bị yếu và dễ gãy rụng.Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tóc rụng nhiều. Mỗi nguyên nhân đều có những biện pháp và cách khắc phục riêng của nó. Rụng tóc nhiều không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà nó còn tiềm ẩn một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, nếu rụng tóc quá nhiều hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, bạn hãy chăm sóc và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để mái tóc luôn khỏe.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kinh-nguyet-khong-deu-lam-sao-de-co-thai-vi
Kinh nguyệt không đều làm sao để có thai?
Vì chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai nên khi kinh nguyệt không đều sẽ khiến cho chị em phụ nữ giảm khả năng thụ thai. Vậy thì kinh nguyệt không đều làm sao để có thai được? Nếu đang quan tâm đến vấn đề này thì các chị em đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây. 1. Kinh nguyệt không đều là gì? Trước khi muốn biết kinh nguyệt không đều làm sao để có thai thì các chị em phụ nữ cần biết được thế nào là kinh nguyệt không đều? Theo các bác sĩ chuyên cho biết, bình thường khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì sẽ bắt đầu có kinh nguyệt. Thông thường, kinh nguyệt sẽ diễn ra theo chu kỳ hàng tháng và kéo dài từ tuổi dậy thì cho đến tuổi mãn kinh.Một chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ thường là từ 28-32 ngày (có trường hợp có thể lên tới 35 ngày), thời gian hành kinh trong mỗi chu kỳ là khoảng từ 2-7 ngày (thông thường là 3-5 ngày), lượng kinh nguyệt là từ 20 – 80ml.Kinh nguyệt không đều là chu kỳ không cố định, quá ngắn dưới 21 ngày hoặc quá dài hơn 35 ngày. Cùng với đó là số ngày hành kinh ít hơn 2 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày, lượng máu kinh không đều và có màu bất thường bị vón cục máu đông. 2. Kinh nguyệt không đều do đâu? Để có cách khắc phục và chữa trị tình trạng kinh nguyệt không đều thì bạn cần phải nắm rõ nguyên nhân gây tình trạng này là do đâu?Có rất nhiều nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều, trong đó một số nguyên nhân chính có thể kể đến như là:Chị em bị rối loạn nội tiết tố estrogen trong cơ thể khiến cho hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng và dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt không đều.Thay đổi môi trường sống, tâm lý căng thẳng, stress, trầm cảm, lo lắng.... cũng có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đều.Việc chị em sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên sẽ làm ngăn cản quá trình rụng trứng và làm thay đổi cấu trúc niêm mạc tử cung, dẫn đến kinh nguyệt không đều.Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng hoặc có thói quen, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn, thường xuyên thức khuya,.... cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khiến kinh nguyệt không đều.Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc thần kinh... cũng tác động đến hoạt động của nội tiết tố và gây rối loạn kinh nguyệt.Đặc biệt, kinh nguyệt không đều cúng có thể là do chị em mắc một số bệnh lý phụ khoa như: viêm nhiễm phụ khoa (viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung...) hay bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang hoặc ung thư cổ tử cung... 3. Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến việc thụ thai Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới. Rất nhiều trường hợp chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khó có thai do kinh nguyệt không đều. Giải thích cho lý do vì sao kinh nguyệt không đều khó thụ thai, các bác sĩ chuyên khoa cho biết:Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu cho thấy buồng trứng không rụng trứng thường xuyên. Điều này khiến cho trứng và tinh trùng khó gặp trứng để thụ thai, từ đó làm giảm khả năng mang thai.Kinh nguyệt không đều còn là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố hoặc hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, có khối u ở cổ tử cung và tử cung... Những vấn đề này đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai của chị em, làm tăng nguy cơ hiếm muộn.Còn với những chị em chu kỳ kinh nguyệt không đều là do tâm lý hoặc do thay đổi môi trường sống hay do tác dụng phụ của thuốc thì cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống, điều chỉnh tâm lý giúp cho việc mang thai trở lên dễ dàng hơn. 4. Kinh nguyệt không đều làm sao để có thai? Với những chị em mong muốn mang thai nhưng có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì có thể áp dụng ngay một số cách dưới đây:4.1. Theo dõi sự rụng trứngKinh nguyệt không đều làm sao để có thai thì chị em có thể theo dõi sự rụng trứng bằng việc sử dụng que thử rụng trứng, kết hợp với việc theo dõi rụng trứng trên các ứng dụng hoặc công cụ tính ngày rụng trứng online. Bên cạnh đó, chị em hãy quan sát thêm các dấu hiệu rụng trứng như là: nhiệt độ cơ thể tăng, dịch âm đạo ra nhiều, căng tức ngực...để thực hiện thụ thai đúng lúc, tăng khả năng mang thai.4.2. Quan hệ tình dục thường xuyênTrứng thường rụng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 14-16 của chu kỳ kinh), tuy nhiên, đối với những chị em chu kỳ kinh nguyệt không đều thì rất khó để tính được ngày rụng trứng. Do đó, với thắc mắc kinh nguyệt không đều làm sao để có thai thì hai vợ chồng nên quan hệ tình dục với tần suất nhiều hơn. Việc này sẽ giúp tăng xác xuất vào ngày rụng trứng và khả năng thụ thai sẽ cao hơn.4.3. Tăng cường sức khỏe bản thânChị em muốn tăng khả năng thụ thai thì phải đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Để có được điều đó thì chị em cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, đi ngủ đúng giờ, không nên thức khuya. Cần tránh xa thuốc lá, rượu, bia và chất kích thích, hạn chế dùng cafein. Bên cạnh đó, cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cho cơ thể từ các loại thịt, trứng, cá, sữa, rau xanh và hoa quả tươi... Ngoài ra, chị em cũng nên tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chức năng sinh sản được cải thiện đáng kể. Đây cũng là cách thụ thai cho người kinh nguyệt không đều nên áp dụng.4.4. Tránh căng thẳng, stressKinh nguyệt không đều làm sao để có thai thì chị em cần tránh căng thẳng, mệt mỏi, nhất là stress. Nên cân bằng công việc và nghỉ ngơi để điều hòa cơ thể, giúp tinh thần thoải mái, lạc quan. Điều này giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và tăng khả năng thụ thai hơn.4.5. Dùng thuốc hỗ trợ rụng trứngĐể tăng khả năng thụ thai khi kinh nguyệt không đều thì các chị em có thể sử dụng thêm một số loại thuốc hỗ trợ rụng trứng. Tuy nhiên, để sử dụng các loại thuốc này an toàn và đạt hiệu quả thì chị em cần tư vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Không được tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định và tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.Nếu chị em đã áp dụng những cách tăng thụ thai cho người kinh nguyệt không đều ở trên nhưng không đạt hiệu quả hoặc đang gặp các vấn đề về sức khỏe sinh sản thì hãy tìm đến bác sĩ Sản phụ khoa để thăm khám sức khỏe và được tư vấn chuyên môn từ bác sĩ tăng cơ hội mang thai cao nhất.Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp các chị em biết được kinh nguyệt không đều là như thế nào và kinh nguyệt không đều làm sao để có thai? Từ đó có biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất để tăng khả năng thụ thai, bảo vệ sức khỏe sinh sản.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/canh-giac-truoc-nguy-co-dot-quy-do-thoai-hoa-chat-trang-nao-20230922061849743.htm
20230922
Cảnh giác trước nguy cơ đột quỵ do thoái hóa chất trắng não
Thoái hóa chất trắng não gây chóng mặt, khó thở Chất trắng là thành phần tạo nên não bộ (chiếm 60% bộ não của con người và 40% còn lại là chất xám). Chất trắng có chức năng lưu giữ thông tin, điều khiển cảm xúc và giữ cân bằng cơ thể. Khi bị bệnh thoái hóa chất trắng, người bệnh xuất hiện triệu chứng thiếu hụt về thần kinh bao gồm: chóng mặt, khó thở, mất ngủ, suy giảm thị lực và thính giác, rối loạn cảm xúc và hành vi hoặc gặp khó khăn về nhận thức... Gần đây, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI cho biết đã tiếp nhận nhiều trường hợp có các dấu hiệu kể trên, sau đó phát hiện bị thoái hóa chất trắng. Đơn cử trường hợp chị L.H.L, 42 tuổi đến thăm khám nội thần kinh. Chị L. chia sẻ, trong khoảng thời gian 3 tuần, chị thường xuyên có triệu chứng đau đầu, mất ngủ, khó thở và ho kéo dài. Sau khi thăm khám, chị L. được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa myelin chất trắng bán cầu não hai bên. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các phần của não, tủy sống hoặc dây thần kinh ngoại vi. Lý giải nguyên nhân gây bệnh, TS.BS. Nguyễn Văn Doanh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: "Mạch máu như ống dẫn nước, lâu ngày sẽ hẹp do cặn, dòng chảy kém đi làm cho vùng não không được nuôi dưỡng đầy đủ. Từ đó làm xuất hiện nốt thoái hóa chất trắng. Nốt này sẽ tăng dần theo thời gian và tuổi tác, gây nên các triệu chứng thần kinh thường thấy". Tăng gấp 5 lần nguy cơ đột quỵ Bác sĩ Doanh cho hay, tổn thương chất trắng não hay thoái hóa chất trắng không phải là một bệnh lý đơn thuần, mà là một nhóm bệnh lý chung có liên quan đến chất trắng của não. Bệnh thoái hóa chất trắng não hình thành bởi sự tăng trưởng bất thường của lớp myelin, đóng vai trò như màng bọc bao quanh những sợi dây thần kinh, gây ra hiện tượng thoái hóa chất trắng. Thoái hóa chất trắng não có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là khi bệnh ảnh hưởng tới các mạch máu não nhỏ trong vùng chất trắng não. Đối với người bệnh từng trải qua cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), hoặc đột quỵ trước đó, sẽ có nguy cơ tiếp tục gặp đột quỵ trong vòng 3 năm tiếp theo, với tỷ lệ lên tới 37% (trong khi người không mắc bệnh tỷ lệ 20%). Theo đó, bệnh thoái hóa chất trắng não cũng liên quan tới việc làm tăng gấp 5 lần nguy cơ đột quỵ thầm lặng ở những người từng bị đột quỵ trước đó. Bên cạnh đó, sự thoái hóa myelin ảnh hưởng đến vùng dưới thắt lưng hoặc chèn ép thần kinh tọa, gây ra các rối loạn khác như yếu cơ. Tình trạng này cũng làm giảm khả năng kích thích trực tràng và bàng quang. Tùy vào mức độ bệnh, quá trình thoái hóa myelin sẽ bắt đầu rồi biến mất hoặc tăng dần lên. Nếu thoái hóa tăng có thể làm nghiêm trọng thêm nhiều loại bệnh lý khác. Đặc biệt, bệnh đa xơ cứng, bệnh thần kinh ngoại biên hay những bệnh rối loạn dưỡng não chất trắng tuyến thượng thận có thể trở nặng và dẫn tới nguy cơ tử vong. Phương pháp hạn chế bệnh kịp thời TS.BS. Nguyễn Văn Doanh nhận định: "Tất cả hệ thống não bình thường hoạt động sẽ không sao, nhưng có một vùng khiếm khuyết thì lập tức các chức năng của não sẽ bị khiếm khuyết. Bệnh thường xảy ra ở người già, sinh ra chậm chạp, quên lẫn. Tuy nhiên, hiện bệnh có xu hướng trẻ hóa. Các phương pháp điều trị chỉ làm chậm quá trình tiến triển quá trình, không thể dứt điểm bệnh". Theo bác sĩ Doanh, thoái hóa chất trắng não có thể hỗ trợ điều trị bằng việc cải thiện những yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh như: sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp và cholesterol máu, duy trì lối sinh hoạt khoa học và nghỉ ngơi điều độ. Vật lý trị liệu cũng là biện pháp để kiểm soát những triệu chứng rối loạn vận động ở người bệnh thoái hóa chất trắng. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đưa ra những bài tập với nhiều tư thế và cường độ khác nhau, giúp người bệnh tăng cường khả năng giữ thăng bằng và cải thiện dáng đi. Một số triệu chứng thoái hóa chất trắng não không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng, để lại hệ lụy nghiêm trọng. TS.BS. Nguyễn Văn Doanh khuyến cáo, người bệnh khi nhận thấy biểu hiện bất ổn về thần kinh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng bệnh. Điều trị sớm là "chìa khóa" giúp tăng khả năng hồi phục và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI với đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị máy móc hiện đại và đồng bộ giúp khám chữa hiệu quả các bệnh lý nội thần kinh. Trong tháng 9, khám các vấn đề nội thần kinh tại TCI được hưởng nhiều ưu đãi giá trị: - Miễn phí đo lưu huyết não. - Giảm 30% chụp cộng hưởng từ sọ não, mạch não. (Áp dụng tại tất cả các cơ sở của TCI) - Miễn phí khám ban đầu với bác sĩ - Giảm 20% phí chụp chiếu, xét nghiệm (Áp dụng tại cơ sở 32 Đại Từ, Hà Nội và 136 Nguyễn Trãi, Hà Nội) Để được tư vấn và đặt lịch khám liên hệ hotline 0936 388 288 hoặc tổng đài 1900 55 88 92.
https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-ha-axit-uric-tan-cuc-tophi-phuc-hoi-xuong-khop-cho-nguoi-bi-gut-169161355.htm
01-08-2019
Điều trị hạ axit uric, tan cục tophi, phục hồi xương khớp cho người bị gút
Theo GS. Thomas Bardin, một chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về bệnh gút đến từ ĐH Paris 7 (Pháp), bệnh gút là bệnh lắng đọng tinh thể muối urat natri ở các mô, nguyên nhân gây lắng đọng tinh thể muối urat là do tăng acid uric máu mạn tính. Nếu nồng độ acid uric máu không giảm mà tăng cao kéo dài chỉ khoảng từ 3 - 5 năm sau người bệnh có thể bị nổi các u cục tophi tại khớp gây phá hủy khớp, biến dạng khớp. GS. Thomas Bardin khám và điều trị cho người bị gút Từ năm 2006 đến nay Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) và Liên Đoàn chống các bệnh thấp khớp châu Âu (EULAR) hàng năm đều đưa ra những khuyến nghị có điều chỉnh về mục tiêu điều trị hạ nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân gút. Tại châu Âu và Mỹ cũng đã có một số nghiên cứu về mối tương quan giữa điều trị hạ nồng độ acid uric máu với tan tinh thể muối urat, tiêu tophi, phục hồi xương khớp bị phá hủy do tophi nhưng kết quả chưa rõ ràng. Kết quả nghiên cứu về điều trị bệnh gút tại Phòng khám Đa khoa Viện Gút khi được trình bày tại EULAR đã gây được ấn tượng mạnh với các nhà khoa học đến từ nhiều nước, vì đây là bằng chứng rõ ràng nhất thế giới từ trước đến nay về mối tương quan giữa điều trị hạ nồng độ acid uric với hình ảnh tan tinh thể muối urat lắng đọng, tiêu tophi qua siêu âm và hình ảnh phục hồi xương khớp bị phá hủy do tophi qua X-Quang. GS. Bardin cho biết, tất cả những người tham gia nghiên cứu tại Phòng khám Đa khoa Viện Gút chỉ mất khoảng 1 năm là không còn phải dùng thuốc chống viêm giảm đau, so với các nghiên cứu thuốc mới điều trị gút trên thế giới bệnh nhân phải mất từ 4 - 5 năm mới bỏ được thuốc chống viêm giảm đau. Các u cục tophi cũng tiêu đi rất nhanh do Viện Gút kiểm soát chặt chẽ việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng của người bệnh kèm theo đó là hiệu quả của những biện pháp hỗ trợ điều trị. Lý do mà GS Thomas Bardin cùng các nhà khoa học Pháp chọn Phòng khám đa khoa Viện Gút để thực hiện nghiên cứu này vì đây là trung tâm y tế tổ chức mô hình điều trị chuyên sâu dành cho bệnh nhân gút. Tất cả những người đến đây đều được khám tỉ mỉ, kỹ càng, khám chuyên sâu bệnh gút và tất cả các bệnh lý liên quan kèm theo như suy thận, suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường… Phim chụp của người bị tiêu xương nặng do gout (ảnh Viện Gút) Đặc biệt người bệnh được quản lý rất chặt chẽ diễn biến điều trị ngoại trú xuyên suốt, lâu dài với những mục tiêu điều trị rõ ràng cụ thể. Đây là những điều kiện tiên quyết tạo nên sự thành công trong nghiên cứu lâm sàng cũng như trong điều trị. Điều trị vòng xoắn bệnh lý gút: Kết hợp thêm ngoại khoa Tháng 7/2014, lần đầu tiên GS Thomas Bardin đến thăm Phòng khám đa khoa Viện Gút, ông đã thật sự bị "sốc" trước tình trạng biến chứng, biến dạng khớp nghiêm trọng của nhiều bệnh nhân gút ở nước ta mà hầu như ít gặp ở các nước phát triển. Khi xem hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân này GS Thomas Bardin sốc hơn nữa vì rất nhiều người bị gút còn bị kèm theo nhiều căn bệnh mạn tính khác, bệnh nào cũng nặng như: suy tim độ 3 kèm theo suy thận mạn giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4, tăng huyết độ 2 hoặc độ 3, tiểu đường tuýp 2, xơ vữa động mạch, hẹp động mạch có huyết khối, suy van tĩnh mạch sâu chi dưới, suy tuyến thượng thận, suy tuyến yên, hội chứng cushing phù nề giữ nước do lệ thuộc corticoid… Đối với những người chỉ bị suy tim hoặc suy thận nặng đã khó điều trị, đối với những người mắc bệnh gút đã biến chứng nặng có vòng xoắn bệnh lý phức tạp như trên, điều trị càng khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí là bế tắc. ThS. BSCKII. Phạm Ngọc Nhữ, Trưởng ban chuyên môn kỹ thuật kiêm Bác sĩ phụ trách CK ngoại Phòng khám Đa khoa Viện Gút cho biết, trước đây khi gặp những người mắc bệnh gút bị suy tim, suy thận, tăng huyết áp, tiểu đường nặng nặng… đều chuyển đi khám chuyên khoa. Nhưng như vậy, những bệnh nhân gút bị mắc nhiều bệnh thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau, chuyển đến khám chuyên khoa này lại sót chuyên khoa khác. Hiện nay, việc phối hợp điều trị và kiểm soát trị ngoại trú cho những người mắc nhiều căn bệnh mạn tính thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau vẫn đang còn là vấn đề nan giải. Chuyển người bệnh đi, khi trở lại việc phối hợp để tránh tương tác thuốc còn khó hơn rất nhiều. Mỗi tháng Phòng khám đa khoa Viện Gút tiếp nhận thêm từ 200 - 300 người mắc bệnh gút mới, trong đó 70 % có vòng xoắn của nhiều căn bệnh mạn tính khác nhau, hơn 30% đã biến chứng nặng. Vì vậy từ năm 2014, Ban lãnh đạo Phòng khám đã quyết định tập trung nghiên cứu phát triển mô hình điều trị vòng xoắn bệnh lý phức tạp của gút với nhiều căn bệnh mạn tính khác nhau như: tim mạch, suy thận, tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, suy van tĩnh mạch sâu chi dưới, suy tuyến thượng thận, hội chứng cushing, phù nề giữ nước do lệ thuộc corticoid… BSCKI Trần Văn Chức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp - Việt về bệnh gút và các bệnh mạn tính cho biết, các chuyên gia tại Viện Gút đều hướng tới điều trị tổng hợp cho một cá thể bệnh để tháo gỡ các vòng xoắn bệnh lý. Thực tế, các bác sĩ tại đây đã cấp cứu thành công rất nhiều ca bệnh gút nặng với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Từ năm 2014 đến nay, Viện Gút đã phối hợp với các chuyên gia cơ xương khớp, tim mạch, thận tiết niệu của trường đại học Paris 7 (Pháp) nghiên cứu để hoàn mô hình điều trị vòng xoắn bệnh lý phức tạp của nhiều căn bệnh mạn tính ở bệnh nhân gút; Một nghiên cứu khác là về những tổn thương của nhu mô thận trên người mắc bệnh gút do các lắng đọng urat monosodium trong nhu mô thận cũng đang được tiến hành. Tới 70 % bệnh nhân gout có vòng xoắn của nhiều căn bệnh mạn tính khác nhau, hơn 30% đã biến chứng nặng (ảnh Viện Gút) Trong tương lai, ThS. BS. Ngọc Nhữ cho biết những người mắc bệnh gút đã có tophi gây phá hủy khớp, ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, có chỉ định tiểu phẫu đều được thực hiện tại Phòng khám Đa khoa Viện Gút để loại bỏ cục tophi, để sớm trả lại chức năng vận động cho người bệnh. “Điều trị ngoại khoa đóng vai trò như thế nào trong bệnh gút? Trong nhiều trường hợp, cục tophi chèn ép dây thần kinh ở cổ tay dẫn đến hội chứng ống cổ tay, chèn ép gây tổn thương, tiêu xương khớp… Như vậy, mổ tophi sẽ đơn giản chỉ là giải quyết hội chứng ống cổ tay, hay cộng hưởng với kết hợp nội khoa trong phục hồi xương khớp nhanh hơn so với điều trị nội khoa đơn thuần,” BS. Nhữ cho biết. BS. Chức cho biết thêm, mô hình điều trị bệnh gút tại đây còn giúp người bệnh hiểu biết thêm về tình trạng bệnh tật, từ đó ý thức và duy trì điều trị: hướng dẫn người bệnh tự theo dõi đặc biệt là quản lý chặt chẽ nồng độ axit uric, phân phối cơ cấu thuốc phù hợp, điều trị và kiểm soát các bệnh mạn tính kèm theo. Chính nhờ việc tổ chức khám bệnh tỉ mỉ kỹ càng bệnh gút và các bệnh mạn tính kèm theo, kết hợp với việc tổ chức kiểm soát điều trị ngoại trú xuyên suốt lâu dài với những mục tiêu cụ thể bằng tây y kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ điều trị mà vòng xoắn bệnh lý phức tạp của gút với nhiều căn bệnh mạn tính khác cũng dần dần được tháo gỡ. Tình trạng suy thận, suy tim, suy van tĩnh mạch sâu chi dưới của người bệnh cũng được cải thiện. Huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng men gan của bệnh nhân được kiểm soát. Đặc biệt là những bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận do lệ thuộc corticoid cũng có cơ hội cai thành công corticoid nhờ mô hình này. Trong buổi lễ kỷ niệm 12 năm thành lập Viện Gút, 27/7/2007, GS. Thomas Bardin cho biết, ông vừa làm việc với Hội đồng Y đức thuộc ĐH Y Dược TP.HCM để chuẩn bị triển khai nghiên cứu mới về gien di truyền và gút, kết hợp với Trung tâm Y học Phân tử (ĐH Y Dược TP.HCM). Các nhà khoa học hy vọng từ kết quả nghiên cứu trên gien di truyền sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân gút người Việt. Nghiên cứu này dựa vào một nghiên cứu về sử dụng thuốc cũng đã được thực hiện tại Viện Gút sẽ được báo cáo tại Hội nghị Thấp khớp học châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 11/2019. Các nhà khoa học đều biết việc sử dụng thuốc trên người mắc bệnh gút và đáp ứng điều trị như thế nào một phần phụ thuộc vào gien di truyền của người bệnh. Một kết quả khác từ nghiên cứu di truyền sẽ giúp các nhà khoa học có thêm bằng chứng củng cố thêm nếu tăng liều dần đến mức nào trong khi bệnh nhân không bị dị ứng thuốc. Gút là một bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa, biểu hiện thường thấy ở trên khớp. Tỷ lệ mắc các biến chứng trên bệnh nhân khớp nếu không được điều trị triệt để, theo dõi kiểm soát thường xuyên, từ lúc bắt đầu phát bệnh đến 10 năm sau, 50% sẽ bị tổn thương xương khớp. Tổn thương xương khớp là biến chứng của bệnh gút nặng. Theo GS. Thomas Bardin, người bệnh gút tại nước ta thường đến các cơ sở y tế khi ở giai đoạn muộn nên bệnh diễn tiến nặng nề. Nguyên nhân nữa, nhiều bệnh nhân gút không biết mình mắc bệnh và thậm chí khá “mơ màng” với các loại thuốc mình đang sử dụng. Bên cạnh đó, GS. Thomas Bardin khẳng định axit uric liên quan nhiều đến uống rượu bia và cân nặng. Gút còn liên quan chặt chẽ với cao huyết áp, đái tháo đường và các bệnh lý tim mạch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thai-trung-xay-ra-nhu-nao-vi
Thai trứng xảy ra như thế nào?
Bài viết tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Thai trứng (chửa trứng) là bệnh lành tính nhưng có thể xảy ra xâm lấn hay ung thư tế bào nuôi, đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh. 1. Thai trứng là gì? Thai trứng là tình trạng lớp tế bào nuôi ở gai nhau phát triển bất thường, biến thành nhiều túi nhỏ chứa đầy nước bên trong, có hình dạng giống chùm nho. Các túi nước này nối với nhau bằng những sợi nhỏ, lấn át bào thai. Hình ảnh thai trứng 2. Thai trứng xảy ra như thế nào? Bình thường, sau khi quan hệ vợ chồng, tinh trùng sẽ tìm đến noãn trở thành trứng thụ tinh rồi phát triển thành thai nhi, bao gồm các phần phụ là nhau thai và túi ối.Thai trứng là tình trạng tế bào nuôi phát triển quá nhanh khiến các mao mạch của mạch máu rốn ở gai nhau và tổ chức liên kết không phát triển kịp. Các gai nhau này bị thoái hóa, phù nề thành các túi nhỏ chứa dịch bên trong và bám dính vào nhau từ một sợi dây liên kết như chùm nho. Các túi này có đường kính từ 1mn đến vài chục milimet, chiếm một không gian lớn trong buồng tử cung.Thai trứng được chia làm hai loại:Thai trứng toàn phần: Trứng phát triển thành một khối, không có phôi thai;Thai trứng bán phần: Trứng có phôi thai bất thường. 3. Nguyên nhân gây bệnh thai trứng Hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh thai trứng là gì. Các yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:Phụ nữ trên 35 tuổi;Phụ nữ đã sinh nhiều lần;Người có thể trạng yếu, thiếu protein, vitamin A;Người có hệ miễn dịch kém. 4. Dấu hiệu thai trứng Người bị thai trứng có dấu hiệu đặc trưng là rong huyết Người bị thai trứng có dấu hiệu đặc trưng là rong huyết. Hiện tượng rong huyết xảy ra vài ngày sau khi trễ kinh. Thường là máu bầm đen, loãng; kéo dài nhiều ngày, lượng có thể ít hoặc nhiều tùy từng bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh còn bị nghén nặng, buồn nôn, nôn nhiều. Người mệt mỏi, xanh xao, có thể bị phù.Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bệnh nhân dễ bị chẩn đoán nhầm là dọa sảy. Có thể tăng huyết áp, đạm niệu. Khoảng 50% người bệnh có tử cung to ra nhanh so với tuổi thai.Ở giai đoạn giữa thai kỳ, sờ không thấy thai và không nghe thấy tim thai.Người bệnh bị thai trứng toàn phần hầu hết sẽ thiếu máu thiếu sắt, có các triệu chứng của tiền sản giật, cường giáp, tim đập nhanh, tay run...Khi siêu âm sẽ thấy hình ảnh trong lòng tử cung có bão tuyết và không thấy thai nhi. Ngoài siêu âm, người bệnh sẽ được chỉ định làm xét nghiệm beta hCG để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. 5. Điều trị thai trứng Người bệnh cần phải lấy khối trứng ra ngoài tử cung để ngăn ngừa thai trứng biến chứng. Phương pháp điều trị thai trứng là nong nạo hay hút nạo thai trứng.Trường hợp các bệnh nhân lớn tuổi, không còn nhu cầu sinh con hoặc thai trứng xâm lấn làm thủng tử cung thì có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung toàn phần cả khối thai trứng hoặc cắt tử cung sau khi đã nạo hút thai trứng. Phương pháp điều trị thai trứng là nong nạo hay hút nạo thai trứng 6. Biến chứng của thai trứng Thai trứng tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:Mất máu;Suy dinh dưỡng;Băng huyết;Thai trứng xâm lấn;Ung thư tế bào nuôi.Khoảng 80% các trường hợp sau khi nạo hút thai trứng sẽ có diễn biến tốt. Còn lại khoảng 20% các nguyên bào nuôi tiếp tục phát triển và dẫn đến biến chứng kể trên. 7. Theo dõi sau điều trị thai trứng Sau khi nạo hút thai trứng, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ đề phòng các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Người bệnh cần theo dõi beta hCG sau hút thai trứng khoảng 2 tuần. Thực hiện xét nghiệm định kỳ hai tuần/lần trong vòng 3 tháng đầu rồi giãn cách sau tháng/lần cho đến hết 12 tháng.Lưu ý: Cần sử dụng các biện pháp tránh thai trong vòng 1 năm sau hút nạo thai trứng. 8. Thời điểm có thể mang thai trở lại Sau khi điều trị thai trứng, phụ nữ cần chờ khoảng 1 năm để nồng độ beta hCG trở về mức bình thường mới nên mang thai trở lại. Sau khi mang thai trở lại, nên đi siêu âm định kỳ trong 3 tháng đầu để đảm bảo không có vấn đề bất thường xảy ra.Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc Review chân thực nhất của các mẹ bầu khi tham chương trình THAI SẢN TRỌN GÓI TẠI VINMEC
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trac-nghiem-nao-la-tre-so-sinh-non-thang-vi
Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh non tháng?
Trẻ sơ sinh non tháng rất cần được chăm và điều trị thật tốt để giúp giảm nguy cơ gặp phải các di chứng về tinh thần, vận động và sự phát triển sau này. Cùng theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây để có thể nhận biết trẻ sơ sinh non tháng và có thêm kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho trẻ. Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh non tháng? Trẻ sơ sinh non tháng rất cần được chăm và điều trị thật tốt để giúp giảm nguy cơ gặp phải các di chứng về tinh thần, vận động và sự phát triển sau này. Cùng theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây để có thể nhận biết trẻ sơ sinh non tháng và có thêm kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất cho trẻ. Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu
https://suckhoedoisong.vn/me-nhiem-hiv-nen-cho-con-bu-me-hay-bu-binh-169230930163211617.htm
02-10-2023
Mẹ nhiễm HIV nên cho con bú mẹ hay bú bình?
1. HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được biết đến như tăng cường miễn dịch, giúp trẻ được bảo vệ tốt hơn. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng bảo vệ trẻ khỏi bệnh tiêu chảy , nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh, đồng thời cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất.Cho con bú cũng có lợi cho người mẹ vì giúp tăng tốc độ phục hồi trong thời kỳ hậu sản và giảm nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ nhiễm HIV nên tránh cho con bú khi có biện pháp thay thế an toàn. Tuy nhiên, sữa mẹ là một trong những chất dịch cơ thể - cùng với máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo có thể lây truyền HIV . Nguyên nhân là do sự hiện diện của virus HIV trong máu và mô tế bào. Virus có thể lọt vào tế bào sữa tuyến vú của người mẹ để vào sữa mẹ. Điều này có nghĩa là sữa mẹ có thể chứa virus HIV và trở thành nguồn tiềm ẩn của lây truyền HIV cho con. Theo ThS. Lương Quốc Bình, Phó trưởng khoa phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh, không nên cho trẻ bú mẹ mà sử dụng hoàn toàn sữa thay thế trong 6 tháng đầu là phương pháp giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con và đảm bảo được sự phát triển của trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo phụ nữ nhiễm HIV nên tránh cho con bú khi có biện pháp thay thế an toàn và khả thi. Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm cũng đã đưa ra khuyến cáo người mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú vì có thể truyền HIV từ mẹ sang con qua sữa mẹ. Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế là một biện pháp có hiệu quả làm giảm nguy cơ nhiễm HIV cho con. 2. Giải pháp nào cho bà mẹ bị nhiễm HIV? Đối với tất cả trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV thì giải pháp thay thế được khuyến nghị là cho trẻ sử dụng sữa bột dành cho trẻ sơ sinh, hay còn được gọi là sữa công thức, được bú bình.Không nên cho trẻ ăn thức ăn đặc cho đến khi được 6 tháng tuổi. Cho trẻ bú bình là giải pháp thay thế sữa mẹ nhiễm HIV. Sữa công thức cho trẻ có những chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển.Tuy nhiên, cũng có nhược điểm là trẻ bú bình bằng sữa công thức nên luôn tiềm ẩn nguy cơ vi khuẩn gây tiêu chảy, nôn... nếu không được tiếp cận với nước uống sạch và tiệt trùng. Thứ hai, sữa công thức không thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bé như sữa mẹ.Thứ ba, là cần một khoản chi phí đáng kể liên quan đến việc nuôi trẻ bằng sữa công thức, bao gồm cả việc mua thiết bị khử trùng và bình sữa. Vệ sinh tốt là rất quan trọng khi pha sữa công thức vì hệ thống miễn dịch của bé không như hệ thống miễn dịch của người lớn.Vệ sinh không tốt, dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa do vi khuẩn gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Để trẻ bú bình đảm bảo vệ sinh, an toàn cần lưu ý: Làm sạch bình sữa, núm vú giả và dụng cụ cho ăn khác. Khử trùng bình sữa và núm vú giả bằng cách sử dụng dung dịch khử trùng, khử trùng bằng hơi nước ví dụ như luộc hoặc đun sôi. Sử dụng nước uống đun sôi để pha sữa. Ngoài ra cần lưu ý những điều sau: - Tuân thủ tốt điều trị ARV : Mẹ nhiễm HIV cần tuân thủ chế độ điều trị ARV dưới sự giám sát của bác sĩ. Việc sử dụng ARV giúp kiểm soát tải lượng virus của mẹ (lượng virus trong máu) và giảm nguy cơ lây truyền qua sữa mẹ. - Giám sát sức khỏe của trẻ : Trẻ cần được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến HIV hoặc sức khỏe tổng thể. Mẹ 'có H' vẫn có thể sinh con âm tính với HIV SKĐS - Mẹ nhiễm HIV vẫn có thể sinh con âm tính với HIV nếu tiếp cận sớm với thuốc kháng virus và các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú... Mời xem thêm video được quan tâm Hạnh phúc nở hoa với người phụ nữ đã bước qua nỗi đau có HIV Khánh An Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/phan-biet-vang-da-sinh-ly-va-vang-da-benh-ly-o-tre-so-sinh-16982106.htm
13-08-2014
Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Vàng da bệnh lý có thể gây biến chứng vàng da nhân não, có thể khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng chậm phát triển thể chất tinh thần vận động ở trẻ. Do vậy, người chăm sóc trẻ đặc biệt là các bà mẹ nên nhận biết được 1 số dấu hiệu của vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh . Một số biểu hiện của vàng da sinh lý: - Vàng da sinh lý thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến 5 sau đẻ - Thường không kéo dài quá 1 tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần ở trẻ non tháng - Vàng nhẹ, thường từ mặt đến thân, chi, vàng nhạt dần - Thể trạng chung: bình thường - Phân vàng, tiểu trong Một số biểu hiện của vàng da bệnh lý: - Vàng da xuất hiện sớm hoặc muộn, kéo dài trên 14 ngày - Vàng nhẹ hoặc đậm. Xuất hiện ngay vàng toàn thân. Vàng tăng dần - Thể trạng chung: kém - Phân vàng hoặc bạc màu, nước tiểu vàng Khi trẻ có 1 trong số các dấu hiệu sau thì gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị kịp thời: - Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ tuổi - Vàng toàn thân, vàng đến cả lòng bàn tay, lòng bàn chân - Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ non tháng - Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú kém, co giật, sốt, phân bạc màu ... Để nhận định được đúng dấu hiệu vàng da ở trẻ nhỏ yêu cầu cần bộc lộ vùng da của trẻ dưới ánh sáng tự nhiên là tốt nhất hoặc ánh sáng trắng. Do vậy, các bà mẹ cần quan sát màu sắc da của con mình hàng ngày dưới ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn trắng để phát hiện sớm dấu hiệu vàng da. BS Đinh Xuân Hoàng 6 sai lầm “chết người” khi chăm con ốm Những thói quen xấu thường mắc phải sau 9 giờ tối Tư vấn trực tuyến: “Không còn nỗi lo bệnh trĩ”
https://tamanhhospital.vn/mun-noi-tiet-o-cam/
11/07/2023
Mụn nội tiết ở cằm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Mụn nội tiết thường ảnh hưởng đến người trưởng thành hoặc giai đoạn dậy thì (1). Mụn ở cằm có liên quan đến việc cơ thể tiết ra quá nhiều bã nhờn, làm tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn. Vậy mụn nội tiết ở cằm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị để ngăn mụn hình thành trong tương lai ra sao? Mục lụcMụn nội tiết ở cằm là gì?Nguyên nhân nổi mụn dưới cằm1. Rối loạn nội tiết tố2. Do rối loạn giấc ngủ3. Sử dụng thuốc tránh thai4. Do đắp mặt nạ không đúng cáchDấu hiệu nhận biết mụn ở cằmCách điều trị mụn ở cằm1. Trị mụn ở cằm với kem trị mụn2. Sử dụng thuốc uống3. Sử dụng liệu trình trị mụn cằm chuyên sâuNhững lưu ý khi trị mụn nội tiết ở cằmCác loại thực phẩm giảm mụn nội tiết ở cằm hiệu quảMụn nội tiết ở cằm là gì? Mụn nội tiết ở cằm là do rối loạn nồng độ nội tiết tốtrong độ tuổi dậy thì hoặc giai đoạn trưởng thành, thường gặp ở nữ giới. Tuy nhiên, bất cứ ai ở độ tuổi nào cũng có thể bị nổi mụn ở cằm. Trường hợp nổi mụn ít có thể điều trị tại nhà bằng cách chăm sóc da và sử dụng các sản phẩm trị mụn không cần kê đơn. Với những trường hợp nổi mụn nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da trước khi sử dụng các sản phẩm kê theo toa hoặc thử những phương pháp điều trị chuyên sâu. (2) Nguyên nhân nổi mụn dưới cằm Có nhiều nguyên nhân khiến mụn mọc ở cằm: 1. Rối loạn nội tiết tố Thời kỳ dậy thì cơ thể có sự thay đổi rõ nét về hormone sinh trưởng. Thời điểm này khiến da tiết dầu nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ và hình thành mụn. Từ 20 – 29 tuổi là giai đoạn mụn do nội tiết tố phát triển nhiều nhất. Từ 40 – 49 tuổi, tỷ lệ bị mụn nội tiết sẽ giảm một nửa so với trước đó. Vào thời điểm có kinh hay mang thai, nồng độ hormone tăng giảm thất thường cũng có thể là nguyên nhân khiến mụn ở cằm trỗi dậy. Mụn hình thành trong chu kỳ kinh nguyệt có thể tự biến mất nhưng cũng có thể để lại hậu quả khôn lường cho da. 2. Do rối loạn giấc ngủ Rối loạn giấc ngủ cũng là nguyên nhân gây mụn ở cằm. Mất ngủ hoặc thiếu ngủ làm cơ thể giải phóng hormone cortisol – loại hormone khiến da giảm tổng hợp collagen. Dần dần, thói quen này phá vỡ sự điều tiết của da khiến da trở nên thiếu sức sống và nổi mụn. Thiếu ngủ không chỉ khiến cho mụn bùng phát mà da còn sần sùi, sẫm màu, dễ bị sạm nám và cháy nắng hơn. 3. Sử dụng thuốc tránh thai Thuốc tránh thai có thể làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Đây là hoạt chất có tác dụng làm thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ và khiến cơ thể lầm tưởng đang mang thai. Từ đó ngừng kích thích rụng trứng và làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Điều này rất tốt cho việc tránh thai, tuy nhiên sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn do nội tiết tố. Thậm chí, một số người còn nổi mụn bọc, hình thành u nang ở cằm, má, mưng mủ và tạo thành ổ viêm nhiễm nặng… Thuốc tránh thai có thể làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. 4. Do đắp mặt nạ không đúng cách Sau khi đắp mặt nạ, da dễ bí bách do ứ trệ không khí. Da cũng giữ lại lượng dầu và mồ hôi tiết ra, hình thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo ra mụn trên cằm. Dấu hiệu nhận biết mụn ở cằm Mụn ở cằm gây ra các tổn thương làm da viêm, đỏ, đau hoặc tụ mủ. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng các loại tổn thương sau: Mụn đầu trắng. Mụn đầu đen. Sẩn (vùng mô da nhô lên có đường kính 2-5 mm). Mụn mủ (có đường kính 2-5 mm). U nang (túi chứa dịch tiết dưới da). Cách điều trị mụn ở cằm Có rất nhiều cách để điều trị mụn ở cằm. Không hẳn tất cả các phương pháp điều trị đều có cùng công hiệu với tất cả mọi người nhưng hầu hết các phương pháp điều trị mụn phải có sự nỗ lực và kiên trì. (3) 1. Trị mụn ở cằm với kem trị mụn Trường hợp mụn nhỏ hoặc mụn mủ nhẹ có thể được điều trị bằng kem trị mụn tại chỗ giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, giảm dầu và làm thông thoáng lỗ chân lông. Kem trị mụn kê theo toa có thể chứa retinoids, benzoyl peroxide hoặc kháng sinh. Các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic thường làm khô mụn trong vài ngày hoặc vài tuần. Kem trị mụn tại chỗ sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, giảm dầu và làm thoáng lỗ chân lông ngăn mụn phát triển. 2. Sử dụng thuốc uống Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu vì nếu dùng thuốc sai công dụng sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Các loại thuốc đường uống dùng để điều trị mụn nội tiết: Thuốc kháng sinh: giúp giảm vi khuẩn trên da. Thuốc điều chỉnh hormone: có thể dùng điều chỉnh các hormone gây mụn trứng cá. Isotretinoin: thuốc được dùng để điều trị mụn trứng cá nghiêm trọng khi các phương pháp trị liệu khác không hiệu quả. 3. Sử dụng liệu trình trị mụn cằm chuyên sâu Trường hợp mụn ở cằm cứng đầu hơn cần có sự trợ giúp của bác sĩ da liễu. Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của mụn mà bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều cách điều trị sau: Liệu pháp quang học (Laser): Liệu pháp laser có thể làm giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trứng cá trên da. Thay da sinh học (Chemical peels): phương pháp này giúp lấy đi lớp tế bào chết, giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông, giảm số lượng vi khuẩn trên da, từ đó cải thiện tình trạng mụn. Lấy nhân mụn (Extraction): Một u nang hoặc nốt mụn lớn phải được lấy ra bởi nhân viên y tếđược đào tạo chuyên nghiệp. >>>Xem thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị mụn nội tiết ở má Những lưu ý khi trị mụn nội tiết ở cằm Sau đây là vài lưu ý khi điều trị mụn nội tiết ở cằm: Chỉ rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Rửa mặt thường xuyên có thể gây kích ứng mụn trứng cá. Chà xát bề mặt da quá nhiều bằng chất tẩy rửa mạnh, xơ mướp… gây tổn thương da mặt. Tuyệt đối không tự nặn mụn: điều này có thể gây viêm và để lại sẹo. Không để khô da: tránh sử dụng sản phẩm chứa cồn, Đừng quên tẩy trang cho da: không đi ngủ khi còn lớp trang điểm trên da và luôn rửa mặt sạch sẽ trước khi ngủ. Không thử phương pháp điều trị mới mỗi tuần: thuốc trị mụn hoặc liệu trình chăm sóc da mới sẽ cần vài tuần để phát huy tác dụng. >>>Xem thêm:Hình ảnh mụn nội tiếtdễ nhận biết và không nên chủ quan Các loại thực phẩm giảm mụn nội tiết ở cằm hiệu quả Thực phẩm có lợi cho da hỗ trợ giảm mụn nội tiết ở cằm hiệu quả sẽ giàu kẽm, chất chống oxy hóa, vitamin A và E như: Trái cây, rau màu vàng và cam như cà rốt, quả mơ và khoai lang. Rau chân vịt và các loại rau có lá và màu xanh đậm khác. Cà chua. Việt quất. Bánh mì nguyên cám. Gạo lức. Diêm mạch. Gà tây. Hạt bí. Các loại đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng. Cá hồi, cá thu và các loại cá khác. Quả hạch. Tùy cơ địa mỗi người mà một số loại thực phẩm có thể làm mụn phát triển nhiều hơn. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử nghiệm các chế độ ăn uống chuyên biệt. Lưu ý, nếu cơ thể phát sinh tình trạng dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm trong chế độ ăn. Các bác sĩ sẽ thăm khám và lên phác đồ điều trị chuyên sâu với những tình trạng mụn nặng. Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da BVĐK Tâm Anh với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Âu Mỹ sẽ đảm bảo quá trình trị liệu vô khuẩn và đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn quốc tế, giúp người bệnh an tâm trong suốt quá trình điều trị. Mụn nội tiết ở cằm không khó điều trị. Khi phát hiện mụn nội tiết ở cằm, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da thăm khám và lên phác đồ điều trị tối ưu cho từng trường hợp.
https://suckhoedoisong.vn/polyp-buong-tu-cung-gay-anh-huong-kha-nang-sinh-san-the-nao-16924010413173271.htm
07-01-2024
Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản của phụ nữ thế nào?
1. Polyp buồng tử cung là gì? Theo ThS.BS Lê Quang Dương – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững (VietHealth), polyp buồng tử cung là một trong những là một bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ. Polyp buồng tử cung là sự phát triển quá mức xảy ra ở nội mạc tử cung , lớp lót bên trong tử cung nên đôi khi gọi là polyp tử cung hoặc polyp nội mạc tử cung. Polyp có thể có cuống hoặc không có cuống. Các polyp có thể có hình tròn hoặc hình bầu dục và có kích thước từ vài milimet đến vài cm hoặc lớn hơn. Có thể có một hoặc một vài polyp. Hơn 95% polyp tử cung là lành tính, nghĩa là chúng không gây ung thư. Polyp buồng tử cung là sự phát triển quá mức xảy ra ở nội mạc tử cung. Polyp buồng tử cung là một khối u phát triển ở trong buồng tử cung. Polyp buồng tử cung thường xảy ra nhất ở những phụ nữ tiền mãn kinh , mãn kinh, tuy nhiên phụ nữ trẻ hơn cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Polyp tử cung có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cả hoặc phụ nữ có thể gặp phải: Chảy máu hoặc đốm bất thường. Chảy máu nặng. Chảy máu sau mãn kinh. Sa tử cung, xảy ra khi một polyp đi qua cổ tử cung và nhô ra khỏi tử cung. 2. Các phương pháp loại bỏ polyp buồng tử cung Polyp cổ tử cung có gây ra ung thư cổ tử cung? ĐỌC NGAY Các polyp nhỏ hơn đôi khi có thể tự mất mà không cần điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi để đảm bảo chúng không lớn hơn. Nếu phụ nữ có các triệu chứng có thể cần điều trị để loại bỏ polyp. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện siêu âm vùng chậu nếu chị em bị chảy máu bất thường hoặc có các triệu chứng khác. Đôi khi chỉ siêu âm không thể chẩn đoán được polyp buồng tử cung. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sử dụng một camera nhỏ hoặc ống soi để quan sát bên trong tử cung. Điều này được gọi là nội soi bàng quang giúp chẩn đoán polyp. Các phương pháp điều trị cắt bỏ polyp buồng tử cung bao gồm: Phẫu thuật cắt polyp: Đây là một thủ tục để loại bỏ một polyp cần gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân. Cắt bỏ tử cung : Phẫu thuật này sẽ loại bỏ toàn bộ tử cung. Phẫu thuật cắt tử cung qua âm đạo được thực hiện qua âm đạo. Trong phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng, tử cung được cắt bỏ qua một vết mổ ở vùng dạ dày. Cả hai phẫu thuật đều được gây mê. Phụ nữ bị polyp buồng tử cung cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. - Sau thủ tục cắt bỏ polyp, polyp được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm để xác nhận xem nó lành tính hay ung thư. - Sau phẫu thuật cảm thấy khó chịu và đau nhức sau khi làm thủ thuật. Bác sĩ sẽ cho thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau hoặc hướng dẫn chườm ấm hoặc chườm nóng. - Có thể bị chảy máu nhẹ ngay sau khi cắt bỏ polyp tử cung, máu có thể có màu hồng nhạt đến nâu. - Chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau khi cắt polyp. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung kết thúc thời kỳ kinh nguyệt vì nó cắt bỏ toàn bộ tử cung. Chị em không nên sử dụng băng vệ sinh trong ít nhất hai tuần sau khi làm thủ thuật. Tránh nâng vật nặng và tập thể dục gắng sức. Cũng cần đợi cho đến khi vết thương lành hoàn toàn mới quan hệ tình dục , có thể mất hai tuần hoặc lâu hơn sau khi cắt polyp. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật cắt tử cung mất từ 4 đến 6 tuần hoặc lâu hơn. Thời gian phục hồi cũng khác nhau ở mỗi người và cần tái khám khoảng một tuần sau khi làm thủ thuật. Cắt bỏ polyp buồng tử cung thường cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, chị em phụ nữ có thể bị chảy máu hoặc đau sau khi làm thủ thuật. Các biến chứng của thủ thuật cắt bỏ polyp tử cung bao gồm nhiễm trùng và cần đi khám ngay lập tức. 3. Polyp buồng tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ThS.BS Lê Quang Dương cho biết, các polyp này phần lớn là lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Nếu không được điều trị kịp thời dẫn tới vô sinh, hiếm muộn do các khối polyp có thể cản trở sự di chuyển của tinh trùng trong buồng tử cung, gây biến dạng buồng tử cung, cản trở sự làm tổ và phát triển của phôi và gây xuất huyết tử cung bất thường. Hiện tại chưa có tỷ lệ chính xác người mắc bệnh do một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng. Nếu mang thai, các khối polyp này đè và choán chỗ trong buồng tử cung, làm tăng nguy cơ chảy máu, sảy thai , sinh non hoặc ngôi thai bất thường. Nếu phụ nữ đang cố gắng mang thai, phát hiện polyp tử cung cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh polyp cổ tử cung, phụ nữ cần lưu ý: Quan hệ tình dục lành mạnh, tránh lây bệnh qua đường tình dục và viêm nhiễm vùng kín. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Hạn chế tối đa việc nạo phá thai. Vận động thể dục thể thao giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cần kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải, tránh béo phì. Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm. 6 dấu hiệu tích cực về khả năng sinh sản của phụ nữ SKĐS – Có rất nhiều phụ nữ trăn trở với tình trạng vô sinh hoặc không có khả năng thụ thai mặc dù quan hệ tình dục thường xuyên không dùng biện pháp tránh thai trong một năm. Vậy làm thế nào để biết liệu mình có khả năng sinh sản hay không? Xem thêm video đang được quan tâm: Tuổi nào cần tầm soát un thư cổ tử cung?
https://vnvc.vn/hpv-type-18/
03/04/2023
HPV type 18 có thể gây bệnh gì? Phải làm sao khi bị nhiễm?
HPV type 18 là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ung thư nguy hiểm và u nhú sinh dục ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng mỗi người, thời điểm phát hiện, liệu trình điều trị,… Hãy cùng VNVC tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. Mục lục1. Phân nhóm virus HPV2. HPV type 18 là gì?3. HPV type 18 gây nên những bệnh gì?3.1. Ung thư cổ tử cung do HPV type 183.2. Ung thư âm đạo3.3. Ung thư hậu môn3.4. Ung thư dương vật4. Có thể phát hiện sớm bị nhiễm HPV type 18 bằng cách nào?4.1. Xét nghiệm HPV4.2. Xét nghiệm Pap4.3. Chưa có phương pháp xét nghiệm HPV cho nam giới5. Bị nhiễm hpv type 18 phải làm sao?6. Cách phòng ngừa virus HPV type 187. Các câu hỏi thường gặp7.1. HPV type 18 có tự đào thải không?7.2. HPV 18 có lây nhiễm khi hôn không?1. Phân nhóm virus HPV Virus HPV là một loại virus có khả năng gây mụn cóc, u nhú và đặc biệt là bệnh ung thư ở người. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai nhiễm virus HPV cũng sẽ đều bị ung thư, điều này còn tùy thuộc vào phân nhóm virus HPV người bệnh mắc phải. Virus HPV chia làm 2 phân nhóm: Nhóm nguy cơ thấp và nhóm nguy cơ cao. Nhóm virus nguy cơ thấp bao gồm: các type 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 70, 72, 81. Đây là những type virus ít có nguy cơ gây bệnh nặng, nổi bật trong đó là type 6 và 11 là nguyên nhân chính dẫn đến mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, u nhú đường hô hấp,… Nhóm virus HPV nguy cơ cao gồm: các type 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68. Nổi bật là HPV type 16, 18 với khả năng gây các bệnh ung thư ở cả nam và nữ như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, hậu môn, vòm họng,… và các u nhú sinh dục. Virus HPV là một loại virus có khả năng gây mụn cóc, u nhú và đặc biệt là bệnh ung thư ở người 2. HPV type 18 là gì? Virus HPV type 18 là chủng virus nguy hiểm, tiến triển nhanh khi xâm nhập cơ thể, đặc biệt là khi có các nhân tố thuận lợi khác như có nhiều bạn tình, quan hệ sớm, quan hệ không an toàn,… Theo thời gian, nếu không có sự kiểm soát và điều trị phù hợp, virus HPV type 18 có khả năng làm biến đổi cấu trúc các mô, hình thành tế bào nguy hại gây ung thư cho người bệnh. Virus HPV type 18 là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại ung thư nguy hiểm và u nhú sinh dục ở nam và nữ. [1] Bất cứ ai có hành vi quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm virus HPV. Mặt khác, virus có thể lây truyền khi người lành dùng chung các vật dụng cá nhân có chứa virus của người bệnh, như: cắt móng, kim bấm sinh thiết, đồ lót,… Tuy nhiên, virus HPV không lây lan qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm, ăn chung bát đũa. Virus HPV không có tính di truyền. 3. HPV type 18 gây nên những bệnh gì? Do thể trạng của mỗi người là khác nhau, khi nhiễm virus HPV type 18 có thể gây ra những căn bệnh và dấu hiệu nhiễm HPV khác nhau. 3.1. Ung thư cổ tử cung do HPV type 18 Ung thư cổ tử cung là 1 trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu tại Việt Nam và là bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp hàng đầu ở phụ nữ, đứng sau ung thư vú. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 99.7% trường hợp ung thư cổ tử cung có virus HPV hiện diện. Ung thư cổ tử cung thường diễn tiến âm thầm, rất khó nhận biết bệnh trong giai đoạn đầu vì các triệu chứng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như nhiễm trùng âm đạo, tử cung dẫn đến tâm lý chủ quan. Ung thư cổ tử cung thường tiến triển theo nhiều giai đoạn: Giai đoạn 0: Hay giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư biểu mô tại chỗ đã bắt đầu xuất hiện các tế bào bất thường nhưng chỉ ở trong lớp lót cổ tử cung chưa xâm lấn các mô chính và các bộ phận khác của cơ thể. Các tế bào bất thường này có khả năng tiến triển thành ung thư trong tương lai. Giai đoạn I: Các tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung nhưng chưa khu trú sang các cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh chưa có những biểu hiện bất thường trong giai đoạn này. Giai đoạn II: Ung thư bắt đầu lan ra ngoài cổ tử cung xâm lấn các mô xung quanh, nhưng chưa đến mô lót trong khung chậu hoặc phần dưới âm đạo. Tùy vào mức độ tế bào ung thư xâm lấn, giai đoạn này sẽ được chia thành IIA, IIB. Giai đoạn III: Là giai đoạn ung thư phát triển mạnh mẽ nhất. Các tế bào lúc này đã xâm lấn xa hơn, tấn công vào phần dưới âm đạo và khắp vùng trong khung chậu. Người bệnh có triệu chứng, dấu hiệu ung thư rõ rệt nhưng chưa di căn. Giai đoạn IV: Là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này khối u đã di căn sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể, ảnh hưởng đến gan, phổi. Người bệnh suy giảm sức khỏe nhanh, ít cơ hội chữa lành. Tùy theo mức độ tiến triển, xâm lấn và di căn của tế bào ung thư, mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân, kết hợp các phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, buồng trứng. Ung thư cổ tử cung là 1 trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu tại Việt Nam 3.2. Ung thư âm đạo Ung thư âm đạo xảy ra khi các tế bào ở âm đạo vượt quá khả năng kiểm soát của cơ thể. Có nhiều loại ung thư âm đạo khác nhau, thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy. Một số triệu chứng ung thư âm đạo thường gặp có thể kể đến như chảy máu sau quan hệ tình dục, ra khí hư âm đạo, rong kinh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể đau trong quá trình quan hệ tình dục. Khi phát hiện một số triệu chứng lâm sàng nghi ngờ ung thư, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán. Soi cổ tử cung: bác sĩ sử dụng ống soi phóng đại gắn đèn để quan sát âm đạo và cổ tử cung kỹ lưỡng. Sinh thiết: lấy một phần nhỏ tế bào âm đạo để làm xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Sinh thiết là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác ung thư. Chụp cắt lớp vi tính: Là phương pháp chụp X-quang đặc biệt giúp thấy được hình ảnh chi tiết khối ung thư. Chụp cộng hưởng từ: Thay vì dùng tia X, phương pháp chụp cộng hưởng từ sử dụng bước sóng radio và sóng từ trường để ghi hình. Phương pháp nhằm đánh giá mức độ lan tràn của ung thư. X-quang ngực: nhằm đánh giá các tế bào ung thư đã di căn đến phổi hay chưa. Chụp PET: sử dụng một loại đường nhìn thấy được đưa vào cơ thể bằng một camera đặc biệt. PET giúp bác sĩ đánh giá mức độ lan tràn và di căn của ung thư. Trong trường hợp đã xác định bệnh nhân mắc ung thư âm đạo, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ xâm lấn và di căn ung thư để lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị ung thư âm đạo thường được áp dụng gồm xạ trị, hóa trị, phẫu thuật. 3.3. Ung thư hậu môn Ung thư hậu môn là tình trạng các tế bào niêm mạc hậu môn phát triển quá mức, tạo thành các khối u ác tính có khả năng di căn ra các vùng lân cận. Ung thư hậu môn thường là ung thư dạng biểu mô, biểu mô tế bào vảy, biểu mô dạng mụn cóc và u tế bào hắc tố. Ung thư hậu môn thường phát triển theo 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng: Giai đoạn 1: là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Kích thước khối u lúc này nhỏ hơn 2cm, không di căn hạch hay di căn sang các bộ phận khác. Giai đoạn 2: Khối u lớn hơn 2cm, chưa di căn hạch hay di căn xa. Giai đoạn 3: Khối u lúc này đã xâm lấn sang hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận, nhưng vẫn chưa di căn sang các cơ quan xa hơn. Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của bệnh, khối u đã di căn sang các cơ quan xa. Bệnh ung thư hậu môn trong giai đoạn đầu thường chưa có những dấu hiệu rõ rệt. Triệu chứng tương tự như bệnh trĩ. Ở những giai đoạn sau, bệnh nhân thường có những dấu hiệu như: Đau vùng hậu môn, chảy máu hậu môn hoặc trực tràng, ngứa hậu môn kéo dài, có khối u phát triển ở lỗ hậu môn, tiết dịch, mủ và nhầy từ hậu môn, thay đổi thói quen đi đại tiện, đi nhiều hoặc ít hơn bình thường, sưng hạch bạch huyết ở hậu môn hoặc bẹn. Các phương pháp chẩn đoán nhằm phát hiện ung thư hậu môn như khám bằng tay, nội soi ống hậu môn, sinh thiết, xét nghiệm Pap, siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ. Các phương pháp điều trị ung thư hậu môn gồm xạ trị, hóa trị và phẫu thuật. Bệnh ung thư hậu môn trong giai đoạn đầu thường chưa có những dấu hiệu rõ rệt, triệu chứng tương tự như bệnh trĩ 3.4. Ung thư dương vật Ung thư dương vật thường gặp ở nam giới trên 60 tuổi. Những biểu hiện bất thường xảy ra ở phần da dương vật, bao quy đầu, bìu, nổi hạch,… Ung thư dương vật có thể chia thành nhiều loại như: Ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư tế bào hắc tố và Sarcoma (bựa sinh dục). Thay đổi trên da là biểu hiện phổ biến nhất ở ung thư dương vật. Cụ thể, người bị ung thư dương vật thường thay đổi độ dày và màu sắc da dương vật, xuất hiện các nốt sần nhỏ hoặc phát ban trên dương vật, nổi cục u trên dương vật, dịch tiết dưới bao quy đầu có mùi hôi, sưng dương vật, đau hoặc chảy máu khi cương cứng hoặc khi quan hệ tình dục, nổi cục dưới da vùng háng. Khi có những biểu hiện bất thường ở vùng dương vật, đừng vội kết luận mà hãy đến bệnh viện để được khám và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, vì có thể đây là triệu chứng nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng. Ung thư dương vật bao gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 0: Thay đổi màu da vùng kín, đau nhẹ hoặc đau âm ỉ dương vật, đau hơn khi cương cứng hoặc khi va chạm, vết loét nhỏ giống súp lơ gây cảm giác đau, nóng rát, dịch tiết ra có mùi hôi. Giai đoạn 1: Các vết loét tăng kích thước và ăn sâu vào trong. Da có dấu hiệu hoại tử, tiết chất nhờn, có mùi hôi. Ung thư lan đến các mô dưới da, có thể lan rộng đến tuyến, hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác. Giai đoạn 2: Bước sang giai đoạn 2 các tế bào ung thư có thể đã lan đến các mô cương cứng hoặc niệu đạo và các bộ phận khác trên cơ thể. Giai đoạn 3: Ung thư lan đến các mô liên kết dưới da, hạch bạch huyết ở háng và các bộ phận khác trên cơ thể. Giai đoạn 4: Người bệnh gầy, suy kiệt, chán ăn và nôn ra máu. Các tế bào ung thư đã lan đến khu vực gần dương vật như xương mu, bìu,… Việc điều trị lúc này chủ yếu nhằm duy trì mạng sống cho người bệnh. Để chẩn đoán chính xác ung thư dương vật, các bác sĩ không chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng của người bệnh, mà còn thực hiện các xét nghiệm như sinh thiết; X-quang, chụp CT, siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm các khối u và các dấu hiệu cho thấy ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Điều trị ung thư dương vật bằng phương pháp áp lạnh, phẫu thuật Mohs, cắt laser, phẫu thuật cắt bao quy đầu (nếu ung thư chỉ tập trung ở phần quy đầu). 4. Có thể phát hiện sớm bị nhiễm HPV type 18 bằng cách nào? Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, phụ nữ thực hiện đầy đủ hai phương pháp, gồm: Tiêm phòng và tầm soát định kỳ sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Do đó, HPV type 18 có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào vấn đề chủ động kiểm soát và bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân. Đối với nam giới hiện nay chưa có phương pháp xét nghiệm tầm soát các bệnh ung thư do virus HPV, chính vì vậy phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin Gardasil 9 (được chỉ định ở nam giới) để phòng bệnh. 4.1. Xét nghiệm HPV Xét nghiệm HPV thường được chỉ định cho phụ nữ trên 30 tuổi. Xét nghiệm HPV không thể khẳng định bạn có ung thư hay không, nhưng có thể giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ ung thư. Xét nghiệm HPV thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm Pap, nhằm kiểm tra sớm những bất thường hoặc phát hiện tế bào ung thư. Trước khi xét nghiệm HPV, bạn sẽ được bác sĩ khám phụ khoa, sau đó đặt dụng cụ vào mâ đạo để mở rộng thuận tiện cho việc lấy mẫu tế bào trong cổ tử cung. Kết quả xét nghiệm HPV thường là dương tính hoặc âm tính. Nếu kết quả âm tính cũng không có nghĩa rằng cơ thể không nhiễm bất kỳ chủng virus HPV nào có khả năng gây ung thư, mà là do có hàng trăm chủng virus HPV khác nhau, phương pháp tầm soát hiện tại chỉ phát hiện được tối đa 40 chủng. Nếu kết quả dương tính, bạn đã nhiễm virus HPV. Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: Soi cổ tử cung bằng cách sử dụng ống kính phóng đại, sinh thiết và theo dõi định kỳ. Xét nghiệm HPV giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ ung thư 4.2. Xét nghiệm Pap Xét nghiệm Pap là phương pháp đặc biệt hiệu quả để phát hiện kịp thời biến đổi của tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tùy theo tình trạng sức khỏe, độ tuổi, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm này khi nào và lặp lại xét nghiệm bao lâu một lần. Thông thường xét nghiệm Pap được khuyên dùng ở độ tuổi 21 trở đi, lặp lại sau 2-3 năm. Từ 30 trở đi Pap được khuyến cáo thực hiện sau 3-5 năm, kết hợp cùng xét nghiệm HPV. Với những phụ nữ nguy cơ cao như: phết Pap phát hiện tế bào tiền ung thư, người nhiễm HIV, từng hóa trị, ghép nội tạng, sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid kéo dài,… cần được xét nghiệm thường xuyên hơn. Xét nghiệm Pap là phương pháp nhằm phát hiện kịp thời biến đổi của tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung 4.3. Chưa có phương pháp xét nghiệm HPV cho nam giới Ở nam giới, hiện chưa có phương pháp tầm soát cho các bệnh ung thư do virus HPV. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu bất thường nên đến để được các bác sĩ tầm soát và chẩn đoán, tăng khả năng điều trị khỏi từ giai đoạn sớm. 5. Bị nhiễm hpv type 18 phải làm sao? Nếu không may bị nhiễm virus HPV type 18 đừng nên quá lo lắng. Nhiễm HPV type 18 không đồng nghĩa với việc bạn bị ung thư. Việc bạn cần làm khi phát hiện bản thân nhiễm virus HPV tiếp tục theo dõi theo sự hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo tái khám đúng lịch và tiêm vắc xin phòng virus HPV để tránh mắc phải những chủng virus HPV có trong vắc xin. 6. Cách phòng ngừa virus HPV type 18 Để phòng ngừa virus HPV hiệu quả, bạn nên tập thói quen sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HPV đồng thời tạo thiện cảm cho bạn tình, duy trì mối quan hệ 1 vợ 1 chồng từ 2 phía. Virus HPV vẫn có thể gây nhiễm trùng ở những vị trí bao cao su không bao phủ, do đó để chủ động phòng bệnh an toàn, hiệu quả, bạn nên tiêm vắc xin phòng HPV. Vắc xin Gardasil phòng 4 type virus HPV 6, 11, 16, 18 được chỉ định dành cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi có lịch tiêm gồm 3 mũi: Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1. Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2. Vắc xin Gardasil 9 thế hệ mới được chỉ định sử dụng cho cả nam – nữ, bảo vệ khỏi 9 type virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 hiệu quả lên đến trên 94%. Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên: Phác đồ 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng. Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng. Phác đồ 3 mũi (0-2-6): Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng Người từ tròn 15 tuổi đến 45 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên: Phác đồ 3 mũi (0-2-6): Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng. Người đã từng quan hệ hoặc đã dương tính với virus HPV vẫn có thể tiêm phòng vắc xin để phòng ngừa những chủng virus chưa mắc phải và đã có trong vắc xin. 7. Các câu hỏi thường gặp 7.1. HPV type 18 có tự đào thải không? CÓ THỂ. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV có thể tự đào thải. Hệ thống miễn dịch lúc này giữ vai trò như một tấm lá chắn ngăn ngừa virus tái phát. Tuy nhiên, mụn cóc, tiền ung thư hoặc ung thư có thể xuất hiện trở lại sau khi đã lui triệu chứng. Nguyên nhân do suy yếu đáp ứng miễn dịch của những người có thể trạng yếu, người có nhiều bệnh nền, phụ nữ có thai, người đang điều trị ung thư, ghép tạng, người nhiễm HIV,… 7.2. HPV 18 có lây nhiễm khi hôn không? KHÔNG. Hiện chưa có nghiên cứu nào kết luận mối quan hệ giữa nụ hôn và việc lây truyền virus HPV. Tuy nhiên, một số nghiên cứu vẫn chỉ ra rằng, một nụ hôn sâu vẫn có khả năng lây truyền virus HPV cao hơn. Hôn không được xem là đường lây truyền phổ biến của virus HPV, nhưng cần có thêm nhiều cuộc nghiên cứu để loại trừ hoàn toàn khả năng này. Virus HPV type 18 là chủng virus nguy cơ cao có khả năng gây ung thư ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, đây cũng là chủng virus đã có trong vắc xin phòng HPV hiện được lưu hành tại Việt Nam. Liên hệ Hotline 028 7102 6595 hoặc truy cập fanpage trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn đặt lịch tiêm vắc xin phòng HPV.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nen-tap-squat-bao-nhieu-lan-moi-ngay-de-co-hieu-qua-20240516223015852.htm
20240516
Nên tập squat bao nhiêu lần mỗi ngày để có hiệu quả?
Bài tập squat là gì? Squat trong tiếng Việt nghĩa là ngồi xổm, hiểu một cách đơn giản là bài tập đứng lên - ngồi xuống. Đây làbài tập thể dục mô tả chuyển động chính là gập và duỗi khớp hông có sự tham gia của gối và cổ chân. Hai nhóm cơ bị tác động chính khi tập squat là cơ tứ đầu (cơ ở phía trước đùi) và cơ mông. Mọi người có thể thực hiện squat theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách đều có những lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, squat truyền thống bao gồm các bước sau: - Đứng hai chân rộng bằng vai và các ngón chân hơi hướng ra ngoài, duỗi thẳng cánh tay về phía trước. - Cong đầu gối để đẩy hông về phía sau, giữ thẳng lưng và thân thẳng. Động tác tương tự như ngồi tựa lưng vào ghế. - Khi đầu gối đạt một góc 90 độ hoặc thấp hơn, hãy đẩy ngược lên qua bàn chân để duỗi thẳng chân. Bài tập squat mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Medical News Today). Một số mẹo để đảm bảo bạn thực hiện đúng động tác bao gồm: - Giữ đầu gối thẳng hàng với bàn chân. - Dồn trọng lượng trên bàn chân để tránh nghiêng về phía trước. - Giữ gót chân trên sàn trong suốt chuyển động. - Duỗi thẳng lưng và giữ thân thẳng trong khi thực hiện. Lợi ích của squat là gì? Theo Medical News Today, các chuyên gia coi squat là một trong những bài tập hiệu quả nhất để nâng cao hiệu suất thể thao. Hầu hết mọi người đều thực hiện nó tương đối dễ dàng vì nó không yêu cầu bất kỳ thiết bị nào. Những lợi ích cụ thể cho cơ thể bao gồm: - Tăng cường cơ bắp ở chân, bao gồm cơ tứ đầu, bắp chân và gân kheo. - Tăng cường khớp gối. - Đốt cháy chất béo và thúc đẩy giảm cân. - Tăng cường sức mạnh cho lưng dưới. - Cải thiện tính linh hoạt ở phần dưới cơ thể. Tương tự, theo Webmd, bài tập squat tăng cường sức mạnh cho phần cơ thể dưới của bạn, tập trung vào cơ mông và cơ tứ đầu. Chúng cũng khiến bạn phải sử dụng các cơ cốt lõi của mình. Các cơ khác được hưởng lợi từ squat là cơ hông, gân kheo, cơ xiên… Squat đốt cháy calo và có thể giúp bạn giảm cân. Chúng cũng làm giảm khả năng bạn bị thương ở đầu gối và mắt cá chân. Khi bạn tập thể dục, chuyển động sẽ tăng cường sức mạnh cho gân, xương và dây chằng xung quanh cơ chân. Nó giúp giảm một phần trọng lượng khỏi đầu gối và mắt cá chân của bạn. Chúng cũng giúp đầu gối của bạn ổn định hơn. Hơn nữa, squat cũng có thể giúp tăng mật độ khoáng xương để xương chắc khỏe hơn. Nó tăng thêm sức mạnh cho bộ xương của bạn, chủ yếu ở cột sống và phần cơ thể dưới. Squat cũng cải thiện tính linh hoạt của bạn. Khi bạn già đi, gân, cơ và dây chằng của bạn trở nên kém đàn hồi hơn. Thường xuyên tập squat có thể giúp làm chậm quá trình này. Tư thế này cũng giúp định hình chân và mông của bạn vì nó tác động vào cơ mông và cơ đùi trong. Khi mông của bạn trở nên săn chắc, tư thế và khả năng giữ thăng bằng của bạn có thể được cải thiện. Những bất lợi là gì? Những người thực hiện bài tập squat không đúng tư thế có thể bị đau đầu gối. Để ngăn chặn điều này, bạn hãy nhớ luôn đảm bảo rằng đầu gối luôn thẳng hàng với bàn chân trong khi ngồi xổm. Ngồi xổm với tạ có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, bao gồm tổn thương đầu gối hoặc lưng dưới khi một người không thực hiện bài tập đúng cách. Vì thế, bất kỳ ai thực hiện squat với tạ lần đầu tiên nên cân nhắc tìm kiếm sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Tôi nên tập squat bao nhiêu lần một ngày? Theo Healthline, số lần squat bạn nên thực hiện trong một ngày tùy thuộc vào mục tiêu sức khỏe và thể lực tổng thể của bạn. Nếu bạn mới bắt đầu, bạn có thể muốn tập trung vào biểu mẫu của mình thay vì thực hiện một con số cụ thể. Bài tập này không chỉ định hình cơ tứ đầu, gân kheo và cơ mông của bạn mà còn giúp bạn giữ thăng bằng, vận động cũng như tăng sức mạnh. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2002 cho thấy bạn squat càng sâu thì cơ mông của bạn càng hoạt động hiệu quả. Khi nói đến số lần squat bạn nên tập trong một ngày, không có con số cụ thể nào cả, nó thực sự phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân của bạn. Nếu bạn mới tập squat, hãy tập 3 hiệp, mỗi hiệp 12-15 lần cho ít nhất một kiểu squat. Thực hành một vài ngày một tuần là cách tuyệt vời để bắt đầu. Sau khi bạn thành thạo, hãy thử thách bản thân với squat 30 ngày. Hãy nhớ rằng, 1 hiệp sẽ tương đương với khoảng 12-15 lần lặp lại khi bạn bắt đầu. Để tập luyện với cường độ cao hơn, bạn có thể thêm một vài lần lặp lại hoặc tập tạ. Những điều cần lưu ý Hãy chắc chắn rằng bạn đã khởi động trước khi bắt đầu squat. Thực hiện ít nhất 10 phút tập tim mạch và 5 phút giãn cơ sẽ giúp thả lỏng cơ bắp, tăng phạm vi chuyển động và giúp ngăn ngừa chấn thương. Số lần squat bạn nên thực hiện không liên quan gì đến giới tính của bạn mà mọi thứ liên quan đến mức độ thể chất của bạn. Hãy chú ý đến giới hạn của bạn và đảm bảo rằng tư thế của bạn đúng và đủ vững chắc trước khi tăng thêm số lần hoặc mức tạ. Mặc dù squat là một bài tập có hiệu quả đáng kinh ngạc nhưng chúng không phải là bài tập duy nhất. Bạn hãy kết hợp chúng vào một chế độ tập luyện toàn thân cũng như chế độ ăn uống cân bằng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/13-bien-phap-khac-phuc-tai-nha-de-giam-tao-bon-mot-cach-tu-nhien-vi
13 biện pháp khắc phục tại nhà để giảm táo bón một cách tự nhiên
Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa cực kỳ phổ biến. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ một chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, lối sống, sử dụng thuốc hoặc các tình trạng y tế khác. Nếu không chữa táo bón sớm có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe nói chung của người bệnh. 1. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể Khi cơ thể bị mất nước thường xuyên có thể dẫn đến bệnh táo bón. Chính vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh táo bón, bạn nên chú trọng đến việc cung cấp và giữ đủ nước cho cơ thể.Bệnh táo bón có thể giảm nhẹ hơn khi bạn nhanh chóng bù nước cho cơ thể, chẳng hạn như uống nước có ga. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nước có ga có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh táo bón hơn so với nước máy. Đặc biệt, nó cũng rất phù hợp để sử dụng cho những người mắc chứng khó tiêu, hoặc những người bị táo bón vô căn mãn tính (CIC).Tuy nhiên, bạn không nên lựa chọn các loại đồ uống có ga chứa nhiều đường, chẳng hạn như nước ngọt, vì những loại đồ uống này thường tiềm ẩn những nguy cơ gây hại tới sức khỏe, thậm chí có thể khiến cho tình trạng táo bón của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.Một số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích (IBS) đã cho biết các triệu chứng của họ dường như không những không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu xấu đi sau khi họ uống nước có ga chứa nhiều đường. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nước có ga đem lại cho sức khỏe nói chung và đối với tình trạng táo bón của bạn nói riêng, bạn hãy trở thành một nhà tiêu dùng thông thái trong việc lựa chọn đồ uống tốt cho sức khỏe, ví dụ như uống nước khoáng tự nhiên có ga. Bệnh táo bón có thể giảm nhẹ hơn khi bạn nhanh chóng bù nước cho cơ thể 2. Bổ sung nhiều chất xơ hòa tan để chữa táo bón Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường khuyến cáo những bệnh nhân mắc chứng táo bón nên tăng cường bổ sung chất xơ thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày để chữa táo bón.Trên thực tế, khi cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể sẽ giúp làm tăng độ đặc và khối lượng của nhu động ruột, từ đó giúp bạn dễ đi tiêu hơn. Kết quả của một cuộc nghiên cứu vào năm 2016 đã cho thấy, hơn 70% những bệnh nhân bị táo bón mãn tính đã có các dấu hiệu cải thiện bệnh rất tích cực khi bổ sung chất xơ từ chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến trái chiều từ những người khác. Họ thấy rằng việc tăng hàm lượng chất xơ hấp thụ vào cơ thể khiến cho tình trạng táo bón của họ tồi tệ hơn trước vì lượng chất xơ từ chế độ ăn uống chỉ giúp cải thiện tần suất đi đại tiện, nhưng không giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh táo bón, bao gồm đau bụng, phân khô cứng và đầy hơi.Điều này bắt nguồn từ việc bổ sung các loại chất xơ khác nhau ở mỗi bệnh nhân, nghĩa là mỗi loại chất xơ sẽ có những tác động riêng biệt tới tiêu hóa. Nhìn chung, chất xơ được chia thành 2 loại chính, bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan thường có nhiều trong lúa mạch, yến mạch, đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan, các loại hạt và một số loại trái cây khác. Chúng có khả năng hấp thụ nước và tạo thành một loại gel hỗn hợp, giúp cải thiện độ đặc của phân và làm mềm phân hơn. Trong khi đó, các chất xơ không hòa tan được tìm thấy nhiều trong rau, cám lúa mì và một số loại ngũ cốc nguyên hạt. Loại chất xơ này có tác dụng giúp phân di chuyển nhanh và dễ dàng hơn qua hệ tiêu hóa của cơ thể.Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chất xơ hòa tan là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đang điều trị bệnh táo bón, vì chúng không lên men được, chẳng hạn như psyllium. Nghiên cứu đã tiết lộ rằng, sử dụng psyllium mang lại hiệu quả điều trị táo bón gấp 3,4 lần so với cám lúa mì không hòa tan. Tuy nhiên, cũng có một số loại chất xơ hòa tan có thể lên men và không mang lại hiệu quả điều trị bệnh táo bón, vì chúng đã bị những vi khuẩn trong ruột lên men và làm mất khả năng giữ nước.Đối với chất xơ không hòa tan, chúng cũng mang lại những tác động khác nhau đối với việc điều trị bệnh táo bón. Một số người có các vấn đề về chức năng ruột, chẳng hạn như táo bón vô căn mãn tính hoặc IBS cảm thấy tình trạng táo bón của họ trở nên xấu đi khi tiêu thụ các chất xơ không hòa tan.Để ngăn ngừa bệnh táo bón, bạn nên tiêu thụ cân bằng giữa các chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Thông thường, tổng lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày là 38g đối với nam giới và 25g đối với nữ giới. 3. Tăng cường tập thể dục Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng cường luyện tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện được các triệu chứng khó chịu của bệnh táo bón và dễ đi tiêu hơn.Đặc biệt, những bệnh nhân mắc IBS nên luyện tập các bài tập thể dục ở mức vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh, bơi lội hoặc đạp xe để có thể cải thiện những triệu chứng tiêu hóa cũng như chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế các bài tập thể dục mạnh mẽ, chẳng hạn như chạy bộ, vì chúng có thể khiến cho triệu chứng của táo bón trở nên tồi tệ hơn trong một số trường hợp nhất định. 4. Uống cà phê Một số người cảm thấy sau khi uống cà phê, họ có cảm giác muốn đi vệ sinh hơn. Thực tế, điều này là do cà phê có chứa chất cafein làm kích thích các cơ trong hệ tiêu hóa.Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, uống cà phê chứa cafein có thể kích thích các cơ tiêu hóa mạnh hơn 60% so với uống nước lọc, và khoảng 23% so với việc uống cà phê không có caffein. Ngoài ra, trong cà phê cũng chứa một lượng nhỏ chất xơ hòa tan, giúp cải thiện sự cân bằng các vi khuẩn ở đường ruột và ngăn ngừa được tình trạng táo bón.Tuy nhiên, caffein có thể không tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, vì nó có thể làm xấu đi các triệu chứng tiêu hóa. Do đó, những bệnh nhân IBS nên loại bỏ cafein khỏi chế độ ăn uống của mình. Bệnh nhân mắc chứng táo bón nên tăng cường bổ sung chất xơ thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày 5. Sử dụng thảo dược nhuận tràng Senna Thảo dược nhuận tràng Senna được công nhận là an toàn và hiệu quả trong việc chữa táo bón. Sở dĩ, loại thuốc nhuận tràng này có chứa các hợp chất thực vật glycosid, có tác dụng kích thích các dây thần kinh trong ruột và làm tăng tốc độ đi tiêu.Mặc dù Senna được coi là an toàn đối với người lớn khi sử dụng trong thời gian ngắn, tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu sau vài ngày dùng thuốc mà không thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc những người mắc bệnh viêm ruột không nên sử dụng Senna để tránh các tác dụng phụ tiềm ẩn mà nó gây ra. 6. Bổ sung Probiotic Probiotics là một loại lợi khuẩn sống trong đường ruột, có khả năng ngăn ngừa được chứng táo bón mãn tính. Chúng thường bao gồm Lactobacillus và Bifidobacteria. Bạn có thể bổ sung những lợi khuẩn này thông qua các thực phẩm chứa nhiều Probiotic như dưa cải bắp, sữa chua hoặc kim chi.Đối với một số bệnh nhân bị táo bón mãn tính có thể bị mất đi sự cân bằng giữa các vi khuẩn sống trong đường ruột. Do đó, việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm chứa Probiotic sẽ góp phần cải thiện được sự mất cân bằng này, đồng thời ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra.Trong một đánh giá mới đây đã phát hiện ra rằng, khi sử dụng men vi sinh trong vòng 2 tuần có thể giúp bạn điều trị bệnh táo bón, tăng độ đặc và tần suất phân. Ngoài ra, khả năng điều trị táo bón của chúng còn bắt nguồn từ việc tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, giúp cải thiện nhu động ruột và dễ dàng đi tiêu hơn. 7. Sử dụng thuốc nhuận tràng Tùy thuộc vào tình trạng táo bón mà mỗi người sẽ lựa chọn một loại thuốc nhuận tràng phù hợp với mình, vì các loại thuốc nhuận tràng thường khác nhau về cách thức hoạt động, nhưng đều mang lại hiệu quả nhất định đối với bệnh táo bón.Dưới đây là một số loại thuốc nhuận tràng phổ biến nhất, bao gồm:Thuốc nhuận tràng tạo khối: Là những loại thuốc có chất xơ, giúp làm tăng hàm lượng nước trong phân.Thuốc làm mềm phân: Là thuốc nhuận tràng có chứa dầu giúp phân trở nên mềm hơn và dễ dàng di chuyển qua ruột hơn.Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Giúp làm mềm phân bằng cách kéo nước từ các mô xung quanh vào hệ tiêu hóa.Thuốc nhuận tràng kích thích: Giúp tăng nhu động ruột bằng cách kích thích các dây thần kinh trong ruột.Nếu bạn có dự định lựa chọn bất kỳ loại thuốc nào trong số trên để điều trị cho chứng táo bón lâu dài, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được loại thuốc nào sẽ phù hợp với mình nhất. 8. Áp dụng chế độ ăn kiêng FODMAP thấp Thực chất, táo bón chính là một triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích (IBS). Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng những bệnh nhân mắc táo bón và IBS nên áp dụng chế độ ăn kiêng FODMAP thấp, vì nó không chỉ giúp điều trị hội chứng IBS mà còn cải thiện được các vấn đề liên quan đến táo bón.FODMAP là viết tắt của oligosaccharide, disaccharide, monosaccharide và polyols lên men. Chế độ ăn kiêng này thường khuyến nghị hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm FODMAP cao trong một khoảng thời gian nhất định trước khi sử dụng lại chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này nhằm xác định được loại thực phẩm nào mà cơ thể bạn có thể dung nạp.Đối với những người bị IBS-C (hay bị táo bón) thì việc chỉ thực hiện chế độ ăn kiêng FODMAP thấp thôi là không đủ. Họ cần chú trọng đến nhiều khía cạnh khác trong chế độ ăn uống, ví dụ như bổ sung đầy đủ chất xơ và nước để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Một số người cảm thấy sau khi uống cà phê, họ có cảm giác muốn đi vệ sinh hơn 9. Bổ sung glucomannan Glucomannan là một loại chất xơ hòa tan, được chiết xuất từ rễ của cây Konjac. Nó được xem là một giải pháp hữu hiệu trong việc ngăn ngừa bệnh táo bón.Theo nghiên cứu cho thấy, glucomannan giúp cải thiện nhu động ruột, đồng thời cân bằng các lợi khuẩn trong đường ruột do cơ chế hoạt động giống như một prebiotic. Bạn có thể bổ sung loại chất xơ hòa tan này từ các chất bổ sung, hoặc ăn mì, konjac và shirataki. 10. Ăn thực phẩm prebiotic Prebiotics là một loại chất xơ carbohydrate khó tiêu hóa, bao gồm inulin và oligosaccharide. Loại chất xơ này giúp cải thiện được sức khỏe của hệ tiêu hóa bằng cách tăng cường các lợi khuẩn trong đường ruột và cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Chưa hết, prebiotics còn làm tăng tần suất đi đại tiện và giúp làm mềm phân hơn.Bạn có thể bổ sung prebiotics thông qua những loại thực phẩm như atisô Jerusalem, tỏi, tỏi tây, rau diếp xoăn, chuối, hành và đậu xanh. 11. Bổ sung Magie citrate Magie citrate là một loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu không kê đơn, giúp điều trị bệnh táo bón rất hiệu quả.Thông thường, bạn chỉ nên uống một lượng vừa phải chất bổ sung magie để làm giảm các triệu chứng táo bón. Đối với các ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng chúng với liều lượng cao hơn để giúp làm sạch ruột trước khi bệnh nhân bắt đầu phẫu thuật. 12. Ăn mận khô Mận khô được xem là một giải pháp tự nhiên giúp chữa táo bón hiệu quả. Sở dĩ, trong mận khô không chỉ chứa chất xơ mà còn bao gồm cả sorbitol – một loại rượu đường có tác dụng nhuận tràng. Thậm chí, chất xơ trong mận khô còn mang lại hiệu quả hơn so với chất xơ khác như psyllium.Bạn nên sử dụng trung bình khoảng 7 quả mận (tương ứng với 50g) vào hai lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh táo bón. Tuy nhiên, rượu đường có trong mận khô thuộc loại thực phẩm FODMAP cao, do đó nó có thể không phù hợp dành cho những người mắc IBS. 13. Tránh sử dụng sữa Những người không dung nạp sữa, bao gồm người lớn không dung nạp lactose và trẻ em không dung nạp protein sữa bò, nên thận trọng sử dụng chúng, vì nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ruột và gây táo bón.Đối với những trường hợp trên nên loại bỏ sữa ra khỏi chế độ ăn uống, đồng thời tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi để cải thiện các triệu chứng táo bón.Trường hợp đã áp dụng nhiều cách chữa táo bón nhưng không mang lại hiệu quả thì người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín , được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất. Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-sieu-am-tim-trong-chan-doan-suy-tim-vi
Vai trò của siêu âm tim trong chẩn đoán suy tim
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bằng Phong - Bác sĩ Nội - Can thiệp Tim mạch kiêm Trưởng Phòng khám Suy tim, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Cho tới nay, siêu âm tim vẫn là phương pháp hoàn hảo nhất để đánh giá suy tim 1 cách linh hoạt, thường qui, chính xác và đầy đủ. 1. Các thông số siêu âm tim Với 1 máy siêu âm Doppler có cấu hình và đầu dò chuyên về tim, 1 bác sĩ tim mạch được đào tạo về siêu âm tim từ 3-6 tháng có thể thực hiện kỹ thuật và đưa ra rất nhiều các thông số cơ bản, quan trọng để đánh giá suy tim như: kích thước các buồng tim, độ dày các thành tim, khả năng co bóp của 2 tâm thất (phân số tống máu EF), tình trạng rối loạn vận động vùng của tâm thất trái, khả năng giãn của tâm thất trái (chức năng tâm trương), áp lực đổ đầy của tâm thất trái, áp lực động mạch phổi, kích thước vòng van cũng như độ hở của van 2 lá, 3 lá, cung lượng tim...Dưới đây là các thông số siêu âm tim thường dùng để đánh giá suy tim (tên viết tắt theo tiếng Anh vì đã quốc tế hóa):LVDd: kích thước thất trái ở cuối thì tâm trương.LVDs: kích thước thất trái ở cuối thì tâm thu.LVVd: thể tích thất trái ở cuối thì tâm trương.LVVs: thể tích thất trái ở cuối thì tâm thu.LA: kích thước nhĩ trái.LAV: thể tích nhĩ trái.RAV: thể tích nhĩ phảiRV: kích thước thất phải.IVSd: độ dày vách liên thất tâm trương.IVSs: độ dày vách liên thất tâm thu.PWd: độ dày thành sau thất trái tâm trương.PWs: độ dày thành sau thất trái tâm thu.LVEF: phân số tống máu thất trái.%D: chỉ số co ngắn sợi cơ thất tráiRVEF: phân số tống máu thất phải.E: biên độ sóng E của phổ Doppler qua van hai láA: biên độ sóng A của phổ Doppler qua van hai lá.DTE: thời gian giảm tốc sóng E.E’s: biên độ của phổ Doppler mô của vòng van hai lá ở vách liên thấtE’l: biên độ của phổ Doppler mô của vòng van hai lá ở thành bên.E/E’: tỷ lệ biên độ sóng E/ biên độ sóng E’TAPSE: biên độ dịch chuyển của vòng van ba lá.MAPSE: biên độ dịch chuyển của vòng van hai lá.CO: cung lượng tim.PAPs: áp lực động mạch phổi tâm thuPAPm: áp lực động mạch phổi trung bìnhPAPd: áp lực động mạch phổi tâm trương.Vmax hở ba lá: vận tốc tối đa của dòng hở van ba lá. Để đánh giá suy chức năng tâm thu thất trái, thông số quan trọng nhất là EF Để đánh giá suy chức năng tâm thu thất trái, thông số quan trọng nhất là EF (bình thường: EF > 50%). Ngoài ra còn sử dụng thông số MAPSE (bình thường: ≥ 15 mm) và %D ( bình thường ≥ 25 %).Ngoài ra còn đánh giá cung lượng tim CO (bình thường CO = 4 -6 lít/ phút).Để đánh giá suy chức năng tâm trương thì cần nhiều thông số hơn, trong đó 4 thông số cơ bản gồm:E’s: bình thường ≥ 7 cm/s; E’l: bình thường ≥ 10 cm/sTỷ lệ E/E’ trung bình: bình thường ≤ 14Thể tích nhĩ trái: bình thường ≤ 34 ml/m2Vận tốc tối đa phổ hở van ba lá: bình thường ≤ 2,8 m/s.Để đánh giá suy chức năng tâm thu thất phải, thường sử dụng 2 thông số: RVEF (bình thường ≥ 35 %) và TAPSE (bình thường ≥ 16 mm).Ngoài ra nhiều thông số khác cũng được phân tích trong chẩn đoán suy tim như kích thước các buồng tim, độ dày các thành tim, tình trạng các van tim, áp lực động mạch phổi...Mặc dù siêu âm tim có vai trò hết sức quan trọng trong chẩn đoán xác định suy tim, trong thực hành lâm sàng, các bác sĩ còn áp dụng 1 số các kỹ thuật khác để chẩn đoán suy tim đầy đủ hơn:Xét nghiệm NT ProBNP: chất này thường tăng trong suy tim, dùng để góp phần xác định suy tim và đánh giá hiệu quả điều trị suy tim. Một tác dụng quan trọng của NT Pro BNP là để loại trừ khó thở không do suy tim.Cộng hưởng từ đánh giá kích thước và tình trạng co bóp của tim rất chính xác và khách quan, vì vậy cũng được dùng để chẩn đoán suy tim. Tuy nhiên do trang bị tốn kém và phúc tạp, giá thành khá đắt nên siêu âm tim vẫn được lựa chọn nhiều hơn.Một việc hết sức quan trọng trong chẩn đoán suy tim đó là xác định nguyên nhân suy tim. Thăm khám hỏi bệnh bước đầu định hướng nguyên nhân suy tim. Nhưng để xác định chính xác nguyên nhân suy tim thì cần áp dụng các kỹ thuật cận lâm sàng: siêu âm tim thường quy, chụp động mạch vành, điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức, thăm dò chức năng hô hấp... Bác sĩ sẽ thăm khám hỏi bệnh bước đầu nhằm định hướng nguyên nhân suy tim Bệnh suy tim là gì? Cách chữa bệnh suy tim
https://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-lo-co-hoi-phat-hien-benh-som-vi-tham-kham-dinh-ky-chua-day-du-20230510063332337.htm
20230510
Bỏ lỡ cơ hội phát hiện bệnh sớm vì thăm khám định kỳ chưa đầy đủ
Khám sức khỏe định kỳ nhiều lần, vẫn bị bỏ sót bệnh Tại phòng đọc kết quả của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI, ông N.K.T (62 tuổi - Hà Nội) được bác sĩ thông báo nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm: gan nhiễm mỡ, sỏi thận, viêm dạ dày - viêm loét hành tá tràng, polyp đại tràng, loãng xương. Bên cạnh đó, các chỉ số tiểu đường, mỡ máu đều vượt ngưỡng an toàn. Lật từng trang hồ sơ bệnh án đầy những hình ảnh siêu âm, nội soi, ông T cho biết, gia đình vẫn thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm, nhưng có những bệnh phải đến lần thăm khám này ông mới biết. Hơn 30 năm trong nghề, bác sĩ CKII - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Văn Khuê (Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI) từng gặp nhiều trường hợp tương tự ông T. Đi khám sức khỏe đều đặn nhưng không đủ là một trong những nguyên nhân khiến bệnh bị bỏ sót. Lâu dần, các dấu hiệu bất thường có điều kiện phát triển thành bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Ở lần thăm khám này, ông T lựa chọn gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư chuyên sâu gồm tổng cộng 56 danh mục của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Trong đó, có các chỉ định quan trọng như nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng - đại trực tràng, đo mật độ xương, xét nghiệm chỉ điểm khối u,... Từ kết quả thăm khám, bác sĩ phát hiện nhiều dấu hiệu sức khỏe bất thường dù không có biểu hiện bên ngoài. Nhiều người bỏ lỡ việc điều trị vì phát hiện bệnh muộn (Ảnh: TCI). Đều đặn tham gia hoạt động khám sức khỏe định kỳ ở công ty, nhưng mãi tới năm 2022, anh T.L.D (29 tuổi - Hà Nội) mới biết bản thân mắc ung thư tuyến giáp. "Gói tầm soát ung thư tuyến giáp này mọi năm không có trong chương trình thăm khám", anh D chia sẻ lý do phát hiện bệnh muộn. Anh D cho biết thêm bản thân cũng có tâm lý chủ quan, cho rằng cơ thể vẫn khỏe mạnh thì không cần khám nhiều. Một gói khám không áp dụng cho tất cả mọi người Mỗi người có một thể trạng sức khỏe khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, lối sống và tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy là hình thức chăm sóc sức khỏe chủ động, nhưng việc tự chọn gói khám đôi khi không đem lại kết quả như mong đợi. Một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư cần có chỉ định thăm khám chuyên sâu, với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại để phát hiện ra bệnh. Ví dụ, phương pháp nội soi sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về các bệnh lý đường tiêu hóa, bao gồm cả ung thư. Trong khi đó, người trẻ khỏe mạnh không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thường thăm khám cơ bản để theo dõi sự thay đổi của các chỉ số và hình thái qua từng năm. Một gói khám được đánh giá đủ với người này, nhưng không phù hợp với người kia. Khám thừa hay thiếu đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, nhẹ thì tốn kém chi phí, nặng hơn là bỏ lỡ việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Tuy vậy, không thể phủ nhận vai trò của các gói khám cơ bản. Có người tình cờ đi chụp X-quang mà phát hiện bị ung thư phổi. Để biết đâu là phương pháp kiểm tra sức khỏe phù hợp, mỗi người cần tham khảo tư vấn từ phía chuyên gia. Chọn gói khám dựa trên mục đích thăm khám và tình trạng sức khỏe Hiện nay, khám gói là hình thức được nhiều người ưa chuộng. Thăm khám trọn gói không chỉ tiết kiệm hơn so với khám lẻ, mà còn giúp mỗi người xác định được chi phí cần chuẩn bị. Tuy nhiên, gói khám là một nhóm các dịch vụ được thiết kế sẵn, nên có thể không phù hợp cho tất cả mọi người. Để đáp ứng nhu cầu thăm khám chủ động của nhiều người, nhiều cơ sở y tế đã xây dựng hệ thống các gói khám đa khoa. Tùy vào thể trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân, bạn có thể lựa chọn gói khám sức khỏe định kỳ phù hợp. Theo đó, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những cơ sở tiên phong triển khai dịch vụ thăm khám trọn gói, thúc đẩy nhận thức của người dân trong việc tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. TCI hiện sở hữu hệ thống hơn 100 gói khám từ cơ bản đến chuyên sâu, từ tổng quát đến bộ phận riêng biệt, được xây dựng bởi đội ngũ y bác sĩ đầu ngành về sàng lọc sức khỏe chủ động, với mong muốn đáp ứng nhiều đối tượng thăm khám. Bên cạnh đó, TCI cũng tổ chức đội ngũ sàng lọc và tư vấn chuyên nghiệp, có đủ năng lực giúp mỗi người lựa chọn gói khám phù hợp. Hệ thống gói khám đa khoa tại TCI bao gồm: gói khám nhi khoa, gói khám cho trẻ vị thành niên, gói khám cho người trưởng thành, các gói khám tầm soát cho người lớn tuổi. Nhất là có nhiều gói khám được chia theo mục đích thăm khám có thể kể đến như khám tổng quát định kỳ, khám tầm soát ung thư, khám sức khỏe và tầm soát toàn diện, khám tiền hôn nhân và sức khỏe sinh sản, khám theo triệu chứng bệnh lý,… Toàn bộ quy trình thăm khám được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên y tế kinh nghiệm, với sự hỗ trợ của công nghệ và máy móc hiện đại. Nổi bật trong đó là hệ thống xét nghiệm tự động Power Express, máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy, máy chụp X-quang đa tư thế, máy siêu âm đa chiều, công nghệ nội soi tiêu hóa không đau NBI 5P và MCU. Với sự chuẩn bị về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, TCI kỳ vọng sẽ trở thành địa chỉ hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chủ động, được hàng triệu người tin chọn, góp phần giảm thiểu gánh nặng y tế của các cơ sở công lập. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phát động phong trào "Người Việt giàu sức sống", cổ vũ người dân tích cực tập luyện thể dục thể thao trên nền tảng sức khỏe ổn định và duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Tháng 5 này, TCI giảm từ 40% các gói tầm soát sức khỏe tại tất cả cơ sở và giảm 45% combo sàng lọc sức khỏe tại cơ sở 136 Nguyễn Trãi. Thông tin chi tiết về ưu đãi, bạn có thể xem thêm tại đây. Thông tin chi tiết liên hệ: Cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Cơ sở 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Cơ sở 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội Cơ sở 136 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Hotline: 0904 970 909 Tổng đài: 1900 55 88 96
https://suckhoedoisong.vn/diem-danh-nhung-thuc-pham-de-bi-nam-moc-gay-doc-to-nguy-hiem-trong-ngay-tet-169230125171046482.htm
26-01-2023
Điểm danh những thực phẩm trong ngày Tết dễ bị nấm mốc
Nấm mốc và độc tố của chúng có thể gây bệnh cho con người. Bệnh có thể xảy ra ở dạng ngộ độc cấp tính, nhưng phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy dần những lượng nhỏ nấm mốc và độc tố nấm. Có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, tuy khác nhau nhưng ít nhiều đều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Các độc tố nấm đều độc, mức độ độc của chúng cũng khác nhau, vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây bệnh không giống nhau. Với những loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm chỉ gây ngộ độc nhẹ, người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy , choáng váng…những độc tố vi nấm tích lũy dần trong cơ thể lâu dần dẫn đến bệnh nguy hiểm như: Ung thư gan do aflatoxin, suy thận do ochratoxin, ung thư buồng trứng do fumonisins…. 1. Các loại thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc Các loại bánh chưng , bánh ngọt, mứt Bánh chưng là thực phẩm dễ bị mốc nếu không bảo quản cẩn thận. Bánh chưng ngon và bổ dưỡng, nhưng nếu đã bị chua, mốc meo, ăn vào sẽ nguy hiểm. Do độ ẩm cao và giàu chất dinh dưỡng nên bánh chưng là môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển, vì vậy bánh chưng để lâu dễ bị mốc. Từ lớp lá ở ngoài, nấm mốc phát triển vào bên trong, lan rộng ra và làm hỏng bánh. Dưới tác dụng của men amilaza của một số nấm mốc, tinh bột chuyển thành đường glucoza thành rượu ethylic làm bánh bị vữa tại nơi nấm phát triển và có vị cay, hăng mùi rượu. Một số chủng nấm mốc khác có những men có khả năng lên men glucoza, mantoza, tạo thành acid gluconic, acid fumatic…làm bánh bị chua. Nấm mốc, hiểm họa tiềm ẩn ĐỌC NGAY Đáng sợ hơn cả là một số loại nấm mốc tiết ra độc tố cho người ăn, trong đó phải kể đến những nấm mốc thuộc họ Aspergllus và họ Penicillium. Vì vậy, chúng ta cảnh giác với bánh chưng mốc và phải kiên quyết bỏ khi bánh có hiện tượng mốc, bị chua, vữa, đắng... Các loại bánh ngọt, mứt để lâu, bảo quản kém, sẽ dễ bị hỏng do vi sinh vật và nấm mốc, nhất là loại bánh kem và các loại mứt. Khi mứt hút ẩm chảy nước là sắp hỏng. Đấy là yếu tố thuận lợi cho vi sinh vật và nấm mốc phát triển làm hỏng mứt và bánh ngọt. Thường thấy nhất là nấm men ưa đường gây nứt nẻ và làm bánh mất mùi vị, màu sắc đặc trưng. Trên bề mặt bánh ngọt để lâu xuất hiện những loại nấm mốc khác nhau… cần bỏ đi không nên tiếc rẻ. Các loại lương thực, thực phẩm Các loại hạt cũng rất dễ bị nhiễm nấm mốc nếu bảo quản không tốt. Nấm mốc từ các loại hạt có dầu như lạc, đậu nành, hạt điều, hạt hướng dương…thậm chí, nó có ở các loại lượng thực như gạo, ngô, sắn…và ở các loại thức ăn gia súc. Trong các loại lương thực, thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, thì các loại hạt bị mốc được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là lạc. Thủ phạm làm các loại hạt bị mốc là một loài nấm mốc nguy hiểm có tên là Aspergillus flavus. Nấm này tiết ra độc tố Alfatoxin cực kỳ nguy hiểm. Ngoài tác hại gây độc cấp tính, nó còn tích lũy dần dần trong cơ thể và là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Độc tố Aflatoxin rất khó bị phân hủy bởi nhiệt độ cao hay hóa chất, không những thế nó còn có thể tích lũy trong cơ thể người và động vật. Người ta đã thấy lạc rang ở nhiệt độ 150 0 C, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy ăn vào vẫn nguy hiểm. Một số người có thói quen tiếc rẻ những thực phẩm bị chớm mốc, vẫn dùng làm thức ăn rất nguy hại cho sức khỏe. 2. Biện pháp căn bản phòng ngừa ngộ độc thực phẩm Lựa chọn thực phẩm tươi sạch để phòng ngừa ngộ độc. Khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng (so với đặc trưng của thực phẩm), hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì dù có phải tiêu hủy nó đi vẫn hơn khắc phục hậu quả do chính nó gây nên. Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc do ăn phải độc tố của vi nấm, cần áp dụng các biện pháp đề phòng như: - Không mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc như lạc, đậu nành, gạo, ngô, bánh ngọt, mứt... - Không được đãi, rửa các lương thực, thực phẩm đã bị mốc để sử dụng trở lại vì độc tố vẫn còn lại bên trong thực phẩm. - Khi sử dụng thực phẩm có biểu hiện của nhiễm độc , ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc phải ngừng ngay việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu…để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người ngộ độc. Ngoài ra, để phòng chống ngộ độc thực phẩm bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau: Chọn thực phẩm tươi sạch. Ăn chín, uống sôi, rửa sạch rau quả tươi. Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín. Đun kỹ thức ăn thừa của bữa trước khi dùng lại. Không để lẫn thực phẩm sống và chín. Rửa sạch tay trước khi cầm vào thực phẩm. Giữ bếp, dụng cụ, nơi chế biến sạch sẽ, gọn gàng, khô ráo. Thức ăn nhiễm nấm mốc: Hiểm họa khôn lường SKĐS - Nói đến ngộ độc thực phẩm và bệnh lây nhiễm qua thực phẩm, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất độc có trong thực phẩm và vai trò của các vi khuẩn gây bệnh, ít đề cập đến các nấm mốc và độc tố của chúng. Hiện nay khoa học đã chứng minh, nếu chúng ta ăn phải những thức ăn nhiễm nấm mốc, cũng có thể mắc bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra ở dạng ngộ độc cấp tính, nhưng phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy dần những lượng nhỏ độc tố nấm. Xem thêm video đang được quan tâm: 5 thói quen có hại cho sức khỏe trong ngày nghỉ Tết và cách phòng tránh. ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng quốc gia Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/mac-soi-than-nhat-dinh-ban-phai-biet-nhung-dieu-sau-day-169230606100434632.htm
07-06-2023
Sỏi thận chữa như thế nào?
Điều đáng lưu ý, ở một số trường hợp sỏi thận sỏi kẹt có thể làm thận ứ nước nhiều, gây giảm chức năng để lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm trùng, suy thận . Sỏi thận: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị đúng SKĐS - Sỏi thận là một bệnh thường gặp nhất của đường tiết niệu và hay tái phát. Nước ta khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cơ thể mất nước nhiều, nên từ lâu đã được coi là một vùng dịch tễ sỏi. Sỏi có thể gây tắc đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn và suy thận. Tự ý dùng thuốc nam chữa sỏi thận phải cắt thận Bệnh nhân N.H.B, 42 tuổi, ở Điện Biên phát hiện mắc sỏi thận cách đây khoảng 5 tháng. Theo lời mách bảo của người thân và bạn bè nên bệnh nhân đã uống thuốc nam để chữa sỏi thận. Trước khi nhập viện 10 ngày, người bệnh thấy thường xuyên tiểu rắt, tiểu buốt , người mệt mỏi. Tuy nhiên, do chủ quan nghĩ thời tiết nắng nóng nên không đi khám. Sau đó bệnh nhân thấy sốt, đau thắt lưng âm ỉ, đau liên tục, kèm theo buồn nôn…nên được người nhà đưa đi khám. Sau khi khám và khai thác bệnh sử, làm một số xét nghiệm, kết quả cho thấy người bệnh có sỏi ở đài thận trái. Điều đáng nói, thận trái giãn rất mỏng, mất chức năng hoàn toàn nên các bác sĩ phải cắt bỏ. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp mắc sỏi thận nhập viện khi các biểu hiện đã rõ có ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Thậm chí có người bệnh đã suy thận hoặc các biến chứng quá nặng, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều trị. Các loại sỏi thận Uống ít nước là một trong những nguyên nhân mắc sỏi thận Sỏi thận hình thành do sự lắng đọng, kết tinh những chất hòa tan trong nước tiểu. Theo nghiên cứu, có đến 10% - 15% dân số nước ta bị sỏi thận. Lứa tuổi thường mắc sỏi thận là từ 40 tuổi trở lên. Hiện vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra sỏi thận, thế nhưng các nhà nghiên cứu đều đồng thuận cho rằng, yếu tố khiến sỏi thận hình thành bao gồm: - Nếu uống ít nước: Nhiều người ngại uống nước, trong khi thói quen uống ít nước là nguyên nhân thường gặp nhất gây sỏi thận. Đặc biệt là với người lao động nặng nhọc, sống trong điều kiện thời tiết nóng bức, làm việc cả ngày nhưng uống không đủ nước. Lý do uống ít nước nên nước tiểu bị cô đặc, một số tinh thể trong nước tiểu sẽ lắng đọng, tạo thành sỏi. - Người có chế độ ăn nhiều đạm, nhiều muối: Người có sở thích ăn mặn, ăn thực phẩm chứa chất purine như cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng lợn… cũng dễ bị sỏi thận. Ngoài ra, một số người mắc bệnh lý như: bệnh về đường ruột gây tiêu chảy mạn tính, tiền sử mổ cắt ruột… ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dịch và các khoáng chất như canxi, phốt pho; người mắc bệnh thận dạng toan hóa ống thận gây lắng đọng canxi trong thận; người bệnh gout ; người có những bất thường trong cấu trúc đường tiểu cũng dễ hình thành sỏi thận. Thói quen uống ít nước là nguyên nhân thường gặp nhất gây sỏi thận. Khi mắc sỏi thận phải làm gì? Câu hỏi đặt ra, nếu mắc sỏi thận phải làm gì, có nhất thiết phải mổ không? Trên thực tế, tùy thuộc vào từng cá nhân, kích thước của sỏi, loại sỏi mà các bác sĩ sẽ chỉ định thích hợp. Nếu sỏi nhỏ, ít triệu chứng thì người bệnh chỉ cần được theo dõi, uống nhiều nước, điều chỉnh chế độ ăn hoặc dùng thuốc. Cụ thể, sỏi nhỏ hơn 5 mm, người bệnh không có triệu chứng thì không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần được theo dõi, điều chỉnh chế độ ăn, hạn chế các thức ăn có nhiều muối, chất đạm, ăn nhiều rau quả, đặc biệt cần uống nhiều nước để giúp "giải phóng" sỏi nhỏ ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Nếu sỏi thận lớn hoặc sỏi có biến chứng, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị tích cực hơn. Trong đó có các phương pháp sau: - Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là phương pháp điều trị sỏi thận không xâm lấn được áp dụng phổ biến và người bệnh sau khi được điều trị có thể về ngay trong ngày. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nằm trên máy tán sỏi và dùng sóng xung kích hội tụ vào viên sỏi để tán vỡ nó ra. - Phương pháp tán sỏi nội soi: Là kỹ thuật đưa một ống soi nhỏ, gọi là ống soi niệu quản, từ lổ tiểu vào bàng quang, lên niệu quản và trong thận để tán sỏi. Ống soi niệu cho phép bác sĩ nhìn thấy sỏi và không có vết mổ. Người bệnh có thể được cho ngủ trong khi phẫu thuật. Khi bác sĩ nhìn thấy sỏi, một cái rọ nhỏ được dùng để bắt sỏi và lấy ra. Nếu sỏi quá to, sỏi phải được phá vỡ thành nhiều mảnh nhỏ bằng laser. - Phương pháp tán sỏi thận qua da: Đây là kỹ thuật điều trị sỏi thận ít xâm lấn theo xu hướng hiện nay, thích hợp điều trị cho người bệnh có sỏi lớn. Người bệnh sẽ được lấy sỏi qua một đường mổ nhỏ từ ngoài da vào trong thận cỡ 8 mm để đưa ống nội soi vào, sau đó chiếu tia laser vào để tán sỏi. Lời khuyên thầy thuốc Để tránh sỏi thận tái phát bệnh nhân cần thay đổi thói quen ăn uống, lối sống chưa tốt. Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều muối, nên ăn ít chất đạm động vật, ăn nhiều rau quả, tiêu thụ một lượng canxi vừa đủ. Cần uống từ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày, có thể giúp loại bỏ những sỏi thận nhỏ qua đường tiểu. Dù màu sắc nước tiểu không thể xác định được có bị sỏi thận hay không, thế nhưng nhìn màu sắc nước tiểu có thể biết cơ thể đủ hay thiếu nước. Nếu nước tiểu có màu trắng hoặc vàng nhạt, chứng tỏ chúng ta uống đủ nước. Còn nước tiểu màu vàng sậm hơn báo hiệu cơ thể đang thiếu nước. Dự Báo Thời Tiết Ngày 3/6: Hà Nội Và Đà Nẵng Nắng Nóng Tiếp Diễn, TP.HCM Nhiệt Độ Giảm Nhẹ | SKĐS Ths.BS. Nguyễn Thị Hường Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://tamanhhospital.vn/mo-noi-soi-day-chang-cheo-truoc/
10/01/2022
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước dễ bị tổn thương, do các chuyển động đột ngột, va chạm mạnh vào đầu gối… Chấn thương này khiến cho người bệnh đau đớn, di chuyển khó khăn. Bên cạnh điều trị bảo tồn, nếu tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp bằng phẫu thuật. Vậy mổ nội soi dây chằng chéo trước được thực hiện thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Giữ vai trò chính trong việc ổn định đầu gối, nên khi dây chằng chéo trước bị chấn thương sẽ gây ra sự bất ổn lớn cho khớp gối. Nếu không có sự can thiệp kịp thời và đúng cách của phương pháp phẫu thuật dây chằng chéo, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Nghiêm trọng nhất là sự thay đổi cơ sinh học bình thường của đầu gối, rách sụn chêm, bong sụn khớp, thoái hóa sụn và thoái hóa khớp gối sớm hơn tuổi tác sinh học bình thường. Mục lụcMổ dây chằng chéo trước bằng nội soi là gì?Khi nào cần phẫu thuật dây chằng chéo trước?Quy trình phẫu thuật nội soi phục hồi dây chằng chéo trướcƯu điểm của kỹ thuật nội soi dây chằng chéo trướcChuẩn bị trước phẫu thuậtChăm sóc và phục hồi sau phẫu thuậtDinh dưỡngTập luyệnSinh hoạtMổ dây chằng chéo trước bằng nội soi là gì? Mổ nội soi dây chằng chéo trướclà một biện pháp can thiệp ít xâm lấn rất hiệu quả, dựa trên sự hỗ trợ của các thiết bị nội soi để quan sát bên trong khớp gối. Từ đó, các bác sĩ có biện pháp xử lý phù hợp, mang đến hiệu quả cao, ít mất máu, nhanh lành và nâng cao khả năng hồi phục. Khi nào cần phẫu thuật dây chằng chéo trước? Với các trường hợp chấn thương dây chằng chéo trước không nghiêm trọng, trước tiên các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn. Bao gồm dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, chườm lạnh và phục hồi chức năng bằng các bài tập phù hợp. (1) Quy trình phẫu thuật nội soi phục hồi dây chằng chéo trước Quy trình phẫu thuật cũng tương tự như mổ dây chằng chéo tiêu chuẩn. Các thao tác mổ được thực hiện như sau: Bệnh nhân được tiến hành gây tê Giữ bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, gập đầu gối lại một góc 90 độ. Đùi và bàn chân bệnh nhân đặt vào có vị trí có vật đỡ Phẫu thuật viên rạch một đường tiêu chuẩn trên xương chày ở giữa củ chày và đường viền giữa của xương chày để đưa các thiết bị như camera, lưỡi bào, dao… vào bên trong khớp Từ những hình ảnh được phóng đại truyền ra màn hình lớn bên ngoài, phẫu thuật viên sẽ quan sát tổn thương của dây chằng chéo trước và can thiệp phù hợp Sau khi hoàn tất việc sửa chữa các tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành đóng vết mổ, đóng lối vào khớp một lớp, cố định bằng nẹp Orbe Mổ nội soi dây chằng chéo không cần đặt dẫn lưu và có thể cắt chỉ sau khoảng 2 tuần thực hiện phẫu thuật. Ưu điểm của kỹ thuật nội soi dây chằng chéo trước Theo các chuyên gia về cơ xương khớp, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình BVĐK Tâm Anh, phẫu thuật dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật nội soi có nhiều ưu điểm như: Đảm bảo tính chính xác cao trong quá trình phẫu thuật viên thao tác Gân xương nhanh liền, vết mổ không chảy máu Giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân trong và sau phẫu thuật Người bệnh nhanh hồi phục và không mất quá nhiều công chăm sóc Tiết kiệm chi phí nhờ rút ngắn thời gian nằm viện Sớm bắt đầu chương trình vật lý trị liệu để người bệnh được tái vận động Chuẩn bị trước phẫu thuật Để ca phẫu thuật dây chằng thành công, người bệnh cần phải có sự chuẩn bị và phối hợp thật tốt với bác sĩ (2). Theo đó, bạn nên: Trao đổi với bác sĩ để biết được những thông tin quan trọng nhất có liên quan như phương án gây tê/gây mê, giảm đau, tiền sử bệnh và việc dùng thuốc hiện tại (nếu có) Nhịn ăn uống theo yêu cầu của bác sĩ để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, nhất là khi bạn được gây mê Đến bệnh viện đúng lịch hẹn để đánh giá tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng được việc phẫu thuật, xem xét các vật liệu có thể sử dụng trong phẫu thuật Tuy phẫu thuật nội soi dây chằng chéo trước không quá phức tạp, nhưng vào ngày hôm trước bạn nên nghỉ ngơi thật tốt để đảm bảo sức khỏe cho ca mổ Sắp xếp người chăm sóc và hỗ trợ bạn di chuyển trong những ngày đầu vết thương chưa lành hẳn Chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật Sau khi phẫu thuật dây chằng, hầu hết bệnh nhân đều bị sưng quanh đầu gối. Hiện tượng này là bình thường. Tuy nhiên, nếu vị trí phẫu thuật bị chảy máu hay đau nhiều ở giai đoạn hậu phẫu, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. (3) Để hỗ trợ cho việc phục hồi sau phẫu thuật tốt hơn, bạn nên chú ý một số chi tiết sau: Dinh dưỡng Một chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà hỗ trợ rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Vì vậy, bạn nên xây dựng một thực đơn cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu. Bên cạnh đó, đừng quên tăng cường: Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây tươi để hỗ trợ hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng hiệu quả Thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ động vật và thực vật như: thịt cá, hải sản, ngũ cốc… để vết thương nhanh lành Thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa để bổ sung chất dinh dưỡng giúp cho xương khớp chắc khỏe Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây họ cam quýt, tỏi… giúp vết thương nhanh lành, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng Tập luyện Phẫu thuật không phải là đã hoàn tất quá trình điều trị. Vì thế, sau mổ bạn vẫn cần phải duy trì việc tập luyện đúng cách và đúng cường độ để khớp gối hoạt động linh hoạt trở lại. Bên cạnh đó, người được mổ nội soi khớp còn có một số nguy cơ như huyết khối tĩnh mạch sâu, tổn thương ngẫu nhiên trong khớp gối, tổn thương dây thần kinh hay lỏng gối… Vì vậy, việc tập luyện là cần thiết và hiệu quả trong việc giúp khớp gối phục hồi. Tuy nhiên, khi tập luyện bạn cần nhớ là không nên tự ý tập tại nhà mà cần phải có ý kiến của bác sĩ về thời gian bắt đầu được tập, cường độ tập, các bài tập cụ thể. Đặc biệt chú ý nguyên tắc tập từ chậm đến nhanh, từ nhẹ đến mạnh, từ ít đến nhiều… để khớp gối có thời gian làm quen và không tái chấn thương sau phẫu thuật. Sinh hoạt Bệnh nhân được phẫu thuật dây chằng chéo trước có một điểm cần phải chú ý trong sinh hoạt bao gồm: Tránh vận động với tần suất mạnh, tránh gập duỗi gối nhiều Không tự ý tháo nẹp cố định khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ Đi lại vừa đủ để cơ thể thư giãn, tránh teo cơ nhưng cũng không nên đi quá nhiều Tránh các chất kích thích, rượu bia để cơ thể nhanh hồi phục Thu xếp công việc để giảm bớt áp lực và tập trung cho việc nghỉ ngơi Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Tâm Anh với thế mạnh đội ngũ chuyên gia đầu ngành, trang bị hệ thống máy móc hiện đại như như: máy X-quang thế hệ mới, máy chụp CT 128 dãy, máy cộng hưởng từ hạt nhân MRI, máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, hệ thống máy phẫu thuật robot Artis Pheno (Siemens)… Trung tâm còn là địa chỉ tin cậy trong chẩn đoán và điều trị thành các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới: Phẫu thuật thay xương; thay khớp khuỷu, khớp vai; phẫu thuật tái tạo và sửa chữa tổn thương đa dây chằng khớp gối; nối gân achilles (gân gót)… Bên cạnh đó, BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Mổ nội soi dây chằng chéo trước là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian phục hồi và giảm biến chứng sau chấn thương. Tuy nhiên, đây cũng là một kỹ thuật đòi hỏi người thực hiện cần có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro khi phẫu thuật. Vì vậy, hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện nếu được chỉ định phẫu thuật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-bai-tap-duc-tot-cho-quan-he-tinh-duc-vi
Các bài tập thể dục tốt cho quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý tất yếu của con người. Quan hệ tình dục sẽ tăng sự kết nối giữa hai người với nhau và có thể giúp tinh thần thoải mái hơn. Vậy làm thế nào để có những giây phút tuyệt vời bên người bạn đời của mình. Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn đọc các bài tập tốt cho chuyện ấy. 1. Quan hệ tình dục Cũng giống như ăn uống, quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý tất yếu của cơ thể mỗi người. Không phân biệt nam nữ, người trẻ hay người già. Tuy nhiên, nhu cầu quan hệ cũng thay đổi theo độ tuổi. Ở người lớn tuổi, nhu cầu quan hệ tình dục sẽ giảm đi do sự thay đổi các hormone trong cơ thể, đặc biệt là nữ giới. 2. Vai trò của quan hệ tình dục Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh tất yếu của con người. Không chỉ dừng ở đó, quan hệ tình dục còn có rất nhiều vai trò, lợi ích cho con người và cuộc sống.Nói như vậy là bởi vì trong khi quan hệ tình dục cơ thể sẽ tiêu hao năng lượng. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quan hệ tình dục đốt cháy khoảng 4,2 calo mỗi phút đối với nam giới và 3,1 calo mỗi phút đối với nữ giới. Tuy nhiên lượng calo bị đốt cháy khi quan hệ tình dục không đạt hiệu quả cao như tập luyện thể dục thể thao. Chạy bộ 30 phút với máy chạy bộ có thể đốt cháy nhiều hơn 276 calo cho nam và 213 cho nữ. Ngoài ra, quan hệ tình dục còn giúp:Tinh thần thoải mái hơn.Duy trì nòi giống.Hâm nóng mối quan hệ với bạn đời. 3. Các bài tập tốt cho chuyện ấy Để có khoảng thời gian tuyệt vời bên người bạn đời, trước tiên mỗi người cần có một sức khỏe thật tốt và tinh thần thoải mái. Vì vậy, tập luyện thể dục thể thao sẽ rất có ích đối với việc quan hệ. Trong khi quan hệ, cơ thể sẽ phải huy động rất nhiều nhóm cơ khác nhau, đặc biệt là cơ vùng chậu và cơ gân khoeo. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một số bài tập thể dục tốt cho quan hệ bằng cách tác động đến những vùng cơ này.Sau đây là một số bài tập thể dục tốt cho quan hệ:3.1. CardioNhững hoạt động làm cho tim bạn đập nhanh hơn và thở mạnh hơn như đi bộ, đạp xe sẽ thúc đẩy lưu lượng máu trong cơ thể. Các hoạt động này cũng sẽ tăng cường thể lực cho cơ thể.3.2.Bơi lộiCác nhà khoa học của đại học Harvard phát hiện ra rằng những người có hoạt động bơi lội nhiều như vận động viên, ở độ tuổi 60 vẫn có đời sống tình dục tương tự những người trẻ 20 tuổi. Bởi vì, bơi lội giúp tăng sức bền, tăng cường lưu lượng máu, cải thiện tính linh hoạt và sức mạnh. Đồng thời, nó còn có tác dụng giảm căng thẳng, giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng.Ngoài ra, bơi lội còn là một trong những bài tập giảm béo hiệu quả. Nó giúp cơ thể đốt cháy một lượng lớn calo, đặc biệt là những người đàn ông béo phì bị rối loạn cương dương. Do đó, đây là một trong các bài tập tốt cho chuyện ấy. Bài tập thể dục tốt cho quan hệ có thể kể đến môn bơi lội 3.3.Tư thế ếchMột trong những bài tập thể dục tốt cho quan hệ không thể không kể đến đó là tư thế ếch. Đây là một bài tập giúp bạn linh hoạt hơn trong khi ân ái. Tư thế ếch là một bài tập mở hông cường độ cao có tác dụng kéo căng đùi trong, háng và hông. Ngoài ra, đây cũng là cách giải tỏa căng thẳng, tinh thần thoải mái hơn rất tốt đối với chuyện chăn gối.3.4. Khớp nốiMột bài tập thể dục tốt cho quan hệ tình dục mà chúng tôi muốn giới thiệu đó là bài tập khớp nối. Bài tập này có tác dụng giữ cho cơ thể ở một "vị trí thuận lợi" mà lưng hoặc chân không bị chìa ra.Với bài tập này, người tập sẽ ngả người ra sau một góc 45 độ trong vài giây sau đó trở về tư thế thẳng đứng và lặp lại. Bài tập này giúp cơ thể dẻo dai, tinh tế đồng thời cũng tạo ra rất nhiều sức mạnh.3.5. Hình nónHình nón là một bài tập dùng để điều trị chứng tiểu không kiểm soát. Tuy nhiên, bài tập này có thể giúp tăng cường cơ sàn chậu của người tập. Do đó, đây cũng được sử dụng như một trong các bài tập tốt cho quan hệ tình dục.Bài tập này quen thuộc với nữ giới hơn. Tuy nhiên, hơn một nửa những người tập luyện thực hiện không chính xác động tác này. Đối với nam giới, bài tập hình nón giúp ngăn ngừa sự xuất tinh sớm.3.6. Tấm vánTấm ván cũng là một bài tập thể dục tốt cho quan hệ tình dục. Động tác này giúp tăng cường lớp sâu nhất của cơ bụng, bắp tay, đùi và mông. Thực hiện động tác này mỗi ngày và tăng dần thời gian tập.Đây không phải là một bài tập dễ, tuy nhiên, nếu đã thành thạo rồi thì cũng rất đơn giản.Cách thực hiện bài tập: ban đầu ở tư thế chống đẩy và sau đó hạ khuỷu tay xuống sàn. Đồng thời phải siết chặt lưng không để lưng dưới bị cong lên hay võng xuống. Vai cuộn ra sau và hạ xuống, cổ và đầu ở tư thế trung lập. Toàn bộ cơ thể sẽ tạo thành một đường thẳng, như vậy thì động tác mới đúng và đạt hiệu quả.3.7. Căng mèo / bòĐây là một tư thế yoga giúp cơ thể có nhịp thở đều và tăng sự tập trung. Chống hai tay lên sàn, đồng thời quỳ hai đầu gối lên sàn sao cho cơ thể tạo thành hình cái bàn. Khi võng lưng xuống cơ thể sẽ hút vào một hơi thật sâu, cong lưng lên thì thở ra hết. Căng mèo là một trong các bài tập tốt cho quan hệ 3.8. Lực đẩy vùng chậuMột bài tập thể dục tốt cho quan hệ tình dục khác đó là động tác lực đẩy vùng chậu. Bài tập này tác động lên cơ mông, bắp chân và cơ gân kheo. Do đó, giúp tăng sức chịu đựng và sự linh hoạt. Ngoài ra, nó còn tác dụng lên vùng xương chậu, do đó giúp người tập có một thân hình đẹp.3.9. Tốt hơn khi ở bên nhauTập luyện cùng nhau là một cách kết nối hai người với nhau, giúp họ hiểu nhau hơn. Khi cả hai cùng phối hợp trong các bài tập sẽ tăng thêm phần hưng phấn do sự tiếp xúc gần và giúp họ thêm phần gắn kết.3.10. Chống đẩyĐây là một bài tập rất hữu ích và thường được sử dụng nhiều ở nam giới. Bài tập có tác dụng đến toàn thân đặc biệt là tăng lực của cánh tay và cơ bụng. Chống đẩy là một trong các bài tập tốt cho chuyện ấy được nhiều người biết đến.3.11.Nhảy xổmNhảy xổm là một bài luyện tập cường độ cao ngắt quãng. Bài tập nên được thực hiện trong các buổi tập để cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho các buổi quan hệ tình dục cường độ cao hoặc kéo dài. Nhảy xổm làm tăng nhịp tim, cải thiện sức mạnh và sự ổn định của chân. Do đó đây là một bài tập thể dục tốt cho quan hệ tình dục.Cách tiến hành động tác: đứng với hai chân rộng bằng vai, hai tay đặt xuống 2 bên hông.Ngồi xổm xuống, đưa hai tay ra trước mặt. Sau đó nhảy lên và đưa hai tay xuống hai bên khi chân chạm đất.3.12.Tư thế chim bồ câuTư thế chim bồ câu là bài tập giúp tăng tính linh hoạt của cơ thể. Động tác này giúp kéo căng sâu vùng háng, hông và mông, tăng tính linh hoạt ở các vùng lân cận của cơ thể. Khi cơ thể linh hoạt thì quan hệ cũng sẽ đạt được hiệu quả mong muốn hơn.Trước mỗi buổi tập, bạn nên uống đầy đủ nước và khởi động nhẹ để tránh bị chấn thương. Cùng với đó, nên sử dụng thảm tập yoga hay một vật nào đó êm để hạn chế sự tổn thương bầm tím ở tay chân. Các bài tập này nên được thực hiện hằng ngày và thường xuyên để có một sức khỏe tốt, thân hình đẹp và dẻo dai.Như vậy, quan hệ tình dục là một nhu cầu rất thường của con người. Để có những giây phút tuyệt vời bên bạn đời của mình thì điều không thể thiếu là tập thể dục. Đặc biệt là những bài tập thể dục tốt cho quan hệ tình dục. Hãy tập luyện thể dục hằng ngày để có sức khỏe tốt và những giây phút hạnh phúc bên người thương yêu.Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình. Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com
https://dantri.com.vn/suc-khoe/vi-sao-nhieu-nguoi-khong-the-voi-tay-cham-vao-ngon-chan-20240625144313605.htm
20240625
Vì sao nhiều người không thể với tay chạm vào ngón chân?
Theo Times of India, khi chúng ta thấy những người khác thực hiện bài tập này trong các lớp học yoga hoặc bất kỳ video thể dục nào, nó giống như một trò chơi của trẻ con. Nhưng chỉ khi cố gắng thực hiện, bạn mới nhận ra động tác đơn giản này khó đến mức nào. Chỉ một số ít thành công trong việc chạm vào ngón chân của mình và số còn lại phải vật lộn. Một số người có bản chất linh hoạt hơn, điều này mang lại cho họ một chút lợi thế so với những người khác. Việc chạm vào ngón chân khi đứng hay ngồi với đầu gối thẳng giúp kiểm tra sự linh hoạt của các cơ từ lưng dưới đến bắp chân (Ảnh: Healthline). Chạm vào ngón chân là một minh chứng cổ điển về tính linh hoạt của các cơ từ lưng dưới đến bắp chân. Trên thực tế, "ngồi và vươn" là một bài kiểm tra tính linh hoạt phổ biến dành cho cả những người tập thể dục thể thao và thể hình nói chung khi lập kế hoạch cho thói quen giãn cơ và tập thể dục. Thường được coi là thước đo độ linh hoạt của gân kheo, việc chạm vào ngón chân cho thấy sự linh hoạt ở lưng dưới, cơ mông, mắt cá chân và gân kheo của bạn. Nếu muốn hoàn thiện động tác này, bạn nên cải thiện tính linh hoạt của mình bằng cách thực hiện một số bài tập giãn cơ. Lý do khiến bạn không thể chạm tới ngón chân? Có ba lý do cơ bản khiến một số người không thể chạm tới ngón chân của mình, đó là gân kheo yếu hoặc căng, cơ gấp hông bị căng hoặc khả năng vận động của dây thần kinh kém. Căng cứng ở phía sau chân khi cố gắng vươn tay chạm đến ngón chân cho thấy gân kheo của bạn bị căng hoặc quá yếu. Nhưng nếu bạn cảm thấy căng cứng ở hông hoặc bị chèn ép ở lưng dưới thì vấn đề là do cơ gấp hông bị căng hoặc khả năng vận động của dây thần kinh kém. Tương tự, theo Healthline, chạm vào ngón chân có thể khó khăn vì một số lý do đều liên quan đến tính linh hoạt. Bởi vì việc chạm vào ngón chân phụ thuộc vào việc uốn cong mắt cá chân, hông và lưng dưới, độ cứng ở bất kỳ khu vực nào trong số này sẽ làm giảm khả năng chạm tới ngón chân của bạn. Các tư thế và thói quen thông thường - bao gồm ngồi, đứng hoặc đi giày cao gót trong thời gian dài - hoặc thậm chí các chấn thương trước đó có thể hạn chế tính linh hoạt của bạn ở một số hoặc tất cả các khu vực này. Để thành thạo thao tác này, bạn cần khắc phục những vấn đề gốc rễ này. Bạn hãy thực hiện các bài tập nhắm vào nhóm cơ ở những vùng này. Cách luyện tập để chạm vào ngón chân của bạn Nếu bạn không thường xuyên giãn cơ hoặc thực hiện các bài tập liên quan đến giãn gân kheo, lưng dưới hoặc bắp chân, bạn có thể ngạc nhiên về việc chạm vào ngón chân của mình khó đến mức nào. Do dành nhiều thời gian ở các tư thế thông thường, bao gồm cả ngồi và đứng, lưng dưới, gân kheo và bắp chân của bạn có thể bị căng cứng, điều này sẽ hạn chế khả năng chạm vào ngón chân của bạn. Nếu bạn không thể chạm vào ngón chân của mình, thực hiện thói quen kéo giãn nhằm giải quyết từng vùng cơ riêng lẻ là cách tốt nhất để cải thiện khả năng chạm ngón chân của bạn. Nói chung, việc chạm toàn bộ ngón chân cũng mang lại cho bạn những lợi ích liên quan đến tính linh hoạt. Nghiên cứu cho thấy rằng một số phương pháp tập luyện có thể cải thiện tính linh hoạt cần thiết để chạm vào ngón chân của bạn. Lợi ích của việc chạm vào ngón chân Lợi ích chung của việc có thể chạm vào ngón chân là có được sự linh hoạt thích hợp ở gân kheo, bắp chân và lưng dưới. Khả năng chạm vào ngón chân phản ánh tính linh hoạt tốt ở những khu vực này. Lợi ích tổng thể của tính linh hoạt ở các khu vực cần chạm vào ngón chân của bạn bao gồm những điều sau: - Giảm nguy cơ bị căng gân kheo. - Giảm nguy cơ chấn thương gân Achilles. - Cải thiện hiệu suất trong các môn thể thao phụ thuộc vào tính linh hoạt. - Cải thiện chuyển động trong các hoạt động chức năng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vo-o-hoi-cho-be-nhung-dieu-cha-me-can-biet-vi
Vỗ ợ hơi cho bé: Những điều cha mẹ cần biết
Bài viết của Bác sĩ chuyên khoa I Néang Chanh Ly - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Sau khi trẻ bú mẹ thì có thể trẻ đã nuốt hơi vào bao tử nên có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nôn trớ. Một số trẻ có thể tự ợ hơi dễ dàng, nhưng có trường hợp trẻ sẽ không tự thực hiện được nên cha mẹ cần phải hỗ trợ giúp con. Vậy khi vỗ ợ hơi cho bé, cha mẹ cần chú ý điều gì? 1. Khi nào chúng ta cần vỗ ợ hơi cho bé? Thực tế, không có một quy luật chắc chắn về thời gian chúng ta cần vỗ ợ hơi cho bé. Một số em bé cần được ợ hơi trong quá trình bú mẹ, số khác thì cần vỗ ợ hơi sau khi bú xong. Vì vậy, chúng ta cần chú ý để nhận thấy các dấu hiệu như trẻ đang không thoải mái trong khi đang bú và cần được nghỉ để vỗ ợ hơi. Còn nếu bé bú một cách bình thường thì mẹ đợi đến khi bé bú xong sẽ giúp con. 2. Các tư thế vỗ ợ hơi cho bé Cần nâng đỡ đầu và cổ của bé để đảm bảo bụng và lưng bé thẳng (không được cong). Mẹ có thể xoa hoặc vỗ lưng bé một cách nhẹ nhàng. Không cần phải tốn nhiều thời gian để vỗ ợ hơi cho bé, chỉ cần vài phút là đủ (sau khi vỗ ợ hơi vài phút thì mẹ vẫn bế bé hoặc để bé ở tư thế cao khoảng 15 -20 phút chứ không nên đặt bé nằm xuống ngay).Lưu ý khi vỗ ợ hơi thì rất có thể bé có thể sẽ ọc ra 1 ít sữa hoặc nhả nhớt, trong trường hợp này thì mẹ không cần lo lắng và nên lót sẵn 1 miếng khăn sữa ngay miệng bé.Sau đây là vài tư thế ôm vỗ ợ hơi cho bé, mẹ có thể thử tất cả các tư thế sau để có thể tìm ra được tư thế nào mà bé cảm thấy thoải mái nhất.Bế bé trên vai Bế bé trên vai Ôm bé thẳng đứng, cằm của bé đặt thoải mái lên vai mẹ.Một tay mẹ nâng đỡ phần đầu và cổ của bé. Sau đó mẹ nhẹ nhàng xoa và vỗ nhẹ vào lưng bé.Mẹo nhỏ: Khi vỗ lưng mẹ chụm bàn tay lại và vỗ sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Khi thực hiện mẹ cũng có thể ôm con đi đi lại lại trong phòng.Đặt bé ngồi trên đùi Đặt bé ngồi trên đùi Đặt bé ngồi trên đùi.Mẹ dùng 1 bàn tay để nâng đỡ phần cằm và ngực bé (nhìn kỹ thuật nâng đỡ bằng bàn tay ở hình trên)Tay còn lại xoa hoặc vỗ lưng bé nhẹ nhàng.Đặt bé nằm sấp ngang trên đùi Đặt bé nằm sấp ngang trên đùi Đặt bé nằm sấp ngang qua đùi mẹ.Nâng đỡ phần cằm của bé (lưu ý không đặt bất kỳ 1 lực nào vào phần cổ của bé).Tay còn lại xoa hoặc vỗ lưng nhẹ nhàng. 3. Phải làm sao nếu bé không ợ hơi? Trên thực tế, không phải tất cả trẻ sau khi bú và cho vỗ ợ hơi thì đều ợ hơi ra ngoài. Hầu hết là trẻ sẽ ợ và mẹ có thể nghe rõ tiếng ợ của bé. Nếu mẹ không thấy bé ợ có thể là bé ợ nhỏ, hoặc không ợ nhưng nếu bé trông thoải mái, dễ chịu thì mẹ không cần lo lắng.Nếu sau khi đã thực hiện các bước vỗ ợ hơi như trên mà bé vẫn còn các dấu hiệu bị đầy hơi như: quấy khóc, cong lưng, thu chân vào bụng hay nắm chặt tay. Lúc này mẹ đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng mát xa bụng và nắm 2 chân bé làm động tác đưa vào bụng và đẩy ra (giống như động tác đạp xe đạp). Nếu sau khi đã thực hiện tất cả mà tình trạng đầy hơi của bé không được cải thiện thì cha mẹ cần đưa con đến trung tâm y tế gặp bác sĩ để được tư vấn.Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về cách vỗ ợ hơi cho bé, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy liên hệ đến bác sĩ Vinmec để được thăm khám và hỗ trợ. Tài liệu tham khảo:https://www.nhs.uk/start4life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/how-to-breastfeed/breastfeeding-positions/#anchor-tabshttps://www.unicef.org/parenting/child-care/how-to-burp-baby
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/roi-loan-cang-thang-sau-sang-chan-ptsd-vi
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) là một rối loạn lo âu có thể phát triển sau một sự kiện kinh hoàng mà bệnh nhân chứng kiến hoặc trực tiếp là người trải qua sự kiện sang chấn đó. PTSD có nhiều triệu chứng về tâm lý cũng như thể chất gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động bình thường hàng ngày và chất lượng cuộc sống. 1. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương là gì? Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Posttraumatic stress disorder - PTSD), từng được gọi với cái tên là “Sốc vỏ đạn” (shell shock) hoặc “Hội chứng mệt mỏi sau chiến tranh” (Battle fatigue syndrome). Tên gọi này là do PTSD thường gặp ở rất nhiều trong cựu quân nhân sau thế chiến tranh. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể phát triển sau khi một người đã từng trải qua hoặc chứng kiến ​​một sự kiện sang chấn nghiêm trọng hoặc kinh hoàng, trong đó tổn thương thể chất nghiêm trọng xảy ra hoặc bị đe dọa tính mạng.PTSD là hậu quả lâu dài của các sự kiện đau thương gây ra nỗi sợ hãi, bất lực hoặc kinh hoàng, như tấn công tình dục hoặc thể xác, cái chết bất ngờ của người thân, tai nạn, chiến tranh hoặc thảm họa tự nhiên. Gia đình của các nạn nhân cũng có thể phát triển PTSD, cũng như nhân viên cấp cứu và nhân viên cứu hộ.Hầu hết những người trải qua một sự kiện sang chấn sẽ có những phản ứng có thể như sốc, tức giận, căng thẳng, sợ hãi và thậm chí là cảm giác tội lỗi. Những phản ứng này là phổ biến, và đối với hầu hết mọi người, chúng biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, đối với một người bị PTSD, những cảm giác này vẫn tiếp tục và thậm chí tăng lên gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương được chẩn đoán khi có các triệu chứng kéo dài một tháng và không thể thực hiện các hoạt động bình thường như trước khi sự kiện xảy ra. 2. Các triệu chứng của PTSD là gì? Những người bị PTSD có thể bị hồi tưởng, ảo giác Các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau chấn thương thường bắt đầu trong vòng ba tháng của sự kiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau nhiều năm sau sự kiện. Mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài khác nhau tùy mỗi bệnh nhân. Một số người hồi phục trong vòng sáu tháng, trong khi những người khác bị ảnh hưởng trong thời gian dài.Các triệu chứng của PTSD thường được nhóm thành bốn loại chính, bao gồm:Cơn hồi tưởng: Những người bị PTSD liên tục có những cơn hồi tưởng về sự kiện thông qua những suy nghĩ và ký ức về sự kiện sang chấn. Chúng có thể bao gồm hồi tưởng, ảo giác và ác mộng. Họ cũng có thể cảm thấy đau khổ tột cùng khi có những một số đồ vật hoặc hoàn cảnh khiến gợi nhớ về sang chấn, chẳng hạn như ngày kỷ niệm của sự kiện.Né tránh: Bệnh nhân có thể né tránh mọi người, địa điểm, suy nghĩ hoặc tình huống có thể nhắc nhở họ về sang chấn. Điều này có thể dẫn đến cảm giác tách rời và cô lập với gia đình và bạn bè, cũng như mất hứng thú với các hoạt động mà người đó từng thích.Tăng nhạy cảm: Bệnh nhân dễ dàng xuất hiện các cảm xúc quá mức; dễ xảy ra vấn đề với những người xung quanh, dễ thể hiện tình cảm; khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ; cáu gắt; bộc phát cơn giận dữ; khó tập trung; và dễ bị giật mình. Người bệnh cũng có thể bị các triệu chứng thực thể, chẳng hạn như tăng huyết áp và nhịp tim, thở nhanh, căng cơ, buồn nôn và tiêu chảy.Nhận thức và tâm trạng tiêu cực: Liên quan đến những suy nghĩ và cảm xúc đổ lỗi, xa lánh và ký ức về sự kiện đau thương. Trẻ nhỏ bị PTSD có thể bị chậm phát triển một số kỹ năng như tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân, kỹ năng vận động và ngôn ngữ. 3. Đối tượng bị PTSD Mỗi các nhân có cách phản ứng với các sự kiện sang chấn khác nhau. Khả năng đáp ứng với nỗi sợ hãi, căng thẳng và đối mặt với sự đe dọa gây ra bởi một sự kiện hoặc tình huống sang thương là khác nhau. Vì lý do đó, không phải ai trải qua hoặc chứng kiến ​​sang chấn sẽ phát triển PTSD. Hơn nữa, những sự trợ giúp và hỗ trợ nhận được từ bạn bè, thành viên gia đình và các chuyên gia sau sang chấn có thể làm giảm nhẹ sự phát triển của PTSD hoặc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.PTSD lần đầu tiên gây được sự chú ý của cộng đồng y tế là do tần suất xuất hiện nhiều ở các các cựu quân; tên gọi là “sốc vỏ đạn” và “hội chứng mệt mỏi sau chiến tranh” cũng có nguồn gốc vì lý do này. Tuy nhiên, PTSD có thể xảy ra ở bất kỳ ai đã trải qua một sự kiện đau thương đe dọa đến cái chết hoặc bạo lực. Những người bị lạm dụng khi còn nhỏ hoặc đã nhiều lần tiếp xúc với các tình huống đe dọa tính mạng có nguy cơ mắc PTSD cao hơn. Nạn nhân của sang chấn liên quan đến xâm hại về thể chất và tình dục là những đối tượng có nguy cơ mắc PTSD cao nhất. 4. Tần suất xuất hiện PTSD PTSD có thể xảy ra ở bất kỳ ai đã trải qua một sự kiện đau thương đe dọa đến cái chết hoặc bạo lực Khoảng 3,6% người Mỹ trưởng thành - khoảng 5,2 triệu người – mắc PTSD mỗi năm, và ước tính 7,8 triệu người Mỹ chịu đựng PTSD tại một số thời điểm trong cuộc đời của họ. PTSD có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, kể cả ở trẻ em. Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển PTSD hơn nam giới. Điều này có thể là do thực tế là phụ nữ có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, lạm dụng và hãm hiếp. 5. PTSD được chẩn đoán như thế nào? PTSD được chẩn đoán khi các triệu chứng kéo dài ít nhất một tháng kể từ khi một sự kiện sang chấn xảy ra. Nếu có triệu chứng PTSD, bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá bằng cách thực hiện đầy đủ khai thác tiền sử bệnh lý và khám thực thể. Mặc dù không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán cụ thể PTSD, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý thực thể.Nếu không tìm thấy bệnh lý thực thể, bệnh nhân có thể được giới thiệu đến bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần khác, người được đào tạo đặc biệt để chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần. Bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học sử dụng các công cụ phỏng vấn và đánh giá được thiết kế đặc biệt để đánh giá một bệnh nhân có sự hiện diện của PTSD hoặc các tình trạng tâm thần khác. Bác sĩ căn cứ vào chẩn đoán PTSD về các triệu chứng được báo cáo, bao gồm mọi vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các hoạt động chức năng bình thường gây ra bởi các triệu chứng. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định xem các triệu chứng và mức độ rối loạn căng thẳng của PTSD. PTSD được chẩn đoán nếu người đó có triệu chứng PTSD kéo dài hơn một tháng. 6. PTSD được điều trị như thế nào? Thuốc chống trầm cảm để điều trị PTSD Mục tiêu của điều trị PTSD là giảm các triệu chứng cảm xúc và thể chất, cải thiện chức năng hàng ngày và giúp người bệnh đối phó tốt hơn với sự kiện gây ra rối loạn. Điều trị PTSD có thể bao gồm liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc cả hai.6.1. ThuốcCác bác sĩ sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm để điều trị PTSD - và để kiểm soát cảm giác lo lắng và các triệu chứng liên quan của PTSD - bao gồm các chất ức chế chọn lọc thụ thể serotonin (SSRIs) như citalopram (Celexa), fluvoxamine (Luvox), fluoxetine (Prooxox) Paxil) và sertraline (Zoloft); và thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline (Elavil) và isocarboxazid (Doxepin). Các thuốc giúp ổn định cảm xúc như divalproex (Depakote) và lamotrigine (Lamictal) và thuốc chống loạn thần không điển hình như aripiprazole (Abilify) và quetiapine (Seroquel) đôi khi cũng được chỉ định.Một số loại thuốc huyết áp đôi khi cũng được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng cụ thể. Ví dụ, Prazosin có thể được sử dụng cho những cơn ác mộng, clonidine (Catapres) cho giấc ngủ tốt hơn hoặc propranolol (Inderal) có thể được sử dụng để giúp giảm thiểu sự hình thành ký ức đau thương. Các chuyên gia không khuyến cáo sử dụng thuốc an thần như lorazepam (Ativan) hoặc clonazepam (Klonopin) nhằm điều trị PTSD. Vì các nghiên cứu không cho thấy các nhóm thuốc này có tác dụng điều trị và có nguy cơ bị lệ thuộc thuốc hoặc nghiện thuốc.6.2. Tâm lý trị liệuTâm lý trị liệu cho PTSD liên quan đến việc giúp người bệnh học các kỹ năng để đối mặt các triệu chứng và rèn luyện các cách đối phó với các triệu chứng tâm lý. Trị liệu tâm lý cũng nhằm mục đích hướng dẫn cho bệnh nhân và gia đình về những rối loạn tâm lý, và giúp người đó vượt qua nỗi sợ hãi liên quan đến sự kiện đau thương. Một số các phương pháp trị liệu tâm lý được sử dụng để điều trị cho những người bị PTSD, bao gồm:Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy), bao gồm việc học cách nhận biết và thay đổi các cách suy nghĩ tránh hướng đến những cảm xúc và hành vi tiêu cực.Liệu pháp tiếp xúc kéo dài (Prolonged exposure therapy), một loại trị liệu hành vi liên quan đến việc bệnh nhân sống lại các trải nghiệm đau thương, hoặc khiến người đó tiếp xúc với đồ vật hoặc tình huống gây lo lắng. Điều này được thực hiện trong một môi trường được kiểm soát tốt và an toàn. Liệu pháp tiếp xúc kéo dài giúp người bệnh đối mặt với nỗi sợ hãi và dần trở nên thoải mái hơn với các tình huống đáng sợ và gây lo lắng. Liệu pháp này đã rất thành công trong điều trị PTSD.Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic therapy) là liệu pháp tập trung vào việc giúp người bệnh nhận ra các giá trị của bản nhân và các xung đột cảm xúc bên trong do sự kiện sang chấn gây ra.Liệu pháp gia đình (family therapy) có thể hữu ích vì hành vi của người bị PTSD có thể ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình. Tâm lý trị liệu điều trị PTSD Liệu pháp nhóm (group therapy) có thể hữu ích bằng cách cho phép người đó chia sẻ suy nghĩ, nỗi sợ hãi và cảm xúc với những người khác đã trải qua các sự kiện đau thương.Giải mẫn cảm nhãn cầu và tái nhận thức (Eye movement desensitization and reprocessing - EMDR) là một hình thức tâm lý trị liệu phức tạp ban đầu được thiết kế để làm giảm bớt đau khổ liên quan đến ký ức sang chấn và hiện cũng được sử dụng để điều trị các rối loạn ám ảnh. 7. Tiên lượng cho những người bị PTSD là gì? Quá trình phục hồi khi mắc PTSD là một quá trình dần dần và liên tục. Các triệu chứng của PTSD hiếm khi biến mất hoàn toàn, nhưng điều trị có thể giúp những người mắc bệnh học cách đối phó hiệu quả hơn với các triệu chứng, đặc biệt là cơn hồi tưởng. Điều trị có thể giúp các triệu chứng ít xuất hiện hơn và mức độ ít dữ dội hơn, cũng như khả năng đối phó tốt hơn bằng cách kiểm soát cảm xúc liên quan đến sang chấn.Nghiên cứu đang tiếp tục hướng vào các yếu tố dẫn đến PTSD và tìm ra phương pháp điều trị mới. 8. PTSD có thể được ngăn chặn? Hiện nay, một số bằng chứng cho thấy việc can thiệp điều trị sớm với những đối tượng nghi ngờ mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn có thể làm giảm một số triệu chứng của PTSD hoặc ngăn chặn sự phát triển của PTSD thật sự. Nguồn tham khảo: webmd.com XEM THÊMCác loại bệnh tâm thần thường gặpTìm hiểu thông tin các loại bệnh tâm thần thường gặpCác rối loạn lo âu thường gặp
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-de-ngan-ngua-nam-da-tan-nhang-vi
Làm thế nào để ngăn ngừa nám da, tàn nhang
Nám da là một tình trạng da thường gặp, gây ra các đốm loang lổ màu nâu, rám nắng hoặc xám xanh do sản xuất quá mức sắc tố trên da. Vì lý do gây hạn chế về mặt thẩm mỹ, phát hiện thêm một vết nám da bất kỳ đều khiến cho người phụ nữ luôn lo lắng và luôn mong mỏi làm thế nào để ngăn ngừa nám da, trị tàn nhang một cách hiệu quả. 1. Nám da là gì? Nguyên nhân gây nám da là gì? Tình trạng đổi màu da rất phổ biến và thường thấy nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong đó, nám da là một dạng của tăng sắc tố da mặt và thường được tìm thấy ở ba vùng khác nhau trên khuôn mặt: đường viền hàm, giữa khuôn mặt và trên hai bên gò má. Nhiều người sẽ nhận thấy vết nám trên sống mũi, cằm và trán, nhưng nám da còn có thể xuất hiện trên các vùng khác của cơ thể, bao gồm cổ, ngực hoặc cánh tay - bất kỳ vùng da nào tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.Nám da không để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Tuy nhiên, vấn đề này lại khiến nhiều phụ nữ lo lắng, không ngừng tìm kiếm nguyên nhân nào gây ra nám da cũng như làm thế nào để ngăn ngừa nám da, tàn nhang. Theo đó, có rất nhiều cách để giảm sự xuất hiện của tình trạng da này nhưng hiệu quả sẽ phải tùy vào từng nguyên nhân gây ra nám da khác nhau:Di truyền và giới tínhKhả năng nhạy cảm với nám da là do đa nguyên nhân, có nghĩa là có nhiều yếu tố di truyền khác nhau góp phần gây ra. Ví dụ, những người có loại da sẫm màu hơn có nguy cơ bị nám cao hơn.Nám da có thể mang tính gia đình. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng gần một nửa số phụ nữ bị nám da có người thân trong gia đình cũng bị. Vì vậy, nếu là phụ nữ và mẹ bị nám da thì khả năng cao là cũng mắc phải tình trạng này.Bên cạnh đó, giới tính cũng là một yếu tố lớn khác có thể gây ra nám da. Mặc dù các con số khác nhau giữa các dân tộc do yếu tố loại da và mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các nghiên cứu đã phát hiện ra tỷ lệ phổ biến của phụ nữ nằm trong khoảng từ 6: 1 đến cao nhất là 39: 1 so với tỷ lệ gặp phải nám da ở nam giới.Tiếp xúc với ánh nắng mặt trờiĐây là tác nhân gây nám da phổ biến nhất. Có một số giải thích được đề xuất cho lý do tại sao lại như vậy nhưng tất cả đều có thể được tóm tắt bằng cách nói rằng tia UV từ mặt trời gây ra việc giải phóng một số hóa chất 'gây viêm' kích thích các tế bào hắc tố trong da sản xuất quá mức sắc tố. Việc tăng sản xuất sắc tố này có thể khiến làn da trở nên rám nắng nhưng cũng có thể khiến nám da bùng phát hoặc trở nên sẫm màu hơn.Đó là lý do tại sao mọi người thường nhận thấy rằng tình trạng nám da của họ xuất hiện khi họ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ánh sáng nhân tạo quá mạnh cũng có thể khiến tình trạng nám da trở nên trầm trọng hơn. Tiếp xúc thường xuyên với nguồn nhiệt cao, có tên khoa học là bức xạ hồng ngoại, cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nám da.Nội tiết tốNội tiết tố là nguyên nhân gây nám da phổ biến mặc dù mối liên hệ này vẫn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng các tế bào da tạo sắc tố có các thụ thể có thể liên kết với estrogen và progesterone. Do đó, đây có thể là một phần lý do khiến phụ nữ bị nám da thường xuyên hơn nam giới là do lượng estrogen tự nhiên trong cơ thể cao hơn.Ngoài ra, khoảng 25% phụ nữ sẽ bị nám da do hậu quả trực tiếp của việc sử dụng biện pháp tránh thai và trong số này, khoảng 90% cũng sẽ bị nám da nặng hơn khi mang thai. Làm thế nào để ngăn ngừa nám da là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc Các nguyên nhân tiềm ẩn khácNhư đã đề cập, nguyên nhân chính xác của nám da vẫn chưa được hiểu rõ. Ngoài những nguyên nhân trên, có một số nguyên nhân gây nám da ít được biết đến hơn:Căng thẳng: Mặc dù căng thẳng tâm lý không phải là tác nhân gây kích ứng da, một số nhà nghiên cứu cho rằng đây vẫn được coi là nguyên nhân có thể gây nám da. Căng thẳng khiến cơ thể tăng hormone cortisol, do đó có thể ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể. Vì vậy, hãy thoải mái với bản thân và cả làn da của mình.Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp nằm ở vùng dưới cổ và đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Sản phẩm bài tiết của tuyến giáp là thyroxine, đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của nhiều tế bào trong cơ thể, bao gồm cơ bắp, tim, hệ tiêu hóa, tóc và cả làn da. Theo đó, trong số những bệnh nhân bị tăng sắc tố da có tới 20,3% bị rối loạn chức năng tuyến giáp.Một số loại thuốc và sản phẩm dùng cho da: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dùng thuốc, đặc biệt là những loại thuốc để ngăn ngừa co giật, có liên quan đến bùng phát chứng nám da. Ngoài ra, tình trạng viêm do chất kích ứng da là một trong những lý do được nghiên cứu nhiều nhất gây ra nám. Các chất gây kích ứng da bao gồm một số loại nước hoa, xà phòng và mỹ phẩm. Đối với những người bị nám da do di truyền, giới tính và loại da, việc sử dụng các sản phẩm này có thể góp phần gây viêm nhiễm, làm nặng thêm tình trạng nám da. 2. Làm thế nào để ngăn ngừa nám da? Nếu đã bị sạm da do nám da, có một số cách để kiểm soát tình trạng này hiệu quả. Mặc dù một số chứng tăng sắc tố có thể là vĩnh viễn, một số lựa chọn điều trị nhất định có thể làm giảm đáng kể sự đổi màu bên ngoài da.Điều trị và phòng ngừa nám da tại nhàMọi người hoàn toàn có thể thực hiện các phương pháp trị nám da hay trị tàn nhang tại nhà. Kiểm soát tình trạng da này là đi từ việc hiểu rõ các nguyên nhân gây nám da có thể điều chỉnh nêu trên, ví dụ như giảm căng thẳng, tránh dùng thuốc ngừa thai hay các thuốc gây kích ứng da cũng như làm xét nghiệm tầm soát chức năng tuyến giáp.Nếu vẫn phải tiếp tục chật vật với tình trạng nám da, hãy đảm bảo thực hiện tốt những điều sau đây để giúp trị tàn nhang, giúp da đều màu hơn.Thoa kem chống nắng mỗi ngày: Một trong những cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa nám da là chống nắng đúng cách. Vì tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra tình trạng da tăng sắc tố, cần phải thoa kem chống nắng mỗi ngày, cho dù trời nắng hay trời u ám. Luôn chọn kem chống nắng có khả năng bảo vệ phổ rộng và nhớ thoa lại ít nhất hai giờ một lần. Nếu dự định đi bơi hoặc hoạt động gây đổ mồ hôi nhiều, hãy thoa lại kem chống nắng thường xuyên hơn.Mặc quần áo bảo vệ: Kem chống nắng là ưu tiên số một, nhưng mọi người đều có thể tăng khả năng chống nắng bằng cách bổ sung mũ rộng vành hay mặc quần áo nhiều lớp để tránh nắng.Tạo bóng che phủ da: Nếu đi ngoài trời, hay chọn nơi nhiều bóng cây râm mát. Đồng thời, hãy đeo kính râm để che chắn vùng da nhạy cảm quanh mắt nhưng hãy đảm bảo rằng đã chọn đúng kiểu kính. Tránh đeo kính râm có vành kim loại vì chúng có thể thu hút nhiệt và khi đặt vào da sẽ làm cho tình trạng nám da trở nên tồi tệ hơn.Không tẩy lông: Cố gắng không tẩy lông thường xuyên vì điều này có thể gây ra tình trạng viêm da tức thì khiến tình trạng nám da trở nên trầm trọng hơn. Thoa kem chống nắng mỗi ngày giúp điều trị và ngăn ngừa nám da 3. Điều trị chuyên khoa Đối với một số người, nám da chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng một số khác có thể phải đối chọi vật lộn với tình trạng da này trong nhiều năm dài. Trong những trường hợp này, các bác sĩ da liễu có thể giúp trị nám da cũng như trị tàn nhang với một số cách khác nhau như sau:Hydroquinone: Đây là sản phẩm đầu tay để điều trị nám da. Thoa Hydroquinone lên da ở dạng kem, lotion, gel hoặc chất lỏng sẽ làm sáng da.Tretinoin: Để tăng cường và đẩy nhanh tác dụng của hydroquinone, bác sĩ da liễu có thể kê đơn bổ sung với Tretinoin.Corticosteroid: Bên cạnh các sản phẩm kê đơn có chứa các thành phần hydroquinone và retinoid đã đề cập trước đó, nếu retinoid giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào da thì bổ sung thêm corticosteroid sẽ giúp giảm viêm. Theo một nghiên cứu, gần 70% bệnh nhân thấy cải thiện khoảng 75% tình trạng nám da chỉ sau hai tháng sử dụng loại sản phẩm này.Lột da hóa học: Bằng cách sử dụng các chất hóa học mang tính ăn mòn nhẹ để loại bỏ các lớp da trên cùng khỏi khuôn mặt, lột da sẽ giúp mang lại màu da đồng đều hơn. Sau liệu trình này, làn da sẽ hồng hào và tăng nhạy cảm, cảm giác gần giống như bị cháy nắng nhẹ. Sau một vài ngày, da sẽ bắt đầu bong tróc, bộc lộ lớp da mới đều màu hơn.Mài da vi điểm: Điều trị mài da vi điểm thường xuyên có thể giúp giảm sự xuất hiện của nám da, vì quy trình này vừa giúp loại bỏ các tế bào da đã bị tác động làm tăng sắc tố và vừa giúp tăng sự thay đổi tế bào.Điều trị bằng laser: Nhiều loại laser có thể làm cho tình trạng nám da trở nên tồi tệ hơn nhưng có một số bước sóng nhất định có thể giúp giảm sự xuất hiện của vết nám, trị tàn nhang trên da.Tóm lại, vì nám da có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố không thay đổi được như nội tiết tố và gen, đôi khi rất khó tìm câu trả lời làm thế nào để ngăn ngừa nám da. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ các nguyên nhân được biết gây nám da và biết cách phòng tránh, cũng như tích cực áp dụng các cách trị tàn nhang trên đây, tình trạng da tăng sắc tố sẽ được cải thiện phần nào và còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi đã được điều trị.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thong-khi-nhan-tao-cho-benh-nhan-phu-phoi-cap-vi
Thông khí nhân tạo cho bệnh nhân phù phổi cấp
Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Ngọc Phương Nam - Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Phù phổi cấp là một cấp cứu khẩn trương, gây ra tình trạng suy hô hấp cấp tính vì trong lòng phế nang ( phổi) bị lấp đầy bởi dịch dẫn đến không thể trao đổi không khí (nhận 02 và thải C02). Nếu phát hiện, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, bệnh có khả năng hồi phục nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp cấp nặng, nguy cơ tử vong cao. 1. Phù phổi cấp là gì? Nguyên nhân phù phổi cấp:Bệnh tim mạchBệnh van tim, đặc biệt là bệnh van hai lá và van động mạch chủ. Cơn tăng huyết áp (nhất là do u tuỷ thượng thận).Nhồi máu cơ tim.Viêm cơ tim.Suy tim nặng.Bệnh ngoài timBệnh thận, thường gặp nhất là viêm cầu thậnViêm cầu thận cấp ở trẻ em (do tăng thể tích máu).Viêm cầu thận mạn ở người lớn: suy thận giai đoạn cuối hoặc tăng huyết áp. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phù phổi cấp 2. Khi nào thì phù phổi cấp phải được thở máy Dựa vào đánh giá lâm sàng mức độ của suy hô hấp do phù phổi gây ra và diễn tiến của suy hô hấp bác sĩ sẽ quyết định sẽ cho người bệnh thở máy không xâm lấn hoặc thở máy xâm lấn dựa trên:Dựa trên mức độ suy hô hấp: Vừa đến nặng hoặc trong tình trạng cấp cứu nguy kịch tính mạng.Đáp ứng với các điều trị thuốc ban đầu hay không? Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị thuốc ban đầu thì không cần đến thở máy không xâm lấn. Nhưng nếu diển tiến bệnh nhân ngày càng xấu đi, thở nhanh hơn, suy hô hấp nặng hơn thì bác sĩ sẽ quyết định cho thở máy không xâm lấn hoặc xâm lấn để điều trị cho bệnh nhân:Khó thở trung bình đến nặng, có sử dụng cơ hô hấp phụ và có di động bụng nghịch thường.Toan hô hấp vừa đến nặng (pH < 7,3).Giảm Oxy máu Pa02 < 60 mmHg.Thở > 25- 30 lần/phút. 3. Thế nào là thở máy không xâm lấn và thở máy xâm lấn? 3.1 Thở máy không xâm lấnBệnh nhân sẽ được gắn với máy thở thông qua mặt nạ (Mask thở) đặt lên vùng mũi miệng bệnh, và máy thở sẽ hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân thông qua mặt nạ thở.Trong trường hợp thở máy không xâm lấn thường thì người bệnh bị suy hô hấp nhưng còn tỉnh táo, và được máy thở hỗ trợ về hô hấp. Bệnh nhân được gắn với máy thở thông qua mặt nạ đặt trên vùng mũi miệng Lợi íchCác nghiên cứu cho thấy rằng lợi ích của việc thở máy không xâm lấn sẽ cải thiện:Giảm nguy cơ đặt nội khí quản, thở máy xâm lấnGiảm tỷ lệ tử vongCải thiện các dấu hiệu suy hô hấp trên lâm sàngCải thiện các chỉ số cận lâm sàng về suy hô hấp3.1 Thở máy xâm lấnTrong quá trình thở máy không xâm lấn, các bác sĩ sẽ theo dõi các dấu hiệu suy hô hấp, nếu tình trạng suy hô hấp do phù phổi này chưa thể giải quyết được hoặc diễn tiến nặng hơn sẽ tiến hành đặt nội khí quản và thở máy xâm lấn.Hoặc tình trạng suy hô hấp này nguy kịch ngay từ lúc tiếp nhận như: lơ mơ, ngưng thở, ngừng tim thì sẽ được chỉ định thở máy xâm lấn ngay từ đầu.Bệnh nhân sẽ được đặt nội khí quản ( ống thở) đi vào đường thở qua đường miệng, và sau đó được kết nối với máy thở để bảo vệ hô hấp tránh đe dọa tính mạng, bệnh nhân thường sẽ được sử dụng thuốc an thần để thực hiện thở máy và theo dõi. Thở máy xâm lấn sử dụng nội khí quản đi vào đường thở qua đường miệng 4. Khi nào thì bệnh nhân sẽ có thể cai máy thở? Quyết định ngưng thở máy hay tập ngừng thở máy để bệnh nhân có thể thở 1 cách tự nhiên sẽ phụ thuộc vào:Diễn tiến của bệnh: Các dấu hiệu suy hô hấp trên lâm sàng và các chỉ số xét nghiệm trở về bình thường. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng hô hấp và các yếu tố liên quan bệnh lý để quyết định ngừng tạm thời, tập cai máy hoặc ngừng hoàn toàn thở máy để bệnh nhân có thể thở tự nhiên trở về sinh hoạt bình thường.Các vấn đề bệnh lý gây nên suy hô hấp được cải thiện như: Điều trị suy tim dẫn đến chức năng tim tốt hơn, hay điều trị các bệnh lý của thận tốt hơn. 5. Kết luận Thông khí nhân tạo (thở máy không xâm lấn và thở máy xâm lấn) là 1 biện pháp điều trị cứu mạng cho những trường hợp phù phổi diễn tiến nặng. Nếu không được can thiệp kịp thời người bệnh có thể tử vong rất nhanh vì suy hô hấp.Đây cũng là kĩ thuật phức tạp đòi hỏi kinh nghiệm và sự thuần thục về kỹ năng thực hành do đó thường được chỉ định và thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị.
https://tamanhhospital.vn/chup-xquang-phoi/
01/10/2021
Chụp xquang phổi giúp phát hiện bệnh gì, bao nhiêu tiền?
Chụp X-quang phổi là kỹ thuật giúp kiểm tra, sàng lọc và phát hiện những dấu hiệu bất thường tại những vị trí khác nhau của phổi. Thông qua kết quả chụp X-quang phổi, cùng các xét nghiệm cần thiết khác, sẽ gợi ý chẩn đoán bệnh lý liên quan đến phổi, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất cho người bệnh. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII Nguyễn Đình Hồ và BS Phạm Thị Huyền, Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Mục lụcChụp X quang phổi là gì?Khi nào hay những ai cần chụp x-quang phổi?Lợi ích và hạn chế của chụp x-quang phổi1. Lợi ích2. Hạn chếChụp X-quang phổi giúp phát hiện những bệnh gì?1. Tràn dịch màng phổi2. Tràn khí màng phổi3. Viêm phổi4. Xẹp phổi5. Áp xe phổi6. Lao phổi7. Ung thư phổiCác bước chụp Xquang phổi và người bệnh cần lưu ý gì?1. Chuẩn bị trước khi chụp x quang phổi2. Tiến hành chụp3. Đọc kết quả chụp xquang phổiCâu hỏi liên quan khác về chụp Xquang phổi1. Chụp x quang phổi có cần nhịn ăn không?2. Chụp x quang phổi có ảnh hưởng gì không?3. Chụp Xquang phổi có phát hiện ung thư phổi không?4. Chụp X quang phổi bao nhiêu tiền, nên chụp ở đâu?Chụp X quang phổi là gì? Chụp xquang phổi là chỉ định thường thấy trong quá trình kiểm tra, sàng lọc các bệnh lý có liên quan đến phổi. Theo đó, chụp x-quang phổi là kỹ thuật sử dụng máy chụp X-quang tại phòng được thiết kế chuyên biệt, với bóng phát tia X có thể di chuyển được, gắn vào cần kim loại lớn. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đứng trước một tấm chứa phim X-quang, hoặc một đầu thu đặc biệt có chức năng lưu lại hình ảnh của các cơ quan thuộc lồng ngực như phổi, tim, mạch máu, bộ xương thành ngực, đường thở… Chụp x quang phổi là chỉ định thường thấy khi cần kiểm tra, tầm soát các bệnh lý có liên quan đến phổi. Để có thể đánh giá bệnh lý về phổi một cách toàn diện, bên cạnh các xét nghiệm lâm sàng cần thiết khác, chụp x-quang phổi là một trong những chỉ định không thể thiếu, giúp hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý về phổi.(1) Khi nào hay những ai cần chụp x-quang phổi? Hiện tại, chụp xquang phổi vẫn được xem là một trong những phương pháp cơ bản đầu tiên hỗ trợ các bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh. Theo đó, chụp x-quang phổi được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như: Khi bệnh nhân cần kiểm tra tình trạng tim – phổi trong quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ. Chỉ định chụp xquang phổi đối với những bệnh nhân có những triệu chứng như: Ho kéo dài, khó thở, đau tức ngực… Nếu nghi ngờ bệnh nhân có chấn thương ngực, dập phổi, viêm phổi, lao phổi, khối u ở phổi, tràn dịch hay tràn khí màng phổi…, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để chẩn đoán sàng lọc bệnh lý. Đối với những trường hợp bệnh nhân đã có sẵn bệnh lý về phổi, chụp x quang phổi để phát hiện sớm các bất thường ở phổi, đồng thời theo dõi tiến triển. Các triệu chứng về bệnh lý về tim mạch cũng cần chụp Xquang ngực. Lợi ích và hạn chế của chụp x-quang phổi 1. Lợi ích Có thể nói, chụp x quang phổi là kỹ thuật thăm khám hình ảnh được sử dụng phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng, giúp bác sĩ đưa ra đánh giá và theo dõi bệnh lý về phổi. Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ sẽ nhanh chóng phát hiện các bất thường về lồng ngực và lên kế hoạch điều trị bệnh hiệu quả nhất; đồng thời theo dõi tình trạng hồi phục của người bệnh nếu đang trong thời gian điều trị bệnh. Chụp x quang phổi có những ưu điểm cụ thể như: Được thực hiện nhanh chóng, không gây đau. Là phương pháp thăm khám hình ảnh ít tốn kém. Chụp X quang ngực có thể giúp xác định hình ảnh của các cơ quan thuộc lồng ngực như hai lá phổi, bóng tim, bộ xương thành ngực, mạch máu, đường thở.. làm cơ sở hỗ trợ để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Chụp x-quang phổi có thể nhìn thấy các tổn thương đủ lớn, không bị chồng lấp trên trường khảo sát. 2. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm kể trên, chụp x quang phổi còn tồn tại một số hạn chế như: Đến nay, kỹ thuật này không cho phép các bác sĩ thấy được những tổn thương nhỏ, hoặc bệnh lý đang ở giai đoạn sớm. Khi chụp X quang phổi, tổn thương phổi có thể bị che bởi bóng tim, xương sườn… Đối với những tổn thương ở vị trí khó quan sát như hai đỉnh phổi, chụp X-quang không phải là kỹ thuật tối ưu nhất. Chụp X-quang ngực không thấy rõ được những đặc tính bên trong của tổn thương. Chụp xquang phổi có thể là chống chỉ định tương đối đối với phụ nữ mang thai do bức xạ của tia X. Và vì những bất lợi của tia X nên việc chụp x-quang phổi phải được tiến hành trong điều kiện an toàn về mặt kỹ thuật. Phòng chụp, máy móc, trang thiết bị chụp phải đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ y tế và Tổ chức y tế thế giới đề ra. Chụp X-quang phổi giúp phát hiện những bệnh gì? Về nguyên lý, máy X-quang sẽ chiếu tia X vào ngực và cho ra các hình ảnh cụ thể. Theo đó, tia X sẽ xuyên qua các cơ quan của lồng ngực, khi gặp phim sẽ cho ra hình ảnh tim, phổi, mạch máu, bộ xương thành ngực, đường thở…(2) Dựa vào hình ảnh này, bác sĩ có thể xác định và chẩn đoán sớm một số trường hợp bệnh lý như sau: 1. Tràn dịch màng phổi Thông thường, trong khoang màng phổi có chứa một lượng dịch khoảng 10-15ml. Tràn dịch màng phổi xảy ra khi lượng dịch này nhiều hơn con số đó. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng tràn dịch màng phổi, và được biểu hiện trên phim chụp X quang ngực thẳng khi lượng dịch đủ lớn từ 175ml trở lên. Cụ thể, đối với tràn dịch màng phổi, trên phim xquang phổi thường sẽ cho hình ảnh mờ đồng nhất ở đáy phổi, xóa bờ tim và vòm hoành, tù góc sườn hoành, nếu tràn dịch lượng nhiều sẽ đẩy tim, trung thất sang bên đối diện. Đối với trường hợp tràn dịch vừa phải, trên phim chụp xquang có thể sẽ cho thấy ranh giới trên là một đường cong lõm lên trên. Đối với trường hợp tràn dịch nhiều, trên phim chụp X-quang có thể thấy mờ toàn bộ một bên phổi. Ngoài ra chụp X-quang phổi được áp dụng trong chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp các chuyên gia chẩn đoán và phân tích đúng bệnh. Dựa vào phim chụp xquang phổi bác sĩ có thể xác định, chẩn đoán sớm một số trường hợp bệnh lý về phổi. 2. Tràn khí màng phổi Kỹ thuật chụp x quang tràn khí màng phổi có thể giúp phát hiện tình trạng tràn khí ở màng phổi. Đây là hiện tượng khí lọt vào giữa hai lá màng phổi. Khi đó, trên phim chụp x quang phổi sẽ thấy được hình ảnh tăng sáng không thấy bóng mờ mạch máu phổi, phổi lúc này bị ép lại, thấy rõ đường viền màng phổi tạng, rộng khoang liên sườn, đẩy tim và trung thất sang phía đối diện, vòm hoành hạ thấp. 3. Viêm phổi Có rất nhiều loại nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phổi như: viêm phổi virus, viêm phổi tụ cầu, lao phổi… Nhìn chung, khi bệnh nhân bị viêm phổi, hình ảnh trên phim chụp X – quang sẽ xuất hiện có những đám mờ với nhiều hình dạng khác nhau. Những đám mờ này sẽ xuất hiện rải rác hoặc tập trung tại khu vực nhu mô phổi. 4. Xẹp phổi Trên phim chụp xquang phổi còn cho thấy dấu hiệu xẹp thùy phổi hoặc phân thùy phổi. Khi đó, trên phim chụp X – quang sẽ xuất hiện hình mờ dạng đường hoặc đám, gây co kéo vùng phổi bên cạnh, trung thất, rốn phổi về phía tổn thương… 5. Áp xe phổi Hình ảnh áp xe trên phim chụp X-quang thường ở dạng hình tròn, có bờ không đều, có mức hơi – dịch bên trong. 6. Lao phổi Tùy vào mỗi loại lao phổi mà hình ảnh chụp x quang phổi sẽ cho ra những kết quả khác nhau, cụ thể: Lao sơ nhiễm: Ảnh chụp X quang sẽ có hình quả tạ được tạo nên bởi ổ sơ nhiễm lao, viêm hạch rốn phổi và đường bạch mạch. Lao thâm nhiễm sớm: Ảnh chụp xquang phổi sẽ xuất hiện đám mờ không đồng đều, ranh giới không rõ ở vùng trên phổi. Lao phổi mạn tính: Ảnh X quang có hình nốt, hình xơ, hình hang, co kéo xẹp phổi. Lao kê: Ảnh X – quang xuất hiện nhiều chấm mờ nhỏ rải rác khắp 2 trường phổi. 7. Ung thư phổi Dựa vào hình ảnh phim chụp x quang phổi, bác sĩ cũng có thể biết được các dấu hiệu ung thư phổi gồm: ung thư phổi di căn thể kê, ung thư phổi di căn thể thả bóng, ung thư phổi nguyên phát. Theo đó, ung thư phổi di căn thể kê, các nốt mờ thường tập trung chủ yếu ở vùng dưới phổi, gọn và rõ nét hơn lao kê. Các bước chụp Xquang phổi và người bệnh cần lưu ý gì? 1. Chuẩn bị trước khi chụp x quang phổi Để đảm bảo kết quả chính xác nhất, trước khi chụp xquang phổi người bệnh cần lưu ý một số điều sau: Mang theo đầy đủ hồ sơ bệnh án, phiếu xét nghiệm, kết quả chụp X- quang trước đó (nếu có) để làm cơ sở giúp các bác sĩ so sánh, từ đó đưa ra kết luận chuẩn xác nhất. Nếu người bệnh là phụ nữ đang mang thai, hoặc nghi ngờ mang thai thì cần phải thông báo cho bác sĩ để tránh những ảnh hưởng không tốt của tia X đến thai nhi. Khi đi chụp x quang phổi, người bệnh nên mặc đồ mỏng, nhẹ hoặc mặc áo do bệnh viện phát. Khi chụp X quang, người bệnh cần chú ý tháo bỏ các vật dụng như vòng cổ, nhẫn, bông tai, cặp tóc, hoặc các vật dụng kim loại khác… để tránh gây ảnh hưởng đến phim chụp.(3) 2. Tiến hành chụp Quá trình chụp x quang phổi sẽ được thực hiện tại phòng thiết kế chuyên biệt, với trang thiết bị được lắp đặt cẩn thận để ngăn chặn tia X phóng ra ngoài gây ảnh hưởng tới người khác. Quy trình chụp x quang phổi sẽ bao gồm các bước sau: Sau khi di chuyển đến phòng chụp, người bệnh sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn đứng gần tấm chứa phim X-quang hoặc đầu thu đặc biệt để ghi được hình ảnh vào máy tính. Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách đứng chụp, hoặc di chuyển theo những vị trí, góc độ khác nhau theo yêu cầu của kỹ thuật viên để tăng độ nét cho hình ảnh X-quang. Trong trường hợp tư thế đứng gặp khó khăn, bệnh nhân có thể chụp xquang phổi trong tư thế ngồi hoặc nằm. Trong lúc chụp, người bệnh cần hít một hơi sâu và nín thở trong vài giây. Việc giữ hơi thở sau khi hít vào sẽ giúp tim và phổi hiển thị rõ ràng hơn trên ảnh. Chụp Xquang phổi sẽ được thực hiện tại phòng thiết kế chuyên biệt, với trang thiết bị được lắp đặt cẩn thận để ngăn chặn tia X. 3. Đọc kết quả chụp xquang phổi Thông qua phim chụp X – quang, bác sĩ sẽ có thể nhận thấy được tình trạng, dấu hiệu trên hình ảnh nghi ngờ bệnh ung thư, viêm phổi hoặc các vấn đề về phổi khác nếu có. Sau đó, các bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả chẩn đoán và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp, để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các xét nghiệm hoặc biện pháp khác nếu cần thiết. Cụ thể, đối với một ảnh chụp x quang phổi có kết quả bình thường sẽ bao gồm những điều sau: Kích thước và hình dáng phổi bình thường. Không có khối, hay biến chứng nào trong phổi. Màng phổi bình thường. Kích thước các mạch máu, bóng tim bình thường. Bộ xương thành ngực bình thường. Không tích tụ chất lỏng, khí, hay dị vật lạ trong khoang phổi. Hình ảnh chụp xquang phổi. Trong trường hợp, phim chụp X – quang ngực cho ra kết quả bất thường có thể bạn đang mắc các bệnh lý liên quan như: Phát hiện những chấn thương, khối u, hay phù phổi. Phát hiện những dấu hiệu viêm nhiễm của bệnh lao phổi, viêm phổi. Xuất hiện dịch quanh phổi, khí xung quanh. Phát hiện các tổn thương xương sườn, xương đòn, cột sống ngực. Trong đường thở, thực quản, phổi có sự xuất hiện của hạch to hoặc vật thể lạ. Bất thường về tim hay các mạch máu lớn vùng ngực Câu hỏi liên quan khác về chụp Xquang phổi 1. Chụp x quang phổi có cần nhịn ăn không? Hiện nay, chụp Xquang phổi không cần nhịn ăn. 2. Chụp x quang phổi có ảnh hưởng gì không? Tia X phát ra từ máy chụp X-quang có thể dễ dàng xuyên qua các mô mềm, chất lỏng trong cơ thể. Nếu chụp tia X quá nhiều, kèm theo cường độ mạnh có thể sẽ gây hại và làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, chụp X-quang sẽ không gây hại cho sức khỏe nếu như tần suất, và thời gian giãn cách giữa những lần chụp hợp lý. Khi chụp X – quang, cần có sự chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp bệnh nhân quá lạm dụng và tự ý đi chụp. Hiện tại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chụp X – quang ngực, vì lượng tia X rất thấp. Trong trường hợp người bệnh buộc phải chụp X – quang nhiều, thì nên dùng các thiết bị giúp giảm thiểu và ngăn chặn những tác dụng phụ của tia X. Hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra những tiêu chuẩn an toàn trong việc áp dụng kỹ thuật chụp X-quang. Theo đó, quá trình chụp X-quang cần được diễn ra trong điều kiện an toàn. Thiết bị, máy móc, phòng chụp phải đạt tiêu chuẩn, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Song song đó, đội ngũ kỹ thuật viên thực hiện chụp X-quang phải có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản để có thể phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất.(4) 3. Chụp Xquang phổi có phát hiện ung thư phổi không? Hình ảnh phim chụp X quang ngực có thể gợi ý các dấu hiệu ung thư phổi gồm: ung thư phổi di căn thể thả bóng, ung thư phổi di căn thể kê, ung thư phổi nguyên phát. 4. Chụp X quang phổi bao nhiêu tiền, nên chụp ở đâu? Ngoài việc tìm hiểu các thông tin về chụp xquang phổi, thì lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn khám chữa bệnh là điều vô cùng quan trọng. Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bên cạnh việc quy tụ đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện còn sở hữu cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại đạt chuẩn quốc tế, giúp mang đến kết quả khám chữa bệnh trong đó có kỹ thuật chụp xquang phổi, x quang khớp vaichính xác, an toàn, nhanh chóng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-gan-co-gay-xo-gan-khong-vi
Viêm gan A có gây xơ gan không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Viêm gan A là một loại viêm gan do virus, ít gây nguy hiểm nhất trong tất cả các loại viêm gan virus (viêm gan A, B, C, D, E). Viêm gan A có gây xơ gan không? Nguyên nhân gây viêm gan A là gì? Cách phòng tránh ra sao? 1. Viêm gan A Viêm gan A (hay còn gọi là Hepatitis A) là một bệnh viêm gan cấp tính mà virus viêm gan A (hepatitis A virus) là tác nhân gây bệnh. Viêm gan A thường lây qua đường tiêu hóa, chủ yếu là từ phân người nhiễm bệnh tới người bình thường, ví dụ như qua thức ăn nhiễm bẩn.Thông thường viêm gan A không có giai đoạn mãn tính đồng thời không gây ra những tổn thương vĩnh viễn đối với gan. Hệ thống miễn dịch của con người có thể tạo các kháng thể kháng virus viêm gan A, kháng thể này được ghi nhớ và miễn dịch đối với các lần nhiễm sau đó. Cho đến nay đã có các vắc-xin viêm gan A, với ghi nhớ miễn dịch tối thiểu là 10 năm. Virus hepatitis là tác nhân gây bệnh viêm gan A 2. Xơ gan Xơ gan là giai đoạn sau của các bệnh lý về gan như viêm gan hoặc người nghiện rượu mãn tính. Cơ chế chính của xơ gan là sự phát triển của tổ chức sẹo gây ra hiện tượng xơ hóa. Thông thường nhu mô gan có khả năng tự phục hồi sau khi gặp các tổn thương, tuy nhiên một số tổn thương có thể gây ra các mô sẹo. Xơ gan càng tiến triển tức là các mô sẹo hình thành càng nhiều, thì hiệu quả hoạt động của gan càng kém đi và nguy hiểm đến tính mạng. 3. Nguyên nhân gây xơ gan, viêm gan A có gây xơ gan không Theo các chuyên gia, xơ gan có thể gặp phải do một hoặc một số các nguyên nhân như sau:Người nghiện rượu mãn tính;Xơ gan do viêm gan gây ra bởi virus (B, C, D);Bệnh nhân gan nhiễm mỡ giai đoạn nặng;Sắt, đồng tích tụ trong cơ thể (Hemochromatosis);Xơ gan nang;Sự hoạt động kém hiệu quả của ống mật gan(Atresia đường mật);Thiếu hụt alpha- 1 antitrypsin;Rối loạn chuyển hóa đường (bệnh lưu trữ galactosemia hay glycogen) do di truyền; Lạm dụng rượu là một trong những nguyên nhân chính gây xơ gan Rối loạn tiêu hóa di truyền (Alagille);Bệnh gan mắc phải do hệ thống miễn dịch (hay còn gọi là viêm gan tự miễn);Xơ gan mật nguyên phát;Xơ sẹo các ống mật;Sử dụng kéo dài những loại thuốc như methotrexate hoặc isoniazid.Như vậy,viêm gan A là bệnh ít nguy hiểm nhất trong các loại viêm gan do virus và có nguy cơ rất thấp dẫn đến xơ gan. Viêm gan A có thể nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan không theo dõi điều trị hoặc không tuân thủ chế độ ăn chín uống sôi.Để phòng tránh viêm gan A cũng như các bệnh lý dẫn đến xơ gan, mỗi người nên:Thường xuyên khám bệnh định kỳ, tiêm vắc-xin đầy đủ;Nên ăn chín uống sôi;Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế rượu bia, thuốc lá và một số chất kích thích có hại cho sức khỏe;Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.Thường xuyên tập thể dục để nâng cao thể lực, duy trì cân nặng và tăng cường sức đề kháng.XEM THÊM: Các dấu hiệu cảnh báo cần tầm soát ung thư gan Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe và hạn chế bệnh lý về gan Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-giam-dau-khi-moc-rang-cho-be-vi
Cách giảm đau khi mọc răng cho bé
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Trẻ em ở độ tuổi mọc răng có thể xuất hiện các cơn đau răng liên tục, nhói lên mà không thấy thuyên giảm. Khi bé chảy nước dãi, cáu kỉnh cho bạn biết răng sắp mọc, chúng ta sẽ muốn giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bạn đang tìm cách an toàn để làm dịu cơn đau miệng của trẻ, hãy đọc những thông tin sau đây để giúp trẻ thoải mái hơn. 1. Nguyên nhân gây đau răng ở trẻ Tùy thuộc vào mức độ của cơn đau, đau răng có thể là triệu chứng của bất kỳ vấn đề răng miệng nào sau đây:Mọc răngRăng sứt mẻ / nứt menMiếng trám lỏng lẻo hoặc thiếuXói mòn hoặc sâu răngThức ăn vô tình mắc kẹt giữa các kẽ răng dần dần có thể khiến răng của trẻ trở nên đau nhức hơn. Lực nêm đẩy các răng ra xa nhau gây kích ứng chân răng cũng như đường viền nướu.Ngoài ra, khi mọc răng, những mầm răng bên dưới lợi phát triển cũng sẽ gây nên tình trạng đau răng ở trẻ.Khi con bạn bị đau răng, điều cần thiết là bạn phải nhẹ nhàng và nâng niu nhất có thể. Khi cơn đau răng của con bạn trở nên nghiêm trọng hơn, có thể do sâu răng hoặc gãy răng, đừng ngần ngại hãy đến gặp nha sĩ. Đau răng có thể là triệu chứng đau răng ở trẻ 2. Làm thế nào để giảm đau răng ở trẻ mọc răng Nếu con bạn đang bị đau răng, nước ấm (không nóng hoặc lạnh) với một thìa cà phê muối ăn có thể giúp làm dịu cơn đau. Trẻ nên súc miệng bằng nước muối bất cứ khi nào họ cảm thấy đau. Chườm lạnh vào má cũng có thể làm giảm các cơn đau.Thật không may, các biện pháp khắc phục tạm thời sẽ chỉ mang lại giải pháp ngăn chặn cơn đau và bạn sẽ cần phải đến gặp nha sĩ. Nếu con bạn có một chiếc răng bị nứt hoặc sứt mẻ, thì có thể cần phải bọc lại hoặc trám răng, đặc biệt nếu đó là răng vĩnh viễn. Nha sĩ của trẻ em sẽ có thể làm việc này cho bạn. Nếu một chiếc răng mới mọc được phát hiện đang đè lên chiếc răng hiện có, một số chiếc có thể phải được loại bỏ.Tuy nhiên, nếu thuốc giảm đau không kê đơn không hiệu quả và cơn đau không giảm trong vòng 24-36 giờ, bạn có thể đưa con bạn đến khám tại nha sĩ. 2.1. Chườm lạnh Chườm lạnh là một phương pháp chữa đau răng rất phổ biến và đơn giản. Bạn có thể đông lạnh một số vật dụng an toàn để bé ngậm và gặm nướu. Chỉ cần nhớ rằng bất cứ thứ gì bạn cho con bạn nhai không được gây nguy cơ mắc nghẹn và tốt nhất bạn chỉ nên cho con bạn ăn thứ gì đó khi bạn có thể theo dõi được những gì đang xảy ra.Khăn mặt đông lạnh là món đồ yêu thích của nhiều bậc cha mẹ. Làm ướt một chiếc khăn tắm mềm mại và đặt nó vào ngăn đá trong 20 đến 30 phút. Khi nó lạnh và cứng, hãy chạm vào nướu của con bạn hoặc thậm chí để con bạn cầm khi nhai. Khăn mặt phải quá lớn để có thể nuốt được và nó sẽ lạnh trong vài phút.Một số bác sĩ khuyên bạn có thể cho con bạn ăn bánh mì tròn đông lạnh, trái cây hoặc một loại rau cứng như cà rốt. Một lần nữa, đây là những vật dụng bạn nên theo dõi khi sử dụng vì nguy cơ nghẹt thở. Để đảm bảo an toàn hơn, hãy thử dùng dây buộc dạng lưới như khay nạp thực phẩm tươi Munchkin. Nó hoạt động giống như kem que nhưng giữ cho những miếng thức ăn lớn hơn không lọt vào miệng trẻ.Điều mà nhiều bậc cha mẹ nghĩ khi mọc răng chỉ là việc trẻ chảy nhiều nước dãi và liên tục muốn bú và cắn, diễn ra như một giai đoạn phát triển bình thường bắt đầu từ khoảng 3 đến 4 tháng. Mặc dù răng có thể mọc sớm nhưng độ tuổi phổ biến nhất là từ 6 đến 9 tháng. Đau do mọc răng có thể chỉ đến khi răng đâm xuyên qua nướu và nhìn thấy hoặc cảm nhận được.Những chiếc vòng mọc răng như trái cây mầm xanh mát dịu có thể để trong tủ lạnh và xoa dịu cơn đau cho bé. Có rất nhiều lựa chọn ngoài đó, vì vậy hãy đảm bảo chiếc bạn chọn chỉ chứa đầy nước, đề phòng trường hợp đường may bị nhường đường hoặc có lỗ thủng. Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo không nên đông lạnh những thứ này hoàn toàn vì nó sẽ khiến trẻ rất khó ngậm trong miệng. 2.2. Đè ép Bạn có thể dùng một ngón tay sạch, đặt nhẹ nhàng lên nướu của trẻ hoặc xoa bóp, có thể đủ để xoa dịu cơn đau. Nếu bạn không có thói quen làm như vậy, bạn có thể sử dụng một chiếc thìa gỗ hoặc vòng mọc răng bằng gỗ để tạo tạo áp lực tự nhiên lên chiếc răng của trẻ.Nếu bạn đang đi trên đường hoặc di chuyển, bạn cũng có thể cho trẻ thứ gì đó mà em bé có thể lấy và nhai một cách an toàn. Các miếng mềm mại, không độc hại cho phép các bà mẹ đeo vào mà không phải lo lắng về các hạt vòng cổ có thể bị rơi ra và trở thành nguy cơ nghẹt thở dưới áp lực giảm đau của em bé. 2.3. Trà cho răng Một số trang web khuyên dùng trà hoa cúc để giúp mọc răng. Hoa cúc đã được sử dụng như một phương thuốc thảo dược trong hàng ngàn năm ở một số nền văn hóa. Đảm bảo rằng bất kỳ loại trà nào bạn cho trẻ uống đều không chứa caffeine. Bạn cũng không nên cho uống trà làm từ cây trong vườn, do có nguy cơ ngộ độc.Bạn có thể làm đông lạnh trà hoa cúc vào các khay ngậm dạng lưới được đề cập ở trên, cho một vài ngụm mát trên thìa hoặc xoa ngón tay đã nhúng trà hoa cúc lên nướu của con bạn. Sử dụng trà hoa cúc giúp mọc răng 2.4. Hổ phách Đồ trang sức bằng hổ phách Baltic, được đeo như một chiếc vòng cổ, vòng tay hoặc vòng chân, là một phương pháp chữa trị khi mọc răng cũ và ngay cả các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận sự phổ biến của nó.Các bậc cha mẹ nói rằng hổ phách Baltic chứa axit succinic, khi hổ phách được làm ấm áp vào cơ thể, sẽ được giải phóng vào da và giúp giảm đau khi mọc răng. Theo một số tài khoản tin tức, không có bằng chứng cho thấy trang sức hổ phách Baltic thực sự có tác dụng giảm đau.Đáng chú ý hơn, một số tổ chức y tế lớn, bao gồm cả Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nói rằng nguy cơ mắc nghẹn của một trong các hạt là quá lớn nên không thể bỏ qua và khuyến cáo không nên sử dụng trang sức này.Hãy nhớ rằng bất kỳ phương pháp điều trị mọc răng nào bạn chọn phải an toàn và không độc hại. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa hoặc nha sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào, hoặc muốn thử một cái gì đó bạn tìm thấy trên Internet hoặc học hỏi từ các bậc cha mẹ khác. Có hàng tá khuyến nghị “tự nhiên” đã có từ nhiều thế hệ nhưng không phải tất cả chúng đều là ý kiến ​​hay.Dinh dưỡng trong thời gian trẻ mọc răng rất quan trọng, nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻHãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Chọn kem đánh răng cho bé thế nào để chống sâu răng? Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sinh-benh-hoc-hoi-chung-ruot-ngan-o-nguoi-lon-vi
Sinh bệnh học hội chứng ruột ngắn ở người lớn
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Trưởng đơn nguyên Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Hội chứng ruột ngắn (SBS) là một tình trạng suy giảm khả năng hấp thu. Hội chứng này thường không rõ ràng về mặt lâm sàng nếu khoảng 3/4 ruột non (SB) không được cắt bỏ. Do chiều dài ruột ngắn rộng và khả năng bù trừ cho việc cắt bỏ ruột, do vậy định nghĩa của hội chứng ruột ngắn không dựa trên chiều dài của ruột còn lại. 1. Căn nguyên và dịch tễ học của hội chứng ruột ngắn Ở người lớn, các nguyên nhân phổ biến hơn của hội chứng ruột ngắn bao gồm cắt bỏ nhiều lần vì bệnh Crohn, cắt bỏ hàng loạt do biến cố mạch máu mạc treo tràng và khối u ác tính. Các tai biến tắc nghẽn và tắc nghẽn mạch máu sau phẫu thuật đòi hỏi phải cắt bỏ ruột ồ ạt dường như đang gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và trong một loạt bệnh gần đây là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng ruột ngắn ở người lớn.Đáng chú ý, các hoạt động dẫn đến hội chứng ruột ngắn sau phẫu thuật mở dường như khác với sau phương pháp nội soi, như phẫu thuật nối tắt dạ dày và cắt túi mật thường gặp nhất hoặc phẫu thuật nội soi ổ bụng và cắt bỏ đại tràng, cắt tử cung, ruột thừa... Các cơ chế chính chịu trách nhiệm sau phẫu thuật mở và nội soi ổ bụng lần lượt là sự dính và xoắn ruột sau mổ. Mặc dù những tiến bộ trong điều trị bệnh Crohn có thể dẫn đến giảm hội chứng ruột ngắn, nhưng cải tiến này không chuyển thành giảm nhu cầu về dinh dưỡng qua đường tiêm tại nhà (dinh dưỡng ngoài đường tiêu hoá). 2. Tần suất mắc hội chứng ruột ngắn ở người lớn Tỷ lệ mắc và sự phổ biến của hội chứng ruột ngắn vẫn chưa được biết rõ vì không có cơ sở dữ liệu đáng tin cậy. Các ước tính dựa trên thông tin từ các cơ quan đăng ký tại nhà, trong đó hội chứng ruột ngắn thường là chỉ dẫn phổ biến nhất. Hai nghiên cứu gần đây chỉ giới hạn ở bệnh nhân hội chứng ruột ngắn cho thấy phần lớn bệnh nhân là nữ và> 50 tuổi. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hoá tại nhà hàng năm được ước tính là khoảng 120 phần triệu, trong đó khoảng 25% có hội chứng ruột ngắn; con số này lên tới khoảng 10.000 người lớn vào năm 1992. Những con số này không phản ánh những bệnh nhân bị hội chứng ruột ngắn không qua khỏi, có thể cai sữa dinh dưỡng ngoài đường tiêu hoá trong thời gian nhập viện theo chỉ số hoặc có thể cai sữa dinh dưỡng ngoài đường tiêu hoá tại nhà thành công. Do đó, có thể đánh giá thấp tỷ lệ mắc hội chứng ruột ngắn. 3. Giải phẫu và sinh lý học có liên quan Ba giải phẫu miệng nối ruột có thể xảy ra trong hội chứng ruột ngắn và thường được mô tả về vị trí của lỗ nối sau khi cắt bỏ:Miệng nối hồi đại tràng.Miệng nối hỗng tràng và hồi đại tràng.Mở hỗng tràng hoặc hồi tràng ra da.Các biểu hiện lâm sàng và kết quả của hội chứng ruột ngắn khác nhau tùy thuộc vào giải phẫu ruột còn lại và chức năng còn lại của nó. Do đó, đánh giá cao các giải phẫu ruột được thấy trong hội chứng ruột ngắn cùng với các cân nhắc cơ bản về sinh lý đường tiêu hóa là hữu ích để hiểu rõ hơn về tiên lượng và hướng dẫn xử trí bệnh nhân. Ba giải phẫu miệng nối ruột có thể xảy ra trong hội chứng ruột ngắn 4. Ruột nhỏ Đoạn gần 100 đến 150cm của hỗng tràng là nơi cơ bản hấp thụ carbohydrate, protein và vitamin tan trong nước. Sự hấp thụ chất béo có thể kéo dài trên một chiều dài lớn hơn của ruột ngắn nếu lượng chất béo được ăn vào nhiều hơn. Ở một người trưởng thành khỏe mạnh, khoảng 4l bài tiết đường ruột (0,5l nước bọt; 2l axit dạ dày và 1,5l dịch tiết tụy) được sản xuất để đáp ứng với thức ăn và đồ uống được tiêu thụ mỗi ngày. Hấp thụ nước là một quá trình thụ động do vận chuyển tích cực các chất dinh dưỡng và chất điện giải. Sự vận chuyển natri tạo ra một gradient điện hóa thúc đẩy sự hấp thu các chất dinh dưỡng qua biểu mô ruột. Bởi vì các điểm nối giữa các tế bào biểu mô hỗng tràng là đáng kể so với các khu vực khác của ruột, một dòng chảy nhanh chóng của chất lỏng và chất dinh dưỡng xảy ra dẫn đến sự hấp thụ chất lỏng kém hiệu quả và chất chứa trong hỗng tràng đẳng áp. Sự hấp thụ natri ở hỗng tràng xảy ra theo độ dốc nồng độ, Những yếu tố này trở nên đặc biệt quan trọng ở bệnh nhân hội chứng ruột ngắn chỉ còn hỗng tràng.Ngược lại với hỗng tràng, hồi tràng có các điểm nối gian bào chặt chẽ hơn dẫn đến lượng nước và natri ít hơn. Trong hồi tràng, sự vận chuyển tích cực của natri clorua cho phép tái hấp thu chất lỏng đáng kể và khả năng cô đặc các chất bên trong. Hồi tràng xa cũng là vị trí chính của sự hấp thụ muối mật và B12 qua trung gian chất mang. Hồi tràng và đại tràng gần sản xuất một số hormone bao gồm peptit giống glucagon. 1 và 2 và peptit YY có chức năng điều hòa vận chuyển/nhu động (ví dụ, hiện tượng phanh hỗng tràng và hồi tràng) và các đặc tính của ruột. Lợi ích của van hồi tràng trong việc làm chậm quá trình vận chuyển và ngăn chặn sự trào ngược của các chất trong ruột già vào ruột non vẫn còn tranh cãi vì lợi ích này có thể phản ánh việc giữ lại một chiều dài đáng kể của hồi tràng cuối. 5. Đại tràng Đại tràng có tốc độ vận chuyển chậm nhất, các điểm nối giữa các tế bào chặt chẽ nhất và hiệu quả hấp thụ nước và natri cao nhất. Về sức khỏe, thường có 1 đến 1,5l/ngày chất lỏng đi vào ruột kết, nơi tất cả ngoại trừ khoảng 150 ml được tái hấp thu. Trong hội chứng ruột ngắn, ruột kết đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng chất lỏng và điện giải với khả năng chứa và hấp thụ lên đến 6l mỗi ngày. Đại tràng mất hoàn toàn thường dẫn đến rối loạn dịch và điện giải. Ngoài khả năng phục hồi của ruột kết, quá trình lên men vi khuẩn của carbohydrate kém hấp thu thành axit béo chuỗi ngắn (SCFA) với sự hấp thụ tiếp theo ở ruột kết cung cấp thêm 10-15% nhu cầu năng lượng hoặc lên đến 1000 kcal mỗi ngày. Vì vậy, đại tràng trở thành một cơ quan quan trọng để hấp thụ chất lỏng và chất điện giải và để cứu vãn năng lượng trong hội chứng ruột ngắn. 6. Dạ dày và tuyến tụy Cắt tử cung ồ ạt có liên quan đến tăng tiết dạ dày thoáng qua và tăng tiết có thể kéo dài đến 12 tháng sau phẫu thuật. Điều này có thể xảy ra do mất các hormone ức chế được tạo ra ở ruột gần (ví dụ, peptide ức chế dạ dày và peptide hoạt động ở ruột). Điều này làm tăng thể tích và giảm độ pH của dịch tiết đi vào HATT gần, có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng mất dịch và dẫn đến các biến chứng đường tiêu hóa và suy giảm chức năng của các enzym tiêu hóa, góp phần thêm vào chứng khó tiêu chất béo.Việc sử dụng các thuốc kháng tiết bao gồm thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc đối kháng thụ thể histamin 2 làm giảm tiết dịch vị, ngăn ngừa các biến chứng dạ dày và có thể dẫn đến cải thiện tiêu hóa và hấp thu. Mặc dù một số bệnh nhân hội chứng ruột ngắn bị cắt bỏ HATT gần rộng có thể mất vị trí tổng hợp secrettin và cholecystokinin-pancreozymin (CCK-PZ) dẫn đến giảm tiết dịch mật, đa số có cắt bỏ HATT xa rộng rãi và chứng tỏ sự bài tiết bình thường của những chất này. Cắt bỏ> 100cm đoạn cuối hồi tràng làm giảm tái hấp thu axit mật vào tuần hoàn ruột, dẫn đến giảm lượng muối mật, cuối cùng vượt quá khả năng tổng hợp thay thế đầy đủ của gan. Sự thiếu hụt axit mật này dẫn đến suy giảm sự hình thành micelle và tiêu hóa chất béo, biểu hiện trên lâm sàng là thiếu hụt vitamin tan trong mỡ và tăng tiết mỡ. Ngoài ra, sự xâm nhập của axit mật ăn da vào ruột kết gây ra sự tiết dịch ròng vào ruột kết và tăng tốc độ nhu động của đại tràng làm tăng lượng phân. 7. Thích nghi đường ruột Sự thích nghi của ruột là quá trình sau khi đã cắt bỏ ruột, phần ruột còn lại sẽ trải qua những thay đổi vi mô và vĩ mô để đáp ứng các kích thích bên trong cũng như bên ngoài để khả năng hấp thụ của nó được tăng lên. Những chất dinh dưỡng tại đường ruột rất quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng thích ứng.Sự thích nghi sẽ xảy ra trong hai năm đầu tiên sau khi cắt bỏ ruột. Tùy thuộc vào mức độ và vị trí của ruột bị loại bỏ cũng như những thành phần dinh dưỡng của chế độ ăn thì những thay đổi về cấu trúc, chức năng thích ứng có thể xảy ra. Những người bị cắt hỗng tràng đoạn cuối thường ít hoặc không thích ứng và đại tràng cũng trải qua những thay đổi thích nghi sau khi cắt bỏ ruột lớn. Các loại hội chứng ruột ngắn sau phẫu thuật 8. Xác định giải phẫu ruột còn lại và ảnh hưởng của nó đến kết quả Phạm vi lớn của chiều dài SB từ khoảng 300 đến 800 cm ở người lớn, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định chiều dài và đoạn ruột non còn lại sau bất kỳ ca cắt bỏ nào. Chiều dài và vùng của HATT còn lại và sự hiện diện của thậm chí một phần ruột kết là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của bệnh nhân hội chứng ruột ngắn. Việc thiết lập một ước tính chính xác về chiều dài ruột thường khó khăn vì các báo cáo phẫu thuật thường ghi lại số lượng ruột được loại bỏ hơn là số lượng còn lại. Chiều dài SB cũng có thể được ước tính trên một loạt SB cản quang bari, điều này cũng có thể hữu ích để mô tả các đặc điểm cấu trúc khác như sự hiện diện của giãn ruột.Gần đây, chụp cắt lớp vi tính (CT) ruột bằng tái tạo ba chiều và tính toán chiều dài SB đã được chứng minh là cung cấp thông tin tương tự. Tuy nhiên, tầm quan trọng của độ dài ruột non còn lại trong việc xác định kết quả lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng ruột ngắn. Yếu tố quyết định cuối cùng của mức độ nghiêm trọng hội chứng ruột ngắn và kết quả cuối cùng là khối lượng quan trọng của biểu mô hấp thụ chức năng của ruột còn lại.Do có sự khác biệt về khả năng thích nghi nên những người có tàn dư hồi tràng có tiên lượng tốt hơn những người chỉ còn sót lại hỗng tràng. Ở người lớn, cắt bỏ hồi tràng cuối > 60cm thường yêu cầu thay thế vitamin B12, trong khi cắt bỏ > 100cm dẫn đến gián đoạn tuần hoàn ruột dẫn đến thiếu muối mật và kém hấp thu chất béo. Việc cắt bỏ hồi tràng trên diện rộng cũng dẫn đến quá trình vận chuyển đường tiêu hóa nhanh hơn, một phần là do giảm các hormone điều chỉnh quá trình vận chuyển ruột. Sự hiện diện của ruột kết đã được chứng minh là có lợi trong hội chứng ruột ngắn nhờ khả năng hấp thụ nước, chất điện giải và axit béo, làm chậm quá trình vận chuyển ruột và kích thích sự thích nghi của ruột.Tóm lại, những bệnh nhân hội chứng ruột ngắn được phẫu thuật cắt hỗng tràng nói chung là những bệnh nhân khó quản lý nhất và có nhiều khả năng phải hỗ trợ đường tiêm vĩnh viễn. Tài liệu tham khảoJohn K. DiBaise, Carol Rees Parrish, Short Bowel Syndrome in Adults – Part 1 Physiological Alterations and Clinical Consequences, Nutrition issues in gastroenterology, series #132, Practical gastroenterology • august 2014.1. O’Keefe SJ, Buchman AL, Fishbein TM, Jeejeebhoy KN, Jeppesen PB, Shaffer J. Short bowel syndrome and intestinal failure: consensus definitions and overview. Clin Gastroenterol Hepatol. 2006 Jan;4:6-10.Dabney A, Thompson J, DiBaise J, et al. Short bowel syndrome after trauma. Am J Surg 2004;188:792-795. 3. Amiot A, Messing B, Corcos O, Panis Y, Joly F. Determinants of home parenteral nutrition dependency and survival of 268 patients with non-malignant short bowel syndrome. Clin Nutr 2013;32:368-374.Thompson JS, DiBaise JK, Iyer KR, et al. Postoperative short bowel syndrome. J Am Coll Surg 2005;201:85-89
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lieu-phap-tai-thich-ung-xa-hoi-cho-benh-nhan-tam-vi
Liệu pháp tái thích ứng xã hội cho bệnh nhân tâm thần
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội thần kinh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh tâm thần ngày càng hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các liệu pháp tái thích ứng xã hội cho bệnh nhân tâm thần phổ biến được áp dụng hiện nay. 1. Dự phòng 3 cấp độ bệnh tâm thần Bệnh tâm thần được chia thành 3 cấp độ, tương ứng với các tình trạng cũng như khả năng điều trị bệnh tâm thần.Dự phòng độ I: điều trị khỏi hoàn toàn, không để rối loạn tâm thần xuất hiện. Hiện nay chưa có giải pháp để điều trị tuyệt đối.Dự phòng độ II: Phát hiện sớm, can thiệp và điều trị sớm giúp ngăn chặn tác hại của bệnhDự phòng độ III: Liệu pháp tái thích ứng xã hội, phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh tâm thần để họ có thể sinh hoạt, làm việc có ích cho bản thân, gia đình, xã hội và hoà nhập cộng đồng ở một mức độ nhất định (có sự phối hợp của bác sĩ, gia đình và xã hội). Liệu pháp tái thích ứng xã hội cần có sự phối hợp của bác sĩ, gia đình và xã hội để đạt hiệu quả cao nhất 2. Liệu pháp tái thích ứng xã hội cho bệnh nhân tâm thần Điều trị bằng thuốc:Chỉ định loại thuốc, liều lượng tùy thuộc vào từng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Chữa bệnh tâm thần bắt buộc cần cho người bệnh sử dụng thuốc.Thuốc sẽ có tác dụng dập tắt nhanh chóng các cơn kích động dữ dội, cơn phá phách vô thức khi lên cơn của bệnh nhân. Sau khi cơn kích động qua, ngoài việc chú ý cho người bệnh tiếp tục dùng thuốc, còn phải tiến hành kết hợp với các phương pháp chữa bệnh khác bằng tâm lý, bằng nghệ thuật như âm nhạc, hội hoạ, hay bằng vật lý trị liệu và thể dục thể thao cũng như phương pháp lao động tái thích ứng xã hội khác để đạt hiệu quả hồi phục tốt nhất.Phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý:Tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới kết quả chữa bệnh, không chỉ trong bệnh tâm thần. với những bệnh nhân bị tâm thần do căn nguyên tâm lý bắt buộc phải sử dụng liệu pháp chữa bệnh bằng tâm lý mới có hiệu quả.Các phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:Liệu pháp tâm lý trực tiếp: giải thích, ám thị khi thức, ám thị trong thôi miên, tự ám thị,...Liệu pháp tâm lý gián tiếp: tạo cho bệnh nhân tâm thần cảm giác thoải mái tư tưởng, tin tưởng, yên tâm chữa bệnh. Đồng thời kết hợp bố trí, trang trí phòng bệnh, buồng phục hồi chức năng thoáng mát, sáng sủa,... không bị cách biệt với thế giới bên ngoài,Đồng thời y bác sĩ, điều dưỡng phục vụ có tinh thần, thái độ phù hợp, chuẩn mực để người bệnh cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Kết hợp thể dục thể thao cũng như các phương pháp lao động tái thích ứng xã hội khác để người bệnh phục hồi tốt nhất Áp dụng phương pháp lao động - liệu pháp tái thích ứng xã hội:Cho người bệnh tâm thần làm những công việc nhẹ nhàng nhằm mục đích điều trị, giúp khôi phục những hoạt động tâm thần.Liệu pháp lao động là liệu pháp tái thích ứng xã hội cơ bản nhất trong điều trị cho người bệnh tâm thần. Nếu không được làm những công việc cơ bản, người bệnh sẽ dễ bị tự kỷ, nhanh chóng bị sa sút tinh thần.Đây cũng là phương pháp giúp người bệnh có thể gắn kết với tập thể, xã hội bởi trong quá trình lao động, làm việc sẽ giúp người bệnh tập trung, tăng cường ý chí, quên đi những cảm giác khó chịu do ảo giác, hoang tưởng gây ra, suy nghĩ bản thân,... từ đó giúp cải thiện tình trạng, bớt lo lắng về bệnh, ý nghĩ tiêu cực, đồng thời giúp người bệnh vui vẻ, phấn chấn bởi tâm lý làm việc có ích.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-lam-het-hoi-chan-vi
Cách làm hết hôi chân
Hôi chân là tình trạng thường gặp ở một số người, có thể khiến mất tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Đáng ngại hơn khi mùi hôi chân có thể dễ dàng nhận biết trong môi trường khép kín như phòng làm việc, lớp học, phòng tập gym... và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số cách làm hết hôi chân cho những ai đang mắc phải. 1. Nguyên nhân gây mùi hôi ở chân Trước khi tìm hiểu cách làm hết hôi chân hiệu quả, chúng ta cần phải biết rõ về hôi chân và những nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này.Bệnh hôi chân có thể gặp ở rất nhiều người, kể cả trẻ em và người lớn. Bàn chân của chúng ta là nơi có hơn 250.000 tuyến mồ hôi và rất nhiều vi khuẩn. Đó là lý do khi không quá bất ngờ thỉnh thoảng chân của chúng ta có mùi hôi và khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra thường xuyên với mức độ nặng sẽ dẫn đến việc người bệnh mất tự tin và có thể gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.Một số nguyên nhân dẫn đến mùi hôi chân thường gặp bao gồm:Khi bàn chân tiết quá nhiều mồ hôi, các loại vi khuẩn bám ở chân sẽ sinh sôi, phát triển và ăn những tế bào chết ở da chân, gây ra mùi hôi chân.Khi mồ hôi thấm vào giày, dép hay tấm lót chân, vi khuẩn cũng sẽ tiếp tục hoạt động mạnh mẽ hơn dẫn tới xuất hiện cả mùi hôi ở giày.Trường hợp mang giày bị ẩm cũng làm tăng nguy cơ hôi chân.Nếu bạn mang các loại tất không thấm hút mồ hôi, các loại giày kém thông thoáng, sẽ dễ bị hôi chân hơn.Hôi chân thường xảy ra vào mùa hè với điều kiện thời tiết nóng nực, hay khi vận động thể chất liên tục. Tuy nhiên, một số trường hợp mồ hôi ở bàn chân tiết ra rất nhiều khiến cho tình trạng hôi chân có thể xảy ra quanh năm.Lưu ý rằng, vi khuẩn có thể là tác nhân lây bệnh hôi chân từ người bệnh sang người khác. Do đó, bạn không nên sử dụng chung giày, tất với người bị hôi chân, nhất là các trường hợp vệ sinh kém. 2. Một số cách làm hết hôi chân Cách làm nào hết hôi chân? Là vấn đề quan tâm của rất nhiều người đang gặp phải tình trạng hôi chân. Để cải thiện tình trạng hôi chân, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:Chăm sóc và vệ sinh bàn chânTừ những việc làm đơn giản mỗi ngày để chăm sóc và vệ sinh bàn chân, tình trạng hôi chân sẽ được khắc phục rất nhanh chóng và hiệu quả.Phải luôn giữ bàn chân được thông thoáng.Rửa sạch bàn chân mỗi ngoài với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt cần phải làm sạch các vị trí của kẽ chân, đồng thời phải lau khô chân sau khi rửa chân.Để giữ bàn chân luôn được sạch sẽ, một số biện pháp bạn có thể áp dụng dưới đây:Tẩy tế bào chết cho bàn chân: Tế bào da chết trên da chân lâu ngày bám dính kết hợp với điều kiện ẩm ướt có thể dẫn đến vi khuẩn phát triển mạnh và làm tăng mùi hôi ở chân. Vì vậy, để giảm mùi hôi chân cần thiết phải tẩy tế bào da chết ở chân từ 2 - 3 lần mỗi tuần. Bạn có thể sử dụng loại đá bọt hoặc bàn chải mềm để loại bỏ tế bào da chết.Ngâm chân với nước muối: Đây là phương pháp hết sức đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn khá cao. Để thực hiện bằng phương pháp này, bạn chỉ cần hòa một ít muối vào nước ấm rồi ngâm chân trong đó khoảng 10 - 20 phút. Sau khi ngâm xong, bạn nên rửa lại chân và lâu khô. Phương pháp này có tác dụng làm cho các tế bào da cũng sẽ nở ra, dễ bong tróc hơn. Vì thế có thể kết hợp phương pháp này với việc tẩy tế bào chết để giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên da chân.Ngâm chân với giấm: Ngoài cách ngâm chân với muối, bạn có thể thay thế bằng giấm với tỷ lệ 2 phần giấm và 1 phần nước. Các loại dấm bạn có thể dùng để ngâm chân là giấm táo hoặc giấm gạo đều mang lại hiệu quả tương tự nhau. Hiệu quả phương pháp này là do trong thành phần của giấm có đặc tính kháng khuẩn nên sẽ giúp hết mùi hôi chân trong một thời gian ngắn. Thời gian cần thiết để ngâm chân với giấm trung bình từ 15 đến 20 phút. Tuy nhiên, trong trường hợp da chân của bạn đang có vết thương hở, vết loét,... thì không nên ngâm chân với giấm nhằm tránh tình trạng kích ứng da.Lựa chọn loại giày, tất phù hợpNguyên nhân phổ biến gây bệnh hôi chân thường do việc lựa chọn tất và giày không phù hợp hoặc không làm vệ sinh sạch sẽ. Do đó, việc lựa chọn những loại giày và tất phù hợp là cách hiệu quả để hết mùi hôi chân. Cụ thể như sau:Chọn tất: Thói quen mang tất mỗi ngày cũng là cách giúp giảm mùi hôi chân hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn các loại tất được làm bằng chất liệu dễ thấm hút mồ hôi, ví dụ như tất len, polypropylene,...Khi mang tất, bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi tất mỗi ngày để tránh tình trạng ẩm ướt hoặc hạn chế mồ hôi ở lại bên trong giày.Chọn giày: Bạn nên chọn những đôi giày thông thoáng giúp mô hôi dễ bay hơi, tránh tình trạng tích tụ độ ẩm khiến bàn chân “dễ thở” và ít mùi hơn. Các loại giày lưới, được làm từ vải tự nhiên, đồng thời không nên mang các loại giày được làm từ nhựa để tránh tăng tiết mồ hôi.Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý phải giặt sạch giày trước khi mang và phơi khô, tránh đi giày còn đang ẩm ướt.Dùng tấm lót giày: Việc dùng tấm lót giày có công dụng làm giảm mùi hôi chân và khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng tấm lót giày bạn nên thay thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm để thay thế hoặc kết hợp với tấm lót giày như xịt chống khuẩn.Điều trị hỗ trợ hôi chân bằng phương pháp y khoaMặc dù mùi hôi chân có thể khá đơn giản để cải thiện tình trạng này bằng cách áp dụng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một số người, dù đã áp dụng rất nhiều cách trị hôi chân mức độ nặng nhưng vẫn không cải thiện được mùi hôi chân như mong muốn. Trong trường hợp đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn cách chữa hôi chân bằng một số biện pháp y khoa.Một số biện pháp y khoa được áp dụng khá hiệu quả trong điều trị hôi chân như sau:Chạy ionĐây là phương pháp giúp hết mùi hôi chân bằng cách cung cấp một dòng điện ở cường độ nhẹ qua nước đến da với mục đích giảm tiết mồ hôi ở bàn chân và từ đó giảm mùi hôi chân hiệu quả.Tiêm botoxĐối với những trường hợp hôi chân ở mức độ quá nặng, có thể tham khảo để áp dụng phương pháp botox. Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ dùng kim tiêm chuyên dụng để bơm hoạt chất botulinum hoặc botox vào bàn chân của bạn. Phương pháp này có hiệu quả khá cao nhưng lại có thể khiến người được tiêm bị đau. Thời gian hiệu quả sẽ được kéo dài trong khoảng 3-4 tháng. Sau đó, điều trị tiếp để giúp duy trì kiểm soát mùi hôi chân. Nên kết hợp với các biện pháp khác để làm hết mùi hôi chân hiệu quả hơn.Dùng thuốc chống ra mồ hôiĐa số các loại thuốc chống mồ hôi thường chỉ được sử dụng ở các vị trí như nách hoặc háng nhưng bạn cũng có thể sử dụng trên bàn chân. Với cơ thế hoạt động của các hoạt chất có trong thuốc sẽ làm ức chế quá trình tiết mồ hôi ở bàn chân nhằm ngăn chặn sự hoạt động của vi khuẩn ở trên da chân. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc chống ra mồ hôi để dùng cho chân có nồng độ cao hơn.Trong trường hợp nếu như đột ngột xuất hiện mùi hôi ở chân, trước tiên hãy thực hiện việc quan sát bàn chân để xem thử có bất kỳ vết thương nào có thể bị nhiễm trùng ở vùng da bàn chân. Có thể dùng một chiếc gương để trên sàn nhà và quan sát hết phần dưới của bàn chân để tìm dấu hiệu bất thường.Bạn cũng nên khám bác sĩ nếu như thấy các dấu hiệu của vết thương ở chân. Khi có các triệu chứng sưng đỏ và đau là các dấu hiệu của nhiễm trùng, đặc biệt cần lưu ý ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.Nếu như không phát hiện bất cứ có các dấu hiệu bất thường nào, bạn có thể áp dụng các biện pháp cải thiện tình trạng hôi chân tại nhà. Nếu tình trạng hôi chân không cải thiện mà còn ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của bạn thì nên đến khám bác sĩ khám để được tư vấn điều trị.Mặc dù tình trạng mùi hôi chân không gây nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Nếu mắc phải bệnh này, bạn hãy kiên trì áp dụng những biện pháp khử mùi hôi chân trên đây để có được hiệu quả tốt nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/can-deo-ham-duy-tri-trong-bao-lau-vi
Cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Dụng cụ giữ hàm là một phần cần thiết trong quá trình niềng ra của bạn. Nếu không đeo hàm duy trì, răng của bạn sẽ dịch chuyển về vị trí cũ. Vậy đeo hàm duy trì trong bao lâu và cách đeo hàm duy trì đúng cách như thế nào? 1. Các loại dụng cụ hàm duy trì Bạn cần đeo hàm duy trì trong bao lâu tùy thuộc rất nhiều vào loại dụng cụ duy trì. Có hai loại hàm duy trì, đó là hàm duy trì có thể tháo rời và cố định.Loại tháo rờiBạn thường đeo hàm duy trì tháo lắp toàn thời gian từ 4 tháng đến 1 năm sau khi niềng răng. Chú ý đeo hàm duy trì đúng cách. Bạn chỉ tháo ra khi cần ăn hoặc đánh răng. Sau khoảng thời gian quy định của bạn, nha sĩ sẽ đánh giá lại để xem bạn có cần đeo nó lâu hơn không.Ngay cả khi không nhận thấy sự di chuyển của răng, nha sĩ vẫn có thể khuyên bạn nên đeo khay duy trì và đeo vào ban đêm để đảm bảo an toàn. Tùy thuộc vào răng của bạn, điều này có thể kéo dài trong vài tháng, vài năm hoặc vô thời hạn.Loại cố địnhLoại cố định rất tốt vì bạn không phải lo lắng về việc theo dõi chúng hoặc nhớ đeo chúng trở lại sau khi ăn hoặc đánh răng. Dụng cụ được gắn cố định vào răng của bạn ở một nơi thuận tiện, kín đáo (thường là phía sau răng của bạn) và bạn không cần lo lắng về việc đeo hàm duy trì đúng cách. Tuy nhiên bạn có thể phải đeo hàm duy trì này lâu hơn so với hàm tháo rời, có thể là nhiều năm.Các chuyên gia cho biết hàm duy trì vĩnh viễn thường được khuyên dùng cho những người có răng đáp ứng các tiêu chí sau:Có nhiều răng mọc lệchRăng mọc chen chúcRăng cách xa nhauCó khả năng bạn có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe răng miệng khi đeo hàm duy trì cố định, nhưng bạn có thể dễ dàng tránh được chúng bằng thói quen vệ sinh răng miệng cẩn thận. Một số nhược điểm nghiêm trọng của hàm duy trì bao gồm những vấn đề sau:Tổn thương răng nướu: nếu hàm duy trì vĩnh viễn bị hỏng, nó có thể làm hỏng răng hoặc viêm nướu.Sâu răng: bất kỳ khí cụ cố định nào cũng có thể gây khó khăn hơn cho việc làm sạch răng của bạn, vì mảng bám và vi khuẩn có thể tích tụ trong khoảng trống giữa dây dẫn với răng và nướu.Cảm giác khó chịu: nếu có bất kỳ ma sát nào giữa bộ phận giữ và lưỡi, thì có thể gây ra sự cọ xát. 2. Cần đeo hàm duy trì bao lâu? Đối với hàm duy trì tháo lắpHầu hết bệnh nhân được cấp một bộ hàm duy trì có thể tháo ra để ăn uống và đánh răng. Kết quả tốt nhất khi khách hàng đeo hàm duy trì theo lịch trình sau:3-6 tháng đầu tiên: Trong thời gian này, nên đeo dụng cụ duy trì từ 22 giờ mỗi ngày trở lên. Lần duy nhất chúng nên tháo ra là để đánh răng và dùng chỉ nha khoa hoặc khi ăn. Bác sĩ chỉnh nha sẽ tiếp tục theo dõi trước khi cho phép bạn chỉ đeo chúng vào ban đêm.2 năm đầu tiên: Sau thời gian ban đầu đeo toàn thời gian, bạn sẽ có thể bắt đầu đeo khí cụ duy trì khi ngủ.Từ năm thứ ba đến hết cuộc đời: Bây giờ, bạn có thể đeo hàm duy trì ít hơn một chút. Bỏ qua một hoặc hai đêm không thường xuyên không phải là vấn đề lớn. Một nguyên tắc nhỏ là cố gắng đeo chúng mỗi đêm.Các hàm duy trì có thể tháo rời nên ở trong hộp đựng khi bạn không ngậm trong miệng và bạn nên mang theo hộp đựng của mình mọi lúc mọi nơi. Đảm bảo giữ dụng cụ xa nguồn nhiệt và vật nuôi, đồng thời đừng quên vệ sinh chúng hàng ngày.Cần đeo hàm duy trì đúng cách và điều quan trọng là bạn chỉ được uống nước khi đang đeo hàm duy trì — đồ uống có đường có thể mắc kẹt giữa khay niềng và răng của bạn và dẫn đến sâu răng.Đối với hàm duy trì cố địnhTrong một số trường hợp nhất định, bác sĩ chỉnh nha của bạn sẽ gắn một hàm duy trì vĩnh viễn vào mặt sau của răng bạn. Bạn cần đeo hàm duy trì mọi lúc, ngay cả khi ăn và chải răng.Kiểu hàm duy trì này chỉ có thể được tháo ra bởi nha sĩ, và khi nó được lấy ra, bệnh nhân sẽ nhận được một hàm duy trì có thể tháo rời để đeo trong khi ngủ. Một số người sẽ phải đeo hàm duy trì ít nhất 10 năm. Nhiều bác sĩ chỉnh nha khuyên bạn nên đeo hàm duy trì bán thời gian cho đến suốt đời.Việc chăm sóc hàm duy trì cố định đơn giản hơn một chút. Tất cả những gì bạn cần làm là đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Bàn chải đánh kẽ răng có thể hữu ích và giúp bạn loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cao răng. Nhưng bạn nên kiểm tra định kỳ với bác sĩ chỉnh nha của mình để đảm bảo dụng cụ duy trì không gây sâu răng hoặc tích tụ vi khuẩn và không cần phải tháo ra hoặc vệ sinh.
https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-nguyen-nhan-va-de-phong-suy-gian-tinh-mach-chan-169230424110321935.htm
27-04-2023
Nhận biết nguyên nhân và đề phòng suy giãn tĩnh mạch chân
Theo các thống kê ở Pháp, suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% nữ giới ở tuổi trưởng thành, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 30% ở những người đang làm việc. Đối với người trên 50 tuổi thì có đến 75-80% bị suy giãn tĩnh mạch chân. Trong đó có đến 2/3 bệnh nhân gặp phải biến chứng. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chủ yếu ở chi dưới khi máu từ chân trở về tim bị cản trở, gây ứ trệ tuần hoàn ở chi dưới. Ngày nay suy giãn tĩnh mạch chân được xem như là bệnh lý thời đại bên cạnh bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường khi tần suất mắc bệnh tăng nhanh trong dân số. Đặc biệt suy giãn tĩnh mạch chân tỷ lệ mắc phải ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới, vì vậy, biện pháp phòng bệnh là hết sức quan trọng. 1. Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân Suy giãn tĩnh mạch chân là hậu quả của tình trạng viêm thành tĩnh mạch chân làm hư hại van tĩnh mạch chân gây nên hiện tượng trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân với nhiều lý do khác nhau như: đứng lâu trong thời gian dài (thợ đứng máy, người đầu bếp…) ngày này qua ngày khác lâu dần; hoặc ngồi quá lâu do đặc thù nghề nghiệp; hoặc mặc quần quá chật hay gặp ở phụ nữ; hoặc phụ nữ dùng thuốc tránh thai dài hạn làm cản trở máu từ chân trở về tim gây ứ trệ tuần hoàn, từ đó tĩnh mạch dần dần giãn ra và khó hồi phục. Do ứ máu cho nên chân dần dần giãn to ra, phù chân to ra từ đó đến mắc suy giãn tĩnh mạch chân và huyết khối tĩnh mạch sâu. 2. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân Bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân Đông y chữa suy giãn tĩnh mạch chân - Trong giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác tức nặng, mỏi hai chân, đôi khi thấy phù chân vào cuối ngày, nhất là sau khi đứng nhiều giờ, đồng thời xuất hiện đau bắp chân, chuột rút nhất là về đêm hoặc một số người có cảm giác tê, ngứa ở cẳng chân và bàn chân. - Đau khi đi lại nhiều, sưng nề, tím ở cẳng chân và mu bàn chân càng càng nặng thêm. Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn và có thể xuất hiện viêm da, xơ cứng, lở loét. - Trong giai đoạn sau của bệnh, cả người bệnh và bác sĩ khám bệnh có thể nhìn thấy hoặc quan sát được các búi tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo dưới da, nhất là vùng khoeo chân. Bệnh càng ngày có thể nặng dần lên và xuất hiện loét kheo, da bắp chân, mu bàn chân do thiếu dinh dưỡng hoặc xuất hiện viêm tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu. - Vào giai đoạn đã bị loét da chân, xuất hiện huyết khối tĩnh mạch cho dù được điều trị tích cực nhưng các triệu chứng này chỉ thuyên giảm chậm và rất khó khỏi. Nếu gặp ở phụ nữ đang mang thai bệnh có thể tăng nặng thêm do chèn ép máu tĩnh mạch về tim nhiều hơn và thêm vào đó là có sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm xấu thêm tình trạng giãn tĩnh mạch chân. Cảm giác tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu càng ngày càng tăng. 3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân? Người lớn trên 50 tuổi; Người lao động phải đứng nhiều giờ, nhiều ngày; Những người phải ngồi nhiều một chỗ như bán hàng, ngồi làm việc do đặc thù nghề nghiệp Những người thường xuyên mặc quần quá chật, bó sát hai chân hoặc đi giày cao gót thường xuyên Phụ nữ mang thai nhiều lần, sử dụng thuốc ngừa thai liên tục hay cũng có thể bố mẹ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân… Họ đều là những đối tượng có nguy cơ của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới. Nên mát xa chân để phòng bệnh. 4. Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch Để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch nên thực hiện những điều sau: - Không đi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, - Khi nằm nghỉ, ngủ nên kê chân cao bằng một chiếc gối mềm. - Hàng ngày nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nên tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. - Một việc làm có thể thực hiện dễ dàng trước khi đi ngủ buổi tối là xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm từ 15- 20 phút mỗi ngày. - Phụ nữ cần hạn chế đi giày cao gót hoặc hạn chế mặc quần bó sát người và hạn chế sử dụng thuốc tránh thai dài ngày (nên thay đổi biện pháp tránh thai cho phù hợp do bác sĩ chuyên khoa tư vấn). - Hàng ngày ăn nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước. Bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân SKĐS - Tập luyện thường xuyên có thể làm giảm bớt giãn tĩnh mạch, đồng thời làm giảm một số triệu chứng và phòng ngừa biến chứng do giãn tĩnh mạch gây ra. Mời xem video nhiều người quan tâm: Thực Phẩm Tốt Cho Tiêu Hóa Và Giấc Ngủ Vào Buổi Tối | SKĐS PGS.TS Bùi Mai Hương Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://tamanhhospital.vn/chup-x-quang-copd/
17/04/2024
Chụp x-quang COPD: Quy trình thực hiện và các lưu ý cần biết
Chụp x-quang COPD (đúng chuyên môn là chụp x-quang đánh giá bệnh lý COPD) là bước quan trọng để bác sĩ đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), từ đó có hướng điều trị phù hợp. (*) Bài viết linh hoạt dùng “Chụp x-quang khảo sát COPD”, “Chụp x-quang COPD” và “Chụp x-quang phổi COPD” để gần gũi với người dân. Mục lụcChụp x-quang COPD là gì?Khi nào cần chụp x-quang phổi phát hiện bệnh COPD?Quy trình chụp x-quang khảo sát COPD1. Chuẩn bị gì trước khi chụp x-quang phổi COPD?2. Thực hiện chụp x-quang khảo sát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD3. Sau khi chụp x-quang phổi khảo sát bệnh lý COPDTìm hiểu kết quả hình ảnh điển hình x-quang khảo sát bệnh lý COPDChụp x-quang COPD bao nhiêu tiền?Nên chụp x-quang phổi đánh giá tắc nghẽn mãn tính COPD ở đâu?Chụp x-quang COPD là gì? Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Bệnh khiến chức năng hô hấp bị suy giảm nghiêm trọng nhưng khó hồi phục. Do đó, việc chẩn đoán COPD sớm sẽ giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Chụp x-quang khảo sát COPD là một trong những kỹ thuật giúp bác sĩ phát hiện dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhanh chóng, không xâm lấn. Kỹ thuật này dùng tia X tạo ra hình ảnh của lồng ngực, cơ hoành, tim. Từ những điểm bất thường trên hình chụp, bác sĩ sẽ có những thông tin hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh. Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hai tình trạng diễn ra phổ biến là viêm phổi phế quản mạn tính và khí phế thũng. Chụp x-quang COPD có thể không mang đến nhiều thông tin nếu người bệnh mắc viêm phế quản mạn tính. Thế nhưng với khí phế thũng, bác sĩ có thể nhận thấy nhiều vấn đề về cấu trúc phổi hơn khi quan sát hình ảnh chụp được. Khi nào cần chụp x-quang phổi phát hiện bệnh COPD? Phổi tắc nghẽn mạn tính khi tiến triển nghiêm trọng sẽ xuất hiện những triệu chứng như thở khò khè, khó thở, hụt hơi, ho có đờm nhầy, tức ngực, sốt nhẹ, ớn lạnh… và các biểu hiện khác tùy vào mức độ của bệnh. Nếu nghi ngờ người bệnh bị phổi tắc nghẽn mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số hình thức xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, trong đó có chụp x-quang phổi COPD. Hình ảnh x-quang COPD thu được cho thấy tình trạng phổi to, cơ hoành dẹt hoặc các túi khí (bóng nước). Chụp x-quang phổi cũng được ứng dụng để giúp bác sĩ xác định bệnh lý khác gây ra những triệu chứng tương tự như COPD. Người bệnh có triệu chứng nghi ngờ bị phổi tắc nghẽn mạn tính có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp x-quang COPD Quy trình chụp x-quang khảo sát COPD Để có được hình ảnh chụp x-quang COPD rõ ràng, người bệnh nên tìm hiểu trước về quy trình thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này. Các bước thực hiện COPD x-quang có thể bao gồm: 1. Chuẩn bị gì trước khi chụp x-quang phổi COPD? Nếu đã chụp x-quang COPD trước đó, bạn nên mang theo kết quả mới nhất đến khám để bác sĩ có thể so sánh kết quả. Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai cần thông báo cho bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.(1) Người bệnh cần tháo khỏi cơ thể tất cả các đồ trang sức, phụ kiện như dây chuyền, khuyên tai… để tránh cản trở quá trình chụp. Người bệnh có thể cần thay quần áo theo quy định hoặc mang dụng cụ bảo vệ cơ quan sinh sản khỏi bức xạ được dùng trong lúc chụp x-quang. 2. Thực hiện chụp x-quang khảo sát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD Người bệnh có thể thực hiện chụp x-quang phổi theo tư thế nằm hoặc đứng. Thông thường kỹ thuật chụp x-quang khảo sát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được tiến hành ở tư thế đứng. Trừ trường hợp người bệnh gặp khó khăn với tư thế này. Ngoài ra, nếu nghi ngờ xung quanh phổi của người bệnh có chứa chất lỏng (tràn dịch màng phổi), bác sĩ sẽ cần xem xét thêm hình ảnh khác về phổi. Lúc này, người bệnh có thể cần chụp x-quang ở tư thế nằm nghiêng. Kỹ thuật viên có thể hướng dẫn người bệnh cách nín thở trong lúc chụp x-quang COPD để có được hình ảnh rõ nét, chính xác. 3. Sau khi chụp x-quang phổi khảo sát bệnh lý COPD Người bệnh có thể nhận được hình ảnh ngay sau khi kết thúc quá trình chụp hoặc sau khoảng 1 – 2 tiếng. Thời gian nhận kết quả sẽ phụ thuộc vào gói khám hay dịch vụ mà người bệnh lựa chọn. Người bệnh có thể nhận được kết quả chụp x-quang COPD ngay lập tức hoặc sau khoảng 1 – 2 tiếng Tìm hiểu kết quả hình ảnh điển hình x-quang khảo sát bệnh lý COPD Thông qua hình ảnh chụp x-quang phổi, bác sĩ có thể phát hiện những vấn đề bất thường. Các dấu hiệu bệnh lý COPD trên x-quang có thể bao gồm các bất thường về phổi, tim, cơ hoành… Tăng kích thước phổi: Kết quả COPD trên x-quang có thể cho thấy tình trạng lồng ngực tăng kích thước (tăng kích thước phổi). Điều này diễn ra khi mô ở phổi đã chịu tổn thương, mất tính đàn hồi, không khí ứ lại ở mô phổi làm lồng ngực giãn rộng các khoảng gian sườn. Hệ quả là quá trình trao đổi khí ở người bệnh COPD bị hạn chế, gây ra những triệu chứng như thở khò khè, khó thở… Cơ hoành thấp, phẳng: Hình chụp x-quang COPD cũng có thể cho thấy những thay đổi cấu trúc bên trong phổi hoặc mô xung quanh phổi, ví dụ cơ hoành phẳng và thấp hơn bình thường. Đây cũng là hệ quả của sự gia tăng kích thước phổi (phổi lớn đẩy cơ hoành hạ thấp). Thay đổi trong đường thở: Sự thay đổi trong đường thở của phổi là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh COPD. Thế nhưng, bác sĩ khó có thể chẩn đoán chính xác các thay đổi này trên hình chụp x-quang. Do đó, nếu nhận ra bất kỳ thay đổi nào tại đường thở, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các kiểm tra bổ sung. Bullae (bóng khí): Bác sĩ có thể xác định bullae trên hình chụp x-quang COPD. Các bóng khí là những túi không khí có thể hình thành khi khí phế thũng làm tổn thương mô phổi, có thể thấy khi chụp x-quang. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ chúng vì chúng có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.(2) Bóng tim hình giọt nước: Khi COPD tiến triển, tim có thể thay đổi hình dạng. Theo đó, phim x-quang có thể có hình ảnh bóng tim hẹp hoặc thon dài. Những dấu hiệu khác: Cảm giác khó chịu ở ngực như khó thở, tức ngực… còn có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác ngoài COPD (như bệnh tim mạch). Do đó, nếu kết quả chụp x-quang có dấu hiệu điển hình bệnh lý COPD thì bác sĩ có thể kiểm tra liệu còn vấn đề nào khác dẫn đến tình trạng thở khò khè, đau ngực… hay không. Ngoài COPD, tình trạng khó thở, tức ngực… còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác Chụp x-quang COPD bao nhiêu tiền? Hiện nay, mức giá chụp COPD x-quang ở các cơ sở y tế sẽ có sự chênh lệch, phụ thuộc vào các yếu tố như kỹ thuật thực hiện, trang thiết bị, máy móc, trình độ chuyên môn của bác sĩ/kỹ thuật viên, chất lượng dịch vụ… Người bệnh nên liên hệ trực tiếp bệnh viện, cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm sử dụng dịch vụ. Nên chụp x-quang phổi đánh giá tắc nghẽn mãn tính COPD ở đâu? Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín cung cấp dịch vụ chụp x-quang phổi COPD. Quy trình chụp x-quang khảo sát COPD diễn ra nhanh chóng, an toàn, khoa học, mang đến kết quả hình ảnh rõ nét, chính xác. Thông qua hình chụp x-quang bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán kịp thời, chọn lựa phương pháp chữa trị tối ưu. Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có cơ sở vật chất khang trang, được trang bị hệ thống máy móc hiện đại trên thế giới như hệ thống x-quang kỹ thuật số treo trần cao cấp GXR-52SD Ceiling System… Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ/kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Người bệnh có thể đặt lịch hẹn online để tiết kiệm thời gian chờ đợi khi đến thăm khám, chụp x-quang phổi COPD tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Người bệnh khi gặp triệu chứng nghi ngờ bị COPD cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, chụp x-quang COPD hay thực hiện những phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác theo chỉ định của bác sĩ. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác, đề ra phương hướng điều trị tối ưu, ngăn bệnh tiến triển.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-bao-nhieu-calo-trong-mot-khoi-mo-co-vi
Có bao nhiêu calo trong một khối mỡ cơ thể?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Calo là năng lượng trong thực phẩm. Calo có thể đến từ carbs, chất béo và protein. Cơ thể sử dụng calo để làm nhiên liệu cho mọi hoạt động hoặc trữ trữ phần lớn dưới dạng lượng mỡ trong cơ thể. 1. Mỡ cơ thể là gì? Chất béo nguyên chất có hàm lượng năng lượng rất cao hoặc khoảng 9 calo mỗi gram. Điều này lên tới khoảng 4.100 calo mỗi pound chất béo nguyên chất.Tuy nhiên, chất béo cơ thể không chỉ là chất béo tinh khiết. Chất béo cơ thể bao gồm các tế bào mỡ, có chứa một số chất lỏng và protein ngoài chất béo. Do đó, hàm lượng calo trong chất béo cơ thể sẽ ít hơn một chút so với hàm lượng calo của chất béo nguyên chất.Chất béo cơ thể hoặc mô mỡ có chứa các tế bào mỡ. Các tế bào mỡ chứa lipid, bao gồm cholesterol và triglyceride.Mô mỡ dự trữ năng lượng để cơ thể sử dụng và bảo vệ các cơ quan. Ngoài ra, mô mỡ cũng giải phóng các hormone kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể, chẳng hạn như độ nhạy insulin và sự thèm ăn.Những người có nhiều mỡ trong cơ thể có thể gặp phải một thứ gọi là kháng leptin, trong đó cơ thể ít nhạy cảm hơn với hormone leptin. Điều này làm tăng cơn đói và tăng lượng thức ăn, khiến việc duy trì cân nặng trở nên khó khăn hơn.Có hai loại mô mỡ: trắng và nâu. Mô mỡ màu nâu có hoạt động trao đổi chất nhiều hơn. Nó đốt cháy nhiều calo hơn và giúp kiểm soát cân nặng, độ nhạy insulin và sức khỏe tổng thể với mức độ cao hơn so với mô mỡ trắng. Nếu mọi người có mỡ cơ thể dư thừa, thường là do mô mỡ trắng của họ nhiều.Có quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể gây ra béo phì và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch. Có quá ít chất béo trong cơ thể cũng có thể gây hại và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như suy dinh dưỡng và các vấn đề sinh sản. Tế bào mỡ trắng và mỡ nâu 2. Liệu một pound chất béo cơ thể có chứa 3.500 Calo? Một pound chất béo cơ thể thực sự chứa khoảng từ 3,436 đến 3,752 calo Năm 1958, một nhà khoa học tên Max Wishnofsky đã kết luận rằng lượng calo tương đương với một pound trọng lượng cơ thể là 3.500 calo. Kết quả này, ông dựa trên các bằng chứng khoa học có sẵn tại thời điểm đó. Nhiều thập kỷ sau này, kết quả của ông đã được trích dẫn hàng ngàn lần trên các phương tiện truyền thông và khoa học.Về cơ bản, nó trở thành kiến ​​thức phổ biến rằng một pound chất béo cơ thể chứa 3.500 calo. Nhưng có thực sự đúng?Ngày này, các nhà khoa học đã sử dụng các giá trị được chấp nhận chung cho tính toán này. Nhìn chung, chúng ta có thể giả định rằng:Một pound bằng 454 gram.Chất béo nguyên chất chứa 8,7-9,5 calo mỗi gram.Mô mỡ cơ thể có chứa 87% là chất béo.Sử dụng những giá trị trên, chúng ta có thể kết luận rằng một pound chất béo cơ thể thực sự chứa khoảng từ 3,436 đến 3,752 calo. Tuy nhiên, cần lưu ý là những tính toán này dựa trên nghiên cứu cũ. Một số nghiên cứu cho rằng mô mỡ cơ thể chỉ chứa 72% chất béo và các loại chất béo cơ thể khác nhau cũng có thể chứa hàm lượng chất béo khác nhau. 3. Phần trăm lượng mỡ trong cơ thể bao nhiêu là tốt? Hiện này có một số cách tính lượng mỡ cơ thể như thước dây, Dụng cụ đo nếp gấp da, Cân mỡ cơ thể (Body fat scale), Đo cơ thể khi đang ngâm trong nước (hydrostatic weighing), Phép đo biến đổi không khí (Air displacement plethysmography) và Chụp MRI hoặc CT. Tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, do đó, bạn cần gặp các chuyên gia được đào tạo về lĩnh vực này và cơ sở cần có trang thiết bị hiện đại thì mới có được kết quả chính xác tỷ lệ lượng mỡ trong cơ thể là bao nhiêu.Sau khi tính lượng mỡ cơ thể, bạn có thể so sánh kết quả của mình với thang đo của Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ đưa ra như sau: Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không phải tất cả các kỹ thuật đo tỷ lệ chất béo đều cho kết quả như nhau. Một số phương pháp có tỷ lệ lỗi cao.Trong đo nếp gấp da, cần được thực hiện bởi chuyên gia được đào tạo sử dụng dụng cụ calipers để đo các vị trí cụ thể trên cơ thể. Sau khi tính toán, kết quả sẽ được so sánh với một biểu đồ ước tính tỷ lệ phần trăm chất béo. Những thiết bị đo nếp gấp da này cũng có thể được mua và sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này thay đổi rất nhiều dựa trên cachs sử dụng của người đo. Tỷ lệ lỗi có thể lên tới cộng hoặc trừ 8%. Thế nào là mỡ máu có lợi - mỡ máu có hại và cách khắc phục
https://suckhoedoisong.vn/cach-khac-phuc-chung-noi-lap-169115945.htm
04-05-2016
Cách khắc phục chứng nói lắp
Con trai tôi 6 tuổi, tới đây, cháu vào lớp 1 nhưng điều tôi lo lắng là cháu bị chứng nói lắp sẽ ảnh hưởng tới khả năng học tập. Xin hỏi bác sĩ làm thế nào chữa chứng nói lắp? Đỗ Văn Quang (Quảng Ninh) Nói lắp là một hiện tượng loạn thần kinh chức năng của ngôn ngữ, thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, con trai nhiều hơn con gái. Trẻ nói lắp dễ bị các rối loạn thần kinh chức năng khác gây cho trẻ nặng nề về tinh thần mỗi khi sắp nói. Nguyên nhân xuất phát từ bên trong hoặc môi trường bên ngoài. Nguyên nhân bên trong có yếu tố di truyền chiếm 1/3 trường hợp, nguyên nhân bẩm sinh do hệ thần kinh thực vật dễ bị kích thích; Môi trường sinh sống của trẻ ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ nói lắp, ví dụ như người trông trẻ nói lắp, chấn thương nặng nề về tinh thần hoặc thực thể… Về điều trị, cần kiên trì kết hợp tâm lý liệu pháp, các bài tập từ ngữ và thuốc nếu nói lắp do yếu tố thần kinh. Trong đó, liệu pháp tâm lý là một phần cơ bản của quá trình điều trị, điều chỉnh nhân cách của trẻ nói lắp, tạo cho trẻ lòng tự tin khi giao tiếp. Kết quả điều trị phụ thuộc nhiều yếu tố. Với đa số các trường hợp chữa sớm, khi lắp mới bắt đầu sẽ đạt hiệu quả. Đối với các trường hợp nói lắp đã lâu năm thì thường hay bị tái phát và chữa thường kéo dài lâu (hàng vài năm). Việc điều trị cần kết hợp tâm lý liệu pháp, các bài tập từ ngữ và thuốc. Trong đó, liệu pháp tâm lý là một phần cơ bản của quá trình điều trị, điều chỉnh nhân cách của trẻ lắp, tạo cho trẻ lòng tự tin khi giao tiếp. Phòng bệnh bắt đầu từ khi trẻ hình thành ngôn ngữ. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn ngôn ngữ của trẻ một cách đúng đắn theo hướng dẫn của các chuyên gia ngôn ngữ. Bạn nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa tâm lý của bệnh viện Nhi để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp. BS. Vũ Hồng Ngọc
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tap-duc-vao-thoi-gian-nao-trong-ngay-la-tot-nhat-vi
Tập thể dục vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất?
Tập thể dục là một hoạt động rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên để các bài tập có được hiệu quả, ngoài việc chú ý đến động tác, chế độ ăn thì thời gian tập thể dục trong ngày cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn cần hết sức lưu ý. 1. Đồng hồ sinh học của cơ thể Chính đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ quyết định bạn là “cú đêm” hay ưa dậy sớm. Những nhịp sinh học này tác động đến các chức năng của cơ thể như chỉ số huyết áp, nhiệt độ cơ thể, mức độ hormone hay nhịp tim, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cơ thể bạn có sẵn sàng tập thể dục hay không.Sử dụng đồng hồ sinh học của cơ thể để biết khi nào nên tập thể dục, đi bộ hoặc đến phòng tập gym là ý tưởng hay, tuy nhiên bạn sẽ phải cân nhắc những yếu tố bên ngoài như lịch trình công việc, gia đình, thời gian rảnh rỗi nữa. Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không? Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây. Bắt đầu 2. Đặc điểm của tập thể dục buổi sáng Các chuyên gia cho rằng, nếu bạn là người khó thiết lập thói quen thì buổi sáng có thể là thời gian tốt nhất để tập thể dục. Nguyên nhân là nếu tranh thủ tập buổi sáng thì bạn sẽ không bị áp lực về thời gian, không bị những công việc trong ngày cuốn trôi đi ý tưởng tập thể dục, từ đó giữ được lịch tập thường xuyên hơn.Việc tập luyện vào buổi sáng cũng khiến cơ thể tiết ra hormone Endorphin kích thích động lực, giúp con người làm việc năng suất và khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên cần lưu ý vào buổi sáng sớm nhiệt độ thường thấp, bạn nên dành ít phút để khởi động rồi mới bắt đầu bài tập. Việc tập luyện vào buổi sáng cũng khiến cơ thể tiết ra hormone Endorphin kích thích động lực, giúp con người làm việc năng suất và khỏe khoắn hơn 3. Đặc điểm của tập thể dục buổi trưa Trái với những người năng nổ vào buổi sáng, có những người lại thích dành thời gian tập thể dục toàn thân sau giờ làm việc hơn. Họ cảm thấy cơ thể hoạt động năng nổ và hiệu quả nhất từ buổi trưa trở đi và coi đây là thời gian tốt nhất để tập thể dục.Theo một nghiên cứu thì nhiệt độ cơ thể con người tăng lên suốt cả ngày, trong đó từ 2-6 giờ nhiệt độ cơ thể đạt ngưỡng cao nhất. Điều này có nghĩa nếu bạn tập thể dục trong khoảng thời gian này cơ thể sẵn sàng nhất, giúp tối ưu hóa chức năng và sức mạnh của cơ. Các chuyên gia cũng lưu ý không nên tập thể dục ngay sau bữa ăn mà nên hoàn thành việc tập luyện trước đó. 4. Đặc điểm tập thể dục buổi tối Nhiều người lại thích tập thể dục vào lúc chiều muộn cuối ngày, đây là thời điểm nhịp tim và huyết áp đang ở mức thấp nhất, giúp giảm nguy cơ chấn thương đồng thời cải thiện hiệu suất tập luyện (nhất là với những bài tập cường độ cao như HIIT hoặc chạy trên máy chạy bộ).Tuy nhiên nếu tập thể dục toàn thân ngay trước giờ ngủ thì lại thành vấn đề. Các chuyên gia sức khỏe nghiên cứu rằng, cơ thể luôn cần một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị cho giấc ngủ. Trong đó nhịp tim và nhiệt độ cơ thể dần chuyển về trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn để bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Tập thể dục hoặc ăn quá muộn sẽ phá vỡ chu trình này, vì chúng làm tăng nhịp tim và nhiệt độ cơ thể bạn. Sẽ không lạ nếu bạn thao thức khó ngủ sau khi đã tập vài động tác thể dục trước đó. Chiều tối muộn là thời điểm nhịp tim và huyết áp đang ở mức thấp nhất, giúp giảm nguy cơ chấn thương đồng thời cải thiện hiệu suất tập luyện 5. Tập thể dục lúc nào là tốt nhất? Trên thực tế không có thời điểm nào gọi là chính xác nhất để tập thể dục, bởi điều này còn tùy thuộc vào mỗi người. Hiệu quả của việc tập thể dục phụ thuộc vào hình thức rèn luyện mà bạn chọn và mức độ cam kết với chúng. Dưới đây là một số gợi ý của chuyên gia sức khỏe dành cho bạn:Tìm thời điểm tập phù hợp nhất với mình: Các chuyên gia khuyên bạn nên thử tập vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Tập thể dục vào buổi sáng trong vài tuần, sau đó thử buổi trưa, sau đó là buổi chiều. Bạn không cần phải là chuyên gia về nhịp sinh học thì mới xác định thời điểm tốt nhất để tập thể dục. Hãy dùng cơ thể cảm nhận xem thời điểm nào tập khiến bạn thoải mái nhất. Đồng thời cũng cân nhắc loại bài tập và thời lượng tập phù hợp với bản thân.Thiết lập thói quen tập thể dục: Để tạo thói quen tập luyện thường xuyên, bạn có thể lên lịch tập vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Dù bạn chọn tập thể dục vào buổi sáng, giờ ăn trưa hay sau giờ làm việc thì hãy biến nó thành một phần lịch trình hàng ngày và cam kết hoàn thành với mức độ cao nhất có thể. Mặc dù đáp án cho câu hỏi tập thể dục lúc nào là tốt nhất không quá rõ ràng nhưng có một điều thực tế là tập thể dục rất quan trọng, bất kể bạn thực hiện vào thời gian nào trong ngày. Điều bạn nên làm là tìm ra một khoảng thời gian tập luyện phù hợp với nhịp sinh học và lịch trình hoạt động của mình, sau đó thiết lập thói quen để thực hiện. Bằng cách duy trì tập thể dục vào cùng một thời điểm mỗi ngày, bạn có thể đạt được những kết quả như mong muốn.Đây cũng là cách giúp cơ thể bạn luôn được săn chắc, sức khỏe dẻo dai và hạn chế được nhiều căn bệnh thường gặp. Do đó, dù bận rộn tới đâu bạn cũng nên dành cho mình một khoảng thời gian nhất định trong ngày để tập luyện. Tập thể dục rất quan trọng, bất kể bạn thực hiện vào thời gian nào trong ngày Nguồn tham khảo: Webmd
https://tamanhhospital.vn/benh-tut-canxi-co-nguy-hiem-khong/
31/10/2023
Bệnh tụt canxi có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp
99% canxi trong cơ thể được dự trữ ở xương và 1% canxi trao đổi tự do với dịch ngoại bào. Chưa kể, tất cả các quá trình chuyển hóa của cơ thể đều cần đến canxi. Vậy nếu cơ thể bị bệnh tụt canxi có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp của bệnh tụt canxi là gì? Mục lụcDấu hiệu nhận biết cơ thể tụt canxi máuNguyên nhân hạ canxi máu thường gặpCác yếu tố nguy cơ của bệnh tụt canxi máuBệnh tụt canxi có nguy hiểm không?Các biến chứng tụt canxi máu thường gặpĐiều trị hạ canxi máuCách phòng cơ thể bị tụt canxi máuKhi nào người bị hạ canxi nên đến cơ sở y tế?Dấu hiệu nhận biết cơ thể tụt canxi máu Cơ thể tụt canxi máu khi lượng canxi trong máu hạ quá thấp, với nồng độ canxi máu toàn phần < 215 mmol/L, hay chính xác hơn là nồng độ canxi ion hóa trong máu < 0,9 mmol/L. Tụt canxi máu xảy ra thường do nồng độ hormone tuyến cận giáp hoặc vitamin D trong cơ thể thất thường. Người bệnh tụt canxi máu có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng, tạm thời hoặc kéo dài vĩnh viễn. (1) Với người bệnh tụt canxi máu nhẹ thường không có triệu chứng rõ, bao gồm: Chuột rút cơ bắp, đặc biệt ở lưng và chân. Da khô, bong vảy. Móng tay dễ gãy. Tóc khô hơn mức bình thường (mức bình thường tùy vào cơ địa từng người). Nếu người bệnh không điều trị, theo thời gian bệnh có thể gây ra các triệu chứng tụt canxi máu ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc tâm lý, như: Lú lẫn. Gặp vấn đề về trí nhớ. Khó chịu hoặc bồn chồn. Trầm cảm. Ảo giác. Ngoài ra, tụt canxi máu nặng có thể gây ra các triệu chứng như: Ngứa ở môi, lưỡi, ngón tay hoặc bàn chân. Đau cơ. Co thắt cơ cổ họng gây khó thở (co thắt thanh quản). Cứng và co thắt cơ bắp. Động kinh. Loạn nhịp tim. Suy tim sung huyết. Thông thường, người bệnh chỉ cần điều trị tụt canxi máu, các triệu chứng bệnh sẽ biến mất ngay lập tức. Tuy nhiên, tụt canxi máu thường do một tình trạng khác gây ra nên bệnh có thể có các triệu chứng khác. Nguyên nhân hạ canxi máu thường gặp Hạ canxi máu thường xảy ra khi lượng lớn canxi thải ra ngoài lúc người bệnh đi tiểu hoặc quá ít canxi từ xương đi vào máu. Điều này có thể do một số yếu tố di truyền, thiếu hụt vitamin hoặc các tình trạng khác gây ra. Nguyên nhân hạ canxi máu còn tùy vào sức khỏe và rối loạn khác nhau của từng người bệnh. Bởi trong cơ thể nói chung và trong máu nói riêng có nhiều chức năng và yếu tố phức tạp liên quan đến việc duy trì mức canxi ổn định. (2) Nguyên nhân phổ biến gây hạ canxi máu, gồm: Suy tuyến cận giáp: Bệnh xảy ra khi tuyến cận giáp của cơ thể không tạo đủ hormone. Mức hormone tuyến cận giáp thấp khiến lượng canxi trong cơ thể thấp. Người bệnh có thể suy tuyến cận giáp do rối loạn di truyền, một hoặc nhiều tuyến cận giáp, tuyến giáp đã được phẫu thuật cắt bỏ. Thiếu vitamin D: Chất này giúp cơ thể hấp thụ canxi đúng cách. Nếu cơ thể thiếu vitamin D sẽ làm lượng canxi trong máu thấp. Người bệnh bị thiếu vitamin D do rối loạn di truyền, không nhận đủ ánh sáng mặt trời hoặc không bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Thiếu canxi: Nếu người bệnh không hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết hoặc cơ thể rối loạn nội tiết, cản trở khả năng hấp thụ canxi cũng gây hạ canxi máu. Suy thận: Khi nồng độ photpho trong máu tăng lên, thận giảm sản xuất một loại vitamin D nhất định, gây hạ canxi máu. Khoảng 15% – 88% người viêm tụy cấp sẽ hạ canxi máu. Một số nguyên nhân khác gây hạ canxi máu như: Một số loại thuốc: bisphosphonates, corticosteroid, rifampin, calcitonin, chloroquine, cinacalcet, denosumab, foscarnet và plicamycin đều có tác dụng phụ có thể gây hạ canxi máu. Bệnh giả suy tuyến cận giáp: Đây là rối loạn di truyền khiến cơ thể không phản ứng đúng với lượng hormone tuyến cận giáp bình thường. Cơ thể hoạt động như thể không đủ hormone tuyến cận giáp nhưng thực tế lượng hormone này vẫn ở mức bình thường. Một số rối loạn di truyền hiếm gặp – sinh ra không có tuyến cận giáp: Một số người sinh ra không có tuyến cận giáp. Trường hợp khác, người bệnh mắc hội chứng DiGeorge (rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát liên quan đến khuyết tật của tế bào T) do thiếu một phần nhiễm sắc thể 22 làm tuyến cận giáp nhỏ hơn bình thường. Hạ magie máu: Tuyến cận giáp cần magie để tạo và giải phóng hormone tuyến cận giáp. Vì vậy, khi magie quá thấp, hormone không sản xuất đủ nên nồng độ canxi trong máu thấp hơn gây hạ canxi máu. Viêm tụy: Khoảng 15% – 88% người viêm tụy cấp sẽ hạ canxi máu. Khi cơ thể phản ứng bảo vệ mình với tình trạng viêm tụy sẽ thường gây hạ canxi máu. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tụt canxi máu Các yếu tố nguy cơ của bệnh tụt canxi máu, bao gồm: Thiếu vitamin D. Rối loạn tuyến cận giáp. Phẫu thuật tuyến cận giáp. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền như đột biến gen, rối loạn vitamin D hoặc hội chứng DiGeorge. Người bệnh có thể biết mình có bệnh tụt canxi máu hay không bằng cách xét nghiệm máu. Xét nghiệm còn giúp biết được nguyên nhân gây bệnh do thận hoặc tuyến cận giáp. Bạn mắc bệnh tụt canxi máu nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mức canxi trong máu < 8,8 Mg/dL. Đôi khi, người bệnh có thể cần xét nghiệm thêm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm bổ sung cho người bệnh như siêu âm thận hoặc xét nghiệm di truyền. Người bệnh không hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết hoặc cơ thể rối loạn nội tiết, cản trở khả năng hấp thụ canxi gây hạ canxi máu. Bệnh tụt canxi có nguy hiểm không? Có, bệnh tụt canxi có thể trở nên nghiêm trọng gây ra các biến chứng đe dọa đến tính mạng như co giật hay suy tim sung huyết nếu không được điều trị kịp thời. Tụt canxi máu có thể điều trị được. Các triệu chứng tụt canxi máu thường biến mất khi mức canxi của bạn trở lại bình thường. Vì vậy, nếu nhận thấy bản thân xuất hiện triệu chứng nghi tụt canxi máu, hãy gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng. Các biến chứng tụt canxi máu thường gặp Một số biến chứng tụt canxi máu thường gặp, như: Da khô: Nếu nhận thấy da trở nên khô hơn bình thường, người bệnh hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Bởi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu canxi. Móng tay dễ gãy: Giống như xương, móng tay cần lượng canxi nhất định để duy trì cấu trúc. Nếu thiếu canxi, móng tay sẽ khô, giòn, yếu, dễ bong tróc và gãy. Khi móng tay yếu, không đủ dày để chịu lực của bất kỳ tác động nào sẽ dễ gãy. Chuột rút: Tình trạng này thuộc một trong những triệu chứng đầu tiên báo hiệu bạn thiếu canxi. Người bệnh sẽ đau cơ bắp, đặc biệt ở đùi, cánh tay và nách trong khi di chuyển hoặc đi bộ. Mất ngủ: Người bệnh thiếu canxi trong chế độ ăn uống có thể mất ngủ. Một số người bệnh ngủ nhưng không sâu giấc, thức dậy luôn cảm thấy mệt mỏi. Răng bị sâu, chậm mọc: Canxi rất quan trọng với răng. Vì vậy, nếu người bệnh thiếu hụt canxi sẽ gây ảnh hưởng đến răng như sâu răng hoặc trẻ chậm mọc răng hơn so với các bé cùng tuổi. Co giật: Canxi kết hợp với magie và vitamin D có tác dụng điều chỉnh các xung điện của cơ thể. Nếu mức canxi không phù hợp có thể khiến cơ co giật, co thắt. Co thắt thanh quản: Tụt canxi máu nặng với nồng độ Ca huyết tương < 7mg/dL (1,75nmol/L) gây co thắt thanh quản. Rối loạn nhịp tim, suy tim cấp: Tình trạng này diễn ra khi bệnh chuyển biến nặng báo hiệu hạ canxi máu cấp tính, nồng độ canxi huyết tương < 1,9 mmol/l có thể gây các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng như khó thở, suy tim cấp,… Chậm dậy thì, ảnh hưởng đến kinh nguyệt: Thiếu hụt canxi trong cơ thể khiến thanh thiếu niên chậm dậy thì. Ở nữ giới, bệnh gây các vấn đề dậy thì liên quan đến thời kỳ rụng trứng như đau bụng tiền kinh nguyệt. Người bệnh tụt canxi máu sẽ đau cơ bắp, đặc biệt ở đùi, cánh tay và nách. Điều trị hạ canxi máu Điều trị hạ canxi máu bằng đường uống rất phổ biến. Một số phương pháp và loại thuốc điều trị hạ canxi máu, bao gồm: Thuốc canxi dạng uống: Thuốc canxi được dùng để khôi phục lượng canxi về mức bình thường. Bổ sung vitamin D: Người bị hạ canxi máu mạn tính thường bổ sung vitamin D cùng thuốc canxi để cơ thể có thể hấp thụ canxi đúng cách. Dạng tổng hợp của hormone tuyến cận giáp: Nếu người bệnh bị suy tuyến cận giáp gây hạ canxi máu, bác sĩ sẽ cho dùng dạng hormone tuyến cận giáp tổng hợp. Canxi gluconate tiêm tĩnh mạch: Nếu người bệnh chuột rút, co thắt cơ và tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch canxi gluconate để điều trị. Các loại thuốc khác: Nguyên nhân gây bệnh cũng là yếu tố quan trọng cần nắm khi điều trị hạ canxi máu. Tùy vào nguyên nhân gây hạ canxi máu, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc khác để điều trị, đưa mức canxi trở lại bình thường và kiểm soát nguyên nhân gây bệnh. Cách phòng cơ thể bị tụt canxi máu Một số cách phòng ngừa cơ thể tụt canxi máu, bao gồm: Đảm bảo tiêu thụ đủ lượng canxi và vitamin D mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống như phô mai, các loại hạt, đậu, sữa chua, cá hồi, cá thu, cá ngừ, tôm,… hoặc thuốc bổ. Giảm sử dụng thuốc xổ. Hạn chế uống rượu. Thường xuyên tập các môn thể thao tốt cho xương như đi bộ, bóng rổ, bơi lội,… Bổ sung vitamin D bằng việc tắm nắng trước 9 giờ sáng và sau 15 giờ chiều. Không hút thuốc lá. Khi nào người bị hạ canxi nên đến cơ sở y tế? Nếu người bệnh gặp phải các triệu chứng hạ canxi máu hãy đến khám với bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng của mình. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tụt canxi máu, người bệnh cần được xét nghiệm thường xuyên sau khi điều trị. Điều này giúp người bệnh đảm bảo lượng canxi trong máu không xuống quá thấp, đặc biệt ở trẻ em và người bệnh hạ canxi máu mạn tính. Người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh hạ canxi máu có thể hỏi bác sĩ một số điều như: Nguyên nhân gây bệnh hạ canxi máu của mình là gì? Người bệnh sẽ hạ canxi máu trong bao lâu? Người bệnh dùng thuốc điều trị bệnh hạ canxi máu trong bao lâu? Khi nào triệu chứng bệnh sẽ mất sau khi tiếp nhận điều trị? Hạ canxi máu có di truyền không? BS.CKI Đỗ Tiến Vũ, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh HCM đang khám và đưa ra liệu trình điều trị cho người bệnh tụt canxi máu. Tụt canxi máu rất phổ biến. Giai đoạn đầu, bệnh thường không có nhiều dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên, người bệnh chủ quan không cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và điều trị bệnh sớm, tụt canxi máu có thể nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và đưa ra liệu trình điều trị cũng như điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hội tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại liên tục được cập nhật trên thế giới giúp quá trình khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh. Hiện, nhiều người chủ quan và ít quan tâm đến bệnh tụt canxi máu. Tuy nhiên, bệnh này rất nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Thông qua bài “Bệnh tụt canxi có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp”, mong rằng người bệnh hiểu hơn và bệnh này và quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng bổ sung canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
https://tamanhhospital.vn/cach-chua-day-bung-kho-tieu/
01/11/2023
5 cách chữa đầy bụng khó tiêu nhanh chóng, hiệu quả cao tại nhà
Có nhiều cách chữa đầy bụng khó tiêu được áp dụng khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu, ấm ách ở vùng bụng sau khi ăn. Nhiều trường hợp nhẹ, sau khi chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà cũng có được kết quả. Tuy nhiên, nếu thấy các triệu chứng kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Mục lụcThế nào là đầy bụng khó tiêu?Hướng dẫn cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả cao1. Dùng thuốc điều trị2. Thăm khám bác sĩCách trị đầy bụng khó tiêu tại nhàĐầy bụng khó tiêu có chữa khỏi không?Những lưu ý khi chữa đầy bụng khó tiêuThế nào là đầy bụng khó tiêu? Đầy bụng khó tiêu là một hiện tượng sinh lý thường gặp ở bất cứ ai. Triệu chứng điển hình là cảm giác căng tức bụng, đôi khi đi kèm với đau bụng nhẹ khiến người bệnh khó chịu. Biểu hiện thường xảy ra sau khi người bệnh vừa kết thúc một bữa ăn thịnh soạn hoặc không nhai kỹ khi ăn. Điều này vô tình đã gây áp lực lên hệ tiêu hóa, làm châm tiêu quá trình tiêu hóa và gây nên hiện tượng đầy bụng khó tiêu. Đầy bụng khó tiêu có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Đây cũng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý tiêu hóa và tình trạng rối loạn chuyển hóa. Dù không là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, thậm chí, người trưởng thành bị đầy bụng khó tiêu cũng không cần đi khám hoặc uống thuốc điều trị, biểu hiện này sẽ biến mất sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không thuyên giảm, hoặc có xu hướng nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, thì đầy bụng khó tiêu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh về tiêu hóa. Lúc này, người bệnh cần đi khám với bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp y tế sớm, tránh cho bệnh chuyển biến nặng hơn. Một số bệnh tiêu hóa có triệu chứng đầy bụng khó tiêu là: Viêm loét dạ dày – tá tràng Trào ngược dạ dày thực quản Chứng khó tiêu chức năng Bệnh lý tắc ruột Hội chứng ruột kích thích Đầy bụng khó tiêu gây căng tức và đau bụng âm ỉ Hướng dẫn cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả cao 1. Dùng thuốc điều trị Thuốc điều trị đầy bụng khó tiêu thường được sử dụng là thuốc nhuận tràng. Thuốc giúp làm thuyên giảm tình trạng khó tiêu, căng tức ở bụng bằng cách hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.(1) Thuốc điều trị đầy bụng khó tiêu này có thể không cần kê toa. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khóe, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng, hạn chế khả năng thuốc gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh có thể dùng thuốc nhuận tràng trị đầy bụng khó tiêu nếu: Bệnh kéo dài trên 3 tuần Ảnh hưởng sức khỏe như sốt, tiêu chảy hoặc táo bón, chán ăn, phân lẫn máu, suy nhược cơ thể… Không đáp ứng các phương pháp tự nhiên như thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống Người thường xuyên bị đầy bụng khó tiêu 2. Thăm khám bác sĩ Thống kê cho thấy có khoảng 20 – 25% tình trạng đầy bụng khó tiêu do nguyên nhân thực thể, trong đó, 80% người bệnh bị khó tiêu chức năng. Thăm khám bác sĩ được khuyến nghị cho các trường hợp đầy bụng khó tiêu kéo dài hay xuất hiện các triệu chứng kèm theo, nghi ngờ mắc bệnh tiêu hóa khác. Bệnh tiêu hóa có triệu chứng đầy bụng khó tiêu rất đa dạng, từ nhẹ đến nguy hiểm. Người bệnh cần đi khám sớm nhằm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Cách trị đầy bụng khó tiêu tại nhà Những phương pháp điều trị đầy bụng khó tiêu tại nhà có hiệu quả cao gồm: 3. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ hệ tiêu hóa: Người bệnh có thể thực hiện một trong các cách sau: chườm ấm vùng bụng đang căng tức, nằm kê gối cao, massage bụng; tập thể dục nhẹ nhàng như đi dạo, tập yoga. Những cách này sẽ giúp kích thích lưu thông hệ tiêu hóa, qua đó làm giảm đầy bụng khó tiêu. Đây cũng là những động tác được khuyến cáo làm ngay khi bị đầy bụng khó tiêu để giảm bớt khó chịu. 4. Bổ sung thực phẩm trị đầy bụng khó tiêu: Thực phẩm ưu tiên bổ sung hàng đầu dành cho người bị đầy bụng khó tiêu là thực phẩm giàu chất xơ như đậu nành, đậu hà lan, bí đỏ, ổi, dâu, lựu, cà rốt, cải xanh, bột yến mạch, bắp, củ dền, chuối, hạt hướng dương, hạt chia, khoai lang, táo,… Chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, điều hòa vi khuẩn đường ruột, giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau, tức bụng khi khó tiêu.(2) 5. Uống thức uống trị đầy bụng khó tiêu: Bao gồm: nước lọc, trà gừng, các loại trà thảo mộc, nước atiso, nước ép thơm dứa, giấm táo, trà chanh mật ong, nước gừng… Cụ thể: nước lọc rất cần thiết cho cơ thể và hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn; chanh và gừng có công dụng lọc ruột, giải độc và kháng viêm, phù hợp để uống khi bị đầy bụng khó tiêu; các loại trà thảo mộc như atiso cũng có tác dụng làm hỗ trợ giảm khí tụ trong bụng cho người bệnh… Tuy nhiên, người bệnh nên uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày, không nên uống quá nhiều trong 1 lần vì sẽ khiến tình trạng đầy bụng, căng tức bụng thêm nặng hơn. Bổ sung chất xơ và các thực phẩm có tính kháng viêm để hỗ trợ hệ tiêu hóa Đầy bụng khó tiêu có chữa khỏi không? Đầy bụng khó tiêu hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Người bệnh có thể không cần uống thuốc hay đi khám mà chỉ cần áp dụng các cách chữa đầy bụng khó tiêu ở trên. Các triệu chứng sẽ hết sau vài tiếng hoặc 1 ngày. Lý do, đây là hiện tượng sinh lý phổ biến, xảy ra do người bệnh ăn lượng lớn thức ăn, hoặc chất lượng thức ăn không đảm bảo, khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ, khí tích tụ trong bụng. Đầy bụng khó tiêu sẽ hết khi lượng khí dư và thức ăn được tiêu hóa. Đối với những trường hợp bị đầy bụng khó tiêu do bệnh lý thì tình trạng này sẽ biến mất khi bệnh được điều trị. Người bệnh cũng không thể giải quyết được dứt điểm triệu chứng với những cách điều trị đầy bụng khó tiêu tại nhà mà cần đi khám để có hướng điều trị an toàn và hiệu quả nhất cho người bệnh. Thăm khám với bác sĩ khi đầy bụng khó tiêu kéo dài 2 – 3 tuần Những lưu ý khi chữa đầy bụng khó tiêu Đầy bụng khó tiêu là hiện tượng liên quan đến chức năng vận chuyển và tiêu hóa thức ăn của hệ tiêu hóa. Vì vậy, để giảm đầy bụng khó tiêu và cũng hạn chế tình trạng này tái phát, bạn cần chủ động tăng cường và duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa. Việc này không chỉ giúp quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn được diễn ra tốt hơn mà còn giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn hiệu quả hơn. Điều quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học cùng với một lối sống lành mạnh và duy trì được 2 yếu tố này dài lâu. Ngoài ra, người bệnh khi xuất hiện tình trạng đầy bụng khó tiêu nên ưu tiên áp dụng các cách trị đầy bụng khó tiêu tại nhà. Điều trị bằng thuốc uống chỉ nên áp dụng khi biểu hiện kéo dài từ 2 – 3 tuần và sử dụng đúng liều lượng chỉ định; tự ý sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến dạ dày, khiến biểu hiện thêm trầm trọng. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn cần ghi nhớ những điều sau: Bổ sung chất xơ trong mỗi bữa ăn Ăn thực phẩm tươi sống, chế biến lành mạnh, hạn chế các thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn Ăn và nhai thức ăn chậm rãi; hạn chế ăn quá nhiều một lúc sẽ gây đầy bụng khó tiêu Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày Tránh vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn xong Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường khả năng tiêu hóa Không lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn gây hại cho hệ tiêu hóa Không ăn các thực phẩm gây dị ứng để tránh rối loạn tiêu hóa Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) và Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng. Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ: Đầy bụng khó tiêu là hiện tượng sinh lý xảy ra sau khi dạ dày cùng lúc tiếp nhận lượng thức ăn lớn, khiến quá trình tiêu hóa bị đình trệ. Chữa đầy bụng khó tiêu bằng chế độ ăn uống và bổ sung chất xơ hợp lý. Nếu tình trạng đầy bụng khó tiêu kéo dài, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiêu hóa, cần đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp.
https://tamanhhospital.vn/sinh-thiet-hach-gac-cua/
17/11/2023
Sinh thiết hạch gác cửa (STHGC) trong ung thư vú: Chỉ định và kết quả
Số lượng hạch được cắt bỏ trong sinh thiết hạch gác cửa ít hơn so với phẫu thuật bóc tách toàn bộ hạch nách, vì vậy phương pháp này có ít biến chứng hơn so với nạo vét hạch nách. Đây là phương pháp được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật điều trị ung thư vú, vì vậy người bệnh cần được tư vấn kỹ lưỡng ưu và khuyết điểm của thủ thuật này. Vậy sinh thiết hạch gác cửa (STHGC) trong ung thư vú là gì? Chỉ định và kết quả ra sao? Bài viết sau đây của Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ chia sẻ với bạn về vấn đề này. Mục lụcSinh thiết hạch gác cửa (STHGC) là gì?Tại sao cần thực hiện STHGC trong ung thư vú?Quy trình thực hiện sinh thiết hạch gác cửa1. Lập bản đồ hạch bạch huyết bằng chất đồng vị phóng xạ2. Chuẩn bị trước sinh thiết3. Tiến hành sinh thiết4. Sau khi sinh thiết5. Sau khi phẫu thuật sinh thiết hạch gác cửaXử lý tác dụng phụ sau STHGCBiến chứng sau sinh thiết hạch gác cửaNhóm kết quả của STHGC1. Giải thích kết quả sinh thiết hạch gác cửa2. Âm tính giả của sinh thiết hạch gác cửa3. Dương tính giả của sinh thiết hạch gác cửa4. Theo dõi kết quả sinh thiếtChỉ định và chống chỉ định khi xét nghiệm STHGC ở vú1. Chỉ định2. Chống chỉ địnhSinh thiết hạch gác cửa (STHGC) là gì? Sinh thiết hạch gác cửa là phẫu thuật được sử dụng để lấy mẫu mô (sinh thiết) từ các hạch bạch huyết để xem ung thư vú giai đoạn sớm không di căn hạch (dựa trên khám lâm sàng và xét nghiệm tế bào hạch nách) có lan ra ngoài khối u ban đầu hay không. Các hạch bạch huyết gác cửa là những hạch đầu tiên được phát hiện khi ung thư đã lan rộng (di căn). Kiểm tra các hạch bạch huyết này có thể giúp bác sĩ xác định giai đoạn ung thư vú và đưa ra kế hoạch điều trị. [1] Bằng chứng về ung thư ở các hạch gác cửa có nghĩa nguy cơ ung thư lan sang các bộ phận khác của cơ thể cao hơn. Bởi, tế bào ung thư có thể lây lan qua dịch bạch huyết. Sinh thiết hạch gác cửa được sử dụng chủ yếu cho ung thư vú và một số loại u ác tính. Thông thường, sinh thiết hạch gác cửa được thực hiện cùng với phẫu thuật cắt bỏ vú hoặc phẫu thuật ung thư vú khác. Sinh thiết hạch gác cửa cũng có thể được thực hiện như một phẫu thuật độc lập. Sinh thiết hạch gác cửa gồm nhiều bước. Việc lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư vú đòi hỏi phải xác định chính xác giai đoạn, biết được ung thư có di căn đến các hạch bạch huyết hay không. Tại sao cần thực hiện STHGC trong ung thư vú? Sinh thiết hạch gác cửa là phương pháp hiệu quả để xác định ung thư vú giai đoạn đầu đã lan rộng đến đâu. Thuốc nhuộm xanh hoặc đồng vị phóng xạ được tiêm quanh quầng vú núm vú và hệ thống dẫn lưu bạch huyết giúp theo dõi đường đi đến các hạch bạch huyết vùng nách, bác sĩ bóc tách lấy hạch có màu xanh hoặc bắt phóng xạ để kiểm tra, nếu hạch di căn sẽ nạo vét hạch nách sau đó. Trong quá trình sinh thiết hạch gác cửa, bác sĩ sẽ lấy 1 mẫu nhỏ hạch bạch huyết và gửi đi xét nghiệm ngay lập tức, nhằm kiểm tra tế bào ung thư vú có lan đến hạch hay chưa. Ở ung thư vú giai đoạn sớm, các khuyến cáo điều trị tùy thuộc vào việc hạch bạch huyết âm tính hay di căn. Việc đánh giá chính xác tình trạng di căn hạch sẽ giúp người bệnh và bác sĩ chọn lựa phương pháp điều trị tốt nhất. Một phương pháp thay thế để kiểm tra ung thư ở các hạch bạch huyết là nạo hạch nách. Trong phẫu thuật này, hầu hết các hạch bạch huyết ở nách sẽ được nạo bỏ và kiểm tra xem có di căn hạch không. Phẫu thuật này cũng cung cấp thêm bằng chứng liệu ung thư có lan rộng hay không. Quy trình thực hiện sinh thiết hạch gác cửa 1. Lập bản đồ hạch bạch huyết bằng chất đồng vị phóng xạ Sau khi được tiêm đồng vị phóng xạ, thuốc cần 1 thời gian để di chuyển từ vị trí quanh quầng vú đến các hạch bạch huyết vùng nách. Thuốc được các kênh bạch huyết nhỏ thu nhận và từ từ di chuyển đến các hạch bạch huyết. Một số trường hợp phải quét nhiều lần hoặc tiêm lặp lại. [2] Thời gian này, người bệnh có thể ngồi thư giãn. Phải mất 30 phút đến 2 giờ để thuốc đánh dấu phóng xạ thấm vào các hạch gác cửa đầu tiên. Khi thuốc đã đến đích, người bệnh sẽ quay lại nằm lên bàn mổ. Các thao tác chụp ảnh bạch huyết được thực hiện nhằm giúp bác sĩ nhận biết hạch bạch huyết nào đang nhận thuốc phóng xạ, từ đó tiếp cận các hạch gác cửa trọng điểm. 2. Chuẩn bị trước sinh thiết Thông thường, người bệnh sẽ được hướng dẫn chuẩn bị những thủ tục hoặc thông tin cần thiết từ bác sĩ hoặc cơ sở y tế trước khi thực hiện thủ thuật sinh thiết hạch gác cửa, gồm: Thời gian: quá trình sinh thiết mất vài giờ kể từ lúc người bệnh tiếp nhận điều trị cho đến khi về nhà. Nếu được sắp xếp phẫu thuật ung thư vú cùng ngày, người bệnh sẽ phải nhập viện. Nơi thực hiện: sinh thiết hạch gác cửa được thực hiện tại khoa y học hạt nhân (nếu sinh thiết bằng đồng vị phóng xạ) và phòng phẫu thuật. Sinh thiết chỉ là thủ thuật ngoại trú. Nếu người bệnh đang thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc cắt bỏ vú, sinh thiết hạch gác cửa có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật trên tuyến vú. Người bệnh sẽ được mặc quần áo bệnh viện cung cấp khi thực hiện thủ thuật. Lên kế hoạch khi xuất viện về nhà. Người bệnh có thể bị đau, đặc biệt nếu vừa phẫu thuật ung thư vú cùng với sinh thiết. Đồng thời, cần tránh nhấc tay lên 1 thời gian sau điều trị. Hãy mang theo: Áo ngực mềm nhưng có khả năng hỗ trợ tốt, chẳng hạn như áo ngực thể thao. Áo sơ mi cài nút hoặc có khóa kéo (tránh những áo khi mặc phải kéo qua đầu). Người bệnh cần nhịn ăn từ 8 – 12 giờ trước khi phẫu thuật. Trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc phải dùng trong buổi sáng phẫu thuật. Bác sĩ sẽ xem lại danh sách thuốc và đưa ra hướng dẫn cụ thể. Trường hợp đang dùng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như aspirin hoặc coumadin (warfarin), hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn điều chỉnh liều lượng hoặc ngừng sử dụng. Bảo hiểm chi phí và sức khỏe: trao đổi về chi phí cho phẫu thuật và những mục chi trả. Đồng thời biết thêm những khoản phí nào mà người bệnh cần thanh toán. Trao đổi với bác sĩ về kế hoạch điều trị, gồm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ giải phẫu bệnh, cơ sở và các xét nghiệm sẽ thực hiện trên khối u sau khi được cắt bỏ. Những hồ sơ, giấy tờ cần mang theo: Thẻ bảo hiểm y tế. Căn cước công dân. Thẻ ngân hàng (nếu cần thiết). Hồ sơ y tế trước đó. Kết quả chụp nhũ ảnh, chụp CT hoặc MRI trước đó. Toa thuốc hiện tại đang dùng. Thông tin về tiền sử bệnh. Danh sách các chất hay thức ăn gây dị ứng. 3. Tiến hành sinh thiết Khi vào phòng để thực hiện sinh thiết, người bệnh được hướng dẫn thay áo choàng, sau đó nằm xuống bàn mổ. Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh sẽ sử dụng máy siêu âm để tìm khối u, vị trí u sẽ được đánh dấu trên da người bệnh để bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy dễ dàng. Bác sĩ hoặc chuyên gia y học hạt nhân sẽ làm tê vùng trên khối u bằng miếng dán hoặc kem bôi lidocain tại chỗ (vì vùng này rất mềm), sau đó tiêm thuốc tê lidocain vào vú người bệnh. Khi đã đủ tê, bác sĩ tiêm thuốc nhuộm phóng xạ hoặc thuốc nhuộm màu xanh lam (xanh methylen) vào vị trí quanh quầng vú, núm vú. Thuốc nhuộm di chuyển dọc theo hệ bạch huyết và gắn vào các hạch bạch huyết, điều này giúp bác sĩ xác định các hạch gác cửa trọng điểm. Khi đã xác định các hạch bạch huyết, người bệnh sẽ cần chuẩn bị cho phần phẫu thuật sinh thiết. Người bệnh được gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sử dụng đầu dò cầm tay để tìm các hạch bạch huyết chứa nhiều chất nhuộm phóng xạ nhất. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch 1 đường cong nhỏ trên các hạch bạch huyết vùng nách, tìm kiếm các hạch bạch huyết đã được nhuộm màu xanh lam (nếu có kèm tiêm chất màu xanh) và phóng xạ. Các hạch bạch huyết thường có kích thước khác nhau, bác sĩ sẽ ghi nhận kích thước và vị trí của những hạch này và mô tả cho bác sĩ đọc giải phẫu bệnh. Bác sĩ dựa vào kinh nghiệm khi tiến hành tìm kiếm các hạch được nhuộm qua da và mỡ. Thông thường, sinh thiết hạch gác cửa mất khoảng 30 – 40 phút. Thời gian có thể kéo dài nếu có nhiều hạch bạch huyết nhuộm màu hay chất phóng xạ hoặc người bệnh phải phẫu thuật thêm trong cùng 1 ngày. Thường chỉ có 1 đến 3 hạch gác cửa được loại bỏ, trừ khi nhiều hạch khác bị lan màu. Các hạch bạch huyết bị loại bỏ sẽ được gửi đến khoa giải phẫu bệnh, nơi chúng được kiểm tra, xác định di căn đại thể và di căn vi thể. sau đó, vết rạch sẽ được băng lại và người bệnh được đưa đến phòng hồi tỉnh. 4. Sau khi sinh thiết Người bệnh được di chuyển đến phòng hồi phục và nằm nghỉ ngơi khoảng 1 giờ cho đến khi tỉnh táo. Nếu ở lại để bác sĩ theo dõi, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng bệnh. Điều này phổ biến nhất với các ca phẫu thuật lớn hoặc cần đặt ống dẫn lưu ở vị trí phẫu thuật. Nếu có thể về nhà, người bệnh sẽ được hướng dẫn theo dõi và xuất viện. Sau khi gây mê toàn thân, người bệnh sẽ cần người thân đưa về nhà. 5. Sau khi phẫu thuật sinh thiết hạch gác cửa Bác sĩ sẽ dán nhãn cho các hạch bạch huyết và gửi đến đơn vị giải phẫu bệnh để kiểm tra ung thư. Thông thường, kết quả sinh thiết tức thì sẽ có sau 10 phút đến 1 giờ, kết quả cắt thường có thể mất 1 tuần. Bác sĩ sẽ thông báo kết quả và hẹn lịch tái khám. Nếu các hạch gác cửa có chứa tế bào ung thư, người bệnh có thể phải mổ hạch ngay lập tức để xác định mức độ liên quan của hạch với ung thư. Việc bóc tách toàn bộ hạch có thể được thực hiện sau đó để loại bỏ hoàn toàn các hạch bạch huyết ung thư. Hạch bạch huyết bị loại bỏ sẽ được bác sĩ giải phẫu bệnhđể xác định có tế bào ung thư vú hay không Xử lý tác dụng phụ sau STHGC Bác sĩ khâu băng vết mổ để giữ cho khu vực này sạch sẽ, khô ráo. Người bệnh có thể phải dùng thuốc giảm đau trong vài ngày. Di chuyển cánh tay ở bên phẫu thuật nhẹ nhàng trong ít nhất 1 tuần sau phẫu thuật. Tránh nâng những vật dụng nặng. Vết mổ sẽ mờ dần thành 1 đường nhăn theo nếp nách thời gian sau đó. Hầu hết các tác dụng phụ của sinh thiết hạch gác cửa tương đối thấp. Thuốc nhuộm màu xanh được dùng khi thực hiện thủ thuật sẽ xuất hiện trong nước tiểu khoảng 24 giờ. Một số vết bầm tím và vết nhuộm màu xanh trên vùng da xung quanh vết mổ sẽ mờ dần theo thời gian. Đa phần, các tác dụng phụ sẽ biến mất theo thời gian mà không cần can thiệp. Các tác dụng phụ có thể xảy ra của sinh thiết hạch gác cửa gồm: Phù bạch huyết (sưng cánh tay bên phẫu thuật): cần điều trị để giảm sưng. Huyết thanh (tụ dịch). Tác dụng phụ của vết mổ (tê, ngứa ran, sưng tấy, bầm tím, đau tại chỗ): thường giảm dần theo thời gian, nhưng cảm giác tê có thể không biến mất nếu dây thần kinh cảm giác bị tổn thương. Nhiễm trùng: tình trạng được điều trị bằng kháng sinh Giảm hoạt động tại vị trí phẫu thuật: được cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần vật lý trị liệu. Phản ứng với thuốc nhuộm (dị ứng): bác sĩ đánh giá phản ứng thuốc nhuộm màu xanh để xác định liệu trình điều trị tốt nhất. Liên hệ sớm với bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sau thủ thuật bao gồm sốt, chảy dịch, đỏ hoặc da vùng mổ có cảm giác nóng khi chạm vào Biến chứng sau sinh thiết hạch gác cửa Sinh thiết hạch gác cửa có 5% nguy cơ gây phù bạch huyết cánh tay. Khi các hạch bạch huyết bị cắt bỏ hoặc tổn thương, dịch bạch huyết có thể tích tụ và gây sưng tấy. Phù bạch huyết cũng làm giảm khả năng vận động, gây đau hoặc nhiễm trùng cánh tay. Sinh thiết hạch gác cửa loại bỏ ít hạch hơn so với phẫu thuật bóc tách nạo vét hạch nách toàn bộ. Nhằm tránh phù bạch huyết, bác sĩ sẽ để lại đủ số hạch để dịch bạch huyết di chuyển qua vùng nách. Nhóm kết quả của STHGC 1. Giải thích kết quả sinh thiết hạch gác cửa Bác sĩ khoa Ngoại Vú sẽ liên hệ với bạn về kết quả sinh thiết ngay khi bác sĩ giải phẫu bệnh hoàn thành việc phân tích (có thể trước khi xuất viện nếu đang ở bệnh viện). Thời gian có kết quả sinh thiết tùy thuộc vào cơ sở y tế – nơi bạn đăng ký khám chữa bệnh, thường phải mất vài ngày hoặc 1 tuần. Báo cáo kết quả giải phẫu bệnh bao gồm thông tin về số lượng hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư. 1 hạch gác cửa chứa ung thư được chẩn đoán dương tính. Ngược lại, nếu không tìm thấy ung thư trong 1 hạch, kết quả được chẩn đoán âm tính. Chẩn đoán hạch bạch huyết dương tính có nghĩa ung thư đã lan rộng (di căn) ra ngoài khối u ban đầu. Những kết quả này sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn ung thư và phương pháp điều trị. Di căn đến hạch bạch huyết không có nghĩa người bệnh mắc ung thư di căn. Trên thực tế, ngay cả những bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu như giai đoạn 1A cũng có thể di căn vi mô đến các hạch bạch huyết. Sinh thiết hạch gác cửa dương tính chỉ cho thấy khối u có xu hướng lan rộng ra ngoài vú và các hạch bạch huyết. 2. Âm tính giả của sinh thiết hạch gác cửa Kết quả xét nghiệm sinh thiết hạch gác cửa âm tính (không có ung thư) nhưng ung thư có thể ở một số hạch bạch huyết khác chưa được xét nghiệm. Điều này được gọi là âm tính giả. Để tránh kết quả sai, bác sĩ sẽ tuân thủ các hướng dẫn nghiêm ngặt. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về kết quả, nhiều hạch gác cửa sẽ được cắt bỏ và kiểm tra để đảm bảo chẩn đoán chính xác. 3. Dương tính giả của sinh thiết hạch gác cửa Tuy không phổ biến nhưng các tế bào có thể được đặt vào mẫu hạch bạch huyết trong các kỹ thuật khác, chẳng hạn như chọc hút bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết lõi. Điều này dẫn đến kết quả dương tính giả. Mẫu mô bệnh học cho thấy các tế bào ung thư nhưng ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết. Nếu các tế bào ung thư được tìm thấy trên sinh thiết, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ tiến hành những xét nghiệm bổ sung để xác định xem ung thư thực sự lan rộng hay không hay có khả năng nhiễm bẩn từ 1 thủ thuật. Các hạch bạch huyết bổ sung cũng có thể được loại bỏ và xét nghiệm để xác định rõ hơn, liệu ung thư di căn hay không. 4. Theo dõi kết quả sinh thiết Sau khi có kết quả sinh thiết, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị tiếp theo. Thông thường, các lựa chọn điều trị cho người có kết quả xét nghiệm dương tính tùy vào giai đoạn bệnh và sinh học của bướu, bao gồm: Hóa trị. Xạ trị. Liệu pháp nhắm mục tiêu. Liệu pháp hormone. Sinh thiết hạch gác cửa được dùng trong chẩn đoán ung thư vú giai đoạn sớm. Chỉ định và chống chỉ định khi xét nghiệm STHGC ở vú 1. Chỉ định Sinh thiết hạch gác cửa ít xâm lấn nên được xem là tiêu chuẩn chẩn đoán khi: Ung thư vú giai đoạn sớm có thể phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ (đoạn nhũ) hay cắt 1 phần tuyến vú (bảo tồn vú). Hạch bạch huyết ở nách không to và không có dấu hiệu di căn trên kết quả siêu âm hạch nách, chụp nhũ ảnh hay MRI vú. 2. Chống chỉ định Một số trường hợp mắc ung thư vú không được sinh thiết hạch gác cửa, bác sĩ đề nghị phẫu thuật vét hạch nách khi: Khối u lớn hoặc ung thư đã lan rộng khắp vú. Người mắc ung thư vú dạng viêm. Người đang mang thai. Các hạch nách khi khám lâm sàng đã được xác nhận di căn. Người đã di căn hạch nách được xác nhận bằng chọc hút bằng kim nhỏ. Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc thăm khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu tất cả các vấn đề liên quan đến tuyến vú nói chung (khối u lành tính, bất thường bẩm sinh, vú sa trễ, vú phì đại…) và ung thư vú nói riêng. Ngoài ra, bệnh viện còn trang bị các máy móc, trang thiết bị hiện đại từ các nước Âu – Mỹ nhằm chẩn đoán bệnh chính xác nhất như máy siêu âm đàn hồi, máy chụp nhũ ảnh 3D, máy chụp cộng hưởng từ… giúp tất cả người bệnh cảm thấy an tâm và hài lòng khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM. Bài viết đã cung cấp những thông tin về sinh thiết hạch gác cửa (STHGC) trong ung thư vú là gì? Chỉ định và kết quả ra sao. Phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư có di căn ra ngoài vú hay không, từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp. Để có kết quả sinh thiết chuẩn xác, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, bởi phương pháp này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/an-tinh-hoan-o-tre-khi-nao-can-phau-thuat-20240515133421419.htm
20240515
Ẩn tinh hoàn ở trẻ, khi nào cần phẫu thuật?
Tuổi can thiệp lý tưởng: Dưới 1 tuổi PGS.TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, các dị tật vùng bẹn bìu, ẩn tinh hoàn hay gặp ở trẻ, với tỉ lệ gặp 0,8% . Chuyên gia này cho biết, đây là bệnh lý các bậc cha mẹ cần rất quan tâm, bởi việc phát hiện muộn có thể dẫn đến vấn đề sinh sản khi trưởng thành. "Khi tinh hoàn không ở đúng vị trí lâu ngày dẫn đến teo, giảm chất lượng tinh hoàn, ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này", PGS Hoa thông tin. Đặc biệt, chuyên gia này nhấn mạnh, cha mẹ không nên sợ mổ mà trì hoãn can thiệp, hi vọng tinh hoàn tự trở về đúng vị trí. Với dị tật ẩn tinh hoàn, trẻ phẫu thuật xong bố mẹ không nhìn thấy đường sẹo, trẻ ra viện sau 1 ngày điều trị (Ảnh: M.N). "Trước đây, khi trẻ bị ẩn tinh hoàn, khuyến cáo phẫu thuật có thể kéo dài từ 2-4 tuổi. Tuy nhiên, hiện khuyến cáo được đưa ra nên mổ hạ tinh hoàn khi trẻ dưới 18 tháng tuổi. Thông thường, từ khi sinh đến 6 tháng, nếu tinh hoàn của trẻ không tự về vị trí cũ, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tại khoa của chúng tôi, tuổi phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở trẻ trung bình là 1 tuổi. Đặc biệt 2 năm trở lại đây, tuổi phẫu thuật sớm hơn, trẻ 6 tháng - 1 tuổi đã được phẫu thuật. Kết quả cho thấy can thiệp sớm, việc hạ tinh hoàn xuống bìu dễ dàng hơn, giảm nguy cơ để lâu ngày ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này. Ngoài ra hạn chế được nguy cơ xoắn tinh hoàn dẫn đến phải cắt bỏ", PGS Hoa thông tin. Theo chuyên gia này, bố mẹ không cần quá lo lắng về cuộc mổ của trẻ. Hiện nay, với kỹ thuật mổ, bố mẹ thậm chí không nhìn thấy sẹo sau mổ. Mổ hôm trước, hôm sau trẻ đã được xuất viện về nhà. Như trường hợp của bé trai 1 tuổi ở Hà Nội vừa được phẫu thuật ngày 14/5, đến chiều nay (15/5), bệnh nhi đã được xuất viện. PGS Hoa khuyến cáo, đối với các gia đình mới sinh em bé trai, cần kiểm tra xem 2 tinh hoàn có nằm trong bìu hay ở vị trí khác để đi khám, can thiệp sớm (tốt nhất là trước 18 tháng). "Tinh hoàn ẩn rất dễ nhận biết, bố mẹ khi kiểm tra có thể thấy 2 bên bìu không cân nhau, một bên có tinh hoàn, một bên không có, biểu hiện lép hơn", PGS Hoa hướng dẫn. Dị tật hậu môn lạc chỗ khi nào nên xử lý? Ngoài dị tật ẩn tinh hoàn, PGS Hoa cũng khuyến cáo dị tật hậu môn trực tràng lạc chỗ gặp rất phổ biến ở trẻ. "Bình thường với dị tật này, trẻ được phát hiện, phẫu thuật ngay sau sinh, vì hậu môn lạc chỗ rất dễ phát hiện, can thiệp sớm giúp cuộc phẫu thuật thuận lợi, mang lại chất lượng cuộc sống tốt cho trẻ", PGS Hoa cho biết. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều trẻ vẫn được phát hiện muộn do cha mẹ chủ quan, dẫn đến việc điều trị khó khăn, trẻ thiệt thòi rất nhiều vì tự ti, giảm chất lượng cuộc sống. Trẻ không thể đến trường vì đại tiện không tự chủ. Bé trai vào viện trong tình trạng bụng to như trống, đại tràng giãn to vì hậu môn lạc chỗ (Ảnh: M.N). Như trường hợp bé trai 13 tuổi người dân tộc vừa được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng bụng to như trống, đại tràng giãn to như săm ô tô vì dị tật hậu môn trực tràng lạc vị trí kéo dài. Hậu môn của bé ở sát vùng bìu. Cha mẹ bệnh nhi cho biết, từ khi sinh ra thấy vị trí hậu môn bất thường nhưng vẫn thấy trẻ đại tiện được nên không đi khám. "Nếu bệnh nhân đến sớm, với vị trí thấp như thế này, trẻ thường chỉ cần trải qua một cuộc phẫu thuật là có thể trả hậu môn về đúng vị trí. Còn bệnh nhi này, buộc phải làm hậu môn nhân tạo, sau đó mới tiến hành thì 2 để đưa hậu môn về đúng vị trí", PGS Hoa lý giải. Theo PGS Hoa, các dị tật bẩm sinh ở trẻ rất đa dạng. Trẻ có thể gặp cácdị tật tiết niệu sinh dục như giãn thận, lỗ tiểu thấp, cong, lún dương vật, tinh hoàn lạc chỗ… ; Rối loạn phát triển giới tính, phì đại âm vật, dính âm hộ, không có âm đạo;Dị vật tiêu hóa như táo bón, giãn ruột, rò hậu môn, hậu môn lạc chỗ... Trẻ có thể gặp bệnh lý các khối u như u gan, u thận, u tụy, nang ống mậtchủ, u buồng trứng, u máu, u bạch huyết…;Dị tật tim mạch và lồng ngực bẩm sinh như tim bẩm sinh, lõm, lồi lồng ngực, u nang tuyến phổi…;Dị tật cơ quan vận động như dính, thừa ngón, chân khòeocong vẹo cột sống; sứt môi hở hàm ếch… Năm nào khoa cũng có các chương trình khám sàng lọc miễn phí các dị tật bẩm sinh cho trẻ dưới 16 tuổi. Theo đó, ngày 18/5, các bệnh nhân đăng kí sẽ đượckhám sàng lọc và siêu âm miễn phí tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Từ 20/5, các trường hợp phát hiện dị tật sẽ được phẫu thuật tại bệnh viện.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-xuong-chau-co-phai-mo-khong-vi
Gãy xương chậu có phải mổ không?
Khung xương vùng chậu rất chắc chắn, vị trí ở phía đáy cột sống và do nhiều xương hợp thành. Gãy xương chậu tương đối ít gặp, chiếm khoảng 3% trường hợp gãy xương ở người trưởng thành. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là gãy xương chậu có nguy hiểm không và có cần phải mổ hay không? 1. Phân loại gãy xương vùng chậu Các xương vùng chậu sắp xếp, liên kết với nhau theo một vòng tròn lớn, do đó khi xuất hiện vết nứt/gãy ở một vị trí nào đó thì thường có các tổn thương đi kèm theo như đứt, rách dây chằng ở một vị trí khác. Bác sĩ sẽ thăm khám và dựa vào kết quả cận lâm sàng hình ảnh gãy xương chậu để xác định chính xác và phân loại thể gãy. Việc phân loại sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: hướng xương gãy, lực tác động gây gãy xương và mức độ toàn vẹn của cấu trúc xương chậu sau khi có chấn thương. Hiện nay, gãy xương chậu thường được phân thành 2 loại như sau:Gãy xương ổn định: Gãy xương chậu loại này nghĩa là bệnh nhân thường chỉ có 1 đường gãy ở khung xương chậu, đồng thời các đầu xương gãy không bị di lệch, vẫn nằm đúng vị trí. Nguyên nhân dẫn đến gãy xương chậu ổn định thường do các tác động ngoại lực thấp;Gãy xương không ổn định: Thể chấn thương khung chậu này thường nặng và phức tạp hơn, hình ảnh gãy xương chậu sẽ có từ 2 đường gãy trở lên và các đầu xương gãy di lệch khỏi vị trí ban đầu của nó. Đa số nguyên nhân dẫn đến gãy xương chậu không ổn định là do các tác động ngoại lực rất lớn.Ngoài ra, tương tự các loại gãy xương ở vị trí khác, gãy xương chậu cũng được phân chia thành gãy xương hở và gãy xương kín.Gãy xương hở là tình trạng xương vừa bị gãy, đồng thời còn xuất hiện vết thương hở ngoài da;Gãy xương kín là trường hợp xương chậu gãy và hoàn toàn không có tổn thương ngoài da.Trong 2 loại trên, mức độ nghiêm trọng của gãy xương chậu hở cao hơn vì nguy cơ nhiễm trùng (đặc biệt là nhiễm trùng lan đến xương) do vết thương ngoài da. Do đó, người bệnh cần được xử trí ngay lập tức khi gặp phải dạng gãy xương này. Giải đáp gãy xương chậu có phải mổ không 2. Triệu chứng gãy xương chậu Gãy xương chậu có nguy hiểm không? Để trả lời thắc mắc này chúng ta cần biết xương chậu là một xương lớn với nhiệm vụ quan trọng là nâng đỡ phần trên của cơ thể. Do đó, gãy xương chậu thường ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của người bệnh, đồng thời có thể gây mất máu và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.Vì những lý do trên, gãy xương chậu cần phải được nhận biết sớm. Thông thường, gãy xương vùng chậu sẽ do một lực tác động rất mạnh và với mỗi vị trí gãy sẽ có những triệu chứng như sau:Gãy khung chậu: Bên cạnh dấu hiệu gãy xương như đau dữ dội, hạn chế vận động thì người bệnh còn có các dấu hiệu tổn thương các cơ quan lân cận (trong khung chậu và ổ bụng) như rách, đứt niệu quản, niệu đạo, vỡ bàng quang, tổn thương âm đạo, tử cung, buồng trứng ở nữ... Hình ảnh gãy xương chậu trên phim X quang thẳng nghiêng có thể bao gồm gãy cung trước, gãy cung sau, trật khớp mu hoặc trật khớp cùng – chậu;Gãy thành chậu, rìa chậu: Bệnh nhân gãy xương chậu vị trí này sẽ không thể gấp đùi vào bụng, đau dữ dội vùng bị gãy và ấn đau tại chỗ. Hình ảnh gãy xương chậu khi Chụp X quang bao gồm gãy gai chậu trước trên và trước dưới, gãy dọc theo cánh chậu, gãy ụ ngồi, gãy ngành ngồi – chậu hoặc gãy ngang xương cụt...;Gãy ổ cối: Triệu chứng bao gồm đau nhiều ở khớp háng, mất khả năng đứng hoặc hoàn toàn không cử động được khớp háng. Hình ảnh trên phim X quang giúp phát hiện vị trí gãy ở rìa trên hoặc rìa dưới ổ cối, gãy đáy ổ cối... 3. Gãy xương chậu có nguy hiểm không? Gãy xương chậu là một trong những loại gãy xương vô cùng nguy hiểm và phức tạp với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:Tổn thương xương khớp nặng nề và các cơ quan bên trong xương chậu;Ảnh hưởng đến khung chậu từ đó gây nguy cơ trật khớp mu và gãy cánh xương cùng;Ảnh hưởng các cơ quan tiết niệu: Hệ tiết niệu có các cơ quan nằm gần xương chậu và ở phía trong xương chậu nên khi xương chậu bị tổn thương sẽ tăng nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan này. Biến chứng này tương đối nguy hiểm, đặc biệt khi xảy ra ở niệu đạo và bàng quang;Tổn thương cơ quan sinh dục: Xương chậu bao bọc cơ quan sinh dục, do đó khi xương chậu bị gãy sẽ tác động trực tiếp gây tổn thương đến các cơ quan này bao gồm âm đạo, tử cung, vòi trứng và buồng trứng;Ảnh hưởng đến trực tràng: Đoạn cuối ống tiêu hóa (trực tràng) nằm bên trong khung chậu. Do đó, trực tràng là cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể gây tử vong;Tổn thương các cơ quan trong ổ bụng: Gãy xương chậu có nguy hiểm không? Bản thân gãy xương chậu đã nặng nề và việc ảnh hưởng đến các tạng trong ổ bụng còn nghiêm trọng hơn. Các cơ quan trong ổ bụng bị ảnh hưởng bao gồm gan hoặc tá tràng (gặp khoảng 17% các trường hợp). Chỉ định mổ áp dụng cho người gãy xương chậu thể không ổn định 4. Gãy xương chậu và cách điều trị Gãy xương chậu có phải mổ không là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Mặc dù là một gãy xương nghiêm trọng và phức tạp nhưng việc điều trị phẫu thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Gãy xương chậu và cách điều trị có thể bao gồm các biện pháp sau:Điều trị bảo tồn, không phẫu thuật: Chỉ định điều trị bảo tồn thường áp dụng cho các trường hợp gãy xương ổn định, các xương gãy không bị di lệch quá nhiều khỏi vị trí ban đầu. Các phương pháp điều trị gãy xương chậu không phẫu thuật gồm có:Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đi lại: Các dụng cụ này có tác dụng tránh dồn trọng lượng cơ thể lên chân. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng nạng hoặc xe tập đi trong thời gian tối đa 3 tháng hoặc khi xương gãy lành lại hoàn toàn. Trường hợp gãy xương ảnh hưởng đến cả 2 chân, bệnh nhân cần phải dùng xe lăn trong một thời gian;Sử dụng thuốc: Bác sĩ chỉ định các loại thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu để hạn chế nguy cơ hình thành huyết khối trong tĩnh mạch chân và khung chậu;Điều trị phẫu thuật: Chỉ định mổ áp dụng cho người gãy xương chậu thể không ổn định. Người bệnh có thể trải qua một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật để điều chỉnh lại các xương gãy. Các phương pháp phẫu thuật gãy xương chậu bao gồm:Cố định xương chậu với các thiết bị hỗ trợ từ bên ngoài: Bác sĩ sẽ cố định các xương chậu bị gãy bằng cách sử dụng các thanh nẹp kim loại hoặc ốc, vít thông qua các vết mổ nhỏ, xuyên qua da và cơ. Các dụng cụ cố định sẽ nhô ra ngoài da ở hai bên xương chậu, được gắn vào các thanh sợi carbon bên ngoài. Bộ cố định bên ngoài hoạt động như một bộ khung để cố định xương gãy đúng vị trí;Phẫu thuật mở và cố định bên trong: Trong quá trình phẫu thuật, các mảnh xương di lệch sẽ được đưa về lại đúng vị trí ban đầu. Sau đó, bác sĩ sẽ cố định xương bằng ốc vít hay tấm kim loại gắn ở mặt ngoài xương;Phương pháp điều trị phẫu thuật gãy xương chậu luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng. Vì vậy, bác sĩ điều trị sẽ giải thích, thông báo cho người bệnh và thân nhân về những khả năng có thể xảy ra và cách xử lý, chữa trị phù hợp.Tóm lại, gãy xương chậu là một chấn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thậm chí nguy cơ tử vong gia tăng do những tác động đến các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể. Do đó, những trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ gãy xương chậu cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được sơ cứu, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ tử vong.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-biet-tang-huyet-ap-nguyen-phat-va-thu-phat-vi
Phân biệt tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát
Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Bệnh thường có tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng đặc trưng. Tại Việt Nam, có hơn 40% số người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp. Đây là một con số đáng báo động. 1. Thế nào là huyết áp? Lực tác động của máu lên thành các động mạch được gọi là huyết áp. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về huyết áp cao không? Huyết áp cao còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh thường không có triệu chứng. Thiếu hụt kiến thức về huyết áp cao có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những câu hỏi trắc nghiệm vui giúp bạn hiểu đúng về bệnh cao huyết áp. Bắt đầu 2. Tăng huyết áp là gì? Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch cao hơn bình thường. Bệnh có thể tiến triển mà không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh có thể có những biến chứng trầm trọng như đau tim, đột quỵ.Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là hai số đo được dùng để đo huyết áp. Khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với mức bình thường thì bạn được xác định là bị cao huyết áp.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi trị số trung bình qua ít nhất hai lần đo của huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg trong ít nhất hai lần thăm khám liên tiếp nhau.Nếu chỉ số của bạn thấp hơn 120/80 mmHg thì huyết áp của bạn ở mức bình thường.Nếu chỉ số huyết áp là 120/80 mmHg hoặc cao hơn nhưng dưới mức 140/90 mmHg thì được gọi là tiền tăng huyết áp. Tăng huyết áp là gì? 3. Thế nào là tăng huyết áp nguyên phát? Tăng huyết áp nguyên phát là loại tăng huyết áp phổ biến nhất với 95% trường hợp mắc bệnh và các trường hợp này có biến chứng dần theo thời gian.Tăng huyết áp nguyên phát thường không thể xác định được nguyên nhân tăng huyết áp một cách cụ thể, chính vì vậy nó còn được gọi là tăng huyết áp vô căn. 4. Thế nào là tăng huyết áp thứ phát? Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng tăng huyết áp mà bác sĩ xác định được nguyên nhân gây nên tăng huyết áp.Có khoảng từ 5-10% trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp thứ phát. 5. Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát Tăng huyết áp nguyên phát không xác định được nguyên nhân rõ ràng, chính vì vậy nghiên cứu chỉ cho thấy có sự liên kết giữa tăng huyết áp với một số yếu tố nguy cơ gồm:Người lớn tuổi: Mạch máu mất dần độ đàn hồi ở người cao tuổi dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. So với nam giới cùng nhóm tuổi thì phụ nữ từ tuổi 60 trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn;Yếu tố di truyền: Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể bị tăng huyết áp. Lý giải điều này là do gia đình có tiền sử bị tăng huyết áp;Đối tượng bị béo phì, đái tháo đường: Thói quen ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không cân bằng khiến cho số người béo phì và đái tháo đường tăng lên. Đây chính là hai nhân tố làm tăng tỷ lệ bị tăng huyết áp;Muối: Nếu cơ thể tiêu thụ thụ quá nhiều muối, bạn sẽ dễ bị tăng huyết áp bởi muối làm tăng khả năng giữ nước. 6. Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát Khác với tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát luôn xác định được rõ nguyên nhân.Một số nguyên nhân khiến bạn bị tăng huyết áp thứ phát như:Do rối loạn hóc môn ở tuyến thượng thận;Do bệnh lý như suy thận, u thận hay tắc mạch vùng thận;Do một số tác dụng phụ của thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giảm cân...;Do chứng rối loạn hô hấp khi ngủ;Thai phụ mang thai lần đầu và biến chứng như bệnh tiền sản giật;Do khiếm khuyết bẩm sinh như bệnh hẹp eo động mạch chủ.Việc xác định được sớm nguyên nhân gây nên tình trạng tăng huyết áp sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trở nên đơn giản hơn. 7. Kiểm soát huyết áp bằng cách nào? Thường xuyên theo dõi huyết áp để kiểm soát huyết áp Khi nào gọi là tăng huyết áp? Cách phát hiện và điều trị
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cong-dung-cua-cay-thu-lu-duc-vi
Công dụng của cây thù lù đực
Cây thù lù đực là loại cây mà nhiều người thường hay nhầm lẫn với cây tầm bóp. Đây là một cây thân mềm, mọc hoang ở rất nhiều nơi khắp các vùng miền. Ngoài việc sử dụng như một loại rau ăn, cây thù lù đực còn được biết đến là một vị thuốc. Vậy công dụng của cây thù lù đực là gì? 1. Thù lù đực là cây gì? Cây thù lù đực mọc hoang hóa khắp nơi ở nước ta, đặc biệt là ở miền núi phía Tây Bắc. Cây phát triển tốt nhất là vào mùa đông xuân.Tuy cây có hơi độc, nhưng hiện nay cây thù lù đực lại được sử dụng khá nhiều trong đời sống hàng ngày, như món rau tầm bóp xào tỏi nhưng thực ra chính là rau thù lù đực xào tỏi, món ăn này có mùi vị rất thơm ngon và lạ miệng. 2. Cây thù lù có tác dụng gì? "Thù lù có tác dụng gì?" Bộ phận dùng làm thuốc của cây thù lù được là toàn cây tươi hoặc phơi sấy khô. Cây thù lù đực có vị ngọt, hơi đắng, nó có mùi hơi hăng, tính mát và hơi có độc. Nó thường được dùng như một vị thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm.Trong dân gian, người dân sử dụng thù lù đực để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, có thể dùng thuốc uống hay đắp ngoài. Một số công dụng của cây thù lù đực như là:Thông tiểu tiện, chữa phù thũngGan toVẩy nếnÁ sừngViêm da cơ địaGhẻBỏngTrĩ nội, trĩ ngoạiHỗ trợ điều trị ung thưSử dụng cây thù lù đực trong điều trị chứng phù nề, gan to: Dùng 150g thù lù đực tươi (bỏ quả) rửa sạch, giã nát, dùng khăn vải mỏng vắt lấy nước chia uống 2 đến 3 lần trong ngày.Sử dụng cây thù lù đực trong bệnh ngoài da:Dùng cây thù lù đực tươi: Lấy 150g cây tươi, bỏ quả, ép lấy nước bôi ngoài da, bôi vào những vùng da bị mẩn ngứa, lở loét.Dùng cây thù lù đực dạng cao lỏng:Lấy khoảng 5kg cây tươi rửa thật sạch, bỏ gốc rễ. Cho cây vào nồi đun sôi lấy nước, vớt bỏ bã. Sau đó tiếp tục đun nước cốt trong nhiều giờ để cô cạn thành cao lỏng có màu đen dạng sền sệt.Dùng cao thù lù đực bôi ngoài, có công dụng điều trị các bệnh ngoài da rất hữu hiệu, đặc biệt là bệnh trĩ, vảy nến á sừng. Cây thù lù đực có nhiều công dụng khác nhau trong điều trị bệnh 3. Các nghiên cứu về công dụng của cây thù lù đực Nghiên cứu về hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư của cây thù lù đực: Nghiên cứu này được tiến hành tại Phòng Khoa học Sinh học và Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Hoạt tính Sinh học của trường Đại học Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng chiết xuất ethanol từ quả chín của cây lu lu đực đã phát hiện ra rằng nó có thể được sử dụng như một chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.Nghiên cứu về hiệu quả kháng khuẩn, làm lành vết loét của cây thù lù đực: Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Hóa sinh, Đại học Madras, Tamil Nadu, Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu sử dụng chiết xuất quả của cây thù lù đực trên chuột thí nghiệm bị viêm loét dạ dày. Kết quả cho thấy chiết xuất từ quả của loài cây này có đặc tính kháng sinh và khả năng làm lành vết loét.Nghiên cứu về hoạt động bảo vệ gan của cây thù lù đực: Một nghiên cứu đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu người Nhật Bản, họ sử dụng chiết xuất ethanol từ cây Solanum nigrum L trên chuột đã cho thấy hoạt động bảo vệ gan đáng chú ý. 4. Những lưu ý khi sử dụng cây lu lu đực Bên cạnh việc biết được thù lù có tác dụng gì thì những lưu ý khi sử dụng cây thù lù đực cũng rất quan trọng. Những nghiên cứu mới đây đều không đề cập đến độc tính của cây thù lù đực. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cây lu lu đực làm rau ăn và làm thuốc bạn cần lưu ý một số điểm sau:Do cây thù lù đực có độc, đặc biệt là trong quả xanh, vì vậy không nên ăn sống thường xuyên loại cây này. Khi sử dụng làm rau ăn cần được nấu chín, loại bỏ phần quả xanh khi sử dụng. Vì theo các nghiên cứu cho thấy trong quả xanh chứa nhiều độc tố hơn so với thân lá. Khi nấu chín, độc tố ở cây cũng giảm bớt.Cây thù lù đực không nên dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ.
https://suckhoedoisong.vn/nhiem-nam-vung-ben-can-xu-tri-the-nao-de-han-che-tai-phat-169221005144659568.htm
07-10-2022
Nhiễm nấm vùng bẹn cần xử trí thế nào để hạn chế tái phát?
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bị nấm vùng bẹn e ngại đi khám và điều trị do bệnh xảy ra ở vùng nhạy cảm. Vậy làm thế nào để nhận biết, phòng nhiễm nấm và tái phát là vô cùng quan trọng. 1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nấm vùng bẹn Nấm vùng bẹn là tổn thương do nhiễm nấm da ở vùng bẹn, mông. Ngoài vùng bẹn, nấm da còn có thể gây bệnh ở thân mình (nấm da thân), ở chân ( nấm da chân )… Trên cơ thể không chỉ vùng bẹn mà ngay cả các vùng da bị gấp cũng rất dễ bị loại nấm này gây hại như vùng bìu, bẹn, dưới vú, ... Người ta thường thấy một số loại nấm da thường ký sinh ở vùng bẹn như T. Rubrum và E. Floccosum. Những loại nấm da này thường ăn mòn các tế bào sống trên da, đồng thời tiết da một loại Enzyme có tên keratinase nhằm loại bỏ các chất keratin gây tổn thương vùng da và tạo thành các lớp vảy cứng hoặc mụn nước. Bệnh hắc lào cũng là một trong những bệnh thường gặp ở vùng bẹn. Bệnh này do nấm Dermatophytes gây ra khiến cho nhiều người mắc ngứa ở tại vùng háng cũng như những ở vùng lân cận như mông, đùi… khi bị mắc bệnh, vùng háng của người bệnh sẽ có một số hình tròn đồng tiền, nổi mẩn đỏ và có mụn nước li ti. Việc sử dụng Corticoid lâu dài một cách không được kiểm soát, bệnh nhân sẽ phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề 2. Ai dễ mắc nấm vùng bẹn? Ai cũng có thể mắc nấm vùng bẹn nhưng những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường là: - Những người có thói quen vệ sinh cá nhân kém khiến cho làn da không được khỏe mạnh, có nguy cơ cao bị tổn thương bởi các loại vi khuẩn, virus hay các loại nấm xâm hại. - Những người phải làm việc trong môi trường quá nóng khiến cho cơ thể tiết mồ hôi liên tục, các vùng da dễ bị viêm nhiễm (đặc biệt là các vùng da bị gấp nếp như bìu, bẹn,...). - Những người thường xuyên sử dụng các loại quần áo bó sát rất dễ gây tổn thương những vùng da có nếp gấp như bẹn. - Ngoài ra, việc mặc quần áo ẩm ướt, chưa khô hẳn cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh nấm vùng bẹn. Nấm vùng bẹn có thể lây nhiễm nếu như những người xung quanh có tiếp xúc trực tiếp đến vùng da bị bệnh hoặc mặc chung quần áo, sử dụng chung khăn tắm, hoặc do chính người bệnh gãi ngứa ở vùng da bị bệnh và tiếp xúc với làn da hở khác. Bệnh nấm vùng bẹn cũng có thể bị lây truyền từ động vật nuôi không khỏe mạnh. 3. Biểu hiện nhiễm nấm vùng bẹn Nấm vùng bẹn là một bệnh lý phổ biến được đặc trưng bởi sự xuất hiện của một mảng hồng ban có bờ uốn lượn, có nhiều mụn nước nhỏ ở bờ của tổn thương. Bệnh nhân thường có biểu hiện ngứa với triệu chứng bệnh điển hình ngứa ngáy khó chịu vùng bẹn, đùi mặc dù không phát hiện các dị vật gây ngứa. Kèm theo là xuất hiện các vùng, mảng da có màu đỏ hồng gây ngứa ngáy khó chịu, có thể có các nốt mụn nước nhỏ li ti xung quanh vùng da bị ngứa. Các mảng da bị tổn thương sẽ dần dần có xu hướng đóng vảy và màu da xung quanh chuyển đậm hơn. Các mảng da bị nấm ký sinh có thể có độ lớn khoảng 1cm cho tới vài cm. Các vùng da bị tổn thương chủ yếu là các khe rãnh giữa đùi và bộ phận sinh dục, thế nhưng trường hợp bệnh trở nặng thì các vùng da tổn thương sẽ có xu hướng lan rộng xuống vùng đùi hoặc vào bộ phận sinh dục. 4. Điều trị bệnh nấm vùng bẹn Nấm vùng bẹn hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh phát hiện các triệu chứng sớm và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh trở nặng và gây ra nhiều di chứng khó chữa trị cho người bệnh. Nhiều người mắc nấm vùng bẹnbị ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh khi làm việc cũng như sinh hoạt cá nhân bởi những cơn ngứa ngáy khó chịu, các vùng da bị tổn thương có nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh da liễu khác, đời sống tình dục cũng sẽ bị cản trở (viêm nhiễm lây lan sang bộ phận sinh dục, tâm lý không thoải mái,...), các chức năng của những vùng cơ quan khác cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng,.. Bệnh do nhiễm nấm da nên để điều trị nấm vùng bẹn phải được sử dụng thuốc kháng nấm dạng bôi hoặc dạng uống theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Hầu hết trường hợp bệnh chưa phát triển nặng sẽ được điều trị rất đơn giản. Tuy nhiên, do thói quen và bệnh ở vùng kín nên nhiều người e ngại thường tự mua thuốc về bôi. Điều này dẫn đến bệnh không khỏi mà tổn thương lan rộng, thậm chí có trường hợp sử dụng corticoid lâu dài bị teo da, rạn da, giãn mạch . 5. Làm thế nào để dự phòng tái nhiễm nấm vùng bẹn? Nhiễm nấm vùng bẹn rất dễ tái phát, chính vì vậy làm thế nào để dự phòng tái nhiễm nấm là vô cùng quan trọng. Để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm, hoặc tái phát nấm bẹn người bệnh cần thực hiện theo nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Giữ vùng bẹn khô thoáng bằng cách nên lau khô vùng bẹn sau khi tắm hoặc tập thể dục để giữ cho vùng này được khô thoáng. Nếu cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi, có thể sử dụng bột để giảm độ ẩm vùng bẹn. Nguyên tắc 2: Mặc đồ sạch bằng cách nên thay quần lót ít nhất một lần mỗi ngày và có thể thay nhiều hơn nếu cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi. Nên giặt đồ thể thao sau khi đã sử dụng. Nguyên tắc 3: Lựa chọn đồ lót vừa với cơ thể không nên chọn đồ lót quá chật, vì ma sát sẽ làm da vùng bẹn tổn thương, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi nấm. Nguyên tắc 4: Không dùng chung đồ dùng cá nhân cụ thể không nên cho người khác mượn áo quần, khăn tắm và các đồ dùng cá nhân khác của mình, cũng như tránh đi mượn đồ dùng cá nhân của người khác. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, cảm thấy cơ thể có những triệu chứng khó chịu ở vùng bẹn và xuất hiện các nốt hoặc các mảng da màu khác lạ thì hãy đến khám và gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị triệt để cũng như tránh "tiền mất tật mang". Xem thêm video được quan tâm Sử dụng tai nghe thế nào để không gây hại cho tai
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-va-tieu-chuan-chan-doan-tien-tieu-duong-vi
Dấu hiệu và tiêu chuẩn chẩn đoán tiền tiểu đường
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng - Phó khoa Khám bệnh & Nội khoa kiêm trưởng Đơn nguyên Nội trú nội bệnh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Tiền tiểu đường chỉ lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng không đến mức để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tiền tiểu đường một khi không được điều trị có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ. 1. Tổng quan về tiền tiểu đường Tiền tiểu đường là từ dùng để chỉ lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được xếp vào tiểu đường loại 2 và nếu không thay đổi lối sống thì nguy cơ tiền tiểu đường phát triển bệnh tiểu đường loại 2 là rất cao. Nếu bị tiền tiểu đường và không thay đổi lối sống thì bệnh có thể tiến triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh tiền tiểu đường phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách ăn thực phẩm lành mạnh, thói quen hoạt động thể hàng ngày và duy trì cân nặng hợp lý để đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường. 2. Các triệu chứng của tiền tiểu đường Tiền tiểu đường thông thường không có biểu hiện triệu chứng nào rõ rệt. Một số người có thể bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến kháng insulin, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang và acanthosis nigricans liên quan đến sự phát triển của các mảng da sẫm màu, dày và thường mượt như nhung trên một số bộ phận của cơ thể như cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và các khớp ngón tay.Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp cho thấy tiền tiểu đường đã chuyển sang bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm:Xuất hiện các cơn khát tăng dầnĐi tiểu thường xuyênĐói quá mứcMệt mỏiNhìn mờ Nhìn mờ có thể xuất hiện ở người tiền tiểu đường 3. Chẩn đoán tiền tiểu đường Để chẩn đoán chính xác tiền tiểu đường, bác sĩ sẽ cần xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán tình trạng. Thủ tục xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm lượng đường trong máu.Kết quả xét nghiệm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bệnh nhân được sử dụng. Bệnh nhân nên được thực hiện xét nghiệm 2 lần trên cùng một loại xét nghiệm để xác định chẩn đoán chính xác. Các thiết bị đo mức đường huyết như thử nghiệm bằng ngón tay sẽ không được sử dụng để chẩn đoán. Thay vào đó, các xét nghiệm sau sẽ được sử dụng để chẩn đoán:3.1 Xét nghiệm Hemoglobin A1cXét nghiệm hemoglobin A1c, còn được gọi là xét nghiệm A1c hoặc xét nghiệm hemoglobin glycosyl hóa dùng để đo mức đường huyết trung bình trong một khoảng thời gian từ hai đến ba tháng. Thử nghiệm này không cần nhịn ăn và có thể thực hiện bất cứ mọi thời điểm.Nếu kết quả A1c từ 5,7 đến 6,4 phần trăm là được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường. Nên kiểm tra A1c nhắc lại để xác nhận kết quả. Kết quả A1c càng cao, nguy cơ tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2 càng cao.3.2 Xét nghiệm đường huyết tương lúc đói (FPG)Trong quá trình xét nghiệm đường huyết tương lúc đói, bác sĩ sẽ yêu người bệnh nhịn ăn trong tám giờ hoặc qua đêm. Trước khi ăn, chuyên gia y tế sẽ lấy mẫu máu để xét nghiệm.Mức chỉ số đường huyết từ 100-125 miligam trên decilit (mg / dL) thì được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường.3.3 Thử nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng (OGTT)Thủ tục xét nghiệm OGTT cũng yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của người bệnh hai lần, một lần vào đầu cuộc hẹn và sau đó hai giờ sau khi bệnh nhân uống đồ uống có đường. Nếu kết quả cho thấy chỉ số đường trong máu là 140-199 mg / dL sau hai giờ, thì được chẩn đoán là mắc tiền tiểu đường. Người bệnh sẽ được uống nước đường khi làm thử nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng 4. Các biến chứng của tiền tiểu đường Một khi không được điều trị, tiền tiểu đường có thể phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 và các tình trạng khác, chẳng hạn như:Bệnh timĐột quỵTổn thương thần kinhTổn thương thậnTổn thương mắtTổn thương chânNhiễm trùng daRắc rối với thính giácBệnh AlzheimerTiền tiểu đường có thể hồi phục và bạn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường thông qua thay đổi lối sống.Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm 5% đến 7% trọng lượng giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người tham gia nghiên cứu tuân theo chế độ ăn ít chất béo, ít calo và tập thể dục 30 phút năm lần mỗi tuần. 5. Cách điều trị tiền tiểu đường Điều trị tiền tiểu đường cũng có thể được coi là ngăn ngừa tiến triển sang bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bác sĩ chẩn đoán bị tiền tiểu đường, bệnh nhân sẽ được khuyên nên thay đổi lối sống hiện tại. Một nghiên cứu của Chương trình Phòng chống Bệnh tiểu đường cho thấy có khoảng 58% các ca tiền tiểu đường có thể thay đổi lượng đường trong máu một cách lâu dài. Dưới đây là các cách phổ biến nhất để quản lý tiền tiểu đường là:5.1 Dùng thuốc nếu bác sĩ kê đơnMột số người bị bệnh tiểu đường chọn sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc bổ sung và thay thế để kiểm soát tình trạng của họ. Phương pháp điều trị này có thể bao gồm uống thuốc bổ sung, thiền định và châm cứu. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh 5.2 Chế độ ăn ít carbohydrateChế độ ăn ít carbohydrate giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết, kháng insulin và cân nặng. Nhiều người coi lượng carbohydrate từ 21-70 gam mỗi ngày là chế độ ăn ít carbohydrate nhưng không có định nghĩa tiêu chuẩn nào tồn tại. Theo các tạp chí đã được xuất bản, mức độ carbohydrate thấp hơn có thể giúp ích cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nhưng hầu hết các bằng chứng này được lấy từ các nghiên cứu trong thời gian ngắn và mặc dù nó không đề cập cụ thể đến bệnh tiền tiểu đường.Chế độ ăn ít carbohydrate có thể không được khuyến khích cho những người có cholesterol cao, người bị bệnh thận hoặc tim. Ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc, sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu sức khỏe của mình.5.3 Tập thể dục nhiều hơnThường xuyên vận động có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Bạn nên dành 30 phút cho bất kỳ hoạt động nào giúp tăng nhịp tim lên mức mục tiêu, chẳng hạn như đi bộ, hầu hết các ngày trong tuần. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, 30 phút tập thể dục mỗi ngày và giảm 5 đến 10% trọng lượng làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường loại 2 của bạn hơn 58%. Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org
https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-benh-tu-cay-tam-xuan-169240226174231868.htm
28-02-2024
Bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm xuân
Hoa tầm xuân ĐỌC NGAY Nhận diện cây tầm xuân làm thuốc Tầm xuân là một loài thực vật thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), với tên khoa học là Rosa multiflora. Cây thân bụi, có thể cao đến 2m. Thân cành nhẵn, vỏ màu nâu nhạt hay xám nhạt, có nhiều gai cong. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5 lá chét (lá ở gần ngọn có hoa thường có 3 lá chét). Lá chét hình trứng, dài 1,5 – 3cm, rộng 0,8 – 2cm, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mép lá khía răng cưa. Lá kèm rất hẹp, có lông. Hoa mọc ở ngọn cành thành chùm, lá bắc nhỏ. Hoa có nhiều màu, đỏ, trắng, hồng. Đài hoa có 5 răng hẹp, có phủ lông. Tràng hoa 5 cánh mỏng, rời nhau; nhiều nhị; lá noãn rời nằm trong đế hoa, có lông. Hoa tầm xuân có nguồn gốc ở vùng ôn đới, sau đó được di thực xuống vùng cận nhiệt và nhiệt đới. Tại Việt Nam, hiện nay cây có thể trồng ở nhiều địa phương để làm cảnh và làm hàng rào quanh các dinh thự, công sở, tuy nhiên chỉ ở những vùng núi cao khoảng 700 – 1500m như Đà Lạt, cây mới cho nhiều hoa. Nhiều bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc như rễ, hoa, lá và quả. Rễ cây được thu hái vào mùa thu, trong khi hoa hái khi mới nở. Hoa tầm xuân có nhiều màu, trắng, hồng, đỏ. Tính vị của cây tầm xuân Theo Y học cổ truyền, rễ cây tầm xuân có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt , lợi thấp, khu phong hoạt lạc, giải độc. Hoa tầm xuân có vị đắng, chát, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt hóa trọc, thuận khí, hòa vị. Rễ cây được dùng trong điều trị trẻ em đái dầm, người già tiểu nhiều lần, các chứng đau nhức xương khớp do phong thấp, rễ cây sao vàng dùng chữa kiết lỵ cấp và mạn tính. Quả cây được dùng làm thuốc nhuận trường, lợi tiểu, chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều , đau bụng kinh. Trong khi đó, hoa được dùng trị ho, nóng vùng ngực, miệng khát. Bài thuốc chứa tầm xuân Một số bài thuốc có sử dụng tầm xuân như sau: - Chữa tiểu nhiều, tiểu không cầm, trẻ em đái dầm: Rễ tầm xuân 20 – 30g sắc đặc uống trong ngày. - Chữa kiết lỵ mạn tính. Bài thuốc 1: Rễ Tầm xuân, vỏ quả lựu, rễ tầm xoọng, vỏ quả chuối hột mỗi vị 20g, sắc uống 2 lần mỗi ngày, dùng trong 3 – 5 ngày. - Bài thuốc 2: Rễ tầm xuân 20 – 30g thái lát hoặc chặt nhỏ, sao vàng, sắc uống. Rễ của cây tầm xuân thường được dùng làm thuốc chữa bệnh. - Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp - Bài thuốc 1: Rễ tầm xuân, cây vú bò, ngưu tất , dây chiều, rễ thanh táo, hà thủ ô, cẩu tích, mỗi vị 20g, sắc uống. - Bài thuốc 2: Rễ tầm xuân 12g, khúc khắc, rễ gấc, rễ tầm xoọng mỗi vị 10g, sắc uống. Các nghiên cứu dược lý cho thấy toàn cây tầm xuân có chứa nhiều hoạt chất chủ yếu thuộc các nhóm flavonoid và tannin. Các hợp chất này cũng lý giải cho vị đắng, chát và các tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và giảm đau của cây. Một bài thuốc có tên "Cao thấp khớp" bao gồm rễ tầm xuân, thổ phục linh, huyết giác, lá lốt , bưởi bung, dây đau xương, hoàng nàn chế, kê huyết đằng, ngưu tất, tầm xoọng, xuyên tiêu đã được thử lâm sàng cho thấy kết quả cải thiện tình trạng đau xương khớp trên bệnh nhân mà không làm thay đổi số lượng các dòng tế bào máu cũng như không ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Lưu ý cần thiết về cây tầm xuân Cây tầm xuân sở hữu nhiều hoạt tính sinh học đa dạng đã được chứng minh từ các nghiên cứu trên động vật và cả trên người. Tuy nhiên, do cây thuốc có tính hàn, việc sử dụng lâu dài cây tầm xuân làm thuốc có thể gây tổn thương tỳ vị với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau lạnh bụng, chướng bụng, buồn nôn, nôn, tiêu lỏng, tiêu phân sống… Vì vậy, người dân không nên tự ý sử dụng tầm xuân làm thuốc, mà cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền. Tại Việt Nam, vào mỗi dịp Tết nguyên đán, có một loại cây thường được bày bán với tên gọi là nụ tầm xuân. Thật ra, đây là một loài thực vật khác, còn gọi là cây Liễu tơ, cây có tên khoa học là Salix caprea , thuộc họ Liễu Salicaceae. Theo tra cứu các tài liệu về y học cổ truyền, hiện chưa thấy sử dụng cây này với mục đích y khoa tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại một số quốc gia như Ấn Độ, người ta sử dụng vỏ thân cây làm thuốc giảm đau và hạ sốt. Giống với các cây khác thuộc họ Liễu, vỏ thân cây liễu tơ cũng chứa một lượng lớn salicin, một chất có quan hệ gần gũi với thuốc kháng viêm aspirin và có tác dụng tương tự thuốc này. Nụ tầm xuân thường dùng trang trí dịp Tết không có tác dụng chữa bệnh. Mời bạn xem tiếp video: Cách ăn bánh chưng để không tăng cân dịp Tết | SKĐS
https://dantri.com.vn/suc-khoe/di-ngoai-ra-mau-tuong-tri-tai-phat-khong-ngo-mac-ung-thu-20230114081155390.htm
20230114
Đi ngoài ra máu tưởng trĩ tái phát không ngờ mắc ung thư
Đại tiện ra máu là biểu hiện hay gặp của chảy máu tiêu hóa thấp, một số trường hợp chảy máu tiêu hóa cao như loét dạ dày chảy máu. Trong đó chảy máu tiêu hóa thấp có thể do ung thư đại trực tràng, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, chảy máu túi thừa đại tràng, chảy máu ruột non... Các bệnh lý này dễ gây nhầm lẫn, nên người bệnh thường chủ quan không đi khám bệnh ngay khi có triệu chứng bấtthường. Trường hợp bệnh nhân N.Đ.L. (65 tuổi, Quảng Ninh) bị bệnh trĩ nhiều năm là một ví dụ.Đợt này bệnh nhân thường xuyên đại tiện ra máu. Nghĩ vẫn là bệnh trĩ tái phát, bệnh nhân tự mua thuốc uống nhưng tình trạng không đỡ. Kết quả khám nội soi phát hiện tại đại tràng sigma có tổn thương u sùi thâm nhiễm gây chít hẹp một phần chu vi đại tràng trên đoạn dài khoảng 3cm. Kết quả giải phẫu là bệnh ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa. Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc ung thư đại trực ràng Hay như bệnh nhân T.V.B.(62 tuổi, Quảng Ninh)thường xuyên thấy máu đỏ lẫn trong phân nhưng không đau bụng, sốt, hay gầy sút cân. Nghĩ là do mắc bệnh trĩ nên bệnh nhân không đi khám. Ngày 26/12/2022, tình trạng đại tiện ra máu không thuyên giảm, bệnh nhân mới đi khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, được chỉ định nội soi trực tràng. Qua nội soi các bác sĩ thấy cách rìa hậu môn khoảng 3cm có tổn thương loét sùi kích thước khoảng 30mm, bờ nham nhở, đáy có giả mạc bẩn, mủn bở, sinh thiết 6 mảnh tổn thương gửi giải phẫu bệnh. Kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa. Hay như Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi có triệu chứng đại tiện ra máu bất thường, đau bụng, gầy sút cân... cần thăm khám tại cơ sở y tế, không nên chủ quan, tránh để trường hợp bệnh đến giai đoạn muộn, khi đó khó khăn cho quá trình điều trị. Dấu hiệu của bệnh trĩ Các dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ là: - Đại tiện ra máu Sau khi đi đại tiện, bệnh nhân thấy máu chảy thành giọt hoặc tia, đỏ tươi, càng để lâu số lượng máu ngày càng nhiều hơn. Đây chính là triệu chứng dễ nhầm lẫn hoặc bỏ sót ung thư đại trực tràng. Ung thư trực tràng cũng có đi ngoài ra máu đỏ tươi, nhưng thường là lẫn trong phân nên sẽ không khiến bồn cầu bị nhuộm đỏ như trĩ. Trong ung thư đại tràng, máu thường màu đỏ nâu hoặc nâu sẫm, có thể kèm theo đi ngoài lỏng trong khi trĩ thì thường kèm với đi ngoài rắn. - Đau rát, khó chịu hậu môn Biểu hiện này cũng có thể gặp ở ngườibệnh ung thưvùng trực tràng, ống hậu môn do khối u kích thích co thắt. - Ngứa hậu môn Đây là dấu hiệu rất thường gặp với những người bị bệnh trĩ, rất bất tiện khi đi ra ngoài. Đôi khi cũng có thể nhầm lẫn với bệnh ung thư đại trực tràng do việc rỉ dịch viêm tại u khiến vùng da xung quanh nề, ngứa. - Sa búi trĩ Sa búi trĩ ở mức độ nhẹ thì người bệnh vẫn có thể làm việc bình thường, còn nếu ở mức độ nặng hơn thì sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển đi lại. Đây là sự khác biệt với ung thư đại trực tràng. Tuy vậy không phải người bệnh bị trĩ nào cũng bị sa búi trĩ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cu-den-loi-ich-va-tac-hai-vi
Củ dền: Lợi ích và tác hại
Củ dền cùng với các món ăn dinh dưỡng liên quan như củ dền luộc, nước ép...đã không còn quá xa lạ đặc biệt cộng đồng ăn kiêng, giảm cân. Tuy nhiên, củ dền đỏ có tác dụng gì, những lợi ích hay tác hại đầy đủ của loại thực phẩm màu sắc này thì không phải ai cũng hiểu rõ. 1. Củ dền có tác dụng gì? Cùng nằm trong họ củ cải ngọt, được trồng nhiều nhất ở Bắc Mỹ, Trung Quốc, Anh Quốc, củ dền lại được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn. Sở dĩ củ dền luộc có màu đỏ là nhờ hợp chất hỗn hợp tự nhiên betacyanin (đỏ) và betaxanthin (tím) cấu thành từ hóa tính thực vật. Trong củ dền và cả lá của cây chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. So với cải bó xôi, trong lá và thân củ dền có hàm lượng sắt cao hơn. Chúng cũng chứa rất nhiều chất canxi, magiê, đồng, phốt pho, choline, acid folic, i-ốt, mangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrate ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.Để giải mã băn khoăn củ dền đỏ có tác dụng gì, một số lợi ích tiêu biểu phải kể đến như:Chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêmThật bất ngờ khi những chất chất chống oxy hóa, vitamin và vi khoáng chất với tác dụng phòng chống bệnh tật lại có hàm lượng cao trong của dền. Không những vậy, củ dền là một nguồn tuyệt vời betalains có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ.Thúc đẩy sức khỏe tim mạch, hệ tuần hoànMột trong những lợi ích không thể bỏ qua của củ dền luộc là khả năng thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Củ dền là một nguồn cung cấp giàu nitrat trong chế độ ăn uống, hoạt động như một thuốc giãn mạch hỗ trợ việc cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp trong các trường hợp cần thiết. Ngoài ra, củ dền còn hỗ trợ hạ mức cholesterol, một trợ thủ đắc lực trong việc bảo vệ tim mạch.Nước ép củ dền có màu đỏ thẫm đặc trưng có tác dụng rất tốt trong việc hòa tan những chất kết tụ canxi vô cơ mà các chất kết tụ này gây xơ cứng các động mạch, giữ độ đàn hồi. Củ dền rất tốt cho sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn Tham gia giải độcThông thường, cơ thể con người có khả năng tự loại bỏ độc tố bằng các hệ thống thanh lọc tự nhiên. Để bổ trợ thêm cho quá trình này, chất choline trong nước ép rau dền không chỉ giúp bài trừ độc tố ở gan một cách hiệu quả, mà còn giúp bài độc toàn bộ hệ thống do lạm dụng rượu quá nhiều. Không những vậy, cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của hai loại nước ép này rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.Bổ trợ chức năng não bộĐể bảo vệ sức khỏe cho não bộ và kìm hãm tốc độ suy giảm nhận thức, việc cung cấp một chế độ ăn có hàm lượng nitrat cao như củ dền là một phương pháp nên được cân nhắc.Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, giảm cânNhư bao nguồn thực vật khác, củ dền luộc chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ đường ruột. Thông thường, chất xơ sẽ chỉ di chuyển qua đường ruột mà không được hấp thụ, thay vào đó là giúp nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, khi bạn ăn chất xơ sẽ có cảm giác nhanh no, hỗ trợ quá trình giảm cân rất tốtCải thiện tâm trạng, tăng cường hệ miễn dịchVới hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng trong củ dền đỏ đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Dưỡng chất trong loại củ này giúp kích thích sự oxy hóa của các tế bào và kích thích sự sản sinh ra những tế bào máu mới.Bên cạnh những hoạt chất thực vật, chất xơ..., củ dền còn chứa một hợp chất nitrogen gọi là bataine. Chất này giúp thúc đẩy sự sản sinh ra serotonin (chất tạo hưng phấn) tự nhiên cho cơ thể, tác dụng thư giãn tinh thần, sảng khoái, dễ tươi cười. 2. Củ dền có hoàn toàn là thần dược? Cũng như bất kỳ nguồn thực phẩm nào, bên cạnh những thông tin về nấu nước củ dền uống có tác dụng gì, bạn không thể bỏ quên những mặt trái khi lạm dụng, sử dụng củ dền không đúng cách như:Cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡngCủ dền có chứa hàm lượng cao oxalate – một trong những nguyên nhân góp phần hình thành sỏi thận. Đôi lúc bạn sẽ nhận được lời khuyên từ bác sĩ tránh ăn các thức ăn có nhiều chất oxalat như củ dền nếu cơ thể dễ bị sỏi mật. Oxalate trong củ dền cũng có đặc tính như một chất kháng dinh dưỡng, gây khó khăn cho quá trình hấp thụ một số chất dinh dưỡng nếu sử dụng lượng lớn củ dền mỗi ngày.Bên cạnh đó, củ dền chứa FODMAPs dưới dạng fructans. FODMAPs có thể gây ra một số triệu chứng khó tiêu hóa ở những người nhạy cảm, như những người bị hội chứng ruột kích thích và một số tác động tiêu cực khác nếu không sử dụng đúng cách.Nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác do nước tiểu màu hồng, phân đenTheo thống kê khoảng 10-14% người có dấu hiệu nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ khi ăn nhiều củ dền. Tuy không phải là tác hại về mặt bệnh lý những nước tiểu pha màu này có thể đáng báo động vì chúng trông giống như nước tiểu có đầy máu và có thể kèm theo nhiễm trùng đường tiểu. Bởi vì tình trạng này xảy ra quá phổ biến nên trong giới y khoa đã dành riêng một thuật ngữ gọi là beeturia (nước tiểu có màu hồng khi ăn nhiều củ dền đỏ). Tình trạng Beeturia có thể xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào hàm lượng sắc tố được tiêu hóa thông qua các món ăn từ củ dền. Beeturia đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân của bạn trở nên đen lại. Thậm chí, đôi khi bạn thấy lo sợ khi nhận ra các vệt màu đỏ đáng ngờ tương tự như vệt do bệnh trĩ hoặc vết nứt hậu môn. Củ dền có thể gây ra một số triệu chứng khó tiêu hóa ở những người nhạy cảm nếu không sử dụng đúng cách Các tình trạng liên quan đến sắt và đồngNgười bị bệnh thừa sắt (hemochromatosis) hoặc bệnh Wilson không được khuyến khích tiêu thụ củ dền quá mức do khả năng tích tụ sắt và đồng. Bệnh thừa sắt là một dạng bệnh quá tải sắt, trong khi bệnh Wilson là một rối loạn làm cho cơ thể người không thải được lượng đồng quá mức.Xuất hiện một số tương tác không mong muốnBetaine trong củ dền thường có các phản ứng phụ nhẹ như buồn nôn, khó tiêu và tiêu chảy. Đối những người bị bệnh thận, béo phì nên tránh betaine vì nó có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần khi dùng cùng với axit folic và vitamin B6.Những thông tin trên đây phần nào giải đáp thắc mắc củ dền có tác dụng gì cho bạn và gia đình. Dù thế nào, việc sử dụng củ dền và cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày là cực kỳ quan trọng.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tieu-chi-lua-chon-san-pham-cham-soc-da-cho-be-so-sinh-20220727163029024.htm
20220727
Tiêu chí lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé sơ sinh
Mách mẹ cách lựa chọn sản phẩm chăm sóc da hiệu quả cho bé từ chuyên gia da liễu Lê Thị Anh Thư. Chuyên gia gợi ý 3 tiêu chí mẹ cần lưu tâm khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé Theo chuyên gia da liễu Lê Thị Anh Thư, một sản phẩm chăm sóc da em bé tốt phải đảm bảo các tiêu chí: Khả năng nuôi dưỡng, bảo vệ da Khi da bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, nhiệt độ, khói bụi, côn trùng,… pH da thay đổi, dẫn đến tình trạng nứt nẻ, bong tróc và kích ứng da. Bố mẹ nên chọn sản phẩm có các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên, mờ thâm, làm mềm mịn da bé. Khả năng giảm viêm nhiễm, sưng tấy da Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh có làn da vô cùng mỏng manh, yếu ớt, dễ bị vi khuẩn tấn công. Một số bệnh về da thường gặp ở trẻ là viêm da cơ địa, chàm sữa… Bố mẹ nên lưu ý chọn các sản phẩm có thành phần kháng viêm tự nhiên hiệu quả như nano bạc, tinh chất nghệ trắng, chiết xuất yến mạch… để ngăn vi khuẩn, virus tấn công vào vùng da bị tổn thương. An toàn, lành tính cho trẻ sơ sinh Bên cạnh đó, an toàn là yếu tố bắt buộc trước khi bố mẹ quyết định sử dụng sản phẩm cho con. Bố mẹ thông thái phải tìm hiểu kỹ về bảng thành phần của sản phẩm. Trong rất nhiều sản phẩm trên thị trường, bố mẹ có thể ưu tiên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và không chứa các thành phần có thể gây kích ứng da như corticoid, paraben, hương liệu và chất tạo màu hóa học. Gia đình có trẻ nhỏ nào cũng nên chú ý tới việc chăm sóc da cho bé. Với mong muốn tạo nên vòng bảo vệ an toàn cho em bé từ những năm tháng đầu đời, thương hiệu Kutieskin đã cho ra đời bộ 3 sản phẩm chăm sóc da cho bé là kem dưỡng ẩm, kem mẩn ngứa - hăm và kem chàm sữa. Kutieskin là kết tinh của những nguyên liệu thiên nhiên nhập khẩu châu Âu và công nghệ kháng viêm Aminovector từ Pháp. Sản phẩm đạt chứng nhận Cosmos Ecocert an toàn và lành tính với da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ có thể yên tâm sử dụng cho con. Vì sao nói bộ 3 sản phẩm Kutieskin là combo chăm sóc da toàn diện cho bé? Kem mẩn ngứa - hăm Kutieskin Làn da nhạy cảm dễ biến trẻ thành "mồi ngon" cho muỗi, côn trùng và bị nổi mẩn ngứa, hăm da hay rôm sảy mỗi khi thay đổi thời tiết. Bố mẹ không xử lý kịp thời, rôm sảy, mẩn ngứa sẽ lan rất nhanh sang vùng da lân cận của bé. Kem mẩn ngứa - hăm Kutieskin được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, bao gồm dầu hạnh nhân, chiết xuất yến mạch, bơ shea (bơ hạt mỡ), glycerin, vitamin e, tinh chất nghệ trắng nano thc, chiết xuất cam thảo… Đây được đánh giá là sản phẩm chăm sóc da cho bé đa năng, giải quyết được nhiều vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ như rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, hăm da. Kem mẩn ngứa - hăm Kutieskin đa năng, tiện lợi. Đặc biệt, kem mẩn ngứa - hăm Kutieskin ứng dụng công nghệ Aminovector từ Pháp giúp tăng nhanh hiệu quả kháng viêm, giảm ngứa. Đây chính là ưu điểm nổi bật thuyết phục nhiều bố mẹ tin dùng sản phẩm. Kem chàm sữa Kutieskin Kem chàm sữa Kutieskin chứa thành phần chính là bộ tứ thảo dược kháng viêm: chiết xuất yến mạch, tinh chất nghệ trắng nano THC, Nano bạc và bơ Shea Đức giúp cải thiện hiệu quả tình trạng sưng viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới. Nguyên liệu thiên nhiên và đặc biệt, không chứa Corticoid, Paraben nên Kutieskin hoàn toàn thích hợp cho làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kem chàm sữa Kutieskin chứa bộ tứ kháng viêm hiệu quả. Kem chàm sữa Kutieskin còn chứa nhiều dưỡng chất như vitamin E, Glyxerin, tinh chất lô hội,… giúp làm mềm, dịu da, cải thiện tình trạng ngứa nhanh, ngăn ngừa hình thành lớp vảy trên da, cải thiện tình trạng bong tróc, khô ngứa. Kem dưỡng ẩm Kutieskin Làn da của trẻ luôn cần cung cấp các chất dưỡng ẩm và làm dịu da kể cả khi thời tiết khô rét hay nóng ẩm. Chính vì vậy, kem dưỡng ẩm Kutieskin là mảnh ghép cuối cùng trong bộ 3 sản phẩm Kutieskin, bổ trợ tác dụng chăm sóc da toàn diện cho bé. Chiết xuất yến mạch và D-panthenol giúp giảm kích ứng, làm dịu da, phục hồi pH bình thường của da. Glycerin, vitamin E, dầu hướng dương, phức hệ Aquaxyl… dưỡng ẩm sâu, kiến thiết lớp rào biểu bì, khóa ẩm, dưỡng da mềm mịn. Bơ hạt mỡ cùng nano THC kháng viêm, chống oxy hóa, phục hồi và tái tạo tế bào da. Tất cả kết hợp trong kem dưỡng ẩm Kutieskin, giúp bảo vệ làn da mỏng manh, giữ cho da luôn mềm mại và mịn màng. Kem dưỡng ẩm Kutieskin giúp da bé luôn mềm mịn. Sản phẩm Kutieskin được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn CGMP - ASEAN (Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm do Bộ y tế cấp, kiểm định khắt khe về chất lượng sản phẩm. Kutieskin hiện có bán tạinhiều hệ thống cửa hàng Mẹ & bé như Con cưng cùng hơn 10,000 nhà thuốc trên toàn quốc, trong đó có Long Châu, Pharmacity, An Khang,.... Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc qua: Website: https://kutieskin.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/kutieskin/
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-tieu-duong-gay-khat-nuoc-vi
Vì sao tiểu đường gây khát nước?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính có thể gặp ở bất cứ đối tượng người bệnh nào, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Có rất nhiều triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện khi mắc bệnh đái tháo đường, một trong những dấu hiệu điển hình đó là khát nước. 1. Tiểu đường hay khát nước Tiểu đường là bệnh lý diễn biến âm thầm và rất khó phát hiện trong thời gian đầu, vì vậy, để chủ động trong việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì người bệnh vẫn nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra những triệu chứng bệnh. Trên lâm sàng, khi cơ thể có một số biểu hiện điển hình thì người bệnh có thể nghi ngờ đến đái tháo đường như khát nước, tiểu nhiều lần trong ngày, sụt cân bất thường, cơ thể hay đói bụng và mệt mỏi,...Ngoài ra, nếu bệnh ở giai đoạn muộn hơn thì người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng nhìn mờ, dễ mắc những bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm nấm. Các triệu chứng nặng nề hơn có thể là chậm lành những vết thương trên cơ thể, tay chân có thể bị tê bì, ngứa có cảm giác như kiến bò,...Trong đó, khát nước khi bị tiểu đường là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở những bệnh nhân đái tháo đường, xuất hiện sớm và thường đi kèm với dấu hiệu khô miệng. Người bệnh thường xuyên khát nước, mặc dù khi đã bổ sung nước nhiều lần trong ngày vẫn có cảm giác khát nước bất thường so với trước đây. Tại sao tiểu đường lại khát nước là thắc mắc của nhiều người mắc bệnh tiểu đường 2. Tại sao bị tiểu đường lại khát nước? Nguyên nhân của tình trạng tiểu đường hay khát nước được giải thích là do khi mắc phải bệnh lý đái tháo đường, bệnh nhân không chuyển hóa được glucose tốt như bình thường vì thiếu hụt lượng insulin sản xuất trong cơ thể. Vì vậy, hàm lượng glucose trong máu khá cao, lúc này, cơ thể sẽ tách nước từ những tế bào, sau đó bơm lượng nước này vào máu để pha loãng nồng độ glucose đang bị dư thừa tích lũy trong máu. Vì vậy, những tế bào trong cơ thể luôn bị tách nước, dẫn đến thiếu nước nên sẽ truyền tín hiệu và kích thích não bộ gây ra tình trạng khát nước liên tục mặc dù đã uống nước rất nhiều.Để cải thiện phần nào triệu chứng này, người bệnh có thể tăng cường rau củ quả, trái cây trong khẩu phần ăn hằng ngày để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cần thiết để giảm khát nước và khô miệng. Tuy nhiên, việc quan trọng và cần thiết nhất là bệnh nhân nên đến khám tại những cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định, từ đó điều trị bệnh một cách hiệu quả hơn. 3. Kết luận Khát nước khi bị tiểu đường là một trong những triệu chứng sớm của bệnh lý này, nhắc nhở người bệnh về tình trạng sức khỏe đang cần được quan tâm và thăm khám để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu này hoặc một số triệu chứng cơ năng khác thì bệnh nhân nên chủ động đến những bệnh viện để được hỗ trợ y tế.Tầm soát đái tháo đường sớm có thể giúp người bệnh tránh được các biến chứng nghiêm trọng hơn của bệnh này; bao gồm tăng đường huyết mãn tính gây tổn thương mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu, nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoại biên.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phong-ngua-dot-quy-nhu-nao-vi
Phòng ngừa đột quỵ như thế nào?
Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Xuân Thiên - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City Đột quỵ có thể cướp đi sự tự do, khả năng sống độc lập, thậm chí hủy hoại cuộc sống của người bệnh và ảnh hưởng tới gia đình, gia tăng gánh nặng cho xã hội. Vậy làm thế nào chúng ta có thể phòng ngừa đột quỵ? 1. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ Yếu tố nguy cơ là một tình trạng hoặc hành vi làm tăng nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, một người có yếu tố nguy cơ không đồng nghĩa là người đó chắc chắn bị đột quỵ cũng như không phải là người không có yếu tố nguy cơ thì chắc chắn sẽ không bị đột quỵ.Một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:Tuổi: Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp đôi cứ sau 10 năm trong khoảng thời gian từ 55 đến 85 tuổi.Giới tính: Ở độ tuổi trung tuổi, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và cũng có nguy cơ tử vong khi mắc bệnh so với nữ giới.Chủng tộc: Người dân ở một số chủng tộc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ví dụ, người ta thấy người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người Mỹ khác.Trong gia đình có người từng bị đột quỵCác yếu tố nguy cơ có thể điều trị:Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất gây ra đột quỵ. Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 2 đến 4 lần ở người 80 tuổi.Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não gấp 2 lần, và đột quỵ xuất huyết não gấp 4 lần. Giả thiết được đề cập đến ở đây, hút thuốc có thể liên quan đến các bệnh lý xơ vữa mạch máu, đặc biệt là mạch cảnh. Ngoài ra thành phần nicotine trong thuốc lá làm tăng huyết áp; Carbon monoxide từ khói thuốc làm giảm oxy trong dòng máu tới não, khói thuốc làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong mạch máu. Hút thuốc còn có thể thúc đẩy sự hình thành túi phình mạch não. Việc bỏ thuốc ở bất kỳ độ tuổi nào không chỉ làm giảm nguy cơ đột quỵ mà còn làm giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, phổi, các bệnh lý ác tính đặc biệt là ung thư phổi.Các bệnh lý tim mạch: Các bệnh lý tim mạch thường gặp như bệnh lý mạch vành, bệnh lý van tim, loạn nhịp (rung nhĩ), và phì đại buồng tim cũng có thể dẫn đến hình thành huyết khối và di chuyển đến làm tắc mạch não. Các bệnh lý mạch máu thường gặp là xơ vữa mạch. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch và gây ra các tổn thương thành mạch.Các dấu hiệu cảnh báo hoặc tiền sử có đột quỵ não thoáng qua hoặc đột quỵ: Nếu người bệnh đã có tiền sử đột quỵ não thoáng qua thì cần được điều trị dự phòng ngay lập tức. Nếu trước đây đã có tiền sử đột quỵ não thoáng qua hoặc từng bị đột quỵ não thì sẽ tăng nguy cơ đột quỵ não thực sự hoặc tái phát đột quỵ não.Đái tháo đường: Khi bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy thay đổi cấu trúc mạch máu toàn cơ thể, trong đó có mạch máu não dẫn đến đột quỵ.Rối loạn chuyển hóa mỡ máu: Cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL) mang cholesterol từ máu đến tế bào. Khi tăng LDL có thể làm cholesterol lắng đọng ở thành mạch máu gây nên các mảng xơ vữa, là nguyên nhân chính gây nên hẹp lòng mạch dẫn đến đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim.Ít vận động và béo phì: Lối sống ít vận động và béo phì đều liên quan đến các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh lý tim mạch.Xem ngay: Đột quỵ nguy hiểm như thế nào? 2. Phòng ngừa đột quỵ não thế nào? Trong quá trình khám sàng lọc cho người bệnh, bác sĩ sẽ xác định các yếu tố nguy cơ đột quỵ não. Rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể quản lý và khi được quản lý tốt sẽ cho kết quả đáng kể. Mặc dù bất kể tuổi nào đều có thể có yếu tố nguy cơ, nhưng việc kiểm soát sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thực sự, cũng như nguy cơ di chứng tàn phế hoặc tử vong.Nhiều nghiên cứu cho thấy, đột quỵ não có thể dự phòng và có thể điều trị được. Đáng mừng là những năm gần đây, sự gia tăng hiểu biết về nguyên nhân gây đột quỵ như thay đổi lối sống, thực hiện điều trị dự phòng, các yếu tố nguy cơ đã có tác dụng làm giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong do đột quỵ não.Phương pháp tốt nhất để dự phòng đột quỵ là chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc và uống rượu.Việc thay đổi lối sống tích cực như trên sẽ làm giảm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như:Xơ vữa mạchTăng huyết ápRối loạn chuyển hóa lipidNếu đã bị mắc đột quỵ việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ xuất hiện đột quỵ tái phát.2.1 Điều chỉnh chế độ ănMột chế độ ăn không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Bởi chế độ ăn đó có thể gây bệnh lý là các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu.Chế độ ăn được khuyến cáo là chế độ ăn có hàm lượng chất béo thấp, tăng chất xơ bao gồm nhiều hoa quả tươi, nhiều rau và ngũ cốc toàn phần. Tuy nhiên, cần đảm bảo đó là chế độ ăn cân bằng: Không ăn quá nhiều chỉ một loại thức ăn nào đó, đặc biệt là đồ ăn nhiều muối hoặc đồ ăn nhanh.Nên hạn chế lượng muối hàng ngày ( < 6g/ngày ~ 1 thìa cà phê).Nên tìm hiểu và thực hiện các chế độ ăn tốt cho tim mạch, kiểm soát tốt cân nặng.2.2 Tập thể dụcTập thể dục hàng ngày kết hợp với chế độ ăn khỏe mạnh là phương pháp tốt nhất để duy trì sức khỏe và kiểm soát cân nặng.Tập thể dụng thường xuyên có thể giúp làm giảm lượng cholesterol và giữ huyết áp ổn định. Đối với hầu hết mọi người, nên duy trì thời gian tập thể dục tối tiểu 150 phút mỗi tuần với các bài tập từ mức độ trung bình đến cao như đạp xe hoặc đi bộ nhanhỞ những người đang phục hồi sau đột quỵ, nên thực hiện các bài tập theo hướng dẫn cụ thể của các nhân viên chuyên sâu về phục hồi chức năng. Ở ở tuần đầu hoặc tháng đầu sau đột quỵ, có thể không cần tập thể dục, nhưng bạn nên được thực hiện ngay khi phục hồi chức năng đã giúp sức khỏe có tiến triển theo hướng tốt.2.3 Bỏ thuốc láThuốc lá làm tăng rõ rệt nguy cơ bị đột quỵ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý mạch máu, đặc biệt là bệnh động mạch, làm cho lòng mạch bị hẹp lại và có thể gây nên tắc nghẽn hoặc tạo nên các cục huyết khối tại chỗ. Việc bỏ thuốc có thể làm giảm nguy cơ này.2.4 Giảm hoặc bỏ rượu hoặc các đồ uống chứa cồnLạm dụng rượu có thể dẫn đến tăng huyết áp, gây ra loạn nhịp tim (Rung nhĩ). Tất cả đều là các yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ.Uống rượu cũng có thể gây tăng cân. Người nghiện rượu nặng có nguy cơ bị đột quỵ gấp 3 lần so với bình thường.2.5 Kiểm soát các bệnh lý nềnViệc mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, rung nhĩ là các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ... Do đó, bạn cần tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ điều trị để kiểm soát tốt tất cả các bệnh lý nền.Đột quỵ có thể cướp đi sự tự do, khả năng sống độc lập, thậm chí hủy hoại cuộc sống của người bệnh và ảnh hưởng tới gia đình, gia tăng gánh nặng cho xã hội. Do đó, thực hiện các biện pháp trên để phòng ngừa đột quỵ là điều mà bạn nên làm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cot-moc-quan-trong-cua-be-biet-di-vi
Cột mốc quan trọng của bé: Biết đi
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển độc lập của trẻ là khả năng tự đi lại bằng hai chân. Mặc dù sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này, nhưng hầu hết trẻ có thể thực hiện được những bước đi đầu tiên khi được 12 tháng tuổi. Vậy có những điểm gì cần lưu ý về cột mốc quan trọng này? 1. Trẻ biết đi ở độ tuổi nào? Hầu hết trẻ bước những bước đầu tiên vào khoảng từ 9 đến 12 tháng tuổi và đi lại tốt khi chúng được 14 hoặc 15 tháng tuổi. Tuy nhiên, đừng lo lắng nếu con bạn mất nhiều thời gian hơn một chút. Một số trẻ hoàn toàn bình thường nhưng không biết đi cho đến khi chúng được 16 hoặc 17 tháng tuổi. Trong năm đầu tiên của mình, em bé của bạn đang bận rộn phát triển sự phối hợp và sức mạnh cơ bắp ở mọi bộ phận trên cơ thể. Bé sẽ học cách ngồi, lăn và bò trước khi chuyển sang tập đứng dậy và đứng thẳng vào khoảng 9 tháng tuổi.Bắt đầu từ thời điểm này, vấn đề chỉ còn nằm ở việc trẻ đạt được sự tự tin và cân bằng. Một ngày nọ, con bạn đứng dựa vào chiếc ghế dài - có thể trượt dọc theo nó - và hôm sau, con bạn ngập ngừng bước những bước tập tễnh vào vòng tay chờ đợi của bạn. Sau đó, trẻ bắt có thể chạy và dần bỏ lại tuổi thơ. Những bước đầu tiên của con bạn là bước tiến quan trọng đầu đời của trẻ, bắt đầu với sự độc lập. Hầu hết trẻ bước những bước đầu tiên vào khoảng từ 9 đến 12 tháng tuổi 2. Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể tập đi. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đồng ý rằng những cột mốc thể chất liên quan đến việc tập đi này thường đạt ở khi trẻ được 1 tuổi . Những dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đi được có thể là:Kéo người lên bằng các điểm tựaVừa đi vừa giữ đồ đạc làm điểm tựaCó thể thực hiện một vài bước đi độc lậpĐứng vững và có thể đứng một mình.2.1. Kéo người lên để đứngKéo đồ đạc để đứng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã sẵn sàng biết đi. Điều này giúp tăng cường khả năng phối hợp và cơ bắp chân của trẻ. Theo thời gian, các bài tập nhỏ tạo điều kiện cho con bạn đứng độc lập và sau đó, tiến lên phía trước bằng một vài bước loạng choạng.Bạn có thể khuyến khích điều này bằng cách làm mẫu chuyển động của trẻ trong khi nói “lên!” khi chúng kéo lên và "xuống" khi chúng ngồi xổm xuống một lần nữa.2.2. Đi du lịch xung quanh nhàTrẻ có thể vừa đi vừa tựa vào những đồ vật xung quanh nhà. Trẻ có thể sử dụng bàn cà phê để di chuyển xung quanh hoặc chuyển từ vật này sang vật khác để di chuyển trong phòng.Điều này cho thấy trẻ của bạn đang học cách di chuyển trọng lượng và cân bằng trong khi thực hiện các thao tác này. Điều này cũng chuẩn bị cho khả năng di chuyển về phía trước, vốn cần thiết để đi bộ.Để thúc đẩy hành trình di chuyển, hãy tạo một con đường có các đồ vật an toàn để bé bám vào và di chuyển.Tuy nhiên, hãy cẩn thận với đồ nội thất, cây cối và các vật dụng khác không được cố định an toàn vào tường hoặc mặt đất. Chúng có thể bị lật, dẫn đến vô tình ngã hoặc bị thương.2.3. Đi lại với sự trợ giúpCung cấp đồ chơi đẩy an toàn, phù hợp với lứa tuổi (không phải xe tập đi dành cho trẻ sơ sinh) có thể truyền cảm hứng cho con bạn vừa đi vừa tăng tốc.Xe đẩy hàng đồ chơi cho trẻ hoặc đồ chơi tập đi có bánh xe và tay cầm có thể mang lại niềm vui và sự trợ giúp cho trẻ mới bắt đầu tập đi. Bạn cũng có thể nắm tay trẻ hoặc cho trẻ nắm một chiếc khăn trong khi bạn nắm đầu kia và bước đi.2.4. Tự đứngVẻ mặt của một đứa trẻ khi chúng lần đầu tiên đứng một mình thường là một biểu hiện của sự thành công (và có lẽ cả một chút sợ hãi).Lúc này, trẻ đã có sự cân bằng và vững vàng để tự đứng vững. Trẻ thường chỉ đứng được chỉ vài giây trong lần đầu tiên và sau đó dần dần đứng trong thời gian dài hơn, thúc đẩy sự tự tin để bước thêm một vài bước. Bạn cũng có thể nắm tay trẻ để giúp trẻ tập đi 3. Cách trẻ tập đi Chân của trẻ sơ sinh gần như chưa đủ khỏe để nâng đỡ trẻ, nhưng nếu bạn giữ trẻ thẳng đứng bằng hai tay, trẻ sẽ thõng chân xuống và dùng chân đẩy vào một bề mặt cứng, gần giống như đang đi bộ. Đây là một hành động phản xạ và trẻ sẽ chỉ có thể làm điều đó trong vài tháng đầu đời.Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, bé sẽ nảy người lên xuống nếu bạn để bé giữ thăng bằng trên đùi của bạn. Nảy sẽ là một hoạt động yêu thích trong vài tháng tới, vì cơ chân của bé tiếp tục phát triển trong khi bé bắt đầu thành thạo các động tác lăn, ngồi và bò.Khi được khoảng 9 tháng, bé có thể sẽ bắt đầu cố gắng tự đứng lên trong khi bám vào đồ đạc (vì vậy hãy đảm bảo mọi thứ trên đường đi của bé đủ vững chắc để đỡ bé). Nếu bạn giúp trẻ bằng cách đỡ trẻ lên cạnh ghế sofa sẽ trẻ có thể bám chặt và tập đi.Khi được 9 hoặc 10 tháng, em bé của bạn sẽ bắt đầu tìm ra cách uốn cong đầu gối và cách ngồi sau khi đứng. Sau khi thành thạo vị trí đứng, khoảng 12 tháng, trẻ sẽ bắt đầu hành trình, di chuyển từ vị trí có điểm tựa này sang vị trí có điểm tựa khác . Trẻ thậm chí có thể buông tay và đứng mà không cần hỗ trợ.Khoảng thời gian này, em bé của bạn có thể cũng sẽ đi khom lưng và ngồi xổm. Sau khi làm được điều đó, trẻ có thể cầm đồ chơi từ vị trí đứng hoặc thực hiện các bước chân khi được giữ ở tư thế đi bộ. Trẻ thậm chí có thể vừa đi vừa nắm chặt tay bạn, mặc dù trẻ có thể sẽ không bước những bước đầu tiên một mình trong ít nhất vài tuần nữa. Hầu hết trẻ em thực hiện những bước đi đầu tiên bằng cách kiễng chân với bàn chân quay ra ngoài. Khi được 12 tháng, nhiều trẻ mới biết đi tự đi được - mặc dù không vững. 4. Cách giúp bé tập đi Khi bé học cách tự đứng lên, bé có thể cần một số trợ giúp để tìm ra cách quay trở lại. Nếu trẻ gặp khó khăn và khóc, bạn nên dỗ dành trẻ và đặt trẻ xuống lại. Hướng dẫn trẻ cách uốn cong đầu gối để có thể ngồi xuống mà không bị lật và để trẻ tự thử.Bạn có thể khuyến khích bé bước đi bằng cách đứng hoặc quỳ trước mặt bé và chìa hai tay ra. Hoặc bạn có thể nắm cả hai tay của trẻ và để trẻ đi về phía bạn. Bé có thể cũng sẽ thích một chiếc xe tập đi hoặc đồ chơi đẩy mà bé có thể cầm vào khi đi bộ. (Tìm đồ chơi tập đi ổn định và có đế đỡ rộng.)Luôn đảm bảo rằng em bé của bạn có một môi trường mềm mại và an toàn để trau dồi các kỹ năng mới của mình. Tuân theo các nguyên tắc giữ trẻ tiêu chuẩn và không bao giờ bỏ mặc em bé của bạn. Khi bé học cách tự đứng lên, bé có thể cần một số trợ giúp để tìm ra cách quay trở lại 5. Có nên mua xe tập đi cho bé không? Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) không khuyến khích việc sử dụng xe tập đi cho trẻ nhỏ. Vì chúng khiến con bạn đi lại dễ dàng, nên xe tập đi có thể ngăn cản cơ bắp chân của bé phát triển chính xác. Và bởi vì chúng khiến em bé có thể tiếp cận các vật dụng nóng hoặc chất độc mà một đứa trẻ bình thường không thể lấy được, chúng kém an toàn hơn. 6. Khi nào trẻ có thể đi giày? Hãy dừng việc mang giày cho bé cho đến khi bé thường xuyên đi lại bên ngoài hoặc trên các bề mặt gồ ghề hoặc lạnh. Đi chân trần giúp cải thiện sự cân bằng và phối hợp. 7. Phải làm gì nếu em bé của bạn không biết đi Đừng lo lắng nếu con bạn chỉ đơn giản chậm biết đi một vài tháng. Nhưng nếu con bạn không đứng vững khi 12 tháng tuổi, không thể đi lại khi 18 tháng tuổi, hoặc không thể đi vững vàng khi được 2 tuổi, hãy đưa trẻ đến bác sĩ.Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh có thời gian biểu khác nhau và trẻ sinh non có thể đạt được mốc thời gian này và những cột mốc khác muộn hơn so với các bạn cùng tuổi. Nếu con bạn sinh non, bạn nên tính các mốc quan trọng của con bạn kể từ ngày dự sinh, mà bác sĩ nhi khoa gọi là độ tuổi điều chỉnh của bé. Đừng lo lắng nếu con bạn chỉ đơn giản chậm biết đi một vài tháng 8. Sau khi con bạn biết đi, trẻ sẽ tiếp tục thực điện được điều gì? Sau những bước đi kỳ diệu đầu tiên hướng tới sự độc lập, con bạn sẽ bắt đầu nắm vững những điểm quan trọng hơn về khả năng vận động:Đứng: Khi được 14 tháng, con bạn sẽ có thể đứng một mình. Trẻ có thể ngồi xổm xuống và sau đó đứng lên trở lại, và thậm chí trẻ có thể tập đi lùi lại.Đi bộ ổn định hơn: Khi được 15 tháng, con bạn có thể đi lại khá tốt. Bé có thể thích đồ chơi đẩy và kéo trong khi chập chững biết đi. Ở tuổi này bé sẽ đi với hai chân khá xa nhau và bàn chân hướng ra ngoài. Điều này là bình thường và giúp trẻ duy trì sự ổn định.Cầu thang: Vào khoảng 16 tháng, con bạn sẽ bắt đầu thích đi lên và xuống cầu thang - mặc dù có thể bé sẽ không điều chỉnh hướng chúng với sự giúp đỡ của bạn cho đến khi được 2 tuổi.Leo và đá: Có khả năng con bạn sẽ tập đi thành thạo sau 18 tháng. Trẻ có thể thích trèo lên khắp đồ nội thất và có thể vận động lên cầu thang - mặc dù trẻ vẫn cần giúp đỡ để đi xuống trong vài tháng nữa. Trẻ có thể cố gắng đá một quả bóng, mặc dù không phải lúc nào trẻ cũng thành công và có thể trẻ sẽ thích nhảy theo nhạc.Nhảy: Ở tuổi 25 hoặc 26 tháng, bước đi của con bạn sẽ đều hơn và con bạn sẽ có khả năng vận động nhẹ nhàng từ gót chân đến ngón chân như người lớn. Trẻ cũng sẽ nhảy giỏi hơn.TIếp tục di chuyển tốt hơn: Vào thời điểm ba tuổi, nhiều chuyển động cơ bản của trẻ sẽ trở thành bản năng. Trẻ sẽ có thể đi lên và xuống cầu thang bằng một chân trên mỗi cầu thang. Trẻ sẽ không cần tập trung năng lượng vào việc đi, đứng, chạy hoặc nhảy nữa, mặc dù một số hành động, chẳng hạn như kiễng chân hoặc đứng bằng một chân, vẫn có thể đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực.Để giúp trẻ phát triển tốt nhất đặc biệt ở giai đoạn trẻ tập đi, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện. Nguồn tham khảo: babycenter.com Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-va-tap-luyen-o-benh-nhan-thoai-hoa-khop-goi-vi
Điều trị và tập luyện ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Mặc dù tuổi tác là một yếu tố nguy cơ chính gây thoái hóa khớp gối, nhưng những người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh này, nó có thể do di truyền, tuy nhiên thoái hóa khớp gối có thể do chấn thương, viêm khớp hoặc thậm chí do thừa cân. 1. Thoái hóa khớp gối là gì? Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi đặc biệt là nữ giới do suy giảm nội tiết tố và quá trình mang thai sinh nở gây gia tăng mức độ loãng xương. Bệnh xảy ra khi quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy của lớp sụn và xương dưới sụn, làm cho lớp sụn bao bọc hai đầu xương của khớp gối bị bào mòn gây giảm ma sát, giảm khả năng bôi trơn dẫn đến khớp gối bị đau, giảm chức năng vận động khớp.Thoái hóa khớp gối với triệu chứng điển hình là đau khớp khi vận động và đi lại khó khăn, cứng khớp Trắc nghiệm: Người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ? Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phức tạp có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cũng nên lưu ý bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Vậy bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Võ Sỹ Quyền Năng , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Võ Sỹ Quyền Năng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ngoại chấn thương chỉnh hình Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Đăng ký khám Bắt đầu 2. Người có nguy cơ thoái hóa khớp gối Mặc dù nó có thể xảy ra ngay cả ở những người trẻ tuổi, cơ hội phát triển thoái hóa khớp tăng lên sau 45 tuổi. Theo Arthritis Foundation, hơn 27 triệu người ở Hoa Kỳ bị thoái hóa khớp gối và phụ nữ có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn nam giới. 3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối? Nguyên nhân phổ biến nhất của thoái hóa khớp gối là tuổi tác. Hầu như tất cả mọi người cuối cùng sẽ phát triển một số mức độ thoái hóa khớp gối nào đó, tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển đáng kể ở độ tuổi sớm hơn như:Tuổi tác. Tuổi càng cao sụn khớp thoái hóa, khô, mất độ trơn láng càng nhiềuCân nặng. Trọng lượng làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là khớp gối. Mỗi 0,45kg cân nặng bạn tăng thêm 1,36 đến 1,81kg trọng lượng thêm trên đầu gối của bạn.Di truyền, bao gồm các đột biến gen có thể khiến cho một người có nhiều khả năng phát triển bệnh thoái hóa khớp gối. Nó cũng có thể là do bất thường di truyền trong hình dạng của xương bao quanh khớp gối.Giới tính. Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới.Chấn thương lặp đi lặp lại. Đây thường là kết quả của loại hình công việc của những người phải đi lại nhiều, đứng lâu, đứng lên ngồi xuống nhiều có thể làm tăng sức ép liên tục lên mặt khớpĐiền kinh. Các vận động viên tham gia đá bóng, tennis hoặc chạy đường dài có thể có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn. Điều đó có nghĩa là các vận động viên nên có biện pháp phòng ngừa để tránh chấn thương. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tập thể dục vừa phải thường xuyên giúp củng cố các khớp và có thể làm giảm nguy cơ viêm xương khớp.Các bệnh khác. Những người bị viêm khớp dạng thấp cũng có nhiều khả năng phát triển thoái hóa khớp gối hay những người mắc rối loạn chuyển hóa như quá tải sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng cũng có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn. Chấn thương lặp đi lặp lại có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối 4. Các triệu chứng của viêm xương khớp đầu gối là gì? Các triệu chứng thoái hóa khớp đầu gối có thể bao gồm:Cơn đau tăng lên khi bạn hoạt động và giảm khi nghỉ ngơiSưng khớpCảm giác ấm nóng hơn bình thường trong khớpCứng khớp gối, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi bạn đã ngồi được một lúcGiảm khả năng vận động của đầu gối, gây khó khăn cho việc ngồi xuống ghế hoặc vào xe hơi, sử dụng cầu thang hoặc đi bộNghe tiếng kêu lạo xạo, cót két, rít khi khớp gối vận động di chuyển. 5. Các phương pháp tập luyện ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối Cử động gập duỗi được khớp gối dễ dàng, đi lại được và giảm đau là mong ước của mọi người bệnh bị thoái hóa khớp gối. Điều này chỉ đạt được khi bạn được hướng dẫn tập luyện đúng cách, nhằm mục đích làm khỏe các nhóm cơ xung quanh và bảo vệ được sụn khớp.Sau đây là 5 bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở nhà. Lưu ý trong khi luyện tập tránh các động tác gắng sức quá mức gây đau, trong trường hợp đó bạn cần được các bác sĩ phục hồi chức năng thăm khám và tư vấn cụ thể hơn5.1. Bài tập làm dãn gân kheo (Hamstring Stretch)Kéo dãn gân khoeo giúp bạn linh hoạt và cải thiện phạm vi chuyển động khớp gối của bạn, hoặc giúp bạn có thể di chuyển các khớp của mình theo những hướng nhất định. Nó cũng giúp bạn giảm mức độ đau và chấn thương khi vận động di chuyển.Khởi động làm ấm khớp và cơ thể với 5 phút đi bộ đầu tiên. Nằm xuống khi bạn đã sẵn sàng để kéo căng gân kheo của bạn. Đầu tiên trải tấm nệm mỏng dưới chân phải của bạn. Sử dụng tấm vải dài để giúp kéo chân trái thẳng lên. Giữ trong 20 giây, sau đó hạ chân xuống. Lặp lại hai lần. Sau đó, đổi chân.5.2. Bài tập làm căng bắp chân (Calf Stretch)Sử dụng một ghế ngồi để giữ thăng bằng. Bạn đứng đằng sau của ghế, hai tay giữ vào phần tựa lưng của ghế, một trụ và chân còn lại từ từ duỗi thẳng ra phía sau. Bạn sẽ cảm thấy căng ở bắp chân sau. Giữ trong 20 giây. Lặp lại hai lần, sau đó đổi chân.5.3. Bài tập nâng chân thẳng (Hamstring Stretch)Đây là bài tập nhằm xây dựng sức mạnh cơ bắp để giúp hỗ trợ các khớp yếu. Nằm nghiêng người bên tay trái. Chống tay trái xuống sàn, tựa đầu lên tay trái, cùi chỏ hơi hướng về phía trước. Tay còn lại đặt trên sàn, ngay trước ngực. Hai chân chụm lại, duỗi thẳng ra sau. Thở ra, nâng chân phải thẳng lên càng cao càng tốt. Luôn căng cứng cơ chân, đùi giữ trong 3 giây. Hít vào từ từ hạ xuống vị trí ban đầu. Đó là 1 lần. Tiếp tục lặp lại thêm 10 lần nữa trước khi đổi chân5.4. Bài tập ngồi hông (Seated Hip March)Đây là bài tập nhằm tăng cường cơ hông và cơ đùi. Nó có thể giúp cho các hoạt động hàng ngày như đi bộ hoặc đứng lên.Ngồi thẳng lên ghế. Đưa chân trái về phía sau một chút nhưng giữ ngón chân của bạn trên sàn nhà và gót chân lên phía trên. Nhấc chân phải lên khỏi sàn, gập đầu gối. Giữ chân phải trong vòng 3 giây. Từ từ hạ chân xuống đất. Làm 10 lần ở mỗi chân.5.5. Bài tập ép gối (Pillow Squeeze)Động tác này giúp tăng cường sức mạnh mặt bên trong chân của bạn.Bạn nằm ngửa, nâng cao và co hai chân lại. Đặt một cái gối giữa hai đầu gối. Siết chặt đầu gối của bạn với nhau và không để gối rơi. Giữ trong 5 giây. Thư giãn. Làm lại 10 lần và sau đó bạn có thể đổi từ tư thế nằm sang ngồi để tập.Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?Khi khớp gối bị thoái hóa, các sụn khớp bị tổn hại do đó, nếu khớp gối chịu một lực tác động mạnh có thể làm hỏng khớp gối. Đối tượng này thường được khuyên là nên có chế độ luyện tập vừa phải để tăng sức bền và độ dẻo dai của khớp.Do đó, đi bộ vẫn là một lựa chọn để luyện tập khi bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng, xen kẽ giữa thời gian đi bộ và thời gian nghỉ ngơi để không gây đau và nằm trong tầm kiểm soát của bản thân. Nếu nhận thấy các cơn đau xuất hiện trở lại hay đau nhiều hơn thì người bệnh nên dừng việc luyện tập và để cơ thể nghỉ ngơi. Đi bộ là một lựa chọn hoàn hảo để luyện tập khi bị thoái hóa khớp gối 6. Điều trị thoái hóa khớp gối Hiện nay, các biện pháp điều trị chính bệnh thoái hóa khớp gối tập trung vào giảm đau và phục hồi chức năng khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức mạnh của cơ bắp từ đó giảm thiểu sức nặng lên các khớp xương và giảm đau. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau, chống viêm và các khớp trợ lực cũng được sử dụng trong giai đoạn cấp cho các bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng.Đối với các trường hợp khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng thể tiến triển nặng và có giảm nhiều chức năng vận động, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo. Đây là phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp với ưu điểm loại bỏ hoàn toàn bề mặt tổn thương ở khớp, từ đó bệnh nhân không còn cảm giác đau khi vận động. Bên cạnh đó, thay khớp gối nhân tạo cũng giúp cải thiện khả năng vận động của khớp gối. Tuy nhiên, phương pháp thay khớp gối nhân tạo vẫn tiềm tàng những nguy cơ.Ngày nay, một số phương pháp điều trị mới được ứng dụng trong thoái hóa khớp gối như phương pháp PRP (tên tiếng Anh là Platelet Rich Plasma), đây là biện pháp đang được triển khai hiệu quả tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Với đội ngũ bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, bệnh viện Vinmec đang là địa chỉ tin cậy cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp tới điều trị bằng phương pháp PRP. Phương pháp này được chỉ định rất nhiều trường hợp nhưBệnh lý chóp xoay (viêm, rách chóp xoay)Viêm điểm bám gân tại vùng khuỷu, vùng cổ tay, gốiViêm cân gan chânViêm gân hoặc các bệnh lý về gân khácChấn thương sụn chêm và dây chằngThoái hóa khớpSo với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), PRP được đánh giá cao về sự an toàn do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh, giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%. Cộng thêm quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý đã khiến PRP đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com Điều trị và phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/che-do-cho-tre-viem-loet-da-day-ta-trang-vi
Chế độ ăn cho trẻ viêm loét dạ dày - tá tràng
Chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày cần đảm bảo về vệ sinh và chất lượng dinh dưỡng. Một chế độ ăn hợp lý không những đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh mà còn giúp cho đường tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh, phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ. 1. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em có triệu chứng gì? Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em gây tổn thương và loét niêm mạc dạ dày – tá tràng, tổn thương xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày và tá tràng bị bào mòn gây ra những triệu chứng ở trẻ như sau:Đau bụng từng cơn, đau bụng vùng thượng vị, các cơn đau thường liên quan đến bữa ăn;Buồn nôn, nôn, đầy bụng khó tiêu;Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua và nóng rát vùng thượng vị;Chán ăn, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón. 2. Vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ em bị viêm loét dạ dày Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em thường xảy ra do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Loại vi khuẩn này lây nhiễm qua đường tiêu hóa, vì vậy chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ như không rửa tay trước khi ăn, đũa bát chưa được rửa sạch, gắp mớm thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn đồ ăn quán hàng không đảm bảo vệ sinh... sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Vậy nên chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Vai trò cụ thể của chế độ ăn uống như sau:Chế độ ăn uống hợp lý giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp dạ dày được nghỉ ngơi;Trung hòa axit dịch vị và giảm mức độ tiết axit dịch vị;Tạo điều kiện cho sự hồi phục của niêm mạch dạ dày – tá tràng, nương nhẹ chức năng dạ dày ruột, giúp cho vị trí tổn thương, vết loét nhanh lành và tránh tái phát;Đề phòng nguy cơ thiếu dinh dưỡng ở trẻ. Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày và tá tràng bị bào mòn 3. Chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày Chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày cần đảm bảo về vệ sinh và chất lượng dinh dưỡng. Một chế độ ăn hợp lý không những đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh mà còn giúp cho đường tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh, trẻ phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ.Các loại thức ăn cha mẹ cần lưu ý bổ sung cho trẻ như sau:Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại chất béo từ cá vì chứa nhiều axit béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể;Bổ sung protein có nguồn gốc từ thịt (thịt gà, thịt lơn nạc vai), sữa, trứng...Các loại thức ăn chứa nhiều kẽm như sò, hàu, thịt, cá... giúp vết thương nhanh lành;Bổ sung vitamin thông qua các loại rau củ quả trong chế độ ăn hàng ngày: khoai lang, khoai tây chứa nhiều vitamin C và beta - caroten; cà rốt, dầu gan cá chứa nhiều vitamin A...Một trong những chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày là sử dụng các loại rau xanh mềm, lá non như rau mồng tơi, rau đay, rau dền...Trường hợp là trẻ nhỏ mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ và chia thành nhiều lần bú trong ngày;Bên cạnh đó, cha mẹ nên hạn chế các loại đồ ăn có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh lý của trẻ như sau:Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em không nên ăn các loại thức ăn chứa hàm lượng đạm cao, nhiều dầu mỡ động vật... khó tiêu hóa và làm cho trẻ khó chịu;Thức ăn cứng và có thời gian tiêu hóa lâu như các loại thịt chứa nhiều gân, rau muống, bí đỏ... dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày;Hạn chế thức ăn gây tăng tiết axit dạ dày như thực phẩm chua (mẻ, giấm); trái cây chua (chanh, quýt, xoài, khế)...Hạn chế các loại đồ ăn gây chướng bụng như cần tây, hẹ, dưa cà muối, giá đỗ...Hạn chế các loại thức uống có ga, đồ ăn sẵn và đồ ăn đóng hộp như xúc xích, thịt hộp...Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm thì những lưu ý khi chế biến thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày. Theo đó, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:Đồ ăn cần được thái nhỏ, đảm bảo nấu chín kỹ và mềm. Cha mẹ có thể chế biến bằng cách om, hấp hoặc luộc để giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu hơn các món ăn rán, xào;Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ ăn chậm, nhai kỹ, tránh trường hợp vừa ăn vừa chơi, xem phim... nhằm giúp trẻ tăng bài tiết nước bọt và tiêu hóa dễ hơn;Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày không quá dài giúp dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa axit dịch vị, giảm đau dạ dày;Cha mẹ không để trẻ quá đói bụng vì sẽ làm tăng co bóp dạ dày dẫn đến những cơn đau, thậm chí là chảy máu dạ dày. Lưu ý không để trẻ ăn quá no khiến dạ dày căng quá nhiều, giảm khả năng co bóp và ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn, tiêu hóa thức ăn;Đồ ăn không nên chế biến quá đặc làm cho dịch vị khó thấm vào khối thức ăn và cũng không nên chế biến quá lỏng, nhiều nước vì sẽ làm pha loãng dịch vị dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa;Đồ ăn không quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn và gây đau. Nhiệt độ đồ ăn khoảng từ 40 – 50oC là tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu. Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em nên có chế độ ăn bổ sung vitamin thông qua các loại rau củ quả Trong trường hợp bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em đã ổn định cha mẹ vẫn nên duy trì cho trẻ chế độ ăn bổ sung 2 – 3 bữa phụ giữa các bữa chính, đảm bảo chế độ ăn uống điều độ, không bỏ bữa, không nhịn đói kết hợp với vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống đầy đủ để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tránh để trẻ chịu áp lực, stress hay căng thẳng, đặc biệt là những áp lực thi cử. Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, cha mẹ cần nêu ra những loại thuốc trẻ bị dị ứng, tiền sử bệnh lý để bác sĩ nắm rõ và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong