url
stringlengths 20
200
| date
stringlengths 0
10
| title
stringlengths 5
162
| content
stringlengths 38
52.9k
|
---|---|---|---|
https://tamanhhospital.vn/truot-dot-song/ | 07/11/2023 | Trượt đốt sống: Phân độ, nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa | Trượt đốt sống thắt lưng dù không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh cần điều trị sớm, tránh chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng bệnh.
Mục lụcTrượt đốt sống là gì?Mức độ phổ biến của bệnhPhân độ trượt đốt sốngNguyên nhân gây trượt đốt sống lưng1. Loại I (trượt đốt sống bẩm sinh)2. Loại II (trượt đốt sống do khuyết eo)3. Loại III (trượt đốt sống do thoái hóa)4. Loại IV (trượt đốt sống do chấn thương)5. Loại V (trượt đốt sống do bệnh lý)Dấu hiệu đốt sống lưng bị lệchTrượt đốt sống lưng có nguy hiểm không?Chẩn đoán tình trạng này như thế nào?Bệnh có chữa được không?1. Điều trị nội khoa2. Phẫu thuậtBiện pháp phòng ngừaTrượt đốt sống là gì?
Trượt đốt sống hay lệch đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên trượt ra phía trước hoặc ra phía sau so với đốt sống dưới. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau thắt lưng, đi đứng khó khăn, thường đau lan xuống một hay hai chân.
Trượt đốt sống gây đau lưng, khiến người bệnh đi đứng khó khăn
Mức độ phổ biến của bệnh
Ở người trưởng thành, tỷ lệ mắc phải tình trạng trượt đốt sống là 4-6%. Người bệnh có thể sống chung với bệnh trong nhiều năm mà không biết do không xuất hiện triệu chứng. Đốt sống bị trượt do thoái hóa thường xảy ra ở người trên 60 tuổi, phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. (1)
Xem thêm: Trượt đốt sống ra trước là gì?
Phân độ trượt đốt sống
Trượt đốt sống được phân thành 5 cấp độ theo tiêu chuẩn Meyerding. Mỗi cấp độ trượt được xác định dựa theo tỉ lệ trên phim chụp X quang quy ước ở tư thế nghiêng. Tỷ lệ trượt đốt sống được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng của thân đốt sống trượt, cụ thể: (2)
Độ 1: Trượt 0% đến 25% thân đốt sống.
Độ 2: Trượt 25% đến 50% thân đốt sống.
Độ 3: Trượt 50% đến 75% thân đốt sống.
Độ 4: Trượt 75% đến 100% thân đốt sống.
Độ 5: Trượt đốt sống hoàn toàn (trên 100%), đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới.
Các cấp độ trượt đốt sống
Nguyên nhân gây trượt đốt sống lưng
Tình trạng trượt của đốt sống thường xảy ra ở những vị trí L3-L4, L4-L5, hoặc thường gặp nhất là L5-S1. Những nguyên nhân phổ biến gây trượt đốt sống gồm: (3)
1. Loại I (trượt đốt sống bẩm sinh)
Tình trạng này xảy ra khi cột sống của thai nhi không hình thành như bình thường trước khi sinh. Các đốt sống bị lệch, làm tăng nguy cơ trượt đốt sống trong hoạt động thường ngày sau này của người bệnh.
2. Loại II (trượt đốt sống do khuyết eo)
Đốt sống bị trượt do một khiếm khuyết ở eo (gai đốt sống) gây ra. Trượt loại II thường xuất hiện ở thanh thiếu niên hoặc thanh niên là vận động viên và những người bị chấn thương rất nhẹ. Nguyên nhân là do sự suy yếu của những thành phần sau cột sống bởi khiếm khuyết bẩm sinh mỏm gai (khuyết eo đốt sống).
Ở hầu hết các người bệnh trẻ tuổi, khiếm khuyết là kết quả của một chấn thương do sử dụng quá mức hay gãy xương do áp lực với mức L5 là mức phổ biến nhất.
3. Loại III (trượt đốt sống do thoái hóa)
Trượt đốt sống do thoái hóa khớp xảy ra đồng thời với viêm xương khớp. Bệnh lý có thể xảy ra ở những người bệnh trên 60 tuổi và bị viêm xương khớp. Tỷ lệ nữ giới mắc phải tình trạng này cao gấp 6 lần so với nam giới.
Đốt sống bị trượt do khuyết eo hay do thoái hóa là phổ biến nhất.
4. Loại IV (trượt đốt sống do chấn thương)
Do gãy xương, trật khớp hoặc chấn thương khác gây trật đốt sống.
5. Loại V (trượt đốt sống do bệnh lý)
Tình trạng nhiễm trùng, ung thư hoặc các bất thường về xương khác cũng có thể khiến đốt sống bị xô lệch.
Dấu hiệu đốt sống lưng bị lệch
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng hay chỉ gặp các cơn đau lưng thoáng qua.
Trong giai đoạn đau thắt lưng, người bệnh bị đau lưng nhiều, đau khi đi, đứng lâu, cúi ngửa cột sống. Sau đó, cơn đau lan xuống đến mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, đôi khi đi kèm tê, đau tăng lên khi ho và hắt hơi.
Triệu chứng đau tăng khi cột sống phải chịu lực, thuyên giảm khi người bệnh nằm nghỉ. Thêm vào đó, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên. Một số trường hợp có thể cảm nhận được sự trượt của đốt sống khi cúi hoặc ngửa.
Trong giai đoạn nặng, người bệnh thay đổi tư thế và dáng đi, xuất hiện triệu chứng co cứng cơ ở thắt lưng và căng cơ tại mặt trong đùi, đi hơi khom lưng về trước, có thể kèm theo vẹo cột sống sang một bên.
Lâu dần, người bệnh sẽ bị đau cột sống thắt lưng mạn tính từng đợt, đau theo cơn. Tần suất cơn đau xuất hiện dày đặc hơn. Khi người bệnh dùng áo nẹp cột sống, các triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Khi thăm khám ở tư thế đứng, người bệnh có những dấu hiệu cong vẹo cột sống hay khi ưỡn quá mức sẽ giúp người bệnh đỡ đau. Đây là các dấu hiệu đặc trưng, có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh trượt đốt sống.
Ngoài ra, người bệnh sẽ có dấu hiệu đau cách hồi hay đau khi di chuyển, phải ngừng lại, hết đau mới đi tiếp; kết hợp với những triệu chứng tê bì, căng đau ở cả hai chân khi đi lại. Triệu chứng này không xuất hiện khi người bệnh đạp xe. Đây là dấu hiệu quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt với bệnh thoát vị đĩa đệm.
Trượt đốt sống lưng có nguy hiểm không?
Tình trạng này nếu trì hoãn điều trị có thể khiến người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với hội chứng chùm đuôi ngựa. Đây là là tình trạng rễ của đám rối thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép, ảnh hưởng đến chức năng vận động, cảm giác tới hai chân, bàng quang và trực tràng.
Biến chứng này khi tiến triển nặng có thể dẫn tới tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ, tê liệt hai chân vĩnh viễn. Người bệnh thường phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
Trượt đốt sống khi không điều trị sớm có thể dẫn tới hội chứng chùm đuôi ngựa
Chẩn đoán tình trạng này như thế nào?
Trong chẩn đoán trượt đốt sống, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các kỹ thuật sau: (4)
Chụp X quang, ở các tư thế như đứng thẳng, nghiêng, cúi tối đa, ưỡn tối đa. Một số trường hợp sẽ cần chụp thêm film chếch 3⁄4 (phải, trái). Kết quả chụp X quang giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ trượt của đốt sống.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Đây là phương pháp chẩn đoán rất có giá trị đánh giá về cấu trúc xương, xác định vị trí, mức độ trượt và những thương tổn của eo, mấu khớp, hẹp ống sống…
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là công cụ lý tưởng trong đánh giá các tổn thương ở mô mềm và sự chèn ép thần kinh. Thông qua kết quả chụp MRI, bác sĩ có thể phát hiện những nguyên nhân gây chèn ép thần kinh như đĩa đệm thoát vị, dây chằng dày, các tổ chức xơ sẹo, hẹp lỗ ghép…
Bệnh có chữa được không?
1. Điều trị nội khoa
Phần lớn người bệnh được điều trị nội khoa sẽ cải thiện rõ rệt triệu chứng đau. Đối với người bệnh ở tuổi thiếu niên, nằm nghỉ, dùng áo cố định ngoài và hạn chế những hoạt động gây đau có thể giúp cải thiện những triệu chứng bệnh. Ở người bệnh trưởng thành, điều trị bảo tồn trượt đốt sống thắt lưng gồm:
Cố định ngoài và hướng dẫn vận động phù hợp
Chỉ định nằm nghỉ ngơi khi xuất hiện đợt đau cấp
Dùng thuốc chống viêm, giảm đau
Điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng, thực hiện các bài tập tăng cường sức cơ lưng, đùi và bụng
Lên kế hoạch giảm cân đối với người bệnh béo phì.
Các trường hợp nhẹ thường được chỉ định dùng thuốc điều trị
Tham khảo: Các bài tập chữa trượt đốt sống hiệu quả
2. Phẫu thuật
Chỉ định đối với người bệnh bị trượt đốt sống thắt lưng trong những trường hợp sau:
Đã điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần trước, sau 6 – 12 tháng điều trị bảo tồn mà không thuyên giảm, ảnh hưởng tới sinh hoạt và lao động.
Người bệnh đau nhiều, không đáp ứng với những biện pháp nghỉ ngơi và dùng thuốc.
Trượt đốt sống gây ra những biến chứng như liệt vận động một hoặc cả hai chân, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang (bí tiểu).
Bệnh tiến triển nặng do khuyết eo đốt sống ở trẻ em.
Đối với trượt đốt sống thắt lưng, phẫu thuật được thực hiện với 2 mục đích là giải phóng chèn ép thần kinh và làm vững cột sống. Có 3 vấn đề cơ bản trong phẫu thuật điều trị trượt đốt sống, giúp cuộc mổ thành công là:
Giải ép thần kinh tốt
Cố định cột sống bằng dụng cụ
Tạo sự liền xương tốt sau mổ
Hiện nay, trong điều trị ngoại khoa cho các trường hợp trượt đốt sống, phương pháp phẫu thuật nắn chỉnh trượt, cố định cột sống bằng nẹp vít cuống đốt và ghép xương liên thân đốt lối sau mang đến hiệu quả cao, được áp dụng phổ biến nhất tại nhiều bệnh viện lớn.
Biện pháp phòng ngừa
Để giảm thiểu nguy cơ bị trượt đốt sống, bạn cần lưu ý:
Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho cơ lưng và cơ bụng.
Luôn kiểm soát tốt cân nặng vì thừa cân, béo phì sẽ làm tăng thêm áp lực cho lưng.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các dưỡng chất để nuôi dưỡng xương chắc khỏe.
Tập luyện mỗi ngày để tăng sức mạnh các cơ ở lưng và bụng
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Trượt đốt sống có thể khiến người bệnh bị đau lưng, khó đi lại, thậm chí dẫn tới tê liệt vĩnh viễn hai chân, đại tiểu tiện không tự chủ… nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Vì thế, khi xuất hiện những triệu chứng trượt đốt, người bệnh nên đi tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/thanh-lap-vien-nghien-cuu-dao-tao-nganh-lam-dep-beauty-plus-20201022164938718.htm | 20201022 | Thành lập Viện nghiên cứu đào tạo ngành làm đẹp Beauty Plus | Buổi lễ được tổ chức trang trọng, với sự tham dự của PGS. TS. NGƯT Lê Huyên, Chủ tịch Hiệp hội Thiết kế mẫu và Sáng tạo Mỹ thuật Việt Nam, đại diện các Hiệp hội liên kết; các Ban, Viện, Trung tâm, thành viên của Hiệp hội. Sự kiện cũng thu hút nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp.
Viện Nghiên cứu Đào tạo ngành làm đẹp Beauty Plus trực thuộc Hiệp hội Thiết kế mẫu và Sáng tạo Mỹ thuật Việt Nam, có chức năng nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành chăm sóc sắc đẹp, đặc biệt về chăm sóc da, phun xăm thẩm mỹ áp dụng thiết bị, sản phẩm công nghệ cao.
Viện Beauty Plus có đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp để tư vấn, định hướng về chiến lược kinh doanh và trang thiết bị cho các spa, thẩm mỹ viện trên toàn quốc. Viện thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành để hỗ trợ trong việc chuyển giao công nghệ giữa các cơ sở.
Với 15 năm kinh nghiệm đào tạo thẩm mỹ, bên cạnh những hoạt động nghiên cứu cùng các tổ chức trong và ngoài nước, viện cũng tập huấn, đào tạo nguồn giảng viên, kỹ thuật viên ngành làm đẹp cao cấp, qua đó giải bài toán công ăn việc làm cho nhiều người, đồng thời giúp các chủ doanh nghiệp spa, thẩm mỹ viện nắm bắt được các xu thế làm đẹp tiên tiến nhất trên thế giới.
Buổi lễ cũng chứng kiến lễ ký kết hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ giữa Viện Nghiên cứu Đào tạo ngành làm đẹp Beauty Plus và Công ty Lee Kang Sam Korea Clinic. Sự hợp tác này là bước tiến lớn, mang lại nhiều giá trị cho chương trình đào tạo của Viện Beauty Plus trong việc chuyển giao công nghệ, chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ quốc tế, trao đổi và tuyển dụng sinh viên trong lĩnh vực Thẩm mỹ - Làm đẹp.
Tập thể lãnh đạo Hiệp hội Thiết kế mẫu và Sáng tạo Mỹ thuật Việt Nam, Viện Beauty Plus
BEAUTY PLUS - HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGÀNH LÀM ĐẸP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM - Địa chỉ: NV1-1 lô 32 Gelexia ngõ 885 Tam Trinh, Quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội
Hotline: 0989.949.005
Website: daotaonghespavn.com |
https://suckhoedoisong.vn/diec-dot-ngot-tinh-lang-bat-thuong-cua-am-thanh-cuoc-song-169184414.htm | 22-12-2020 | Điếc đột ngột: Tĩnh lặng bất thường của âm thanh cuộc sống | Điếc đột ngột là một cấp cứu thuộc nội khoa tai- mũi- họng. Bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề cho bệnh nhân như nghe kém, chóng mặt, ù tai…, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm việc, học tập của bệnh nhân, nếu như không được phát hiện và điều trị sớm.
Bài toán khó trong xác định nguyên nhân
Mức độ điếc có nhiều tính chất rất khác nhau, có thể xẩy ra một bên tai hoặc cả hai tai, mức độ từ nghe kém nhẹ (trên 30 dB so với mức bình thường ), đến điếc nặng hoàn toàn trên ít nhất ba tần số liên tiếp, diễn tiến trong 3 ngày liên tiếp. Hiện vẫn chưa rõ chính xác nguyên nhân gì gây ra mất thính lực đột ngột (trên 90% chưa xác định được nguyên nhân). Do đó, việc xác định chính xác căn nguyên để có phương án điều trị phù hợp cũng gặp nhiều khó khăn.
Ở một chiều hướng khác, suy giảm thính lực -một hiện tượng sinh lý hầu khó tránh khỏi, là hệ quả của sự suy giảm chức năng của cơ thể. Cụ thể là sự suy giảm bộ máy thính giác, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc ở mỗi cá nhân; nhưng nếu xảy ra quá sớm thì trở thành bệnh lý. Suy giảm thính lực là “điếc tiếp nhận” đơn thuần; không kèm theo chóng mặt, nếu có ù tai thì cũng nhẹ. Hiện tượng suy giảm thính giác có thể bắt đầu 20 - 30 tuổi, nhưng cũng có thể gây phiền hà, khó chịu từ tuổi 50 trở đi.
Cấu trúc giải phẫu của tai
Điếc đột ngột không phải là một vấn đề quá phổ biến. Theo các thống kê, tỷ lệ mắc trung bình của bệnh nằm ở khoảng 5-20/100.000 người mắc. Nếu tính tương đương, ở nước ta sẽ có từ 5.000 - 18.000 người găp phải tình trạng này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 50-60 ở nam và nữ. Một số nghiên cứu cho thấy có sự cao hơn ở nữ giới. Đa phần tình trạng điếc đột ngột có thể tự bình phục (47%-70%), thường xảy ra ở một bên tai (2% bệnh nhân xảy ra ở cả hai tai).
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng điếc đột ngột. Thường được chia làm thành 4 nguyên nhân chủ yếu như: chèn ép mạch máu, vỡ các màng trong ốc tai, nhiễm siêu vi, bệnh tự miễn. Dựa trên sự liên hệ với cấu trúc ốc tai, các nguyên nhân gây điếc đột ngột được chia làm các nguyên nhân tại ốc tai và các nguyên nhân sau ốc tai:
Nguyên nhân tại ốc tai:
Có thể gây ra tình trạng điếc đột ngột do nhiễm virus, vi khuẩn như HIV, giang mai, quai bị, zona, sởi, cúm…; do tổn thương như co thắt mạch máu, huyết khối, xuất huyết trong tai,..; các nguyên nhân bệnh về máu như hồng cầu hình liềm, thiếu máu thiếu sắt...; do việc sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, aspirin...; các rối loạn về chuyển hóa như đái tháo đường, suy tuyến giáp… hay các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống…
Nguyên nhân sau ốc tai:
Các nguyên nhân sau ốc tai phổ biến như u não, viêm não, u bao dây thần kinh tiền đình, ung thư di căn…
Một số triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân có liên quan đến tình trạng điếc đột ngột như:
- Nghe kém tiếp nhận một bên hay cả hai bên tai.
- Ù tai: Xuất hiện ở 60% - 70% trường hợp bệnh nhân đến khám do điếc đột ngột, các triệu chứng ù tai kiểu tai trong khi bệnh nhân cảm nhận được các âm thanh như tiếng ve kêu, tiếng xay lúa, tiếng máy bay… Ù tai có thể xuất hiện vài ngày trước khi có tình trạng nghe kém, có thể biến mất hoặc còn sau khi tình trạng nghe kém được hồi phục.
- Chóng mặt: 20% - 40%.
- Đầy nặng tai: 15% - 30%.
- Viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus: 20% - 40%.
Cần điều trị sớm
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng điếc đột ngột, cho nên việc tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị đúng và kịp thời là vô cùng quan trọng. Bằng nhiều biện pháp khác nhau như thăm khám lâm sàng, điều tra tiền sử bệnh, lịch sử dùng thuốc, chấn thương cũng như các biện pháp chẩn đoán hình ảnh, nội soi tai, thực hiện các xét nghiệm công thức máu, đông máu, MRI sọ não có tiêm thuốc cản từ… Bác sĩ điều trị cần nhanh chóng xác định chính xác nguyên nhân và có chỉ định điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Trong các trường hợp điếc đột ngột vô căn, corticoid đang được chấp nhận và sử dụng rộng rãi bằng đường toàn thân hay dùng tại chỗ. Tuy nhiên liệu pháp này thường không có hiệu quả hoặc hiệu quả kém nếu trường hợp điếc >90dB, liều điều trị được áp dụng là 1mg/Kg/ngày và được giảm liều dần trong 3 tuần. Việc sử dụng corticoid trên đường toàn thân có thể tiềm ẩn một số tác dụng không mong muốn như tăng đường huyết, tăng huyết áp, loét dạ dày, loãng xương, làm chậm lành vết thương, gây tăng cân và béo phì.
Trong những năm gần đây phương pháp corticoid chích xuyên nhĩ (tại chỗ) có thể giúp cải thiện sức nghe 50% trong các trường hợp sử dụng Desamethasone hoặc Methylprednisone, được sử dụng khi chống chỉ định sử dụng corticoid toàn thân, giúp nồng độ hoạt chất tại mô đích cao hơn. Có thể thực hiện trên bệnh nhân ngoại trú, áp dụng ở những trường hợp trễ (trong vòng 1 tháng), ít tác dụng phụ hơn so với trường hợp dùng đường toàn thân. Ngoài ra, một số phương pháp khác có thể sử dụng như oxy cao áp, thuốc kháng virus, lợi tiểu hoặc phẫu thuật trong các trường hợp rò ngoại dịch.
Một số trường hợp bệnh nhân không có khả năng phục hồi, cần có sự tư vấn để sự thay đổi lối sống, sinh hoạt phù hợp với tình trạng nghe kém. Họ sẽ được sử dụng máy trợ thính, tập các bài tập chống ù tai, chóng mặt; đo, kiểm tra thính lực định kỳ trong vòng 6 tháng.
Nghe chính là chức năng của ốc tai. Thông qua cơ chế tiếp nhận và chuỗi truyền tín hiệu được thực hiện bởi các cơ quan cấu trúc trong tai, các tín hiệu âm thanh được chuyển thành các tín hiệu xung thần kinh được phần ốc tai của thần kinh sọ VIII truyền về não cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra. Ốc tai được cung cấp máu bởi động mạch tiểu não trước dưới, do đó khi xuất hiện các tổn thương đến việc tuần hoàn máu đến ốc tai, có thể dẫn đến tình trạng tiếp nhận kém tiếp nhận. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mau-luu-thong-qua-phoi-nhu-the-nao-vi | Máu lưu thông qua phổi như thế nào? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Dương - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Tuần hoàn bên trong cơ thể con người gồm hai vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn qua phổi). Quá trình trao đổi khí ở phổi diễn ra khi máu lưu thông qua phổi, đây quá trình quan trọng nhằm tạo ra máu giàu oxy cung cấp cho các mô và cơ quan của cơ thể.
1. Sơ lược cấu tạo giải phẫu của phổi
Phổi là một tạng thuộc hệ hô hấp, nằm trong lồng ngực, gồm có hai bên là phổi phải và phổi trái. Phổi được cố định trong khoang màng phổi bởi cuống phổi và các dây chằng.Mặt trong của hai bên phổi có rốn phổi, là nơi mà các thành phần của cuống phổi đi qua, bao gồm: Phế quản chính, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, động mạch phế quản, tĩnh mạch phế quản, các dây thần kinh và hạch bạch huyết.Phế quản chính được phân chia thành phế quản gốc phải và phế quản gốc trái đi vào mỗi bên phổi qua rốn phổi. Sau đó tiếp tục chia nhỏ thành các phế quản thùy, phế quản phân thùy, phế quản tiểu thùy và cuối cùng là các tiểu phế quản tận dẫn khí vào các ống phế nang, túi phế nang và phế nang. Bề mặt phế nang dày đặc mao mạch nhằm thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí giữa máu và không khí. Hình ảnh cấu tạo giải phẫu của phổi 2. Máu lưu thông qua phổi như thế nào?
Tuần hoàn bên trong cơ thể con người gồm hai vòng tuần hoàn, là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn qua phổi). Vòng tuần hoàn lớn là vòng tuần hoàn đưa máu giàu oxy tới nuôi sống các mô, cơ quan của cơ thể, đồng thời thu nhận carbon dioxide - một sản phẩm thải loại từ quá trình chuyển hóa. Vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn đưa máu tới phổi để thải loại carbon dioxide và thu nhận oxy.Máu từ tâm thất phải qua van động mạch phổi sẽ đi vào động mạch phổi, sau đó tiếp tục đi theo các nhánh động mạch phân chia nhỏ hơn, và cuối cùng là tới hệ mao mạch ở bề mặt các phế nang - nơi sẽ diễn ra sự trao đổi khí.Oxy trong không khí theo thì thở vào sẽ đi vào phế nang, sau đó thấm qua thành mao mạch rất mỏng để đi vào trong dòng máu mới tới. Đồng thời, carbon dioxide sẽ từ dòng máu qua thành mao mạch vào trong không khí và được tống xuất ra khỏi cơ thể trong thì thở ra. Sơ đồ tuần hoàn phổi và dòng máu lưu thông Dòng máu sau khi đã được oxy hóa sẽ theo hệ thống tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái, sau đó qua van hai lá xuống tâm thất trái rồi qua van động mạch chủ vào vòng tuần hoàn lớn, đưa oxy đi nuôi sống các mô, cơ quan của cơ thể. Nguồn tham khảo: webmd.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-viem-hang-vi-sung-huyet-169141259.htm | 07-02-2018 | Điều trị viêm hang vị sung huyết | Nguyễn Vĩnh Tiến
(Cao Bằng)
Viêm hang vị sung huyết là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm giãn nở do ứ máu nhiều. Thường xuất hiện sau khi dùng rượu, bia, hóa chất, thuốc (nhất là các thuốc giảm đau chống viêm không streroid), các chất kích thích như cà phê, ớt...
Nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống không hợp lý (ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều thức ăn chua cay, béo hoặc ăn thiếu dinh dưỡng...), uống nhiều bia rượu, do dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid, do yếu tố thần kinh căng thẳng, do bệnh lý nội tiết và đặc biệt viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
Biểu hiện chủ yếu là đau bụng cồn cào, kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Để chẩn đoán viêm hang vị sung huyết phải dựa vào hình ảnh trên nội soi, thấy rõ được vùng hang vị đang bị sung huyết.
Nếu đã biết mình mắc bệnh, bạn cần xét nghiệm xem có nhiễm vi khuẩn HP không? Nếu có cần phải điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, cần sử dụng thêm các thuốc băng niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, an thần.
Việc điều trị bệnh viêm dạ dày thường mất nhiều thời gian nên có tác động rất lớn tới tâm lý người bệnh. Nếu người bệnh càng lo lắng thì bệnh càng lâu khỏi, thậm chí có những lúc còn cảm thấy nặng hơn. Do vậy, ngoài việc đi khám bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng phác đồ điều trị, thời gian điều trị, chế độ ăn uống, bạn cần có một tinh thần thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp, không ăn đồ cay, nóng, cai rượu, thuốc lá…
BS.
Nguyễn Thị Phương Anh |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-cach-lam-bit-tet-thit-bo-vi | Hướng dẫn cách làm bít tết thịt bò | Những năm gần đây, bò bít tết (Beefsteak) ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người đón nhận ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, để làm món bò bít tết sóng sánh sốt hấp dẫn thì không phải ai cũng biết. Do đó hôm nay, bài viết sẽ hướng dẫn cách làm bít tết thịt bò, cách ướp thịt bò bít tết ngon, đúng cách, giữ được dinh dưỡng trong thực phẩm và giúp nâng cao sức khỏe.
1. Giá trị dinh dưỡng của món bò bít tết
Món bò bít tết thực chất là món ăn có nguồn gốc từ châu Âu được du nhập vào Việt Nam. Nguyên liệu chính của món bít tết là thịt bò - loại thực phẩm giàu protein, nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra, bò bít tết còn có thể được ăn kèm với khoai tây chiên và các loại rau củ để tạo nên một bữa ăn vô cùng giàu dinh dưỡng.Món bò bít tết với phong cách ẩm thực hiện đại đã trở thành món ăn rất được ưa chuộng ở trong gia đình Việt. Giá trị dinh dưỡng cao có trong thịt bò kết hợp với một số món ăn kèm như khoai tây, rau củ đã tạo lên món ăn hấp dẫn vị giác của mọi thành viên ở trong gia đình.Thịt bò là loại một trong những loại thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu protein nhất. Ngoài ra, thịt bò còn chứa rất nhiều loại vitamin, các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g thịt bò bao gồm: 28g protein, 10g lipid cùng các loại vitamin B12, vitamin B6, khoáng chất (cacnitin, kali, kẽm, sắt,...), đồng thời cung cấp 280 kcal năng lượng. Tất cả đều là những nguồn hữu cơ cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Bò bít tết rất giàu giá trị dinh dưỡng Việc sử dụng thịt bò thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sự phát triển cũng như sức mạnh của cơ bắp, tính chất giàu vitamin B6 và protein giúp cải thiện hệ miễn dịch, chuyển hóa và tổng hợp thức ăn góp phần phục hồi cơ thể sau khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Khoáng chất carnitine hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, chuỗi axit amin giữ cho cơ thể bạn được cân đối. Khoáng chất sắt có trong thịt bò giúp bổ sung lượng máu trong cơ thể bạn. Ngoài ra, thịt bò còn cực kì hiệu quả trong vấn đề giảm cân và phòng tránh bệnh ung thư.
2. Cách làm bít tết thịt bò
2.1. Cách lựa chọn thịt bò làm bít tết tươi, ngon, bổ dưỡng
Các phần thịt thăn bò và lõi nạc vai là những phần thịt bò làm bít tết ngon nhất bởi vị thơm ngon đặc trưng, thịt mềm, không dai và miếng thịt có những vân mỡ xen kẽ, khi áp chảo lên sẽ thơm ngậy như bơ. Ngoài ra, đây cũng là phần thịt giàu protein, vitamin và khoáng chất nhất của con bò.Thăn nội (Tenderloin): Nằm phía trong xương sống nên gọi là thăn nội. Đây là phần thịt ngon nhất, mềm nhất và đắt nhất của cả con bò. Phần thịt này sẽ xuất phát từ vùng thắt lưng kéo dài đến giữa đốt sống lưng của con bò. Thớ thịt mềm, ngọt và không béo.Thăn ngoại (Striploin): Là phần thăn phía ngoài của xương sống được cắt từ phần thắt lưng đến phần hông. Có 1 lớp mỡ mỏng bao phía bên ngoài giúp cho phần thịt nạc phía trong sẽ không bị khô khi chế biến.Thăn lưng (Cube roll – Rib eye): Là phần thịt dính liền ở ngay phía trên của thăn ngoại theo đường sống lưng. Vì được cắt ra từ phần thịt phía dưới vùng thắt lưng – là vùng không hoạt động nhiều của con bò nên chúng có xen kẽ 1 ít mỡ và cơ nên miếng thịt sẽ rất mềm, ngon và thơm ngậy.Lõi nạc vai (Oyster Blade): Phần thịt sẽ được cắt ra từ vùng giao giữa cổ và vai của con bò. Oyster Blade có đặc trưng là giòn, ngọt vì có sợi gân xen giữa kéo dài từ phần thăn lưng và có nhiều mỡ dây xen kẽ, mịn đẹp nên cực kỳ thơm, béo ngậy mùi bơ,mềm. Thăn lưng dùng trong món bò bít tết 2.2. Cách làm bít tết thịt bò
Chuẩn bị nguyên liệu:Thịt bò: 400 gam (nên chọn thịt bò nguyên miếng lớn).Khoai tây: 2 củ.Hành tây: 1 củ.Pate: 50 gam.Dưa leo: 1 quả.Trứng gà: 4 quả.Sơ chế nguyên liệu:Thịt bò sau khi mua về rửa sạch, để lau khô nước, có thể sử dụng giấy để lau khô rồi thái thành những lát vừa ăn. Tiếp theo, quay ngược cán dao lại và sử dụng đầu cán dao đập đập trên bề mặt thịt.Cách ướp thịt bò bít tết cũng khá đơn giản. Đầu tiên, đem thịt bò ướp với 1 chút muối, 1 thìa dầu hào (có thể thay bằng dầu ăn), 1 thìa cà phê bột năng. Trộn đều thịt bò với hỗn hợp gia vị trên rồi để nguyên trong tầm 15 phút để thịt ngấm gia vị và mềm hơn. Công đoạn ướp thịt bò khi làm món bò bít tết Khoai tây sẽ được rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng sợi dày khoảng 1cm rồi đem ngâm với nước lạnh có pha 1 chút muối và bỏ vào đó 2 – 3 viên đá lạnh. Sau khi ngâm khoảng 30 phút thì vớt khoai tây ra và để ráo, sau đó đem đi chiên vàng. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, cắt cạnh dày khoảng 2cm, sau đó đem ngâm với nước.Rau xà lách sau khi nhặt bỏ phần hư thì rửa sạch rồi đem đi cắt khúc ngắn vừa ăn và trộn đều với 1 ít muối, ít đường và 1 ít giấm sao cho có vị hơi chua chua ngọt ngọt là được. Dưa leo cắt bỏ cuống, rửa sạch rồi thái lát vừa ăn. Sau đó đem dưa leo trộn với 1 ít muối, ít đường và 1 ít giấm, rồi nêm có vị hơi chua chua ngọt ngọt là được.Chiên thịt:Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng, cho khoảng 2 thìa nhỏ dầu ăn vào và gắp từng lát thịt bò cho vào chảo. Lưu ý là chiên thịt bò với lửa thật lớn, cho đến khi thịt bò chín thì lật mặt khác để miếng thịt bò chín đều.Tiếp theo, sẽ đập 1 quả trứng gà vào rồi thêm 1 pate và hành tây vào. Sau đó, bạn tắt bếp, nhấc chảo ra, do chảo vẫn còn đang nóng nên trứng, cà, hành tây sẽ tiếp tục chín.Các bà nội trợ có thể rắc thêm vài cọng ngò gai và tiêu lên để cho món ăn thêm đậm đà. Khi ăn món bò bít tết với trứng ốp la này, chúng ta nên trộn đều trứng, thịt bò, pate lên và ăn kèm với khoai tây chiên, bánh mì cùng dưa leo, rau xà lách chua ngọt là ngon nhất.
2.3. Lưu ý khi làm món thịt bò bít tết
Nên rã đông thịt trước khi nấu: Nếu thịt để đông trong ngăn đá, chúng ta nên để rã đông trước khi ướp gia vị để khi nấu, miếng thịt không bị mủn, ngấm gia vị không đều.Dụng cụ nướng thịt: Chúng ta có thể sử dụng vỉ nướng, chảo gang, lò nướng,... Điều duy nhất cần lưu ý khi chế biến bít tết là cần chú ý đến vệ sinh sạch sẽ và lưu ý độ truyền nhiệt của dụng cụ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ chín của miếng thịt bò.Độ nóng của lò nướng:Bật lò nướng ở 450 độ F (232 độ C), lò phải thật nóng để việc nướng trở nên thật hoàn hảo.Với chảo, khi chảo nóng, bỏ thịt vào áp chảo và để lửa mức vừa. Áp chảo không cần quá lâu, chỉ khoảng 3 phút, đợi miếng thịt xém vàng là lật, khi miếng thịt ngả vàng thì hạ nhiệt để thịt chín kĩ từ trong. Thịt bò bít tết ăn tái là ngon nhất. Tuy nhiên với những người không ăn được thịt tái hoặc những người sức khỏe hệ tiêu hóa kém có thể ăn chín để đảm bảo sức khỏe. Chỉ cần lưu ý, đừng cố gắng làm cho thịt quá chín bởi bò rán chín kỹ sẽ khô. Trong lúc áp chảo, có thể thả chút tỏi được đập dập để nó quyện mùi.Sử dụng gia vị ướp đơn giản: Bít tết càng ướp gia vị đơn giản thì sẽ càng thơm ngon. Chỉ cần muối tiêu, dùng tay xoa kĩ để miếng thịt ngấm gia vị, nêm dầu oliu, để miếng thịt ngấm gia vị khoảng 30 phút trước khi chế biến.Sử dụng kẹp để trở miếng thịt: Không nên cùng dĩa hoặc các vật có đầu nhọn, vì nó có thể sẽ làm thủng mặt ngoài của thịt khiến thịt mất nước ngọt và làm khô miếng thịt. Khi trở miếng thịt thì không nên trở mạnh tay, cũng không nên ấn lên bề mặt miếng thịt, tránh cho nước trong thịt chảy ra ngoài, làm mất độ ngọt tự nhiên. Bạn cũng không nên trở lại miếng thịt quá nhiều lần. Dùng kẹp để trở thịt bò bít tết khi đang nấu Canh thời gian nướng thịt: Ban đầu, nên rán thịt với lửa to trong vòng 2 - 3 phút, đủ để tạo thành lớp thịt xém vàng phía bên ngoài. Lật sang mặt kia và rán thêm khoảng 1 - 2 phút vẫn với mức lửa to. Tắt bếp, rồi thêm ít bơ vào chảo trước khi cho chảo vào lò nướng. Thời gian nướng là khoảng 6 - 8 phút, tùy theo thời gian và độ lớn của miếng thịt. Nếu miếng thịt quá to, bạn có thể phải cắt ra theo khối vừa với kích cỡ của một suất ăn.Xử lý sau khi thịt chín: Nhiều người có thói quen cắt miếng thịt khi vừa lấy nó ra khỏi lò, việc này sẽ làm cho nước thịt bên trong chảy hết ra ngoài. Vì vậy, bạn hãy để miếng thịt ra ngoài từ 1 - 2 phút cho nước ngấm ngược trở lại bên trong miếng thịt, món ăn của bạn sẽ trở nên hoàn hảo.Rửa sạch dụng cụ sau khi chế biến: Rửa sạch vỉ nướng, lò nướng, chảo,... sau khi chế biến sẽ giúp cho bạn giữ được dụng cụ bền hơn, tránh gây mốc, han gỉ để chế biến những món ăn lần sau sẽ được ngon miệng hơn.Cách kiểm tra độ chín của thịt mà không cần phải cắt: Kiểm tra độ chín của miếng thịt là việc quan trọng nhằm đảm bảo món thịt bò bít tết thơm ngon và giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng. Dưới đây là 2 cách để kiểm tra độ chín của miếng thịt mà không cần cắt chúng ra.Cách một: Sử dụng nhiệt kế nấu ăn để kiểm tra về mức độ mong muốn của độ chín miếng thịt. Ví dụ, nướng ở phút thứ 6 miếng thịt vẫn có độ đỏ hồng ở bên trong thì phút thứ 8 miếng thịt chín kĩ hơn và có màu phấn hồng.Cách hai: Dựa vào độ rắn của miếng thịt để biết được màu của nó ở bên trong. Tái – bên trong miếng thịt còn rất đỏ, ẩm và hơi ấm. Chín tái – bên trong miếng thịt thì còn đỏ và miếng thịt nóng, chín tới – ở giữa miếng thịt sẽ có màu đỏ, xung quanh là màu hồng và thịt có độ nóng. Chín vừa – bên trong miếng thịt có màu hồng và nóng. Chín – bên trong miếng thịt mất hẳn màu hồng, các thớ thịt có màu nâu xám nhưng vẫn sẽ giữ được độ ẩm, thịt rất nóng.Là món ăn có nguồn gốc châu Âu, bò bít tết đã thâm nhập vào thị trường ẩm thực Việt Nam và đang ngày càng trở thành một món ăn được ưa chuộng trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng hương vị thơm ngọt đặc biệt, bít tết bò là món ăn không thể thiếu trong những bữa tiệc sang trọng. Đây cũng là món ăn được chế biến kỳ công, từ cách chọn thịt bò, tẩm ướp gia vị đến cách chiên thịt ở nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý mới có thể cho một sản phẩm đầu ra đảm bảo chất lượng. Nguồn tham khảo: thatlangon.com, ngochieu.vn, beptruong.edu.vn |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tranh-sac-neu-bi-chay-mau-mui-khi-ngu-vi | Tránh sặc nếu bị chảy máu mũi khi ngủ | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Trưởng đơn nguyên hồi sức - ICU - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Chảy máu cam có thể xảy ra ban ngày hoặc ban đêm trong khi ngủ. Với trường hợp bị chảy máu mũi khi ngủ, việc phát hiện và sơ cứu thường khó khăn hơn. Do vậy, chủ động phòng ngừa chảy máu cam trong khi ngủ là vô cùng quan trọng.
1. Nguyên nhân chảy máu mũi khi ngủ
Khô hốc mũi: Chủ yếu do nguyên nhân thiếu hụt dinh dưỡng (thiếu vitamin C) và không khí bị khô trong mùa lạnh. Hốc mũi bị khô khiến các mao mạch trong mũi trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương khi chịu tác động nhẹ như xì mũi, day mũi, dễ bị chảy máu mũi;Thói quen ngoáy mũi: Hành động ngoáy mũi có thể được thực hiện một cách vô thức trong lúc ngủ. Móng tay có thể khiến mao mạch trong mũi bị tác động mạnh và tổn thương, gây chảy máu mũi;Dị ứng: Gây các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt. Khi mũi bị ngứa, dị ứng, người bệnh thường có thói quen gãi mũi hoặc xì mũi liên tục, làm tổn thương các mạch máu gây chảy máu cam. Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc xịt mũi steroid và các loại thuốc dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng cũng có thể là mũi bị khô, dễ bị tổn thương, chảy máu;Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm xoang, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, gây chảy máu mũi. Ngoài ra, việc xì mũi liên tục khi bị nhiễm trùng cũng gây chảy máu cam. Các dấu hiệu khác của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp gồm: Nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng, sốt, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể. Xì mũi nhiều khi bị nhiễm trùng cũng dễ dẫn tới bị chảy máu cam 2. Cách phòng ngừa chảy máu mũi khi ngủ
Các biện pháp phòng ngừa chảy máu cam khi ngủ phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu cam. Cụ thể là:Khô hốc mũi: Cách ngăn ngừa chảy máu cam do khô hốc mũi là nên giữ nhiệt độ phòng ngủ vừa phải và sử dụng máy phun sương làm ẩm không khí vào mùa đông để tránh không khí quá khô. Ngoài ra, nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh, làm ẩm mũi trước khi ngủ. Biện pháp sử dụng tăm bông để thoa một lớp kem dưỡng ẩm như vaseline vào hốc mũi cũng có tác dụng ngăn ngừa khô hốc mũi, giảm nguy cơ chảy máu cam. Đồng thời, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn cũng giúp phòng ngừa chảy máu mũi khi ngủ;Thói quen ngoáy mũi: Nên phòng ngừa chảy máu mũi do thói quen ngoáy mũi bằng cách thường xuyên cắt móng tay, rửa tay sạch trước khi đi ngủ và mang găng tay mềm khi đi ngủ;Dị ứng: Biện pháp phòng ngừa chảy máu mũi do dị ứng là nên xì mũi một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các mạch máu bên trong mũi, sử dụng khăn giấy chứa chất dưỡng ẩm để xì mũi, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc không chứa steroid và cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa, lông động vật,...;Nhiễm trùng đường hô hấp: Để phòng ngừa chảy máu cam do nhiễm trùng, nên sử dụng nước muối xịt mũi hoặc dùng hơi nước nóng để làm giảm tình trạng nghẹt mũi, uống nhiều nước để làm lỏng chất nhầy trong mũi, nghỉ ngơi tại chỗ và sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm khuẩn được hô hấp. Sử dụng nước muối dạng xịt để làm giảm tình trạng nghẹt mũi 3. Biện pháp xử trí, tránh sặc khi bị chảy máu mũi khi ngủ
Cho bệnh nhân ngồi hoặc đứng, hơi nghiêng đầu về phía trước để xác định bên mũi bị chảy máu cam. Chú ý không để người bệnh ngửa đầu vì việc này sẽ khiến máu mũi chảy xuống cổ họng, gây sặc, buồn nôn, khó thở,...;Sử dụng khăn giấy hoặc vải, ấn nhẹ lỗ mũi trong vòng 5 - 15 phút. Trong lúc này, có thể ngậm một viên đá lạnh hoặc chườm khăn lạnh lên sống mũi để làm co mạch máu trong mũi, giúp cầm máu nhanh hơn;Sau 15 phút, lấy khăn ra, kiểm tra xem còn chảy máu hay không. Nếu máy vẫn còn chảy thì lặp lại các bước ở trên.Sau đó, nếu cầm máu, có thể đi ngủ lại. Nên gối đầu cao trong khi ngủ và cố gắng không di chuyển đầu nhiều, giữ tư thế ngủ thoải mái. Người bệnh nên nằm nghiêng sang một bên, duy trì tư thế ngủ này trong 1 ngày để kiểm tra xem có chảy máu mũi không. Nếu máu còn chảy thì việc ngủ nghiêng sẽ hạn chế máu đọng ở đường thở gây sặc hoặc khó thở. Bệnh nhân cũng có thể bôi vaseline hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào trong mũi bằng một chiếc tăm bông để làm ẩm, giúp vết thương mau lành hơn. Nên kê gối cao đầu khi ngủ và giữ tư thế thoải mái nhất Nên đưa bệnh nhân đi khám bác sĩ ngay nếu:Chảy máu mũi nhiều hoặc không thể cầm máu trong vòng 30 phút;Da xanh tái, mệt mỏi và chóng mặt sau khi bị chảy máu mũi;Chảy máu cam sau chấn thương hoặc phẫu thuật;Có các triệu chứng khác đi kèm như đau ngực, khó thở, sốt, nhức đầu, đi tiểu, đi tiêu ra máu;Chảy máu cam tái đi tái lại nhiều lần.Chảy máu mũi khi ngủ thường có thể tự cầm máu sau khi được sơ cứu đúng cách. Trong trường hợp bệnh nhân bị mất máu nhiều, không cầm máu được, gia đình nên nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, xử trí kịp thời. |
|
https://tamanhhospital.vn/benh-lau-o-nu/ | 24/02/2023 | Bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không? Biến chứng, triệu chứng thường gặp | Bệnh lậu ở nữ là vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều cơ quan khác nhau, điển hình gồm: đường sinh dục, trực tràng, họng, khớp… Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, việc theo dõi, thăm khám kịp thời là thực sự cần thiết.
Mục lụcBệnh lậu ở nữ là gì?Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giớiThời gian ủ bệnh lậu ở nữ là bao lâu?Con đường lây nhiễm vi khuẩn lậu ở nữ giớiNhận biết dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giớiĐối tượng nữ giới nào dễ mắc bệnh lậu hơn bình thường?Bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không?Biến chứng bệnh lậu ở nữ giới như thế nào?Chẩn đoán bệnh lậu ở phụ nữ như thế nào?Cách điều trị bệnh lậu ở nữ giớiPhòng ngừa ngăn ngừa bệnh lậu ở nữ giớiBệnh lậu ở nữ là gì?
Bệnh lậu ở nữ là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn. Trong tổng số các trường hợp mắc bệnh, có khoảng 50 – 70% ca cũng nhiễm đồng thời Chlamydia (một loại vi khuẩn gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục). Theo đó, vi khuẩn gây lậu phát triển và sinh sản trong những điều kiện rất cụ thể, bao gồm: (1)
Tồn tại trên các bề mặt ẩm ướt của cơ thể, được tìm thấy phổ biến nhất trong âm đạo và tử cung của nữ giới.
Có thể sống trong niệu đạo.
Phía sau cổ họng (do quan hệ tình dục bằng miệng) hoặc trong trực tràng (do quan hệ tình dục qua đường hậu môn).
Vi khuẩn gây bệnh lậu ở nữ không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài giây hoặc vài phút, không có khả năng tồn tại lâu trên da bàn tay, cánh tay, chân… Ngoài ra, bệnh cũng rất ít nguy cơ lây truyền khi tiếp xúc thông qua bồn cầu hay tay nắm cửa.
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ là do hoạt động của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Nhóm vi sinh vật này lây truyền từ người này sang người khác trong quá trình quan hệ tình dục, bao gồm đường âm đạo, miệng và hậu môn. (2)
Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ là bao lâu?
Các triệu chứng bệnh lậu thường xuất hiện sau một vài ngày đến 2 tuần sau khi nhiễm, nhiều trường hợp có thể muộn hơn. Dấu hiệu điển hình dễ nhận thấy ở nữ giới gồm: (3)
Âm đạo tiết dịch màu vàng hoặc xanh lá cây.
Đau rát khi đi tiểu.
Bí tiểu
Đau tức bụng dưới
Con đường lây nhiễm vi khuẩn lậu ở nữ giới
Vi khuẩn lậu ở nữ giới có thể lây lan qua các con đường sau: (4)
Quan hệ tình dục với đối tác bị nhiễm bệnh, bao gồm tất cả các hình thức giao hợp không an toàn: quan hệ qua âm đạo, hậu môn, miệng.
Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh.
Nhận biết dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
Hầu hết nữ giới mắc bệnh lậu đều không có triệu chứng rõ ràng, nếu có thì thường sẽ nhẹ, dễ gây nhầm lẫn với dịch tiết hoặc khí hư âm đạo, nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang. Một số dấu hiệu điển hình có thể kể đến gồm:
Đau rát khi đi tiểu.
Tăng tiết dịch âm đạo.
Chảy máu âm đạo bất thường.
Đau tức bụng dưới
Ngoài ra, bệnh lậu phát triển trực tràng cũng có thể xuất hiện với các triệu chứng sau:
Ngứa hậu môn.
Đau nhức trực tràng.
Chảy máu.
Đau rát khi đi đại tiện.
Bệnh lậu cũng có thể xuất hiện ở miệng (hay còn gọi là bệnh lậu ở họng), do hoạt động của vi khuẩn Gram âm hình cầu khuẩn – Neisseria gonorrhoeae. Theo đó, nhiễm trùng lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của đối tác có chứa Neisseria gonorrhoeae.
Bệnh thường phát triển trong hầu họng, gây viêm mô tại chỗ và dường như không có dấu hiệu rõ rệt. Đôi khi, triệu chứng điển hình là đau đi kèm cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn.
Đối tượng nữ giới nào dễ mắc bệnh lậu hơn bình thường?
Các đối tượng nữ giới thuộc nhóm nguy cơ sau đây sẽ có khả năng dễ mắc bệnh lậu hơn bình thường:
Nữ giới có hoạt động tình dục.
Có nhiều đối tác tình dục.
Có tiền sử mắc bệnh lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Đối tác tình dục bị nhiễm bệnh lậu.
Bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không?
Bệnh lậu ở nữ rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng và vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Vì vậy, tốt nhất, nữ giới nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi nhận thấy dấu hiệu bất thường để được theo dõi từ sớm.
Kể cả khi đã từng bị bệnh lậu trước đó, nguy cơ tái nhiễm vẫn tồn tại bởi cơ thể hoàn toàn không trở nên miễn nhiễm sau lần mắc đầu tiên.
Biến chứng bệnh lậu ở nữ giới như thế nào?
Bệnh lậu ở nữ có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:
Gây nhiễm trùng cổ tử cung, niệu đạo, ống dẫn trứng.
Bệnh lậu không được điều trị có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm vùng chậu (PID).
Vi khuẩn lậu di chuyển lên đường sinh sản từ âm đạo đến tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, gây viêm và nhiễm trùng.
Vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng ống dẫn trứng, có thể để lại sẹo, ngăn không cho tinh trùng thụ tinh với trứng, dẫn đến vô sinh.
Trứng đã thụ tinh có thể bị kẹt trong ống dẫn trứng (vị trí đã bị tổn thương), dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm trùng lậu lan vào máu, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khắp cơ thể, bao gồm: đau khớp, viêm gân, tử vong…
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền sang cho thai nhi, gây mù loà, nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng của em bé.
Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu có thể đối mặt với nguy cơ cao nhiễm HIV.
Chẩn đoán bệnh lậu ở phụ nữ như thế nào?
Đối với bệnh lậu ở nữ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau để đưa ra kết luận chính xác: (5)
Xét nghiệm mẫu nước tiểu, dịch niệu đạo, dịch âm đạo bằng phương pháp PCR
Nhuộm bệnh phẩm, soi tươi tìm vi khuẩn
Nuôi cấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ (yêu cầu lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung hoặc niệu đạo).
Xét nghiệm dịch trực tràng (nhuộm và soi tươi, nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ)
Cách điều trị bệnh lậu ở nữ giới
Các trường hợp nữ giới được chẩn đoán mắc bệnh lậu, bác sĩ thường sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau:
Dùng thuốc kháng sinh đường tiêm, đường uống, đặt âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn.
Tránh quan hệ tình dục cho đến 7 – 10 ngày sau khi hoàn thành toàn bộ liệu trình dùng thuốc kháng sinh, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất.
Xét nghiệm lại sau 3 tháng điều trị bệnh lậu.
Các đối tác tình dục đã quan hệ trong vòng 60 ngày qua cũng nên đi xét nghiệm.
Bài viết liên quan:3 cách chữa bệnh lậu trị dứt điểm hiệu quả và cực kỳ an toàn
Phòng ngừa ngăn ngừa bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu ở nữ rất thường gặp và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu là thực sự cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích có thể tham khảo:
Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ mắc bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Nên sử dụng bao cao su ngay khi bắt đầu quan hệ tình dục cho đến khi xuất tinh.
Sử dụng màng chắn nha khoa khi quan hệ tình dục bằng miệng – âm đạo.
Luôn chắc chắn rằng đối tác tình dục đã được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu.
Đi xét nghiệm, khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh lậu.
Nên chung thuỷ với mối quan hệ một vợ một chồng, tránh có quá nhiều đối tác tình dục.
Không quan hệ tình dục với người có biểu hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình như: nóng rát khi đi tiểu, nổi mẩn đỏ hoặc đau bộ phận sinh dục.
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.
Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích về bệnh lậu ở nữ. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, mỗi người sẽ chủ động theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm. |
https://tamanhhospital.vn/uong-nhieu-sua-co-gay-day-thi-som-khong/ | 24/09/2023 | Uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không? [Bác sĩ giải đáp] | Sữa cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, uống nhiềusữacó gây dậy thì sớm không? Đây là thắc mắc chung của các bậc phụ huynh bởi việc dậy thì sớm có thể sẽ khiến trẻ đối mặt với nhiều vấn đề về tâm lý và hạn chế chiều cao của trẻ.
CNDD Đỗ Thị Lan, khoa Dinh dưỡng, BVĐK Tâm Anh Hà Nội.
Mục lụcDậy thì sớm là bị gì?Uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?Nguyên nhân gây ra dậy thì sớm ở trẻPhương pháp điều trị dậy thì sớm ở trẻCách hạn chế nguy cơ dậy thì sớmDậy thì sớm là bị gì?
Dậy thì là hiện tượng cơ thể trẻ phát triển thành cơ thể của người trưởng thành, hoàn thiện các chức năng sinh sản bởi nội tiết tố gửi tín hiệu từ não bộ đến tuyến sinh dục. Trong giai đoạn này, chiều cao, khối lượng cơ thể của trẻ sẽ tăng lên nhanh chóng và sẽ bắt đầu chậm lại đến khi cơ thể được phát triển hoàn toàn.
Thông thường, các bé gái sẽ bắt đầu quá trình dậy thì trong độ tuổi 9 – 13 tuổi, các bé trai sẽ bắt đầu quá trình dậy thì muộn hơn, từ 10 – 14 tuổi. Tuy nhiên, ở trẻ dậy thì sớm, quá trình này diễn ra sớm hơn bình thường, trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai.(1)
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái: ngực phát triển (có thể có quả trám), tăng chiều cao nhanh chóng (có thể cao hơn so với bạn cùng lứa trong một thời gian ngắn), mọc lông mu, lông nách, có kinh nguyệt sớm sau 1 – 2 năm…
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai: cơ quan sinh dục phát triển nhanh chóng, tinh hoàn và dương vật tăng kích thước, mọc lông nách, lông vùng kín, thay đổi giọng nói, phát triển chiều cao, có hiện tượng mộng tinh…
Uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?
Sữa động vật (bò, trâu, dê) là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thành phần của sữa có đầy đủ các chất đạm, đường, béo, vitamin và chất khoáng giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh. Ngoài ra, sữa và các sản phẩm từ sữa là cung cấp nhiều canxi, vitamin D giúp cho xương chắc khỏe.
Nhu cầu sữa cũng khác nhau theo từng độ tuổi của trẻ. Trẻ dưới 12 tháng tuổi có nhu cầu rất lớn về lượng sữa hàng ngày vì đây là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Trẻ từ 1 – 2 tuổi, nên uống từ 3 – 4 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương 100mg canxi = 100ml sữa tươi = 100g sữa chua = 15g phô mai). Trẻ từ 3-5 tuổi nhu cầu sữa là 4 đơn vị , trẻ từ 6 – 11 tuổi nhu cầu 4 – 6 đơn vị mỗi ngày. Trẻ từ 12 – 18 tuổi, nhu cầu sữa cần thiết là 6 đơn vị/ngày.
Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa việc uống sữa nhiều với dậy thì sớm. Hormone tăng trưởng IGF-I tự nhiên có mặt trong sữa bò, tuy nhiên, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã kết luận rằng chất IGF-I trong sữa bò không gây tác động trực tiếp lên cơ thể con người khi được tiêu thụ thông qua ăn uống.Vì vậy, việc trẻ uống nhiều sữa không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình dậy thì của trẻ.
Tuy nhiên, trong các yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm có liên quan đến việc trẻ ăn uống không khoa học dẫn đến tình trạng béo phì, từ đó, gây dậy thì sớm. Nếu trẻ uống quá nhiều sữa so với mức quy định sẽ dẫn đến thừa năng lượng và chất dinh dưỡng gây thừa cân, béo phì ở trẻ vì sữa là sản phẩm hấp thu dễ và nhanh – là yếu tố thúc đẩy dậy thì sớm ở trẻ. Ngoài ra, việc ăn uống các thực phẩm chứa hormone tăng trưởng cũng khiến trẻ có nguy cơ rối loạn nội tiết, mất cân bằng sinh lý, dậy thì sớm.
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Nguyên nhân gây ra dậy thì sớm ở trẻ
Một số nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm gồm:
Giới tính: Bé gái có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn bé trai, bao gồm cả dậy thì trung ương và dậy thì ngoại vi liên quan đến thần kinh và hormone.
Chủng tộc: Trẻ thuộc chủng tộc người mỹ gốc Phi sẽ có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn những chủng tộc khác.
Tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết: Một số sản phẩm chăm sóc da có thành phần nội tiết. Khi sử dụng cho trẻ, những chất này có thể gây kích thích sản sinh hormone, gây dậy thì sớm.
Béo phì: Trẻ bị béo phì có nguy cơ dậy thì sớm hơn những trẻ khác bởi các tế bào chất béo trong cơ thể sẽ tiết ra hormone Leptin, kích thích sự thèm ăn và phát triển khả năng sinh sản của con người.
Sử dụng đồ nhựa không đúng cách: Các sản phẩm nhựa, đặc biệt nhựa tái chế có chứa Phtalat. Đây là một chất có khả năng làm xáo trộn, thậm chí phá vỡ nội tiết khiến trẻ dậy thì sớm.
Có bất thường trong não bộ: Nếu trẻ có khối u ở vùng dưới đồi hay tuyến yên, hormone giới tính có thể bị kích thích, tăng cao khiến trẻ dậy thì sớm.
Phương pháp điều trị dậy thì sớm ở trẻ
Điều trị dậy thì sớm kịp thời và đúng cách sẽ giúp trẻ hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần do tình trạng này gây ra. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp được sử dụng trong điều trị dậy thì sớm ở trẻ gồm:
Tiêm hormone ức chế hoạt động của các tuyến nội tiết, làm chậm quá trình tăng trưởng.
Cân chỉnh chế độ dinh dưỡng nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, tránh sử dụng các thức ăn gây ảnh hưởng đến nội tiết.
Điều trị tâm lý, tư vấn, hỗ trợ trẻ vượt qua các trở ngại khi trẻ dậy thì sớm.
Cách hạn chế nguy cơ dậy thì sớm
Thực hiện lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với lứa tuổi là cách tốt nhất để ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ. Dưới đây là một số các hạn chế nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ:
Cho trẻ ăn uống cân bằng dưỡng chất, hấp thụ vừa đủ đạm động vật. Hướng dẫn trẻ cách ăn uống và lựa chọn những thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe, tránh những thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ.
Bổ sung nhiều thực phẩm xanh, rau củ và thực đơn hàng ngày của trẻ.
Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa chất kích thích tăng trưởng, ảnh hưởng đến hormone,…
Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao thường xuyên, tạo thói quen tập thể dục cho trẻ, tránh để béo phì.
Hạn chế cho trẻ dùng đồ nhựa tái chế, các sản phẩm chứa Phthalates, BPA.
Theo dõi sự phát triển của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay khi có dấu hiệu dậy thì sớm.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã có câu trả lời cho câu hỏi “uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?”. Có thể nói sữa là một loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên, khi cho trẻ uống, mẹ nên chú ý chọn sữa đúng lứa tuổi và có nguồn gốc rõ ràng. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sua-duong-co-tac-dung-gi-vi | Sữa dưỡng thể có tác dụng gì? | Bôi sữa dưỡng thể là một trong những cách đơn giản nhất mà mọi người có thể thực hiện trong chăm sóc da. Công dụng chính của sữa dưỡng thể là giúp giữ ẩm cho da để tránh làm khô da, cải thiện tình trạng thô ráp trên khuỷu tay và gót chân cũng như các vùng da khô khác.
1. Sữa dưỡng thể là gì?
Sữa dưỡng thể là một loại mỹ phẩm có dạng lỏng như kem. Công dụng chính của sữa dưỡng thể là chăm sóc da toàn cơ thể, giúp làm ẩm da, làm mềm và làm mịn da. Ngoài ra, còn một số loại dưỡng thể có công dụng làm trắng, chống lão hoá da.
2. Sữa dưỡng thể có tác dụng gì?
2.1 Tái cấp nước cho da khôSữa dưỡng thể có tác dụng bảo vệ da sau mỗi lần tắm để có thể tiếp tục giúp giữ ẩm sâu trong da, duy trì tính mềm mại cho làn da.2.2 Loại trừ các vùng khô hoặc thô ráp trên daLoại da nào cũng có những vùng da thô ráp, đặc biệt ở các vùng da như: Quanh khuỷu tay hoặc đầu gối. Lúc này, công dụng chính của sữa dưỡng thể sẽ được phát huy khi thoa sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng dưỡng da bổ sung độ ẩm cho da. Qua đó, có thể xoa dịu làn da thô ráp và làm cho da mềm và mịn màng hơn.2.3 Giúp làn da thêm tươi sáng và mịn màngMột số dòng sữa dưỡng thể còn có tác dụng làm đều, làm sáng da giúp da trở nên mịn màng hơn bằng cách loại bỏ lớp vảy chết xỉn màu và làm trẻ hóa các mô bên dưới.2.4 Bảo vệ và phục hồi da dưới nắngMột số dòng sữa dưỡng thể ban ngày vừa có công dụng dưỡng ẩm vừa có tác dụng chống nắng thích hợp cho những người hoạt động trong nhà, làm văn phòng. Lớp dưỡng thể này sẽ tạo thành lớp bảo vệ mỏng nhẹ, chống lại các loại tia sáng có hại từ màn hình tính, điện thoại....2.5 Dưỡng trắngNgoài những tác dụng như dưỡng ẩm, phục hồi da, một số loại dưỡng thể còn có tác dụng dưỡng trắng. Hầu hết, các thành phần dưỡng trắng đều là thành phần tự nhiên như cám gạo, ngọc trai, sữa, một số vitamin A, C, B... vừa giúp da khoẻ mạnh và sáng mịn hơn. Công dụng chính của sữa dưỡng thể sẽ được phát huy khi thoa sau khi tắm 3. Cách sử dụng sữa dưỡng thể
Thời điểm tốt để thoa sữa dưỡng thể là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi buổi tối là khoảng thời gian chúng ta được nghỉ ngơi và thư giãn, vì vậy khi thoa sữa dưỡng thể vào thời gian này cũng giúp tinh thần của chúng ta được thoải mái hơn.Hơn nữa, buổi tối là thời gian nghỉ ngơi, cơ thể chúng ta ít vận động hạn chế tiết mồ hôi, da không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp sữa dưỡng thể có thể thẩm thấu vào da nhanh hơn.Có 2 loại sữa dưỡng là sữa dưỡng thể ban đêm và sữa dưỡng thể ban ngày. Điểm khác biệt giữa hai dòng sản phẩm này là tỉ lệ các thành phần dưỡng ẩm ban đêm thường cao hơn. Còn sữa dưỡng thể ban ngày sẽ có thêm thành phần chống nắng.Trong quá trình bôi sữa dưỡng thể, để sản phẩm phát huy hết tác dụng thì cần lưu ý một vài điều sau:Hãy tắm tráng, tẩy da chết trước khi thoa sữa dưỡng thể để các lỗ chân lông được thông thoáng, kem được hấp thụ vào da một cách dễ dàng hơn.Thoa sữa dưỡng thể lên da sau khi tắm xong và da vẫn còn ẩm và sử dụng đều đặn 1 đến 2 lần/ngàyKhông nên sử dụng quá nhiều sữa dưỡng thể lên da. Chỉ nên lấy một lượng vừa đủ thấm hết vào da, và massage cho đến khi da được khô ráo.Một số vùng da khô ráp như vùng da khuỷu tay, đầu gối nên thoa nhiều kem hơn một chút.Trước khi lựa chọn sữa dưỡng thể phù hợp với da, chú ý đọc kỹ bảng thành phần.Hãy ngừng sử dụng khi thấy da có những dấu hiệu bất thường như da bị kích ứng, mẩn đỏ, ngứa rát hoặc nổi mụn. Sữa dưỡng thể có tác dụng tốt khi được lựa chọn loại phù hợp với làn da của mỗi người 4. Một số lưu ý khi sử dụng sữa dưỡng thể
Khi chọn mua sữa dưỡng thể, cần chú ý kiểm tra các thành phần để đảm bảo không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào. Tìm tên của các hóa chất đã từng gây kích ứng da trong quá khứ. Ngoài ra, hãy xem xét liệu loại sữa dưỡng thể đang quan tâm chất bảo quản hay không, vì một số người thấy chúng gây kích ứng, có thể khiến da họ nổi mụn, ửng đỏ hoặc phản ứng với chất trong sản phẩm.Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất còn phân biệt sữa dưỡng thể dành cho da tay riêng, da toàn thân riêng, theo mùa hay quanh năm. Điều này giúp người dùng định hướng có thể mua loại thông thường hoặc tìm sữa dưỡng thể có thành phần dưỡng da chăm sóc đặc biệt nếu có vấn đề trên da tay hoặc vùng da không đáp ứng với sữa dưỡng thể thông thường trước đó.Một số loại sữa dưỡng thể có mùi thơm trong khi một số loại khác thì không, hay cẩn trọng khi chọn mua vì đôi khi mùi hương cũng có thể là yếu tố gây kích ứng.Cuối cùng, luôn nhớ kiểm tra loại sữa dưỡng thể trước mỗi lần dùng mới bằng cách bôi trên một vùng da nhỏ, để trong vòng 24 giờ. Nếu không có cảm giác khó chịu gì thì có thể thoải mái áp dụng trên vùng da lớn hơn. Trong trường hợp thoa sữa dưỡng thể và gặp phản ứng như ngứa, châm chích và nổi mẩn đỏ, mề đay, hãy nhanh chóng rửa sạch bằng thật nhiều nước và tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn xuất hiện, chẳng hạn như khó thở hoặc thay đổi nhịp tim.Tóm lại, sữa dưỡng thể là một sản phẩm chăm sóc da thông thường sau khi làm sạch da. Công dụng chính của sữa dưỡng thể là bảo vệ da, tạo điều kiện cho da được dưỡng ẩm, mềm mại và hồi phục sau khi đã chịu nhiều tác động ngoài trời. Theo đó, sữa dưỡng thể có tác dụng tốt khi được lựa chọn loại phù hợp với làn da của mỗi người và sử dụng kiên trì đều đặn nhằm đem lại một làn da mịn màng, tươi trẻ. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tam-trang-cua-ban-co-binh-thuong-khong-vi | Tâm trạng của bạn có bình thường không? | Tâm trạng của con người không phải là hằng định, mà có sự biến đổi nhất định. Tuy nhiên điều cần quan tâm là những biến đổi đó là bình thường hay bất thường. Vậy như thế nào là bình thường, và dấu hiệu nào cảnh báo sự bất thường đang diễn ra?
1.Tổng quan về sự thay đổi tâm trạng
Tâm trạng con người khi vui khi buồn, khi lên khi xuống là điều hết sức bình thường, miễn sao những thay đổi đó không cản trở cuộc sống thường ngày của bản thân hoặc những người xung quanh.Có nhiều yếu tố có thể tác động tới sự thay đổi tâm trạng trong ngày. Ví dụ như dưới sự tác động của nhịp sinh học, đa số mọi người cảm thấy hưng phấn, năng động vào khoảng thời gian buổi trưa, nhưng sẽ nhanh chóng mệt mỏi, chán nản vào buổi chiều hoặc buổi tối.Đôi khi, những thay đổi về tâm trạng lại là biểu hiện của vấn đề về tâm thần, hoặc là chỉ báo cho một vấn đề sức khỏe nào đó đang diễn ra.
2.Khi nào những thay đổi của tâm trạng là bất thường? Thiếu ngủ ảnh hưởng đến tâm trạng Những thay đổi tâm trạng nghiêm trọng sẽ cản trở cuộc sống thường ngày của bản thân và những người xung quanh, tuy nhiên chúng hoàn toàn có thể điều trị được. Với những trường hợp nhẹ, đôi khi chỉ cần thay đổi lối sống là đủ. Nhưng trước tiên, hãy nhận diện những vấn đề bất thường có thể gây ra thay đổi tâm trạng:2.1.Căng thẳng và rối loạn lo âuNgày qua ngày có hàng loạt những rắc rối, phức tạp, những điều tích cực cũng như tiêu cực không ngờ tới xảy ra, chúng có thể khiến tâm trạng của con người bị thay đổi. Sự thay đổi tâm trạng sẽ diễn ra mạnh hơn, thường xuyên hơn trước các tình huống ở những người nhạy cảm, so với những người khác.Thiếu ngủ là vấn đề hay bị phàn nàn nhất ở những người đang trong trạng thái căng thẳng. Không thoải mái, lo lắng, thậm chí sợ hãi là cảm giác thường trực ở nhiều người, ngay cả khi chính bản thân họ cũng nhận thấy chẳng có một lí do chính đáng nào cả.Rối loạn lo âu toàn thể (generalized anxiety disorder - GAD) có thể được đặt ra nếu tình trạng lo âu khó kiểm soát đã tồn tại trong ít nhất 6 tháng liên tục, kèm theo một số triệu chứng khác (chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ). Trong trường hợp rối loạn lo âu nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cảm thấy bản thân không thể nào sống sót được, dù chỉ là một ngày. Trầm cảm 2.2.Rối loạn cảm xúc lưỡng cựcSự thay đổi tâm trạng (theo cả hai chiều hướng lên và xuống) ở người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực diễn ra mạnh và kéo dài hơn so với những người bình thường.Có thể lấy ví dụ, với người bình thường, nếu một việc diễn ra thuận lợi, tâm trạng phấn khởi có thể xuất hiện và tồn tại trong 1 hoặc 2 ngày, nhưng ở người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tiếp là cảm giác cuộc sống thiên đường, khiến các hoạt động liên tục diễn ra, như chạy vòng quanh, nói rất nhanh, rất nhiều, thời gian ngủ ít đi, thậm chí làm những việc có tính chất phát tán như sử dụng toàn bộ tiền tiết kiệm. Ảo thanh cũng có thể xuất hiện (nghe thấy tiếng nói của người khác, nhưng trên thực tế không có ai hay không có bất kỳ tiếng nói nào cả). Đây được gọi là pha hưng cảm.Lấy tình huống khác làm ví dụ, người bình thường trong cuộc sống ai cũng có lúc mỏi mệt nằm nhà không muốn đi làm; nhưng ở người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm trạng tiêu cực sẽ diễn ra, không còn động lực, không còn sức sống, buồn chán, tuyệt vọng, nằm trên giường nhiều ngày dẫn tới mất việc, và tệ nhất là xuất hiện ý tưởng tự sát. Đây được gọi là pha trầm cảm.Một điều may mắn, rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể điều trị được. Theo ước tính, khoảng 3% số người trưởng thành tại Hoa Kỳ mỗi năm chịu ảnh hưởng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực.2.3.Trầm cảmThay đổi tâm trạng vẫn có thể xảy ra ở những người đang bị trầm cảm. Tâm trạng dù đang tiêu cực nhưng vẫn có thể cải thiện tạm thời, tuy không thể lên cao tới mức như ở những người rối loạn cảm xúc lưỡng cực nhưng vẫn có thể mang lại cảm giác “ổn”.Buổi sáng của những người bị trầm cảm có thể rất tệ, tuy nhiên họ sau đó sẽ cảm thấy khá hơn. Nếu cảm giác tiêu cực như buồn chán, mệt mỏi, bồn chồn hoặc tuyệt vọng xuất hiện và kéo dài trên 2 tuần, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.2.4.Rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder - BPD)Rối loạn nhân cách ranh giới là một dạng rối loạn tâm thần, với điểm đặc trưng là sự thay đổi mạnh và đột ngột của cảm xúc, chẳng hạn như đang giận dữ chuyển sang lo âu, hoặc đang tuyệt vọng lại chuyển sang lo âu.Tuy nhiên những sự thay đổi này không đạt được cường độ cao như thay đổi ở những người rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Thay đổi cảm xúc ở người rối loạn nhân cách ranh giới thường khởi phát từ những tương tác giữa người với người hàng ngày, do đó họ không có khả năng đối mặt tốt với căng thẳng. Trường hợp cảm xúc trở nên tiêu cực (rất không thoải mái hoặc rất buồn), người mắc rối loạn nhân cách ranh giới xuất hiện xu hướng tự gây hại cho bản thân. Thay đổi nội tiết tố sinh dục dẫn tới thay đổi cảm xúc 2.4.Rối loạn tăng động giảm chú ý (attention deficit hyperactivity disorder - ADHD)Cảm xúc dễ thay đổi, dễ phản ứng, dễ chán nản có thể là những biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành. Các dấu hiệu khác có thể gặp là khó tập trung, bồn chồn, hấp tấp.2.5.Thay đổi nội tiết tốNội tiết tố sinh dục gắn với cảm xúc, do đó bất kỳ sự thay đổi nội tiết tố sinh dục nào cũng đều có thể dẫn tới sự thay đổi của cảm xúc.
3.Làm gì khi tâm trạng thay đổi?
Tâm trạng thay đổi là điều hết sức bình thường của cuộc sống con người, miễn sao nó không ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của bản thân và những người xung quanh. Nếu nghi ngờ bản thân đang biểu hiện các triệu chứng của một rối loạn tâm thần nào đó, đừng ngần ngại đi khám bác sĩ chuyên khoa, bởi can thiệp điều trị càng sớm, càng dễ và càng nhanh thành công, tránh những ảnh hưởng không đáng có của bệnh tới cuộc sống. Bạn có đang bị trầm cảm không? Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/7-chien-luoc-nuoi-tre-ken-an-vi | 7 chiến lược nuôi trẻ kén ăn | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long Trẻ kén ăn luôn là nỗi lo lắng, bận tâm của các bậc cha mẹ. Tại sao trẻ lại kén ăn đến như vậy? Và có chiến lược nào dành riêng cho trẻ kén ăn hay không?
Vì sao trẻ lại kén ăn?
Thay đổi độ đặc của thức ăn cũng được coi là trải nghiệm đối với trẻ. Trẻ cần có thời gian để làm quen với thành phần, màu sắc và mùi vị của những món ăn mới. Thông thường, phần lớn trẻ thích những món ăn quen thuộc.Thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày là điều diễn ra khá phổ biến ở trẻ. Cha mẹ nên cho bé thử ăn vài lần trước khi chuyển sang món mới cho trẻ và mục đích của việc thay đổi món ăn là do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Bé có thể chậm tăng cân hơn bởi ngoài ăn uống trẻ có nhiều điều khác để quan tâm.Càng ngày trẻ sẽ càng trở nên độc lập hơn và học cách tự mình lựa chọn, bao gồm lựa chọn thực phẩm. Đây là kỹ năng quan trọng bé cần phát triển trong nhiều năm sau đó.Trẻ có thể là một người kén ăn nhưng sẽ rất tuyệt vời khi bạn cho con thử những món ăn mới. Để khẳng định sự độc lập của mình, lúc đầu trẻ sẽ từ chối. Cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có thể thêm vào bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ.>>> Làm thế nào nếu trẻ kén ăn?
1. Chú ý đến cách trình bày
Nhiều trẻ em nghĩ rằng cải bắp sẽ ăn ngon hơn khi chúng được tự tay ngắt bỏ cuống hay trái cây có hương vị thơm ngon hơn khi được xiên ở que thay vì xếp lên đĩa.Vì vậy, đối với trẻ, việc trình bày thức ăn cũng vô cùng quan trọng. Bạn không cần phải quan trọng hóa vấn đề, đơn giản là chỉ cần sắp xếp các loại rau đã cắt nhỏ trên một đĩa đầy màu sắc và cắm vào một vài chiếc tăm, hoặc đưa trẻ một ly sinh tố trái cây trong một chiếc ly xinh xắn thay vì chiếc cốc cũ mà trẻ vẫn thường hay dùng.Theo các chuyên gia, thức ăn được trình bày bắt mắt sẽ kích thích vị giác, khiến chúng ta có cảm giác thèm ăn và muốn nếm thử. Đặc biệt, đối với trẻ em, thức ăn được trình bày đẹp mắt còn làm tăng hiệu quả gấp 2 lần, những người không chỉ kén chọn mà còn rất nhạy cảm với hình dạng bên ngoài của tất cả mọi thứ. Việc trình bày thức ăn bắt mắt góp phần kích thích vị giác 2. Để trẻ được tự phục vụ
Hãy để trẻ có cơ hội được tự phục vụ bản thân, điều này có thể giúp giảm sự kén chọn của con. Hãy cố gắng đưa vào thực đơn một món ăn mới mỗi ngày. Và nếu trẻ bỏ qua những món ăn này, hãy hít một hơi thật sâu, đừng tạo áp lực cho trẻ. Bạn nên cho trẻ tận hưởng trải nghiệm ăn uống cùng gia đình theo cách riêng của trẻ, cố gắng dẹp bỏ nỗi lo lắng về chế độ dinh dưỡng của trẻ.Để trẻ làm chủ bữa ăn của chính mình trong bữa tối, hãy loại bỏ áp lực trong bữa ăn. Khi bữa ăn bị chi phối bởi sự ép buộc hoặc mua chuộc của cha mẹ, nó sẽ tạo ra một môi trường căng thẳng - và trẻ em sẽ nản lòng trước áp lực. Mặt khác, khi giờ ăn dễ chịu và không căng thẳng, trẻ bắt đầu thư giãn và có nhiều khả năng chấp nhận nếm thử các món ăn mới.Theo các chuyên gia, các bậc cha mẹ nên tạo không khí ăn uống vui vẻ thoải mái, điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Và sau nhiều ngày gắn bó trẻ có thể làm bạn ngạc nhiên khi tự mình trải nghiệm những món ăn có protein và rau.Nếu bạn không thấy sự cải thiện, hãy nói chuyện với con bạn (nhưng đừng bao giờ thảo luận ở bàn ăn tối). Bạn có thể nói với trẻ rằng bạn đã nhận thấy trẻ chỉ ăn cơm và bánh mì vào bữa tối và bạn có thể đưa ra một số lời khuyên bảo nhẹ nhàng về bữa ăn cân bằng hơn trông sẽ như thế nào.Cuối cùng, hãy hỏi ý kiến của trẻ bởi chính trẻ cũng có thể đưa ra một số ý tưởng về một hoặc hai món ăn phụ tốt cho sức khỏe. Tất nhiên, nếu đó là ý tưởng của trẻ nhiều khả năng trẻ sẽ thử món đó.
3. Thử sử dụng chuỗi thức ăn
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng: Trẻ kén ăn được cung cấp từ từ và dần dần các loại thực phẩm giống nhau. Dần dần, trẻ sẽ học cách mở rộng thực đơn của mình.Ví dụ, nếu con bạn thích một nhãn hiệu khoai tây chiên nào đó của Pháp, hãy cho trẻ thử một nhãn hiệu tương tự. Sau khi trẻ chấp nhận các loại khoai tây chiên khác nhau, hãy chuyển sang thực phẩm có hương vị và kết cấu tương tự, chẳng hạn như bánh khoai tây nướng.Khi trẻ chấp nhận điều này, hãy chuyển sang món khoai tây nướng. Làm theo cách này với khoai tây nghiền, sau đó nghiền khoai tây với nước thịt, sau đó là bánh khoai tây và cuối cùng là bánh quiche.Nên cho trẻ ăn một lượng vừa phải khi tiếp cận với những món mới. Thay vì các món đều mới hết thì nên xen kẽ món mới và món cũ cho trẻ. Có thể cho trẻ ăn kèm món mới với món trẻ vốn ưa thích. Trong bữa ăn, bạn cần đảm bảo có món ăn yêu thích của trẻ.Chuỗi thức ăn được tùy chỉnh theo sở thích của trẻ với tốc độ diễn ra chậm rãi theo nhu cầu của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi thử những món ăn mới. Khi nói đến việc ăn uống, trẻ em thường sẽ cảm thấy bị áp lực và đây chính là phương pháp được đưa ra nhằm thích ứng với sở thích trẻ, thay vì bắt trẻ phải thích ứng với một món ăn khác. Trẻ thích ăn khoai tây có thể ăn kèm theo với món khác để trẻ dễ ăn hơn 4. Để trẻ đói
Hầu hết trẻ em đều thích uống nước trái cây và ăn bánh quy giòn. Bữa tối là bữa ăn bao gồm nhiều thức ăn bổ dưỡng nhất trong ngày, nếu có thể hãy để trẻ đói trước khi đến giờ ăn tối.Điều này không có nghĩa là trẻ không được ăn đồ ăn nhẹ. Bởi trẻ em cần ăn một vài bữa phụ xen giữa các bữa chính. Nhưng có sự khác biệt giữa việc cung cấp đồ ăn nhẹ với một lượng vừa phải và một lượng quá nhiều khiến trẻ cảm thấy không muốn ăn khi tới bữa ăn chính.Nếu bạn thấy trẻ đòi ăn hết món này đến món khác, có thể đánh lạc hướng trẻ bằng cách đưa trẻ đi dạo hoặc đi chơi ở công viên. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn trong bữa ăn chính. Bạn sẽ cảm thấy vui vô cùng khi được ngồi xuống bàn ăn trong lúc đang cảm thấy đói, tuy nhiên, rất nhiều trẻ em ngày nay không có được trải nghiệm đó.Đó là bởi, trẻ em có nhiều khả năng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau khi đói, ngay cả những thức ăn khiến chúng sợ hãi một chút. Khi dạ dày của trẻ trống rỗng, trẻ sẽ muốn nếm thử tất cả những món ăn có trên bàn.
5. Đừng tự trách bản thân
Khi nhìn thấy một đứa trẻ đang ăn rau chân vịt một cách ngon lành, trong khi con bạn đang chậm rãi ăn một nửa lát bánh mì, bạn sẽ cảm thấy tự trách bản thân mình. Đừng quá lo lắng và đổ hết lỗi cho bản thân bởi con kén ăn không phải lỗi của cha mẹ.>>> 9 cách đối phó với chứng kén ăn của trẻMột khi không tự đổ lỗi cho bản thân, bạn có thể nhẹ nhàng giúp con thưởng thức những món ăn mới tốt cho sức khỏe mà không gây căng thẳng hay áp lực cho trẻ. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái nấu ăn theo sở thích của con bạn.Điều quan trọng nhất chính là bạn có thể cùng con tận hưởng trọn vẹn bữa ăn một cách vui vẻ. Trẻ sẽ quan tâm đến thái độ của bạn, điều này giúp trẻ thư giãn.
6. Khởi đầu ngày mới bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Bạn cần cho trẻ ăn bữa sáng với những món ăn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mà lại không tốn quá nhiều thời gian, chẳng hạn như trái cây tươi, sữa chua, granola ít đường, trứng hoặc sinh tố...Theo các chuyên gia, những đứa trẻ được ăn bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ bớt kén chọn hơn. Thêm vào đó, những trẻ ăn sáng có sức khỏe tổng thể tốt hơn những trẻ không ăn. Bữa sáng của trẻ đơn giản với các loại sinh tố đầy đủ chất dinh dưỡng 7. Tham khảo ý kiến chuyên gia
Một số trẻ kén ăn vì vấn đề phát triển hoặc y tế. Nếu tình trạng kén ăn của con bạn đang ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, gây ra nhiều xung đột trong gia đình (như giữa cha và mẹ, hay giữa ông bà và cha mẹ) hoặc có tình trạng có vẻ nghiêm trọng (hoặc nếu bạn chỉ đơn giản là muốn có một số hỗ trợ chuyên môn), thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng.>>> Trẻ 2-4 tuổi kén ăn: Phải làm thế nào?Chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra đánh giá để giúp tìm ra gốc rễ của vấn đề và sau đó sẽ tìm ra một kế hoạch tùy chỉnh để giải quyết vấn đề đó. Ví dụ, một số trẻ có các vấn đề về giác quan khiến chúng chống lại một số kết cấu nhất định và liệu pháp có thể giúp trẻ học cách thích nghi. Rất nhiều trẻ em có tiến triển tốt hơn khi được điều trị.Bất kỳ ai đều thích việc được khen, công nhận khi hoàn thành hay đạt được việc gì đó, trẻ em cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy khi trẻ thực hiện được điều gì đó, hay bắt đầu thực hiện đừng quên dành cho trẻ những lời khen ngợi, gợi ý một cách nhiệt tình và vui vẻ.Với những cách làm được nêu trên đây, việc muốn bé làm việc gì đó hay ăn món ăn nào đó bạn sẽ không cần phải ép buộc mà tự bản thân trẻ sẽ cảm thấy có hứng thú với những việc này.Để cải thiện tình trạng kén ăn, chán ăn của trẻ, cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé. Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://suckhoedoisong.vn/nam-phoi-can-benh-co-ty-le-tu-vong-toi-50-169221025001919468.htm | 26-10-2022 | Nấm phổi - căn bệnh có tỷ lệ tử vong tới 50% | Ngày Nấm phổi thế giới 25/10
vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố danh sách các loại nấm đe dọa sức khỏe toàn cầu và đề ra kế hoạch hành động để giải quyết bệnh nấm. Nhân dịp này, TS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về căn bệnh gây ra hơn 1 triệu ca tử vong mỗi năm.
TS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương
Phóng viên:
Thưa bác sĩ,
nấm phổi
là một căn bệnh nguy hiểm, thường gặp tuy nhiên nó ít được biết đến. Xin bác sĩ cho biết bức tranh toàn cảnh về bệnh nấm phổi trên thế giới và tại Việt Nam?
TS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc:
Các
bệnh do nấm
khiến hơn 1,6 triệu người tử vong mỗi năm và gây bệnh lâu dài cho hàng trăm triệu người khác. Tại Việt Nam, nấm phổi vẫn còn đó "một khoảng trống", nhiều bệnh viện, cơ sở y tế chưa đủ điều kiện để chẩn đoán. Nấm phổi được nhiều người cho là căn bệnh hiếm, ít gặp nhưng thực tế nó khá phổ biến ở Việt Nam.
Theo ước tính, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 15.000 ca nấm phổi xâm lấn,
nấm phổi mãn tính
do Aspergilluscó trên 50.000 trường hợp. Tuy nhiên số người được chẩn đoán vô cùng ít ỏi, chỉ khoảng 1/1000 ca mắc, điều này cho thấy số người mắc bệnh mà không được chẩn đoán và tiếp cận điều trị rất lớn.
Tỷ lệ tử vong của bệnh nấm phổi xâm lấn rất cao, từ 30-80% số người mắc bệnh, tùy theo tình trạng bệnh nền mà người bệnh có tiên lượng xấu ít hay nhiều. Đặc biệt, nếu nấm phổi xâm lấn không được điều trị 100% bệnh nhân sẽ tử vong, bệnh này tử vong nhanh, có thể chỉ trong một thời gian ngắn 30-90 ngày. Do đó bệnh nhân cần phải được chẩn đoán và điều trị thật sớm. Trong khi đó, nấm phổi mãn tính do Aspergillus – căn bệnh phổ biến không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam- nếu không điều trị, sau 5 năm tỷ lệ tử vong xấp xỉ 50%.
Phóng viên
:
Bệnh nấm phổi nguy hiểm là vậy, xin BS cho biết dấu hiệu nào nhận biết bệnh, đối tượng nào có nguy cơ mắc căn bệnh này?
TS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
: Cũng giống như các bệnh hô hấp khác, nấm phổi có các triệu chứng như ho, khạc đờm, ho ra máu, khó thở, đau ngực hay sốt… Tất cả các triệu chứng này đều không đặc hiệu, nên đối với cả người bệnh và nhân viên y tế đều dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh viêm phổi, lao phổi….
Trong một nghiên cứu gần đây nhất tại Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam có khoảng 50% các bệnh nhân đã từng mắc lao đến khám tại các cơ sở y tế đều bị nấm phổi. Nếu không chẩn đoán đúng bệnh, bệnh nhân sẽ mất cơ hội để điều trị bệnh nấm phổi.
Bệnh nấm là một bệnh cơ hội, nên thường gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch toàn thân như bệnh nhân mắc HIV, xơ gan, nghiện rượu, người mắc bệnh máu ác tính, người điều trị hóa chất… hoặc những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch tại chỗ như người đã từng mắc lao phổi, giãn phế quản, mắc những bệnh lý để lại xơ sẹo ở phổi… đều là những đối tượng nguy cơ dễ bị mắc nấm phổi.
Phóng viên:
Điều trị nấm phổi tại Việt Nam hiện nay có gặp khó khăn gì hay không, thưa BS?
TS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
: Tùy thuộc vào thể nấm phổi xâm lấn hay nấm phổi mãn tính mà các bác sĩ có phương án điều trị khác nhau. Nấm phổi xâm lấn chúng ta thường dùng phác đồ điều trị tấn công trong 2 tuần, sau đó điều trị duy trì từ 6-12 tuần. Khó khăn nhất trong điều trị bệnh này là bệnh nhân khó có thể tiếp cận thuốc, vì bảo hiểm y tế không chi trả tất cả các loại thuốc nấm. Thực tế, nhiều bệnh nhân phải tự chi trả thuốc nấm.
Với
bệnh nấm phổi mãn tính
, bệnh nhân cần phải điều trị ít nhất 12 tháng, cần nguồn lực tài chính rất lớn để điều trị. Những bệnh nhân này hầu hết đều phải chi trả rất nhiều tiền để chữa trị, đây là khó khăn mà hầu hết bệnh nhân mắc nấm nào cũng phải đối mặt bởi thuốc nấm rất đắt, thời gian điều trị kéo dài. Có những bệnh nhân trong quá trình điều trị tấn công, phải chi trả từ 12-15 triệu tiền thuốc mỗi ngày nếu không có bảo hiểm y tế, đây là một gánh nặng đối với nhiều người. Sau đó giai đoạn duy trì, chi phí cũng giảm đi, nhưng họ phải điều trị trong thời gian dài.
Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 15.000 ca nấm phổi xâm lấn mỗi năm, nấm phổi mãn tính do Aspergillus có trên 50.000 trường hợp.
Phóng viên
:
Những người không bị suy giảm miễn dịch, hay người có sức khỏe tương đối tốt có nguy cơ nhiễm căn bệnh nấm phổi nguy hiểm này không thưa BS?
Yếu tố nguy cơ nhiễm nấm phổi do Aspergillus
Ẩm ướt, coi chừng bệnh nấm phổi
TS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
: Với những người khỏe mạnh, sức khỏe bình thường, nấm phổi không dễ xâm nhập, tuy nhiên vẫn có trường hợp bị nhiễm bệnh. Bởi chỉ cần sau một trận ốm, bị COVID-19 hay sau một đợt bị bệnh viêm đường hô hấp …. cũng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập. Bởi các bào tử nấm xuất hiện khắp nơi trong môi trường tự nhiên và môi trường sống của chúng ta nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Bên cạnh đó, nhân viên y tế cần phải lưu tâm đến những trường hợp đã từng mắc bệnh lao, bệnh phổi… mà có những dấu hiệu giống lao, đi khám bác sĩ không tìm thấy vi khuẩn lao, lúc đó hãy nghĩ đến bệnh nấm phổi.
Phóng viên
:
Làm sao để giảm nguy cơ nhiễm nấm? BS có lời khuyên gì cho người bệnh để bảo vệ sức khỏe, phòng căn bệnh nấm phổi này?
TS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
: Muốn như vậy, trong bệnh viện cần đảm bảo môi trường không có nấm mốc, các thiết bị điều trị cho bệnh nhân cần được vệ sinh sạch như máy thở, hệ thống cung cấp oxy….phải đảm bảo sạch, vô trùng không có nấm mốc. Tại gia đình, cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, và các vật dụng trong nhà sạch sẽ, không có nấm mốc. Nấm mốc chỉ xảy ra trong môi trường ẩm ướt như nhà vệ sinh, chỗ bồn rửa bát, cần phải làm sạch.
Để phòng bệnh nấm phổi, người dân cần thường xuyên rèn luyện thân thể, ăn nhiều hoa quả tươi, nâng cao sức đề kháng. Tránh để nấm mốc trong nhà, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, đủ ánh nắng, thông gió, tránh ẩm ướt, không để thực phẩm rơi vãi trong nhà là điều kiện cho nấm sinh sôi phát triển. Khi vệ sinh nhà cửa, cần mang khẩu trang để tránh hít phải bụi nấm.
Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành 'Danh sách các loài nấm hay gây bệnh trên người' với 19 loài nấm khác nhau nhằm tập trung, thúc đẩy nghiên cứu và đề ra các biện pháp can thiệp, đồng thời tăng cường nhận thức toàn cầu đối với các bệnh nghiêm trọng do nhiễm nấm và nấm kháng thuốc gây ra.
Các bệnh do nấm là một mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, tuy nhiên lại có sự thiếu công bằng trong việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị. Sự tham gia của y tế cộng đồng cùng với chẩn đoán khi chăm sóc định kỳ, có khả năng cứu sống vô số người bệnh mỗi năm.
Bệnh nấm - mối đe doạ sức khoẻ toàn cầu
SKĐS - Ngày 25/10/2022 là Ngày hành động nhiễm Nấm toàn cầu. Nhân dịp này, Tổ chức y tế thế giới đã công bố danh sách các loại nấm đe dọa sức khỏe toàn cầu và đề ra kế hoạch hành động để giải quyết căn bệnh gây ra hàng triệu cái chết mỗi năm.
Hải Yến
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kem-cac-benh-o-nguoi-va-lao-hoa-vi | Kẽm, các bệnh ở người và lão hóa | Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng nhất trong cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng sinh học như xúc tác enzyme, cấu trúc của nhiều protein, hóc môn. Kẽm còn được coi là nguyên tố chính đóng góp vào quá trình phân chia và biệt hóa tế bào, chết tế bào theo chương trình, phiên mã gen. Vai trò sinh học đa dạng khiến cho tình trạng thiếu kẽm có thể dẫn đến một số tác động không tốt lên sức khỏe. Việc bổ sung kẽm có hiệu quả trong điều trị các bệnh do thiếu kẽm. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đề cập rằng kẽm còn có mối liên quan đến quá trình lão hóa của cơ thể, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của kẽm ở người lớn tuổi.
1. Tổng quan
Kẽm được đánh giá là nguyên tố vi lượng quan trọng nhất trong cơ thể. Sau khi khám phá ra rằng kẽm là thành phần thiết yếu trong cơ thể vi sinh vật vào năm 1860, trong thực vật năm 1900 và ở động vật vào khoảng năm 1930, số lượng các nghiên cứu liên quan đến kẽm trong suốt thập kỷ qua đã tăng nhanh chóng, nhằm chứng minh mức độ ảnh hưởng của kẽm đối với các chức năng khác nhau của tế bào và cơ thể.Nghiên cứu nổi bật nhất nói đến các chức năng sinh hóa của kẽm bao gồm:Xúc tác hoạt động của hơn 200 enzymeCấu trúc nhiều đại phân tử trong cơ thể bao gồm một số enzym, hóc môn, neuropeptide, thụ thể hóc môn, và có thể cả polynucleotide.Cơ thể người sinh trưởng và phát triển bình thường được từ giai đoạn bào thai tới giai đoạn trưởng thành và lão hóa đều cần có sự tham gia của kẽm. Nguyên tố vi lượng này tham gia vào việc phân chia và biệt hóa tế bào, quá trình chết tế bào, phiên mã gen, hoạt động của màng sinh học và rõ ràng là nhiều hoạt động của enzym khác.Các nghiên cứu gần đây hơn cho thấy kẽm rất cần thiết cho việc duy trì sự phối hợp giữa các mạng lưới nội môi chính, bao gồm hệ thần kinh, nội tiết thần kinh và hệ miễn dịch, trong suốt cuộc đời của con người, bổ sung thêm lý thuyết mới cho cách tiếp cận để giải thích quá trình lão hóa của cơ thể. Cơ thể thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tới quá trình lão hóa và là nguyên nhân gây ra một số bệnh 2. Kẽm và quá trình lão hóa
Mặc dù các dữ liệu nghiên cứu trên cơ thể người vẫn còn rời rạc và bức tranh toàn cảnh về vai trò của kẽm vẫn chưa hoàn thành, nhiều nhà nghiên cứu đã hoài nghi về vai trò của kẽm lên quá trình lão hóa ở người nhờ vào những phát hiện trên động vật trong phòng thí nghiệm.Trước hết, người ta khẳng định rằng hệ thống miễn dịch có thể đại diện cho một tác nhân tạo ra tốc độ lão hóa, bởi vì tuyến ức, cơ quan chính của hệ thống miễn dịch, bắt đầu xâm nhập khá sớm trong cuộc đời (khoảng 20 tuổi năm của con người) và do đó, khả năng miễn dịch phụ thuộc vào tế bào lympho T dần trở nên kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các thí nghiệm trên loài gặm nhấm được thực hiện trong suốt vòng đời của nó, đã chứng minh rằng các sửa đổi miễn dịch liên quan đến quá trình lão hóa như giảm sản xuất hóc môn tuyến ức, giảm hoạt động của T giúp đỡ và T-ức chế, và tế bào NK có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung kẽm. Hơn nữa, bổ sung kẽm bằng đường uống ở những con chuột già, có thể gây ra sự phát triển của tuyến ức với việc tăng sản xuất hóc môn tuyến ức và tăng tỷ lệ phần trăm tế bào sản xuất thymulin, như cũng như khôi phục hoàn toàn số lượng tế bào Thy 1,2+ và Lyt 1+ trong lá lách, và phục hồi một phần phản ứng PHA và chất độc tế bào NK hoạt động của các tế bào lá lách. Hơn nữa, bổ sung kẽm ở chuột già cũng phục hồi mức độ thấp bất thường của hóc môn tuyến giáp trong huyết thanh.Giả thuyết về tác động của các nguyên tố vi lượng lên trong quá trình lão hóa sinh lý của con người được chú ý đến sau khi quan sát thấy rằng với sự gia tăng tuổi tác, thói quen ăn uống luôn thay đổi, và việc giảm hấp thụ một số vi chất dinh dưỡng là hầu như không thể tránh khỏi.Kẽm là đối tượng được nghiên cứu quy mô lớn ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Thụy Điển và Úc. Hầu hết các nghiên cứu đều có chung một nhận định rằng hàm lượng kẽm trong khẩu phần ăn trung bình hàng ngày thường thấp hơn nhu cầu kẽm được khuyến cáo ở người lớn với mức 15 mg. Các nghiên cứu tương tự cũng báo cáo rằng nồng độ kẽm trong huyết thanh giảm dần theo tuổi tác, trong khi hàm lượng kẽm trong tế bào bạch cầu dường như không thay đổi.Các nghiên cứu được thực hiện trong những năm 1990, chủ yếu dựa trên về các kỹ thuật đo lường trong phòng thí nghiệm, có xu hướng không ghi nhận được sự sụt giảm hàm lượng kẽm ở người lớn tuổi, và thậm chí sự thay đổi trong việc hấp thụ kẽm ở đường ruột không còn được quan sát thấy trong các nghiên cứu gần đây và phức tạp hơn. Trong những thập kỷ gần đây, tuổi thọ trung bình của dân số chung được tăng dần và chế độ ăn uống đầy đủ hơn, các phương pháp kỹ thuật đo lường hàm lượng kẽm đáng tin cậy hơn, vì thế sự khác biệt giữa các nghiên cứu trên các nhóm người cao tuổi trong các khoảng thời gian khác nhau có có thể phần nào giải thích được.Trong thời gian gần đây, tình trạng thiếu kẽm ở người lớn tuổi đã có thay đổi. Nói cách khác, nguy cơ thiếu kẽm ở người già sẽ tăng lên so với nhóm dân số chung. Hàm lượng kẽm trong cơ thể liên quan trực tiếp đến thái độ ăn uống và thói quen vệ sinh được tăng cường của dân số cao tuổi. Mặt khác, nhiều loại bệnh liên quan đến tuổi tác, có thể gây ra tình trạng thiếu kẽm. Nguy cơ thiếu kẽm ở người già đang có dấu hiệu tăng lên 3. Một số bệnh do thiếu kẽm
Các rối loạn trong quá trình chuyển hóa kẽm hoặc giảm bổ sung kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Các cơ chế bệnh sinh của sự thiếu hụt kẽm chưa được xác định rõ ràng, và mối quan hệ nguyên nhân - kết quả với bệnh vẫn chưa được biết đến một cách chi tiết. Bất chấp những vấn đề về phương pháp luận này, tỷ lệ thành công cao đạt được khi bổ sung kẽm trong các bệnh lý do thiếu kẽm đã ghi nhận được một vài kết quả tích cực trong rất nhiều tình huống.Bệnh thần kinh do thiếu kẽmSự thay đổi trong chuyển hóa kẽm thường liên quan với một số bệnh lý của hệ thần kinh. Kẽm xúc tác nhiều hoạt động trên các enzym, hóc môn và các peptit thần kinh liên quan đến chức năng não. Đây là cơ sở giải thích cho mối liên quan giữa thiếu kẽm và các bệnh lý thần kinh, bao gồm cả thoái hóa điểm vàng, nhưng cụ thể mối quan hệ nguyên nhân-kết quả như thế nào vẫn chưa được xác định. Bổ sung kẽm đã mang lại một số tác dụng có lợi. Hiệu quả của việc bổ sung kẽm trong bệnh Alzheimer đang được tranh luận; một số bệnh nhân có cải thiện triệu chứng, trong khi những người khác nhận thấy tác động tiêu cực.Các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùngTình trạng thiếu kẽm khá phổ biến ở những người mắc các bệnh này. Bên cạnh tình trạng kém hấp thu, đặc biệt trong điều kiện nhiễm trùng đường tiêu hóa, việc hấp thu kẽm có thể đặc biệt bị suy giảm do hậu quả của việc tăng tổng hợp và giải phóng ILl, do có vai trò trong việc tổng hợp metallothionein ở gan. IFNal cũng làm giảm nồng độ kẽm trong huyết tương. Sự thay đổi hàm lượng kẽm trong cơ thể có vẻ như khá quan trọng trong những bệnh này, bởi vì nó gây ra suy tuyến ức.Bệnh da liễuKẽm là một yếu tố dinh dưỡng cho biểu bì tuy nhiên, mối quan hệ nguyên nhân - kết quả trong các bệnh da liễu do thiếu kẽm vẫn chưa được rõ ràng.Các bệnh lý chuyển hóaThiếu kẽm xảy ra khá thường xuyên và có liên quan đến hai nguyên nhân chính: tăng mất kẽm qua nước tiểu, như xảy ra trong các bệnh thận, đái tháo đường, nghiện rượu, loãng xương, hoặc giảm hấp thu ở ruột trong bệnh xơ gan. Hiệu quả của việc sử dụng kẽm trong các bệnh lý này được ủng hộ bởi nhiều bằng chứng, nhưng ứng dụng trên lâm sàng vẫn còn bị giới hạn.Bệnh ung thưNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng sự tăng trưởng khối u có liên quan đến sự thay đổi hàm lượng kẽm. Nồng độ kẽm trong huyết tương giảm được ghi nhận khá phổ biến, nhưng cơ chế bệnh sinh có gây ra suy dinh dưỡng hoặc liên kết quá mức với các protein nội bào trong tế bào ung thư hay không vẫn chưa được xác định. Mối tương quan được quan sát giữa việc tân sinh tế bào tích cực và khiếm khuyết kẽm trong bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, các thử nghiệm bổ sung kẽm trong bệnh ung thư quá ít để có thể đưa ra bất kỳ kết luận nào.Bệnh tim mạchGần đây, bằng chứng về sự thay đổi lượng kẽm trong các bệnh liên quan đến hệ tim mạch, và chủ yếu liên quan đến vai trò của kẽm trong hoạt động sinh học ức chế men chuyển angiotensin. Chưa có thử nghiệm bổ sung kẽm nào được thực hiện ở nhóm bệnh lý này.Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, bệnh lý chuyển hoá,... và lão hoá.>>Tìm hiểu thêm về: Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: europepmc.org, researchgate.net, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://suckhoedoisong.vn/ap-xe-gan-cang-xu-ly-som-cang-tot-169163506.htm | 18-09-2019 | Áp-xe gan, càng xử lý sớm càng tốt | Áp-xe gan là một bệnh rất nguy hiểm vì sẽ gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc tế bào gan và có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng gây tử vong nếu bệnh nhân đến muộn... Chính vì vậy, việc phát hiện sớm để điều trị đúng kịp thời là rất quan trọng.
Sốt cao liên tục, đau âm ỉ ở hạ sườn phải không ngờ là bệnh trọng
Mới đây, bệnh nhân N.V H., 40 tuổi ở Đan Phượng, Hà Nội nhập viện với triệu chứng sốt cao liên tục 38-39
o
C. Bệnh nhân cho biết, cách đây mấy ngày, bệnh nhân tự uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, sau đó bệnh nhân thấy hơi đau ở bụng, đau hạ sườn phải âm ỉ... nên được người nhà đưa vào bệnh viện. Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã khám và hội chẩn, bệnh nhân được chẩn đoán bị áp-xe gan phân thùy VII và điều trị kháng sinh theo dõi trước thực hiện kỹ thuật chọc dẫn lưu ổ áp-xe.
Sau 7 ngày điều trị tích cực tại Khoa Ngoại (Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Hà Nội), bệnh nhân H. đã cắt được sốt, đỡ đau tức hạ sườn phải và được chỉ định chọc dẫn lưu ổ áp-xe gan. Quá trình chọc hút diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao (hút ra được 50ml dịch mủ đục, sau hút bệnh nhân ổn định, không còn sốt),... sau đó bệnh nhân được xuất viện về nhà. Đây chỉ là một trong những trường hợp thấy sốt tự điều trị ở nhà nhập viện khi tình trạng bệnh đã nặng.
Ổ áp-xe gan nếu không được xử lý sớm có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng.
Nguyên nhân nào gây áp-xe gan?
Áp-xe gan có nhiều nguyên nhân khác nhau như do vi khuẩn, ký sinh trùng (lỵ amíp, vi nấm). Tuy vậy, người ta nghiên cứu thấy rằng trong các nguyên nhân gây áp-xe gan thì nguyên nhân do vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 80% các trường hợp áp-xe gan), trong khi đó nguyên nhân do lỵ amíp chỉ chiếm 10% và do nấm cũng có tỷ lệ tương tự như lỵ amíp.
Lý do để vi khuẩn hoặc ký sinh trùng vào được trong gan gây nên áp-xe có thể do vi khuẩn theo đường máu (động mạch và tĩnh mạch cửa), bạch huyết và đường dẫn mật. Hầu hết các loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đều xuất phát điểm là từ các ổ nhiễm khuẩn có sẵn hiện đang tồn tại trong cơ thể như mụn, nhọt, các ổ áp-xe (áp-xe cơ, cơ hoành, áp-xe phổi...). Ngoài ra cũng có thể là áp-xe gan do vi sinh vật đi ngược theo đường mật vào trong gan gây nhiễm khuẩn khu trú.
Dấu hiệu nhận biết
Điển hình nhất trong bệnh áp-xe gan là sốt, ớn lạnh. Sốt có thể lên đến 39 - 40
o
C trong giai đoạn cấp tính nhưng sau đó có thể sốt nhẹ nhưng kéo dài nhiều ngày, kèm theo sốt là đau bụng. Đau bụng thường dữ dội, đau chủ yếu ở vùng dưới sườn bên phải, nếu ổ áp-xe to cấp tính thì đau có thể lan rộng cả thượng vị hoặc khắp bụng.
Do gan bị sưng to nên làm người bệnh có cảm giác căng, tức, nặng ở vùng dưới sườn bên phải. Cũng do gan to ra đẩy cơ hoành lên cao nên bệnh nhân cũng có hiện tượng khó thở. Nếu thăm khám thì khi sờ, nắn vào vùng gan (ở kẽ liên sườn 11-12) bệnh nhân thấy đau tăng lên; gõ vùng gan thấy đục rõ và cũng có thể sờ thấy mép của bờ gan to ra.
Nếu làm dấu hiệu “rung gan” bệnh nhân kêu rất đau. Chụp ổ bụng không chuẩn bị có thể thấy hình ảnh bờ cơ hoành bên phải của vòm hoành cao lên (vòm hoành cao lên nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ sưng lên của gan). Siêu âm gan cho kết quả khá rõ ràng, đặc biệt là các kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Người ta cũng có thể chụp Xquang phổi, nếu có tràn dịch màng phổi sẽ thấy mức nước, mức hơi hoặc hiện tượng thâm nhiễm đáy phổi phải. Trong những trường hợp đặc biệt, tại cơ sở y tế đủ điều kiện người ta có thể chọc thăm dò sinh thiết gan để làm xét nghiệm. Trên cơ sở các kết quả của xét nghiệm và cận lâm sàng có được, bác sĩ lâm sàng có thêm những thông tin cần thiết giúp cho chẩn đoán áp-xe gan chính xác hơn.
Một số trường hợp áp-xe gan không được chẩn đoán sớm có thể vỡ ra gây nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng hoặc vỡ ra rồi chảy vào màng phổi hoặc phổi, màng tim hoặc gây viêm phúc mạc (viêm màng bụng) cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Áp-xe gan, làm sao tránh?
Tuy tỷ lệ áp-xe gan không phải nhiều, nguyên nhân áp-xe gan chủ yếu là do vi sinh vật nhưng trong hệ vi khuẩn, nhất là vi khuẩn đường ruột lây lan theo đường dẫn mật chiếm tỷ lệ khá cao, kể cả lỵ amíp. Việc phòng bệnh nói chung là vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt.
Tuyệt đối không ăn các loại thịt chưa nấu chín như nem chua, nem chạo, gỏi, tiết canh; không ăn rau sống chưa được rửa sạch, kể cả các loại rau (giá đỗ) ăn kèm khi ăn phở, bún chả; không uống nước chưa đun sôi như nước lã ở sông, suối, ao, hồ ngay cả nước trong chum vại, giếng, bể chứa nước, vòi; không nên dùng nước đá cây và không ăn kem không đạt tiêu chuẩn vệ sinh và không nên uống nước giải khát bán ở vỉa hè; ở những vùng nông nghiệp trồng rau màu không được dùng phân tươi để bón.
Cần rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn. Những người bị bệnh kiết lỵ (do lỵ amíp) cần được điều trị dứt điểm, không để bệnh trở thành mạn tính rất dễ dẫn đến áp-xe gan, đồng thời phải được quản lý phân thật tốt không để mầm bệnh lây lan ra môi trường xung quanh (ngay cả trong gia đình).
Khi có dấu hiệu áp-xe gan cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên gan mật để kiểm tra và làm các xét nghiệm chuyên sâu điều trị kịp thời. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hau-qua-cua-ton-thuong-tuy-hoan-toan-vi | Hậu quả của tổn thương tủy hoàn toàn | Tổn thương tủy sống hoặc dây thần kinh ở cuối ống sống (chùm đuôi ngựa) - thường gây ra những thay đổi vĩnh viễn về sức mạnh, cảm giác và các chức năng cơ thể khác bên dưới vị trí chấn thương. Hãy tìm hiểu các hậu quả của tổn thương tủy hoàn toàn.
1. Tổn thương tủy sống là gì?
Cột sống của bạn được tạo bởi nhiều xương gọi là đốt sống. Tủy sống chạy xuống qua một ống ở trung tâm của những xương này. Tủy sống là một bó dây thần kinh mang thông điệp giữa não và phần còn lại của cơ thể để điều khiển chuyển động và cảm giác của cơ thể.Tổn thương tủy sống là do chấn thương gây bầm tím, rách một phần hoặc rách hoàn toàn tủy sống, là một nguyên nhân phổ biến gây ra tàn tật vĩnh viễn và tử vong ở trẻ em và người lớn.Tổn thương tủy sống có thể do chấn thương hoặc không do chấn thương và được phân loại thành ba loại dựa trên nguyên nhân: cơ học, độc chất và thiếu máu cục bộ (do thiếu máu lưu thông).Tổn thương cũng có thể được chia thành tổn thương nguyên phát và tổn thương thứ phát:Tổn thương nguyên phát: Chết tế bào xảy ra ngay lập tức trong tổn thương ban đầu.Tổn thương thứ phát: Các chất sinh hóa sinh ra sau tổn thương ban đầu thấm nhập vào các mô xung quanh và gây ra tổn thương mô tiếp theo. Những con đường tổn thương thứ phát này bao gồm thiếu máu cục bộ tủy sống, viêm, sưng tấy và mất cân bằng dẫn truyền thần kinh. Chúng có thể diễn ra trong vài phút hoặc vài tuần sau chấn thương.Tổn thương tủy cũng được chia thành hoàn toàn và không hoàn toàn:Tổn thương tủy hoàn toàn: Khi bạn mất tất cả khả năng vận động và cảm giác theo chi phối của thần kinh tại vị trí tổn thương trở xuốngTổn thương tủy không hoàn toàn: Người bệnh chỉ mất khả năng vận động và cảm giác một số vùng từ bên dưới vị trí chấn thương tủy sống.Tổn thương tủy sống theo phân độ của hiệp hội chấn thương tủy của Mỹ (ASIA):ASIA A: mất hoàn toàn cảm giác hoặc vận độngASIA B: không hoàn toàn, mất vận động, vẫn còn cảm giác từ vùng tổn thương trở xuốngASIA C: không hoàn toàn, mất cảm giác, còn vận động từ vùng tổn thương trở xuốngASIA D: không hoàn toàn, còn cảm giác, riêng vận động phải bào tồn ít nhất từ 3 vùng từ tổn thương trở xuống và trên 50% các cơ chính của các vùng bảo tồn phải có sức cơ >= 3.ASIA E: hoàn toàn bình thườngPhân loại sức cơ, đánh giá ở mỗi chi bao gồm:0: Không vận động được1: Nhúc nhích các ngón2: Không nâng các chi được, rơi khi bác sĩ thăm khám thả tự do3: Bệnh nhân có thể nâng nhẹ tay ra khỏi giường, nhưng không chống lại được trọng lực4: Bệnh nhân có thể nâng tay lên, chống lại được trọng lực, nhưng không chống lại 5: vận động bình thường
2. Hậu quả của tổn thương tủy hoàn toàn là gì?
Những người bị liệt nửa người hoàn toàn về mặt thần kinh có nguy cơ cao bị các biến chứng nội khoa thứ phát, bao gồm viêm phổi, loét do tì đè và huyết khối tĩnh mạch sâu. Loét do tì đè là biến chứng thường gặp nhất, bắt đầu từ 15% trong năm đầu tiên sau chấn thương và tăng dần sau đó.2.1. Tổn thương tủy sống—Biến chứng cục bộBệnh rỗng tủy sống hậu chấn thươngKhoảng 3% những người mắc bị tổn thương tủy phát triển chứng rỗng tủy sống, xảy ra khi một u nang chứa đầy chất lỏng, hoặc syrinx, hình thành bên trong tủy sống. U nang phát triển lớn hơn theo thời gian, gây chèn ép tủy sống và bệnh cơ tiến triển có thể xảy ra nhiều năm sau tổn thương tủy sống.Bệnh khớp thần kinh (hay bệnh khớp Charcot)Bệnh khớp do thần kinh là sự phá hủy chậm của khớp (bao gồm khớp ở hông, đầu gối, mắt cá chân, vai, khuỷu tay và cột sống). Biến chứng này thường được chẩn đoán sau 15 năm kể từ tổn thương tủy sống ban đầu. Bệnh nhân có thể bị biến dạng, bị đau dưới mức tổn thương cảm giác, giảm chức năng thần kinh và/hoặc nghe thấy tiếng lách cách khi cử động.Co cứngCo cứng là một rối loạn được đánh dấu bằng sự co cơ trong thời gian dài gây ra các cơ cứng hoặc cứng. Điều này có thể làm cho tất cả các loại chuyển động, chẳng hạn như đi bộ hoặc nói chuyện, trở nên khó khăn. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.2.2. Tổn thương tủy sống—Biến chứng toàn thânTim mạchHuyết áp thấp bất thường là một biến chứng phổ biến của tổn thương tủy sống, đặc biệt ở những người bị chấn thương ở cột sống cổ (cổ) hoặc ngực (giữa lưng). Khoảng 60% số người bị hạ huyết áp thế đứng có triệu chứng, gây chóng mặt, suy nhược và mất ý thức tạm thời khi chuyển từ tư thế ngồi/nằm sang đứng.Rối loạn phản xạ tự chủRối loạn phản xạ thần kinh tự động gây ra bởi một sự kiện gây tổn hại dưới mức chấn thương, chẳng hạn như chèn ép ruột, căng bàng quang hoặc lở loét do tỳ đè. Điều này dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh tự trị, sau đó ngăn cản sự giao tiếp thích hợp giữa cơ thể và não trên mức độ chấn thương. Hệ thống thần kinh tự chủ phần nào có khả năng tự điều chỉnh ở chỗ nó hoạt động mà bạn không hề hay biết. Trong chứng rối loạn phản xạ tự chủ, các chức năng cơ thể, chẳng hạn như hơi thở, huyết áp và nhịp tim trở nên không được kiểm soát.Rối loạn này có thể xảy ra ngay sau SCI hoặc nhiều năm sau đó, vì vậy sức khỏe phòng ngừa lâu dài, bao gồm chăm sóc ruột và bàng quang, là điều cần thiết.Hô hấpBiến chứng hô hấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân mắc tổn thương tủy sống hoàn toàn. Tổn thương tủy sống cổ và lồng ngực có thể làm suy yếu cơ ngực và cơ bụng, dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp. Các bệnh nhiễm trùng điển hình bao gồm cảm lạnh thông thường, viêm phế quản và viêm phổi.Bệnh nhân cũng có thể bị chất lỏng xung quanh phổi và có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ (ngừng thở không chủ ý) và suy hô hấp.Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giúp loại bỏ nhiễm trùng ở ngực, nhưng các vấn đề nghiêm trọng hơn về hô hấp có thể phải phụ thuộc vào máy thở suốt đời.2.3. Các biến chứng toàn thân khác của chấn thương tủy sốngCác vấn đề về bàng quang: tổn thương tủy sống ở hoặc cao hơn L1–L2 (đốt sống thứ nhất và thứ hai ở lưng dưới) có thể gây rối loạn chức năng cơ bàng quang như tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên.Rối loạn chức năng ruột: Khoảng 39% người mắc tổn thương tủy sống cho biết rối loạn chức năng ruột đã làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Tổn thương tủy sống có thể gây táo bón và tăng nguy cơ nhiễm trùng.Lở loét do áp lực: Lở loét do áp lực gây đau và thường xảy ra ở mông, đùi ngoài, xương cùng, bàn chân và mắt cá chân. Những vết loét này có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng nếu chúng không được điều trị nhanh chóng.Cốt hóa dị thể do thần kinh: Có đến 53% người mắc tổn thương tủy sống mãn tính có sự hình thành xương bất thường trong mô liên kết xung quanh khớp - điều này được gọi là cốt hóa dị thể do thần kinh. Quá trình này thường xảy ra ở các khớp lớn ở hông, đầu gối, khuỷu tay và vai. Nó có thể gây đau, sốt và co cứng.Đau thần kinh: Có đến 40% bệnh nhân mắc tổn thương tủy sống mãn tính báo cáo bị đau thần kinh. Đau thần kinh rất phức tạp và khác nhau
3. Điều trị tổn thương tủy hoàn toàn
Điều trị tổn thương tủy sống bắt đầu trước khi bệnh nhân nhập viện. Nhân viên y tế cố định cẩn thận toàn bộ cột sống tại hiện trường vụ tai nạn. Tại khoa cấp cứu, việc bất động này được tiếp tục trong khi các vấn đề đe dọa tính mạng tức thời hơn được xác định và giải quyết. Nếu bệnh nhân phải phẫu thuật khẩn cấp vì chấn thương vùng bụng, ngực hoặc vùng khác, sự cố định và thẳng hàng của cột sống được duy trì trong suốt quá trình phẫu thuật.3.1. Điều trị không phẫu thuậtNếu một bệnh nhân bị tổn thương tủy sống họ thường sẽ được đưa vào một đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Đối với nhiều chấn thương cột sống cổ, có thể chỉ định dùng lực kéo để giúp cột sống thẳng hàng. Chăm sóc ICU tiêu chuẩn, bao gồm duy trì huyết áp ổn định, theo dõi chức năng tim mạch, đảm bảo chức năng thông khí và phổi đầy đủ, ngăn ngừa và điều trị kịp thời nhiễm trùng và các biến chứng khác, là điều cần thiết để bệnh nhân tổn thương tủy sống có thể đạt được kết quả tốt nhất có thể.3.2. Phẫu thuậtĐôi khi, bác sĩ phẫu thuật có thể muốn đưa bệnh nhân vào phòng mổ ngay lập tức nếu tủy sống có vẻ như bị chèn ép bởi đĩa đệm thoát vị, cục máu đông hoặc tổn thương khác. Điều này thường được thực hiện nhất cho những bệnh nhân có tổn thương tủy sống không hoàn toàn hoặc bị suy thoái thần kinh tiến triển. Ngay cả khi phẫu thuật không thể đảo ngược tổn thương tủy sống, có thể cần phẫu thuật để ổn định cột sống nhằm ngăn ngừa đau hoặc biến dạng trong tương lai. Bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định thủ tục nào sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho bệnh nhân.Phục hồi chức năng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương ban đầu. Thật không may, những người tổn thương tủy sống hoàn toàn không có khả năng phục hồi chức năng về lại bình thường như trước. Tuy nhiên, nếu có một số mức độ cải thiện nó sẽ xuất hiện trong vài ngày đầu tiên sau khi được điều trị.Tổn thương tủy sống nguyên nhân chính thường là do tủy sống bị chấn thương. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế cần được điều trị ngay lập tức. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (chẳng hạn như yếu, tê liệt và mất cảm giác) phụ thuộc vào mức độ tổn thương của tủy sống và vị trí tổn thương xảy ra. Tổn thương ở giữa lưng có thể chỉ ảnh hưởng đến chân, trong khi tổn thương tủy sống ở cổ cũng có thể ảnh hưởng đến cánh tay và thậm chí cả cơ thể. Điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, thuốc và các phương pháp điều trị khác nếu cần. Một số người có thể phục hồi một số chức năng theo thời gian, nhưng những người khác có thể tiếp tục gặp vấn đề lâu dài. Vật lý trị liệu và vận động có thể giúp bạn thích nghi với những cách làm việc mới. |
|
https://suckhoedoisong.vn/khoang-trong-mien-dich-va-nguy-co-mac-soi-o-tre-sau-sinh-169158644.htm | 07-06-2019 | Khoảng trống miễn dịch và nguy cơ mắc sởi ở trẻ sau sinh | Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước khi có vắc- xin, khoảng 90% số người bị mắc bệnh sởi trước 20 tuổi, trước năm 1980, bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu trường hợp tử vong mỗi năm. Bệnh sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn cầu, mặc dù đã có vắc-xin an toàn và hiệu quả trong nhiều năm nay. Chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu hoạt động năm 1974 và phát triển rất nhanh với nhiều thành quả bảo vệ sức khỏe được ghi nhận. Đến nay, có 190 quốc gia thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng với gần 30 loại vắc-xin. Sau đó, nhiều nước trên thế giới đã công bố loại trừ bệnh sởi, tuy nhiên gần đây dịch sởi đã quay trở lại ở một số nước đã từng khống chế thành công hoặc loại trừ căn bệnh này. Tuy nhiên, đặc điểm dịch tễ học của bệnh sởi trên thế giới đã thay đổi, thời gian giữa các vụ dịch sởi kéo dài hơn, quy mô các vụ dịch bị thu nhỏ nhưng có xu hướng tái diễn, lứa tuổi mắc sởi dần dịch chuyển sang lứa tuổi lớn và đặc biệt ghi nhận số mắc cao ở trẻ rất nhỏ khi chưa đến tuổi tiêm chủng.
Trong nhiều năm qua, nhờ sự nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới và các quốc gia, độ bao phủ vắc-xin và tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin sởi không ngừng gia tăng trên thế giới. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin sởi cao nhưng không phải tất cả các đối tượng đều có kháng thể bảo vệ với virut sởi, đặc biệt sự thiếu hụt kháng thể ở phụ nữ có thai dẫn tới thiếu hụt kháng thể ở trẻ ngay sau sinh và tăng nguy cơ mắc sởi sớm ở trẻ. Kết quả đánh giá tại huyện Đông Anh, Hà Nội thì chỉ 50% phụ nữ nhóm tuổi 18-19 có kháng thể trong khi 90,5% phụ nữ hơn 30 tuổi có kháng thể.
Nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng sởi đúng lịch. Ảnh: TM
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức độ kháng thể của mẹ chính là tình trạng mắc sởi tự nhiên hoặc tình trạng tiêm vắc-xin sởi trước đó của người mẹ. Tuy nhiên, để biết được chính xác tình trạng tiêm chủng hay mắc sởi tự nhiên của phụ nữ là rất khó, nên một số nghiên cứu thường phân chia phụ nữ thành 2 nhóm là nhóm được sinh ra từ trước khi triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, kháng thể đối với sởi có được ở phụ nữ lứa tuổi này được coi là do mắc sởi tự nhiên; nhóm thứ 2 là nhóm phụ nữ được sinh ra sau khi triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, kháng thể có được ở nhóm này được cho là do tiêm vắc-xin sởi. Qua các nghiên cứu, cho thấy phụ nữ mắc sởi tự nhiên có nồng độ kháng thể đủ bảo vệ với virut sởi cao hơn nhóm phụ nữ được tiêm chủng.
Kháng thể ở trẻ sau sinh là kháng thể được truyền một cách tự nhiên từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc qua sữa mẹ. Trẻ nhỏ được bảo vệ trong những tháng đầu đời không mắc sởi chủ yếu là nhờ kháng thể IgG do mẹ truyền qua nhau thai. Hiện tượng này xảy ra từ tuần 28 của thai kỳ cho đến lúc trẻ ra đời.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kháng thể đối với virut sởi bao gồm các yếu tố từ mẹ và các yếu tố từ trẻ sau sinh. Các yếu tố từ mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ kháng thể và khả năng bảo vệ chống lại virut sởi của trẻ sau sinh là nồng độ kháng thể của mẹ trước khi sinh, mẹ có nồng độ kháng thể cao thì con sinh ra sẽ có nồng độ kháng thể cao và kéo dài. Tuổi của mẹ cũng ảnh hưởng đến kháng thể truyền từ mẹ sang con, tuổi mẹ càng lớn thì nồng độ kháng thể càng cao, do mẹ lớn tuổi chủ yếu là mắc sởi tự nhiên còn mẹ trẻ tuổi được sinh ra sau khi triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng nên kháng thể có được là do từ tiêm chủng, khả năng truyền cho con kém hơn. Tình trạng tiêm chủng vắc-xin sởi của mẹ trẻ cũng ảnh hưởng đến khả năng truyền kháng thể từ mẹ sang con.
Qua đó, có thể thấy tình trạng kháng thể kháng virut sởi ở phụ nữ có thai có xu hướng giảm ở người trẻ tuổi, đồng nghĩa với việc khoảng trống miễn dịch đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Tình trạng kháng thể của trẻ sau sinh phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng kháng thể mẹ và cũng có xu hướng giảm nhanh ngay sau sinh và giảm nhiều hơn ở những trẻ sinh ra từ những bà mẹ trẻ tuổi nên trẻ sau sinh hiện nay có nguy cơ mắc sởi cao và sớm, nên cần có những đánh giá thường xuyên về khoảng trống miễn dịch sởi ở các nhóm nguy cơ khác nhau để nghiên cứu các chiến lược hiệu quả nhằm làm giảm nguy cơ mắc sởi sớm ở trẻ sau sinh. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cham-soc-tre-sau-khi-tiem-phong-vi | Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như sốt, sưng đỏ vị trí tiêm, quấy khóc,... Cha mẹ cần biết cách theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và cách chăm sóc trẻ sau khi trẻ được tiêm chủng để trẻ luôn luôn khỏe mạnh và được kịp thời can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường.
1. Các phản ứng của trẻ sau tiêm chủng
SốtSốt là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm chủng. Đa số trẻ sốt thường nhẹ, có thể tự khỏi và thường ít khi kéo dài quá 2 ngày. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2 - 3 giờ/lần hoặc 15-30 phút/lần nếu trẻ bắt đầu sốt trên 380C. Nếu trẻ sốt trên 38,50C cần cho bé dùng thuốc hạ sốt (đường uống hoặc đặt hậu môn); còn nhiệt độ ở dưới 380C, mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho trẻ (có thể chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-20C) hoặc dán trán bằng miếng dán hạ sốt.Phản ứng tại vị trí tiêmMột số trường hợp sau khi tiêm chủng, tại vị trí tiêm có thể bị sưng, đỏ, đau hoặc cứng vị trí tiêm. Hiện tượng này cũng thường tự khỏi sau vài ngày, không cần điều trị gì. Tuyệt đối không được đắp bất cứ gì vào vị trí tiêm ví dụ như chanh, khoai tây...hoặc chườm bằng đá, chườm nước nóng. Nếu trẻ sưng đau vị trí tiêm, quấy khóc nhiều, có thể sử dụng paracetamol với liều hạ sốt cũng có thể giảm đau cho trẻ.Trong số ít trường hợp có thể xuất hiện bầm tím tại vị trí tiêm, đặc biệt khi trẻ có bệnh lí về máu hoặc giảm tiểu cầu. Với trẻ bị thiếu yếu tố đông máu hoặc giảm tiểu cầu quá mức có thể truyền các yếu tố đông máu hoặc truyền tiểu cầu trước khi tiêm chủng. Những phản ứng như sốt nhẹ trong 24 giờ hay đau sưng tại chỗ tiêm cũng không cần xử trí gì Với mũi tiêm vắc-xin BCG phòng lao sau 2 tuần đến 2 tháng hoặc lâu hơn, vị trí tiêm xuất hiện đỏ da và hình thành mụn mủ, mụn mủ vỡ ra tạo thành sẹo lao cũng là hiện tượng bình thường. Chúng ta cũng không cần phải điều trị gì.Phát ban đỏ hoặc ban mụn nước trên daSau khi tiêm vắc-xin phòng sởi, sởi –quai bị- rubella có thể phát ban giả sởi trên da sau tiêm 5-12 ngày. Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu sau 3-4 tuần cũng có một số ít trường hợp nổi vài mụn nước trên da như ban mụn nước của thủy đậu. Tuy nhiên, các ban này số lượng rất ít (không nhiều như bị nhiễm bệnh thực sự) và thường biến mất sau 1 - 2 ngày.Rối loạn tiêu hóa nhẹ:Một số rất ít trẻ sau khi sử dụng vắc-xin phòng tiêu chảy do rotavirus cũng có thể có triệu chứng rối loan tiêu hóa như đi ngoài nhiều lần hơn, có thể 5-6 lần/ ngày và phân cũng loãng nước hơn. Tuy nhiên, phản ứng này thường tự hết sau 1-2 ngày, không cần phải sử dụng thuốc hay men tiêu hóa.Triệu chứng giả cúm:Một số trường hợp sau khi tiêm vắc-xin phòng cúm xuất hiện hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu, đau cơ nhẹ...Đây là triệu chứng gải cúm sau khi tiêm vắc-xin. Triệu chứng này cũng tự khỏi sau 1-2 ngày sau tiêm. Gia đình có thể sử dụng nước muối sinh lí để xịt hút mũi cho trẻ nếu trẻ xuất tiết dịch mũi nhiều.Khi trẻ sốt, sưng đau ở vị trí tiêm hoặc có một vài phản ứng phụ thông thường sau tiêm vắc-xin, cơ thể trẻ cũng có thể khó chịu hơn nên trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn, ăn uống kém hơn ngày thường. Do đó, bố mẹ không phải lo lắng quá mức. Tuy nhiên, vẫn có những phản ứng vượt quá mức thông thường hoặc là dấu hiệu sớm của phản ứng phản vệ. Chính vì vậy, sau khi tiêm xong, trẻ phải được theo dõi sát sao tại cơ sở tiêm chủng 30 phút, sau đó gia đình cần tiếp tục theo dõi bé tối thiểu 24 – 48 giờ sau tiêm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường này. Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ
Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Ma Văn Thấm
, chuyên khoa Nhi
, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 2. Các phản ứng nặng sau tiêm chủng
Các phản ứng này thường rất hiếm khi xảy ra, nếu có phải điều trị tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho trẻ. Một số phản ứng nặng sau tiêm chủng bao gồm:Phản vệPhản ứng quá mẫn cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt, hoặc phù nề toàn thân, cần dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Trường hợp phản ứng nặng cần cho thở ô xy và xử trí như phản vệ.Sốt cao liên tục (>38,50C) cần uống nhiều nước hoặc đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen.Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét. Thường dịu đi sau 1 ngày hoặc thời điểm đó có thể dùng thuốc giảm đau.Co giật: Thường là những cơn co giật toàn thân không kèm theo dấu hiệu và triệu chứng tại chỗ, có thể có sốt hoặc không. Cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông thoáng đường thở, hút đờm rãi, thở ô xy. Dùng thuốc chống co giật như Diazepam và/hoặc thuốc chống co giật khác theo đúng phác đồ xử trí co giật.Áp xe: Tại chỗ tiêm sờ thấy mềm hoặc có dò dịch, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn. Điều trị bằng chích rạch và dẫn lưu, dùng kháng sinh nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn.Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Cần điều trị sốc nếu có theo phác đồ điều trị sốc, kháng sinh và điều trị các biến chứng.
3. Cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng
Theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng sau khi tiêm vắc-xin:Mọi trường hợp tiêm chủng cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như tinh thần không tỉnh táo, quấy khóc liên tục, li bì, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, nôn trớ, da mẩn đỏ,... cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lí tránh trường hợp trẻ có phản ứng phản vệ sau tiêm.Theo dõi tại nhà: Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng ít nhất trong 24 - 48 giờ sau khi tiêm, các dấu hiệu cần quan sát bao gồm:Toàn trạng, nhiệt độ, tinh thầnTình trạng ăn, ngủDấu hiệu về nhịp thởCó phát ban hay không ?Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ...)Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủngCho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; hạn chế cho ăn nằm, cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn (nếu trẻ lớn), có thể cho thức ăn lỏng dễ tiêu hóa ở trẻ đã ăn dặm...Mặc quần áo cho trẻ đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm.Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)Nếu trẻ sốt: Cặp nhiệt độ, nới lỏng quần áo, chườm ấm (chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-20C), dùng hạ sốt theo đơn (có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen với liều theo cân nặng khi trẻ sốt trên 38,50C hoặc trẻ đau, quấy khóc nhiều.Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm (lá cây, chanh, khoai tây...) vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.Khi bế trẻ, tránh tì đè vào vết tiêmDấu hiệu cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất:Sốt trên 39°C, dùng thuốc hạ sốt không đỡCo giật hay mệt lả, lừ đừ, gọi hỏi không đáp ứng.Tím tái, khó thở (thở nhanh, thở ngắt quãng, thở khò khè, ậm ạch, có rút lõm lồng ngực...)Trẻ quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ.Trẻ nổi mày đay, chân tay lạnh, nổi vân tímTrẻ bú kém, bỏ bú hoặc có các phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước lớn lan rộng Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác 4. Điểm nổi bật khi tiêm chủng tại Vinmec
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Điểm nổi bật khi Quý khách hàng lựa chọn tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.Bên cạnh đó Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. XEM THÊM:Hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ emNhững mũi vắc xin phải tiêm cho trẻ trước 12 tháng tuổiMách mẹ những mũi tiêm vắc xin bảo vệ con cả đời Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/be-5-thang-nang-6kg-co-phai-la-suy-dinh-duong-vi | Bé 5 tháng nặng 6kg, có phải là suy dinh dưỡng? | Chỉ số cân nặng và chiều cao theo từng độ tuổi của trẻ là mối quan tâm của tất cả các bậc phụ huynh, các chỉ số này phản ánh được tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ. Rất nhiều cha mẹ băn khoăn về việc trẻ 5 tháng suy dinh dưỡng khi có số cân là bao nhiêu?
1. Đặc điểm của một em bé 5 tháng tuổi
Một đứa trẻ khi được 5 tháng tuổi sẽ bắt đầu nhìn chằm chằm vào cha mẹ khi ăn và theo dõi hành động đưa muỗng hay nĩa vào miệng để nhai của người lớn. Tuy nhiên, ở độ tuổi này các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn dặm vì sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho trẻ, sữa mẹ đảm bảo đầy đủ mọi nhu cầu dinh dưỡng của con.Trẻ 5 tháng tuổi thường đã biết lật một cách rất dễ dàng nên các bậc cha mẹ thường khó giữ bé nằm một tư thế ngửa suốt trong thời gian bé ngủ. Tuy nhiên cần lưu ý là cha mẹ vẫn phải đặt trẻ nằm ngửa và quấn khăn cho trẻ khi ngủ đến khi trẻ có thể lật sấp, ngửa thành thục (lúc này khăn có thể phủ lên mặt và khiến trẻ bị ngạt khi lăn qua lăn lại).Trẻ 5 tháng tuổi thường ngủ 2-3 giấc vào ban ngày, thời gian thức tối đa là từ 2 - 2,5 giờ; mỗi giấc ngủ thường sẽ kéo dài tối đa 2 tiếng 30 phút.Trẻ 5 tháng tuổi rất vui vẻ và dễ chịu, trẻ cũng đã tự nâng được đầu của mình. Nhưng cũng có lúc trẻ rất cáu kỉnh mỗi khi không khỏe, không vui hay không biết mình muốn gì. Đây là thời điểm cá tính của trẻ đã định hình khá rõ ràng.Trẻ 5 tháng tuổi bắt đầu phát ra nhiều tiếng hét chói tai, tiếng ríu rít, thỏ thẻ hoặc thường xuyên cười nắc nẻ. Rất nhiều em bé 5 tháng tuổi tỏ ra sảng khoái nhất vào buổi sáng, sau khi được ăn no và ngủ một giấc dài, cha mẹ nên tận dụng thời điểm này để nói chuyện, chơi đùa với con, trẻ sẽ luôn miệng cười với cha mẹ và thích thú khi nhìn thấy cha mẹ cười đáp lại.Khi nghe giọng cha mẹ, trẻ đã biết quay lại và tìm kiếm, biết nhìn vào mắt cha mẹ và nhận ra khuôn mặt quen thuộc. Khi trẻ cố với lấy những đồ vật ở ngoài tầm tay, cha mẹ đừng nên để trẻ tóm được quá dễ dàng, những thử thách bắt trẻ phải cố gắng với lấy sẽ khiến bé vận động nhiều hơn, giúp trẻ học được cách điều khiển cơ thể di chuyển theo ý muốn. Trẻ 5 tháng đã tự nâng được đầu của mình 2. Trẻ 5 tháng suy dinh dưỡng khi cân nặng là bao nhiêu?
Độ tuổi 5 tháng tuổi trẻ nặng bao nhiêu là chuẩn, bé trai 5 tháng nặng 6,5kg có tốt không hay trẻ 5 tháng nặng 5kg, 6kg có gọi là suy dinh dưỡng? Trên thực tế có muôn vàn câu hỏi xoay quanh vấn đề cân nặng của bé mà các bậc phụ huynh luôn băn khoăn. Theo bảng thông số chiều cao - cân nặng của trẻ được Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố năm 2007, cân nặng chuẩn của trẻ được xác định theo từng giới tính và độ tuổi, cân nặng chuẩn của bé trai 5 tháng tuổi là 7,5kg và của bé gái là 6,9 kg. Trẻ 5 tháng tuổi suy dinh dưỡng khi cân nặng của bé trai dưới 6,1kg và bé gái dưới 5,5kg.Bé trai 5 tháng nặng 6,5kg là cân nặng thấp hơn so với cân nặng tiêu chuẩn ở lứa tuổi này của bé trai nhưng chưa thấp đến mức suy dinh dưỡng, do đó bé trai 5 tháng nặng 6,5kg được sắp vào nhóm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng (cân nặng của bé trai 5 tháng tuổi dưới 6,7kg và bé gái dưới 6,1kg được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng).Trường hợp trẻ 5 tháng nặng 6kg, nếu là bé trai thì bé được xếp là nhóm trẻ suy dinh dưỡng (do cân nặng dưới 6,1kg), nếu là bé gái thì lúc này bé đang ở nhóm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng (cân nặng dưới 6,1kg) nhưng chưa đến mức độ suy dinh dưỡng ở bé gái (cân nặng dưới 5,5kg).Một đứa trẻ 5 tháng nặng 5kg dù là bé trai hay bé gái đều được xem là em bé suy dinh dưỡng. Tình trạng này cần được phụ huynh hết sức chú ý để tìm ra nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ và cách cải thiện phù hợp nhất.Thêm một yếu tố cần lưu ý theo Tổ chức y tế thế giới đó chính là chiều cao của trẻ, một bé trai 5 tháng tuổi cần có chiều cao dao động trong khoảng 61,9 - 65,9cm, với bé gái là 59,6 - 68,5cm. Trẻ 5 tháng nặng 5kg dù là bé trai hay bé gái đều được xem là suy dinh dưỡng 3. Cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi?
Trẻ đang trong thời kỳ tiêm ngừa, nếu lỡ bỏ sót mũi tiêm nào của tháng thứ 4 thì cha mẹ hãy đặt lịch tiêm ngừa cho bé ngay.Phụ huynh không cần nghiêm trọng hóa vấn đề vệ sinh sạch sẽ trong nhà, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một ít bụi bẩn sẽ tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch phát triển. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc môi trường sống không được đảm bảo về mặt vệ sinh.Các bậc cha mẹ cần tỉnh táo trước những những món đồ chơi được quảng cáo là "tốt nhất", "có tính giáo dục nhất" cho trẻ vì ở độ tuổi này trẻ chỉ cần cha mẹ, anh chị hoặc người thân xung quanh là đủ làm cho bé vui vẻ. Nếu có thể hãy chọn một vài món đồ chơi có màu sáng, an toàn cho bé là đủ. Cần để ý những món đồ xung quanh nơi bé ngủ để tránh tình trạng phủ lên mặt và làm trẻ ngạt thở.Một vài biểu hiện của trẻ cần lưu ý để mang con đến gặp bác sĩ:Trẻ 5 tháng tuổi không bập bẹ, thường xuyên im lặng: dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ;Trẻ chỉ sử dụng một tay;Trẻ không phản ứng với tiếng động, không quay đầu về phía phát ra tiếng động: vấn đề về thính giác;Cầm nắm kém;Trẻ không nhận biết được cha mẹ: chậm phát triển nhận thức.Cha mẹ cần nói chuyện và chơi đùa với trẻ thường xuyên để giúp bé phát triển kỹ năng nói và giao tiếp hoặc cho bé ra ngoài, gặp gỡ và tiếp xúc với người mới để phát triển nhận thức và kỹ năng xã hội.Tập cho trẻ nằm sấp mỗi ngày từ 10 - 15 phút trong sự quan sát của cha mẹ để tăng cường sức mạnh cánh tay, cơ lưng, cơ cổ. Tập cho bé rướn người bằng cách đặt đồ chơi ngoài tầm với giúp trẻ cải thiện sự phối hợp giữa mắt và tay.Bắt đầu cho trẻ đọc sách có những hình ảnh minh họa sinh động, nhiều màu sắc giúp bé phát triển tầm nhìn và kỹ năng giao tiếp. Cho bé nghe nhạc để kích thích bé cười, vỗ tay và bập bẹ theo lời bài hát.Ngoài ra, để giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng chuẩn và hơn chuẩn, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-nguyen-nhan-bi-phu-chan-o-nguoi-gia-vi | Các nguyên nhân bị phù chân ở người già | Phù chân ở người già là một hiện tượng phổ biến, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý ở người cao tuổi. Việc phát hiện nguyên nhân gây nên hiện tượng phù chân ở người già sẽ giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng này.
1. Thế nào là tình trạng phù chân ở người già?Phù chân là tình trạng chân phồng hơn, có sự gia tăng kích thước so với bình thường, xảy ra do sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở mắt cá chân và bàn chân. Sự tích tụ này có nguyên nhân từ việc các mạch máu nhỏ của chân / các mao mạch ở chân bị rò rỉ dịch, dẫn đến phản ứng giữ lại nhiều natri và nước của thận để bù đắp cho lượng chất lỏng thoát ra ngoài.Lúc này, phần nước được vận chuyển trong cơ thể sẽ tăng lên hơn so với bình thường, càng khiến mao mạch bị rò rỉ nặng nề hơn.Người già bị phù chân thường có cảm giác nặng nhọc và mệt mỏi, đặc biệt là khi di chuyển. Bên cạnh đó, cẳng chân, mắt cá chân hay thậm chí là toàn bộ chân đều sẽ biến dạng. Tình trạng phù nề chân có thể xuất hiện ở một chân hoặc cả hai chân tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, hiện tượng phù chân này có thể khiến lưu thông máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra loét da. Bệnh đái tháo đường có thể là nguyên nhân bị phù chân ở người già 2. Nguyên nhân bị phù chân ở người giàNgười cao tuổi thường có tỷ lệ mắc bệnh phù chân cao hơn rất nhiều so với các nhóm tuổi khác. Điều này là hệ quả từ tình trạng sức khỏe của họ.2.1. Vấn đề tim mạch làm tăng nguy cơ phù chân ở người giàCác bệnh lý về tim mạch đều có đặc điểm chung là tăng áp lực máu trong mao mạch và tĩnh mạch. Vì vậy khiến cơ bắp bên trong gặp phải tình trạng phù nề. Đại đa số người già mắc bệnh suy tim đều thường đi kèm với triệu chứng phù chân, khiến sự lưu thông máu và tuần hoàn dịch trong cơ thể gặp nhiều cản trở.2.2. Bệnh đái tháo đường ở người giàKhi mắc bệnh tiểu đường càng lâu, cơ thể sẽ gặp càng nhiều biến chứng không mong muốn. Do đó, bệnh đái tháo đường ở người già là yếu tố nguy cơ tạo ra nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, bao gồm phù chân.Hiện tượng phù chân ở người già do đái tháo đường đến từ việc các tĩnh mạch chân van bị suy yếu, khiến hoạt động bơm máu về tim không thể diễn ra bình thường, khiến máu và dịch bị ứ đọng lại tại chân.
2.3. Tình trạng xơ gan cũng gây phù chânNgười cao tuổi mắc chứng xơ gan sẽ thường phải chịu thêm các biến chứng do hoạt động của gan bị thay đổi. Trong đó, thay đổi về các hóa chất và hormone dùng để điều tiết dịch sẽ khiến áp lực mạch máu vùng ổ bụng và chân tăng lên, gây ra phù chân.2.4. Vấn đề về thận có liên quan đến hiện tượng phù chân ở người giàMột nguyên nhân bị phù chân ở người già khác là do vấn đề về thận. Theo giải thích từ các bác sĩ, thận trong cơ thể lớn tuổi thường sẽ có sự suy giảm về chức năng lọc và bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể. Vì vậy, hiện tượng tái hấp thụ nước, các acid amine, glucose sẽ xảy ra và dẫn đến hiện tượng phù chân không mong muốn.Ngoài ra, theo các bác sĩ, nguyên nhân bị phù chân ở người già có thể do:Khẩu phần ăn kém dinh dưỡng, nhiều muối hoặc nhiều tinh bộtDo chấn thương.Do viêm tắc tĩnh mạch hoặc suy van tĩnh mạch chân.Thiếu hụt vitamin B1 do chế độ ăn uống hoặc do hoạt động hấp thụ / chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể có vấn đề.Do một số thuốc đang sử dụng để điều trị bệnh lý nào đó.Người già cũng thường ngồi nhiều và đứng nhiều, cân nặng tăng hơn so với tuổi trẻ: đây cũng là nhóm các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phù chân ở người già. Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ hỗ trợ điều trị bệnh phù chân ở người già 3. Làm thế nào điều trị bệnh phù chân ở người già?Bạn nên điều trị bệnh phù chân ở người già sớm nhất ngay khi thấy dấu hiệu nhẹ nhất, vì việc này sẽ giúp triệu chứng phù nề chân cải thiện nhanh chóng và cũng hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn từ bệnh.Bên cạnh thuốc, bạn có thể hỗ trợ người cao tuổi các hoạt động sau để cải thiện chứng phù chân:Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý, giảm bớt muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thay vào đó, hãy tăng cường các thực phẩm như rau củ, trái cây, hạn chế thịt.Đảm bảo người cao tuổi cần uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.Thực hiện chế độ tập thể dục hợp lý, cố gắng khuyến khích người cao tuổi thường xuyên di chuyển. Việc này sẽ giúp cơ bắp tại khu vực bị phù nề nhanh chóng bơm phần chất lỏng dư thừa về tim. Trung bình, người cao tuổi nên đi bộ khoảng 1 - 2 giờ mỗi ngày.Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu bởi điều này có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.Massage giúp tạo áp lực lên khu vực phù chân, chất lỏng dư thừa tại đó sẽ được di chuyển về xung quanh và nhanh chóng đào thải.Có thể nói, hiện tượng phù chân ở người già là một vấn đề phổ biến, nhưng không vì vậy mà ít nguy hiểm hơn. Để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra, ngay khi phát hiện các dấu hiệu dù là nhẹ nhất của phù nề chân, hãy gặp bác sĩ nhằm xác định phương pháp điều trị / khắc phục vấn đề này. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nang-cao-cham-soc-rang-mieng-cung-hanh-trinh-rang-hanh-phuc-cua-nha-khoa-kim-20221026110432209.htm | 20221026 | Nâng cao chăm sóc răng miệng cùng "Hành trình răng hạnh phúc" của Nha Khoa Kim | Khởi hành từ đầu tháng 10/2022, đến nay, chuyến xe "Hành trình răng hạnh phúc" của Nha Khoa Kim đã cập bến các địa điểm là các trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, đại học, công ty thuộc khu công nghiệp…
Tại mỗi điểm đến, "Hành trình răng hạnh phúc" đều nhận được sự đón nhận, quan tâm của các em học sinh, sinh viên, các anh chị công nhân viên. Chuyến xe đã tiếp cận, cung cấp kiến thức chăm sóc răng miệng cũng như thăm khám miễn phí trực tiếp cho hàng trăm lượt học sinh, sinh viên, công nhân viên.
Thông qua các hoạt động như talkshow "Răng hạnh phúc", tư vấn trực tiếp với bác sĩ, giao lưu với người nổi tiếng, mọi người đã nhận thấy rằng việc giữ gìn răng miệng khá đơn giản nhưng lại tác động lớn đến thẩm mỹ, giao tiếp hằng ngày cũng như đến sức khỏe toàn diện. Từ đó, mọi người sẽ dần thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng từ cách chải răng đúng, tăng cường chế độ ăn uống tốt cho răng, kiểm tra răng miệng định kỳ và có những phương pháp điều trị phù hợp.
Hồ Thị Xuân Quỳnh - Đại học Bình Dương chia sẻ: "Lần đầu tiên em biết một chuyến xe về nha khoa nên cảm thấy rất thú vị. Dù đánh răng 2 lần/ngày nhưng qua "Hành trình răng hạnh phúc" của Nha Khoa Kim, được bác sĩ thăm khám chi tiết và tư vấn tận tình, em nhận ra mình vẫn cần phải thay đổi một số thói quen không tốt trong sinh hoạt hàng ngày để răng miệng luôn chắc khỏe, từ đó tự tin hơn".
Nguyễn Thị Kiều Vân - Đại học Nông Lâm cho biết: "Chuyến xe khiến em và các bạn cảm thấy rất tò mò. Sau khi bước lên chuyến xe và được kiểm tra, tư vấn về răng miệng, em muốn cám ơn Nha Khoa Kim vì "Hành trình răng hạnh phúc" đã đến trường để chúng em được cập nhật nhiều thông tin về sức khỏe răng miệng và được thăm khám kỹ càng. Em biết cách cải thiện việc chăm sóc răng miệng như thế nào là đúng để răng khỏe, đẹp".
Với mong muốn mỗi người Việt đều được chăm sóc răng khỏe răng miệng, kiến tạo, lan tỏa triệu nụ cười hạnh phúc, Nha Khoa Kim đã khởi động "Hành trình răng hạnh phúc" - tư vấn răng miệng miễn phí cho người Việt từ tháng 10/2022. Hoạt động này sẽ duy trì trong những năm tiếp theo, thể hiện theo đúng sứ mệnh "phụng sự con người nhanh nhất trên mọi miền đất nước" của Nha Khoa Kim.
Năm 2022, "Hành trình răng hạnh phúc" dự kiến sẽ đến khoảng 20 địa điểm và tư vấn răng miệng miễn phí cho hàng nghìn người. Trong hành trình năm nay, Nha Khoa Kim nhận được sự đồng hành của Invisalign thuộc Align Technology, Mỹ và nước súc miệng diệt khuẩn Listerine.
Truy cập Website: https://nhakhoakim.com/ và Fanpage Nha Khoa Kim: https://www.facebook.com/NHAKHOAKIM/ để theo dõi những thông tin mới nhất và những điểm đến tiếp theo của "Hành trình răng hạnh phúc".
Nha Khoa Kim là hệ thống nha khoa tại đạt được chứng chỉ Quản lý chất lượng về an toàn thiết bị, vật liệu y tế ISO 9001:2015 theo BSI, đạt Top 50 Nha khoa tốt nhất thế giới theo Tổ chức Global Clinic Rating (GCR) của Hoa Kỳ…
Hệ thống phòng khám Nha Khoa Kim phủ rộng toàn quốc với đội ngũ hơn 150 bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, tốt nghiệp răng hàm mặt trong và ngoài nước; với hàng trăm thiết bị hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ những tập đoàn nha khoa uy tín trên thế giới như: Máy X-quang Conebeam CT, máy scan iTero, Trios, Robot định vị X-Guide… với mong muốn mang lại kết quả điều trị tốt nhất có thể cho khách hàng. |
https://tamanhhospital.vn/viem-mang-nao-mu/ | 05/12/2022 | Viêm màng não mủ: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị | Viêm màng não mủ là bệnh vô cùng nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở lứa tuổi dưới 5 tuổi. Ngay cả khi được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực bệnh vẫn có thể để lại di chứng nặng nề về thần kinh, vận động thậm chí là tử vong.
Mục lụcViêm màng não mủ là gì?Triệu chứng viêm màng não mủNguyên nhân gây bệnh viêm màng não mủ?Đối tượng dễ bị bệnh viêm màng não mủBiến chứng bệnh viêm màng não mủCách chẩn đoán viêm màng não mủCách điều trị viêm màng não mủCách phòng tránh viêm màng não mủViêm màng não mủ là gì?
Viêm màng não mủ là tình trạng viêm của màng não khi có sự xâm lấn và tăng sinh của các yếu tố gây bệnh trong dịch não tủy. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với tỷ lệ tử vong cao. Nếu may mắn sống sốt, trẻ có thể chịu những di chứng nặng nề về thần kinh và vận động.
Có 3 loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ phổ biến nhất là H. influenza (Haemophilus influenza); phế cầu (Streptococcus pneumonia); não mô cầu (Neisseria meningitidis). Đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ phổ biến là Escherichia coli, Listeria monocytogenes, B.streptococcus. Ngoài ra, nhiều loại vi khuẩn và nấm khác cũng có thể là căn nguyên dẫn đến bệnh viêm màng não mủ nhưng ít gặp hơn và thường xảy ra trên những người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn huyết… (1)
Haemophilus influenzae type B (Hib) nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não cấp ở trẻ.
Triệu chứng viêm màng não mủ
Bệnh nhân bị viêm màng não mủ có triệu chứng lâm sàng thường là sốt, li bì, mệt mỏi, trẻ bỏ ăn, quấy khóc và có thể kèm theo viêm long đường hô hấp trên, với những bệnh nhi lớn trên 18 tháng có thể có dấu hiệu hiệu cứng cổ. (2)
Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh: Với những trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi bệnh viêm màng não mủ thường xảy ra ở những trẻ sinh non, bị nhiễm khuẩn ối và ngạt sau đẻ. Khi mắc bệnh, các hội chứng nhiễm khuẩn thường không rõ rệt, trẻ có thể không xuất hiện triệu chứng sốt, thậm chí có trẻ bị hạ thân nhiệt, hội chứng màng não cũng không quá rõ ràng. Trẻ sơ sinh thường bỏ bú, nôn trớ, thở không đều và có những cơn ngưng thở. Mẹ quan sát có thể thấy thóp bé phồng hoặc căng nhẹ thóp, bụng trướng, tiêu chảy và giảm trương cơ lực, bé giảm hoặc mất các phản xạ sinh lý, một số trường hợp có kèm theo co giật.
Viêm màng não mủ trẻ em: Đối với trẻ em, các triệu chứng rõ ràng hơn, bé bị sốt và có thể kèm theo long đường hô hấp trên. Trẻ hay quấy khóc, khó chịu và li bì, nhiều trẻ mệt mỏi, bỏ ăn kèm da tái xanh. Trẻ có hội chứng màng não, thường nôn và buồn nôn, đau đầu, có các rối loạn về tiêu hóa, trẻ có dấu hiệu sợ ánh sáng, thường nằm ở tư thế cò súng.
Các dấu hiệu thực thể khác có thể gồm gáy cứng, có dấu hiệu Kernig, vạch màng não, co giật, liệt khu trú và rối loạn tri giác hoặc hôn mê, ban xuất huyết hoại tử hình sao.
Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mủ?
Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây nên bệnh viêm màng não mủ như Hemophilus influenza type b (Hib), vi khuẩn phế cầu, não mô cầu, tụ cầu khuẩn và các loại vi khuẩn gram âm. Tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn có liên quan đến tuổi cũng như một số yếu tố về đề kháng của cơ thể. (3)
Do mắc vi khuẩn Hib: Vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (Hib) được biết đến là nguyên nhân gây ra viêm màng não mủ ở người, vi khuẩn này khu trú ở mũi họng và dễ dàng lây truyền từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp hay dịch mũi họng.
Từ năm 1930, các nhà khoa học tìm ra 2 dạng của vi khuẩn Hib là loại có vỏ và không có vỏ, gần như các bệnh nhiễm trùng có xâm lấn do Hib đều do vi khuẩn Hib dạng có vỏ với chủng huyết thanh B mang độc lực cao nhất gây ra (H. influenzae B). Vi khuẩn này có khả năng lây lan nhanh và gây bệnh ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể người chưa có miễn dịch, lớp vỏ này giúp vi khuẩn Hib tránh không bị tiêu diệt bởi các bạch huyết cầu và hệ thống complement.
Viêm màng não mủ do Hib thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ từ 1 đến 36 tháng, lúc này bộ não của trẻ còn non nớt và nếu trẻ chưa được tiêm phòng và chưa có kháng thể. Nếu trẻ không may nhiễm vi khuẩn Hib có thể dẫn tới những biến chứng nặng, thậm chí là tử vong nhanh chóng.
Do mắc vi khuẩn E.Coli: Vi khuẩn E.coli thường cư trú trong hệ tiêu hóa, có thể gây nên viêm màng não mủ cho trẻ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ mắc viêm màng não mủ do E.coli thường nằm trong bệnh cảnh nặng, nhiễm trùng huyết gây tử vong cao.
Vi khuẩn E.Coli thường có trong thực phẩm tươi sống, thịt và sữa. Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hay đang điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch, người có sức đề kháng yếu thường là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Do vi khuẩn Listeria Monocytogenes: Listeria là một loại vi khuẩn nhỏ hiếu khí, không có vỏ bọc, kháng acid, không hình thành bào tử, chúng thường tồn tại trong ruột người hoặc ở động vật có vú, chim, hươu và các loại giáp xác, có một số loài listeria nhưng Listeria Monocytogenes là vi khuẩn gây bệnh chính ở người.
Vi khuẩn này rất phổ biến trong môi trường, khả năng lây nhiễm nhiều trong quá trình chế biến và sản xuất thực phẩm, đặc biệt các thực phẩm lạnh mà không cần qua nấu trước khi ăn. Vi khuẩn này gây lên đến 20% trường hợp viêm màng não ở trẻ và ở bệnh nhân trên 60 tuổi. Người bệnh có những biểu hiện về thay đổi ý thức, liệt dây thần kinh sọ, mất vận động hoặc cảm giác…
Do mắc phế cầu khuẩn: Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumonia) được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não mủ tại các quốc gia đã chủng ngừa Haemophilus influenzae tuýp b. Tỷ lệ người bị viêm màng não mủ do phế cầu khoảng 1-3/1.000 dân. Tức là cứ khoảng 1.000 người thì có khoảng 1-3 người viêm màng não mủ do phế cầu.
Vi khuẩn phế cầu thường cư trú ở niêm mạc họng gây viêm xoang và viêm tai giữa, từ đó tấn công lên dịch não tủy và gây nên bệnh viêm màng não mủ
Do não mô cầu khuẩn: Viêm màng não mủ do não mô cầu khuẩn thường xảy ra ở trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Với những trẻ trên 1 tuổi có mắc nhưng ở tỷ lệ thấp hơn. Bệnh lây trực tiếp từ người qua người thông qua giọt bắn. Người bị viêm màng não mủ do não mô cầu thường có dấu hiệu đặc trưng là có ban xuất huyết hình sao. Tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt có thể tử vong trong vòng 24h sau khi nhập viện.
Đối tượng dễ bị bệnh viêm màng não mủ
Viêm màng não mủ là bệnh nguy hiểm với nhiều tác nhân gây bệnh. Các loại vi khuẩn gây bệnh có thể đi từ tai, mũi, họng, phổi hoặc theo đường máu vào não hoặc theo các đường kế cận từ các ổ nhiễm khuẩn cạnh màng não hoặc đi trực tiếp vào não thông qua các chấn thương sọ não hoặc nứt sọ não. Trẻ em và những người có bệnh nền liên quan đến tổn thương não, tai, viêm xoang hay suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc bệnh.
Theo bác sĩ Trương Trọng Tuấn, các tác nhân gây viêm màng não mủ thường phát triển mạnh về mùa hè, đặc biệt là tụ cầu khuẩn, chỉ với một tổn thương nhỏ ở tai cũng có thể khiến tụ cầu khuẩn xâm nhập và gây bệnh, vì vậy bố mẹ cần chú trọng trong việc vệ sinh cá nhân, điều trị các bệnh lý nền và tiêm phòng đầy đủ để ngăn chặn viêm màng não.
Đối tượng dễ bị bệnh viêm màng não mủ
Biến chứng bệnh viêm màng não mủ
Triệu chứng và thời gian ủ bệnh của viêm màng não mủ tùy thuộc vào tác nhân gây ra bệnh. Thông thường, thời gian ủ bệnh sẽ từ 2-10 ngày, người bệnh có những biểu hiện như sốt, kích thích, li bì, đau đầu… Với trẻ trên 18 tháng thường kèm theo dấu hiệu cứng cổ. Với những trẻ dưới 3 tháng các biểu hiện sẽ kín đáo hơn. (4)
Viêm màng não mủ là bệnh lý nguy hiểm, bệnh có thể xuất hiện quanh năm và gây ra những hậu quả nặng nề đối với người bệnh. Vì là bệnh lý tại vị trí nhạy cảm như hệ thần kinh, vì vậy nếu không được can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ để lại những di chứng thần kinh vĩnh viễn như liệt tay chân, tổn thương não, tràn dịch dưới màng cứng, mất thính lực, câm, não úng thủy, lác mắt, sa sút trí tuệ, động kinh.
Theo các nghiên cứu cho thấy, với viêm màng não mủ do Hib, bệnh có tỷ lệ tử vong lên đến 15-20%, đặc biệt cao hơn ở trẻ dưới 2 tháng tuổi và người suy giảm miễn dịch. Khoảng 45% trẻ bị viêm màng não mủ do Hib có thể phục hồi mà không để lại di chứng, 15-25 trường hợp bị suy yếu thần kinh thể nhẹ, 20-40% trường hợp bị suy yếu thần kinh ở mức độ nghiêm trọng và 10% gặp phải các di chứng thần kinh tàn phế nặng. Việc chậm trễ trong điều trị có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Cách chẩn đoán viêm màng não mủ
Để chẩn đoán viêm màng não mủ cần dựa trên các biểu hiện lâm sàng kết hợp kết quả xét nghiệm dịch não tủy.
Biểu hiện lâm sàng: Viêm màng não mủ có diễn tiến cấp tính với các triệu chứng như sốt, thường sốt cao đột ngột, trẻ li bì, mệt mỏi, bỏ ăn và da tái xanh. Xuất hiện hội chứng màng não với các dấu hiệu cơ bản như nôn, buồn nôn, đau đầu, táo bón có thể có biểu hiện sợ ánh sáng và nằm ở tư thế cò súng. Các dấu hiệu thực thể như gáy cứng, hoặc cổ mềm ở trẻ nhỏ, dấu hiệu Kernig, Brudzinsky, thóp phồng, căng, li bì, mắt nhìn vô cảm.
Một số biểu hiện khác như co giật, liệt khu trú, shock nhiễm khuẩn hay rối loạn tri giác, trẻ rơi vào hôn mê. Đối với trẻ sơ sinh, viêm màng não mủ thường xảy ra với trẻ sinh non, bị nhiễm trùng ối hoặc ngạt sau đẻ. Với trẻ sơ sinh, các biểu hiện nhiễm trùng không rõ rệt, trẻ có thể không sốt, nhiều trẻ còn hạ thân nhiệt, trẻ thường bỏ bú, tiêu chảy, mất phản xạ sinh lý và giảm trương cơ lực.
Xét nghiệm xác định chẩn đoán viêm màng não mủ:
Xét nghiệm dịch não tủy: Đây là xét nghiệm quan trọng mang tính chất quyết định để chẩn đoán viêm màng não mủ. Xét nghiệm này cần được tiến hành ngay khi thăm khám lâm sàng có những biểu hiện nghi ngờ bệnh. Nếu dịch não tủy có màu lờ đục hoặc màu trong như nước vo gạo cần phải điều trị ngay.
Công thức máu: Nếu công thức máu cho thấy bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế và ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có giảm nồng độ huyết sắc tố.
Cấy máu và dịch tỵ hầu việc cấy máu và mẫu bệnh phẩm có thể xác định được vi khuẩn gây ra bệnh.
Bên cạnh đó, có một số phương pháp như siêu âm qua thóp hay chụp CT sọ não có thể xác định được các biến chứng viêm màng não có thể gặp. Ngoài ra một số xét nghiệm DNT có thể chẩn đoán phân biệt trong một số trường hợp viêm màng não mủ không điển hình.
>>>Tham khảo: Bệnh viêm màng não có nguy hiểm không?
Cách điều trị viêm màng não mủ
Viêm màng não mủ là bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng tỷ lệ trẻ được phát hiện và nhập viện kịp thời lại thấp, không ít trẻ nhập viện trong tình trạng bệnh đã trở nặng. Với biểu hiện lâm sàng đa dạng như sốt, quấy khóc, chảy mũi… nên bố mẹ dễ nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúm thông thường và tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Chỉ đến khi trẻ có những biểu hiện tăng nặng như co giật, mất ý thức, hô mê thì mới đưa đến viện điều trị.
Bác sĩ Trọng Tuấn khuyến cáo, nếu phụ huynh thấy trẻ có những dấu hiệu như quấy khóc, li bì, sốt cao, thóp phồng, co giật… cần nghĩ ngay đến viêm màng não mủ và đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được điều trị. Đặc biệt, bố mẹ không nên tự ý điều trị cho bé tại nhà trong khi chưa rõ bệnh lý bé mắc phải và chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nguyên tắc chung trong điều trị viêm màng não mủ là cần nhanh chóng được chẩn đoán, điều trị và theo dõi chặt chẽ tình trạng tiến triển của bệnh. Trong điều trị viêm màng não mủ, liệu pháp sử dụng kháng sinh cần phải được chỉ định đúng và càng sớm càng tốt. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần tập trung các biện pháp điều trị tích cực để cứu sống được người bệnh và giảm thiểu tối đa các di chứng.
Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng, đe dọa sốc nhiễm khuẩn thì cần được điều trị và chăm sóc tại phòng cấp cứu hoặc phòng điều trị tích cực. Với trường hợp suy hô hấp cần được thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp, trong trường hợp đặc biệt có thể thở máy nếu có chỉ định.
Người bệnh cần được đảm bảo về thông khí, chống ứ đọng đàm dãi… trong trường hợp bệnh nhân không ăn được cần truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc cho ăn qua sonde.
Cách phòng tránh viêm màng não mủ
Theo bác sĩ Tuấn, “Hiện nay tiêm phòng là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh viêm màng não mủ cũng như hạn chế những biến chứng mà bệnh có thể gây ra. Ngoài những biện pháp như vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh, bố mẹ nên có những biện pháp chủ động trong phòng bệnh như tiêm vaccine. Hiện nay, các loại vắc xin được khuyến cáo tiêm phòng viêm màng não mủ như vaccine Hib có thể tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi, vaccine não mô cầu và phế cầu cũng được khuyến cáo tiêm chủng để phòng viêm màng não mủ.
Bố mẹ nên có những biện pháp chủ động trong phòng bệnh như tiêm vaccine
Với những người có tiếp xúc với nguồn lây và có nguy cơ mắc bệnh có thể dùng Rifampicin theo liều chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó cần theo dõi và áp dụng các biện pháp cách ly, khử khuẩn môi trường cũng như các dụng cụ sinh hoạt theo đúng quy định của Bộ y tế.
Khoa Nhi BVĐK Tâm Anh là một trong những chuyên khoa mũi nhọn được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Nếu bé có triệu chứng của bệnh viêm màng não mủ, bố mẹ có thể nhanh chóng đưa bé đến khoa Nhi BVĐK Tâm Anh để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Bên cạnh việc đưa ra phác đồ điều trị, bố mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp để trẻ có thể nhanh chóng khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe.
Viêm màng não mủ là bệnh nguy hiểm có tính chất lây lan nhanh và để lại nhiều di chứng. Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho phụ huynh về cách nhận biết, các triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm này. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-dau-dau-goi-o-nguoi-gia-lam-con-cai-phai-biet-dieu-nay-vi | Bệnh đau đầu gối ở người già làm con cái phải biết điều này | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Công Hoàng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Đau khớp gối (đau đầu gối) là triệu chứng của nhiều bệnh lý ở khớp gối, ở người lớn tuổi là triệu chứng hay gặp nhất trong bệnh lý thoái hóa khớp gối. Bệnh lý khớp gối nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.Vậy nguyên nhân của đau khớp gối là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao? Và đau khớp gối cần được chữa trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bên dưới.
1. Bệnh đau đầu gối ở người già
Khớp gối là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất và chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể, do đó nó rất dễ bị tổn thương. Khớp gối là một loại khớp phức tạp, là nơi tiếp giáp của ba xương chính là: Xương đùi, xương bánh chè và xương chày, hoạt động nhờ sự phối hợp của gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp. Giữa các đầu xương có một lớp sụn bao phủ. Sụn là một mô trơn có bề mặt nhẵn, mịn giúp các khớp hoạt động trơn tru, đồng thời giữ vai trò chất đệm của khớp xương.Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, có khoảng 10% dân số ở độ tuổi trung niên bị hạn chế khả năng lao động do viêm đau đầu gối.Tình trạng viêm đau đầu gối xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng ở người già thường do phần sụn khớp bị bào mòn trở nên xù xì và thô ráp dẫn đến khớp xương cọ xát với nhau, ma sát nhiều gây đau đầu gối đặc biệt đau nhiều ở người già, sưng viêm khớp gối và cản trở vận động chi dưới.Đau đầu gối ở người già là biểu hiện của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vì thế, nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh đau đầu gối ở người già có thể biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì đau đầu gối dai dẳng, hạn chế vận động, nặng sẽ gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí bại liệt suốt đời.
2. Nguyên nhân của bệnh đau đầu gối ở người già Sinh hoạt, làm việc chưa hợp lý: Mang vác vật nặng, tập luyện quá sức,... sẽ gây áp lực cho đầu gối, dẫn đến bệnh đau đầu gối ở người già. 2.1. Nguyên nhân cơ giớiChấn thương: Ngã, tai nạn giao thông tác động trực tiếp đến đầu gối gây căng dây chằng, giãn dây chằng đau khớp gối do sụn khớp và xương bánh chè bị trật.Sinh hoạt, làm việc chưa hợp lý: Mang vác vật nặng, tập luyện quá sức,... sẽ gây áp lực cho đầu gối, dẫn đến bệnh đau đầu gối ở người già.Ăn uống thiếu chất: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu canxi, omega-3 khiến khớp gối yếu dần, dễ bào mòn.Thường xuyên dùng chất kích thích: Hút thuốc lá, ma túy, uống rượu, bia làm tăng nguy cơ đau đầu gối ở người già.Sự thay đổi thời tiết: thường xảy ra vào thời điểm giao mùa ở miền Bắc, cơ thể người già thường yếu, các khớp đặc biệt là khớp đầu gối thường đau dẫn đến bệnh đau đầu gối ở người già.Sự thừa cân, ít vận động làm: Với người già có biểu hiện thừa cân, béo phì làm tăng áp lực cho xương sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp trong đó có bệnh đau đầu gối ở người già.2.2. Nguyên nhân bệnh lýThoái hóa khớp gối:Khớp gối là bộ phận dễ bị thoái hóa nhất do thường xuyên chịu áp lực của cả cơ thể và gây đau nhức âm ỉ. Do sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp bôi trơn giảm dần và phần xương dưới sụn cũng bị biến đổi cấu trúc, hình thành các gai xương. Các gai xương này sẽ tì chạm vào đầu xương còn lại hoặc chèn ép dây thần kinh, gây đau nhức cho người bệnh. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau đầu gối ở người già.Bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý tự miễn gây viêm đau khớp gối thường gặp nhất. Bệnh diễn biến mãn tính lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp gây hư khớpViêm bao hoạt dịch đầu gối:Túi hoạt dịch ở đầu gối bị rách gây viêm khớp gối, nhiễm trùng vết thương kèm theo đau đầu gối ở người già kéo dài.Viêm gân bánh chè:Khi gân bánh chè tổn thương sẽ gây viêm tấy gân quanh khớp gối.Gút:Đây là bệnh lý về xương khớp đau đớn nhất với biểu hiện đầu tiên là ở khớp ngón chân, khớp gối, khớp bàn tay. Nếu không điều trị tốt có thể biến chứng gây biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế. Từng đợt cấp của bệnh diễn ra khi giao mùa gây sưng tấy và nhức dữ dội, trong đó có rất nhiều trường hợp đau nhức ở khớp gối ở người trẻ lẫn người già.2.3 Nguyên nhân khácViêm khớp mạn tính, đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt là cảm giác đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống hoặc vận động mạnh, sưng tấy đầu gối, khi chạm vào cảm thấy ấm, đặc biệt là khớp gối sẽ bị sưng to hơn và đau đầu gối ở người già sẽ xảy ra sau một thời gian dài không hoạt động, như khi thức dậy vào lúc sáng sớm.
3. Triệu chứng của bệnh đau đầu gối ở người già Đau đầu gối âm ỉ là triệu chứng điển hình Trong bệnh đau đầu gối ở người già cảm giác đau đầu gối âm ỉ là triệu chứng điển hình nhất tuy nhiên người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng đau khớp gối điển hình sau:Đau cơ học: Cơn đau đầu gối ở người già xuất hiện và đau dữ dội sau khi vận động mạnh, giảm khi nghỉ ngơi.Sưng, nóng khớp: Quá trình viêm khớp gối khiến vùng da tại đây bị sưng tấy, nóng hơn, nếu chạm tay vào thấy người già đau đầu gối dữ dội.Tê bì chân: Lực chân yếu dần do dây thần kinh bị chèn ép, khả năng vận động đi lại kém.Có tiếng lạo xạo: Những người già đau đầu gối, phần sụn khớp thường liên kết lỏng lẻo ảnh hưởng đến vận động của khớp, khi di chuyển có tiếng lạo xạo ở đầu gối, hay gặp khi leo cầu thang.Khớp co cứng: Khó co, duỗi chân thẳng vào buổi sáng. Buổi sáng khi ngủ dậy, bệnh nhân rất khó duỗi chân phải mất một khoảng thời gian làm nóng, mát- xa mới dễ chịu và hoạt động được bình thườngBiến dạng khớp: Tình trạng đau khớp gối kéo dài sẽ khiến đầu gối biến dạng, hóp vào trong gây biến đổi hình dạng đầu gối.Triệu chứng đi kèm: Phần cẳng, bàn chân bị xanh xao, tái nhợt, các đường gân hiện lên rõ ràng, sờ vào luôn thấy lạnh. Cơ thể người bệnh mệt mỏi, suy nhược. Nhiều trường hợp người bệnh không thể đứng dậy đi lại được. Nếu không tìm cách chữa trị người bệnh mất khả năng di chuyển tạm thời.
4. Điều trị bệnh đau đầu gối ở người già
4.1. Điều trị đau đầu gối bằng Tây yNhóm thuốc không cần kê đơn: Thuốc giảm đau Paracetamol, Tylenol; thuốc kháng viêm NSAID Ibuprofen,... Khi bị đau khớp gối người bệnh có thể chủ động dùng thuốc này để giảm đau đầu gối ở người già nhưng không được lạm dụng vì có thể ảnh hưởng gan, dạ dày.Nhóm thuốc bắt buộc kê toa: Thuốc kháng viêm Steroid Corticoid; thuốc ức chế chọn lọc COX-2; Glucosamin sulfat. Những thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng vùng đau đầu gối ở người già và kháng viêm toàn diện.4.2 Các phương pháp điều trị khác:Biện pháp bổ trợ chữa đau khớp gối: Sử dụng laser độ IV, sóng cao tần, siêu âm để thúc đẩy quá trình kháng viêm, giảm đau đầu gối ở người già nhanh. Những biện pháp trên đều là biện pháp không xâm lấn nên người bệnh có thể yên tâm áp dụng.Phẫu thuật: Phẫu thuật khớp gối được chỉ định khi tình trạng đau đầu gối ở người già nặng, điều trị nội khoa không có hiệu quả. Người bệnh được thực hiện phẫu thuật nội soi làm sạch, thay khớp để loại bỏ viêm khớp gối và các tổn thương.4.3 Điều trị đau đầu gối bằng thuốc NamHạt gấc: Đem hạt gấc nướng lên và ngâm cùng 2 lít rượu khoảng 1 tháng. Dùng rượu thuốc xoa bóp phần đầu gối đau nhức.Mù tạt + mật ong: Trộn đều mù tạt, mật ong và muối hột chữa với tỷ lệ 1:1:1, thoa lên vùng đầu gối bị đau, để cố định qua đêm.Chữa đau khớp gối bằng mật gấu: Rửa sạch 8 lá mật gấu, xay nhuyễn hòa cùng bia, uống 2 lần vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối.Ngải cứu: Ngải cứu giã nát cùng với muối, sao nóng lên, rồi đắp lên đầu gối trong khoảng 15 phút.Dùng lá lốt: có thể dùng làm rau ăn, hoặc sắc uống mỗi ngày 8-12g. Lá lốt có thể sắc uống riêng hoặc sắc cùng với rễ cỏ xước cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả.4.4 Điều trị đau đầu gối bằng vật lý trị liệuChâm cứu: Châm cứu có tác dụng đả thông kinh lạc, giảm đau đầu gối ở người già nhanh chóng.Bấm huyệt: giúp kích thích huyệt đạo sản sinh chất giảm đau hiệu quả.Tắm bùn, suối khoáng: Có tác dụng làm triệu chứng đau đầu gối ở người già được thư giãn, giải phóng áp lực đầu gối, tránh tình trạng viêm khớp gối hoặc nhiễm trùng khớp gối.Đau đầu gối ở người già là tình trạng gần như không thể tránh khỏi, đặc biệt từ sau tuổi 30 khi quá trình phát triển đã chấm dứt thay vào đó là quá trình lão hóa. Vì vậy, mỗi người cần chăm sóc và nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn để dự phòng và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Khi có triệu chứng bị đau đầu gối ở người già, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.Bác sĩ Nguyễn Công Hoàng đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, đặc biệt bác sĩ có kinh nghiệm sâu về chỉnh hình nhi. Hiện nay, là Bác sĩ chấn thương chỉnh hình tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bệnh lý khớp gối và cách phòng tránh chấn thương khớp gối |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-khong-phan-ung-khi-goi-ten-co-phai-dau-hieu-tu-ky-vi | Trẻ không phản ứng khi gọi tên, có phải dấu hiệu tự kỷ? | Trẻ không phản ứng khi gọi tên hay trẻ gọi không thưa là tình trạng trẻ tự thu hẹp phạm vi giao tiếp của bản thân. Tình trạng này làm cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người xung quanh và thường có xu hướng thích chơi 1 mình.
1. Trẻ không chịu giao tiếp có phải dấu hiệu của tự kỷ?
Tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn thần kinh phức tạp. Trẻ mắc chứng tự kỷ thường:Hạn chế tương tác với xã hội;Trẻ có thể giao tiếp bằng lời hoặc không lời;Các hành vi, cử chỉ của bé thường lặp lại 1 cách rập khuôn.Cha mẹ nếu quan sát trẻ nếu thấy các biểu hiện như: Trẻ không chịu giao tiếp, ít thể hiện cảm xúc, ít cười, mối quan hệ thu hẹp, hạn chế tương tác với mọi người,thiếu nhận thức về sự nguy hiểm, nhạy cảm với âm thanh, tăng động,...Đặc biệt là các trường hợp trẻ thoái lui ngôn ngữ nghiêm trọng, ví dụ như: Trẻ chậm nói, trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện hoặc thậm chí mất hẳn ngôn ngữ, trẻ gọi không thưa...thì cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám sớm, bởi đó có thể là triệu chứng sớm của chứng tự kỷ, độ tuổi dễ mắc nhất là từ 8 đến 24 tháng tuổi. Trẻ gọi không thưa là tình trạng trẻ tự thu hẹp phạm vi giao tiếp của bản thân 2. Các triệu chứng lâm sàng giúp phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ
Các triệu chứng tự kỷ ở trẻ trước 12 tháng tuổi:Tăng động (trẻ khó ngủ, quấy khóc, dễ bị khó chịu,..);Trẻ thích ở một mình, thờ ơ với các sự việc xảy ra, ít đòi hỏi sự chăm sóc từ bố mẹ;Khả năng tập chúng của trẻ kém.Các triệu chứng trẻ tự kỷ sau 12 tháng tuổi:Trẻ ít nói cười;Có thể bị điếc hoặc khiếm thính hoặc mất khả năng đáp ứng với âm thanhKhó hòa đồng với các bạn;Chủ yếu quan sát mọi việc bằng mắt. Tuy nhiên nhiều trường hợp trẻ không giao tiếp bằng mắt hay không nhìn vào mắt khi nói chuyện;Hành vi lặp đi lặp lại;Khó tham gia các hoạt động xã hội thông thường.Các dấu hiệu nghiêm trọng của chứng tự kỷ ở trẻ:Khi trẻ được 12 tháng tuổi, không có dấu hiệu bi bô hay bất cứ cử chỉ nào;Khi 16 tháng tuổi vẫn chưa biết nói các câu đơn;Trẻ không phản ứng khi gọi tên;Khi trẻ 24 tháng tuổi không nói được câu có 2 từ;Trẻ không chịu giao tiếp ở mọi lứa tuổi.Ở giai đoạn đầu của tự kỷ thì các triệu chứng còn mờ nhạt, khó nhận biết. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý để có thể nhận ra những dấu hiệu tự kỷ sớm nhất ở trẻ. Từ đó có được biện pháp điều trị kịp thời. Trẻ không giao tiếp bằng mắt hay không nhìn vào mắt khi nói chuyện Tóm lại, tự kỷ ở trẻ là chứng rối loạn hệ thần kinh rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. |
|
https://suckhoedoisong.vn/5-bai-thuoc-nam-ho-tro-dieu-tri-cam-cum-hieu-qua-169231007224637554.htm | 09-10-2023 | 5 bài thuốc nam hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả | Trong y học cổ truyền, những triệu chứng của
bệnh cúm
(cảm cúm) được chia thành những thể bệnh khác nhau như sau:
Cảm cúm
do phong hàn
:
Phát sốt, sợ rét, không mồ hôi, đau đầu, mình mẩy chân tay nhức mỏi, mũi tắc, chảy nước mũi trong, hắt hơi, ho có chút đờm loãng, ngứa họng, nặng tiếng; rêu lưỡi trắng mỏng.
Cảm cúm do phong nhiệt
: Phát sốt, ra mồ hôi, hơi sợ gió lạnh, đau đầu, ngạt mũi, nước mũi đục, họng sưng đau, miệng khô, khát nước, ho đờm vàng đặc; rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng.
Cảm cúm do nhiệt ẩm
: Thân nhiệt cao, mồ hôi ít, mình và chân tay nhức mỏi đau, váng đầu, đầu nặng căng nhức, chảy nước mũi, tâm phiền, miệng khát nhưng không uống nhiều, tức ngực, tiểu rắt; rêu lưỡi vàng.
Cảm cúm do thân thể hư nhược
: Phát nhiệt đau đầu đổ mồ hôi, ho, họng viêm trắng, thở gấp, tim đập không đều, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng.
Tỏi có tác dụng ức chế mạnh đối với virus cúm,
Theo y học hiện đại, bệnh do virus nên có thể tự khỏi trong vòng 7-10 ngày.
Điều trị bệnh cúm chủ yếu điều trị triệu chứng. Việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp này có thể gây thêm tác dụng phụ và loại bỏ các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Vì vậy,
thay vì dùng kháng sinh, người bị cảm cúm có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước và
sử dụng một số
bài thuốc nam
dưới đây để giảm triệu chứng,
đẩy nhanh quá trình lành bệnh.
Một số bài thuốc nam hỗ trợ
điều trị cảm cúm
Bài 1:
Gừng tươi 20g, tỏi 5-6 nhánh, sắc nước uống.
Bài thuốc có tác dụng phòng ngừa và chữa trị bệnh cúm thể
phong hàn.
Trong bài gừng tươi có tác dụng phát hãn giải biểu (làm ra mồ hôi để giải cảm), tỏi có tác dụng giải độc.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, tỏi có tác dụng ức chế mạnh đối với virus cúm, còn gừng có tác dụng làm giảm hoạt tính của nhiều loại virus..
Bài 2:
Kim ngân hoa 15g, đậu xanh (để cả vỏ) 30g, sắc nước uống trong ngày.
Trong bài, kim ngân hoa có tác dụng phát tán phong nhiệt (trừ gió nóng), thanh nhiệt giải độc. Đậu xanh có tác dụng dưỡng âm và
thanh nhiệt giải độc.
Hai vị kết hợp với nhau, có tác dụng phòng ngừa và chữa
trị cảm cúm
thể phong nhiệt.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy,
kim ngân hoa
có tác dụng ức chế tương mạnh đối với virus cúm, ngoài ra còn có tác dụng làm giảm hoạt tính của nhiều loại virus khác.
Gừng có tác dụng làm giảm hoạt tính của nhiều loại vi-rút.
Bài 3:
Quán chúng 15g, bạc hà 10g, sắc nước uống.
Bài thuốc có tác dụng phòng ngừa cảm cúm thể
phong nhiệt.
Trong bài: Quán chúng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dự phòng bệnh thời khí (bệnh do thời tiết khí hậu gây ra). Bạc hà có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt; dùng chữa cảm cúm, mũi ngạt, đầu nhức, còn xúc tiến tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài...
5 cách đơn giản phòng ngừa cúm
Bài 4:
Tô diệp (lá tía tô) 15g, gừng tươi 5 lát; sắc nước uống.
Bài thuốc có tác dụng phòng ngừa cảm cúm thể phong hàn. Cả 2 vị tía tô và gừng tươi đều được xếp trong loại thuốc phát tán phong hàn (những vị thuốc dùng chữa các chứng ngoại cảm do khí lạnh gây nên). Tía tô tác dụng tán hàn giải cảm, hành khí và giải độc.
Gừng tươi
, giải cảm phong hàn, còn có tác dụng "ôn trung chỉ ẩu" (ấm bụng chống nôn), "ôn phế chỉ khái" (ấm phổi trừ ho).
Bài 5:
Bạc hà 6g, kinh giới 15g, lô căn (rễ sậy) 12g; sắc nước uống.
Bài thuốc có tác dụng phòng ngừa cảm cúm trong 4 mùa.
Theo các nghiên cứu hiện đại, rau kinh giới chứa hợp chất carvacrol và thymol có thể tiêu diệt tác nhân gây nên bệnh cúm. Lô căn, bạc hà giúp hạ sốt, mát phổi,
giảm ho
thường được dùng
điều trị hiệu quả các triệu chứng cảm cúm
.
Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, dễ lây lan thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua không khí, virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tuy
không nguy hiểm đến tính mạng nhưng với những người có bệnh ở đường hô hấp, suy hô hấp mạn tính
dễ cảm nhiễm hơn. Vì vậy nên tiêm phòng hàng năm trước mùa cúm.
Khi có triệu chứng cúm cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.
Mời bạn xem thêm video:
Uống nước ép lựu mỗi ngày - tác dụng “thần kỳ” cho tuổi 50 | SKĐS
Lương y Hoài Vũ
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://suckhoedoisong.vn/lao-tiet-nieu-dieu-tri-co-kho-169146538.htm | 20-07-2018 | Lao tiết niệu, điều trị có khó? | Các cơ quan sinh dục (tuyền tiền liệt, túi tinh, mào tinh, vòi trứng) cũng có thể bị lao theo đường từ thận hoặc theo đường máu tới. Bệnh xuất hiện muộn sau lao sơ nhiễm từ 5-15 năm, hiếm gặp ở trẻ em và thường chỉ xuất hiện ở một bên thận.
Lao thận cho đến nay là tình trạng tổn thương phổ biến, chỉ sau phổi hoặc đường tiêu hóa. Tương tự như vậy, bệnh lan rộng đến đường tiết niệu và các cơ quan sinh dục thường là thứ phát đến thận.
Tổn thương ban đầu là ở cả hai bên thận, ở phần vỏ. Thường chỉ một thận là nơi xảy ra quá trình loét bã đậu hóa, tiến dần về các tháp thận và mở vào bể thận, để lại một hang nham nhở. Vi khuẩn lao đi theo nước tiểu tới gây tổn thương ở niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, túi tinh và mào tinh.
Có thể phát hiện lao tiết niệu qua dấu hiệu viêm bàng quang.
Triệu chứng thường gặp của lao tiết niệu
Triệu chứng của lao thận thường kín đáo và thể hiện trước hết bằng mệt mỏi, sốt về chiều, đổ mồ hôi ban đêm. Nếu bị ở bàng quang, bệnh nhân có hội chứng viêm bàng quang, đái khó, đái rắt, đôi khi đái ra máu đại thể ở cuối bãi. Khám lâm sàng thường âm tính. Vùng thận có thể đau khi sờ nắn vào.
Lao tiết niệu thường được phát hiện muộn sau khi đã được chẩn đoán điều trị các nguyên nhân như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi thận, ung thư thận... Tuy nhiên có một số triệu chứng thường gặp sau đây:
Rối loạn bài tiết nước tiểu:
Biểu hiện bằng những triệu chứng của viêm bàng quang (60 - 70% trong lao tiết niệu) như đái dắt, nhất là về đêm, đái buốt cuối bãi. Những triệu chứng này có khi rầm rộ, có khi không rõ. Bệnh diễn biến từng đợt thường giảm rồi lại xuất hiện trở lại. Những triệu chứng này giống với triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu.
Tiểu ra máu:
Là dấu hiệu thường gặp (đứng hàng thứ 2 sau sỏi thận) thường là số lượng ít, đái ra máu nhưng không đau, hay tái đi tái lại, hay gặp đái ra máu toàn bãi. Có thể chỉ đái ra máu vi thể, chỉ xác định được bằng xét nghiệm nước tiểu.
Tiểu ra mủ:
Bệnh nhân có thể chỉ tiểu ra mủ, dịch mủ này nuôi cấy âm tính với vi khuẩn thông thường.
Đau vùng thắt lưng:
Bệnh nhân có cảm giác nặng hoặc đau nhẹ vùng thắt lưng, đôi khi có cơn đau quặn thận do tổn thương gây chít hẹp đường bài tiết nước tiểu, hoặc mảng bã đậu di chuyển theo đường bài tiết nước tiểu gây tắc tạm thời, gây co thắt niệu quản. Đau ít gặp trong lao thận đơn thuần, thường gặp trong lao thận có kết hợp với lao niệu quản.
Các triệu chứng khác:
Có thể phát hiện lao khi có viêm bàng quang. Thăm dò trực tràng đôi khi thấy lao lan tới các túi tinh và tuyến tiền liệt (có những chỗ rắn lại). Nếu bị lao, mào tinh to lên và rắn. Có thể có các lỗ dò do lao ở tầng sinh môn.
Ở phụ nữ
có thể có viêm phần phụ, bị vô sinh, kinh nguyệt không đều và có khi bị viêm phúc mạc. Cần phải khám lâm sàng thật kỹ để phát hiện ổ lao ngoài thận, nhất là lao phổi, lao bạch huyết hay lao xương.
Các xét nghiệm chẩn đoán
Xét nghiệm cận lâm sàng ở người bị lao tiết niệu cho thấy, protein niệu có thể có, có thể không có. Hay bị đái ra máu vi thể. Nước tiểu có nhiều bạch cầu (mủ niệu). Bao giờ cũng phải nghĩ đến lao thận nếu cấy nước tiểu ở môi trường thông thường cho kết quả âm tính. Phát hiện vi khuẩn lao (soi trực tiếp, cấy) phải làm ít nhất 3 lần với nước tiểu lấy buổi sáng hay nước tiểu 24 giờ. Nếu nghi lao ở phụ nữ, cần tìm trực khuẩn Koch trong kinh nguyệt, dịch âm đạo hay bệnh phẩm lấy khi nạo nội mạc tử cung. Tốc độ máu lắng tăng. Chức năng thận chỉ giảm ở các thể nặng.
Xét nghiệm bổ sung khác cần làm để chẩn đoán lao tiết niệu gồm:
Chụp bụng không chuẩn bị:
có thể thấy các chỗ vôi hóa ở thận và tuyền tiền liệt.
Chụp đường niệu qua tĩnh mạch:
thấy các gai thận bị xói mòn, các đài thận bị co, bị hẹp và có chỗ phình ở trước dòng. Cũng có thể thấy niệu quản bị hẹp lại, thường ở chỗ xa. Các tổn thương thường có ở một bên hơn là ở cả hai bên.
Chụp niệu quản - bàng quang
ngược dòng: cho thấy niệu đạo bị chít hẹp và có hang trong tuyến tiền liệt.
Soi bàng quang:
thấy các tổn thương trong viêm bàng quang thông thường hoặc phù hình bong bóng ở chỗ đổ vào của niệu quản. Đến giai đoạn nặng, có thể thấy khối lao, vết loét và bàng quang co nhỏ lại do bị xơ hóa.
Chụp siêu âm thận:
có thể thấy các tổn thương ở thận.
Điều trị lao tiết niệu có khó?
Mục tiêu chính của điều trị là để bảo vệ nhu mô thận và chức năng, giúp bệnh nhân không còn nhiễm trùng và kiểm soát các tình trạng kèm theo. Bệnh lao tiết niệu sinh dục đáp ứng tốt hơn với một đợt điều trị ngắn so với lao phổi vì bệnh lao niệu sinh dục mang lượng vi khuẩn lao thấp hơn. Ngoài ra, hai loại thuốc chủ chốt để điều trị lao là isoniazid (INH) và rifampin thâm nhập tốt vào các tổn thương dạng khoang liên quan với bệnh lao tiết niệu.
Tiên lượng bệnh lao tiết niệu đáp ứng thuốc điều trị tốt còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương khi chẩn đoán và bắt đầu điều trị. Nếu điều trị sớm thì khỏi lao thận và chức năng thận không bị ảnh hưởng. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tac-dong-mach-nuoi-chi-cap-tinh-co-nguy-hiem-vi | Tắc động mạch nuôi chi cấp tính có nguy hiểm? | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Tiến Đạt - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Tắc động mạch nuôi chi cấp tính là tình trạng dòng máu lưu thông đến chi đột ngột bị chặn đứng/tắc nghẽn. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biểu hiện rõ rệt ảnh hưởng đến cuộc sống.
1. Tắc động mạch nuôi chi cấp tính là gì?
Tình trạng tắc động mạch nuôi chi dưới cấp tính xảy ra khi động mạch bị tắc nghẽn đột ngột do “vật lạ”.Bị tắc động mạch nuôi chi cấp tính là trường hợp nghiêm trọng và được ưu tiên trong cấp cứu ngoại khoa. Nếu như không kịp xử trí, việc thiếu máu nuôi chi dưới sẽ gây hoại tử chi trong vòng vài giờ đến vài ngày. Vì vậy, việc phát hiện sớm tắc động mạch nuôi chi là cực kì cần thiết để cấp cứu kịp thời.
2. Phân loại các chứng tắc động mạch nuôi chi cấp tính Huyết khối động mạch làm tắc động mạch nuôi chi 2.1 Tắc nghẽn động mạch cấp tínhĐây là tình trạng tắc mạch máu nuôi chi do các vật chặn di chuyển từ tim xuống, một số ít vật nghẽn có thể có nguồn gốc từ các túi phình động mạch. Đôi khi, các vật nghẽn này là mảng xơ vữa từ các động mạch lớn.Hầu hết, các bệnh nhân gặp phải tình trạng này đều có vấn đề liên quan đến tim mạch, điển hình là thiếu máu cơ tim, van tim hậu thấp, rung nhĩ...2.2 Huyết khối động mạch cấp tínhHuyết khối động mạch gây ra tổn thương cho động mạch ở tại vị trí tắc nghẽn. Các tổn thương này sẽ được đánh giá thông qua XQ, siêu âm động mạch... và ngay cả trong lúc mổ.Tình trạng huyết khối động mạch gây tắc động mạch nuôi chi thường đến từ các chấn thương thành mạch. Bên cạnh đó, sự hình thành cục máu đông ở vị trí loét của mảng xơ vữa động mạch cũng khá phổ biến trong trường hợp huyết khối động mạch cấp tính.
3. Dấu hiệu tắc động mạch nuôi chi cấp tính
Khi bị tắc động mạch nuôi chi dưới cấp tính, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện lâm sàng như:Đau: Các cơn đau diễn ra mãnh liệt, dữ dội và đột ngột tại vùng chi bị thiếu máu, bắt buộc mọi sinh hoạt phải ngừng lại.Tê bì tại chi (có cảm giác giống như kiến bò), cảm giác mất dần dần đến khi mất hoàn toàn cảm giác ở chi.Sau khi động mạch bị tắc nghẽn, vùng da của chi bị thiếu máu sẽ trở nên tái nhợt, dần dần tím tái do xuất huyết hoại tử ở các vùng mô thiếu máu...Có dấu hiệu liệt cơ: Cử động ở các ngón sẽ trở nên yếu và về sau liệt hoàn toàn...
4. Điều trị tắc động mạch nuôi chi cấp tính? Phẫu thuật bóc lớp để điều trị tắc động mạch nuôi chi cấp tính 4.1 Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp hàng đầu để điều trị chứng thiếu máu nuôi chi cấp tính. Tùy theo mức độ tổn thương và nguyên nhân gây tắc động mạch mà bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp, bao gồm:Phẫu thuật bằng ống thông Fogarty lấy khối tắc mạch: Đơn giản, hiệu quả, thường được sử dụng trong trường hợp chưa có hoại tử chi.Phẫu thuật bóc lớp: Được áp dụng để loại bỏ khối tắc mạch ở các bệnh nhân bị tắc động mạch nuôi chi cấp tính do xơ vữa động mạch. Phương pháp này thường được sử dụng đối với những động mạch bị tổn thương ngắn (dưới 10cm).Phẫu thuật nối động mạch bằng cách bắc cầu: Được chỉ định khi bệnh nhân bị huyết tắc động mạch, nguyên nhân từ tổn thương xơ vữa động mạch (đoạn tổn thương dài trên 10cm) hoặc khi bệnh nhân có tổn thương mô mềm, có nguy cơ nhiễm trùng... nếu thực hiện ghép động mạch.Phẫu thuật loại bỏ đoạn mạch bị tổn thương: Thường được chỉ định khi bệnh nhân bị huyết tắc động mạch cấp tính do các chấn thương.Cắt cụt chi: Đây là phương án cuối cùng, được chỉ định khi tình trạng tắc động mạch nuôi chi cấp tính đã gây hoại tử chi.4.2 Điều trị bảo tồnTrong một số trường hợp nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc tiêu sợi huyết để làm tan huyết khối.Ưu điểm của phương pháp sử dụng thuốc tiêu sợi huyết là có thể làm tan máu đông ở các động mạch nhỏ (không thể can thiệp bằng phẫu thuật) và không gây tổn thương trong lòng động mạch. Tuy nhiên, thuốc chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp tắc động mạch nuôi chi cấp tính do cục máu đông.Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chỉ định một số điều trị khác như sử dụng Heparin, tạo hình động mạch bằng giải pháp siêu âm qua nội soi...Có thể thấy, tắc động mạch nuôi chi cấp tính là một trạng thái nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu nào được đề cập, bạn cần tìm gặp ngay các bác sĩ để được kiểm tra và cấp cứu kịp thời. |
|
https://vnexpress.net/phat-hien-tinh-hoan-an-28-nam-4767302.html | 8/7/2024 | Phát hiện tinh hoàn ẩn 28 năm - Báo VnExpress Sức khỏe | Trước đó, người bệnh nói không biết cơ thể có bất thường, gần đây tự kiểm tra mới biết chỉ có một bên tinh hoàn trái. Sợ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, anh đến viện để kiểm tra. Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Quang Khải, Khoa Phẫu thuật Thận Tiết niệu - Nam học, Bệnh viện E, bất ngờ khi bệnh nhân không nhận ra sự bất thường, "gần 30 tuổi mới đi khám". "Nếu không can thiệp, người bệnh có nguy cơ ung thư và biến chứng sau này", ông Khải nói. Bệnh nhân được can thiệp mổ hạ tinh hoàn xuống bìu, hiện sức khỏe ổn định.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau mổ. Ảnh: Thùy An
Ẩn tinh hoàn là dị tật bẩm sinh khiến một hoặc hai bên tinh hoàn nằm ở vị trí bất thường như lỗ bẹn sâu hoặc trong ổ bụng. Khoảng 3-5% bé trai sinh đủ tháng mắc ẩn tinh hoàn. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc bệnh như trẻ đẻ non tháng, nhẹ cân; tiền sử trong gia đình có cha, anh, em bị ẩn tinh hoàn; tuổi mẹ cao; mẹ mang thai nhiều lần hoặc mắc bệnh lý mạn tính. Mẹ hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn hoặc cà phê trong quá trình mang thai hay phơi nhiễm với các hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết. Tinh hoàn ẩn không điều trị có thể dẫn đến ung thư, giảm khả năng sinh sản. Bác sĩ khuyến cáo dị tật tinh hoàn ẩn cần được phát hiện sớm và điều trị khi bé được một tuổi. Sau một tuổi, tinh hoàn ẩn không thể tự di chuyển xuống được mà bắt đầu có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng theo hướng xấu đi, bắt buộc phải phẫu thuật. Trường hợp tinh hoàn ẩn để muộn tới sau tuổi dậy thì, thường là tinh hoàn teo nhỏ và nằm cao trong bụng, nên cắt bỏ để ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Thùy An |
https://suckhoedoisong.vn/viem-hong-man-tinh-co-lay-sang-viem-xoang-169220622002504898.htm | 26-06-2022 | Viêm họng mạn tính có lây sang viêm xoang? | Bệnh viêm họng mạn tính, nguyên nhân và cách chữa trị
SKĐS - Viêm họng mạn tính là một bệnh thường gặp, nam mắc nhiều hơn nữ.
Vùng
hầu họng
và
mũi xoang
là các bộ phận kế cận có thông với nhau qua ngách mũi sau. Chính vì vậy, nhiều người có triệu chứng
viêm họng
đi khám các bác sĩ lại kết luận cả
viêm xoang
nên băn khoăn, lo lắng.
Viêm xoang và
viêm họng mạn tính
có một mối liên hệ chặt chẽ
1. Viêm xoang và viêm họng mạn tính- Mối liên
quan cần chú ý
Vùng
hầu họng
và
mũi xoang
là các bộ phận kế cận có thông thương với nhau qua ngách mũi sau. Viêm xoang và
viêm họng mạn tính
có một mối liên hệ thân thiết. Viêm xoang có thể là hậu quả của bệnh lý viêm họng mạn tính gây nên. Hoặc chính bệnh viêm họng mạn tính trở nên dai dẳng hoặc tái phát là do tình trạng viêm xoang chưa được điều trị dứt điểm.
Xoa bóp phòng chống viêm họng mạn tính
Cách phòng ngừa viêm xoang hiệu quả đối với người lớn và trẻ nhỏ khi giao mùa
15 cách chữa viêm xoang tại nhà hiệu quả, tiết kiệm
Khi bị viêm xoang, dịch mủ viêm từ xoang sẽ chảy xuống mũi và thoát ra ngoài theo 2 đường mũi trước và mũi sau. Nếu dịch mủ viêm chảy ra phía trước thì người bệnh dễ nhận biết. Nếu dịch viêm xoang chảy theo đường mũi sau sẽ xuống họng gây triệu chứng ở họng. Người bệnh có thể không xác định được bệnh chính ở đâu. Các chất dịch này gây kích thích niêm mạc hầu họng. Hậu quả khiến cho bệnh viêm họng kéo dài dai dẳng và khó điều trị hơn. Hơn nữa, tác nhân nhiễm trùng xoang như virus hay
vi khuẩn
có thể lây lan sang hầu họng gây viêm.
Viêm xoang có thể là hậu quả của viêm họng mạn tính
Tương tự như vậy, ổ
nhiễm trùng
từ viêm họng mạn tính nếu không được điều trị tốt có thể lây lan sang khu vực mũi xoang. Hậu quả người bệnh dễ dàng bị mắc bệnh lý viêm xoang. Như vậy, từ viêm họng thông thường có thể dẫn tới biến chứng viêm xoang kèm theo. Trong trường hợp này, viêm xoang dễ bị bỏ qua do triệu chứng không thể hiện ở mũi mà là ở họng.
Có thể nói, 2 bệnh này có mối quan hệ nhân quả với nhau. Chúng tương tác với nhau trở thành một vòng xoáy bệnh lý. Nếu không phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của bệnh thì việc điều trị sẽ không mang lại hiệu quả.
Khi bị viêm họng do viêm xoang nếu điều trị không đúng dễ bị biến chứng.
2. Viêm họng mạn tính và viêm xoang dễ biến chứng nếu điều trị sai
Khi bị viêm họng do viêm xoang nếu điều trị không đúng dễ bị
biến chứng
, vì nhiều người chủ quan chỉ nghĩ bị viêm họng nên tự mua thuốc điều trị. Điều này rất nguy hiểm vì bệnh chính không được điều trị dẫn đến viêm xoang kéo dài âm ỉ, gây biến chứng nặng khó lường như: Viêm màng não (hiếm gặp),
viêm tai giữa
, dịch xoang đổ xuống lâu ngày mà điều trị theo hướng amiđan thì dịch xoang sẽ kích thích họng nổi hạt hơn và gây
viêm họng hạt
mạn tính. Nếu dịch xoang chảy sâu xuống nữa sẽ gây viêm thanh quản, khàn tiếng và viêm khí phế quản.
Ngoài ra, bị viêm xoang do nấm cần phải mổ, nếu chỉ uống thuốc điều trị họng không những tốn tiền mà bệnh còn nặng thêm, vì nấm có thể xâm lấn làm ảnh hưởng tới mắt, gây
giảm thị lực.
Chính vì vậy, việc điều trị viêm họng mạn tính do viêm xoang cần sự hợp tác tham gia điều trị của người bệnh và thầy thuốc. Sau khi chẩn đoán xác định viêm họng có nguyên nhân từ viêm xoang, bác sĩ sẽ xây dựng được phác đồ điều trị hợp lý. Dù theo phác đồ nào, bệnh nhân cũng cần điều trị kết hợp cả viêm xoang và viêm họng, nâng cao sức khỏe thể trạng chung và khắc phục yếu tố nguy cơ để tránh bệnh khởi phát. Người bệnh cần thực hiện y lệnh của các bác sĩ, không tự điều trị, không thay đổi thuốc hay điều trị theo mách bảo.
Khi bị viêm xoang, người bệnh thường có những triệu chứng ở mũi như ngứa mũi, nghẹt mũi và sổ mũi.
3. Viêm xoang có thể do nhiều nguyên nhân và biểu hiện đa dạng
Nhiều bệnh nhân có biểu hiện đau họng, vướng cổ, rát cổ… đi khám các bác sĩ kết luận viêm xoang thì rất lo lắng. Nhưng thực tế thì hoàn toàn có thể như đã phân tích ở trên. Viêm xoang có thể viêm 1 hoặc nhiều trong bốn cặp xoang, gồm: Xoang hàm, xoang sàng, xoang trán và xoang bướm.
Thông thường khi bị viêm xoang, người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng ở mũi là ngứa mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi và sổ mũi (chảy mũi).
Chảy mũi có hai dạng là chảy mũi trước và chảy mũi sau. Nếu nước mũi chảy ra phía trước, bệnh nhân sẽ dễ nhận biết, nếu chảy mũi sau, dịch tiết sẽ chảy xuống họng, gây triệu chứng ở họng, nên nhiều bệnh nhân không xác định được bệnh chính ở đâu. Nhiều bệnh nhân đến khám bệnh với lý do đau họng, vướng cổ, rát cổ, ho, khàn tiếng nhẹ và được bác sĩ chẩn đoán viêm amiđan, viêm họng hoặc trào ngược dịch dạ dày thực quản. Nội soi mũi xoang kiểm tra thực tế là do viêm xoang.
Ngoài ra, trên thực tế có không ít bệnh nhân mô tả triệu chứng bệnh không rõ ràng, do triệu chứng ở mũi nhẹ nhàng hơn triệu chứng ở họng. Viêm xoang dễ bị bỏ qua thường là dạng viêm do nấm, do sâu răng hoặc do có dị vật trong xoang (khi bệnh nhân đi trám răng, trồng răng giả có thể bị mảnh dị vật nhỏ rơi vào xoang).
Khi xác định viêm xoang do răng sâu, cần đi điều trị răng, nhổ răng, sau đó điều trị viêm xoang sẽ hết bệnh. Nếu do nấm hay do dị vật thì phẫu thuật nội soi để lấy nấm, dị vật ra.
Tóm lại: Xoang có sự liên hệ mật thiết với mũi, họng và mũi là nơi tiếp xúc thường xuyên của cơ thể với môi trường bên ngoài, khi môi trường không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến mũi và một thời gian sau xoang cũng bị viêm. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ viêm xoang, mũi họng khá cao, vì khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện để vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh phát sinh, phát triển. Bệnh này dễ tái phát và thường phải điều trị trong một thời gian dài. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ điều trị của các bác sĩ để tránh tình trạng điều trị không đúng, sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Mời độc giả xem thêm video:
Vận động để giữ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19 |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-bi-thuy-dau-boi-thuoc-gi-vi | Trẻ bị thủy đậu bôi thuốc gì? | Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp do virus Varicella Zoster gây nên. Biểu hiện lâm sàng là sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc. Bệnh đặc trưng bởi phát ban dạng bọng nước ở da và niêm mạc, diễn biến lành tính, tuy nhiên các mụn nước này có thể bội nhiễm và để lại sẹo mất thẩm mỹ. Bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết khi bị thủy đậu bôi thuốc gì không để lại sẹo?
1. Thuỷ đậu là bệnh gì?
Thủy đậu ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng cấp tính, lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần do virus Varicella zoster gây ra. Thuỷ đậu có tỷ lệ mắc cao ở trẻ em dưới 10 tuổi, những khu vực đông dân cư và vào thời điểm giao mùa đông xuân. Thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp, thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Đặc biệt với trẻ em chưa được tiêm phòng vắc-xin và có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, khi sinh hoạt chung ở môi trường như nhà trẻ, trường học... thủy đậu dễ lây qua việc tiếp xúc với các vật dụng chung như vật dụng cá nhân hoặc đồ chơi.Nguồn lây lớn nhất là người với người, thời gian mà người bệnh có khả năng lây cho người khác là khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban, trong giai đoạn phát ban (thường 4-5 ngày) và cho đến khi ban đóng vảy.
2. Lâm sàng của bệnh thuỷ đậu
Lâm sàng thể điển hìnhThời kỳ ủ bệnh: Bệnh thuỷ đậu thường có thời gian ủ bệnh từ 10 - 21 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh thuỷ đậu, trung bình 14 ngày. Thời gian này đa số người bệnh không có triệu chứng, do đó khó phát hiện và chẩn đoán bệnh.Thời kỳ khởi phát: Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt nhẹ 37-38°C, đôi khi sốt cao 39-40°C, kèm theo nhức mỏi toàn thân, ăn uống kém. Một số trường hợp bệnh nhân có triệu chứng như viêm họng và nổi hạch sau tai. Các biểu hiện ở giai đoạn này có thể gần giống với triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường, do đó hầu hết phụ huynh dễ chủ quan, có thể dẫn đến nhầm lẫn và bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị bệnh ở giai đoạn này.Thời kỳ toàn phát: Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này trở nên rõ ràng hơn.Nổi nốt phỏng nước: Thoạt đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ trên da kèm ngứa. Trong vòng 24 giờ các nốt nhỏ này trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong, rất nông. Các nốt phỏng nước này có thể xuất hiện rải rác khắp cơ thể, vị trí hay gặp nhất là ở mặt, ngực, lưng, trên da đầu và chân tóc luôn có. Đôi khi nốt phỏng nước có thể mọc ở niêm mạc khoang miệng, mí mắt hoặc ở vùng sinh dục. Số lượng và mức độ nặng của ban khác biệt giữa các người bệnh thuỷ đậu. Trẻ nhỏ thường có ít ban hơn so với trẻ lớn hơn. Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, sau khoảng 4 ngày, vẩy vàng xuất hiện và khoảng ngày thứ 10 trở đi thì bắt đầu bong vảy, thường không để lại sẹo.Thủy đậu thể lan tỏaĐây là thể bệnh thuỷ đậu nặng với tỉ lệ tử vong cao có thể gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (người bệnh ung thư điều trị hóa chất, người bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, điều trị corticoid kéo dài), trẻ đẻ non, trẻ sơ sinh.Biến chứng của bệnh thuỷ đậu:Viêm da bội nhiễm: Thường do vệ sinh không tốt, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết.Biến chứng thần kinh.Hội chứng Guillain-Barré.Viêm não - màng não.Viêm phổi: Xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh với triệu chứng: Ho, sốt, thở nhanh và đau ngực.Một số biến chứng thủy đậu khác có thể là: Viêm cơ tim, viêm gan, viêm cầu thận, viêm thận, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, xuất huyết nội tạng, mất điều hòa tiểu não, viêm giác mạc và viêm khớp.
3. Trẻ bị thuỷ đậu bôi thuốc gì?
Điều trị thủy đậu ở trẻ có miễn dịch bình thường chủ yếu là điều trị hỗ trợ, bao gồm hạ sốt, chăm sóc tổn thương da và các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác. Điều trị đặc hiệu kháng virus Herpes có tác dụng giảm mức độ nặng và thời gian bị bệnh thuỷ đậu, đặc biệt đối với trường hợp bị suy giảm miễn dịch. Cụ thể:Hạ sốt:Hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol liều 10-15mg/ kg/ lần, uống cách nhau mỗi 4 - 6 giờ. Trẻ em bị thủy đậu cần lưu ý chống chỉ định sử dụng Aspirin để hạ sốt vì sử dụng thuốc này cho trẻ làm tăng nguy cơ xảy ra hội chứng Reye với biểu hiện tổn thương gan và não.Chăm sóc tổn thương da:“Trẻ bị thuỷ đậu bôi thuốc gì không để lại sẹo?”, đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh thường thắc mắc khi có trẻ nhỏ trong gia đình bị thuỷ đậu. Chăm sóc tổn thương da đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hồi phục của da sau này. Nếu vùng da tổn thương được chăm sóc cẩn thận, thường sẽ khỏi nhanh và hạn chế được nguy cơ sẹo lõm.Dung dịch sát khuẩn da:Trẻ bị bệnh thuỷ đậu bôi thuốc sát khuẩn phải được thực hiện 3-4 lần/ ngày để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và giúp ngăn ngừa bội nhiễm tại các nốt phỏng nước thủy đậu bị vỡ. Có thể pha loãng dung dịch sát khuẩn ra tắm toàn thân để ngăn ngừa lây chéo. Nên lựa chọn dung dịch sát khuẩn thỏa mãn các tiêu chí sau cho trẻ bị thuỷ đậu:Có tính sát khuẩn hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.Hiệu quả nhanh giúp mụn nước khô se mau chóngKhông cản trở quá trình lành sẹo tự nhiên và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.Không gây xót, kích ứng niêm mạc, da.Trẻ bị thuỷ đậu bôi thuốc sát trùng ngoài da tại chỗ nốt phỏng nước bị vỡ bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ như xanh methylen, Betadin, Calamine lotion hoặc mỡ Acyclovir.Dưỡng ẩm da:Khi các nốt phỏng nước ngừng chảy dịch, vùng da tổn thương cần được dưỡng ẩm để tái tạo nhanh. Sau bước sát khuẩn, nên bôi một lượng kem dưỡng ẩm vừa đủ lên vết tổn thương. Một số loại kem dưỡng ẩm nên dùng: Dizigone nano bạc, Vitamin E, Vaseline và Lanolin...Biện pháp hỗ trợ khác:Ngoài việc biết “bệnh thủy đậu bôi thuốc gì?” thì tắm hàng ngày bằng nước sạch cũng là cách để hạn chế gây bội nhiễm các nốt phỏng ngoài da do vi khuẩn, giữ ấm về mùa đông. Vệ sinh tai mũi họng và răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Cho trẻ mặc quần áo mềm và dễ thấm hút mồ hôi, rỗng rãi không bị cọ sát vào cơ thể, để tránh nguy cơ vỡ các nốt phỏng nước.Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, trẻ bú mẹ cần tiếp tục cho bú sữa mẹ. Chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng tốt: Thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu, cho trẻ uống đủ nước và có thể bổ sung thêm nước hoa quả giàu vitamin.Chống ngứa: Sử dụng thuốc kháng histamin H1 nếu cảm thấy quá ngứa ngáy, khó chịu. Việc gãi, chà sát nhiều lần dễ khiến các nốt phỏng bị vỡ và có thể dẫn đến bội nhiễm. Do đó, có thể cho trẻ bị thuỷ đậu bôi thuốc giảm ngứa hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ để làm dịu cơ thể. Bên cạnh đó cần cắt móng tay, móng chân, giữ vệ sinh tay chân cho trẻ, có thể dùng bao tay vải để bọc tay cho trẻ nhỏ tránh trường hợp trẻ làm vỡ các nốt phỏng nước.Nên cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi bệnh, tránh để trẻ tiếp xúc với người khác cho đến khi các nốt phỏng nước đã đóng vảy và không xuất hiện thêm các nốt phỏng nước mới.Điều trị đặc hiệu:Được chỉ định cho những trường hợp thủy đậu có nguy cơ bị biến chứng.Acyclovir: Thuốc Acycolvir có tác dụng làm giảm thời gian bệnh, giảm triệu chứng và biến chứng. Thuốc có hiệu quả cao nhất khi dùng 24 giờ trước khi nổi bóng nước. Trẻ dưới 12 tuổi: 20mg/ kg x 6 giờ/ lần dùng trong 5 -7 ngày. Trẻ lớn (> 40kg): 800mg x 5 lần/ ngày dùng trong 5-7 ngàyBệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc có biến chứng: Sử dụng Acyclovir 10-12,5mg/ kg x 8 giờ/ lần tiêm tĩnh mạch, trong 7 ngày.Hoặc sử dụng Valacyclovir (tiền chất của Acyclovir) liều 1g/ lần x 3 lần/ ngày dùng trong 7-10 ngày. Hoặc Famciclovir 500mg/lần x 3 lần/ngày dùng trong 7-10 ngày.Điều trị kháng sinh không nên áp dụng thường quy, chỉ sử dụng khi người bệnh thủy đậu có biến chứng bội nhiễm tổn thương da hoặc bội nhiễm tại các cơ quan khác. Trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng bội nhiễm: Các tổn thương viêm da mủ thường do tụ cầu có thể điều trị bằng Vancomycin hoặc Oxacillin (Bristopen).
4. Phòng bệnh cho trẻ em
Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân trước và sau khi tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu.Tiêm vacxin phòng thuỷ đậu (vacxin sống giảm độc lực) có hiệu quả bảo vệ cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi: Tiêm 2 lần, mũi 2 nên cách mũi đầu khoảng 3 tháng hoặc tiêm mũi 2 vào lúc trẻ 4 - 6 tuổi.Trẻ > 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, mũi thứ 2 cách mũi đầu từ 4-8 tuần.Bài viết đã cung cấp thông tin giúp trả lời thắc mắc “thủy đậu bôi gì?”. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì khi mắc phải căn bệnh này, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-thanh-phan-cua-vac-xin-6-trong-1-vi | Các thành phần của vắc-xin 6 trong 1 | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thi Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Chỉ với một mũi tiêm vắc-xin 6 trong 1, trẻ có thể được phòng ngừa hiệu quả 6 bệnh nguy hiểm thường gặp, giúp trẻ giảm bớt đau đớn khi không phải tiêm chủng nhiều lần. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ tiêm vắc-xin 6 trong 1 là rất cần thiết.
1. Thành phần vắc-xin 6 trong 1
Thành phần vắc-xin 6 trong 1 có tác dụng phòng tránh 6 loại bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là đối tượng trẻ dưới 5 tuổi. Khi sức đề kháng của trẻ còn yếu, thì tiêm vắc-xin 6 trong 1 chứa các thành phần kháng nguyên ngăn ngừa được bệnh gây ra do các loại vi khuẩn, vi rút sau: ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu, viêm gan B, Hib.Vắc-xin 6 trong 1 hoạt động dựa trên sự kích thích các hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại các loại bệnh nói trên. Các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch tồn tại trong cơ thể. Khi trẻ tiếp xúc hoặc có nguy cơ bị các vi khuẩn, nhân tố gây bệnh tấn công, hệ thống miễn dịch của bé sẽ nhanh chóng nhận diện, tấn công, ngăn cản không cho xâm nhập gây bệnh trong cơ thể. Bởi vậy tiêm vắc-xin là biện pháp tốt để bảo vệ cơ thể trẻ khỏe mạnh.Hiện nay, có 2 loại vắc-xin được sử dụng phổ biến trong chương trình tiêm chủng vắc-xin 6 trong 1 cho trẻ chính là:Vắc-xin Hexaxim của Pháp: Được sản xuất bởi công ty dược phẩm đa quốc gia Sanofi Pasteur, loại vắc-xin này được pha chế sẵn giúp cho thao tác tiêm dễ dàng hơn cũng như đơn giản hóa việc tiêm ngừa. Bên cạnh đó, mũi tiêm của vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim được thiết kế nhỏ hơn, giúp giảm cảm giác tiếp xúc với da, tạo cảm giác đỡ đau hơn cho trẻ nhỏ so với những mũi tiêm thông thường. Vắc-xin Hexaxim của Pháp đang được Bệnh viện Vinmec áp dụng tiêm chủng Vắc-xin Infanrix Hexa của Bỉ: Loại vắc-xin này được sản xuất bởi hãng Glaxo SmithKline, mỗi hộp có chứa 1 bơm kim tiêm đóng sẵn thành phần dạng hỗn dịch và 1 lọ bột vắc-xin đông khô Hib, kèm 2 kim tiêm. Vắc-xin Infanrix Hexa của Bỉ là dạng vắc-xin được pha chế trực tiếp trước khi tiêm cho trẻ.Thành phần của vắc-xin 6 trong 1 có công dụng phòng ngừa hiệu quả tương đương nhau 6 bệnh thường gặp là: Bệnh ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch chầu, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib ở trẻ nhỏ. Dù sử dụng loại vắc-xin nào thì việc tiêm vắc-xin 6 trong 1 đúng thời điểm, đúng liều lượng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa đạt mức tối đa cho trẻ nhỏ là điều rất quan trọng. Cha mẹ cần nắm rõ lịch tiêm, các mũi nhắc lại để đưa con đi tiêm đúng lịch.
2. Lịch tiêm vắc-xin 6 trong 1
Theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia, vắc-xin 6 trong 1 cần được tiêm theo lịch sau:Mũi thứ 1: Tiến hành tiêm khi trẻ 2 tháng tuổiMũi thứ 2: Tiến hành tiêm khi trẻ 3 tháng tuổiMũi thứ 3: Tiến hành tiêm khi trẻ 4 tháng tuổiMũi thứ 4: Tiến hành 1 năm sau khi tiêm mũi thứ 3.Theo đó, 3 mũi vắc-xin 6 trong 1 cơ bản đầu tiên trẻ cần được tiêm trước 6 tháng tuổi và hoàn thành mũi tiêm nhắc (mũi 4) trước 24 tháng tuổi. Phụ huynh cần ghi nhớ tiêm mũi nhắc lại cho trẻ nhằm tăng cường hệ miễn dịch, khống chế tối đa các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn ở trẻ nhỏ.Trước khi cho trẻ tiêm vắc-xin 6 trong 1, cha mẹ cần biết một số trường hợp chống chỉ định với vắc-xin 6 trong 1 gồm có:Trẻ mẫn cảm với các hoạt chất hay tá dược, chất tồn dư, thành phần có trong vắc-xinTrẻ quá mẫn cảm sau mũi tiêm vắc-xin Bạch hầu, Uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt hoặc Hib trước đóVắc-xin 6 trong 1 Infanrix hexaTM chống chỉ định với trẻ có tiền sử đã có bệnh về não không rõ nguyên nhân trong 7 ngày sau khi tiêm vắc-xin chứa thành phần ho gà.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin 6in1 với hai loại vắc-xin: Tiêm phòng vắc-xin 6 trong 1 tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Vắc-xin Hexaxim sản xuất bởi hãng Sanofi của Pháp. Đơn vị đã được cấp phép bởi Cục Quản lý Dược ngày 11/07/2018.Vắc-xin Infanrix hexa 0,5ml sản xuất bởi hãng GSK của Bỉ. Đơn vị đã được cấp phép bởi Cục Quản lý Dược ngày 26/09/2017.Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia. Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh bại liệt |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-co-do-nhiem-khuan-cho-coi-thuong-vi | Viêm cơ do nhiễm khuẩn: Chớ coi thường | Viêm cơ nhiễm trùng là một trong những bệnh nhiễm trùng rất hay gặp trên lâm sàng, với tác nhân gây bệnh là do một số loài vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng đến gây bệnh tại một số cơ trong cơ thể người bệnh. Viêm cơ do nhiễm khuẩn cần được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.
1. Viêm cơ do nhiễm khuẩn
Viêm cơ do nhiễm khuẩn được định nghĩa là một bệnh lý tổn thương nội khoa do vi khuẩn, một số virus và ký sinh trùng gây nên, bệnh này còn có tên gọi khác là viêm cơ sinh mủ. Trong những tác nhân gây bệnh thì phổ biến nhất là vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, liên cầu khuẩn..., đôi khi cũng sẽ có trường hợp bệnh nhân bị viêm cơ nguyên nhân do một số loại vi khuẩn và virus khác.Để chẩn đoán xác định một bệnh nhân mắc phải bệnh lý viêm cơ nhiễm trùng thì cần đáp ứng 2 tiêu chuẩn là có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể và có dấu hiệu tổn thương ở một số cơ. Do đó, nếu xét nghiệm cho thấy có vi khuẩn trong máu thì chưa phải là một yếu tố chắc chắn để khẳng định trường hợp này là viêm cơ nhiễm trùng, mà cần thêm các dấu hiệu của viêm cơ, áp xe cơ... Bệnh viêm cơ do nhiễm khuẩn được tìm ra đầu tiên ở những khu vực nhiệt đới vào rất nhiều năm trước nên bên cạnh những tên gọi như viêm cơ nhiễm trùng, viêm cơ sinh mủ thì một tên gọi khác của loại bệnh lý này đó là bệnh viêm cơ vùng nhiệt đới.Một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy viêm cơ nhiễm trùng xảy ra đó là:Bệnh nhân gặp phải tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, điển hình như các bệnh lý đái tháo đường hay những bệnh lý được điều trị bằng Corticoid trong thời gian dài.Bệnh nhân gặp phải tình trạng đa chấn thươngBệnh nhân có những vết thương ngoài da trên cơ thể, thường là vết thương hở có thể là những đường vào của vi khuẩn gây nên bệnh lý viêm cơ nhiễm trùng.Bệnh nhân trải qua những thủ thuật y tế được thực hiện không đúng quy trình vô khuẩn, không được chăm sóc vị trí thực hiện thủ thuật tốt như tiêm thuốc, châm cứu hay một số phẫu thuật xâm lấn. Các lọai vi khuẩn, virus,... là tác nhân chính gây ra bệnh viêm cơ nhiễm trùng Triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhất của bệnh viêm cơ do nhiễm khuẩn là những dấu hiệu của hội chứng nhiễm khuẩn như sốt cao 39°C - 40°C, rét run, vã mồ hôi, môi khô, lưỡi bẩn, mắt trũng... Đối với triệu chứng tại chỗ thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng một số cơ trong cơ thể bị viêm, có thể một cơ hoặc nhiều cơ, trong đó phổ biến nhất trên lâm sàng là bị viêm cơ trước đùi, cơ mông cũng như cơ thắt lưng – chậu. Những triệu chứng của quá trình viêm cơ tại chỗ bao gồm:Giai đoạn 2 tuần đầu tiên: Cơ bị viêm sưng lên, có thể kèm theo dấu hiệu đỏ, bệnh nhân có thể có cảm giác đau nhẹ. Trong giai đoạn này, việc chọc hút dịch có thể sẽ không có kết quả rõ ràng.Giai đoạn 10 – 30 ngày tiếp theo: Cơ bắt đầu sưng và to hơn rất nhiều, kèm theo nóng, đỏ, bệnh nhân có cảm giác rất đau. Khi khám thực thể vùng cơ bị viêm thì thấy dấu bùng nhùng, ấn vào thấy lõm xuống do tình trạng phù diễn ra tại đây. Bệnh nhân được chỉ định chọc hút thì thấy có dịch mủ thoát ra, cần được điều trị sớm khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này.Giai đoạn cuối: Những biểu hiện ngày càng nặng nề và rõ ràng hơn, lúc này có thể gây ra một số biến chứng như áp xe cơ, áp xe vùng lân cận, viêm khớp, sốc nhiễm khuẩn, có thể bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng suy chức năng thận. Đặc biệt, khi bị viêm cơ thắt lưng – chậu thì khó có thể phát hiện bệnh khi thăm khám ở vùng cơ này vì cấu trúc giải phẫu của cơ thắt lưng – chậu nằm khá sâu bên trong cơ thể, do vậy biểu hiện chính ở giai đoạn này đó là bệnh nhân thường có cảm giác đau ở mạn sườn và hạ sườn bên cơ bị viêm. Ngoài ra, khi bị viêm cơ thắt lưng – chậu thì bệnh nhân không có khả năng duỗi được chân bên bị tổn thương và những động tác của khớp háng đều được thực hiện một cách bình thường. Biến chứng áp xe cơ cũng như những tổn thương khớp lân cận rất thường gặp trên lâm sàng, ví dụ như tổn thương khớp háng, cơ mông... Trong một số trường hợp viêm cơ thắt lưng – chậu nguyên nhân do vi khuẩn lao thì bệnh nhân có thể có dấu hiệu của viêm đốt sống đĩa đệm, do vậy cần lưu ý về đặc điểm này để không bỏ sót khi thăm khám.
2. Phác đồ điều trị viêm cơ nhiễm khuẩn
Nguyên tắc chính khi điều trị viêm cơ do nhiễm khuẩn bao gồm:Điều trị kháng sinh từ giai đoạn đầu với liều cao, ban đầu dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch, sau đó chuyển sang đường uống, dùng kháng sinh đủ thời gian mà bác sĩ điều trị chỉ định trong khoảng 4 – 6 tuần, thuốc kháng sinh cần lựa chọn theo kháng sinh đồ để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất có thể.Trong thời gian chưa cho ra kết quả xét nghiệm nuôi cấy làm kháng sinh đồ nhưng cần điều trị kháng sinh ngay thì có thể ưu tiên dùng kháng sinh kháng tụ cầu vàng gồm Methicillin hoặc Vancomycin, nếu bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch thì áp dụng kháng sinh phổ rộng kháng được trực khuẩn gram âm, vi khuẩn yếm khí như Vancomycin, Carbapenem, Piperacillin, Clindamycin...Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn thứ 2 hoặc giai đoạn cuối thì có thể thực hiện chọc hút dẫn lưu dịch mủ hay phẫu thuật dẫn lưu dịch mủ nếu cần thiết, một số trường hợp nặng hơn thì cần phẫu thuật để vừa dẫn lưu dịch mủ, vừa cắt lọc nhưng tổn thương nhiễm khuẩn đã bị hoại tử để giúp bệnh nhân có thể bảo tồn được phần cơ còn lại.Nâng cao thể trạng của bệnh nhân để ngăn ngừa tình trạng sốc nhiễm khuẩn có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.Điều trị một số biến chứng thường gặp của viêm cơ nhiễm trùng như suy thận, viêm khớp... nếu bệnh nhân mắc phải những bệnh lý này. Cần tuân thủ theo kháng sinh đồ để mang lại hiệu quả điều trị viêm cơ do nhiễm khuẩn tốt nhất Để phòng tránh khả năng viêm cơ nhiễm trùng thì cần thực hiện một số lưu ý như sau:Trong quá trình tiến hành những thủ thuật điều trị như châm cứu, tiêm truyền, phẫu thuật thì cần tuân thủ quy trình vô khuẩn một cách nghiêm ngặt, tránh tạo ra những đường vào để vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và tấn công những tế bào trong cơ thể.Với những vết thương ngoài da như mụn, nhọt hoặc những vết thương hở thì cần điều trị triệt để, tránh việc làm cho những nhiễm trùng tại đây phát triển theo chiều hướng nặng nề hơn.Phòng tránh một số bệnh lý nguy cơ của viêm cơ do nhiễm khuẩn như bệnh lý đái tháo đường, những bệnh lý liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch, cần lưu ý khi dùng thuốc Corticoid trong những trường hợp này để tránh lạm dụng loại thuốc này.
3. Kết luận
Viêm cơ do nhiễm khuẩn tuy không phải là một bệnh lý cấp tính hay đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhưng nó gây ra một số triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt có những trường hợp bị viêm cơ dẫn đến sốc do nhiễm khuẩn, nếu nặng hơn có thể tử vong. Vì vậy, việc phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn diễn ra trên cơ thể là vô cùng quan trọng, bên cạnh đó cũng nên quan sát sức khỏe bản thân thật kỹ để có thể thăm khám ngay khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào diễn ra. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gai-sinh-duc-nu-xuat-hien-khi-nao-vi | Gai sinh dục nữ xuất hiện khi nào? | Gai sinh dục nữ bệnh lý lành tính do sự phát triển quá mức của tế bào vùng thượng bì của vùng da bộ phận sinh dục nữ. Những biểu hiện của gai sinh dục dễ bị nhầm lẫn với bệnh sùi mào gà hay u nhú sinh dục. Vậy gai sinh dục nữ xuất hiện khi nào?
1. Gai sinh dục là gì?Gai sinh dục là sự tăng sinh quá mức của tế bào vùng thượng bì. Các tế bào lớp gai nằm ở phần thượng bì của da vùng sinh dục có chức năng điều tiết lipid, giữ ẩm cho làn da, nếu vì 1 nguyên nhân nào đó phát triển quá mức, nổi hẳn lên trên bề mặt da, tạo thành các nhú gai màu trắng hoặc đỏ như da gà, sờ vào thấy sần sùi.Gai sinh dục là một bệnh lành tính, tuy nhiên lại có các biểu hiện dễ bị nhầm với bệnh xã hội nguy hiểm như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục.Những triệu chứng của gai sinh dục nữ gồm có:Xuất hiện các nốt nhỏ li ti màu đỏ hồng hoặc trắng, qua thời gian các nốt có thể phát triển dài và dày, lan rộng hơn.Các nốt khu trú ở âm đạo, môi lớn, môi bé.Gai sinh dục có cảm giác sần sùi như da gà nhưng không gây ngứa, đau hay chảy máu, kể cả khi quan hệ tình dục.
2. Gai sinh dục xuất hiện khi nào?Về sinh lý, gai sinh dục không phải là bệnh mà là biểu hiện lành tính của cơ thể. Các tế bào gai phát triển đột ngột lên bề mặt da tạo thành các mụn nhỏ li ti, hoặc to hơn gọi là “nhú” hay “gai”. Hiện nay, chưa có nghiên cứu chứng minh cơ chế gây ra bệnh gai sinh dục. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng gai sinh dục hình thành và phát triển do sự rối loạn nội tiết tố của cơ thể, cùng với điều kiện thuận lợi ở môi trường vùng kín nữ. Ở nữ giới, môi trường ẩm ướt của âm đạo có thể khiến gai sinh dục phát triển nhanh. Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc gai sinh dục vì dịch âm đạo tiết nhiều hơn cùng với sự thay đổi nội tiết tố trong suốt thai kỳ. Giải đáp gai sinh dục nữ xuất hiện khi nào? 3. Điều trị gai sinh dục nữ như thế nào?Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị gai sinh dục đang được áp dụng là: phương pháp nội khoa và phương pháp ngoại khoa.Phương pháp nội khoa: còn được gọi phương pháp bảo tồn. Dựa vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp làm sạch và cân bằng độ PH âm đạo. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc chấm để các gai nhanh rụng. Lưu ý, bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ.Phương pháp ngoại khoa: phương pháp quang động học ALA – PDT đang là một trong những liệu pháp ngoại khoa trong điều trị gai sinh dục nữ cũng như bệnh sùi mào gà. Phương pháp áp dụng sự tác động của ánh sáng để tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ gai sinh dục. Quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn ở người bệnh. Sau điều trị, người bệnh có thể nhanh chóng trở lại với sinh hoạt thường ngày mà không cần nằm viện.Gai sinh dục nữ bệnh lý lành tính do sự phát triển quá mức của tế bào vùng thượng bì của vùng da bộ phận sinh dục nữ. Những biểu hiện của gai sinh dục dễ bị nhầm lẫn với bệnh sùi mào gà hay u nhú sinh dục. Vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh lý này, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, xác định chính xác bệnh lý và được điều trị hiệu quả. |
|
https://suckhoedoisong.vn/nhung-thong-tin-khong-the-bo-qua-cho-nguoi-thieu-mau-co-tim-169169286.htm | 25-02-2020 | Những thông tin không thể bỏ qua cho người thiếu máu cơ tim | Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?
Thiếu máu cơ tim là tình trạng trái tim không nhận được đủ lượng máu cần thiết để đảm bảo duy trì chức năng co bóp như bình thường. Nguyên nhân thường là do sự xuất hiện của mảng xơ vữa bám bên trong lòng động mạch vành (động mạch chính dẫn máu đi nuôi tim) tích tụ lâu ngày gây cản trở dòng máu lưu thông, khiến cơ tim không được cung cấp đủ oxy để hoạt động. Một số ít trường hợp lại do các nguyên khác như co thắt mạch vành, dị dạng động mạch…
Ảnh minh hoạ
Cho đến nay vẫn chưa có cách nào chữa khỏi được hoàn toàn bệnh
thiếu máu cơ tim
bởi quá trình phát triển của mảng xơ vữa là không thể đảo ngược. Mặc dù đây là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu lựa chọn đúng giải pháp và tuân thủ điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể làm dừng sự tiến triển của bệnh, sống lâu, sống khỏe dù đã mắc bệnh lâu năm.
Thiếu máu cơ tim – Xử lý sao cho đúng?
Bạn có thể hoảng hốt khi biết mình mắc bệnh thiếu máu cơ tim vì bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các bệnh về tim mạch, nhưng nếu có cơ hội chắc rằng bạn sẽ không bỏ qua, vì vậy hãy biết cách kiểm soát bệnh.
Sử dụng thuốc trong hỗ trợ đẩy lùi bệnh thiếu máu cơ tim
Thuốc là chỉ định đầu tay trong bệnh thiếu máu cơ tim, để giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết… Các nhóm thuốc thường dùng là thuốc trị đau thắt ngực nhóm nitrat, thuốc hạ áp, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống đông máu…, các nhóm thuốc này giúp giãn mạch, tăng lưu lượng máu nuôi tim, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, đề phòng rủi ro cơn nhồi máu cơ tim, giúp cho trái tim hoạt động tốt hơn, do vậy người bệnh cần lưu ý dùng thuốc theo chỉ định và khám sức khỏe định kỳ để theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện tác dụng phụ của thuốc (nếu có).
Chọn lựa và sử dụng thảo dược tốt
Rất nhiều thảo dược truyền thống có tác dụng tốt gần đây đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia và người bệnh tim mạch bởi lợi ích lâu dài của nó, chính vì vậy chủ trương kết hợp giữa Đông y và Tây y trong cải thiện bệnh thiếu máu cơ tim hiện đang là giải pháp được nhiều chuyên gia Tim mạch đánh giá cao. Theo chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông máu và chống gốc tự do tốt, đặc biệt là khi chứa thành phần như bồ hoàng, đỏ ngọn, đan sâm, cao natto… nhằm cải thiện nhanh triệu chứng thiếu máu cơ tim, phòng ngừa biến chứng của xơ vữa động mạch. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng kết hợp thảo dược hoặc các sản phẩm hỗ trợ chứa các thành phần trên, cùng thuốc điều trị ít nhất một liệu trình theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Can thiệp phẫu thuật khi cần thiết
Ảnh minh hoạ
Trước những năm 80, việc điều trị thiếu máu cơ tim ở nước ta vẫn đơn thuần là sử dụng thuốc ; nhưng kể từ năm 1995 trở đi, ứng dụng của stent trong điều trị đã giúp bác sĩ xử lý những ca bệnh khó như tắc hẹp nặng trên 70% dùng thuốc không đỡ hoặc nguy cơ nhồi máu cơ tim cao. Trong đó, stent là ống đỡ bằng kim loại được luồn theo đường mạch máu đến vị trí mạch bị tắc hẹp để nong rộng lòng mạch, giúp khơi thông dòng máu đến nuôi tim.
Với trường hợp không thể đặt stent do mạch máu quá nhỏ hoặc bị tắc ở nhiều nhánh, người bệnh sẽ phải phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh lấy từ ngực hoặc chân của người bệnh, thay thế cho đoạn mạch bị xơ vữa để dẫn máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu.
Duy trì lối sống khoa học
Dù bệnh thiếu máu cơ tim (xơ vữa động mạch vành) có làm bạn mệt mỏi đến đâu, mức độ bệnh nhẹ hay đã từng can thiệp phẫu thuật thì việc thay đổi lối sống luôn đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị. bạn cần lưu ý:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Ăn giảm muối (dưới 3g/ngày). Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, cholesterol như thịt đỏ, mỡ động vật, nội tạng (lòng bò, lòng lợn…); đồ ăn chế biến với dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần như xúc xích, gà rán, bánh rán sẵn… Thay vào đó nên ưu tiên ăn nhiều các loại rau quả tươi, cá biển, các loại hạt ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch…
- Không hút thuốc lá và tránh xa môi trường phải hít nhiều khói thuốc.
- Hạn chế uống nhiều rượu bia và đồ uống có cồn khác.
- Nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn; tránh lo lắng, bi quan về tình trạng bệnh của mình để giảm bớt căng thẳng cho tim.
- Bạn nên tập thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, tăng khả năng làm việc của tim và kích thích phát triển hệ mạch mới dẫn máu đến nuôi tim.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống
Có mặt trên thị trường gần 10 năm, TPBVSK Vương Tâm Thống đã được hàng trăm ngàn bệnh nhân đón nhận và đang sử dụng tốt, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau tim, đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, nâng cao thể trạng, cải thiện sức khỏe, giảm bớt lo lắng với căn bệnh thiếu máu cơ tim nguy hiểm.
Thành phần:
(gồm 9 thành phần) Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm, Sơn tra, Mạch môn, Cao Natto, L–carnitine, Alpha lipoic acid.
Công dụng:
– Hỗ trợ giúp tan huyết khối, hạ lipid máu.
– Hỗ trợ phòng ngừa xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.
Sản phẩm được cấp phép lưu hành, phù hợp với các đối tượng như:
– Người bị bệnh mạch vành, thiểu năng vành, suy vành, thiếu máu cơ tim, đau tim, đau thắt ngực.
– Người bị hẹp/hở van tim.
– Người bị nhồi máu cơ tim.
– Người bị rối loạn lipid máu và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tiếp thị và phân phối bởi Công ty Cổ phần Trung Mỹ
Điện thoại:
024.3775.9051 – 0972.032.029
Địa chỉ:
Số 19A, Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Số GPQC:
01303/2017/ATTP-XNQC
Có thể bạn quan tâm:
- Thông tin đầy đủ về sản phẩm Vương Tâm Thống
TẠI ĐÂY
.
- Hướng dẫn sử dụng Vương Tâm Thống đúng cách và sớm có hiệu quả
TẠI ĐÂY
.
*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
https://tamanhhospital.vn/rua-tay-dung-cach-moi-phong-duoc-benh-dich/ | 07/02/2020 | Rửa tay đúng cách để ngăn ngừa dịch bệnh | Rửa tay đúng cách là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả hàng đầu để bảo vệ bản thân và gia đình trước những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, như bệnh hô hấp cấp do virus corona chủng mới 2019-nCoV hiện nay.
Nhưng khi nào nên rửa tay và rửa như thế nào để đạt hiệu quả phòng bệnh tối đa? Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo người dân thực hiện 6 bước rửa tay đúng cách.
Mục lụcRửa tay thường xuyên để bảo vệ sức khỏeChúng ta cần rửa tay khi nào?Rửa tay như thế nào là đúng cách?Dùng nước rửa tay thay thế khi bạn không tiện sử dụng xà phòng/xà bông/nước rửa tay và nước sạchCách sử dụng gel rửa tay đúng cáchRửa tay thường xuyên để bảo vệ sức khỏe
Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn chặn vi trùng lây lan. Hãy suy nghĩ về tất cả những thứ mà bạn chạm vào ngày hôm nay, từ điện thoại đến nhà vệ sinh. Bất cứ điều gì bạn làm hôm nay bạn đã tiếp xúc với vi trùng. Một mầm bệnh dễ dàng lọt vào tay bạn và với một cách đơn giản mầm bệnh đó được đưa vào trong miệng của bạn.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên rửa tay thường xuyên và đúng cách để phòng chống lây nhiễm các bệnh đường tiêu hóa, các nhiễm khuẩn cấp tính gây nguy hiểm cho đường hô hấp xuất hiện gần đây, như SARS, Cúm A (H5N1, H7N9, tay chân miệng và viêm đường hô hấp do Cronavirus chủng mới.
Theo các nhà khoa học, vi trùng tồn tại và sinh sôi nảy nở ở khắp mọi nơi – trong nhà, ngoài đường, ở nhà, nơi làm việc. Đặc biệt, da bàn tay đang chiếm “kỷ lục” về số lượng vi trùng cư trú, với 40.000 vi trùng chỉ trên 1 cm2 da của người bình thường.
Vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường không khí khi ai đó đang bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ho hoặc hắt hơi. Vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua bàn tay khi chúng ta không rửa sạch tay, mang những vi trùng cảm cúm chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, xâm nhập vào cơ thể. Sau đó chúng sinh sôi ở mũi, tai hoặc họng và gây bệnh.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng Khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh (Hà Nội): “Bàn tay là vùng ấm và ẩm ướt của cơ thể. Vi trùng có thể tồn tại và phát triển ở đó trong một thời gian dài. Mặt khác bàn tay thường xuyên tiếp xúc với những nơi, những đồ vật có thể có chứa các vi trùng gây bệnh như phân (sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ), dịch mũi (dùng tay lau dịch mũi, che tay khi hắt hơi…) và từ đó lại tiếp xúc với đồ vật khác (như nắm đấm cửa, tay cầm xe máy xe đạp, điện thoại, bàn phím máy tính, đồ chơi của trẻ, thức ăn…) hay trực tiếp lên cơ thể người khác (như bồng bế trẻ, bắt tay, cho trẻ ăn…). Do vậy bàn tay làm lây lan vi trùng sang người khác mà nhiều khi chúng ta không biết.”
Rửa tay với xà phòng là cách tốt nhất để loại bỏ vi trùng gây những bệnh nguy hiểm cho trẻ như ho, cảm cúm (viêm đường hô hấp cấp) và tiêu chảy. Biết được về các con đường vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể có thể, giúp chúng ta dễ dàng lập nên hàng rào bảo vệ để ngăn chặn vi trùng di chuyển từ tay đến miệng đến mũi….
Chỉ cần 30 giây cho thao tác rửa tay sạch sẽ với xà bông/xà phòng/nước rửa tay, chúng ta đã hạn chế được 44% sự lây truyền các tác nhân gây bệnh hô hấp. Các số liệu nghiên cứu cho thấy, rửa tay sạch cũng làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella, E.coli – nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Rửa tay cũng giảm 29 – 57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, việc rửa tay còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và lan truyền dịch bệnh cũng như giảm tỷ lệ kháng kháng sinh.
Tuy nhiên, để phòng bệnh hiệu quả, chúng ta cần phải rửa tay đúng lúc và đúng cách.
Chúng ta cần rửa tay khi nào?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chúng ta nhớ rửa tay nhiều lần trong ngày, vào những thời điểm sau:
Trước, trong, và sau khi chế biến thức ăn/nấu ăn.
Trước khi ăn.
Trước và sau khi điều trị vết thương hoặc vết xước.
Trước và sau khi chăm sóc người bệnh bị nôn/ói/tiêu chảy.
Trước khi chăm sóc/bế trẻ sơ sinh.
Sau khi đi vệ sinh (đại tiện và tiểu tiện).
Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
Sau khi thay tã hoặc và vệ sinh cho trẻ đã sử dụng nhà vệ sinh.
Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật.
Sau khi xử lý thức ăn của vật nuôi.
Sau khi chạm vào rác.
Rửa tay như thế nào là đúng cách?
Rửa tay là thao tác vô cùng dễ dàng và cần thiết trong cuộc sống, đây cũng là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng. Bàn tay sạch có thể hạn chế vi trùng lây lan từ người này sang người khác và tránh lan rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rửa tay đúng cách.
Hãy thực hiện theo 6 bước sau đây theo khuyến cáo của WHO trong công tác vệ sinh cá nhân để đảm bảo tay bạn sạch vi khuẩn:
Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước sạch. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Lưu ý:
Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây, các bước 2-3-4-5 làm đi làm lại tối thiểu 5 lần.
Sử dụng khăn bông hoặc khăn giấy sạch để lau khô tay.
Không dùng một khăn tay chung cho nhiều lần rửa tay.
Dùng nước rửa tay thay thế khi bạn không tiện sử dụng xà phòng/xà bông/nước rửa tay và nước sạch
Rửa tay bằng xà phòng/xà bông/nước rửa tay và nước là cách tốt nhất để loại bỏ vi trùng trong hầu hết các tình huống, nhưng trong trường hợp không có sẵn xà phòng/xà bông/nước rửa tay và nước sạch, bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Bạn có thể kiểm tra nồng độ cồn trong dung dịch sát khuẩn bằng cách quan sát nhãn sản phẩm.
Dung dịch sát khuẩn có thể nhanh chóng làm giảm số lượng vi trùng lưu trú trên bàn tay. Tuy nhiên cần lưu ý:
Dung dịch sát khuẩn không thể loại bỏ tất cả các loại vi trùng.
Dung dịch sát khuẩn có thể không hiệu quả khi tay bạn bị lấm bẩn hoặc dính dầu mỡ.
Dung dịch sát khuẩn có thể không loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi tay như thuốc trừ sâu và kim loại nặng.
Do đó, chỉ dùng nước sát khuẩn tay nhanh trong những trường hợp cần thiết, rửa tay với xà phòng và nước sạch đúng cách vẫn là cách tốt nhất.
Lưu ý: Dung dịch sát khuẩn có cồn có thể gây ngộ độc nếu uống, nuốt. Nên để xa tầm tay trẻ nhỏ và giám sát việc sử dụng.
Cách sử dụng gel rửa tay đúng cách
Cho một lượng vừa đủ gel vào lòng bàn tay (đọc nhãn để tìm hiểu số lượng chính xác).
Xoa đều hai lòng bàn tay vào nhau.
Xoa gel lên tất cả các bề mặt của bàn tay và ngón tay cho đến khi tay bạn khô ráo. Quá trình này sẽ mất khoảng 20 giây.
Nguồn: CDC và WHO |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-ve-phau-thuat-fontan-vi | Tìm hiểu về phẫu thuật Fontan | Bệnh tim bẩm sinh là một dị tật mà trẻ sơ sinh có khả năng mắc phải ngay từ khi chào đời, chiếm khoảng 1%, trong đó bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất là bệnh lý tim bẩm sinh hiếm gặp nhất nhưng không nên bỏ qua vì có khả năng dẫn đến suy tim ở trẻ rất cao. Để điều trị bệnh lý này thì phương pháp phẫu thuật Fontan được áp dụng khá phổ biến hiện này giúp bệnh nhân có thể cải thiện được tình trạng bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất.
1. Bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất
Bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất là bệnh lý thuộc nhóm bệnh tim bẩm sinh, được gây ra do hiện tượng 2 van nhĩ thất của trẻ sơ sinh gộp chung vào buồng thất, hoặc 1 van nhĩ thất xuất hiện chung trong khoang nhĩ thất. Theo một cách giải thích khác thì khi mắc phải bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất thì tim của bệnh nhi không có sự hiện diện của lỗ van 2 lá và lỗ van 3 lá, gây ra tình trạng thiểu sản tim trái hoặc tình trạng van động mạch phổi không có kèm theo thiểu sản tâm thất phải. Vì vậy, loại bệnh tim bẩm sinh này thường chỉ có 1 tâm thất có kích thước phù hợp để có thể đảm nhiệm chức năng bơm máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng tim bẩm sinh trẻ sơ sinh được nghiên cứu và cho rằng phần lớn là do bệnh tim bẩm sinh có di truyền từ những thành viên trong gia đình cho trẻ nhỏ, hoặc có thể do trong quá trình mang thai thì người mẹ có sử dụng nhiều rượu, nghiện ma túy hoặc nhiễm 1 số loại virus gây bệnh. Trong đó, bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất có tỷ lệ ít hơn những bệnh tim bẩm sinh khác và có xu hướng xảy ra ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ.Khi bị bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất thì bệnh nhân có một số biểu hiện như: Tâm thất thường có 2 đường vào là biểu hiện bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất Thiểu sản tim tráiThiếu lỗ van động mạch phổiVách liên thất kínCó sự bất xứng của kênh nhĩ thất.Hội chứng đồng dạng, tâm thất độc nhất.Không có van 2 lá, van 3 lá, thông liên thất, bất tương hợp đôiTâm thất thường có 2 đường vàoTrên lâm sàng, trẻ có thể biểu hiện một số triệu chứng như sau:Khó thở, vã mồ hôi, không bú sữa.Ngồi xổmXuất hiện các cơn tím thiếu oxyTăng tuần hoàn phổi: Âm thổi đầu, giữa tâm thu bờ trái xương ức, nhỏ dần nếu lỗ hẹp, T1 bình thường, T2 tách đôi, nếu máu lên phổi nhiều thì nghe được tiếng thổi tâm trương ở mỏm tim.Hẹp động mạch phổi: tiếng thổi tâm thu liên sườn II trái, T1 bình thường, T2 nhỏ, đơn.
2. Phẫu thuật Fontan Phương pháp phẫu thuật Fontan chỉ được điều trị cho bệnh nhân trong độ tuổi 4-15 tuổi Đối với những bệnh nhi bị bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất hội đủ những điều kiện cần thiết thì sẽ được chỉ định phẫu thuật Fontan là một phương pháp điều trị khá hiệu quả đối với bệnh lý này, và được thực hiện sau khi bệnh nhân đã tiến hành nối thông động mạch chủ và động mạch phổi 2 chiều. Các điều kiện cần thiết để có thể thực hiện phẫu thuật Fontan đó là :Bệnh nhân phải trong độ tuổi từ 4 đến 15Đo điện tâm đồ cho kết quả nhịp xoangMáu có khả năng đổ bình tĩnh mạch chủÁp lực động mạch phổi phải < 15mmHgSức cản phổi phải có giá trị < 4 đơn vị Wood/m2Các chỉ số sau đây trong giới hạn bình thường: McGoon và NakataKhảo sát chức năng tim không phát hiện bất thườngVan nhĩ thất không có tình trạng hẹp hay hởKhông xuất hiện Shunt chủ phổi.Trước khi tiến hành phẫu thuật, cần chuẩn bị bệnh nhân và chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật theo tiêu chuẩn như sau:Giải thích với người nhà bệnh nhi về phẫu thuật chuẩn bị thực hiện.Tiến hành vệ sinh thụt tháo cho bệnh nhi.Trước khi phẫu thuật thì cần tắm với nước phá Betadine 2 lần, thay áo quần sạch sẽ.Dùng xà phòng Betadine đánh ngựcChuẩn bị các trang thiết bị đầy đủ bao gồm máy thở, bộ tim phổi máy, monitor theo dõi, ống canuyn, chỉ chuyên dụng, máy chống rung...Tiến hành phẫu thuật Fontan theo trình tự sau: Hình ảnh bác sĩ chuẩn bị gây mê cho bệnh nhân Đặt bệnh nhân nằm ngửa.Tiến hành gây mê toàn thânĐặt Catheter 3 nòng vào đường truyền tĩnh mạch trung ương là tĩnh mạch cảnh trong bên phải, 1 đường truyền tĩnh mạch ở ngoại viĐường động mạch là động mạch quayThực hiện đặt thông tiểu và thông dạ dàyĐặt 1 đường theo dõi nhiệt độ của 2 cơ quan hậu môn và thực quảnDùng thuốc kháng đông toàn thân cho bệnh nhân là HeparinRạch da đường dọc xương ức.Tiến hành gỡ dính và khâu treo màng tim.Thực hiện phẫu tích vùng tĩnh mạch chủ dưới, ở vị trí sát với cơ hoànhĐặt canuyn động mạch chủ, tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới nối với động mạch, tĩnh mạch máy tim phổi.Luồn dây lacs nhằm thực hiện thắt 2 tĩnh mạchBắt đầu thiết lập chạy máy tim phổi và thắt 2 tĩnh mạch.Truyền dung dịch bảo vệ cơ tim vào gốc động mạchChạy máy tim phổi, thực hiện thắt 2 tĩnh mạch.Kẹp động mạch chủ và truyền dịch lạnh gốc động mạch chủ, cho nước lạnh vào màng tim và bắt đầu mở tâm nhĩ phải.Mở mạch Gore- tex theo chiều dọcKhâu mạch Gore- tẽ vào tâm nhĩ phảiNối động mạch phổi phải với phần còn lại của tĩnh mạch chủ trênMở cửa sổ mạch Gore- tex vào tâm nhĩ phảiTiến hành đóng nhĩ phải và tháo tĩnh mạch.Đối với shunt ngoài tim, đặt canuyn động mạch chủ, tĩnh mạch chủ dưới, và động tĩnh mạch máy tim phổiLuồn dây và thắt tĩnh mạch chủ dướiChạy máy tim phổi và thắt tĩnh mạch chủ dướiCắt tĩnh mạch chủ dưới khỏi tâm nhĩ phải, đóng tâm nhĩ phảiThực hiện tạo cửa sổ mạch Gore- tex nhân tạo với tâm nhĩ phảiThắt hoặc cắt thân động mạch phổiChạy máy tim phổi hỗ trợDừng máy tim phổi, rút ống, tiến hành trung hòaCầm máu cho bệnh nhânDẫn lưu màng tim sau xương ứcĐặt các điện cực ở timĐóng vết mổ đúng với trình tự các lớp giải phẫuSau phẫu thuật, cần theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng nguy hiểm, bao gồm: Sau phẫu thuật cần theo dõi tình trang bệnh của bệnh nhân Theo dõi sinh hiệu gồm mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.Theo dõi khí máu động mạch và độ bão hòa oxyChụp phim phổi cho bệnh nhân để theo dõiDẫn lưu ngực cần lưu về một số yếu tố như lượng dịch dẫn lưu, tính chất dịch dẫn lưu mỗi 1 giờ 1 lần.Theo dõi tình trạng suy tim trên bệnh nhânNếu bệnh nhân bị xẹp phổi thì cần hướng dẫn bệnh nhân thở với bóng, kích thích, vỗ ho và soi hút phế quảnTheo dõi tình trạng suy tuần hoàn Fontan trên bệnh nhân sau phẫu thuậtNếu có chảy máu trong 2 hoặc 3 giờ đầu sau mổ với máu đỏ, lượng 200ml/giờ qua dẫn lưu thì cần phẫu thuật lại và cầm máuTrước khi ra viện, cho bệnh nhân thực hiện siêu âm tim và sau đó 6 tháng, hẹn bệnh nhân tái khám để làm siêu âm kiểm tra.Phẫu thuật Fontan là phương pháp điều trị ngoại khoa nhằm xử lý tình trạng bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất, dựa trên cơ sở tạo một cầu nối ngoài tim bằng mạch nhân tạo để giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục. Khi có những dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh thì người nhà cần chú ý và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có chỉ định điều trị phù hợp. Những dấu hiệu con bị tim bẩm sinh, cần đi khám bác sĩ ngay Suy tim - đích đến cuối cùng của bệnh lý tim mạch |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tac-dong-cua-phoi-nang-len-da-vi | Tác động của phơi nắng lên da | Khi làn da của bạn phơi nắng hoặc tiếp xúc với tia cực tím trong một thời gian dài có thể gây ra những vấn đề về da đáng lo ngại, chẳng hạn như cháy nắng, nám, tàn nhang và thậm chí là ung thư da. Việc bảo vệ và chăm sóc làn da đúng cách ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn tránh được những tình trạng trên và ngăn ngừa lão hoá da sớm.
1. Phơi nắng có ảnh hưởng đến làn da như thế nào?
Những tia nắng mặt trời ấm áp có thể đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu mà không được bảo vệ có thể gây hại cho làn da bạn, dẫn đến tình trạng lão hoá sớm.Bức xạ UV là một phần của quang phổ ánh sáng từ mặt trời đến trái đất. Nó có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy, được phân thành hai loại chính, bao gồm tia UVA và tia UVB. Cả hai loại bức xạ này đều gây hại cho làn da của bạn theo những cách khác nhau. Tia UVB (sóng ngắn) là nguyên nhân khiến da bị cháy nắng và đỏ rát, trong khi tia UVA (sóng dài) có thể xâm nhập sâu hơn vào da và gây tổn thương DNA.Khi da phơi nắng trong một thời gian dài có thể dẫn đến tác hại đầu tiên là cháy nắng. Ở dạng nhẹ, da sẽ có các biểu hiện như nám và ửng đỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, da bạn có thể xuất hiện kèm theo các nốt mụn nước, cùng với các triệu chứng như chóng mặt hoặc buồn nôn.Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ có thể dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài cho làn da của bạn, điển hình nhất là tình trạng khô da, sạm da và da không đều màu. Theo thời gian, ánh nắng mặt trời có thể làm da trở nên khô ráp và cạn kiệt lượng axit béo thiết yếu, khiến da bạn bị bong tróc và nhăn nheo đi trông thấy. Ngoài ra, tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng làm chậm tốc độ thay mới tế bào da, gây tích tụ các tế bào da chết và khiến da bị xỉn màu. Chưa hết, da phơi nắng lâu có thể gây ra các vết nám hoặc tàn nhang cứng đầu, rất khó loại bỏ.Vậy phơi nắng có hại da không? Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể làm phá huỷ collagen và elastin trong da. Collagen vốn là một loại protein có tác dụng duy trì độ săn chắc cho làn da, trong đó elastin là một chất xơ, giúp hỗ trợ làn da phục hồi trở lại. Tình trạng suy thoái collagen và elastin ở các lớp da sâu hơn có thể dẫn đến những dấu hiệu của lão hoá sớm, chẳng hạn như xuất hiện nếp nhăn trên da.Mặc dù tác hại của ánh nắng mặt trời lên làn da chủ yếu là về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên nó có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ khi gây bệnh ung thư da. Cháy nắng nhiều lần và làn da không được bảo vệ cẩn thận khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư da khác nhau. Đây cũng là lý do vì sao việc chống nắng cho làn da lại quan trọng đến vậy. Khi da phơi nắng trong một thời gian dài có thể dẫn đến tác hại là cháy nắng 2. Mối liên hệ giữa ung thư da và tia cực tím
Ung thư da là một trong những dạng ung thư phổ biến nhất, thường xảy ra khi các tế bào da bất thường phát triển không kiểm soát được. Sự phát triển nhanh chóng này dẫn đến các khối u lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư).Ung thư da gồm 3 loại chính, bao gồm: Ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư hắc tố. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào vảy và tế bào đáy là những loại ít nghiêm trọng hơn, chiếm tới 95% các ca ung thư da. Chúng còn được gọi là ung thư da không phải khối u ác tính, có khả năng được chữa khỏi cao khi được điều trị sớm. Đối với ung thư da loại u hắc tố thường được hình thành từ các tế bào sắc tố da bất thường, đây là dạng ung thư da nghiêm trọng nhất và gây ra 75% tổng số ca tử vong. Nếu không được điều trị sớm, ung thư hắc tố có thể lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể và rất khó kiểm soát.Nhìn chung, bức xạ tia cực tím (UV) từ mặt trời được xem là nguyên nhân gây ung thư da, ngay cả tia UV từ giường tắm nắng cũng gây hại không kém. Khi da phơi nắng trong những tháng mùa đông cũng có nguy cơ gây ung thư da tương tự như khi bạn phơi nắng trong mùa hè, bởi vì tia UVA thường có trong ánh sáng vào ban ngày.Cháy nắng tích luỹ chủ yếu gây ra dạng ung thư da tế bào đáy và tế bào vảy, trong khi các đợt cháy nắng nghiêm trọng hơn (thường trước 18 tuổi) có thể làm tăng nguy cơ phát triển các khối u ác tính. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn, bao gồm da tiếp xúc nhiều lần với tia X, hoặc các loại hóa chất độc hại.
3. Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị ung thư da?
Thực tế, ung thư da có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng nguy cơ cao nhất thường bao gồm những người có làn da trắng, có tàn nhang, dễ bị bỏng, mắt sáng hoặc tóc vàng/đỏ. Những người có làn da sẫm màu hơn cũng có khả năng mắc các loại ung thư da, tuy nhiên nguy cơ này của họ thấp hơn đáng kể so với những người khác.Ngoài màu da, các yếu tố nguy cơ khác cũng góp phần làm tăng khả năng mắc ung thư da, bao gồm tiền sử gia đình hay cá nhân mắc ung thư da, điều kiện làm việc ngoài trời và sống trong khu vực có khí hậu nắng. Ngoài ra, tiền sử bị cháy nắng nghiêm trọng và có nhiều nốt ruồi lớn (hơn 30 nốt) với hình dạng bất thường là những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến sự phát triển của các khối u ác tính. Ung thư da có nguy cơ cao thường bao gồm những người có làn da trắng, có tàn nhang 4. Ung thư da thường có các dấu hiệu nào?
Dấu hiệu cảnh báo ung thư da phổ biến nhất là các thay đổi bất thường trên da, điển hình là sự xuất hiện của các nốt ruồi mới, tổn thương da hoặc sự thay đổi của các nốt ruồi hiện có.Ung thư biểu mô tế bào đáy thường xuất hiện dưới dạng một vết sưng nhỏ, nhẵn, như ngọc trai hoặc sáp trên tai, mặt và cổ. Đôi khi nó giống như một vết thương phẳng màu hồng, đỏ hoặc nâu trên cánh tay và chân.Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xuất hiện dưới dạng nốt cứng màu đỏ, hoặc là một vết tổn thương phẳng trên da có vảy, đôi khi bị chảy máu và đóng váy. Cả hai dạng ung thư biểu mô tế bào vảy và đáy đều xảy ra chủ yếu ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.Ung thư da ác tính thường xuất hiện dưới dạng một mảng hoặc vết sưng có sắc tố. Đôi khi chúng có màu đỏ hoặc trắng và giống với nốt ruồi bình thường, tuy nhiên có hình dạng khác biệt hơn.Nhìn chung, ung thư da ác tính thường có các dấu hiệu đáng chú ý sau:Hình dạng mụn ruồi hoặc các đốm không cân xứng nhau.Màu sắc nốt ruồi hoặc đốm không đều nhau, chẳng hạn như nâu, đen, đỏ, rám nắng, trắng hoặc xanh lamNốt ruồi có sự thay đổi đáng kể về kích thước (lớn hơn 6mm).Có bất kỳ nốt ruồi hoặc đốm nào đang phát triển hoặc thay đổi về màu sắc, hình dạng, kích thước, gây ngứa hoặc chảy máu.
5. Chẩn đoán và điều trị ung thư da
Ung thư da thường được chẩn đoán bằng cách thực hiện sinh thiết. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô da và sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi.Việc điều trị ung thư da thường được xác định theo tình trạng bệnh của mỗi người, bao gồm kích thước, vị trí và loại ung thư da. Các phương pháp điều trị cho các loại ung thư da bao gồm:Phẫu thuật MohsPhẫu thuật lạnhKem trị liệu hoá học tại chỗHoá trị liệu và chất điều chỉnh phản ứng sinh học đối với ung thư da đã di cănXạ trị Có thể điều trị ung thư da bằng kem trị liệu hóa học tại chỗ 6. Làm thế nào để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy việc bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời mỗi ngày là một bước vô cùng quan trọng. Trên thực tế, khi tuổi tác của bạn càng cao, khả năng phục hồi của làn da càng trở nên khó khăn hơn. Trước khi ra ngoài trời nắng, bạn nên thoa các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và có chứa oxit kẽm (để chống tia UVA). Bạn nên thoa lại kem chống nắng cứ sau 2 giờ một lần, hoặc nhiều hơn nếu cơ thể bị đổ mồ hôi.Một số biện pháp khác giúp bạn bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của tia cực tím, bao gồm:Chọn quần áo, mỹ phẩm và kính râm có khả năng chống tia UVĐeo kính râm có khả năng chống tia UV 100% và đội mũ rộng vành để che chắn phần mặt cũng như cổTránh để da phơi nắng lâu hoặc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong giờ cao điểm, cụ thể là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.Kiểm tra da thường xuyên hàng tháng để sớm phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào trên daMặc dù không thể khắc phục hoàn toàn tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da, nhưng việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp và kết hợp sử dụng kem chống nắng hàng ngày có thể mang lại sự cải thiện đáng kể. Dưới đây là một số cách giúp làm giảm những thiệt hại về da do ánh nắng mặt trời gây ra:Tẩy da chết AHA: Bạn nên thực hiện tẩy tế bào chết trên bề mặt da thường xuyên hơn nhằm giúp làm mờ các đốm sắc tố và giảm tình trạng khô da. Điều này cũng giúp màu da của bạn trở nên sáng và khoẻ mạnh hơn.Dùng retinol: Giúp kích thích quá trình đổi mới tế bào tự nhiên trên da và làm giảm các vết sạm, nếp nhăn do tác hại của tia UVVitamin C: Có tác dụng làm giảm các đốm nâu, giúp da trắng sáng hơn, đồng thời chống lại những tổn thương da do ô nhiễm môi trườngSerum chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong các loại serum dưỡng da sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi những tác hại của môi trường, đồng thời làm tăng hiệu quả của kem chống nắng. Nguồn tham khảo: paulaschoice-eu.com, webmd.com |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mo-hoi-khong-co-vi-man-co-binh-thuong-vi | Mồ hôi không có vị mặn có bình thường? | Đổ mồ hôi là một trong những hoạt động bài tiết và điều hòa thân nhiệt quan trọng của cơ thể. Đa số trường hợp đổ mồ hôi có vị mặn nên mọi người thường cho rằng đó chính là vị của mồ hôi. Vậy nếu mồ hôi không có vị mặn thì có sao không?
1. Đổ mồ hôi như thế nào là bình thường?Mọi người đều biết tiết mồ hôi là một việc hết sức bình thường của cơ thể mỗi ngày. Quá trình tiết mồ hôi được xem như cơ chế đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài và cân bằng thân nhiệt. Mồ hôi ra nhiều nhất khi trời oi bức hoặc khi cơ thể phải vận động nhiều.Thông thường, một người thường có khoảng từ 2 - 4 triệu tuyến mồ hôi với mật độ cao nhất trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Số tuyến mồ hôi này không thay đổi theo thời gian. Vì vậy, trẻ nhỏ sẽ có số lượng tuyến mồ hôi nhiều hơn trên mỗi mét vuông da, đồng nghĩa với tỉ lệ cao gấp 8 - 10 lần so với người lớn. Một vài người chỉ đổ nửa lít mồ hôi trong 1 giờ hoạt động hết công suất, trong khi số khác lại đổ mồ hôi đến tận 3 - 4 lít và cả 2 trường hợp này đều bình thường. Tuy nhiên, tình trạng đổ mồ hôi ở mức độ cao do sốc nhiệt hay do cơ thể đang trong trạng thái nguy hiểm - được gọi là toát mồ hôi thì cần được chú ý hơn.
2. Mồ hôi không có vị mặn có bình thường không?Như đã đề cập, đổ mồ hôi sẽ giúp cơ thể bài tiết các độc tố và chất dư thừa ra ngoài. Đồng thời, khi mồ hôi bốc hơi trên da cũng sẽ giúp cơ thể được làm mát khi thân nhiệt lên quá cao. Đa số mồ hôi của chúng ta khi tiết ra đều mang vị mặn đặc trưng, chủ yếu đến từ những chất dư thừa, cặn bã và độc tố của cơ thể,... Ngoài mùi mồ hôi mang vị mặn thì cũng có trường hợp mồ hôi khi tiết ra lại rất nhạt hoặc không có vị gì cả. Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người đã lo lắng liệu mồ hôi không có vị mặn có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?Mồ hôi có vị mặn thường là do chúng ta uống ít nước, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không hợp lý hoặc do cơ thể đang phải bài tiết độc tố ra ngoài nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy mồ hôi mặn là biểu hiện của việc cơ thể đang thiếu muối, do muối được đào thải trực tiếp qua mồ hôi. Chính vì vậy, có thể nói mồ hôi không có vị mặn không gây bất cứ bất lợi nào cho cơ thể. Có thể nói mồ hôi không có vị mặn không gây bất cứ bất lợi nào cho cơ thể 3. Những cách giúp cơ thể kiểm soát mồ hôi tốt hơnQuan sát tình trạng tiết mồ hôi cũng là cách nhận biết sức khỏe của bản thân. Dưới đây là những cách giúp bạn khắc phục, kiểm soát vị mặn và mùi mồ hôi của cơ thể tốt hơn:Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý: Bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, nhờ đó cơ thể không phải tiết mồ hôi quá nhiều để thải các chất dư thừa ra ngoài.Bổ sung muối đúng cách: Tuy là một trong những gia vị phổ biến, nhưng nếu bổ sung muối quá mức thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như các bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp,... Lượng bổ sung muối theo khuyến nghị là khoảng 200 - 500mg/ngày sẽ giúp các chức năng của cơ thể hoạt động tốt và tránh được nhiều bệnh như bướu cổ,...Uống đủ 2 lít nước một ngày: Uống đủ nước không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp ngăn mùi mô hôi và ngăn mất nước khi cơ thể tiết mồ hôi.Vệ sinh sạch sẽ cơ thể sau khi đổ mồ hôi: Việc này giúp loại bỏ các chất cặn bã và dư thừa mà mồ hôi vừa tiết ra. Đồng thời, các lỗ chân lông ở da cũng được thông thoáng. Tuy nhiên, không nên tắm rửa ngay khi tiết mồ hôi mà nên chờ khoảng 30 phút để khô mồ hôi hẳn, tránh bị sốc nhiệt.Tóm lại, mồ hôi không có vị mặn hoặc quá nhạt không phải là dấu hiệu của bất kỳ bệnh lý nào và đây cũng là điều vô cùng bình thường. Để kiểm soát mồ hôi và sức khỏe tổng thể được tốt hơn, bạn cần đảm bảo một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-doan-xac-dinh-hoi-chung-ruot-kich-thich-vi | Chẩn đoán xác định hội chứng ruột kích thích | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng Hội chứng ruột kích thích là một loại rối loạn hệ tiêu hoá. Người ta chẩn đoán hội chứng này nhờ sự kết hợp của các phương pháp siêu âm ổ bụng, chụp x-quang, chụp CT cắt lớp...
1. Hội chứng ruột kích thích là gì?
Bệnh ruột kích thích là một rối loạn tiêu hoá chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào ở hệ tiêu hóa.Hội chứng ruột kích thích là một chẩn đoán loại trừ. Không có biểu hiện cụ thể nào về rối loạn nhu động hoặc rối loạn cấu trúc hệ tiêu hóa, do đó hội chứng kích thích ruột vẫn là một bệnh lý chủ yếu được xác định bằng triệu chứng lâm sàng.Hội chứng ruột kích thích thuộc chứng rối loạn mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần hằng ngày, hàng tháng, hàng năm. Nếu không đi khám và được điều trị đúng cách sẽ làm giảm chất lượng sống, ảnh hưởng tới công việc sinh hoạt, tinh thần...Một số người bị hội chứng kích thích ruột kiêng cữ quá nhiều loại thức ăn đưa đến thiếu chất dinh dưỡng, còn một số người trở nên lo âu trầm cảm. Đau bụng là triệu chứng của bệnh ruột kích thích 2. Các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán
Nội soi đại tràng rất quan trọng có thể loại trừ polyp hoặc ung thư, viêm đại tràngSiêu âm ổ bụng: Có thể phát hiện khối u bụng, dấu hiệu xâm lấnChụp cắt lớp vi tính (CT bụng) cộng hưởng từXét nghiệm phân: Tìm máu ẩn trong phân, ký sinh trùng
3. Chẩn đoán bệnh ruột kích thích
3.1. Chẩn đoán lâm sàngRối loạn về chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa có những biểu hiện lâm sàng thể hiện qua toàn bộ vận động của đường tiêu hóa.Phần trên của đường tiêu hóaHội chứng bệnh lý trào ngược thực quản, hay chứng bệnh khó tiêu, cảm giác đầy hơi tức bụng tức ngực.Phần dưới của đường tiêu hóaTriệu chứng thường thấy chủ yếu thuộc phần đại tràng như: Táo bón hay tiêu chảy, chúng khiến hoạt động của đại tràng thường xuyên bị co thắt, kích thích, hoặc bị rối loạn các chức năng hoạt động của đại tràng. Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng thường thấy ở bệnh ruột kích thích 3.2. Tiêu chuẩn Rome III (2006) chẩn đoán hội chứng ruột kích thíchĐối tượng yêu cầu: Bệnh nhân có tình trạng đau bụng thường xuyên hoặc khó chịu ít nhất 3 ngày/tháng trong 3 tháng trước đó và kết hợp với 2 hoặc nhiều hơn các điểm sau đây:Bớt đau sau khi đi tiêuKhởi phát đau liên quan đến thay đổi về số lần đi tiêuKhởi phát đau liên quan đến thay đổi về hình thức và hình dạng của phân (rắn, lỏng...)Các triệu chứng hỗ trợ chẩn đoán hội chứng kích thích ruột bao gồm:Thay đổi về số lần đi đại tiệnThay đổi về hình thức của phânThay đổi về kiểu cách đi đại tiệnĐại tiện có phân nhầyĐầy hơi trướng bụngCó 4 mô hình hội chứng IBS, bao gồm:IBS-D: tiêu chảy chiếm ưu thế.IBS-C: táo bón chiếm ưu thế.IBS-M: hỗn hợp tiêu chảy và táo bón.IBS-A: xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón.Điều đáng chú ý là trong vòng 1 năm, có 75% bệnh nhân thay đổi về phân nhóm, và 29% chuyển đổi giữa hội chứng IBS-C và IBS-D. Hội chứng ruột kích thích IBS được chia thành 4 mô hình với các triệu chứng điển hình 3.3. Tiêu chuẩn Rome IV (2016) đánh giá bổ sung chẩn đoán hội chứng ruột kích thíchHội chứng ruột kích thích, còn gọi hội chứng IBS là rối loạn chức năng mạn tính đường tiêu hóa dưới; triệu chứng chính là đau bụng và thay đổi thói quen ruột (táo bón và hoặc tiêu chảy). Điều này xảy ra trong trường hợp không có tổn thương thực thể. Các tiêu chuẩn chẩn đoán đã trải qua bốn lần thay đổi kể từ năm 1989 đến năm 2016, các tiêu chí Rome để chẩn đoán IBS được sửa đổi.Nội dung bổ sungCác tiêu chuẩn đã được điều chỉnhẢnh hưởng của dinh dưỡng protein đến tiêu hoá đường ruộtẢnh hưởng của chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị táo bón, đặc biệt ở trẻTiêu chuẩn Rome IV: Hội chứng IBS là rối loạn ruột mạn tính, đặc trưng bởi đau bụng tái phát, xảy ra ít nhất 1 ngày mỗi tuần, xảy ra trong 3 tháng gần đây và kết hợp với 2 đến 3 yếu tố sau đây:Có liên quan đến đi tiêuThay đổi số lần đi đại tiệnThay đổi hình dạng phânCó 4 mô hình hội chứng IBS:IBS-táo bón (IBS-C)IBS-tiêu chảy (IBS-D)IBS-hỗn hợp (IBS-M)IBS không xác địnhCác triệu chứng hỗ trợ chẩn đoán đi kèm:Đau bụng, đau bụng tái phát nhiều lần hoặc khó chịu vùng bụngĐau bụng trong IBS rất khác nhau về cường độ và vị trí, đau bụng thường đau quanh khung đại tràng, 25% bệnh nhân đau vùng hạ vị, 20% đau phía bên phải, 20% đau sang bên trái, và 10% bệnh nhân đau vùng thượng vị. Đau bụng thường giảm sau khi đi cầu.Đau bụng tái phát, xảy ra ít nhất 1 ngày mỗi tuần. Được phát hiện trong 3 tháng gần đây với khởi phát triệu chứng ít nhất 6 tháng trước khi được chẩn đoán kèm theo hai hay nhiều hơn các triệu chứng sauMột số yếu tố làm tăng đau bụng:Căng thẳng hoặc cảm xúc bất ổn như với công việc hoặc những khó khăn trong hôn nhân.Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đường và chất béo.Bệnh nhân nữ đau bụng thường tăng trong giai đoạn tiền hành kinh và hành kinh.Thay đổi thói quen ruộtThay đổi trong thói quen đại tiên: Phổ biến nhất là táo bón xen kẽ với tiêu chảy, hoặc tiêu chảy hoăc táo bón chiếm ưu thế.Táo bón có thể kéo dài vài tuần hay vài tháng.Tiêu chảy thường phân có khối lượng ít, sêt hoăc lỏng. Tiêu chảy xảy ra chỉ trong giờ thức dậy, thường sáng sớm trong ngày, 36% bệnh nhân muốn đi cầu sau khi ăn, trên 50% bệnh nhân phân có chất nhờn. Tiêu chảy có thể trầm trọng hơn khi căng thẳng hay sau khi ăn uống.Bệnh nhân thường xuyên khó chịu về chướng bụng và ợ hơi hoặc đầy hơi.Triệu chứng khác: Từ 25 đến 50% bệnh nhân có triêu chứng khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn và ói mửa. Luôn có cảm giác tăng nhu động ruột. Sử dung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa 3.4. Cận lâm sàngXét nghiệm máu hiện tượng bình thườngXét nghiệm phân hoặc cấy phân để tìm vi khuẩn hiện tượng bình thườngPhản ứng sinh thiết hoá, xét nghiệm các mô bệnh học của đại tràngChụp X-quang phần khung ngoài đại tràng: hiện tượng bình thường hoặc sẽ có những rối loạn gây co bóp hay nhu độngNội soi đại tràng trực tràngKết quả thăm khám lẫn xét nghiệm giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu báo động bệnh lý, tổn thương đang mắc phải để có thể chẩn đoán và phân biệt hội chứng kích thích ruột với các bệnh khácCác dấu hiệu báo động:Sụt cân, chán ănThiếu máu nhiềuSốt cao, tăng bạch cầu, tốc độ đông máu lắng máu nhanhTrong phân khi đại tiện có dịch nhầy dính máuPhân khi đại tiện thường xuyên có hình dạng nhỏ và dẹtCác hiện tượng rối loạn trong phân đại tiện ở người > 40 tuổi mới thấy có xảy raTiền sử trong gia đình đã từng có người mắc ung thư phần đại tràng Thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm 4. Chẩn đoán phân biệt bệnh ruột kích thích với một số bệnh thường gặp
4.1. Hội chứng ruột kích thích có tiêu chảyĐường ruột bị nhiễm trùngHệ miễn dịch bị suy giảmUng thư trực tràng, đại tràngXuất hiện u lympho ở ruộtDấu hiệu dị ứng với một số thức ănCơ thể thiếu men lactaseHiện tượng viêm loét chảy máu ở trực tràng, đại tràngHiện tượng đại tràng mang hình thái vi thểHội chứng Crohn4.2. Hội chứng ruột kích thích có táo bón và đau bụngXuất hiện khối u ở đại tràngHiện tượng to giãn vùng đại tràngXuất hiện khối u ở tuỵGặp tình trạng ngộ độc với kim loại chìHiện tượng thoát vịCơ thể mắc bệnh viêm túi mật và sỏi mậtHiện tượng rối loạn quá trình chuyển hoá chất porphyrin Hội chứng ruột kích thích thường bị nhầm bởi các bệnh khác liên quan đến hệ tiêu hóa 5. Chẩn đoán với các cấp độ của bệnh
5.1. Cấp độ nhẹKhông thường xuyên có triệu chứngÍt bị rối loạn về tâm lý.Điều trị hội chứng: Giáo dục cơ bản về bệnh, kiêng cữ một số loại thức ăn, chỉ ăn loại thức ăn bác sĩ cho phép5.2. Cấp độ trung bìnhThường xuyên xuất hiện triệu chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt bình thườngTâm lý suy giảmTriệu chứng với mức độ nặng lên, có yếu tố tác động, thúc đẩyNề nếp trong sinh hoạt bị thay đổi nếp, cần áp dụng các liệu pháp tâm lý, áp dụng ăn kiêngCần sử dụng thuốc để kiểm soát dấu hiệu bất thường xảy ra5.3. Cấp độ nặngThường xuyên đau bụngTâm thần tiềm ẩn suy giảmĐiều trị kết hợp thuốc an thần hay thuốc tâm thầnHội chứng ruột kích thích khiến rối loạn các chức năng hoạt động của hệ tiêu hoá. Theo những chẩn đoán dấu hiệu của bác sĩ nhẹ thì gây nên các dấu hiệu như rối loạn tâm lý, nặng thì sẽ dân đến những sang chấn tâm thần cần hỗ trợ thuốc. Chính vì vậy, khi có biểu hiện lạ bất thường, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để kịp thời chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị.Bác sĩ Chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang được đào tạo về chuyên ngành nội tiêu hóa, gan mật tụy và nội soi tiêu hóa; liên tục cập nhật và được đào tạo nội soi nâng cao từ các giáo sư và các chuyên gia nội soi đến từ Thụy Sĩ và Nhật Bản; tham gia nhiều hội nghị tiêu hóa, nội soi trong nước và quốc tế.Với gần 20 năm làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trong chuyên ngành nội tiêu hóa - Gan mật tụy, mỗi năm bác sĩ Võ Thị Thùy Trang tham gia nội soi hơn 1500 ca bao gồm: nội soi chẩn đoán các bệnh lý dạ dày, đại tràng như: phát hiện viêm, loét, polyp, ung thư, tìm vi khuẩn HP, phát hiện ung thư sớm đường tiêu hóa...; Nội soi điều trị như: Cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa, thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản trong xơ gan, cắt polype ống tiêu hóa qua nội soi... |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/carbs-co-gay-nghien-khong-nhung-dieu-can-biet-vi | Carbs có gây nghiện không? Những điều cần biết | Các loại thực phẩm giàu carb thường được nhiều người ưa chuộng và sử dụng hàng ngày. Vì thế mà nhiều người tin tưởng carbs có khả năng gây nghiện. Vậy carb có thực sự gây nghiện hay không?
1. Carbs là gì?
Carbonhydrate là chất dinh dưỡng chính trong cơ thể. Nó là nguồn năng lượng quan trọng nhất cho tế bào, mô, cơ quan. Ngoài ra, carb còn giúp lưu trữ năng lượng. Carb là thành phần cấu tạo nên các axit ribonucleic (RNA) và axit deoxyribonucleic (DNA), hỗ trợ vận chuyển thông tin và quá trình truyền tín hiệu tế bào.Khi nghĩ về carb, đầu tiên mọi người sẽ liên tưởng đến các loại thức ăn có nhiều carb đã qua chế biến như bánh ngọt, bánh quy, bánh mì trắng, mì ống và gạo. Tuy nhiên, carb cũng chứa trong nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau, các loại đậu, bánh mì nguyên cám. Các loại đậu chứa nhiều carbs 2. Carbs có gây nghiện không?
Nhiều người cho rằng rất khó để chúng ta có thể cưỡng lại các món ăn vặt, đặc biệt từ các thực phẩm có carb nhiều đường, muối và chất béo tinh chế. Đó là lý do thúc đẩy các nhà nghiên cứu bắt tay vào việc tìm hiểu liệu có mối liên hệ gì về các đặc điểm ý chí và hành vi của con người với các thực phẩm giàu carb hay không.Một nghiên cứu lớn đã cho biết chế độ ăn giàu carb giúp kích thích não bộ liên tưởng đến cảm giác thèm ăn và khen thưởng. Nghiên cứu này cho thấy những người đàn ông béo phì hoặc thừa cân có hoạt động não cao hơn và đói nhanh hơn sau khi ăn bữa ăn có chỉ số đường huyết GI cao so với bữa ăn có GI thấp.GI là viết tắt của chỉ số đường huyết, giúp xác định hàm lượng carb trong thức ăn, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thực phẩm có GI cao làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn so với thực phẩm có GI thấp. Những người béo phì sẽ nhanh đói hơn sau khi ăn bữa ăn có chỉ số đường huyết GI cao so với bữa ăn có GI thấp 2.1 Các nghiên cứu cho rằng carbs gây nghiện
Carb tinh chế dạng fructose có đặc tính gây nghiện gần giống với rượu. Fructose là một loại đường đơn giản được tìm thấy trong trái cây, rau và mật ong. Các nhà khoa học phát hiện fructose có khả năng gây kháng insulin, tăng lượng chất béo xấu trong máu, viêm gan và kích thích con đường hedonic trong não. Đây là con đường kích thích cảm giác thèm ăn và ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ thức ăn thông qua cảm xúc tích cực nhưng không phải vì đói thực sự hoặc có nhu cầu năng lượng. Từ đó làm tăng mức tiêu thụ chất béo, góp phần tăng trọng lượng cơ thể.Carb có GI cao làm tăng nhanh chóng insulin, lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến hàm lượng dopamine. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp trao đổi thông tin giữa các tế bào và ảnh hưởng đến cảm xúc con người. Hơn nữa, các nghiên cứu trên loài chuột đã cho thấy ảnh hưởng của carb với lượng đường trong máu. Trong thí nghiệm, các con chuột được cho ăn các loại thức ăn có nhiều carb và dung dịch đường 10%, sau một thời gian cho nhịn ăn, đã quan sát được chúng có biểu hiện các hành vi lo lắng và giảm dopamine. Các thử nghiệm trên động vật đều cho kết quả rằng chúng có nghiện carb. Do đó, con người cũng nên giới hạn sử dụng carb một cách hợp lý.Một số nghiên cứu khác còn cho thấy, những người có xu hướng ăn theo cảm xúc thường chọn các loại thức ăn giàu carb hơn là loại thức ăn giàu protein khi có tâm trạng buồn bã. Nhiều nghiên cứu chỉ ra chất fructose có trong mật ong có đặc tính gây nghiện 2.2 Các nghiên cứu phủ nhận carbs gây nghiện
Bên cạnh các nghiên cứu chứng minh carb gây nghiện thì cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra điều ngược lại, rằng carbs không thực sự gây nghiện.Họ cho rằng không có đủ các nghiên cứu trên người và tin rằng hầu hết các nghiên cứu trên động vật cho thấy các hành vi giống như nghiện carb chỉ là thói quen khi chúng được cung cấp đường định kỳ chứ không phải từ tác dụng hóa học thần kinh của carbs.Các nhà khoa học khác đã thực hiện một nghiên cứu ở 1.495 sinh viên đại học, trên những đối tượng họ cho rằng có dấu hiệu nghiện thực phẩm. Kết luận rằng chế độ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau có khả năng gây nghiện cao hơn là chỉ ăn một mình thực phẩm chứa carb.Hơn nữa, một số nhà khoa học đã lập luận rằng nhiều công cụ được sử dụng để đánh giá hành vi ăn uống giống như nghiện, chỉ dựa vào có ý kiến mang tính chất chủ quan từ những người tham gia nghiên cứu. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu phủ nhận carbs gây nghiện 3. Những loại carbs có khả năng gây nghiện cao nhất
Năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Yale đã phát minh ra Thang đo Nghiện thực phẩm Yale (YFAS), cung cấp công cụ đo lường giúp đánh giá các hành vi ăn uống gây nghiện.Năm 2015, các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan và Trung tâm nghiên cứu bệnh béo phì New York đã sử dụng thang đo YFAS để đo hành vi ăn uống giống như nghiện ở học sinh. Họ kết luận rằng GI cao, chất béo cao năng lượng và thực phẩm chế biến có liên quan nhiều nhất đến nghiện thực phẩm.GL chính xác hơn GI trong việc xác định cách thức ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bảng dưới đây cho thấy các loại thức ăn, mức độ gây nghiện carb và tải lượng đường huyết GL của chúng.
Ngoại trừ phô mai thì 9 loại thực phẩm còn lại theo thang điểm YFAS đều giàu carb. Tuy nhiên, các thực phẩm trên gần như đều có chứa phô mai. Hơn nữa, cả 10 loại thực phẩm này đều là thực phẩm đã qua chế biến, ngoài carb ra, chúng còn chứa nhiều đường, muối và chất béo.Nguồn tham khảo: healthline.com Carbohydrate là gì và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào? |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-trieu-chung-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-so-sinh-vi | Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh | Hầu hết trẻ sơ sinh đều từng xảy ra tình trạng nôn trớ, nhưng khi tình trạng này kèm theo các vấn đề về sức khoẻ như tăng cân kém thì có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh (GERD). Không những thế, tình trạng này cũng có thể xảy ra với trẻ lớn hơn.
1. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú hoặc thậm chí nôn trớ một lần mà không rõ nguyên nhân là điều hoàn toàn bình thường. Trên thực tế, một số trẻ nôn trớ khá thường xuyên và không có biểu hiện gì xấu. Đây được gọi là trào ngược, hoặc trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường bắt đầu trong khoảng 2 đến 3 tuần, cao nhất vào khoảng 4 đến 5 tháng và nó sẽ biến mất sau 12 tháng.Ngoài ra, ở trẻ lớn cũng có thể xảy ra tình trạng này, chúng có thể đã mắc bệnh này từ khi còn là những đứa trẻ nhỏ và không bị làm phiền bởi chúng có thể phát triển một cách tự nhiên sau này. Tuy nhiên, khi trào ngược gây ra các biến chứng, chẳng hạn như tăng cân kém, thì có thể đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và cần điều trị y tế.
2. Các triệu chứng của GERD ở trẻ Trẻ bị đau bụng có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ Em bé có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:Khó chịu khi nôn trớKhó chịu sau khi ănNằm ngửa trong hoặc ngay sau khi ănHo hoặc nôn khan khi búTăng cân kémChán ăn hoặc bỏ ănColicĐau bụngNôn mửa nhiều lần hoặc liên tụcKhó nuốtĐau ngựcỢ nóngHôi miệngCác vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như thở khò khè dai dẳng hoặc ho vào ban đêm
3. Tình trạng khẩn cấp và cần bác sĩ can thiệp Nếu trẻ nôn ra máu cần gọi cho bác sĩ ngay Nếu trẻ nôn trớ nhiều nhưng không có vẻ khó chịu và đang tăng cân, bạn có thể không cần gọi bác sĩ. Chỉ cần đề cập đến việc thường xuyên với bác sĩ về tình trạng thường xuyên nôn trớ của trẻ vào lần kiểm tra sức khỏe tiếp theo.Trường hợp cần gọi cho bác sĩ nếu em bé hoặc trẻ mới biết đi có những biểu hiện sau đây:Bị trào ngược làm cho trẻ cảm thấy khó chịuBị trào ngược ảnh hưởng đến hoạt động tăng cân của trẻCó các triệu chứng GERDNôn ra máu: Một ít máu thường không có gì đáng lo ngại, nhưng lượng máu dai dẳng hoặc nhiều hơn có thể cho thấy một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như dị ứng thực phẩm, chảy máu GI trên hoặc vấn đề đông máu.Có máu trong phân: Các nguyên nhân có thể bao gồm dị ứng thực phẩm, nứt hậu môn hoặc nhiễm trùng đường ruột.Nôn nhiều sau khi bú: Nôn ói có thể là dấu hiệu của hẹp môn vị, một tình trạng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và mất nướcChăm sóc khẩn cấp nếu em bé hoặc trẻ mới biết đi có những dấu hiệu sau:Nôn ra mật (chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng): Đây có thể là dấu hiệu cho thấy ruột bị tắc nghẽn.Nôn ra thứ trông giống như bã cà phê: Điều này có thể cho thấy chảy máu hoặc loét thực quản, dạ dày hoặc ruột non.
4. Nguyên nhân gây trào ngược ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi Trào ngược ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ Các vấn đề với cơ thắt thực quản dưới: Bé có thể bị trào ngược khi cơ thắt thực quản dưới (van nối thực quản với dạ dày) yếu hoặc hoạt động không bình thường. Điều này cho phép thức ăn và dịch vị trào ngược ra khỏi dạ dày và vào miệng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng ở người lớn.Cơ vòng chưa trưởng thành: Trào ngược thường gặp ở trẻ sinh non. Khi cơ vòng trưởng thành, nó sẽ đóng lại trừ khi bé nuốt.Thoát vị Hiatal: Đôi khi trẻ bị GERD cũng bị thoát vị Hiatal, tình trạng một phần nhỏ của dạ dày nhô ra qua cơ hoành vào ngực. (Cơ hoành là một cơ ngăn cách dạ dày với khoang ngực.) Các bác sĩ cho rằng nếu khối thoát vị cho phép phần trên của dạ dày trồi lên, thì thức ăn trong dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, không phải ai bị GERD cũng gặp vấn đề này.
5. Chẩn đoán GERD ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi
Bác sĩ sẽ khám cho trẻ và có thể yêu cầu một số xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Hơn nữa, bác sĩ có thể chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản (GERD) dựa trên các triệu chứng của trẻ, nhưng có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ tiêu hóa nhi khoa. Các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung có thể bao gồm:Loạt GI trên: Thực hiện xét nghiệm này sẽ sử dụng tia Xcùng với chất màu phấn bari để kiểm tra đường tiêu hoá của trẻ. Chụp X-quang cho biết liệu bất kỳ vấn đề giải phẫu nào có thể ảnh hưởng đến việc nuốt hoặc tiêu hóa hay không.Nội soi: Sử dụng một máy quay nhỏ được luồn qua thực quản, dạ dày và đôi khi là ruột non để tìm tình trạng viêm hoặc tổn thương mô. Các mẫu mô nhỏ có thể được lấy để sinh thiết. Trẻ sẽ được dùng thuốc an thần để thực hiện thủ thuật này.Nghiên cứu thăm dò pH trong 24 giờ: Trẻ sẽ ở lại bệnh viện qua đêm trong khi một ống rất mỏng được luồn qua mũi xuống đáy thực quản và được theo dõi trong 24 giờ. Thử nghiệm này đo tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt trào ngược và xem xét những thay đổi liên quan đến thời gian cho ăn và vị trí (chẳng hạn như nằm xuống). Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô để sinh thiết.
6. Điều trị GERD ở trẻ sơ sinh và trẻ em Thuốc Prokinetics Bác sĩ có thể đề xuất một số điều bạn có thể thử tại nhà giúp cải thiện tình trạng của trẻ.Nhưng nếu những biện pháp này không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc giới thiệu thuốc không kê đơn như:Thuốc kháng axit để trung hòa axit dạ dàyThuốc chẹn H2 để giảm sản xuất axitThuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm lượng axit trong dạ dàyProkinetics để giúp dạ dày trống rỗng nhanh hơnTrong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được khuyên để có thể xử trí kịp thời tình trạng nguy cấp của trẻ.
7. Một số biện pháp giúp giảm bớt triệu chứng trào ngược của trẻ
7.1. Trẻ sơ sinhGiữ trẻ thẳng đứng trong vòng tay của bạn. Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng hơn trong khi bú và khoảng 20 đến 30 phút sau khi bú. Đừng đặt trẻ nằm sấp hoặc chợp mắt, hoặc ngồi vào ghế dành cho trẻ sơ sinh ngay sau khi trẻ ăn xong.Mỗi lần cho trẻ ăn một lượng nhỏ. Bạn có thể bù số lượng ít hơn bằng cách cho ăn thường xuyên hơn.Thường xuyên ợ hơi. Thử cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú sữa công thức hoặc sau khi cho trẻ bú ở mỗi bên vú. Và ợ hơi tốt vào cuối mỗi cữ bú.Làm đặc sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cho trẻ ăn sữa công thức pha loãng trước hoặc cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đặc với một ít ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh. Điều này có thể yêu cầu núm vú bình sữa có lỗ rộng hơn hoặc dòng chảy thay đổi để cho chất lỏng đặc chảy qua. Tuy nhiên, bạn chỉ được làm điều này dưới sự giám sát của bác sĩ vì thêm ngũ cốc vào chất lỏng trong bình có thể làm tăng nguy cơ bị sặc hoặc tăng cân quá mức.Mặc dù bạn có thể nghe nói rằng để con bạn ngủ ở tư thế nghiêng hoặc nằm sấp có thể giúp làm giảm các triệu chứng GERD, nhưng đây không phải là tư thế ngủ an toàn vì chúng làm tăng nguy cơ SIDS hoặc ngạt thở. Luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ trên bề mặt ngủ chắc chắn, không có đồ mềm và bộ đồ giường. Hướng dẫn vỗ lưng ợ hơi cho bé sau khi bú 7.2. Trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏGiữ cho trẻ có bữa ăn thú vị. Cố gắng đảm bảo rằng trẻ đang ở trong một bầu không khí thoải mái, ngồi tại bàn (không đi lại xung quanh), khi trẻ ăn.Phục vụ cho trẻ các bữa ăn nhỏ, thường xuyên, thay vì một vài bữa lớn.Cho trẻ ăn ở tư thế thẳng và đứng thẳng trong nửa giờ hoặc lâu hơn sau khi ăn. Đừng để trẻ ăn ngay trước khi đi ngủ hoặc khi đang nằm.Nâng cao đầu của trẻ khi trẻ ngủ nhưng chỉ khi trẻ trên 1 tuổi7.3. Trẻ ở mọi lứa tuổiTheo dõi thức ăn mới. Khi con bạn bắt đầu ăn dặm và thử thức ăn mới, hãy để ý xem trẻ phản ứng với chúng như thế nào. Một số thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ, sô cô la, các sản phẩm cà chua và cam quýt có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Tránh cho con bạn ăn những thức ăn có vẻ khiến trẻ mắc chứng GERD.Hỏi bác sĩ về dị ứng thức ăn. Nôn ra nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu của dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như với protein sữa bò. Nếu trẻ bú sữa công thức, một loại sữa công thức khác, được thủy phân (không gây dị ứng) có thể giúp ích cho trẻ. Nếu bạn đang cho con bú, loại bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn uống của bạn có thể hữu ích. Tuy nhiên, đừng thay đổi cho đến khi bạn nói chuyện với bác sĩ.Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Khói thuốc lá có thể làm tăng các triệu chứng trào ngược. Nguồn tham khảo: babycenter.com |
|
https://tamanhhospital.vn/nut-ke-hau-mon-co-tu-khoi-duoc-khong/ | 01/04/2024 | Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Bao lâu thì tự lành? | Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không là lo lắng của phần đông người bệnh. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi hoặc sau điều trị nội khoa. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, bệnh tái phát nhiều lần, phát triển thành mạn tính. Lúc này, cần phẫu thuật để điều trị dứt điểm.
Mục lụcNứt kẽ hậu môn có thường gặp không?Nhận biết dấu hiệu bị nứt kẽ hậu môn?Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?Nứt kẽ hậu môn tự lành trong bao lâu?Làm sao biết vết nứt hậu môn đang lành?Điều không nên làm để vết nứt hậu môn mau lànhLàm sao để biết mình bị trĩ hay nứt hậu môn?Nứt kẽ hậu môn có thường gặp không?
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Tình trạng này xảy ra khiến nhiều người bệnh ngần ngại, mất tự tin và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh. Thống kê từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health) cho biết, nứt kẽ hậu môn là một trong những loại rối loạn hậu môn trực tràng phổ biến thứ 2, chỉ đứng sau trĩ. Nhóm đối tượng nguy cơ cao bao gồm: phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, và người sau 40 tuổi… Dù vậy, bệnh vẫn có thể xảy ra với những người khác và khả năng chữa khỏi ở các nhóm đối tượng là tương đồng nhau.(1)
Có nhiều nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn, nhưng nguyên nhân hàng đầu là do co thắt cơ vòng trong hậu môn, do hệ thần kinh tự chủ chi phối, do viêm nhiễm như giang mai, herpes, ung thư máu. Một số khác, bệnh có thể là hệ quả của những tình trạng như phần da hậu môn quá căng khi quan hệ tình dục, phân cứng và kích thước lớn, vật lạ đi vào hậu môn… Hoặc cũng có thể là triệu chứng từ các bệnh lý như táo bón mạn tính, tiêu chảy kéo dài, bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs,…
Vậy nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Tùy thuộc vào nguyên nhân, nếu do co thắt cơ hậu môn có thể tự hết nếu co thắt ít, nếu co thắt nhiều sẽ không tự khỏi. Đặc biệt là các nguyên nhân bệnh lý như giang mai, Herpes, ung thư máu sẽ không tự khỏi. Tỷ lệ tự khỏi bệnh cũng cần phải xem xét đến mức độ nứt kẽ của người bệnh. Nứt kẽ hậu môn có 2 loại: nứt kẽ hậu môn cấp tính và nứt kẽ hậu môn mạn tính.
Thông thường, các ca bệnh đều là nứt kẽ hậu môn cấp tính. Bệnh gây ra vết rách ở niêm mạc hậu môn, khiến cơ xung quanh lộ ra và dẫn đến co thắt. Tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn khi vết nứt lan rộng. Biểu hiện đặc trưng là vết nứt kẽ nông và kích thước nhỏ, viêm phù nề nhẹ. Các triệu chứng thường không kéo dài hơn 6 tuần, có thể nhanh chóng thuyên giảm bằng các phương pháp nội khoa.
Tình trạng nứt kẽ hậu môn mạn tính hiếm gặp hơn, xảy ra do hệ quả của vết nứt lâu ngày (trên 6 tuần). Vết nứt không được điều trị tốt, dẫn đến lan rộng, sâu hơn, làm tổn thương niêm mạc vùng hậu môn. Bệnh không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng để sức khỏe chung. Người bệnh có thể suy nhược phải chịu những cơn đau dữ dội, dai dẳng.
Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở đường giữa sau hoặc đường giữa trước của hậu môn
Nhận biết dấu hiệu bị nứt kẽ hậu môn?
Nứt kẽ hậu môn cấp tính và mạn tính đều có những triệu chứng đặc hiệu đến từ vết rách. Bệnh càng nặng, kích thước vết nứt càng lớn nên dễ dàng nhìn thấy.
Cơn đau nhói tại hậu môn, đặc biệt là khi đại tiện hoặc vật thể lạ tiếp xúc với vết nứt. Cơn đau này rất khó chịu, kéo dài từ vài phút đến vài ngày.
Cảm giác ngứa và nóng rát tại hậu môn
Phân lẫn máu
Phân cứng
Một số trường hợp có khối u nhỏ gần vị trí vết nứt kẽ hậu môn
Lưu ý, vết nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở đường giữa sau hoặc đường giữa trước, nhưng thường gặp ở đường giữa sau. Nếu vết nứt không nằm ở đường giữa, khả năng cao triệu chứng lâm sàng này là do các bệnh lý khác gây ra. Ví dụ: vết loét do bệnh crohn, tổn thương ban đầu của bệnh giang mai…
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không còn liên quan đến rất nhiều yếu tố cá nhân khác. Vẫn có những trường hợp nứt kẽ hậu môn tự khỏi, tuy nhiên đó là những vết nứt nhẹ, kích thước nhỏ và nông.
Những nguyên nhân như đại tiện khó khăn, căng da hậu môn… gây tổn thương nhẹ đến niêm mạc hậu môn thường tạo thành vết nứt tạm thời. Những vết nứt này có khả năng tự khỏi cao nếu người bệnh biết cách giữ gìn, không để tình trạng nứt kẽ hậu môn nặng hơn.
Người bệnh cần thời gian để vết nứt tự lành, đồng thời cần theo dõi tình trạng sức khỏe, triệu chứng bệnh. Nếu vết nứt hậu môn không thể tự khỏi mà tiến triển nặng hơn, cần ngay lập tức đến khám với bác sĩ Trĩ – Hậu môn – Trực tràng hoặc bác sĩ Tiêu hóa để được chẩn đoán và nhận điều trị, ngăn tiến triển thành nứt kẽ hậu môn mạn tính.
Nứt kẽ hậu môn tự lành trong bao lâu?
Nếu điều trị tốt, nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi trong vòng từ vài ngày đến dưới 6 tuần. Tuy nhiên, nếu không điều trị và để vết nứt tự lành thì hiệu quả không cao. Hơn nữa, người bệnh không thực hiện đúng cách, càng dễ xảy ra nguy cơ khiến vết nứt trở nặng.
Do đó, nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không còn tùy vào phương pháp điều trị mà người bệnh chọn. Phương pháp sử dụng thuốc mỡ bôi được khuyến khích vì đem lại kết quả đáp ứng cao. Các loại thuốc người bệnh có thể dùng bao gồm:
Thuốc làm mềm phân
Các loại thuốc bôi trơn trực tràng dưới
Thuốc mỡ Nitroglycerin
Thuốc chẹn kênh canxi dạng bôi
Những loại thuốc trên có tác dụng làm mềm phân, giúp người bệnh đại tiện dễ dàng, đồng thời ngăn phân làm tổn thương đến vết nứt hiện tại. Nitroglycerin có tác dụng thúc đẩy quá trình lành thương, giảm áp lực lên hậu môn và giãn cơ thắt hậu môn.
Thời gian điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn mạn tính ước tính trung bình khoảng 8 – 12 tuần. Tuy nhiên, với tình trạng này thì khả năng khỏi sẽ rất thấp. Mạn tính là hệ quả của một vết nứt kéo dài, không đáp ứng điều trị bảo tồn. Lúc này, người bệnh nên thăm khám và tuân theo phác đồ điều trị từ bác sĩ. Một số trường hợp nứt kẽ hậu môn mạn tính được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bên cơ thắt trong hậu môn cho hiệu quả cao. Kỹ thuật này cho tỷ lệ thành công lên đến 98%.
Thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn rộng rãi
Làm sao biết vết nứt hậu môn đang lành?
Giảm dần tình trạng phân lẫn máu là một trong những dấu hiệu cho thấy tình trạng vết nứt hậu môn đang lành. Hơn 70% nứt kẽ hậu môn đều có triệu chứng phân lẫn máu do máu từ vết nứt đi ra cùng với phân. Vì vậy, sau một thời gian điều trị, nếu người bệnh không còn thấy phân lẫn máu, hoặc tần suất gặp triệu chứng ít lại thì có nghĩa là vết nứt đang lành.
Vết nứt của nứt kẽ hậu môn cũng tương tự những vết thương ngoài da. Trong quá trình lành sẽ có một số dấu hiệu phổ biến khác cho thấy vết nứt đang dần ổn định và lành thương:
Mức độ cơn đau và co thắt hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh giảm dần. Đây là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh cho thấy bệnh đang tiến triển tích cực.
Ngứa. Đây là dấu hiệu rất phổ biến ở những vết thương ngoài da trong quá trình lành thương. Hiện tượng này có thể hiểu là quá trình tái tạo da mới đang diễn ra. Khi các mô mới dần được hình thành và lấp đầy vào vết nứt, các tế bào chồng lên nhau và đè lên mạch máu, dây thần kinh xung quanh nên tạo ra cảm giác ngứa
Vết nứt thu nhỏ kích thước. Người bệnh có thể tự kiểm tra bằng cách sờ lên vết nứt và nhận thấy kích thước vết thương thu nhỏ, đang dần đóng lại, đồng nghĩa với tình trạng nứt hậu môn đang lành.
Điều không nên làm để vết nứt hậu môn mau lành
Quá trình chăm sóc vết nức cũng là một trong những yếu tố quyết định để trả lời câu hỏi: Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Hay nứt kẽ hậu môn có tự lành không? Để vết nứt có thể tự khỏi, thời gian lành thương ngắn và hiệu quả, người bệnh cần giữ cho vết nứt khô ráo, hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn tại vết nứt, khiến bệnh trở nặng. Người bệnh cần phải giữ vệ sinh hậu môn kỹ lưỡng, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh. Hạn chế để vết nứt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm làm sạch thông thường như sữa tắm vì có khả năng gây kích ứng bởi hóa chất.
Ngoài ra, táo bón là một trong những căn nguyên phổ biến của vết nứt kẽ hậu môn. Vì thế, người bệnh cũng không nên ăn các thực phẩm có khả năng gây táo bón trong thời gian này. Những lưu ý dinh dưỡng cho người bị nứt kẽ hậu môn bao gồm:
Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp hoặc có nhiều chất bảo quản
Hạn chế tiêu thụ carb tinh chế như bánh mì trắng, cơm trắng,…
Không tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa
Làm sao để biết mình bị trĩ hay nứt hậu môn?
Nứt hậu môn là một vết rách cấp tính có hình oval, xảy ra ở vùng da đường giữa sau hoặc trước hậu môn. Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh sẽ có cơn đau dữ dội lúc đi đại tiện vì phân tiếp xúc với vết thương chưa lành. Tình trạng phân lẫn máu được xem là triệu chứng đặc hiệu của bệnh.
Với bệnh trĩ, các biểu hiện không xuất hiện ở giai đoạn đầu, người bệnh rất khó phát hiện nếu trĩ không sưng to. Búi trĩ xảy ra ở trong hoặc ngoài ống hậu môn, do sự sưng lên của tĩnh mạch.
Trĩ không phát triệu chứng trong những giai đoạn đầu
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.
Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo bởi các tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…
Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch…
Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Phần lớn nứt kẽ hậu môn đều là tình trạng cấp tính, có thể tự khỏi hoặc điều trị dứt điểm bằng phương pháp nội khoa đơn giản. Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không còn phụ thuộc vào cách người bệnh chăm sóc vết nứt và điều trị bảo tồn. Ngoài ra, việc vết nứt tự lành cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân khác như tình trạng sức khỏe chung, mức độ nghiêm trọng của vết nứt, thói quen sinh hoạt,… |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ngan-rung-toc-o-nam-gioi-vi | Ngăn rụng tóc ở nam giới | Rụng tóc ở nam giới còn được gọi là rụng tóc androgenetic, là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hói đầu kiểu nam giới. Đây là một đặc điểm mang tính chất di truyền, và nó thường có xu hướng ảnh hưởng đến những người đàn ông có độ tuổi từ 50 trở lên. Thực tế, rụng tóc là một hiện tượng bình thường ở tuổi già, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này bằng những phương pháp điều trị hoặc các biện pháp khắc phục khác nhau. Dưới đây là những phương pháp giúp bạn ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.
1. Thuốc kê đơn và thuốc OTC
Hiện nay, cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận hai loại thuốc được sử dụng để điều trị các chứng hói đầu ở nam giới, bao gồm:Minoxidil (Rogaine): là loại thuốc có dạng lỏng hoặc bọt. Bạn nên sử dụng loại thuốc này 2 lần/ ngày để kích thích tóc mọc trở lại và ngăn ngừa gãy rụng.Finasteride (Propecia, Proscar): là loại thuốc kê đơn có dạng viên, và được sử dụng hàng ngày để điều trị cho các trường hợp hói đầu kiểu nam giới.Khi điều trị chứng rụng tóc bằng hai loại thuốc này, bạn có thể mất đến một năm mới đạt được kết quả và cần phải tiếp tục duy trì sử dụng chúng để ngăn ngừa tóc rụng trở lại.
2. Cấy tóc
Hai kỹ thuật cấy tóc phổ biến nhất để điều trị cho chứng hói đầu ở nam giới, bao gồm:Cấy tóc FUT: đây là một phương pháp cổ điển, được thực hiện bằng cách lấy một phần da có nhiều tóc ở khu vực phía sau của da đầu, sau đó các nang tóc này sẽ được cấy vào phần da đầu bị hói.Cấy tóc FUE: đối với kỹ thuật này, nang tóc sẽ được lấy ra trực tiếp từ da đầu và cấy vào phần da bị hói.Các kỹ thuật cấy tóc thực chất là một cuộc phẫu thuật, vì vậy nó có thể gây đau đớn và mất khá nhiều chi phí khi thực hiện. Ngoài ra, nó cũng đem lại những rủi ro nhất định, bao gồm sẹo và nhiễm trùng. Do đó, bạn nên tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa ra quyết định thực hiện cấy tóc. Phương pháp cấy tóc FUT và cấy tóc FUE 3. Điều trị bằng laser
Liệu pháp laser thường được áp dụng trong việc điều trị các chứng hói đầu ở nam giới. Trong phương pháp này, ánh sáng laser mức độ thấp (LLLT) sẽ được thực hiện trên phần da đầu bị hói, giúp kích thích các nang tóc mới phát triển.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, laser là một liệu pháp mang tính an toàn và đem lại hiệu quả cao, hơn nữa nó còn giúp giảm tình trạng viêm trong nang tóc và ngăn ngừa tóc gãy rụng.
4. Bỏ thuốc lá
Đã có rất nhiều khuyến cáo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, bao gồm ảnh hưởng đến phổi, tim mạch, hoặc lão hóa. Nhưng bạn có biết rằng, thói quen hút thuốc lá cũng là tác nhân chính dẫn tới tình trạng rụng tóc và bạc tóc sớm, đặc biệt là ở nam giới. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tóc rụng hoặc chứng hói đầu, bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
5. Massage da đầu
Massage da đầu không chỉ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái và dễ chịu, mà nó còn có thể làm giảm thiểu đáng kể tình trạng rụng tóc.Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, việc mát xa da đầu khoảng 4 phút mỗi ngày, áp dụng liên tục trong 24 tuần sẽ kích thích các nang tóc mới mọc và đem lại một mái tóc dày hơn trước. Massage da đầu đem lại nhiều lợi ích khác nhau cho người bị rụng tóc 6. Chế độ ăn uống cân bằng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối sẽ giữ cho mái tóc của bạn luôn trong trạng thái tốt nhất. Hãy đảm bảo rằng trong bữa ăn của bạn có đầy đủ những loại thực phẩm sau: rau, trái cây, chất béo không bão hòa, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước, đồng thời hạn chế các đồ ăn nhanh, đã qua chế biến hoặc đồ ngọt.Bên cạnh đó, các loại vitamin và khoáng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của mái tóc. Bạn có thể bổ sung chúng thông qua các loại thực phẩm, bao gồm:Thực phẩm giàu chất sắt: chẳng hạn như đậu, rau xanh, ngũ cốc, trứng và thịt bò nạc.Thực phẩm giàu protein: gồm thịt nạc, trứng và hải sản.Thực phẩm giàu axit béo omega-3: như cá thu, cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng, hạt gai dầu, hạt lanh và quả óc chó.
7. Giảm căng thẳng
Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các ảnh hưởng tiêu cực đối với một số bộ phận của cơ thể, trong đó bao gồm cả tóc. Rụng tóc có thể là kết quả của một lối sống căng thẳng. Để cải thiện sức khỏe cho mái tóc, bạn nên thực hiện các phương pháp để giảm sự căng thẳng, chẳng hạn như:Thường xuyên tập thể dụcTập yogaNghe nhạcThiềnNgủ đủ giấc Tập yoga giúp giảm tình trạng căng thẳng và cải thiên tình trạng rụng tóc 8. Kiểm tra sức khỏe
Ngoài tính chất di truyền, một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể dẫn tới rụng tóc ở nam giới. Các tình trạng này, bao gồm:Bệnh LupusBệnh tiểu đườngBệnh sarcoidĐịa yBệnh vảy nến da đầuRụng tóc từng vùngCác vấn đề về tuyến giápRối loạn ăn uốngThiếu máu và sắtHội chứng nghiện giật tócBệnh giang maiBệnh celiacNếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào được đề cập ở trên, hãy đến khám bác sĩ và điều trị càng sớm càng tốt. Chứng rụng tóc của bạn sẽ được cải thiện đáng kể nếu loại bỏ được những nguy cơ này.
9. Chăm sóc tóc nhẹ nhàng
Hãy cố gắng thật nhẹ nhàng khi bạn chải hoặc tạo kiểu tóc. Những hành động như liên tục xoắn, hoặc kết chặt tóc có thể khiến tóc bị gãy rụng.Để ngăn ngừa việc rụng tóc, bạn nên tránh các điều sau đây:Các kiểu tóc chặt chẽ: như búi tóc, bím tóc, tết tóc kiểu cornbowCác loại hóa chất được sử dụng trong uốn tóc hoặc duỗi tócPhương pháp điều trị dầu nóng cho tócMáy là tóc hoặc uốn tócThuốc tẩy tóc Sử dụng hóa chất tẩy tóc có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc ở nam giới 10. Ngừng sử dụng hoặc thay đổi thuốc
Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể dẫn tới tình trạng rụng tóc. Những loại thuốc này, bao gồm:Thuốc sử dụng trong hóa trị và xạ trịThuốc trị trầm cảmThuốc chống đông máuThuốc cho bệnh timThuốc điều trị cao huyết ápThuốc điều trị mụn trứng cáThuốc chữa bệnh gútKhách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, webmd.com |
|
https://tamanhhospital.vn/viem-lo-tuyen-co-tu-cung-khi-mang-thai/ | 21/06/2022 | Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai: Bà bầu cần làm gì? | Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai là do ảnh hưởng của nội tiết tố, không cần điều trị. Tuy nhiên khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra có thể gây nên những triệu chứng khó chịu và tác động không tốt cho mẹ và thai nếu không được quan tâm và điều trị thích hợp.
Mục lụcViêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai là gì?Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaiNguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung trong thai kỳ1. Vệ sinh2. Quan hệ tình dục không an toàn3. Mắc các căn bệnh phụ khoa khácBà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung ở mẹ bầuMẹ bầu cần làm gì khi được chẩn đoán mắc bệnh?Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung cho bà bầuBiện pháp phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaiViêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai là gì?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai là tình trạng các tế bào tuyến trong cổ tử cung phát triển lấn ra bên ngoài, vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung. Vì vậy thai phụ thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, khí hư có mùi khó chịu, ngứa…dễ dẫn đến viêm nhiễm. (1)
Ngoài ra, bệnh thường gặp ở phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở hoặc sử dụng thuốc uống ngừa thai kéo dài. Tuy nhiên, một vài trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung là bẩm sinh. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu kém, cộng với sự thay đổi lớn về nội tiết tố khiến mẹ bầu có lộ tuyến cổ tử cung và dễ bị viêm bội nhiễm hơn.
ThS.BS Kiều Lệ Biên, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang bầu thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa của thai kỳ) hoặc tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối của thai kỳ) và thường giảm hoặc hết sau sanh 3 – 6 tháng.
Nguy hiểm hơn, viêm bội nhiễm nặng khi đang mang thai không được điều trị có thể tăng nguy cơ xuất huyết âm đạo, viêm màng ối, ối vỡ non…Chính vì thế, bác sĩ Kiều Lệ Biên khuyến cáo mẹ bầu cần để ý những dấu hiệu bất thường trong cơ thể và vùng kín để có thể thăm khám sớm, chẩn đoán chính xác tình trạng và điều trị thích hợp.
Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai
Giống như lộ tuyến ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, lộ tuyến cổ tử cung ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường không có triệu chứng. Trong các trường hợp có triệu chứng mẹ bầu có thể có các biểu hiện sau đây: (2)
Tiết dịch âm đạo là dấu hiệu phổ biến nhất, dịch âm đạo có thể có màu trắng hoặc vàng có thể có mùi hôi khó chịu, ngứa vùng kín
Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục
Đó là một trong những nguyên nhân gây chảy máu âm đạo khi mang thai, đặc biệt là giai đoạn sau của thai kỳ: máu chảy ra thường có màu đỏ tươi và lượng ít.
Khí hư ra nhiều và có màu sắc bất thường là một trong những triệu chứng đầu tiên của viêm lộ tuyến cổ tử cung
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung trong thai kỳ
Bác sĩ Kiều Lệ Biên cho biết, nguyên nhân khiến mẹ bầu bị lộ tuyến cổ tử cung là do ảnh hưởng của nội tiết tố hoặc yếu tố bẩm sinh. (3)
Các yếu tố làm lộ tuyến cổ tử cung dễ bị viêm bội nhiễm:
1. Vệ sinh
Khi mang thai, dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn khiến vùng kín mẹ bầu thường xuyên bị ẩm ướt. Nếu mẹ bầu không vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại dễ phát triển.
Ngoài ra, mẹ bầu mặc quần lót bó sát, không thông thoáng; hoặc thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ không phù hợp, lạm dụng có thể khiến độ cân bằng pH ở âm đạo thay đổi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển gây bệnh.
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi gây ngứa, đau rát…
2. Quan hệ tình dục không an toàn
Tâm lý chủ quan khi quan hệ tình dục trong thai kỳ khiến chị em bỏ qua các biện pháp bảo vệ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung.
Việc quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu, giang mai, sùi mào gà, nguy hiểm hơn là HIV/AIDS.
3. Mắc các căn bệnh phụ khoa khác
Trước khi mang thai, nếu người phụ nữ bị viêm lộ tuyến nặng mà không điều trị hiệu quả có nguy cơ bị tái phát lại khi đang mang thai. Do đó, nếu có tiền sử bị viêm lộ tuyến cổ tử cung trước đó, chị em cần điều trị ổn định trước khi lên kế hoạch có em bé. Tham khảo ý kiến bác sĩ Sản Phụ khoa để được tư vấn và hướng dẫn cách điều trị, cũng như có sự chuẩn bị tốt cho hành trình mang thai sắp tới.
Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không?
Lộ tuyến cổ tử cung thường lành tính, không cần điều trị. Tuy nhiên, Nếu mẹ bầu bị viêm cổ tử cung trong thời gian mang thai mà không được điều trị hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo, đặc biệt là giai đoạn sau của thai kỳ, viêm nhiễm nặng làm tăng nguy cơ viêm màng ối, ối vỡ non,…
Chính vì thế, mẹ bầu cần khám thai theo lịch hẹn và điều trị viêm thích hợp nếu có tình trạng viêm âm đạo, cổ tử cung trong thai kỳ để tránh các tác động bất lợi cho mẹ và thai.
Phương pháp chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung ở mẹ bầu
Hầu hết lộ tuyến cổ tử cung không gây ra triệu chứng nên thường tình cờ phát hiện thông qua khám phụ khoa định kỳ. Do đó, bác sĩ Kiều Lệ Biên khuyến cáo chị em cần xây dựng thói quen chăm sóc sức khỏe bằng cách khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần đồng thời thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm các bất thường tế bào cổ tử cung kèm theo tình trạng viêm lộ tuyến.
Tương tự, lộ tuyến ở phụ nữ mang thai được chẩn đoán khi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ quan sát cổ tử cung bằng dụng cụ dưới nguồn sáng hoặc khi mẹ bầu có tăng tiết dịch hôi ngứa là thời điểm cần được thăm khám và điều trị. (4)
Mẹ bầu cần làm gì khi được chẩn đoán mắc bệnh?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh, hầu hết mẹ bầu đều lo lắng viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai có điều trị được không, nếu có thì phương pháp đó có ảnh hưởng đến thai nhi không…
Bác sĩ Kiều Lệ Biên khuyến cáo, mẹ bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung cần tuân thủ chặt chẽ tư vấn và hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc bất cứ liệu pháp dân gian truyền miệng nào bởi chưa được kiểm chứng hiệu quả.
ThS.BS Kiều Lệ Biên, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn cho mẹ bầu phác đồ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả
Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung cho bà bầu
Thông thường phác đồ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung là điều trị viêm nhiễm bằng thuốc, sau đó cân nhắc áp dụng đốt điện hoặc áp lạnh để diệt lộ tuyến nếu thật sự cần thiết (những trường hợp viêm lộ tuyến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống như họ phải mang băng vệ sinh hàng ngày vì tiết dịch).
Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, những phương pháp như đốt điện hoặc áp lạnh này không được khuyến khích vì nó không phù hợp cho phụ nữ mang thai.
Do đó, đối với sản phụ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống và/hoặc đặt thuốc âm đạo nhằm cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Khi được chẩn đoán bệnh, mẹ bầu cần tuân thủ chặt chẽ tư vấn và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Ghi nhớ lịch thăm khám định kỳ để được theo dõi chặt chẽ đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Để góp phần điều trị hiệu quả, mẹ bầu cần lưu ý:
Có chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đủ giấc;
Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress ảnh hưởng đến thai nhi;
Lựa chọn sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ. Không thụt rửa âm đạo;
Quan hệ tình dục an toàn.
Tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp và cách sử dụng đúng cách.
Mẹ bầu cần giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ để không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng
Biện pháp phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai
Lộ tuyến cổ tử cung thường lành tính, tuy nhiên nếu mẹ bầu bị viêm cổ tử cung trong thời gian mang thai mà không được điều trị hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo, viêm nhiễm nặng làm tăng nguy cơ viêm màng ối, ối vỡ non… Vì thế chủ yếu là dự phòng tình trạng viêm nhiễm sinh dục như:
Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý phụ khoa nếu có trước khi mang thai;
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, không làm ảnh hưởng đến độ cân bằng pH tự nhiên của âm đạo;
Không thụt rửa âm đạo;
Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ;
Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ;
Khám thai định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường vùng kín, cần thăm khám càng sớm càng tốt, tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng liệu pháp dân gian chưa được kiểm chứng.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi có thai vẫn có thể được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định phương pháp phù hợp, không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa phức tạp ở phụ nữ, tư vấn chăm sóc sức khỏe, đảm bảo tiền đề tốt cho quá trình mang thai an toàn, mẹ nhàn con khỏe, đủ điều kiện phát triển trí tuệ và thể chất tối ưu.
Để được tư vấn và thăm khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ bầu vui lòng liên hệ đến:
Hy vọng những thông tin về viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai trên đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của bệnh để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mẹ bầu có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ, yên tâm tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh, chào đón con yêu chào đời! |
https://vnexpress.net/nguy-co-suc-khoe-neu-an-nhieu-hat-tao-4767522.html | 11/7/2024 | Nguy cơ sức khỏe nếu ăn nhiều hạt táo - Báo VnExpress Sức khỏe | Táo là món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe, có nhiều hợp chất polyphenol, tác dụng chống viêm, làm chậm sự phát triển và ngăn các tế bào ung thư nhân lên. Tuy nhiên, ăn quá nhiều hạt táo có thể dẫn đến ngộ độc xyanua, gây chết người. Vô tình ăn một, hai hạt táo hoặc uống nước trái cây chứa vài hạt nghiền không gây nhiều vấn đề sức khỏe. Thực tế, chất xyanua không tồn tại tự nhiên trong hạt táo. Loại quả này chứa lượng thấp hợp chất amygdalin. Quá trình nghiền hoặc nhai hạt táo sẽ giải phóng lượng amygdalin bên trong. Ở dạ dày, amygdalin phản ứng với enzyme, tạo ra độc tố hydro xyanua. Xyanua được biết đến như chất độc nguy hiểm nhất, được sử dụng trong chiến tranh hóa học và các vụ tự tử hàng loạt. Nhiều hợp chất chứa xyanua, được gọi là cyanoglycoside tồn tại tự nhiên, thường có trong hạt trái cây. Amygdalin là một trong số đó. Hạt táo và nhiều hạt trái cây khác có lớp bên ngoài chống được dịch tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu nhai hạt, amygdalin có thể được giải phóng trong cơ thể. Enzyme có thể tự giải độc nếu lượng xyanua sản sinh nhỏ. Tuy nhiên, lượng hạt lớn gây nguy hiểm.
Trong hạt táo chứa hợp chất có thể sản sinh xyanua gây ngộ độc. Ảnh: Pexel
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), 1-2 mg/kg xyanua có thể gây tử vong cho một người đàn ông nặng 70 kg. Một quả táo chứa khoảng 5 hạt. Phân tích năm 2018 cho thấy một người ăn 85-500 hạt táo có thể phát triển ngộ độc xyanua cấp tính, ăn 200 hạt trở lên gây tử vong. Tuy nhiên, lượng xyanua chính xác gây nguy hiểm phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và khả năng chịu đựng. Theo Cơ quan Chất độc và Bệnh tật (ATSDR) tiếp xúc lượng nhỏ xyanua gây hại cho tim và não. Giống táo và tình trạng của hạt cũng có thể ảnh hưởng. Nghiên cứu năm 2015 ở Anh cho thấy hạt táo vàng Golden Delicious, táo đỏ 5 góc Red Delicious và táo Royal Gala chứa hàm lượng amygdalin cao nhất. Các giống táo Braeburn và Egremont Russet có lượng chất này thấp nhất. Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác có chứa các hợp chất sản xuất xyanua. Các nghiên cứu trước đây tìm thấy 55 loại xyanua khác nhau trong hơn 2.650 loài thực vật. Táo thuộc họ Rosaceae, nhiều hoa quả trong số đó cũng chứa amygdalin ở hạt, chẳng hạn lê, quả mơ, quả anh đào. Hạnh nhân, hạt điều, hạt lanh cũng thuộc họ Rosaceae, chứa một số amygdalin nhất định. Phương pháp chế biến cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ngộ độc. Đun nóng thực phẩm chứa xyanua sẽ khiến chất độc bay hơi. Như vậy, hạnh nhân rang hoặc nấu chín an toàn hơn hạnh nhân sống. Nghiên cứu năm 2018 cho thấy sữa hạnh nhân thanh trùng làm giảm lượng amygdalin. Thục Linh (Theo Medical News Today, Healthline ) |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chay-mau-am-dao-sau-khi-sinh-khi-nao-can-goi-bac-si-vi | Chảy máu âm đạo sau khi sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, tình trạng chảy máu âm đạo cũng sẽ xảy ra. Đây là cách cơ thể loại bỏ máu và mô trong tử cung giúp em bé phát triển trong thời kỳ mang thai. Chảy máu âm đạo trong vài ngày đầu sau sinh thường khá nhiều, Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám.
1. Chảy máu âm đạo sau sinh khi nào được xem là bình thường?
Chảy máu âm đạo xảy ra với nhiều mức độ và do các nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng nhất là mẹ cần nhận biết kịp thời để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.Thông thường, máu sẽ có màu đỏ tươi, và bạn có thể thấy một số cục máu đông trong vài ngày đầu sau khi bạn sinh con. Vào những ngày đầu, bạn sẽ phải dùng miếng băng vệ sinh dành cho sản phụ, tuy nhiên, những ngày sau đó, bạn chỉ cần sử dụng băng vệ sinh thông thường.Bạn có thể bị chảy máu nhiều hơn một chút khi bạn mang em bé về nhà. Điều này có thể là do bạn di chuyển nhiều hơn. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng tránh việc di chuyển và nghỉ ngơi một chút.Đôi khi, bại cũng cảm thấy máu chảy khi bạn đứng lên. Điều này được coi là bình thường bởi đây là cách âm đạo của bạn được định hình. Máu chảy trong âm đạo giống như máu đang chảy trong một chiếc cốc khi bạn nằm hoặc ngồi và khi bạn đứng lên, máu sẽ thoát ra ngoài.Sau khoảng 10 ngày, bạn sẽ thấy máu chảy từ âm đạo sẽ trở nên ít dần đi. Bạn có thể bị chảy máu nhẹ tối đa trong vòng 6 tuần sau khi sinh. Bạn chỉ có thể sử dụng băng vệ sinh trong thời gian này. Hãy thường xuyên thay băng vệ sinh và vệ sinh âm đạo bởi băng vệ sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Chảy máu âm đạo xảy ra với nhiều mức độ và do các nguyên nhân khác nhau 2. Chảy máu âm đạo sau khi sinh: khi nào cần gọi bác sĩ?
Chảy máu trầm trọng sau khi sinh được gọi là băng huyết sau sinh. Tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ khi sinh con. Băng huyết sau sinh có thể xảy ra trong 24 giờ đầu sau khi sinh. Nhưng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng 12 tuần đầu sau khi em bé của bạn chào đời.Băng huyết sau sinh là tình trạng nghiêm trọng. Nó có thể làm giảm huyết áp một cách trầm trọng . Nếu huyết áp xuống quá thấp, các cơ quan của bạn sẽ không nhận đủ máu. Đây là tình trạng khẩn cấp, sản phụ có thể tử vong. Đó là lý do tại sao cần phải đưa sản phụ đến ngay cơ sở y tế nếu băng huyết sau sinh xảy ra.Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:Chảy máu đỏ tươi sau ngày thứ ba sau khi sinhCục máu đông có kích thước to hơn quả nho khôChảy máu âm đạo làm ướt nhiều băng vệ sinh trong một giờ và tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm hay dừng lạiGiảm tầm nhìnCảm giác ớn lạnhDa ẩm ướt, khó chịuNhịp tim đập loạnChóng mặtMệt mỏiBuồn nônChoáng, ngất
3. Nguyên nhân gây chảy máu âm đạo bất thường sau khi sinh
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh. Bạn có nguy cơ cao hơn nếu mắc phải các yếu tố này. Tuy chưa xác định được rõ nguyên nhân nhưng phụ nữ châu Á và Tây Ban Nha có tỷ lệ bị băng huyết sau sinh cao hơn.Nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết sau sinh là mất trương lực tử cung. Thông thường, tử cung co bóp sau khi sinh để cầm máu nơi có nhau thai. Nhau thai là một cơ quan phát triển trong tử cung trong thai kỳ và nuôi dưỡng em bé phát triển. Khi bị mất trương lực tử cung, tử cung của bạn không co bóp tốt như bình thường. Điều này có thể gây chảy máu nặng sau khi bạn sinh con.Bạn có nguy cơ cao bị mất trương lực tử cung nếu bạn:Sinh nhiều con cùng một lúc (ví dụ như sinh đôi)Sinh con có cân nặng lớn hơn 3800g -4000gLao động quá sức trong một thời gian dàiĐã sinh con nhiều lần trước đó.Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh, chẳng hạn như:Vỡ tử cung - khi tử cung chảy dịch khi chuyển dạSinh mổ - nguy cơ xuất huyết sau sinh cao hơn so với sinh thườngDịch chảy trong âm đạo hoặc cổ tử cung trong khi sinhGây mê toàn thân - quá trình này diễn ra nếu bạn sinh mổOxytocin (Pitocin) - một loại thuốc khiến bạn nhanh chuyển dạTiền sản giật, huyết áp cao và lượng protein cao trong nước tiểu trong thời kỳ mang thaiBéo phìCác vấn đề khác ảnh hưởng đến nhau thai Nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết sau sinh là mất trương lực tử cung 4. Điều trị chảy máu âm đạo bất thường sau khi sinh
Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị tình trạng xuất huyết sau sinh. Xác định nguyên nhân gây chảy máu sẽ giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn điều trị tốt nhất cho bạn.Một số biện pháp giúp điều trị tình trạng xuất huyết sau sinh, bao gồm:Thuốc giúp co bóp tử cungMassage tử cungLoại bỏ các mảnh nhau thai vẫn còn trong tử cungThực hiện phẫu thuật mở bụng để tìm hiểu nguyên nhân gây ra chảy máu và ngăn chặn nóTruyền máu - máu được truyền cho bạn thông qua một ống đi trong tĩnh mạch để giúp thay thế lượng máu đã mấtThực hiện phẫu thuật cắt tử cung để loại bỏ tử cungSử dụng loại thuốc đặc biệt để cầm máuDùng X-quang để thực hiện thuyên tắc động mạch tử cung, nhằm hạn chế lưu lượng máu đến tử cung.Chèn bong bóng Bakri được bơm vào bên trong tử cung, tăng thêm áp lực giúp làm chậm quá trình chảy máu.Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường khách hàng nên đến thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.Nguồn tham khảo: webmd.com |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-tim-mach-giai-doan-som-vi | Phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm | Phục hồi chức năng tim mạch là tiến trình khôi phục lại cho bệnh nhân có bệnh lý tim mạch đạt được mức độ hoạt động tối đa phù hợp với chức năng tim mạch của người đó. Phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn đạt được tối đa điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội, có một cuộc sống tích cực.
1. Phục hồi chức năng tim mạch là gì?
Phục hồi chức năng tim mạch là tiến trình khôi phục lại cho bệnh nhân có bệnh lý tim mạch đạt được mức độ hoạt động tối đa phù hợp với chức năng tim mạch của người đó. Phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn đạt được tối đa điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội để bệnh nhân có thể tự cố gắng đạt được một vị trí trong cộng đồng và tiến tới một cuộc sống tích cực.Mục tiêu của phục hồi chức năng tim mạch tập trung vào 4 vấn đề của sinh hoạt hàng ngày bao gồm:Thể chất: hướng dẫn người bệnh đạt được tới giới hạn tối đa trong tập luyện.Xã hội: giúp bệnh nhân tái hòa nhập với cuộc sống, tối đa hóa được khả năng quay trở lại với sở thích và công việc.Tâm lý: giảm tình trạng và mức độ lo âu, tập trung vào sự cố gắng trong tập luyện, đồng thời tránh những cảm xúc tiêu cực.Phòng ngừa biến chứng giúp bệnh nhân thay đổi yếu tố nguy cơ và củng cố lại việc tập luyện nhằm phòng ngừa các biến chứng.Một số bệnh nhân mắc bệnh mạch vành hoặc suy tim hay đã từng phẫu thuật bắc cầu mạch vành gần đây có thể được hưởng lợi từ phục hồi chức năng tim mạch, đặc biệt là những người bệnh có thể đi lại và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày một cách độc lập trước khi xảy ra biến cố. Phục hồi chức năng tim mạch bao gồm tập luyện, giáo dục và các hỗ trợ về tâm lý xã hội và có thể được thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh hoặc tại nhà. Phục hồi chức năng tim mạch giúp người bệnh cải thiện tâm lý, giảm tỷ lệ tử vong khoảng 20-25% và tỷ lệ tái nhập viện cũng như phòng ngừa các biến cố tim mạch tái phát. Cải thiện được độ dung nạp với tập luyện và nguy cơ mắc bệnh lý mạch vành. Bệnh nhân đã từng phẫu thuật bắc cầu mạch vành được hưởng lợi từ phục hồi chức năng tim mạch 2. Chỉ định và chống chỉ định của phục hồi chức năng tim mạch
2.1 Chỉ định
Chỉ định phục hồi chức năng tim mạch trong những trường hợp sau:Bệnh nhân sau hội chứng vành cấp, bệnh lý ổn định với điều trị nội khoa.Cơn đau thắt ngực ổn định.Bệnh nhân sau khi phẫu thuật bắt cầu chủ-vành.Bệnh nhân sau khi được điều trị can thiệp động mạch vành qua da.Suy tim mạn tính ổn định: suy tim tâm trương hoặc tâm thu.Bệnh nhân sau ghép tim.Bệnh nhân sau phẫu thuật van tim.Bệnh mạch máu ngoại biên.Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mạch vành như rối loạn lipid máu, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp hoặc béo phì.
2.2 Chống chỉ định
Chống chỉ định phục hồi chức năng tim mạch với những trường hợp sau:Cơn đau thắt ngực không ổn định.Tăng huyết áp chưa kiểm soát được.Hạ huyết áp tư thế đứng với huyết áp hạ > 20mmHg và có kèm theo triệu chứng.Hẹp van động mạch chủ tình trạng nặng (diện tích mở van <1,0cm2)Loạn nhịp thất hoặc nhĩ chưa được kiểm soát.Nhịp nhanh xoang chưa kiểm soát được ≥ 120 lần/phút.Suy tim mất bùBlock nhĩ thất độ III chưa đặt máy tạo nhịp tim.Viêm cơ tim cấp hoặc viêm màng ngoài tim cấp.Tiền sử thuyên tắc mạch trong thời gian gần đây.Viêm tĩnh mạch huyết khối cấpBệnh lý toàn thân cấp hoặc sốt.Đái tháo đường chưa được kiểm soát.Bệnh lý cơ xương khớp nặng gây hạn chế vận độngBệnh lý chuyển hóa cấp như: hạ kali máu, viêm tuyến giáp cấp, tăng kali máu hoặc giảm thể tích máu. Chống chỉ định phục hồi chức năng tim mạch với trường hợp cơn đau thắt ngực không ổn định 3. Thời gian phục hồi chức năng tim mạch được bắt đầu khi nào?
Theo khuyến cáo bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch cần bắt đầu chương trình phục hồi chức năng sớm nhất có thể. Các biện pháp phục hồi chức năng tim mạch đầu tiên có thể được bắt đầu sớm ngay khi giảm được đau và giảm các biến chứng tim mạch nguy hiểm.Chương trình phục hồi chức năng tim mạch được chia là 4 giai đoạn và còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân:Giai đoạn I: bắt đầu khi bệnh nhân còn nằm viện.Giai đoạn II: ngay sau khi bệnh nhân xuất viện, bệnh nhân điều trị ngoại trú tại các trung tâm phục hồi chức năng.Giai đoạn III và IV: chương trình tập luyện duy trì lâu dài tại trung tâm phục hồi chức năng hoặc tại nhà và cần được theo dõi liên tục. Hình thành thói quen tập luyện cho người bệnh, đồng thời giáo dục về dinh dưỡng, lối sống và duy trì cân nặng thích hợp.Với mỗi tuần trì hoãn thì cần phải thêm hàng tháng để có thể đạt được kết quả tương đương. Do vậy, phục hồi chức năng tim mạch càng sớm càng tốt, cần khuyến khích và động viên người bệnh tham gia. Mục đích của phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm bao gồm:Phòng ngừa các biến chứng của việc hạn chế vận độngNgười bệnh hiểu được các yếu tố nguy cơ, kế hoạch điều trị tiếp theo.Hỗ trợ về mặt tâm lý, phòng ngừa rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.
4. Chương trình tập luyện phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm
Để xây dựng chương trình tập luyện cho người bệnh, bác sĩ cần đánh giá chức năng tim mạch, thời gian bắt đầu chương trình có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân. Thông thường, chương trình phục hồi chức năng bắt đầu với cường độ nhẹ và sau đó sẽ tăng dần tùy theo từng cá nhân, tình trạng bệnh nhân thường được theo dõi qua điện tâm đồ. Những bệnh nhân có nguy cơ cao chỉ nên tập luyện tại cơ sở phục hồi chức năng tim mạch đã được trang bị đầy đủ và có sự giám sát của nhân viên y tế hoặc người chăm sóc đã được qua đào tạo. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ tim mạch và bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên. Chương trình được thiết kế cho phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm bao gồm:Sử dụng những bài tập không đòi hỏi gắng sức.Ngồi trên giường có tựa lưng hoặc không, tự ngồi hoặc có sự trợ giúp.Tập theo tầm vận động.Các hoạt động tự chăm sóc đơn giản như vệ sinh cá nhân, cạo râu,...Đi bộ tăng dần và hạn chế leo cầu thangTrong quá trình tập phục hồi chức năng tim mạch, nhiều bệnh nhân không có thói quen hoặc không đều đặn khi tham gia chương trình và chán nản khi tập luyện. Do đó, cần theo dõi quá trình tập luyện của người bệnh thường xuyên, tránh gián đoạn quá trình phục hồi.Tóm lại, phục hồi chức năng tim mạch là tất cả các phương pháp sử dụng nhằm giúp bệnh nhân tim mạch khôi phục lại và đạt được mức độ hoạt động tối đa phù hợp với chức năng tim mạch của người đó, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát. Phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn đạt được tối đa điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội, có một cuộc sống tích cực. |
|
https://suckhoedoisong.vn/viem-can-gan-chan-169115753.htm | 28-04-2016 | Viêm cân gan chân | Giải phẫu cân gan chân
Cân gan chân là một dải rộng mô liên kết xơ ở gan bàn chân, đi từ xương gót phía sau đến các ngón chân phía trước. Đó là một lá cân dày, chắc, màu trắng, gồm các sợi collagen chạy dọc theo bàn chân. Nó căng duỗi ra ở mỗi bước đi, giúp chống đỡ vòm bàn chân, chịu lực nhún khi chúng ta chạy nhảy, đi lại và bảo vệ gan bàn chân khỏi các chấn thương.
Cân gan chân bám vào mỏm trong của lồi củ xương gót, đi ra trước chia thành 5 dải riêng biệt nằm dưới các đầu xương đốt bàn chân và bám vào các đốt gần của các ngón chân. Riêng dải đi từ phần dày nhất của cân gan chân đến bám vào đốt xa của ngón cái. Lớp nông của gan chân dính chặt vào nếp da giữa gan bàn chân và các ngón, lớp sâu trải ra ôm lấy các gân gấp ngón ở phía trên tại các đốt gần.
Cân gan chân có thể chia ra làm 3 phần riêng biệt: phần trong, phần trung tâm và phần ngoài. Phần trung tâm dày và rộng nhất, chạy giữa hai phần kia mỏng hơn và không lồi bằng.
Cân gan chân và gân gót có các chỗ bám khác nhau trên xương gót, do đó, hai cấu trúc giải phẫu này không có tác động trực tiếp đến nhau. Tuy vậy, khi gấp các ngón về phía mu chân thì cũng sẽ gián tiếp làm cho gân gót căng duỗi. Mối liên quan này sẽ được sử dụng vào quá trình điều trị vật lý viêm cân gan chân.
Hoạt động cơ học của cân gan chân: cơ chế kéo tời
Cơ chế kéo tời của bàn chân được thực hiện bởi một cấu trúc quan trọng và hoàn hảo là cân gan chân. Khi bạn nhấc lên bất cứ ngón chân nào của bàn chân đang chịu sức nặng của cơ thể, nhất là ngón chân cái, cân gan chân của bạn sẽ được kéo lên làm khởi động cơ chế kéo tời. Cơ chế này hoạt động trên tất cả các ngón, nhưng mạnh nhất là ở ngón cái. Ở bàn chân, cơ chế kéo tời bao gồm: cân gan chân - dây thừng; ngón chân cái và các ngón khác - các tay quay và đầu các xương đốt bàn chân - các trục quay. Điều này được mô tả lần đầu tiên bởi Hicks năm 1954.
Khi đứng, bàn chân giữ vai trò của một cái vòm chịu sức nặng của cơ thể. Trọng lượng cơ thể dồn nén xuống xương sên, là xương nằm ở đỉnh của vòm bàn chân. Trọng lượng cơ thể tạo nên lực đối kháng của mặt đất, lực này đi lên trên qua các xương đốt bàn chân ở phía trước và qua xương gót ở phía sau. Các xương bàn chân bị ép chặt giữa hai lực nói trên và cân gan chân hoạt động như một cái thừng cột giữa phần trước bàn chân với xương gót, đảm bảo cho vòm bàn chân không bị sụp.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát, người bị bệnh viêm cân gan chân cần phải thay đổi các thói quen đi đứng hàng ngày. Không nên: đi chân đất, đứng lâu, ngồi chồm hổm, đi bộ đường xa. Nên: đi giày dép đế mềm, phẳng, giảm cân nặng ở người thừa cân hoặc béo phì, thường xuyên tập thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sự dẻo dai của bàn chân và cân gan chân.
Khi đi lại, cơ chế kéo tời của cân gan chân hoạt động khi gót chân nhấc lên khỏi mặt đất trong khi ngón cái vẫn nằm lại trên mặt đất làm gấp các khớp bàn - ngón về phía mu chân, kết quả: hai đầu trước và sau của bàn chân được kéo tới gần nhau, các xương của bàn chân bó chặt vào nhau, vòm bàn chân được nâng cao và vững chắc hơn, khớp bàn - ngón chân cái cũng vững chắc hơn, bàn chân trở nên ổn định để hoạt động như một đòn bẩy khi đi lại.
Bệnh viêm cân gan chân
Đây là một chứng bệnh rất phổ biến (ở Hoa Kỳ mỗi năm có gần 2 triệu người bị), thường thấy ở tuổi trung niên nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ hơn. Bệnh thường gặp ở những người phải đi bộ nhiều, đứng lâu hoặc có thói quen ngồi chồm hổm, đi chân đất, đi dép đế quá cứng, mang giày và miếng lót giày không thích hợp, người béo phì hay quá cân, tập thể dục quá mức, các vận động viên… Một số trường hợp là do dị tật vòm gan chân quá cao, co rút cơ cẳng chân…
Triệu chứng đặc biệt là có một vùng đau nhói ở mặt dưới xương gót nơi cân gan chân bám vào xương gót, làm cho người bệnh khó đi lại bằng chân trần trên nền cứng. Bệnh có đặc điểm là đau nhiều về sáng và giảm nhẹ trong ngày. Đau nhiều về sáng khi ngủ dậy, do bàn chân suốt đêm ở tư thế gấp về phía gan chân làm cho cân gan chân ngắn lại. Trong những bước đi đầu tiên vào buổi sáng, cân căng duỗi ra gây đau. Khi cân bắt đầu bớt căng thì mức độ đau sẽ giảm, nhưng đau có thể trở lại sau khi vận động đi lại nhiều. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ cần vận động đi lại một lát thì tự nhiên hết đau, cứ như là “bệnh giả vờ” vậy.
Viêm cân gan chân thường đi kèm với gai xương gót
Viêm cân gan chân thường xuyên trong thời gian dài và chấn thương lặp đi lặp lại tại nơi cân bám vào xương gót tạo ra gai xương gót. Đó là một mẩu xương nhọn thường mọc ra từ phía dưới xương gót. Khoảng 70% số người viêm cân gan chân bị gai xương gót. Tuy nhiên, kết quả chụp X-quang cho thấy 50% số người bị gai xương gót không hề có triệu chứng đau của viêm cân gan chân. Như vậy, gai xương gót không phải là nguyên nhân gây đau trong bệnh viêm cân gan chân. Gai xương gót cũng có khi gặp ở mặt sau xương gót, thường kết hợp với viêm gân gót.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ trở thành mạn tính, kéo dài dai dẳng nhiều tháng năm, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Điều trị viêm cân gan chân và gai xương gót
Các phương pháp điều trị cơ bản bao gồm: thay đổi thói quen đi đứng, luôn đi giày khi xuống giường ngay cả khi chỉ đi vào nhà vệ sinh, chườm đá tại chỗ, dùng thuốc giảm đau chống viêm dạng uống hoặc tiêm cortisone tại chỗ, mang nẹp chỉnh hình và tập vật lý trị liệu.
Các phương tiện chỉnh hình hay các miếng lót giày được sử dụng để khi đi không đè ép lên các gai ở mặt dưới xương gót. Tương tự, tập chạy với mang giày có đệm mềm ở đế cũng có ích, làm giảm kích thích các mô viêm ở cân gan chân. Bài tập kéo duỗi cân gan chân không chịu sức nặng, tập trong 8 tuần.
Bài tập chuẩn mực kéo duỗi gân gót có chịu sức nặng.
Cần lưu ý là bệnh viêm cân gan chân cho dù điều trị đúng phương pháp thì cũng thường lâu hết, có khi phải mất nhiều tháng cho đến nhiều năm trời. Tuy nhiên, đa số trường hợp có thể điều trị khỏi với các phương pháp nói trên.
Khoảng 10% người bệnh có chỉ định phẫu thuật khi mà các phương pháp điều trị bảo tồn không mổ trở nên không hiệu quả và khi bệnh đã kéo dài ít nhất trên 6 tháng. Do gai xương gót không phải là nguyên nhân gây bệnh nên thường không có chỉ định mổ lấy bỏ gai này. Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là cắt một bên cân gan chân, để loại trừ sức căng và viêm của cân gan chân. Phẫu thuật này tương đối đơn giản và ít biến chứng, có thể mổ mở hoặc mổ nội soi.
- Bài tập căng duỗi gân gót: người bệnh đặt miếng lót giày xuống dưới bàn chân đau, để chân đau ra phía sau chân lành, hướng các ngón bàn chân đau về phía gót của bàn chân trước, hai tay vịn vào tường, hạ thấp đầu gối trước, giữ thẳng đầu gối sau và gót dán chặt lên nền nhà
- Bài tập căng duỗi cân gan chân: Người bệnh ngồi, gác chân đau lên chân kia. Các ngón tay ôm ngang qua nền các ngón chân và kéo các ngón chân về phía cẳng chân cho đến khi cảm thấy căng ở vòm hay cân gan chân. Người bệnh cảm nhận được sức căng khi sờ nắn thấy căng ở cân gan chân |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loi-ich-cua-chat-beo-khong-bao-hoa-don-la-gi-vi | Lợi ích của chất béo không bão hòa đơn là gì? | Chất béo không bão hòa đơn là chất béo lành mạnh được tìm thấy trong dầu ô liu, bơ và một số loại hạt. Trên thực tế, một số bằng chứng cho thấy rằng chất béo không bão hòa đơn có tác dụng tích cực đến sức khỏe, bao gồm giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm viêm.
1. Lợi ích của chất béo không bão hòa đơn là gì?
1.1 Hỗ trợ giảm cânMột số nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn kiêng với chất béo không bão hòa đơn có hiệu quả cao hơn so với chế độ ăn nhiều carb để giảm cân.1.2 Giảm các yếu tố nguy cơ tim mạchQuá nhiều cholesterol trong máu là nguyên nhân gây bệnh tim, vì nó có thể làm tắc nghẽn động mạch dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.Một số nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn có thể làm giảm cholesterol trong máu và chất béo trung tính.Ngoài ra, chế độ ăn kiêng chứa hàm lượng chất béo không bão hòa đơn cũng có thể giúp giảm huyết áp. Nghiên cứu thực hiện với 164 người bị huyết áp cao cho thấy chế độ ăn chất béo không bão hòa đơn làm giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim, so với chế độ ăn nhiều carb.1.3 Giảm nguy cơ ung thưChế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.1.4 Cải thiện độ nhạy insulinInsulin là một loại hormone kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách di chuyển từ máu vào các tế bào. Việc sản xuất insulin rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn kiêng với chất béo không bão hòa đơn có hiệu quả cao hơn so với chế độ ăn nhiều carb 2. Một số thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn
Chất béo không bão hòa đơn là chất béo lành mạnh thường thấy nhất trong dầu ô liu, các loại hạt và một số thực phẩm có nguồn gốc động vật.Dưới đây là danh sách thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn cùng với lượng được tìm thấy trong 3,5 ounce (100gr) thực phẩm:Dầu ô liu: 73,1 gramHạnh nhân: 33,6 gramHạt điều: 27,3 gramĐậu phộng: 24,7 gramHạt bí ngô: 13,1 gramThịt lợn: 10,7 gramBơ: 9,8 gramHạt hướng dương: 9,5 gramTrứng: 4gram.Nguồn tham khảo: healthline.comXEM THÊMChất béo trong cơ thể có mấy loại?Thế nào là chất béo không bão hòa?Thực phẩm nào chứa nhiều chất béo không bão hòa? |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thay-doi-nha-cua-de-phong-te-nga-o-nguoi-cao-tuoi-vi | Thay đổi nhà cửa để phòng té ngã ở người cao tuổi | Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Trung bình cứ mỗi giây trôi qua sẽ có một người cao tuổi bị té ngã. Với số người cao tuổi ngày càng tăng do sự già hoá dân số trên toàn thế giới, tình hình té ngã sẽ ngày càng phổ biến nếu không có sự tham gia tích cực của mọi người.
Đặc biệt, vấn đề phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi phải xuất phát từ việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà. Đa số các vụ té ngã ở người cao tuổi xảy ra tại nhà. Điều đó chứng tỏ vấn đề thiết kế nhà cửa rất quan trọng trong việc phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi.
1. Vì sao cần thay đổi nhà cửa để phòng té ngã?
Nguy cơ té ngã ở người cao tuổi tại nhà là phổ biến. Vấn đề điều chỉnh lại thiết kế nhà cửa đã được chứng minh là làm giảm cả tỷ lệ ngã và số người bị ngã. Thử nghiệm cho thấy tỷ lệ người bị ngã giảm 36%, mặc dù chỉ ở những người có tiền sử té ngã.Các nhà trị liệu nghề nghiệp được đào tạo để hướng dẫn mọi người những cách thiết kế an toàn hơn với môi trường sống của họ. Do đó, việc thăm khám tại nhà của các nhà trị liệu nghề nghiệp có thể giúp cho bạn nhiều hơn là làm việc bạn tự kiểm tra để loại bỏ các nguy cơ vấp ngã.Hướng dẫn của hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ và hiệp hội Lão Khoa Anh Quốc đưa ra các khuyến nghị loại A (khuyến nghị mạnh mẽ nhất) để đánh giá và can thiệp môi trường nhà ở cho người cao tuổi bị ngã hoặc những người có các yếu tố nguy cơ té ngã.Mục đích quan trọng nhất của khuyến nghị này nhằm để giảm thiểu các mối nguy hiểm đã xác định tại nhà, qua đó can thiệp để tạo ra môi trường sinh sống an toàn cho người cao tuổi. Đa số các vụ té ngã ở người cao tuổi đều xảy ra tại nhà 2. Những nơi trong nhà có nguy cơ gây ngã cao
Các mối nguy hiểm từ nhà cửa có thể xảy ra bao gồm thiết kế cầu thang kém và hư hỏng, ánh sáng không đủ, hoặc cường độ chiếu sáng thay đổi đột ngột, sàn trơn trượt, thảm và các tấm giậm chân không đảm bảo, thiếu bề mặt chống trơn trong bồn tắm. Các yếu tố gây té ngã từ nhà cửa đóng góp vào một phần ba đến một nửa số trường hợp té ngã ở người cao tuổi.Một số nghiên cứu tiền cứu đã đánh giá các mối nguy trong nhà như là các yếu tố nguy cơ té ngã quan trọng đối với người cao tuổi. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá các mối nguy bên ngoài nhà hoặc định lượng mức độ ảnh hưởng với các mối nguy này (về tần suất, thời gian và cường độ) để đưa ra một ước tính thực sự về rủi ro té ngã ở người cao tuổi. Do đó, chúng ta cần nhận diện của các mối nguy hiểm trong nhà có thể gây té ngã, từ đó giúp phòng ngừa té ngã tốt hơn.Phòng ngừa tai nạn té ngã cần chú ý ở những nơi có nguy cơ té ngã cao. Cầu thang thiếu các thiết kế an toàn làm tăng nguy cơ ngã ở người cao tuổi lên gấp 2,2 lần. Cầu thang thiếu an toàn và lối đi luôn được nhấn mạnh dẫn đến té ngã của người cao tuổi. Có thể giảm thiểu nguy cơ ở các vị trí này bằng cách thiết kế tay vịn cầu thang, lắp thêm các thanh chống trơn trượt ở mỗi bậc thang, và đảm bảo ánh sáng đầy đủ ở khu vực này.Bề mặt trơn trượt là nguy cơ hàng đầu gây ra ngã trong nhà, nhất là khu vực phòng tắm và nhà vệ sinh. Nguy cơ té ngã ở người cao tuổi tăng lên gấp 1,7 lần ở khu vực nhà vệ sinh và nhà tắm không an toàn. Cần chú ý đến các thiết bị an toàn cho sàn tắm, bồn tắm không trơn như là biện pháp phòng ngừa quan trọng. Việc sử dụng sàn đặc biệt không trơn trượt, lắp thanh bảo vệ trên tường phòng tắm là các biện pháp tích cực trong việc ngăn ngừa té ngã của người cao tuổi. Phòng tắm và nhà vệ sinh là một trong những nơi có nguy cơ té ngã cao nhất trong nhà 3. Các vấn đề cần thiết kế để nhà cửa an toàn
Các mối nguy hiểm từ nhà ở là nguyên nhân thường xuyên gây ra té ngã ở người cao tuổi. Can thiệp môi trường sống tại nhà để phòng ngừa té ngã bao gồm đánh giá các mối nguy hiểm trong nhà và thực hiện các sửa đổi thiết kế cần thiết. Chúng ta cần sử dụng mức độ chiếu sáng cao ở những nơi cần thiết như lối đi, chú ý cường độ ánh sáng giữa các không gian trong nhà không thay đổi quá đột ngột để tránh loá mắt.Chúng ta có thể sử dụng một tay nắm cửa lớn, lắp thanh bảo vệ trên tường phòng tắm, nhà vệ sinh, hành lang và cầu thang, trải sàn chống trơn, loại bỏ mọi mấp mô trên sàn của các phòng, như thảm. Chủ nhà cũng cần cân nhắc sử dụng bề mặt sàn chống trượt, tháo bỏ các tấm thảm dễ trơn trượt, dọn lối đi gọn gàng tránh bị cản trở, lắp đặt tay vịn trong phòng tắm (vòi hoa sen, bồn tắm, bồn cầu), dùng tay vịn cho bồn cầu thấp.Đặc biệt chú ý đến kết cấu của cầu thang, đây là một trong những nguyên nhân sợ té ngã ở người cao tuổi và là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn tính mạng cho người cao tuổi.Khuyến cáo không nên sử dụng các bậc thang xoắn với độ cao không phù hợp. Chủ nhà cũng cần lắp tay vịn ở cầu thang, sửa cầu thang hoặc lắp đặt thêm các tấm chống trượt ở mỗi bậc thang trên cầu thang. Tốt nhất là cầu thang phải ngắn và nhỏ và tránh đặt bất kỳ vật che hoặc vật dụng nào gây trơn trượt như bình hoa hoặc vật dụng trang trí có thể làm mất sự tập trung của người cao tuổi khi ở trên cầu thang.Ngoài ra, dây thiết bị điện nên được lắp ráp trong các phòng và không nên đi dọc hay băng ngang lối đi của người cao tuổi.Tóm lại, sự thích ứng của cá nhân đối với nguy cơ té ngã sẽ ngày càng tăng bao gồm từ việc tránh các hoạt động cụ thể có nguy cơ cao và loại bỏ các nguy cơ môi trường nhà cửa. Đặc biệt chú ý thiết kế cầu thang để đảm bảo an toàn tính mạng cho người cao tuổi Việc sửa đổi nhà cửa nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro té ngã là rất cần thiết. Tuy nhiên, phải luôn cân bằng giữa việc giảm thiểu rủi ro và duy trì chất lượng cuộc sống và sự độc lập trong sinh hoạt của người cao tuổi. Bởi lẽ, việc giảm tự tin và độc lập trong sinh hoạt cùng với sự suy giảm thể chất ở người cao tuổi sẽ làm tăng nguy cơ té ngã. |
|
https://suckhoedoisong.vn/neu-da-tung-mac-viem-tuy-ma-thay-cac-bieu-hien-sau-can-den-vien-ngay-169220328131818498.htm | 29-03-2022 | Nang giả tụy cần cảnh giác với các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, sụt cân… | 1. Nang giả tuỵ
Nang giả tụy
là sự tích tụ dịch xung quanh tuyến tụy. Đây là dịch dò rỉ từ ống tụy bị tổn thương, rất giàu Amylase và các Enzym khác của tuyến tụy. Gọi là nang giả vì vách nang không có lớp lót biểu mô như ở nang tụy thực thụ. Đây là một tổn thương dạng nang hay gặp nhất của tuyến tụy.
Theo nghiên cứu nang giả tuyến tụy được hình thành phần lớn sau
viêm tụy cấp
hoặc mạn tính và chỉ có 10% sau chấn thương. Bệnh có đặc điểm hay gặp ở người trẻ tuổi.
Sau viêm tụy cấp, thời gian xuất hiện u nang có thể sau ít ngày, sau ít tháng hoặc hàng năm sau. U nang phát triển vào trong tuyến hoặc phình ra ngoài theo mọi hướng, có thể gặp những hình thể sau: Giữa hai khe dạ dày và đại tràng, sau dạ dày, u nang đuôi tụy, u nang trên mạc treo đại tràng, u nang trong tụy...
Nang giả tụy là tổn thương dạng nang hay gặp nhất của tuyến tụy.
2. Nguyên nhân gây nang giả tuỵ
Có nhiều nguyên nhân gây nang giả tuỵ nhưng thường gặp nhất là do viêm tuỵ. Sự hiện diện của
sỏi mật
gây kẹt ống mật tụy và uống nhiều rượu là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tụy, qua đó gây hình thành nang giả tụy. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: Viêm tụy mạn, chấn thương, ung thư, nồng độ Triglyceride trong máu cao, tổn thương tụy do thuốc. Theo các nghiên cứu, nang giả tuỵ còn do các nguyên nhân của các bệnh lý tự miễn và bệnh lý xơ nang do
di truyền
.
Các nguyên nhân trên gây ra sự tắc nghẽn của các ống tuyến, làm tăng áp lực dẫn tới rách một số ống tuyến, gây tràn dịch tụy trong ống tuyến và máu trong các khoang của tuyến, tạo ổ viêm tụy cấp với những hoại tử thứ phát và hình thành nang giả. Thành của nang là những tổ chức hoại tử, tổ chức hạt, những sợi xơ có nguồngốctừ phúc mạc, bề mặt thanh mạc của các tạng lân cận…
Khi mắc nang giả tuỵ người bệnh thường có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị.
2. Dấu hiệu nhận biết nang giả tuỵ
Khi mắc nang giả tụy người bệnh thường có biểu hiện
đau bụng
vùng thượng vị, đau lan ra xung quanh lưng. Kèm theo các biểu hiện khác như buồn nôn, nôn, người bệnh chán ăn, sụt cân.
Có thể có sốt,
vàng da
, khối u vùng thượng vị(sờ được trong một số ít trường hợp). Nếu tình trạng viêm tụy nặng, hình thành nang giả tụy có thể gây mất nước,
tụt huyết áp
.
Đôi khi tình trạng người bệnh trở nên nguy kịch một cách nhanh chóng, rối loạn chức năng các cơ quan và trụy tuần hoàn. Đồng thời, nếu nang giả tụy vỡ cũng gây ra các biến chứng tương tự.
3. Chẩn đoán nang giả tuỵ
Sự hình thành nang giả tụy có lúc không có bất kỳ triệu chứng gì. Khi có các biểu hiện nghi ngờ ở người bệnh đã từng mắc viêm tuỵ cấp, viêm tuỵ mạn… sẽ nghĩ đến mắc nang giả tuỵ.
Nhiều trường hợp được phát hiện tình cờ khi khảo sát hình ảnh học trong ổ bụng vì một bệnh lý khác.
Viêm tuỵ cấp: Hệ quả xấu từ việc lạm dụng rượu, bia
Việc chẩn đoánnang giả tụysẽ dựa trên bệnh sử viêm tuỵ, các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm, bao gồm:
-
Xét nghiệm
định lượng nồng độ men tụy trong máu và cả trongnước tiểu.
- Xét nghiệm đánh giá tình trạng chuyển hóa bên trong cơ thể như công thức máu, đo lường các chất điện giải natri, kali, canxi, glucose, triglyceride máu.
- Các chẩn đoán khác như:
Siêu âm bụng
là một xét nghiệm đơn giản với độ chính xác 90%. Việc chụp cắt lớp ổ bụng (CT scan) giúp phân biệt nang tụy và nang giả tụy, có thể chụp cộng hưởng từ (MRI) hay dụng cụ siêu âm đặc biệt là siêu âm qua nội soi.
Có nhiều nguyên nhân gây nang giả tuỵ nhưng thường gặp nhất là do viêm tuỵ.
4.Điều trị nang giả tuỵ
Nang giả tụy khi có triệu chứng người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tuỳ thuộc vào từng cá nhân, kích thước, vị trí và sự xâm lấn vào các cơ quan lân cận, nhất là vị trí xuất phát của nang giả mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp, có thể điều trị triệu chứng, dẫn lưu nang qua da, dẫn lưu nang qua nội soi hoặc phẫu thuật cắt nang…
5. Phòng ngừa nang giả tụy
Để phòng nang giả tuỵ, việc hạn chế nguy cơ gây bệnh là việc cần được lưu ý nhất là đối với bệnh viêm tụy nên hạn chế uống rượu, đặc biệt là khi có tiền sử nghiện rượu hoặcđã từng bị viêm tụy.
Thực hiện phẫu thuật loại bỏ túi mật, nếu sỏi mật đang gây viêm tụy. Ngoài ra, thực hiện
chế độ ăn
ít chất béo, không nên dùng nhiều trà, cà phê, thịt cá nhiều mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng.
Tăng cường đạm, rau xanh, hoa quả, protein nạc như nạc thăm lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các thực phẩm giàu Vitamin C và B để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi mật.
Tóm lại:
Nang giả tụy là một túi chứa dịch tụy khi đã bị rò rỉ ra ngoài. Tình trạng này có thể không có biểu hiện gì nhưng đôi khi cũng gây ra các vấn đề nghiêm trọng, có khi còn hơn cả tình trạng viêm tụy cấp nếu giải phóng ồ ạt men tụy vào trong phúc mạc. Chính vì thế, việc phát hiện sớm sự hiện diện của nang giả tụy sau biến cố viêm tụy cấp và chủ động can thiệp là điều cần thiết, giúp phòng ngừa biến chứng nặng nề về sau.
Mời độc giả xem thêm video:
Vận động để giữ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19 |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/5-bai-thuoc-chua-da-day-bang-dong-y-hieu-qua-vi | 5 bài thuốc chữa dạ dày bằng Đông y hiệu quả | Viêm dạ dày là một trong những căn bệnh mãn tính khó điều trị dứt điểm và có tần suất tái phát nhiều lần. Có rất nhiều các phương pháp điều trị viêm dạ dày được chia sẻ. Ngoài các phương pháp điều trị theo Y Học Hiện Đại thì chữa dạ dày bằng đông y cũng được rất nhiều người áp dụng.
1. Tại sao nên lựa chọn các bài thuốc đông y điều trị viêm dạ dày thay vì các thuốc tây y?
Hiện nay, các thuốc tây y điều trị viêm dạ dày khá phổ biến do đặc tính dễ sử dụng rộng rãi nhiều đối tượng và việc tiện lợi khi sử dụng cũng như kê đơn. Nhưng việc sử dụng các thuốc tây y kéo dài để điều trị viêm dạ dày có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn.Các tác dụng phụ thường gặp ở người bệnh sử dụng thuốc tây y điều trị viêm dạ dày như: sử dụng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP dạ dày gây tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón), rối loạn thần kinh trung ương (hoa mắt chóng mặt, nhức đầu); các thuốc ức chế acid dạ dày làm tăng độ PH tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển là nguy cơ của các bệnh ung thư dạ dày và các thuốc thường thận trọng cho phụ nữ mang thai và cho con bú...
Chính vì những lý do trên, nên ngày càng có nhiều người tìm đến cách điều trị dạ dày bằng đông y, bởi sự hiệu quả cũng như an toàn khi dùng thuốc. Hầu hết các nguyên liệu trong bài thuốc đông y chữa bệnh dạ dày là các vị thuốc thảo dược tự nhiên, lành tính, dùng lâu dài không hại và cho hiệu quả lâu bền khi bốc thuốc đúng bệnh. Song song với tác dụng điều trị viêm dạ dày, các thuốc đông y cũng hỗ trợ chức năng gan thận, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, nâng cao sức khỏe, và tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc đông y điều trị viêm dạ dày có giá thành thấp hơn so với các điều trị khác (nhất là phương pháp phẫu thuật). Người mắc bệnh dạ dày có thể tham khảo phương pháp điều trị dạ dày bằng đông y 2.5 Bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày
Bài thuốc số 1: Áp dụng trường hợp đau dạ dày do căng thẳng lo âu kéo dài.Sài hồ sơ can thang gia giảmNguyên liệu:Sài hồ: 12g,Xuyên khung: 08gCam thảo: 06gHương phụ: 10gChỉ xác: 08gThanh bì: 08gBạch thược: 12gLá khôi: 10gBài thuốc số 2: Áp dụng trường hợp đau thượng vị nhiều kèm cảm giác nóng rát, ợ hơi, ợ chua nhiềuHóa can tiễn phối hợp Tả kim hoàn gia giảmNguyên liệu:Thanh bì: 10gHoàng liên: 08gBạch thược: 12gNgô thù du: 07gTrạch tả: 08gTrần bì: 06gChi tử: 08gĐan bì: 08gBối mẫu: 08gBài thuốc số 3: Áp dụng trường hợp viêm dạ dày có nôn ra máu, đi ngoài phân đen, rêu lưỡi vàngNguyên liệu:Sinh địa: 12gCam thảo: 04gHoàng cầm: 12gBồ hoàng: 12gTrắc bá diệp: 12gA giao: 12gChi tử: 8gBài thuốc số 4: Áp dụng trường hợp viêm dạ dày kèm sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, tay chân lạnh, môi nhợtTứ quân tử thang gia giảmNguyên liệu:Đẳng sâm: 12gHoàng kỳ: 16gBạch truật: 12gA giao: 08gPhục linh: 12gTây thảo: 08gCam thảo 06gBài thuốc số 5: Áp dụng cho trường hợp viêm dạ dày kèm nôn nhiều, nôn ra nước trong, đầy bụng, người mệt mỏi, sợ lạnh, chườm ấm đỡ đau. Thuốc đông y chữa bệnh dạ dày cần được dùng đúng liều lượng Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảmNguyên liệu:Quế chi: 10gĐại táo: 08gBạch thược: 08gHoàng kỳ: 16gCan khương: 06gHương phụ: 08gCam thảo: 06gCao lương khương: 06gTrên đây là 5 bài thuốc đông y điều trị viêm dạ dày bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần có sự thăm khám kiểm tra và chỉ định từ các y bác sĩ. Mọi vấn đề cần hỗ trợ tư vấn điều trị viêm dạ dày bạn có thể liên hệ tới bác sĩ Vinmec theo thông tin dưới đây. Nguồn tham khảo: mayoclinic.org |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/the-nao-la-tao-bon-thuc-the-vi | Thế nào là táo bón thực thể? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Quân - Phó trưởng khoa ngoại - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Ở nước ta hiện nay, tình trạng táo bón đang ngày càng tăng lên đặc biệt là ở người trẻ tuổi làm việc trong các công sở do nhiều nguyên nhân như áp lực công việc, căng thẳng, ít vận động và ngồi lâu. Táo bón được chia làm hai loại: táo bón thực thể và táo bón chức năng.
1. Táo bón là gì? Táo bón thực thể là gì?
Táo bón là tình trạng bất thường của hệ tiêu hóa khiến người bị táo bón không thường xuyên đi tiêu được hoặc đi cầu phân cứng, căng thẳng trong quá trình đi. Nhìn chung đối với từng trường hợp thì số lần đi tiêu là khác nhau nhưng thường ít hơn 3 lần/ tuần với phân cứng và khô.Hầu hết các trường hợp táo bón là tạm thời và có thể được điều trị bằng thuốc nhuận tràng không cần toa kết hợp với thay đổi lối sống, sinh hoạt hàng ngày như tập luyện thể dục, ăn uống nhiều chất xơ, tránh ngồi nhiều. Táo bón được chia làm 2 loại:Táo bón thực thể: là táo bón do các nguyên nhân thực thể như tổn thương cấu trúc hoặc chức năng tại hay ngoài đường tiêu hóa, cần được can thiệp vào nguyên nhân bệnh thực thể để cải thiện tình trạng táo bón.Táo bón chức năng: chiếm tới 95% các trường hợp táo bón do rối loạn chức năng và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý. Táo bón chức năng chỉ được chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thể. Tình trạng táo bón 2. Các nguyên nhân gây ra táo bón thực thể
Bệnh nhân có thể mắc phải táo bón thực thể do một số nguyên nhân sau:Các bất thường gây cản trở đường đi của phân: thường gặp là các khối u trực tràng, đại tràng khiến bệnh nhân đi cầu phân nhầy máu và có thể bí trung đại tiện. Phát hiện khối u thông qua nội soi đại tràng.Các tổn thương bẩm sinh: phình đại tràng, giãn đại tràng,...Các tổn thương nằm ở trực tràng, hậu môn: trĩ, nứt hậu môn, hẹp trực tràng hậu môn do di chứng của bệnh nhiễm khuẩn vùng hậu mônDị vật bên ngoài đè vào gây cản trở việc đại tiện: phụ nữ có thai đặc biệt là vào tháng cuối lúc thai to dễ đè vào trực tràng, khối u vùng tiểu khung, dây chằng dính sau mổ, viêm đại trực tràng khiến đại trực tràng co hẹp...Táo bón do bệnh lý gây tổn thương ở não, màng não: tổn thương thần kinh vùng đuôi ngựa, thoát vị màng não tủy vùng cùng cụt,...
3. Các triệu chứng của bệnh táo bón thực thể như thế nào?
Ngoài các triệu chứng chung của táo bón như đi tiêu ít hơn ba lần một tuần, phân cứng, căng thẳng quá mức trong các lần đi tiêu và có cảm giác tắc nghẽn trực tràng, cảm giác đi tiêu xong vẫn còn phân trong ruột, bệnh nhân có thể nghĩ tới táo bón thực thể khi có các biểu hiện sau:Hậu môn và vùng quanh hậu môn có bất thường.Khám vùng cột sống, cùng cụt, cơ mông có bất cân xứng, hố lõm trung tâm, vẹo cột sống,...Các dấu hiệu bất thường thần kinh cơ không giải thích được.Phản xạ thần kinh cơ chi dưới bất thường.Có máu trong phân không kèm nứt hậu môn. Tình trạng táo bón kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi 4. Các phương pháp điều trị táo bón thực thể
Trong hầu hết các trường hợp thì thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sẽ giúp giảm triệu chứng và tình trạng bệnh. Bệnh nhân nên:Xây dựng chế độ ăn uống nhiều chất xơ giúp phân mềm mại hơn.Thường xuyên tập thể dục giúp kích thích hoạt động đường ruột.Uống nhiều nước và các dạng chất lỏng khác sẽ giúp làm mềm phân.Thuốc nhuận tràng có thể được xem xét như là phương pháp cuối cùng vì có thể khiến bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc. Có một số loại thuốc nhuận tràng phổ biến như: chất kích thích gây co thắt nhịp nhàng trong ruột, dầu mỡ bôi trơn, thuốc làm mềm phân, làm ẩm ngăn mất nước,... Tình trạng táo bón kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nếu bệnh nhân mắc táo bón thực thể do một trong những nguyên nhân đã đề cập thì cần phải điều trị nguyên nhân chính gây ra bệnh cộng với chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Bệnh nhân mắc táo bón thực thể nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tập phục hồi chức năng chữa táo bón |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-chua-dau-bung-kinh-du-doi-vi | Cách chữa đau bụng kinh dữ dội | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Đau bụng kinh là một triệu chứng thường xảy ra ở một số người phụ nữ vào những ngày hành kinh. Mức độ đau thường nhẹ và không gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày, tuy nhiên trong một số ít trường hợp đau bụng kinh dữ dội buồn nôn. Vậy có những cách nào chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì?
1. Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là một triệu chứng xảy ra vào những ngày hành kinh của phụ nữ. Cơ chế của quá trình này là việc tử cung co bóp để làm bong lớp nội mạc tử cung và đẩy lớp này ra bên ngoài gây hành kinh. Khi hành kinh có thể gây đau bụng, thắt lưng, bẹn hoặc bắp đùi. Các triệu chứng khác đi kèm với cơn đau bụng kinh gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, chuột rút, tiêu chảy...Về mặt sinh lý, hơn 50% phụ nữ có triệu chứng đau bụng khi hành kinh, tuy nhiên mức độ đau bụng kinh thường là nhẹ đến trung bình, đau âm ỉ không quá mức nghiêm trọng và kéo dài từ một đến ba ngày đầu tiên. Tuy nhiên, phụ nữ có tình trạng đau bụng mạn tính, đặc biệt là đau bụng kinh mức độ dữ dội kèm buồn nôn, nôn, đau đầu...thường liên quan đến những bất thường như :Tử cung co thắt quá mạnh khi hành kinh, mức độ đau bụng kinh có thể tùy theo cơ địa của từng người phụ nữ, ngoài ra còn tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau của từng người là khác nhau.Cổ tử cung hẹp do bất thường bẩm sinh, điều này khiến máu kinh khó được đẩy ra ngoài, do đó tử cung cần co bóp mạnh hơn nên làm cơn đau xảy ra ở mức độ nhiều hơn.Tiền sử gia đình : Một số báo cáo ghi nhận việc người mẹ hoặc chị em gái trong một gia đình bị đau bụng kinh dữ dội thì khả năng con gái cũng sẽ xảy ra tình trạng đau bụng kinh với mức độ tương tự.PMS (premenstrual syndrome) hay hội chứng tiền kinh nguyệt: Hội chứng này ảnh hưởng đến 90% phụ nữ có kinh nguyệt.PMDD (premenstrual dysphoric disorder) hay hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt: Hội chứng này ảnh hưởng đến 5% phụ nữ có kinh nguyệt. Những phụ nữ có trầm cảm hoặc tiền sử gia đình bị trầm cảm, mức độ căng thẳng cao, thường xuyên lo âu, suy nghĩ tiêu cực có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.Các bệnh lý phụ khoa như u xơ cơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,...Một số phụ nữ có đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung thường xảy ra đau bụng ở mức độ nặng khi hành kinh.Việc lao động quá sức hoặc thực hiện các vận động quá mạnh trong những ngày hành kinh.Các bệnh lý rối loạn nội tiết có thể làm tăng cao bất thường Prostaglandin hay Progesterone trong máu, từ đó làm tăng co thắt tử cung dữ dội hơn.Chế độ ăn thiếu lành mạnh như ăn đồ cay nóng, đồ lạnh...Chế độ sinh hoạt không hợp lý : Lười hoạt động thể lực, thức khuya...
2. Tham khảo một số cách chữa đau bụng kinh dữ dội do lạc nội mạc tử cung
Các phương pháp dưới đây được đưa ra nhằm giúp phụ nữ giải quyết các cơn đau khi hành kinh đặc biệt là những cách chữa đau bụng kinh dữ dội do lạc nội mạc tử cung.2.1. Giảm căng thẳng, lo âuCăng thẳng, stress, suy nghĩ tiêu cực, lo âu... có thể làm cho cơn đau bụng kinh tồi tệ hơn. Sử dụng các phương pháp giảm căng thẳng như tập Yoga, ngồi thiền, hít thở sâu hoặc tham gia các hoạt động yêu thích để giảm căng thẳng.2.2. Chườm ấm bụng bằng cách sử dụng khăn ấm hoặc miếng dán nhiệtDùng miếng dán, khăn ấm hay miếng đệm sưởi điện lên bụng dưới có thể giúp thúc đẩy lưu thông máu trong bụng, giãn các cơ tử cung, từ đó làm giảm đau.2.3. Massage bụng bằng tinh dầuSử dụng một số loại tinh dầu như hoa oải hương, cây hiền nhân (Sage), lá kinh giới, hoa hồng, quế, đinh hương...có thể giúp giảm đau bụng kinh khi được mát-xa lên vùng bụng. Trước khi sử dụng tinh dầu, nên pha với tinh dầu nền như dầu dừa hoặc dầu jojoba... để giúp tinh dầu thấm được vào da một cách an toàn và giúp lan tỏa dầu.2.4. Các hoạt động thể lựcCác hoạt động thể lực khác như đi bộ, đạp xe, leo núi, tập khiêu vũ... hoặc thậm chí là các bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng đau bụng kinh.2.5. Sử dụng các thuốc giảm đauThuốc giảm đau không kê đơn (OTC) có thể giúp giảm đau bụng kinh và các cơn đau khác liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt.Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được lựa chọn đầu tay, vì nhóm NSAIDs không chỉ có tác dụng giảm đau và viêm mà còn làm giảm nồng độ Prostaglandin được tạo ra bởi cơ thể và làm giảm tác dụng của chúng.Một số thuốc thường dùng như: Paracetamol, Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve), Aspirin (Bufferin)...Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào, đặc biệt ở những người có tiền sử các vấn đề về tim, gan hoặc thận, hen suyễn, loét hoặc rối loạn chảy máu đường tiêu hóa.
3. Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp giảm đau bụng kinh dữ dội do lạc nội mạc tử cung
Giải pháp sử dụng thuốc còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên nhiều chị em đang có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược chứa những thành phần thảo dược như: đan sâm, đương quy, nga truật, sài hồ bắc, hương phụ cũng là một cách chữa đau bụng kinh dữ dội do lạc nội mạc tử cung hiệu quả.Đặc biệt sản phẩm còn chứa thành phần N-acetyl-L-cysteine có tác dụng rất tốt trong việc giúp tăng cường lưu thông khí huyết, điều hoà nội tiết tố, tăng cường miễn dịch từ đó làm giảm tình trạng đau bụng kinh. Đồng thời, còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng vô sinh hiếm muộn hay lạc nội mạc tử cung. Hiệu quả của sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại 3 bệnh viện lớn trong nước giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bụng, rong kinh và giảm kích thước khối lạc nội mạc tử cung.3.1. Bổ sung các loại Vitamin và khoáng chấtCác chất bổ sung khác có liên quan đến việc giảm đau bụng kinh bao gồm: Canxi, Vitamin B6, Vitamin B1, Vitamin E, Vitamin D, Vitamin B12 và dầu cá.Sử dụng các loại dược phẩm này theo chỉ dẫn và trao đổi với bác sĩ.3.2. Chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm an toànCác loại thực phẩm có thể làm giảm cơn đau bụng kinh bao gồm quả mọng, bơ, dầu ô liu nguyên chất, cá béo...Tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể gây tích nước, đầy bụng và khó chịu, chẳng hạn như: Thức ăn mặn, Cafein, rượu bia, thức ăn nhiều chất béo...3.3. Uống đủ nướcViệc uống nhiều nước trong những ngày hành kinh là hết sức cần thiết, vì sử dụng đủ nước sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và điều hòa các hoạt động theo sự co thắt của phần cơ tử cung.Mỗi ngày, chị em nên uống từ 2 - 3 lít nước sạch và ấm, vì nước lạnh có thể gây lạnh bụng, từ đó làm cho các cơn đau dễ xảy ra và ở mức độ dữ dội hơn.3.4. Bấm huyệtBấm huyệt là một phương pháp không xâm lấn có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của cơn đau.Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về bấm huyệt về vị trí và cách thực hiện tại nhà để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.Hy vọng với những chia sẻ Vinmec.com đã giúp chị em có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc khắc phục tình trạng đau bụng kinh được hiệu quả và an toàn hơn. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHỤ LẠC CAO EXDùng cho người bị đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung- Giúp giảm triệu chứng: Đau bụng kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều.- Hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ huyết điều kinh.Bệnh viện Phụ sản TW, Từ Dũ, ĐH Y Hà Nội chứng minh Phụ Lạc Cao giảm đau bụng kinh tới 90% trường hợp sử dụng; 100% chị em có màu sắc kinh trở về bình thường mà không gặp tác dụng phụ. (*)Thành phần: N-Acetyl-L-Cysteine, cao Đan sâm, cao Đương quy, cao Hương phụ, cao Nga truật, cao Sài hồ bắc.Đối tượng sử dụng: Phụ nữ tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều, đau tức vùng bụng, hông trong kinh kỳ.Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á ÂuThông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY!(XNQC: 01303/2019/ATTP-XNQC)*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh(*) Kết quả nghiên cứu được công bố tại:Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Trang tại Đại học Y Hà nội năm 2013.Báo cáo của PGS.TS Nguyễn Viết Tiến- Bệnh viện Phụ sản TW- đăng trên Tạp chí Thông tin Y Dược số 2/2021Bài viết của nhóm bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ đăng trên Tạp chí Phụ sản Tập 12 (02 - Phụ bản), 05/2014. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-cham-soc-suc-khoe-du-phong-cho-nam-gioi-tren-70-tuoi-vi | Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe dự phòng cho nam giới trên 70 tuổi | Đàn ông tuổi 70 nếu được chăm sóc sức khỏe tổng thể có thể giảm nguy cơ phát triển nhiều bệnh lý. Vậy cách chăm sóc đàn ông 70 tuổi như thế nào, cần lưu ý những gì về vấn đề sức khỏe?
1. Vì sao cần chăm sóc sức khỏe dự phòng cho đàn ông tuổi 70?
Một số nam giới có quan niệm sai lầm rằng nếu họ vẫn sinh hoạt, lao động tốt thì không cần đến bác sĩ. Tuy nhiên, việc đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ lại rất quan trọng để giúp tầm soát nhiều bệnh lý ngay từ giai đoạn đầu hoặc trước khi các bệnh đó xuất hiện.Vì vậy, bạn nên đi khám sức khỏe thường xuyên, ngay cả khi bạn vẫn cảm thấy mình khỏe mạnh. Mục đích của việc đi khám sức khỏe nhằm:Kiểm tra các vấn đề sức khỏe;Đánh giá nguy cơ mắc một số bệnh lý trong tương lai;Nhận tư vấn về một lối sống lành mạnh, khoa học;Cập nhật lịch tiêm phòng vắc-xin.Việc đi khám sức khỏe định kỳ có thể giúp bạn tránh được những vấn đề xảy ra trong tương lai. Ví dụ, biện pháp duy nhất để biết bạn có bị cao huyết áp hay không chính là kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bên cạnh đó, mức cholesterol cao hoặc đường huyết cao thường không gây triệu chứng ở giai đoạn đầu (khiến bạn lầm tưởng là mình vẫn khỏe mạnh) nhưng hoàn toàn có thể phát hiện dễ dàng nhờ xét nghiệm máu. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách chăm sóc đàn ông trên 70 tuổi rất cần thiết 2. Hướng dẫn khám sàng lọc cho nam giới trên 70 tuổi
Điều quan trọng nhất trong chăm sóc sức khỏe dự phòng cho nam giới trên 70 tuổi là thực hiện khám sàng lọc thường xuyên:Siêu âm tầm soát phình động mạch chủ bụng: Với người ở độ tuổi 65 - 75 và đã từng hút thuốc;Kiểm tra huyết áp: Ít nhất 2 năm/lần. Nếu huyết áp tâm thu từ 120 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg thì bạn nên đi kiểm tra huyết áp hằng năm và nhận tư vấn của bác sĩ về các biện pháp làm giảm huyết áp. Nếu bạn bị bệnh tim, tiểu đường, bệnh thận hoặc một số bệnh lý khác thì có thể cần kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn, tối thiểu 1 lần/năm;Kiểm tra cholesterol và bệnh tim mạch: Nếu mức cholesterol của bạn bình thường thì hãy kiểm tra lại ít nhất 5 năm/lần. Nếu bạn bị cholesterol cao, bệnh tim, tiểu đường, bệnh thận hoặc một số bệnh lý khác thì có thể bạn cần được kiểm tra thường xuyên hơn;Tầm soát ung thư đại trực tràng: Một số xét nghiệm cần thiết là: Xét nghiệm máu ẩn trong phân hoặc xét nghiệm hóa miễn dịch trong phân hằng năm, xét nghiệm sDNA-FIT trong phân 1 - 3 năm/lần, nội soi đại tràng sigma 5 năm/lần (hoặc 10 năm/lần với xét nghiệm hóa miễn dịch trong phân hằng năm), chụp CT đại tràng (nội soi đại tràng ảo) 5 năm/lần, nội soi đại tràng 10 năm/lần. Bạn có thể cần nội soi thường xuyên hơn nếu có các yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng như viêm đại tràng, tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư ruột kết hoặc trực tràng, polyp đại tràng,...;Kiểm tra răng: Bạn nên đi khám và làm sạch răng 1 - 2 lần/năm. Nha sĩ sẽ tư vấn bạn về thời gian tái khám;Tầm soát tiểu đường: Nếu trên 65 tuổi và có sức khỏe tốt, bạn nên tầm soát bệnh tiểu đường 3 năm/lần. Nếu bị thừa cân và có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường thì bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về tần suất tái khám dày hơn;Kiểm tra mắt: Bạn nên đi khám mắt 1 - 2 năm/lần. Nếu bị tiểu đường thì bạn nên đi khám mắt tối thiểu 1 lần/năm;Kiểm tra thính lực: Nếu bạn có triệu chứng mất thính lực;Tầm soát ung thư phổi: Bạn nên tầm soát ung thư phổi hằng năm bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính liều thấp nếu: Trong độ tuổi 50 - 80 tuổi, có tiền sử hút thuốc trong 20 năm và hiện đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc chưa được 15 năm;Tầm soát bệnh truyền nhiễm: Viêm gan C, giang mai, HIV, chlamydia,...;Tầm soát loãng xương: Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương thì bạn nên đi tầm soát loãng xương. Các yếu tố nguy cơ gồm sử dụng steroid lâu dài, hút thuốc, cân nặng thấp, sử dụng rượu nặng, gãy xương sau 5 tuổi hoặc tiền sử gia đình bị loãng xương. Đàn ông tuổi 70 trở lên nên cân nhắc thực hiện đo mật độ xương;Khám sàng lọc bệnh ung thư tuyến tiền liệt;Kiểm tra da: Người có nguy cơ cao bị ung thư da có thể được đề nghị kiểm tra da. Nguy cơ mắc bệnh cao ở những người từng bị ung thư da, có họ hàng gần bị ung thư da hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch;Kiểm tra toàn trạng: Kiểm tra cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể hỏi bạn về các loại thuốc bạn đang sử dụng, thói quen uống rượu và hút thuốc lá của bạn, việc ăn kiêng và tập thể dục, bạn có lo lắng hay phiền muộn không, bạn từng bị té ngã chưa,... Đàn ông 70 tuổi cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh 3. Tư vấn sức khỏe và tiêm vắc-xin
Khi tìm hiểu về cách chăm sóc đàn ông 70 tuổi, bạn còn cần chú ý tới các vấn đề sau:Tư vấn sức khỏe: Về thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tích cực hoạt động thể chất;Tiêm vắc-xin: Tiêm ngừa phế cầu khuẩn, tiêm phòng cúm hằng năm, tiêm nhắc lại bệnh uốn ván - bạch hầu mỗi 10 năm/lần, chủng ngừa bệnh zona,...Đàn ông tuổi 70 có thể giảm nguy cơ phát triển nhiều bệnh lý nguy hiểm bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, tiêm đủ liều vắc-xin và tầm soát sức khỏe đúng theo khuyến nghị. Bạn nên thực hiện đúng theo những lời khuyên kể trên để có một sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn.Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Nguồn tham khảo: healthline.com, medlineplus.gov/ency/article, prevention.va.gov |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/hop-tac-gia-cong-con-duong-khoi-nghiep-cua-nhieu-doanh-nghiep-my-pham-20221010180348552.htm | 20221010 | Hợp tác gia công - con đường khởi nghiệp của nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm | Trong vài năm trở lại đây, người dùng liên tục nhận được các tin tức về sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều hóa chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Chưa kể rất nhiều thông tin về các cơ sở gia công mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc được lan truyền trong thời gian dài.
Gia công mỹ phẩm - "chắp cánh" thương hiệu mỹ phẩm
Nhà kinh doanh mỹ phẩm ở Việt Nam thường có 2 hướng đi: Một là nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài, hai là phát triển những sản phẩm mỹ phẩm "made in Vietnam".
Hướng đi thứ hai được đánh giá là con đường chông gai hơn, đặc biệt với những đơn vị lựa chọn phát triển mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, với những nguyên liệu đảm bảo, đạt những tiêu chuẩn được kiểm định với người tiêu dùng.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các thương hiệu mỹ phẩm nhỏ trên thị trường thường lựa chọn hợp tác với các đơn vị gia công đủ tiêu chuẩn.
"Để có một sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng thì cần phải tìm một địa chỉ sản xuất mỹ phẩm được cấp phép.
Lấy kim chỉ nam là hướng tới sản phẩm tốt nhất dành cho người tiêu dùng, chúng tôi luôn cam kết mang đến dịch vụ gia công mỹ phẩm thiên nhiên, sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng lâu dài với các khâu hỗ trợ trọn gói. Từ việc lên ý tưởng, tư vấn, sản xuất sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường", ông Phan Phương Bắc - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hóa - Mỹ phẩm Hương Mộc chia sẻ.
Hơn 5 năm trong ngành gia công mỹ phẩm, Hương Mộc Nature sở hữu tiềm lực con người, nhà máy, dây chuyền sản xuất, quy trình sản xuất cũng như các đối tác chiến lược đa dạng. Doanh nghiệp hướng tới phục vụ và phát triển thương hiệu cho các đối tác kinh doanh, đặc biệt là các thương hiệu mỹ phẩm mới được thành lập.
Hương Mộc Nature - đối tác gia công mỹ phẩm hàng đầu
Đội ngũ kỹ sư, chuyên gia nghiên cứu với hơn 20 năm kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu và mở rộng một cách thường xuyên để cập nhật những công nghệ và xu hướng mới của thị trường Việt Nam và thế giới. Hương Mộc Nature hiện sở hữu hàng trăm công thức mỹ phẩm đã được tối ưu hóa cho thị trường và làn da của người Việt Nam.
"Làm việc với Hương Mộc Nature đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ không phải thông qua bất kỳ đơn vị trung gian nào. Giá cả sẽ tốt hơn khi bao thầu trọn gói từ: Chọn lựa nguyên liệu, công thức, sản phẩm, bao bì, chai lọ cũng như các khâu sản xuất, gia công và đưa hàng ra thị trường", đại diện đơn vị khẳng định.
Trong thời gian ngắn, khách hàng có thể sở hữu các sản phẩm đạt chuẩn mà không cần phải đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị hay tốn chi phí cho nhân lực.
Khởi nghiệp với ngành mỹ phẩm khiến ông Nguyễn Cao Minh - CEO thương hiệu Intiman - gặp không ít khó khăn. Trong đó, việc cạnh tranh giá cả với các sản phẩm đã có mặt trên thị trường là một tiêu chí khó, bên cạnh những vấn đề thường gặp của những mô hình khởi nghiệp như nguồn vốn, mặt bằng, công nghệ.
Nhìn lại những năm tháng start-up, ông Cao Minh chia sẻ: "Với phương châm mang những sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng, tôi cực kỳ kỹ tính trong việc lựa chọn đối tác sản xuất.
Những đơn vị như Hương Mộc Nature hỗ trợ tư vấn trọn gói cho các khâu từ ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm. Việc của chúng tôi giờ chỉ là tập trung tối ưu nhất cho việc đưa sản phẩm ra thị trường để phát triển thương hiệu. Đây là hỗ trợ thiết thực cho các start-up để tối ưu và tiết kiệm nguồn lực".
Để được tư vấn kỹ hơn về quy trình gia công mỹ phẩm và các chính sách ưu đãi khi hợp tác với Hương Mộc Nature, liên hệ:
Công ty Cổ phần Hóa - Mỹ phẩm Hương Mộc
Địa chỉ: Tầng 4 tòa nhà Mỹ Đình Plaza - số 2 Nguyễn Hoàng - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Nhà máy: Cụm công nghiệp Vân Hòa - Ba Vì - Hà Nội
Hotline: 024 6662 8388 - 0986 249 438 Email: hmnature.vn@gmail.vn Website: hmnature.vn |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/10-bien-phap-khac-phuc-tai-nha-cho-cham-soc-da-dau-vi | 10 biện pháp khắc phục tại nhà cho chăm sóc da dầu | Da dầu là kết quả của việc sản xuất quá nhiều bã nhờn. Đây là chất nhờn có tác dụng bảo vệ và giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, việc tiết nhiều bã nhờn có thể gây ra tình trạng tắc lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá. Do đó việc chăm sóc và khắc phục da nhờn là việc làm vô cùng quan trọng.
1. Nguyên nhân gây da dầu
Da dầu là một trong các loại da thường gặp, chúng ảnh hưởng đến cả hai giới và thường trở nên tồi tệ hơn trong thời thanh thiếu niên.Do việc sản xuất dầu quá mức thường đi kèm với lỗ chông lông mở rộng đã khiến da trở nên nhờn bóng, mất thẩm mỹ. Ngoài ra, da dầu cũng chính là yếu tố dẫn đến sự phát triển của mụn trứng cá.Sự gia tăng tiết dầu của tuyến bã nhờn có thể là do một số nguyên nhân như:Hormone: Thay đổi nội tiết tố do bất kỳ lý do nào bao gồm dậy thì, mang thai, mãn kinh và sử dụng thuốc tránh thai đều có thể gây ra sự gia tăng sản xuất dầu trên da.Stress:Trong điều kiện căng thẳng, cơ thể tăng mức độ cortisol khi đó sẽ kích thích tuyến bã nhờn sản xuất dầu nhiều hơn.Thời tiết: Điều kiện thời tiết có thể ảnh hưởng lớn đến lượng dầu được sản xuất bởi tuyến bã nhờn. Thời tiết ẩm và nóng trong những ngày hè sẽ kích thích sự sản xuất quá mức của bã nhờn. Tuy nhiên, thời tiết khô cũng có thể gây ra da dầu.Chế độ ăn: Chế độ ăn không cần bằng với thực phẩm có hàm lượng đường huyết cao như: sôđa, đường, bột tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn dẫn đến kháng insulin. Điều này cũng làm tăng tiết dầu của da.Làm sạch da: Không làm sạch da đúng cách và thậm chí làm sạch da quá mức là một trong những yếu tố kích thích dầu được sản xuất nhiều hơn.Di truyền: Thừa kế gen đặc biệt có thể khiến cho da nhiều dầu hơn.Da dầu sẽ xảy ra với sự sản xuất quá mức bã nhờn và nổi bật ở vùng chữ T của khuôn mặt (trán, mũi, cằm). Nó thường có một số dấu hiệu như: dầu trên mặt làm cho mặt sáng bóng, mụn trứng cá, mụn đầu đen do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bã nhờn, lỗ chân lông to, da dày và thô ráp. Di truyền có thể là nguyên nhân khiến da dầu 2. Một số biện pháp khắc phục tại nhà cho chăm sóc da dầu
2.1. Rửa mặt
Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng nhiều người có làn da dầu nhờn không nên rửa mặt nhiều lần trong ngày. Nếu da của bạn có dầu nhờn, bạn nên rửa mặt hai lần một ngày. Đồng thời, nên tránh xa xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh. Thay vào đó, hãy sử dụng những loại xà phòng có chất tẩy rửa nhẹ nhàng như xà phòng glycerin. Người da dầu không nên rửa mặt quá 2 lần/ngày 2.2. Giấy thấm dầu
Những tờ giấy thấm dầu nhỏ và mỏng sẽ giúp các tuyến bã nhờn của bạn không quá tải, đồng thời chúng sẽ hút dầu thừa trên khuôn mặt giúp cho làn da giảm đi sự bóng nhờn.Giấy thấm dầu có chi phí tương đối rẻ và được bán sẵn. Giấy được sử dụng khi cần thiết trong suốt cả ngày.
2.3. Mật ong
Mật ong là một trong những biện pháp khắc phục da được ưa chuộng nhất. Nhờ khả năng kháng khuẩn và khử trùng, nó có thể có lợi cho da nhờn và da dễ bị mụn trứng cá.Mật ong cũng là một chất ẩm tự nhiên và da dầu là da thiếu ẩm. Do đó, mật ong sẽ giúp giữ ẩm cho da và không gây nhờn dính.Để sử dụng mật ong trong điều trị mụn trứng cá và da nhờn, bạn hãy quét một lớp mỏng mật ong lên mặt, để khô trong khoảng 10 phút và sau đó rửa kỹ bằng nước ấm. Mật ong giúp điều trị da dầu 2.4. Đất sét
Đất sét được sử dụng để giúp hấp thụ dầu da và điều trị tình trạng của da. Đất sét xanh của Pháp là một phương pháp điều trị phổ biến cho da dầu và mụn trứng cá. Bởi vì, nó có khả năng thấm hút cao. Đất sét xanh của Pháp thường phổ biến với dạng bột.Để làm mặt nạ đất sét xanh tương đương với chuẩn spa của Pháp cần thực hiện như sau: Thêm nước lọc hoặc nước hoa hồng vào khoảng một muỗng cà phê đất sét cho đến khi nào tạo thành một hỗn hợp nhất quán. Thoa hỗn hợp đất sét lên mặt và để nó tự khô. Sau đó, loại bỏ đất sét bằng nước ấm và vỗ khô.
2.5. Bột yến mạch
Bột yến mạch giúp làm dịu làn da bị viêm và hấp thụ dầu thừa. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp tẩy da chết. Khi sử dụng yến mạch làm mặt nạ bôi mặt thì bột yến mạch sẽ được nghiền nhỏ và có thể kết hợp cùng với sữa chua, mật ong hoặc trái cây nghiền (như chuối, táo hoặc đu đủ).Cách sử dụng bột yến mạch như sau:Kết hợp 1/2 chén yến mạch với nước nóng để tạo thành một hỗn hợp sệt.Khuấy vào hỗn hợp này 1 muỗng mật ong.Quét và massage hỗn hợp bột yến mạch vào mặt của bạn trong khoảng ba phút.Rửa sạch với nước ấm và vỗ cho khô.Một sử dụng khác đó là thoa hỗn hợp bột yến mạch lên mặt và để yên trong 10 đến 15 phút. Sau đó, rửa sạch với nước ấm và vỗ cho khô. Bột yến mạch giúp tẩy da chết 2.6. Lòng trắng trứng và chanh
Lòng trắng trứng và chanh là một phương pháp dân gian được áp dụng cho làn da dầu. Cả hai thành phần đều có tác dụng giúp se khít lỗ chân lông. Các acid trong chanh có tác dụng giúp hấp thụ dầu. Theo một số nghiên cứu trước đây cho thấy, quả chanh có khả năng kháng khuẩn tốt. Tuy nhiên, phương thuốc này không phải là sự lựa chọn tốt nhất bởi vì nó có thể kích ứng với những người bị dị ứng với trứng.Cách sử dụng mặt nạ lòng trắng trứng và chanh:Kết hợp 1 lòng trắng trứng với 1 muỗng cà phê nước chanh mới vắt và tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.Quét và massage hỗn hợp này lên khuôn mặt của bạn, và chờ đến khi mặt nạ khô.Rửa sạch với nước ấm và vỗ cho khô.
2.7. Hạnh nhân
Hạnh nhân xay không chỉ có tác dụng tẩy tế bào chết cho da mà nó còn có tác dụng giúp làm sạch dầu thừa và các tạp chất trên da.Cách sử dụng hạnh nhân:Hạnh nhân được nghiền mịn và sau đó lấy đủ 3 muỗng cà phê để làm hỗn hợp mặt nạ.Thêm 2 muỗng canh mật ong và hạnh nhân nghiền.Quét và massage hỗn hợp hạnh nhân mật ong cho khuôn mặt của bạn một cách nhẹ nhàng, theo chuyển động tròn.Rửa sạch với nước ấm và vỗ cho khô.Ngoài ra, bạn cũng có thể làm mặt nạ hạnh nhân bằng cách nghiền nó thành bột nhão trước khi thêm mật ong. Tiếp theo, quét hỗn hợp này lên mặt đồng thời massage da mặt để dưỡng chất có thể thấm sâu vào bên trong. Để mặt nạ trên mặt khoảng 10 đến 15 phút. Cuối cùng, rửa mặt với nước ấm và vỗ cho khô. Trong trường hợp, bạn bị dị ứng hạt thì không nên sử dụng hỗn hợp này để chăm sóc cho da dầu. Hạnh nhân xay giúp làm sạch dầu thừa 2.8. Nha đam
Nha đam được biết đến với các tác dụng cho vết bỏng nhẹ và các tình trạng da khác. Theo Mayo Clinic, có một bằng chứng khoa học tốt đã chứng minh được nha đam giúp điều trị da bong tróc do các mảng da nhờn. Và nha đam được nhiều người sử dụng để điều trị da dầu.Cách sử dụng nha đa: bạn có thể thoa một lớp mỏng nha đam lên mặt trước khi đi ngủ và để nó đến sáng. Tuy nhiên, nha đam cũng được biết là chất dễ gây ra các phản ứng dị ứng trên da. Nên nếu bạn chưa sử dụng nha đam từ trước, bạn hãy thử một lượng nhỏ trên da tay. Nếu bạn không thấy có phản ứng dị ứng xuất hiện trong vòng 24 đến 48 giờ thì có thể nó sẽ an toàn với làn da của bạn.
2.9. Cà chua
Cà chua chứa acid salicylic tự nhiên, đây là một phương pháp điều trị mụn tại nhà phổ biến. Các acid trong cà chua có thể giúp hấp thụ dầu thừa trên da và làm thông thoáng lỗ chân lông.Cách sử dụng mặt nạ cà chua cho da nhờn:Kết hợp một muỗng cà phê đường với phần thịt của quả cà chua tạo thành hỗn hợp mặt nạ.Quét và massage hỗn hợp này cho khuôn mặt của bạn một cách nhẹ nhàng, theo chuyển động tròn.Để mặt nạ trong 5 phútRửa sạch với nước ấm và vỗ cho khô.Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trực tiếp các lát cà chua trên mặt trong khoảng 10 đến 15 phút và sau đó rửa sạch với nước ấm và vỗ cho khô. Đắp mặt nạ cà chua cũng đem lại lợi ích cho da dầu 2.10. Dầu jojoba
Mặc dù ý tưởng thoa dầu lên da có vẻ phản tác dụng, nhưng với dầu jojoba lại là một phương thuốc dân gian giúp điều trị da dầu, mụn trứng cá và các vấn đề khác liên quan đến da.Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng dầu jojoba bắt chước bã nhờn trên da để đánh lạc hướng với tuyến bã nhờn làm cho quá trình sản xuất bã nhờn ít đi và điều đó sẽ giúp giữ mức dầu trên da được cân bằng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào hỗ trợ cho giả thuyết này.Mặt khác, vào năm 2012 có một nghiên cứu cho rằng đắp mặt nạ làm từ đất sét và dầu jojoba từ hai đến ba lần mỗi tuần có thể giúp chữa lành các tổn thương da và mụn trứng cá nhẹ.Chỉ sử dụng một lượng dầu jojoba rất nhỏ trên da mặt bởi vì nếu sử dụng quá nhiều nó có thể làm ảnh hưởng và xấu làn da. Trước khi sử dụng dầu jojoba để điều trị khắc phục da dầu, bạn nên thử mát xa một vài giọt để kiểm tra phản ứng của dầu với da bạn có bị phản ứng dị ứng không.
3. Biện pháp ngăn ngừa da dầu
Khi da nhờn là do di truyền hoặc kích thích nội tiết tố, nó rất khó có thể ngăn chặn được. Việc thực hành chăm sóc da phù hợp và tránh các thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm chiên, thực phẩm nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn có thể giúp cho làn da được cải thiện.Thông thường, làn da có khuyết điểm có thể sử dụng mỹ phẩm để cải thiện, nhưng nếu không sử dụng đúng cách có thể làm cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là đối với da dầu. Trong trường hợp này, bạn nên lựa chọn các sản phẩm không gây dị ứng, có chứa nước và ít có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông.Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.Nguồn tham khảo: healthline.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/xoa-bop-bam-huyet-chua-roi-loan-xuat-tinh-169144042.htm | 16-07-2019 | Xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn xuất tinh | Y học cổ truyền có khá nhiều phương cách có thể giúp bạn khắc phục và cải thiện tình hình này. Hết sức đơn giản nhưng không kém phần hữu hiệu nếu bạn làm đúng cách, đó là tiến hành day bấm một số huyệt vị châm cứu thông dụng. Xin được giới thiệu với bạn đọc một số phương pháp xoa bóp day bấm huyệt sau đây:
Cách 1:
Khi người chồng bắt đầu hành sự thì người vợ dùng hai ngón tay cái bấm mạnh vào hai huyệt nội quan của người chồng liên tục trong chừng 10 phút. Điều quan trọng của phương thức này là phải xác định đúng vị trí của huyệt, nếu sai thì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Nếu chính xác thì người chồng phải thấy xuất hiện cảm giác đau tức, đau tê tại chỗ. Hơn nữa, lực bấm của người vợ cũng phải đủ mạnh để làm phát sinh cảm giác này. Theo các nhà nam học, xuất tinh sớm phần nhiều là do nguyên nhân tâm lý. Để thời gian giao hợp được bình thường thì phải có sự thăng bằng nhịp nhàng giữa quá trình hưng phấn và ức chế. Quá nhạy cảm về hưng phấn có thể dẫn tới tảo tiết. Day bấm mạnh huyệt nội quan sẽ có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm bớt sự nhạy cảm không cần thiết này.
Day bấm mạnh huyệt nội quan.
Cách 2:
Ngoài huyệt nội quan, người ta còn có thể day bấm một huyệt vị khác cũng có ý nghĩa tương tự, đó là huyệt hội âm. Đây là huyệt hội của ba mạch nhâm, xung và đốc, có công dụng điều kinh cường thận, thanh lợi thấp nhiệt, được người xưa dùng nhiều trong trị liệu các chứng bệnh của hệ sinh dục, hậu môn và tiết niệu, đặc biệt là các chứng bệnh như di tinh, hoạt tinh, xuất tinh sớm, rối loạn kinh nguyệt. Khi hành sự, để phòng chống tảo tiết, người chồng có thể tự mình hoặc nhờ người vợ dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa bấm mạnh vào huyệt hội âm trong chừng 10 phút. Vì đây cũng là một huyệt vị rất nhạy cảm cho nên nếu lực bấm đủ mạnh thì cũng sẽ tạo được tác dụng làm giảm bớt sự hưng phấn nhằm lập lại cân bằng thần kinh, từ đó kéo dài được thời gian giao hợp. Tất nhiên, vì nằm gần hậu môn, nên vị trí này rất cần sự vệ sinh sạch sẽ trước khi hành phòng.
Huyệt khí hải.
Huyệt quan nguyên.
Cách 3:
Được chia làm hai giai đoạn:
Trước khi hành sự:
Người chồng tự mình hoặc có sự trợ giúp của người vợ dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa tiến hành day bấm các huyệt khí hải, quan nguyên, khúc cốt và tam âm giao, mỗi huyệt chừng nửa phút. Điểm cần lưu ý là, khi bấm huyệt khúc cốt phải đạt được cảm giác tê buốt chạy xuống dương vật.
Tiếp đó, xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ chừng 3 phút và xát đường trắng giữa dưới rốn trong 1 phút sao cho nóng lên là được. Tiếp tục day ấn hai huyệt thận du và mệnh môn, mỗi huyệt 2 phút.
Khi hành sự:
Người vợ nắm lấy bao tinh hoàn, kéo bao tinh hoàn và tinh hoàn xuống 5-10 lần. Người chồng tự day bấm huyệt hội âm như phương cách thứ hai, đồng thời khi thấy sắp xuất tinh thì co nhíu hậu môn lên và giữ như vậy càng lâu càng tốt.
Vị trí huyệt
Huyệt nội quan nằm trên đường kinh Tâm bào ở tay, trong khe của gân hai cơ gan tay lớn và gan tay bé trên nếp gấp cổ tay 2 thốn, có công dụng ích tâm an thần, hòa vị giáng nghịch, khoan hung lý khí, trấn tĩnh chỉ thốn. Bạn chỉ cần gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào trong một chút là sẽ nổi rõ hai gân cơ, từ nếp gấp cổ tay đo lên 2 thốn là thấy huyệt.
Huyệt hội âm nằm ở nút đáy chậu, nơi hội tụ của các nếp da chạy từ hậu môn, phần sinh dục ngoài và hai bên háng tới. Đó cũng là trung điểm của đường nối gốc của âm nang (bìu) với giang môn (hậu môn).
Huyệt khúc cốt ở bờ trên xương mu, theo đường giữa bụng. Xác định huyệt khi nằm ngửa.
Huyệt quan nguyên ở dưới rốn 3 tấc, trên đường giữa bụng. Xác định huyệt khi nằm ngửa.
Huyệt khí hải ở dưới rốn 1,5 tấc, trên đường giữa bụng. Xác định huyệt khi nằm ngửa.
Huyệt tam âm giao nằm trên mắt cá chân trong 3 thốn, men sau bắp cẳng chân trong.
Huyệt thận du nằm ở hai bên cột sống, kẻ một đường nối hai điểm cao nhất của hai cánh chậu, đường này sẽ đi qua mỏm gai đốt sống thắt lưng 4, từ đây tìm ngược lên xác định mỏm gai đốt 2, từ mỏm gai này đo ngang sang hai bên 1,5 thốn là vị trí của huyệt. Huyệt mệnh môn nằm ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2. |
https://tamanhhospital.vn/benh-parkinson/ | 06/06/2023 | Bệnh Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán | Bệnh Parkinson là một bệnh lý liên quan đến sự thoái hóa chức năng thần kinh não bộ, ảnh hưởng đến hơn 10 triệu người trên thế giới. Vậy chính xác thì Parkinson là bệnh gì, ai có nguy cơ mắc bệnh, triệu chứng Parkinson là gì và có cách để ngăn ngừa, điều trị?
Bệnh Parkinson là một bệnh lý thần kinh có liên quan đến tuổi tác, khiến các bộ phận trong não của bạn bị thoái hóa và làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, sức khỏe, tính cách của người bệnh. Có nhiều cách để có thể điều trị, giảm thiểu triệu chứng bệnh Parkinson.
Mục lụcParkinson là gì?Triệu chứng ParkinsonNguyên nhân bệnh ParkinsonCác giai đoạn của bệnh Parkinson1. Giai đoạn 1: Xuất hiện các triệu chứng một bên cơ thể2. Giai đoạn 2: Xuất hiện các triệu chứng hai bên cơ thể, còn phản xạ tư thế3. Giai đoạn 3: Giảm phản xạ vận động, khó giữ thăng bằng4. Giai đoạn 4: Hạn chế vận động, chỉ di chuyển được một đoạn ngắn5. Giai đoạn 5: Không thể tự đi lạiCác loại bệnh Parkinson1. Nguyên phát2. Thứ phátĐối tượng nào nguy cơ bị bệnh Parkinson?Biến chứng của bệnh ParkinsonKhám bệnh Parkinson ở đâu?Cách chẩn đoán bệnh ParkinsonCách điều trị bệnh Parkinson1. Điều trị bằng thuốc2. Điều trị phẫu thuật3. Phục hồi chức năngDinh dưỡng cho người bệnh ParkinsonCách phòng ngừa bệnh ParkinsonParkinson là gì?
Bệnh Parkinson là một bệnh lý thần kinh, biểu hiện bởi sự rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm cho tế bào trong não bị thoái hóa, thiếu hụt dopamine. Những người mắc bệnh Parkinson không có đủ chất hóa học dopamine trong não do một số tế bào thần kinh tạo ra dopamine đã chết. (1)
Bệnh gây ra các rối loạn vận động, khiến người bệnh gặp khó khăn trong cử động, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ. Thậm chí, người mắc bệnh Parkinson còn có thể mất đi một số chức năng vật lý bình thường.
Khoảng 10 triệu người mắc căn bệnh thần kinh này trên toàn thế giới, trong đó tại Anh, số người “sống chung” với bệnh Parkinson là khoảng 145.000 người. Tại Việt Nam, có khoảng 6,1 triệu người mắc bệnh Parkinson, chiếm 1% trên tổng dân số. Tỷ lệ người bệnh Parkinson tử vong cũng ở mức tương đối cao, tăng gấp 2,16 lần chỉ trong năm 2016 và đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng. (2)
Khoảng 10 triệu người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới
Triệu chứng Parkinson
Triệu chứng Parkinson như thế nào và làm sao để nhận biết một người có dấu hiệu Parkinson là điều được nhiều người quan tâm. Theo đó, bệnh Parkinson có thể gây ra các triệu chứng như: (3)
Người bệnh sẽ cảm thấy run không chỉ ở tay hay chân mà còn ở môi, lưỡi,… khi nghỉ ngơi. Mức độ rung tăng dần khi người bệnh tập trung quá mức hoặc xúc động. Khi người bệnh đi ngủ hoặc vận động, dấu hiệu Parkinson này sẽ tạm thời biến mất và tái diễn ngay sau đó.
Bệnh Parkinson khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, không thể vận động nhanh và các thao tác trở nên kém linh hoạt hơn. Dáng đi của người bệnh trở nên bất thường, tốc độ di chuyển giảm xuống, khoảng cách giữa các bước đi ngắn dần.
Các cơ và xương của người bị bệnh Parkinson bắt đầu co cứng, khó chuyển động theo như ý muốn. Các vị trí ở vai, lưng hoặc cổ,… sẽ có triệu chứng tê cứng. Người bệnh có thể bị thay đổi giọng nói, khả năng chớp mắt hay nháy mắt bị ức chế, gương mặt mất dần vẻ tự nhiên cũng như không có khả năng biểu đạt cảm xúc, không kiểm soát được tình trạng chảy nước dãi,…
Người mắc bệnh Parkinson khó giữ thăng bằng do các nhóm cơ gấp bị tăng trương lực làm cho cơ thể luôn trong tư thế gấp về phía trước. Người bệnh dễ bị ngã nếu bị đẩy, tác động từ phía sau.
Sa sút trí tuệ: Khoảng ⅓ người bệnh Parkinson có biểu hiện sa sút trí tuệ, khiến người bệnh giảm khả năng ngôn ngữ, suy giảm nhận thức về không gian, thời gian.
Rối loạn giấc ngủ: Đây cũng là triệu chứng phổ biến ở người mắc bệnh Parkinson. Nguyên nhân có thể do người bệnh bị trầm cảm, dẫn đến buồn ngủ và ngủ nhiều vào ban ngày. Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể là tiểu đêm thường xuyên khiến người bệnh khó quay trở lại giấc ngủ hoặc người bệnh không thể quay trở lại giường được.
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng bệnh Parkinson khác như đau vai, gặp các vấn đề về đường ruột (tiêu biểu là táo bón), giảm khả năng phân biệt mùi, tính cách thay đổi bất thường, cảm giác mệt mỏi, thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng bị thay đổi,… Nhiều người bệnh còn gặp vấn đề suy giảm ham muốn tình dục, huyết áp giảm đột ngột, suy giảm chức năng ngửi,…
Bệnh Parkinson khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động
Các triệu chứng Parkinson thường phát triển chậm trong nhiều năm. Ngoài ra, những dấu hiệu này cũng có sự khác nhau tùy theo người bệnh. Trong đó, các rối loạn liên quan đến vận động là dấu hiệu bệnh Parkinson phổ biến nhất.
Bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình, những người thân thiết với người bệnh có thể là những người đầu tiên nhận thấy những thay đổi ở người mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu. Nếu quan sát sẽ thấy gương mặt của người bệnh thiếu biểu cảm sinh động, người bệnh cũng di chuyển chậm chạp hơn, tay chân ít cử động hơn,…
Các triệu chứng bệnh Parkinson thường bắt đầu ở một bên cơ thể và khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể bị rối loạn chức năng vận động ở cả hai bên. Tuy nhiên, các triệu chứng thường chỉ nghiêm trọng ở một bên cơ thể (thường là bên có các dấu hiệu khởi phát bệnh).
Nguyên nhân bệnh Parkinson
Nguyên nhân bệnh Parkinson là do các tế bào thần kinh hạch nền (nhóm các nhân xám nằm sâu trong bán cầu đại não điều hòa vận động của con người) bị suy yếu và/hoặc mất. Thông thường, các tế bào thần kinh này sẽ tạo ra một chất hóa học được gọi là dopamine. Khi các tế bào thần kinh ở hạch nền chết hoặc bị suy yếu, chúng sẽ sản xuất ít dopamine hơn, giảm kích thích lên vỏ não và khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác khiến tế bào thần kinh chết đi và dẫn đến bệnh Parkinson. Vì vậy, có thể nói nguyên nhân Parkinson vẫn chưa được xác định cụ thể.
Một số yếu tố được cho là có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Parkinson bao gồm: (4)
Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì lượng dopamine trong cơ thể càng suy giảm nhanh chóng hơn.
Môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Chấn thương sọ não: Người có tiền sử chấn thương sọ não dễ bị bệnh Parkinson hơn so với người bình thường.
Di truyền: Một số trường hợp bị Parkinson được cho là có liên quan đến di truyền. Nếu gia đình có người từng mắc bệnh Parkinson thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.
Chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh Parkinson
Các giai đoạn của bệnh Parkinson
Dựa trên thang điểm đánh giá hội chứng Parkinson theo Hoehn và Yahr, bệnh Parkinson được chia làm 5 giai đoạn tiến triển chính:
1. Giai đoạn 1: Xuất hiện các triệu chứng một bên cơ thể
Ở giai đoạn đầu tiên, các triệu chứng bệnh Parkinson chưa biểu hiện rõ rệt, người bệnh chỉ cảm nhận được những cơn tê và run nhẹ ở một bên cơ thể, thỉnh thoảng bị co cứng cơ. Bệnh chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh nên nhiều người không biết mình đang mắc bệnh hoặc chủ quan, không đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán.
2. Giai đoạn 2: Xuất hiện các triệu chứng hai bên cơ thể, còn phản xạ tư thế
Giai đoạn tiến triển tiếp theo của bệnh Parkinson thì người bệnh có thể cảm nhận các dấu hiệu rõ rệt hơn. Cụ thể, cơ ngày càng co cứng khiến người bệnh khó cử động, dáng đi thay đổi. Tay, chân và các cơ quan khác ở cả hai bên cơ thể bắt đầu run, lắc nhiều hơn. Gương mặt người mắc bệnh Parkinson ở giai đoạn 2 ít có biểu cảm do cơ căng cứng, không thể hiện cảm xúc trên mặt.
Tùy thuộc vào từng người bệnh mà thời gian tiến triển bệnh từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
3. Giai đoạn 3: Giảm phản xạ vận động, khó giữ thăng bằng
Trong giai đoạn 3 của bệnh Parkinson thì người bệnh bắt đầu gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể, người bệnh khó giữ được thăng bằng, dễ té ngã khi đang thực hiện các công việc, sinh hoạt hằng ngày. Ở giai đoạn này, triệu chứng run lắc ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì các triệu chứng bệnh Parkinson giai đoạn 3 vẫn được cải thiện và giảm thiểu đáng kể.
4. Giai đoạn 4: Hạn chế vận động, chỉ di chuyển được một đoạn ngắn
Bước vào giai đoạn 4 của bệnh Parkinson, người bệnh không còn khả năng thực hiện các vận động sinh hoạt hằng ngày do cơ căng cứng. Các vận động được thực hiện vô cùng chậm chạp, người bệnh cũng chỉ đứng được trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, ở giai đoạn này, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, chỉ đi được một đoạn ngắn và cần nhiều hỗ trợ, chăm sóc từ những người thân xung quanh.
5. Giai đoạn 5: Không thể tự đi lại
Giai đoạn 5 được xem là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Bệnh nhân có những biểu hiện như tay chân run nhiều, cơ bắp căng cứng, không thể tự đi lại. Hầu hết các trường hợp người bệnh Parkinson ở giai đoạn 5 đều nằm liệt giường hoặc cần đến xe lăn, phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Lúc này, các loại thuốc điều trị cũng ít còn tác dụng.
Xem thêm: Bệnh parkinson có mấy giai đoạn? Tìm hiểu chi tiết và lưu ý.
Người bệnh mắc bệnh Parkinson giai đoạn 5 không thể tự đi lại
Các loại bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson được chia làm 2 nhóm là nguyên phát (vô căn) và thứ phát:
1. Nguyên phát
Có hơn 80% các trường hợp mắc bệnh Parkinson thuộc nhóm vô căn hay nguyên phát, tức không rõ nguyên nhân. Các dấu hiệu bệnh phổ biến bao gồm cứng đờ người, cử động chậm chạp, run lẩy bẩy,…
2. Thứ phát
Bệnh Parkinson thứ phát được chia làm 2 nhóm nhỏ, bao gồm:
Bệnh Parkinson mạch máu (bệnh parkinson xơ cứng động mạch): Theo Hội thần kinh học Việt Nam, bệnh Parkinson mạch máu thường có các triệu chứng liên quan đến trí nhớ, tâm trạng và giấc ngủ,… Bệnh gây ảnh hưởng đến những người bị hạn chế cung cấp máu cho não. Một số trường hợp người bệnh bị đột quỵ nhẹ do mắc bệnh Parkinson ở dạng này.
Bệnh Parkinson do thuốc: Một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc chẹn calci và thuốc bổ não,…. được cho là yếu tố dẫn đến bệnh Parkinson. Tuy nhiên, các trường hợp mắc bệnh Parkinson do thuốc thường chỉ kết thúc trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi kết thúc dùng thuốc. Một số ít trường hợp sẽ kéo dài vài tháng.
Đối tượng nào nguy cơ bị bệnh Parkinson?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, các nghiên cứu và thống kê dựa trên nhóm người mắc bệnh cho thấy, hầu hết người bệnh đều trên 60 tuổi và phần lớn là nam giới.
Tỷ lệ người mắc bệnh Parkinson dưới 50 tuổi là 1/10, tức cứ 10 người bệnh thì mới có 1 người dưới 50 tuổi.
Biến chứng của bệnh Parkinson
Các biến chứng của bệnh Parkinson thường xảy ra ở những bệnh nhân không điều trị bệnh sớm, bệnh bước vào giai đoạn trễ. Trong đó, những biến chứng phổ biến nhất bao gồm:
Sa sút trí tuệ, lú lẫn, kém minh mẫn, không thể nhớ được những người thân xung quanh hay các sự việc đã – đang diễn ra.
Nguy cơ té ngã cao, dẫn đến các chấn thương như gãy xương, đứt dây chằng, chấn thương sọ não,…
Sụt cân, suy kiệt.
Viêm phổi, khó thở.
Nhiễm trùng đường tiểu, gây nên tình trạng nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mạn tính hoặc nguy hiểm hơn là nhiễm trùng huyết và dẫn đến tử vong.
Bên cạnh các biến chứng kể trên, người mắc bệnh Parkinson cũng có thể gặp các biến chứng khi sử dụng thuốc điều trị levodopa, chẳng hạn như dao động vận động, loạn động. Hầu hết người bệnh đều gặp tác dụng phụ của thuốc này do levodopa là một loại thuốc điều trị đặc trưng và phổ biến đối với bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.
Biến chứng bệnh Parkinson gây viêm phổi, khó thở
Khám bệnh Parkinson ở đâu?
Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Parkinson, người bệnh nên thực hiện thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa Thần kinh để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
Hiện nay, Trung tâm Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những địa chỉ đáng tin cậy hàng đầu trong thăm khám, điều trị các bệnh thần kinh nói chung và bệnh Parkinson nói riêng. Bệnh viện quy tụ nhiều chuyên gia và bác sĩ giỏi chuyên môn – giàu kinh nghiệm cũng như sở hữu hệ thống máy móc chất lượng giúp nhanh chóng xác định các bất thường ở não bộ (hệ thống máy CT 768 lát cắt, máy chụp MRI 1,5 – 3 Tesla, máy đo điện não, điện cơ, máy DSA,…).
Xem thêm: Khám bệnh Parkinson ở đâu tốt? Tiêu chí lựa chọn địa chỉ khám.
Cách chẩn đoán bệnh Parkinson
Khi người bệnh có dấu hiệu bệnh Parkinson, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng vận động của người bệnh như tăng trương lực cơ, run cơ một bên khi nghỉ, giảm vận động,… để chẩn đoán bệnh. Người bệnh có thể được thực hiện làm bài kiểm tra ngón tay chỉ mũi để kiểm tra xem triệu chứng run có giảm hoặc biến mất tại chi đang được khám hay không. (5)
Việc chẩn đoán bệnh Parkinson sớm dựa trên biểu hiện lâm sàng tương đối khó khăn do biểu hiện chậm, giảm vận động của bệnh gần giống với tình trạng giảm vận động và co cứng do tổn thương vỏ não tủy. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần phân biệt bệnh Parkinson với hội chứng liệt rung Parkinson thứ phát hoặc không điển hình.
Đặc biệt, với người bệnh lớn tuổi nghi ngờ mắc bệnh Parkinson, bác sĩ lâm sàng cũng cần loại trừ những nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng giảm cử động tự phát hoặc dáng đi bước ngắn (suy giáp, trầm cảm nặng, dùng thuốc chống loạn thần,…).
Vì thế, ngoài các triệu chứng lâm sàng của người bệnh, bác sĩ khi chẩn đoán sẽ hỏi thêm về tiền sử gia đình, nghề nghiệp, người bệnh có từng dùng ma túy hay không,… Bước đánh giá các khiếm khuyết thần kinh đặc trưng của các bệnh lý khác cũng giúp việc loại trừ bệnh Parkinson được chính xác hơn.
Trong một số trường hợp, khi thăm khám, người bệnh cần thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh thần kinh (thường là khi người bệnh có các đặc điểm lâm sàng không điển hình như tăng phản xạ, té ngã, suy giảm nhận thức sớm,…).
Cách điều trị bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson nếu không điều trị có thể khiến người bệnh bị tê yếu, run, thậm chí tàn phế và dễ té ngã, đe dọa tính mạng. Vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh Parkinson thì nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị càng sớm càng tốt.
Các biện pháp thường được áp dụng để điều trị, ngăn ngừa bệnh trở nặng gồm có:
1. Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc như:
Thuốc đồng vận dopamine: Loại thuốc này sẽ kích thích trực tiếp các receptor dopamine. Các đồng vận dopamine bao gồm ropinirole, pramipexole, rotigotine và apomorphine.
Thuốc thay thế dopamine: Là các loại thuốc như syndopa, sinemer, madopar,… Thuốc có khả năng giúp bổ sung kịp thời lượng dopamine bị thiếu hụt ở người bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý không kết hợp thuốc với vitamin B6 trong suốt quá trình sử dụng.
Thuốc ức chế dị hóa dopamine: Thuốc giúp kéo dài thời gian hoạt động của dopamine trong cơ thể người bệnh. Tại Việt Nam hiện nay ít áp dụng loại thuốc này trong điều trị bệnh Parkinson. Các loại thuốc ức chế dị hóa dopamine tiêu biểu bao gồm thuốc ức chế men oxy hóa amin đơn như selegiline và các thuốc ức chế men COM như tolcapone.
Thuốc kháng cholinergic: Thuốc có khả năng ngăn chặn hoạt động của acetylcholine. Dạng điển hình của thuốc chính là benztropine. Dòng thuốc điều trị triệu chứng Parkinson này có thể gây nên một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, giảm tiết nước bọt, táo bón,…
Một số loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng Parkinson
Thông thường, ở giai đoạn điều trị đầu tiên, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc với liều thấp. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng đáp ứng thuốc của người bệnh và quyết định tiếp tục dùng thuốc với lượng tăng dần hay đổi sang một loại thuốc khác.
2. Điều trị phẫu thuật
Trường hợp sử dụng thuốc không thể cải thiện các dấu hiệu bệnh Parkinson, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật đối với bệnh nhân mắc chứng Parkinson bao gồm phẫu thuật định vị, phẫu thuật kích thích điện vùng liềm đen – thể vận và ghép mô thần kinh.
3. Phục hồi chức năng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh Parkinson cũng có thể kết hợp thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng để cải thiện tình trạng bệnh:
Áp dụng phương pháp trị liệu ngôn ngữ có thể cải thiện tình trạng rối loạn về nói và nuốt.
Tập vật lý trị liệu là biện pháp giúp người mắc bệnh Parkinson có thể giảm rối loạn thăng bằng cũng như tăng khả năng vận động.
Người bệnh cũng có thể tập dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền,… để hạn chế tình trạng rối loạn vận động, khắc phục triệu chứng co cứng cơ hay run rẩy,…
Dinh dưỡng cho người bệnh Parkinson
Bệnh parkinson nên ăn gì và không nên ăn gì? Với người bệnh mắc Parkinson, các loại thực phẩm nên ăn gồm có:
Thực phẩm chứa thành phần chống oxy hóa: Các loại thực phẩm như trà xanh, cà chua, súp lơ, cà rốt,… giúp chống oxy hóa, làm chậm quá trình thoái hóa não bộ ở bệnh nhân Parkinson.
Thực phẩm giàu dopamine: Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu dopamine như chuối, các loại hạt, các loại đậu… để não bộ linh hoạt hơn, tránh được các biến chứng của bệnh.
Thực phẩm giàu omega-3: Thực phẩm giàu omega-3 giúp bổ sung chất béo lành mạnh, giúp các tế bào mô được “nạp dinh dưỡng”. Người bệnh nên ăn cá hồi, cá ngừ, cá thu,… để bổ sung omega-3, từ đó kích thích não bộ và duy trì trí nhớ tốt hơn.
Các loại chất xơ: Người bệnh Parkinson nên ăn gì? Đó chính là thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây bởi thuốc điều trị bệnh thường dễ gây táo bón. Hơn nữa, bệnh cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và dẫn đến táo bón, cảm giác đau khi đi đại tiện.
Một lưu ý dành cho người mắc bệnh Parkinson đó chính là nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, thực phẩm giàu protein cũng như các chất kích thích.
Cách phòng ngừa bệnh Parkinson
Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh Parkinson do chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng cường sức khỏe não bộ và sớm tầm soát các bất thường thần kinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Một số biện pháp có thể áp dụng như:
Bổ sung các loại thực phẩm, đặc biệt là hoa quả giàu flavonoid.
Thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D.
Uống trà xanh hay cà phê giúp bổ sung caffeine hóa giúp ngăn độc tố xâm nhập và giết chết tế bào thần kinh.
Thường xuyên vận động, tập thể dục.
Hạn chế tiếp xúc với môi trường có hại, các hóa chất như thuốc trừ sâu.
Để đặt lịch khám, kiểm tra, tư vấn về bệnh Parkinson cũng như các bệnh lý thần kinh nói chung tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Bệnh Parkinson tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây nên những bất tiện trong sinh hoạt, làm giảm chất lượng sống và gián tiếp làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó, cần thăm khám sớm nếu có các triệu chứng bệnh. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-thu-pham-khien-lung-ban-day-mun-20171015055139798.htm | 20171015 | Những "thủ phạm" khiến lưng bạn đầy mụn | Nguyên nhân #1: Các sản phẩm bạn đang sử dụng đang làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Đúng vậy: Dầu xả, kem chống nắng, kem dưỡng da, dầu massage - tất cả đều có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra các vết đốm trên lưng.
Khắc phục:
Khi gội và xả, hất tóc ra phía trước để xả nhằm tránh dư dầu gội và dầu xả trên lưng. Và thay vì dùng kem chống nắng thông thường hãy chọn loai “ultra-light – siêu nhẹ” hoặc “quick-dry – nhanh khô”. Tốt hơn là sử dụng kem dưỡng da vào mùa hè thay vì dùng kem bởi vì chúng có ít hàm lượng dầu hơn và chứa nhiều nước hơn để cấp nước cho da, vì vậy chúng ít bị tắc.
Dầu massage tốt nhưng sau khi mát xa phải xông hơi để mở lỗ chân lông làm chảy các dầu thừa.
Nguyên nhân #2: Quần áo đang gây dị ứng
Thật không may, trong khi việc tập luyện rất tốt cho cơ thể, nhưng nó có thể dẫn đến mụn nếu bạn không cẩn thận. Sự ma sát từ chiếc áo ngực thể thao quá chật có thể gây kích ứng các nang lông và gây ra hiện tượng da bị đỏ.
Khắc phục:
Sau khi tập thể dục, chúng ta phải tắm. Dành ra ít phút để cơ thể được thư giãn, da được thoát khí để tránh các vấn đề về da sau này.
Nguyên nhân #3: Bạn có khuynh hướng bị mụn trứng cá
Nếu bạn thấy trong nhà mình ai cũng bị mụn, đừng ngạc nhiên nếu bạn cũng bị.
Khắc phục:
Đừng lo lắng, có một số cách để thoát khỏi nỗi ám ảnh mụn do gen. Thử sử dụng axit salicylic hoặc axit glycolic bán không cần theo đơn bác sỹ để rửa nhằm ngăn ngừa và chữa khỏi các vết mụn. Rửa có khuynh hướng ít gây kích thích hơn các loại thuốc và vì chúng thường được kết hợp cùng với tắm nên dễ dàng sử dụng hơn và sẽ được dùng thường xuyên hơn. Nếu vẫn không giảm được mụn ở lưng, gặp bác sỹ chuyên khoa để được kê thuốc theo toa hoặc dùng kháng sinh đường uống.
Nguyên nhân #4: Không ăn các loại thực phẩm tốt cho da
Khắc phục:
Hãy nhớ rằng: Những gì tốt cho tim cũng tốt cho làn da của chúng ta, vì vậy hãy tránh xa sữa lắc và burger để có làn da đẹp hơn. Cần ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Thật thú vị, một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa chế độ ăn uống nhiều sữa và mụn trứng cá nên rất nhiều bác sĩ da liễu khuyên bệnh nhân cần cắt giảm lượng sữa dư thừa hàng ngày để giảm mụn trứng cá.
Nguyên nhân #5: Không cọ rửa vùng lưng
Có vẻ thật ngớ ngẩn nhưng lại là sự thật cần lưu ý khi chúng ta tắm mà không cọ rửa vùng lưng khiến tế bào chết vẫn ở trên lưng.
Khắc phục:
Vì lưng là một trong những vùng dễ bị mụn trứng cá nhất, nên cần phải chăm sóc như thể đó là da mặt. Cần giữ nang lông luôn sạch sẽ, không bị tắc để giảm mụn trứng cá. Hãy dùng thử kem hoặc gel tẩy tế bào chết body để làm sạch vùng lưng, cấp nước, thậm chí có thể làm dịu vùng da đang bị viêm. Nếu thực hiện hàng ngày với vùng lưng, sẽ cải thiện đáng kể và đánh bay mụn trứng cá ở lưng.
Quách Vinh
Theo Cosmopolitan |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-rung-toc-vanh-khan-co-phai-do-thieu-kem-vi | Trẻ rụng tóc vành khăn có phải do thiếu kẽm? | Rụng tóc vành khăn ở trẻ khá phổ biến, thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi khiến nhiều ba mẹ hoang mang liệu con mình có đang thiếu chất dinh dưỡng hay mắc bệnh gì hay không. Trẻ rụng tóc vành khăn có phải do thiếu kẽm? Bài viết được viết bởi bác sĩ Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Rụng tóc vành khăn ở trẻ là tình trạng tóc rụng khá nhiều ở phần sau gáy, từ đó tạo thành một hình vành khăn bao quanh đầu trẻ. Vậy Rụng tóc vành khăn ở trẻ có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân rụng tóc vành khăn và điều trị như thế nào?
Rụng tóc vành khăn ở trẻ tuy không gây nguy hiểm đến bé nhưng các bé bị rụng tóc vành khăn sẽ có thể có thể trạng kém hơn các bé cùng lứa tuổi. Các hoạt động như biết lẫy, biết bò, mọc răng hay đi cũng sẽ chậm hơn bình thường.Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do bé thiếu các vi chất dinh dưỡng, trong đó thiếu vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó, thiếu vitamin H, kẽm, sắt, vitamin C, canxi đều có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn.Rụng tóc do thiếu vi chất dinh dưỡng thông thường ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, rụng tóc do thiếu vitamin D và thiếu các vi chất dinh dưỡng thường gặp ở nhiều lứa tuổi, thậm chí ở độ tuổi 11 – 12 tháng hoặc lớn hơn.Ngoài ra, các nghiên cứu cũng ghi nhận một số lý do khác khiến bé bị rụng tóc vành khăn bao gồm:● Trẻ sơ sinh, hormon từ mẹ truyền sang giảm dần khiến nang tóc của trẻ bước vào pha nghỉ ngơi và làm cho trẻ rụng tóc. Hiện tượng này rất hay gặp và dân gian thường gọi là: rụng tóc máu.● Rụng tóc ở vị trí chà sát nhiều: Ba mẹ biết không, trẻ nhỏ phần lớn thời gian là nằm ngửa, vùng phía sau đầu tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài sẽ khiến cho tóc bé dễ rụng và khó mọc hơn. Tình trạng này sẽ giảm dần và hết khi trẻ tự biết thay đổi tư thế khi ngủ.● Một số tác dụng phụ của thuốc hoặc nấm da đầu cũng khiến bé bị rụng tóc. Nấm da đầu thường khiến bé bị rụng tóc thành mảng, thành vùng, không nhất thiết là vùng tóc tiếp xúc nhiều với gối.Tuy nhiên, ba mẹ đừng quá lo lắng nếu bé nhà mình bị rụng tóc vành khăn, bởi tình trạng này có thể dùng một vài mẹo để giúp cải thiện tình trạng được tốt hơn. Tình trạng trẻ bị rụng tóc có phải do con thiếu kẽm? 2. Cách cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ
Một số cách giúp cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn của con có thể kể đến như:Bổ sung vitamin D cho bé: bằng cách sử dụng 800-1200 đơn vị/ ngày và có thể thêm 5ml canxi corbiere trong 2-3 tuần, đến khi tóc bé mọc trở lại. Bên cạnh đó, tắm nắng cũng là cách để cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D. Ba mẹ lưu ý nên cho trẻ tắm nắng lúc 9 giờ sáng, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút nhé.Khi bé ngủ, ba mẹ cho bé nằm ngủ đúng tư thế, không nên để bé nằm ở một tư thế quá lâu, nên kích thích bé xoay người. Khi bé nằm ngửa, nằm nghiêng hoặc lật úp không nên quá 2 tiếng.Khi gội đầu cho bé, ba mẹ cần đảm bảo dùng dầu gội riêng dành cho trẻ với độ tẩy nhẹ, không gây kích ứng da đầu và tóc. Khi gội, nên dùng nước ấm và gội thật nhẹ nhàng.Ba mẹ cũng có thể dùng một ít tinh dầu tự nhiên để massage, kích thích tóc bé phát triển tốt hơn.Cho bé ăn đủ chất. Thiếu chất, thiếu vi chất dinh dưỡng không đủ nuôi dưỡng tóc, khiến tóc trẻ ngày càng rụng. Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ hãy tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày và mẹ cần ăn uống đủ chất để đảm bảo sữa nuôi con chất lượng.Nếu nghi ngờ nấm da đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định chẩn đoán và điều trị kịp thờiĐối với bé ăn dặm, khẩu phần ăn cần ưu tiên thực phẩm giàu sắt, kẽm và canxi.Để biết chắc chắn trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải do thiếu vitamin, bố mẹ cần phải đưa bé đi khám dinh dưỡng để tìm đúng nguyên nhân. Bên cạnh đó, bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như vitamin D, vitamin H, kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.Cha mẹ nên thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé. |
|
https://suckhoedoisong.vn/nam-hoa-va-ram-long-o-nu-gioi-vi-sao-169131354.htm | 16-05-2019 | Nam hóa và rậm lông ở nữ giới, vì sao? | Nam hóa là phát triển các đặc tính sinh dục nam thứ phát ở nữ do tăng sản xuất androgen. Rậm lông và nam hóa là những tính trạng của nam lại biểu hiện trên cơ thể nữ: lông mọc kiểu nam ở nữ; phát triển trứng cá, nữ hói đầu giống nam.
Nam hóa là tình trạng mà mức độ androgen cao tới mức gây ra các biểu hiện: giọng nói trầm, teo vú, tăng cơ bắp chân, bắp tay và toàn thân, to âm vật và tăng kích thích dục tính... Căn nguyên có thể do u tân sinh ở buồng trứng hoặc thượng thận. Rậm lông là tăng trưởng lông kiểu đàn ông quá mức trên cơ thể nữ. Bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 10% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Chứng rậm lông ở phụ nữ là sự mọc lông thái quá do ảnh hưởng của nội tiết tố androgen. Lông thường mọc nhiều ở mặt, cằm, ngực, quầng vú, đường trắng giữa phần trên lưng, nếp đùi bẹn và bộ phận sinh dục ngoài hoặc rậm lông thứ phát do tăng hoạt tính của androgen.
Căn nguyên của chứng rậm lông và nam hóa được lý giải như sau:
Bình thường, androgen được tiết ra với lượng rất nhỏ từ tuyến thượng thận và buồng trứng. Vì một lý do nào đó như u tuyến thượng thận, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang..., androgen được tiết quá nhiều sẽ tạo nên hiện tượng rậm lông, trứng cá, béo phì, rối loạn kinh nguyệt... Ngoài những căn nguyên trên còn có một số trường hợp rậm lông tự phát do: tăng prolactin trong máu; dùng thuốc nội tiết kéo dài như trị liệu androgen, steroid (K-cort, dexamethason, prednisolon...), thuốc tránh thai...
Cần làm gì khi bị rậm lông và nam hóa?
Nếu chỉ bị rậm lông đơn thuần mà không bị nam hóa giọng nói kèm rối loạn kinh nguyệt... thì có khả năng là bị rậm lông tự phát. Người bệnh không nên quá lo lắng. Hiện nay, có một số giải pháp khắc phục chứng rậm lông, cải thiện thẩm mỹ như: dùng thuốc nội tiết; dùng kem làm rụng lông; bôi ôxy già (hydrogen peroxide) có tác dụng làm mất sắc tố lông, tạo thành màu vàng nâu giống như màu da, phương pháp này cũng được nhiều người áp dụng; dùng tia laser để diệt nang lông, thường chỉ áp dụng cho vùng nách, ngực, quầng vú...
Với chứng rậm lông kèm các biểu hiện nam hóa thì người bệnh cần được điều trị theo phác đồ dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Khi chị em thấy có những biểu hiện bất thường trên cơ thể thì cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị đúng, sớm nhất có thể. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thoi-quen-truoc-khi-ngu-tot-hay-xau-vi | Thói quen ăn trước khi ngủ: TỐT hay XẤU? | Thói quen ăn trước khi ngủ: TỐT hay XẤU? Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thắng, Chuyên khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Ăn trước khi ngủ là thói quen của rất nhiều người. Do vậy “ăn gì trước khi đi ngủ là tốt nhất?” luôn là vấn đề phải cân nhắc.
Nói về thói quen ăn trước khi ngủ, Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thắng, Chuyên khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng thì tất cả những gì chúng ta ăn và uống vào cơ thể đều phải trải qua quá trình tiêu hóa thức ăn phức tạp. Có thể đối với 1 số người thì thói quen ăn tối muộn, ăn trước khi ngủ sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Cũng có trường hợp được khuyến cáo không nên ăn trước khi ngủ.Thực tế thì thói quen ăn trước khi ngủ có thể mang lại lợi ích. Nếu biết ăn đúng cách, khoa học thì ăn tối muộn còn có thể giúp bạn giảm cân, ngủ ngon, ổn định đường huyết. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thắng khuyến cáo những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn trước khi ngủ vì có thể làm các triệu chứng của bệnh xuất hiện. Ngoài ra, khi ăn tối muộn thì bạn cũng cần lưu ý lựa chọn thực phẩm thật thông minh để không gây béo phì nhé. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/mot-nam-gioi-tu-vong-khi-dang-phau-thuat-tang-kich-thuoc-cau-nho-20170801031938449.htm | 20170801 | Một nam giới tử vong khi đang phẫu thuật tăng kích thước cậu nhỏ | Theo tờ Forensic Sciences, cuộc phẫu thuật được xem là một quy trình an toàn với việc chuyển mỡ từ bụng sang “cậu nhỏ”. Theo đó phẫu thuật viên sẽ thực hiện kéo dài “cậu nhỏ” bằng cách cắt 1 dây chằng và tiêm 2 ống tế bào mỡ hút từ bụng và dương vật.
Đây được xem là ca tử vong đầu tiên trong phẫu thuật làm lớn kích thước dương vật.
Thủ phạm được xác định chính là một số tế bào mỡ đã thâm nhập vào máu trong quá trình “nong” dây chằng”, theo tĩnh mạch lên phổi, khiến các mao mạch ở vùng này bị tắc nghẽn. Hậu quả là nửa tiếng sau phẫu thuật, bệnh nhân bị ngừng tim và dù được cấp cứu kịp thời nhưng không thành công. Bệnh nhân qua đời 2 tiếng sau đó.
Các chuyên gia y tế kết luận bệnh nhân tử vong do tắc nghẽn phổi và chất béo bơm vào cậu nhỏ chính là thủ phạm.
Trước đó, tại Indonesia cũng đã có 1 trường hợp tử vong khi làm lớn kích thước dương vật.
Còn theo thống kê phẫu thuật thẩm mỹ trên toàn thế giới, có hơn 8.000 ca phẫu thuật “cậu nhỏ” trên khắp thế giới mỗi năm và đang ngày càng trở nên phổ biến.
Nhân Hà |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-cham-soc-tre-co-lo-tieu-thap-vi | Hướng dẫn chăm sóc trẻ có lỗ tiểu thấp | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong trong lĩnh vực tiết niệu và tiết niệu chuyên sâu. Hầu hết các trường hợp trẻ bị lỗ tiểu thấp đều được chỉ định phẫu thuật. Để quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi và phục hồi nhanh chóng, cha mẹ hoặc người thân cần hết sức chú ý đến việc chăm sóc bé bị lỗ tiểu thấp. Bài viết sau đề cập đến vấn đề chăm sóc bé bị lỗ tiểu thấp trước và sau phẫu thuật.
1. Trẻ bị lỗ tiểu thấp
1.1 Lỗ tiểu thấp là gì?Trẻ bị lỗ tiểu thấp là tình trạng bất thường bẩm sinh của dương vật, trong đó lỗ tiểu mở ra ở mặt bụng thay vì ở đỉnh dương vật. Vị trí lỗ tiểu có thể thay đổi từ khấc quy đầu đến giữa bìu và hậu môn. Trên thực tế, cứ 300 bé trai thì có 1 bé trai bị lỗ tiểu thấp.Nguyên nhân khiến trẻ bị lỗ tiểu thấp, đã được nghiên cứu thống kê là do quá trình phát triển bất thường của niệu đạo trước, vật xốp, vật hang và bao quy đầu trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra một số nguyên nhân khiến cho bé trai bị lỗ tiểu thấp là:Khiếm khuyết các yếu tố phát triển thượng bì da ở mặt bụng dương vật.Các khiếm khuyết về mạch máu vùng dương vật cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị lỗ tiểu thấpMen (enzyme) cũng đã được báo cáo là có liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh bị lỗ tiểu thấp do sự thiếu hụt trong quá trình sinh tổng hợp testosterone (lỗ tiểu thấp thể gần).Thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ trẻ bị lỗ tiểu thấp.1.2 Phân loại bệnh ở trẻ bị lỗ tiểu thấp Thông thường ngay sau khi sinh ra bác sĩ đã có thể phát hiện có hay không tình trạng trẻ sơ sinh bị lỗ tiểu thấp Thông thường ngay sau khi sinh ra bác sĩ đã có thể phát hiện có hay không tình trạng trẻ sơ sinh bị lỗ tiểu thấp, mức độ nặng nhẹ được phân loại như sau:Thể nhẹ (Thể trước): Lỗ tiểu ở qui đầu, khấc quy đầu.Thể trung bình (Thể giữa): Lỗ tiểu nằm ở thân dương vật.Thể nặng (Thể sau): Lỗ tiểu ở gốc dương vật bìu, bìu, tầng sinh môn.Bé trai bị lỗ tiểu thấp không gặp khó khăn trong việc đi tiểu, tuy nhiên trong một số trường hợp nặng, bé có thể sẽ phải đi tiểu ngồi hoặc khó khăn trong việc quan hệ tình dục sau này. Trẻ bị lỗ tiểu thấp nếu cả bị cong dương vật rất dễ bị vô sinh.
2. Chỉ định đối với trẻ bị lỗ tiểu thấp
Mọi trường hợp trẻ bị lỗ tiểu thấp đều có chỉ định phẫu thuật (trừ trường hợp: Thể nhẹ và dương vật thẳng). Thời điểm phẫu thuật lý tưởng là từ 1-3 tuổi (phẫu thuật càng sớm càng tránh cho bệnh nhân chấn thương tâm lý về sau).Chọn lựa thời điểm phẫu thuật tùy thuộc nhiều yếu tố trong đó kích thước dương vật rất quan trọng (đối với trường hợp trẻ bị lỗ tiểu thấp mà ở trẻ có dương vật nhỏ sẽ mổ trễ hơn). Phẫu thuật tuổi càng lớn biến chứng càng nhiều). Hiện nay, trên thế giới tuổi bắt đầu phẫu thuật cho trẻ bị lỗ tiểu thấp là 6 tháng.
3. Chăm sóc bé bị lỗ tiểu thấp
3.1 Trước Phẫu thuật:Bác sĩ giải thích rõ và phát quy trình điều trị cho người thân của béMột số xét nghiệm cần thiết trước phẫu thuật đối với trẻ bị lỗ tiểu thấp là: Huyết đồ và chức năng đông máu trong vòng 1 tuần trước ngày phẫu thuật.Đối với trẻ bị lỗ tiểu thấp có dương vật nhỏ cần chích testosterone 3 liều liên tiếp cách nhau 1-3 tuần, kết thúc 1 tuần trước phẫu thuật.Xét nghiệm karyotype (Nhiễm sắc thể) trong trường hợp trẻ bị lỗ tiểu thấp thể nặng kèm tinh hoàn ẩn.3.2 Sau phẫu thuật:Sau khi phẫu thuật cho trẻ bị lỗ tiểu thấp, bé sẽ được theo dõi một số biểu hiện nhưTri giác sau gây mê, tổng trạng, sinh hiệu, da niêm.Tình trạng vết mổ: Băng có thấm máu, dịch hay không, quy đầu có hồng hào hay sưng nề với màu đỏ bầm- đen.Thông tiểu: Màu sắc, tính chất của nước tiểu (đục, có lẫn máu), số lượng nước tiểu qua thông.Lưu thông tiểu 5-7 hoặc 10 ngày tùy trường hợp (thể nặng hay nhẹ, kĩ thuật mổ, tình trạng nhiễm trùng sớm sau mổ cần rút ống sớm hơn). Thông tiểu phải được câu vào túi vô trùng, ghi ngày giờ đặt thông tiểu. Thay băng vết mổ sau 2-5 ngày với nước muối sinh lý, Betadin 2%, băng lại hoặc để hở (tùy theo tình trạng bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ).Trong thời gian sau phẫu thuật, trẻ bị lỗ tiểu thấp sẽ được kê một số loại thuốc như kháng sinh trong thời gian đặt thông tiểu, thuốc giảm đau, chống phù nề, giảm co thắt,... do vậy cha mẹ hoặc người thân phải theo dõi sát sao tình trạng bé để nắm được bé có bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc hay không. Sau khi phẫu thuật, trẻ sẽ được kê 1 số loại thuốc nên cha mẹ cần lưu ý theo dõi để nắm được liệu bé có bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ hay không Chăm sóc trẻ bị lỗ tiểu thấp trong thời gian nằm việnPhụ huynh được hướng dẫn theo dõi vết mổ của bé bằng cách quan sát xem băng có thấm máu hay không, quy đầu có hồng hào hay sưng bầm, vết mổ có tiết dịch, mủ.Phụ huynh được hướng dẫn cách theo dõi thông tiểuPhụ huynh được hướng dẫn cách treo túi câu nước tiểu đúng quy định.Cho bé ăn chế độ ăn tránh táo bón.Không để trẻ bị lỗ tiểu thấp sau phẫu thuật hoạt động quá mức (chạy nhảy, đùa giỡn)Chăm sóc trẻ bị lỗ tiểu thấp khi xuất viện:Phụ huynh cho uống thuốc theo toa, tái khám đúng hẹn (1 tuần, 1 tháng, 6 tháng, 1 năm) Tái khám để đánh giá kết quả, theo dõi và xử lý biến chứng.Cha mẹ cần theo dõi xem trẻ bị lỗ tiểu thấp sau phẫu thuật có gặp tình trạng, tiểu khó, bí tiểu, tiểu rò, tia tiểu nhỏ-yếu không để tái khám kịp thời.Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa: Cha mẹ cần đưa trẻ khám sớm ngay khi phát hiện, mổ sớm để tránh di chứng tâm lý và sinh lý về sau.Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành.Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/thay-vi-phi-tien-bo-sung-biotin-collagen-hay-an-nhung-thuc-pham-nay-20231005135135627.htm | 20231005 | Thay vì phí tiền bổ sung biotin, collagen, hãy ăn những thực phẩm này | Theo CNBC Make It, các thực phẩm bổ sung giúp làm đẹp đã trở nên phổ biến trong thập kỷ qua. Từ năm 2011 đến năm 2020, tỷ lệ người Mỹ cho biết đã dùng vitamin dành cho tóc, da và móng trong tháng qua đã tăng từ 2,5% lên 4,9%.
Nhưng các chuyên gia cảnh báo về tác dụng phụ và nguy hiểm. Ví dụ, một bài báo nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Học viện Da liễu Mỹ đã phát hiện ra rằng các chất bổ sung cho da, tóc và móng thường chứa nhiều biotin hơn nhu cầu của cơ thể con người.
Cách tự nhiên để bổ sung collagen, bitoin là từ một chế độ ăn uống cân bằng (Ảnh: Envato Elements).
Tiến sĩ Rebecca Hartman, trợ lý giáo sư chuyên ngành da liễu tại Trường Y Harvard và một trong các tác giả của nghiên cứu trên, cho biết, liều cao biotin có thể thay đổi kết quả xét nghiệm tuyến giáp, xét nghiệm troponin trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim…
Liều biotin được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 0,03 miligam. Trong một số sản phẩm, chất bổ sung này có hàm lượng gấp 650 lần, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ.
TS Hartman nói với Today rằng hàm lượng biotin cao ở mức độ đó có thể dẫn đến chẩn đoán sai về bệnh cường giáp và ảnh hưởng đến khả năng phát hiện cơn đau tim ở bệnh nhân của bác sĩ.
Tiến sĩ Adam Friedman, Chủ tịch khoa Da liễu tại Đại học George Washington (Mỹ), cũng cho biết, những tác dụng phụ này đôi khi có thể gây tử vong. Ai đó có thể chết vì cơn đau tim đã bị bỏ sót trong quá trình xét nghiệm. Chỉ số troponin không tăng ở một người đang dùng chất bổ sung biotin để mọc tóc.
TS Friedman cho biết biotin, hay vitamin B7, vitamin H thường được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm và vitamin tổng hợp, vì vậy mọi người hiếm khi cần bổ sung.
Cách tự nhiên để có được biotin và collagen là một chế độ ăn uống cân bằng
TS Hartman cho biết, hầu hết những tuyên bố cho rằng biotin tốt cho sức khỏe tóc, da và móng chỉ là giai thoại. Hầu hết mọi người đang nhận được một lượng nhỏ cần thiết thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Dữ liệu sơ bộ cho thấy collagen có thể làm cho làn da của bạn khỏe mạnh hơn, tuy nhiên TS Hartman cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để củng cố tuyên bố đó.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một chế độ ăn uống đầy đủ là cách tự nhiên và an toàn nhất để có được các chất dinh dưỡng giúp làm đẹp như biotin và collagen.
Thực phẩm giàu biotin bao gồm lòng đỏ trứng, đậu, quả hạch, các loại hạt.
Những thực phẩm giúp thúc đẩy sản xuất collagen gồm thịt, nước hầm xương, gelatin, sản phẩm bơ sữa, đậu, đậu nành.
Trái cây, rau lá xanh và rau củ cung cấp vitamin C, kẽm và đồng, giúp sản xuất collagen.
Trước khi dùng bất kỳ thực phẩm bổ sung nào, điều quan trọng là bạn phải tự hỏi mình những câu hỏi sau:
- Liệu sản phẩm đó thực sự có các thành phần hoạt động mà nó tuyên bố có?
- Bằng chứng nào hỗ trợ việc sử dụng số lượng cụ thể của sản phẩm cụ thể này?
- Đây có phải là công ty đáng tin cậy để mua sản phẩm cụ thể này không?
- Nó đã được bên thứ ba thử nghiệm chưa và nó có chứa bất kỳ chất gây độc hại nào không?
- Bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nó chưa?
TS Hartman và các bác sĩ da liễu khác lưu ý rằng, các chất bổ sung collagen, thường được quảng cáo là hỗ trợ sức khỏe làn da, thường có thể được sử dụng mà không cần lo lắng quá mức. Tuy nhiên, khi được kiểm nghiệm nhiều nhãn hiệu phổ biến có chứa các kim loại nặng độc hại như chì và thủy ngân.
"Việc sử dụng collagen có thể không gây hại gì, nhưng chúng tôi có quá ít hướng dẫn về việc đưa ra khuyến nghị về liều lượng phù hợp. Tôi không khuyên bệnh nhân của mình dùng biotin vì không có lợi ích gì thêm mà còn tiềm tàng tác hại", TS Friedman nói. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-nen-xet-nghiem-di-ung-thuc-pham-o-tat-ca-cac-benh-nhan-ibs-khong-vi | Có nên xét nghiệm dị ứng thực phẩm ở tất cả các bệnh nhân IBS không? | Bài được viết bởi Thạc sĩ - Bác sĩ Mai Viễn Phương - Trưởng Đơn nguyên Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa chức năng rất phổ biến, ảnh hưởng đến 10 – 20% người lớn ở Hoa Kỳ. Nó có thể là một tình trạng đa yếu tố liên quan đến một số cơ chế khác nhau như rối loạn vận động, nhạy cảm nội tạng, xử lý trung tâm, yếu tố di truyền, yếu tố tâm lý và viêm. Phản ứng có hại với thực phẩm cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong IBS, vì có đến 65% bệnh nhân IBS báo cáo rằng các triệu chứng của họ liên quan đến các loại thực phẩm cụ thể.
1. Dị ứng thực phẩm là gì?
Có tới 20% dân số báo cáo các phản ứng dị ứng với thực phẩm. Các triệu chứng được báo cáo không đặc hiệu và bao gồm đau bụng, buồn nôn, chướng bụng và tiêu chảy. Bệnh nhân mắc IBS có nhiều khả năng báo cáo phản ứng có hại với thực phẩm hơn so với dân số chung, với tỷ lệ hiện mắc cao hơn tới 50%.Dị ứng thực phẩm là một phản ứng qua trung gian miễn dịch và được phân loại là phản ứng IgE, phản ứng không phải IgE, hoặc phản ứng hỗn hợp (IgE và không phải IgE). Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm xảy ra tái phát và nhanh chóng (thường trong vòng vài phút) khi tiếp xúc với một loại thực phẩm nhất định. Đối với dị ứng thực phẩm qua trung gian IgE, cần phải xảy ra phản ứng quá mẫn với sự phát triển của các kháng thể IgE cụ thể đối với chất gây dị ứng thực phẩm (ví dụ như đậu phộng). Dị ứng thực phẩm không phải IgE do tế bào T làm trung gian thường chỉ giới hạn ở thời thơ ấu và bao gồm hội chứng viêm ruột do protein thực phẩm. Dị ứng thực phẩm hỗn hợp (qua IgE và không qua IgE) bao gồm dị ứng protein sữa bò, viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan và viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan.
2. Tần suất của dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm không phổ biến và chỉ xảy ra ở 1% –3% người lớn. Chúng có nhiều khả năng xảy ra ở những người bị dị ứng nhưng không có nhiều khả năng xảy ra ở những bệnh nhân IBS. Các loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở người lớn, dựa trên xét nghiệm IgE (với tỷ lệ phổ biến ước tính), là động vật có vỏ (2%), đậu phộng (0,6%), hạt cây (0,6%), cá (0,4%), lúa mì (0,4%), sữa bò (0,3%), trứng (0,2%) và vừng (0,1%).Việc chẩn đoán dị ứng thực phẩm dựa trên tiền sử phản ứng có thể lặp lại khi ăn một loại thực phẩm nào đó (ví dụ như ngứa vòm miệng và môi, phù mạch, đau bụng kinh, phù quanh ổ mắt, chứng khó nuốt, co thắt thanh quản, co thắt phế quản, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, nổi mày đay, hạ huyết áp và sốc phản vệ) kết hợp với thử nghiệm. Xét nghiệm chích da chỉ cho kết quả dương tính 50% ở những bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm thực sự. Mức IgE huyết thanh tương quan với khả năng xảy ra phản ứng lâm sàng với thực phẩm, mặc dù mức độ này không tương quan với cường độ của phản ứng. Độ nhạy của nồng độ IgE huyết thanh thấp; có thể bỏ qua tới 25% các phản ứng có ý nghĩa lâm sàng, bao gồm cả phản vệ. Dị ứng thực phẩm không có nhiều khả năng xảy ra ở bệnh nhân mắc IBS 3. Hầu hết các phản ứng dị ứng đối với thực phẩm thể hiện sự không dung nạp thực phẩm hoặc nhạy cảm với thực phẩm
Không dung nạp thực phẩm được định nghĩa là phản ứng không mong muốn với thực phẩm không qua trung gian miễn dịch. Những phản ứng này có thể phát triển vì nhiều lý do, bao gồm tác dụng dược lý của thực phẩm (ví dụ: Salicylate, amin hoạt tính, caffeine, glutamate, serotonin, tyramine và capsaicin), khiếm khuyết về enzym (ví dụ như lactase và sucrase-isomaltase), khiếm khuyết vận chuyển (ví dụ như fructose, glut-2 và glut-5), rối loạn chức năng (ví dụ như khó tiêu), hoặc các yếu tố tâm lý (ví dụ như chứng biếng ăn).Nhạy cảm với gluten là một trong những phản ứng thường được báo cáo liên quan tới thức ăn của bệnh nhân IBS. Ở nhiều bệnh nhân IBS bị ảnh hưởng, nó được cho là một phản ứng không qua trung gian bệnh học và thậm chí có thể là một phản ứng bất lợi đối với carbohydrate không thể tiêu hóa, không thể hấp thụ, fructan.
4. Không khuyến nghị xét nghiệm dị ứng thực phẩm ở bệnh nhân IBS trừ khi có các triệu chứng có thể tái phát liên quan đến dị ứng thực phẩm
Nhiều xét nghiệm được tiếp thị trên thị trường để chẩn đoán tình trạng không dung nạp thực phẩm; tuy nhiên, không có xét nghiệm nào là đã được xác nhận và hầu hết đều không phải trải qua những thử nghiệm nghiêm ngặt. Đánh giá kháng thể thực phẩm Ig chưa được xác nhận và hiện nay, không được khuyến nghị. Kết quả của xét nghiệm hoạt hóa bạch cầu rất hấp dẫn nhưng cần phải được xác nhận.Tóm lại, độ đặc hiệu thấp của các xét nghiệm dị ứng thực phẩm sẽ mang lại nhiều kết quả dương tính giả. Tỷ lệ dị ứng thực phẩm ở người lớn thấp cùng sự phát hiện rằng bệnh nhân IBS không có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm và các đặc điểm xét nghiệm chẩn đoán kém (xét nghiệm nồng độ IgE trong huyết thanh và xét nghiệm chích da) làm cho chúng này không hiệu quả và tối ưu về chi phí để kiểm tra bệnh nhân IBS về dị ứng thực phẩm. Những bệnh nhân IBS chỉ nên đi làm xét nghiệm chẩn đoán dị ứng thực phẩm nếu có các triệu chứng lặp lại khi sử dụng một loại thực phẩm nhất định.Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác. Nguồn tham khảo: journals.lww.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/chua-trung-co-nguy-hiem-16994258.htm | 29-03-2015 | Chửa trứng có nguy hiểm? | Tôi 35 tuổi, mới lấy chồng được 2 năm nhưng chưa có con mặc dù đã có thai 2 lần nhưng đều bị sẩy, bác sĩ nói bị chửa trứng. Tôi hoang mang chưa hiểu bệnh này như thế nào, có nguy hiểm không và nguyên nhân bệnh. Mong bác sĩ tư vấn giùm.
Lê Hương Giang
(Hà Tĩnh)
Bình thường nhau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai trong thời kỳ thai nghén. Khi nhau thai sản sinh quá mức, phát triển thành khối không được kiểm soát được sẽ được gọi là chửa trứng. Gọi là chửa trứng vì trong dạ con có nhiều nang trông như các quả trứng hoặc chùm nho. Chửa trứng có những biểu hiện khá điển hình, đó là: nghén nặng, nôn hoặc buồn nôn; chảy dịch đầu vú bất thường; bụng to nhanh, nếu sẩy thai trứng sẽ ra máu âm đạo, thậm chí băng huyết, đau bụng dưới... Biến chứng có thể gặp của thai trứng là ung thư gai rau.
Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây chửa trứng. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học cho thấy có thể do sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp thai trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ. Nếu phụ nữ mang thai trên 35 tuổi, quá trình thụ tinh dễ gặp bất thường. Ngoài ra, những nguyên nhân như sai sót ở trứng, bất thường ở dạ con, thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, acid folic... dễ có nguy cơ bị thai trứng toàn phần. Bình thường, chửa trứng không nguy hiểm vì khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo lấy hết nhau thai hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ nữa.
BS.
Phương Thu
Có nên thường xuyên uống trà buổi sáng?
Xử trí khi bị bỏng bô xe máy
Hen phế quản và cách phòng ngừa hiệu quả |
https://tamanhhospital.vn/bai-tap-the-duc-cho-nguoi-bi-thoai-hoa-khop-goi/ | 22/06/2021 | Top 5+ bài tập thể dục cho người bị thoái hóa khớp gối | Về cơ bản, khớp gối bị tổn thương do thoái hóa không thể chữa lành hoàn toàn. Mặc dù vậy, việc cố gắng thực hiện các bài tập thể dục cho người bị thoái hóa khớp gối đều đặn vẫn có thể làm chậm quá trình thoái hóa, đồng thời hỗ trợ cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Sử dụng thuốc giảm đau là lựa chọn chữa trị đầu tiên của không ít người đang gặp rắc rối với tình trạng thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây không phải là biện pháp khắc phục dài lâu, vì một số thuốc giảm đau có nguy cơ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, thận, tim mạch…
Chính vì vậy, hiện nay, nhiều chuyên gia đã đề xuất một giải pháp cải thiện hiệu quả hơn tình trạng sưng, đau ở khớp bằng các bài tập. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu rõ hơn về lợi ích của việc tập luyện cũng như top 5+ bài tập thể dục cho người bị thoái hóa khớp gối.
Mục lụcTập thể dục đem lại lợi ích gì cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối?Điểm danh top 5 bài tập thể dục cho người bị thoái hóa khớp gối1. Tập cơ tứ đầu đùi2. Bài tập giãn cơ gân khoeo3. Bài tập cơ mông cho người bị thoái hóa khớp gối4. Giãn cơ bắp chân5. Một số bài tập thể dục khác dành cho người bị thoái hóa khớp gốiNgười bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý gì khi tập thể dục?Tập thể dục đem lại lợi ích gì cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối?
Trước tiên, bệnh nhân cần xác định rõ là không thể điều trị thoái hóa khớp gối bằng các bài tập thể dục. Mặc dù vậy, phương pháp này vẫn có thể đem lại những ích lợi như: (1)
Thuyên giảm triệu chứng khi khớp bị thoái hóa, bao gồm cả những cơn đau dai dẳng khó chịu hay tình trạng sưng, cứng khớp…
Giảm bớt áp lực tác động lên khớp gối suy yếu bằng cách:
Tăng cường sức khỏe cơ bắp xung quanh
Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
Duy trì tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp gối
Nâng cao sức khỏe tổng thể, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng liên quan như các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Ban đầu, việc tập thể dục có thể gây nhiều khó khăn cho người bệnh nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện sau đó. Kết hợp việc luyện tập cùng với các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối được chỉ định từ bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và dễ dàng quay lại với cuộc sống thường nhật.
Điểm danh top 5 bài tập thể dục cho người bị thoái hóa khớp gối
Các bài tập thể dục chữa đau khớp gối do thoái hóa thường tập trung vào cơ tứ đầu đùi, cơ gân khoeo và cơ mông nhằm hỗ trợ bảo vệ và duy trì chức năng khớp gối, đồng thời giúp ngăn ngừa chấn thương xảy ra (2). Top 5 bài tập dành cho khớp gối suy yếu được đánh giá cao có thể kể đến như sau:
1. Tập cơ tứ đầu đùi
Cơ tứ đầu đùi đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đầu gối nên ở những người có khớp gối suy yếu do thoái hóa, rèn luyện cơ tứ đầu đùi là điều cần thiết. Để thực hiện bài tập này, người bệnh cần:
Nằm ngửa trên sàn
Co một chân và duỗi một chân
Cuộn một chiếc khăn và đặt bên dưới đầu gối của chân đang duỗi
Từ từ siết chặt cơ tứ đầu đùi ở chân đang duỗi và giữ yên trong vòng 5 giây, sau đó từ từ thả lỏng trở lại
Tạm nghỉ 5 giây rồi tiếp tục lặp lại động tác siết chặt cơ trên
Tập mỗi ngày 3 đợt, mỗi đợt 10 lần, đồng thời đừng quên đổi chân trong lúc tập
Ngoài ra, bệnh nhân thoái hóa khớp gối cũng có thể tập luyện nhóm cơ này bằng bài tập nâng chân thẳng với các bước thực hiện như sau:
Nằm ngửa trên sàn
Duỗi thẳng một chân, đồng thời co chân còn lại để hỗ trợ phần lưng dưới
Siết chặt cơ tứ đầu đùi ở chân đang duỗi, đồng thời nâng thẳng chân này lên sao cho đầu gối của 2 chân ngang nhau
Duy trì tư thế trên trong vài giây rồi từ từ hạn chân xuống sàn trong khi vẫn siết chặt cơ đùi
Lặp lại động tác nâng thẳng chân như trên
Thực hiện bài tập mỗi ngày 3 đợt, mỗi đợt 10 lần và đổi chân trong lúc tập
2. Bài tập giãn cơ gân khoeo
Căng cơ gân khoeo là vấn đề thường gặp ở những người bị thoái hóa khớp gối. Bài tập dưới đây không chỉ giúp khắc phục tình trạng này mà còn góp phần cải thiện tính linh hoạt cũng như phạm chi chuyển động của khớp gối.
Các bước luyện tập bao gồm:
Nằm ngửa trên sàn với 2 chân duỗi thẳng
Dùng dây dài (có thể thay thế bằng khăn dài, hoặc dùng tay) vòng qua một lòng bàn chân
Sử dụng tay kéo căng dây để nâng cao chân cho đến khi cảm thấy cơ ở mặt sau đầu gối và đùi căng nhẹ
Duy trì tư thế trên trong 30 giây rồi từ từ hạ chân xuống
Lặp lại các động tác trên với chân còn lại
Thực hiện bài tập mỗi ngày 1 đợt, mỗi đợt 3 lần ở cả 2 chân
3. Bài tập cơ mông cho người bị thoái hóa khớp gối
Mục đích của bài tập này là rèn luyện cơ mông nhằm hỗ trợ kiểm soát phần thân, ổn định chân và giữ thăng bằng khi bệnh nhân đứng hoặc đi bộ. Quy trình tập luyện sẽ gồm:
Nằm sấp trên bề mặt phẳng với 2 chân duỗi thẳng
Kê gối bên dưới nhằm hỗ trợ giữ thẳng lưng
Siết chặt cơ mông và nâng nhẹ một chân lên cao (chân vẫn duỗi thẳng)
Duy trì tư thế trong vài giây rồi từ từ hạ chân xuống
Thực hiện bài tập mỗi ngày 3 đợt, mỗi đợt 10 lần với cả 2 chân
4. Giãn cơ bắp chân
Tác dụng của bài tập thoái hóa khớp gối này giúp duy trì tính linh hoạt của cẳng chân và mắt cá, đồng thời cải thiện khả năng giữ thăng bằng khi đi lại.
Các bước luyện tập gồm có:
Đứng đối mặt với tường, chống tay lên tường để hỗ trợ giữ thăng bằng
Bước một chân lên trước và từ từ khuỵu gối xuống
Chân còn lại duỗi thẳng ra sau, lưu ý không nhấc gót chân khỏi mặt sàn
Tiếp tục khuỵu gối chân trước và duỗi thẳng chân sau cho đến khi cảm thấy cơ bắp chân sau căng nhẹ
Duy trì trong 30 giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu
Lặp lại động tác trên 3 lần rồi đổi chân
Thực hiện bài tập mỗi ngày 1 lần
5. Một số bài tập thể dục khác dành cho người bị thoái hóa khớp gối
Các bài tập dưới đây có thể giúp chữa đau khớp gối bị thoái hóa bằng cách tăng sức mạnh cho cả 3 nhóm cơ tứ đầu đùi, cơ gân khoeo và cơ mông. Bệnh nhân có thể tập luyện theo hướng dẫn sau:
Squat một nửa
Đứng thẳng, 2 chân rộng bằng vai
Duỗi thẳng 2 tay ra trước hoặc chắp hoa sen
Từ từ khuỵu gối xuống thành tư thế nửa ngồi
Giữ lưng thẳng, không chúi người về phía trước
Duy trì tư thế nửa ngồi trong 5 giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu
Thực hiện bài tập 3 đợt, mỗi đợt 10 lần
Nhún 1 chân
Đứng thẳng, có thể chuẩn bị sẵn ghế để vịn vào nhằm hỗ trợ giữ thăng bằng nếu cần thiết
Duỗi thẳng 1 chân về phía trước và nâng lên khoảng 30cm
Từ từ khuỵu gối chân còn lại để tạo thành tư thế chuẩn bị ngồi lên ghế, tránh để chân duỗi bắt chéo chân đang khuỵu xuống
Duy trì trong 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu
Thực hiện bài tập 3 đợt, mỗi đợt 4 lần ở mỗi chân
Ngoài những bài tập kể trên, một số môn thể thao như đi bộ hay bơi lội cũng giúp ích rất nhiều cho tình trạng đầu gối của bệnh nhân. Xem chi tiết các hướng dẫn cần ghi nhớ khi bệnh nhân thoái hóa khớp gối thực hiện đi bộ tại đây.
Người bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý gì khi tập thể dục?
Tập thể dục có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn sẽ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây trong lúc thực hiện các bài tập để đảm bảo hiệu quả tập luyện, đồng thời hạn chế nguy cơ phát sinh biến cố ngoài ý muốn:
Đảm bảo tập đúng tư thế để phòng ngừa chấn thương
Tập thể dục với cường độ và tần suất vừa phải, tốt nhất là mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày khoảng 30 phút đối với người có khớp gối suy yếu do thoái hóa
Chườm ấm khoảng 20 phút trước khi bắt đầu tập luyện có thể giúp giảm đau và cứng khớp gối
Chườm lạnh khoảng 10 – 15 phút sau khi tập thể dục sẽ giúp thuyên giảm tình trạng sưng đau khớp gối do tập luyện lúc đầu
Nếu phải sử dụng thuốc giảm đau, hãy đảm bảo uống trước khi luyện tập 45 phút
Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối trong giai đoạn đầu của quá trình tập luyện. Vì đây là những bài tập vận động cường độ thấp, sẽ giúp đầu gối của bạn không bị quá tải khi chưa quen với các bài tập kể trên.
Lưu ý: Cường độ tập luyện sẽ phụ thuộc vào tình trạng và giai đoạn thoái hóa khớp gối. Thực hiện các bài tập không phù hợp nếu khớp gối đang ở giai thoái hóa nặng sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy, hãy luôn tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/hoang-mang-vi-ngoai-50-tuoi-van-rao-ruc-chuyen-ay-bac-si-go-roi-20220603073531285.htm | 50 | Hoang mang vì ngoài 50 tuổi vẫn rạo rực "chuyện ấy": Bác sĩ gỡ rối | Ngoài 50 tuổi vẫn rạo rực chuyện ấy
Bà N.H.N., 50 tuổi (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hiện đang kinh doanh một chuỗi siêu thị trên địa bàn.
Dù đã ở tuổi mãn kinh, bà và chồng vẫn "rạo rực" chuyện ấy nên hai người vẫn duy trì quan hệ đều đặn, mặc dù tần suất có ít hơn thời còn trẻ.
Tuy nhiên, bà vẫn thường xuyên đắn đo, suy nghĩ về việc mình đã mãn kinh nhưng vẫn ham muốn quan hệ tình dục. Vì xung quanh bà vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến cho rằng, quan hệ tình dục ở tuổi này là "đổ đốn", "mất nết".
Đây là một trường hợp ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tư vấn trong thời gian gần đây.
Trên thực tế, câu chuyện của bà N. cũng là nỗi niềm chung của nhiều phụ nữ đang ở độ tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh.
Nhu cầu chuyện ấy tuổi trung niên có phải bất thường?
Theo BS Thành, có 2 nguyên nhân chính khiến phụ nữ ở tuổi trung niên vẫn còn "rạo rực" chuyện ấy.
Thứ nhất, giai đoạn khoảng 50 tuổi thường là thời kỳ viên mãn của người phụ nữ cả về địa vị, công việc và con cái. Không còn phải lo nghĩ, nên đây thường là độ tuổi "hồi xuân" của phụ nữ.
ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
"Con cái đã đi làm, kinh tế ổn định nên nhiều cặp vợ chồng ở độ tuổi này có nhiều không gian riêng với nhau, tạo điều kiện cho họ gần gũi", BS Thành phân tích.
Nguyên nhân thứ hai, xuyên suốt giai đoạn 40 - 50 tuổi, người phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Trong thời kỳ này, nội tiết tố của người phụ nữ dao động mạnh. Dao động nội tiết tố dẫn đến những dao động về chu kỳ kinh nguyệt và theo dây chuyền là dao động trong nhu cầu tình dục.
"Trong giai đoạn này, kinh nguyệt của phụ nữ sẽ không đều, có nhiều tháng không có, có tháng lại bị 2 lần. Những tháng không có kinh, đồng nghĩa giảm nội tiết tố nên cũng không có ham muốn. Ngược lại những tháng có kinh, chị em lại rạo rực chuyện ấy", BS Thành cho hay.
Chính sự thay đổi thất thường trong nhu cầu quan hệ này cũng dẫn đến tâm lý lo âu, khi chính phụ nữ cũng hoang mang không hiểu được cơ thể mình.
"Trong thời kỳ này, các cặp vợ chồng nên sẵn sàng tâm lý, khi cảm thấy rạo rực, có ham muốn nên tận dụng để cùng nhau thăng hoa. Ngược lại giai đoạn không còn ham muốn thì cần có sự san sẻ, quan tâm nhau", BS Thành khuyến cáo.
Trên thực tế, ham muốn tình dục ở tuổi trung niên là điều hết sức bình thường. Khi mãn kinh, phụ nữ không thể mang thai được nữa. Tuy nhiên đó không phải là lí do để họ ngừng quan hệ tình dục. Nhiều phụ nữ thích và thỏa mãn trong việc quan hệ tình dục đến cả khi tuổi già.
Ở độ tuổi trung niên, họ vẫn có quyền được hưởng thụ đời sống tình dục thăng hoa. Điều này không có gì là "đổ đốn" như nhiều người vẫn nghĩ.
Cũng theo chuyên gia này, do sự khan hiếm của các hình mẫu cho tình dục ở tuổi trung niên và sau trung niên, nhiều phụ nữ tin rằng, tình dục sẽ tự nhiên kết thúc tại một thời điểm nhất định. Do đó, khi phụ nữ bắt đầu cảm thấy những thay đổi trong thời kì mãn kinh, họ đôi khi tự cho rằng mình không nên quan hệ tình dục nữa.
"Quan niệm rằng, không nên quan hệ tình dục khi trên 50 tuổi là sai lầm. Có một sự thật là những người thậm chí đã lên chức ông bà có thể đã (hoặc đang) có quan hệ tình dục", BS Thành nói.
Chuyên gia này dẫn chứng một nghiên cứu gần đây trên hơn 2.000 phụ nữ để chứng minh cho vấn đề này.
Theo đó, gần 60% trong số những người từ 60 tuổi trở lên đã kết hôn hoặc sống chung với bạn tình thừa nhận có hoạt động tình dục. Hơn nữa, 37% phụ nữ từ 80 tuổi trở lên thừa nhận có bạn tình và đang hoạt động tình dục.
"Ở khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, chưa cởi mở, tiếp thu đúng về vấn đề tình dục của người trung niên. Không có gì đáng xấu hổ hoặc trái tự nhiên khi bạn có ham muốn kể cả khi đã lớn tuổi", BS Thành nhấn mạnh. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-gay-benh-hoang-tuong-lo-lang-vi | Nguyên nhân gây bệnh hoang tưởng lo lắng | Bệnh hoang tưởng lo lắng là một dạng bệnh tâm thần nghiêm trọng. Bệnh nhân không thể phân biệt được rõ ràng đâu là sự thật, đâu là những gì mà họ tưởng tượng ra.
1. Bệnh hoang tưởng là gì?Bệnh hoang tưởng (rối loạn hoang tưởng) có biểu hiện đặc trưng là thường xuyên gặp ảo giác. Người bệnh tưởng tượng ra những tình huống có thật nhưng khó xảy ra (ví dụ: Bị đầu độc, bị theo dõi, được thần tượng yêu thầm,...). Sự ảo tưởng này chủ yếu liên quan tới nhận thức lệch lạc. Ngoài ra, số khác gặp tình trạng ảo tưởng kỳ quái khi bệnh nhân không ngừng tưởng tượng về những việc không thể xảy ra như: Ảo giác biến hình, lo sợ bị người ngoài hành tinh bắt cóc,...Trong khi đó, hoạt động giao tiếp xã hội và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh hoang tưởng lo lắng gần như không có gì khác biệt so với người bình thường. Trong một số trường hợp, những ảo tưởng diễn ra thường xuyên khiến bệnh nhân có xu hướng tự thu mình vào thế giới riêng.Bệnh rối loạn hoang tưởng thường xảy ra ở giai đoạn giữa và cuối đời. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
2. Các dạng bệnh hoang tưởngDựa trên biểu hiện của bệnh nhân, các chuyên gia tâm thần phân chia rối loạn hoang tưởng thành các dạng thường gặp sau:Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình: Bệnh nhân tin rằng họ được một người nổi tiếng hoặc xuất sắc hơn họ về nhiều mặt đang yêu mình say đắm. Điều này dẫn tới hành vi rình rập, cố gắng liên lạc với đối tượng đó;Rối loạn hoang tưởng ghen tuông: Người bệnh bị ám ảnh bởi sự phản bội, luôn nghi ngờ về lòng chung thủy của người yêu, bạn đời. Họ sẽ làm mọi cách để chứng minh rằng điều họ nghĩ là đúng;Bệnh vĩ cuồng: Bệnh nhân có nhận thức quá mức về sức mạnh, giá trị, kiến thức của bản thân. Họ luôn tin rằng mình có tài năng tuyệt vời, được nhiều người ngưỡng mộ;Hoang tưởng truy đuổi: Người bệnh luôn sợ hãi, lo âu vì nghĩ rằng bản thân hoặc những người xung quanh đang bị theo dõi, ngược đãi hoặc ám hại. Vì vậy, họ có xu hướng báo cáo cho cơ quan pháp lý mà không có bằng chứng xác thực;Rối loạn dạng cơ thể: Là tình trạng một người cảm thấy lo lắng cực độ về những triệu chứng thể chất. Người bệnh cũng tin rằng bản thân có quá nhiều khiếm khuyết trên cơ thể;Rối loạn hỗn hợp: Bệnh nhân có trên 2 dạng rối loạn hoang tưởng kể trên.Bên cạnh đó, người bị rối loạn hoang tưởng còn có các triệu chứng đặc trưng như: Thường xuyên tức giận, khó chịu, tâm trạng tồi tệ,... Bệnh nhân nhìn thấy hoặc nghe thấy những gì bản thân cho là có. Bệnh hoang tưởng lo lắng là một dạng bệnh tâm thần nghiêm trọng 3. Nguyên nhân gây bệnh hoang tưởngNguyên nhân chính xác gây bệnh hoang tưởng lo lắng vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, các nhà tâm thần học đang xem xét một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy chứng rối loạn hoang tưởng xảy ra phổ biến hơn ở những gia đình có người bị rối loạn ảo giác hoặc tâm thần phân liệt. Do đó, các chuyên gia tin rằng chứng hoang tưởng có thể do di truyền;Yếu tố sinh học: Các nguyên gia đang nghiên cứu nguyên lý mà rối loạn hoang tưởng xảy ra. Theo đó, vùng não bất thường kiểm soát suy nghĩ và nhận thức có thể liên kết với các triệu chứng hoang tưởng;Môi trường và tâm lý: Nhiều bằng chứng cho thấy sự căng thẳng kéo dài có thể kích hoạt những vấn đề về sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng rượu, bia, chất kích thích,... cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, những người có xu hướng bị cô lập như người câm điếc, người nhập cư,... có xu hướng bị rối loạn hoang tưởng cao hơn;Ngoài ra, các nguyên nhân khác như làm tăng kích hoạt hệ miễn dịch (do viêm hoặc bệnh tự miễn), có cha đã lớn tuổi, mắc một số biến chứng khi sinh (suy dinh dưỡng, tiếp xúc với chất độc hoặc virus tác động tới sự phát triển của não bộ), dùng thuốc hướng thần trong độ tuổi thiếu niên và thanh thiếu niên.Nếu có những yếu tố nguy cơ cao kể trên, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh kịp thời.
4. Bệnh hoang tưởng gây hệ lụy gì?Bệnh hoang tưởng có thể dẫn đến những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho người bệnh và những người xung quanh. Cụ thể:Hoang tưởng khiến bệnh nhân luôn lo ngại, nghi kỵ những người xung quanh, làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội, tăng nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình;Bệnh nhân bị hoang tưởng gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong công việc do không thể làm việc nhóm;Người bị hoang tưởng thường dễ nóng nảy, giận dữ và có thể tấn công người khác. Thậm chí, trong một số trường hợp xấu, bệnh nhân hoang tưởng có thể giết người;Bệnh hoang tưởng khi tiến triển nặng có thể khiến người bệnh có suy nghĩ tiêu cực, thậm chí tự sát. Với các vấn đề về thần kinh, liệu pháp tâm lý được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn 5. Bệnh hoang tưởng có chữa được không? Chẩn đoán và điều trịRối loạn hoang tưởng là bệnh lý mãn tính. Người bệnh thường không thừa nhận bản thân mắc bệnh nên từ chối các phương pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, đúng cách thì có thể giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh, thậm chí giúp bệnh nhân phục hồi hoàn toàn. Do đó, người bệnh nên nhìn nhận hoang tưởng là một căn bệnh cần chữa trị, không nên giấu bệnh và từ chối điều trị.5.1 Chẩn đoán rối loạn hoang tưởngNếu 1 người có dấu hiệu của bệnh hoang tưởng lo lắng, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát và chuyên sâu cho bệnh nhân. Hiện chưa có xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chụp ảnh não bộ, xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh có triệu chứng tương tự (động kinh, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chứng mê sảng, bệnh Alzheimer,...).Trường hợp không tìm thấy nguyên nhân vật lý nào gây ra các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân, đánh giá triệu chứng và hành vi để xác định tình trạng của người bệnh.Người bệnh sẽ được thực hiện chẩn đoán rối loạn hoang tưởng nếu có các yếu tố sau:Có 1 hoặc nhiều ảo tưởng kỳ quặc kéo dài trên 1 tháng;Không có tiền sử tâm thần phân liệt;Cuộc sống bị ảnh hưởng bởi các ảo tưởng;Xuất hiện các cơn trầm cảm hoặc hưng cảm;Không bị trầm cảm nặng, không lạm dụng thuốc và không mắc các vấn đề sức khỏe khác.
5.2 Điều trị bệnh hoang tưởng2 phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất là: Tâm lý trị liệu và dùng thuốc. Tùy từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và phác đồ điều trị phù hợp nhất.Tâm lý trị liệu:Với các vấn đề về thần kinh, liệu pháp tâm lý được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn. Phương pháp này tiếp cận được tình trạng của người bệnh, có hiệu quả cao và lâu dài. Tâm lý trị liệu có thể kết hợp với sử dụng thuốc để giúp người bệnh đối phó với tình trạng căng thẳng liên quan tới ảo tưởng. Tuy nhiên, rối loạn hoang tưởng là bệnh khó điều trị bởi bệnh nhân thường kém hiểu biết và không nhận thức là bản thân mình mắc bệnh.Các liệu pháp tâm lý thường được áp dụng trong điều trị hoang tưởng lo lắng gồm:Liệu pháp tâm lý cá nhân: Giúp người bệnh tự nhìn nhận, điều chỉnh những suy nghĩ đang bị bóp méo;Liệu pháp hành vi nhận thức: Giúp người bệnh học cách nhận biết, thay đổi cách suy nghĩ và hành vi dẫn đến ảo giác.Bên cạnh đó, cần thực hiện trị liệu gia đình để giúp người thân có thể hỗ trợ bệnh nhân hoang tưởng điều trị bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, với những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tự làm tổn thương mình và người khác thì cần nhập viện điều trị cho tới khi tình trạng sức khỏe tâm thần ổn định hơn. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc an thần để điều trị bệnh hoang tưởng lo lắng Điều trị bằng thuốc:Nhiều nghiên cứu cho thấy gần 50% số bệnh nhân rối loạn hoang tưởng có sự cải thiện sau khi dùng thuốc. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh hoang tưởng lo lắng là nhóm thuốc chống loạn thần gồm:Thuốc chống loạn thần thông thường: Còn được gọi là thuốc an thần, dùng điều trị rối loạn tâm thần từ những năm 1950. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể dopamine trong não bộ (dopamine là 1 chất dẫn truyền thần kinh liên quan tới sự phát triển các ảo tưởng);Thuốc chống loạn thần không điển hình: Là những loại thuốc mới, giúp điều trị các triệu chứng của bệnh hoang tưởng và có ít tác dụng phụ hơn so với loại thuốc kể trên. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể dopamine và serotonin trong não;Các loại thuốc khác: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm để điều trị triệu chứng lo âu nếu chúng xảy ra cùng lúc với rối loạn hoang tưởng. Nếu bệnh nhân bị lo lắng, khó ngủ thì có thể sử dụng thuốc an thần.Thay đổi lối sống:Bạn có thể thay đổi lối sống để đối phó tốt hơn với chứng rối loạn hoang tưởng. Cụ thể:Tích cực phối hợp với kế hoạch điều trị của bác sĩ;Chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo tình trạng hoang tưởng để kịp thời điều trị;Hoạt động thể chất và tập thể dục nhiều hơn để giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Các hình thức tập luyện như đi bộ, chạy bộ, bơi,... là lựa chọn tốt cho bệnh nhân;Tránh xa thuốc lá, rượu và chất kích thích để giảm triệu chứng lo lắng, trầm cảm, tránh gây tương tác thuốc;Ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ và khoa học, tránh căng thẳng ở nơi làm việc;Cởi mở và trung thực với bác sĩ, dùng thuốc đúng theo chỉ định, không được ngừng thuốc nếu chưa được bác sĩ đồng ý, giữ tâm lý lạc quan, thoải mái,... để được hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.Cho đến nay, các chuyên gia sức khỏe tâm thần vẫn chưa tìm được biện pháp ngăn ngừa chứng bệnh hoang tưởng lo lắng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân sớm quay lại hòa nhập với cộng đồng. Vì vậy, khi có dấu hiệu cảnh báo rối loạn hoang tưởng hoặc có những nguy cơ cao mắc bệnh, người bệnh nên đi khám ngay. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hat-com-benh-ngoai-da-thuong-gap-vi | Hạt cơm: Bệnh ngoài da thường gặp | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bệnh hạt cơm hay nhiều người còn gọi là mụn cơm, mụn cóc là một bệnh ngoài da. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tính thẩm mỹ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều hơn cả là ở người trẻ tuổi.
1. Bệnh hạt cơm là gì?
Bệnh hạt cơm là bệnh ngoài da do virus gây u nhú là Papovavirus (tên tiếng anh: Human Papilloma Virus) thuộc nhóm HPV gây ra. HPV có khoảng trên 100 tuýp, mỗi tuýp gây bệnh sẽ liên quan tới một vùng da và một tổ chức riêng biệt.Hạt cơm có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như niêm mạc, cơ quan sinh dục, vùng hậu môn... Hạt cơm có các dạng chính là hạt cơm thông thường, hạt cơm lòng bàn chân, bàn tay, hạt cơm phẳng, hạt cơm hậu môn, sinh dục. Trong đó hạt cơm thường và hạt cơm phẳng là 2 dạng bệnh hạt cơm thường gặp nhất.1.1 Hạt cơm thường là gì?Dấu hiệu ban đầu có thể nhận diện lúc đầu là xuất hiện các nốt sần nhỏ, giống màu da, bề mặt mụn sần sùi thô ráp, cứng, chắc, nhô cao hơn so với bề mặt da xung quanh.Vị trí khu trú của hạt cơm có thể mọc ở bất kì vị trí nào trên da. Vị trí người bị hay gặp phải nhất là ở mu bàn tay, bàn chân, ngón tay và ngón chân. Hạt cơm không gây đau đớn cho người mắc, trừ khi bóp vào mụn hoặc ấn mạnh vào hạt cơm thì mới cảm nhận thấy đau. Mụn cơm thường xuất hiện ở mu bàn tay, trên các ngón tay 1.2 Hạt cơm phẳng là gì?Hạt cơm phẳng xuất hiện do HPV tuýp 3, 10, 28 và 49 gây nên. Loại này có biểu hiện là xuất hiện những sẩn dẹt, phẳng, chỉ hơi gờ nhẹ trên mặt da, không sần sùi nhiều như hạt cơm thông thường, kích thước mụn nhỏ, chỉ từ 1mm đến 5mm.Mụn có dạng hình tròn hoặc đa giác, màu như màu da hoặc hơi ngả vàng xám, ranh giới rõ. Vị trí hạt cơm phẳng thường gặp là ở mặt, mu tay, cẳng tay, cẳng chân và phần trên của ngực.
2. Bệnh hạt cơm có lây không?
Bệnh hạt cơm rất dễ lây lan. Bệnh có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với da qua những tổn thương nhỏ như bị trầy xước hoặc cào, gãi. Những hành động này sẽ dễ tạo điều kiện do virus xâm nhập. Hoặc lây nhiễm virus có thể gián tiếp qua các vật dụng bị nhiễm như các dụng cụ cầm tay, đi chung giày dép, dùng chung đồ sinh hoạt, chung hồ bơi hay nhà tắm công cộng.Nếu bệnh nhân gãi hoặc chà xát sẽ tạo thành các vệt. Chúng lan theo đường gãi, gây nhiễm trùng da. Với các bệnh nhân nữ có thói quen cạo lông chân, có thể làm lây lan thành các mụn dày đặc...Những người bị suy giảm miễn dịch như bị bệnh AIDS, ghép tạng... sẽ dễ bị hạt cơm nhiều và lan rộng hơn.Bệnh hạt cơm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, để lâu hạt cơm sẽ mọc nhiều, lan rộng. Bệnh hạt cơm có thể bị lây lan khi tiếp xúc với da bị gãi trầy xước 3. Điều trị mụn hạt cơm
Dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố, phương pháp này hữu hiệu đối với những loại mụn hạt cơm khô mọc tại trên mặt, mu bàn chân hay dương vật.Đối với các hạt cơm ở lòng bàn chân người ta còn có thể điều trị bằng cách cắt mụn cơm, sau đó bôi thuốc acid salicylic 40% rồi băng lại. Băng trong khoảng 5 ngày rồi bỏ đi, liên tục thực hiện như thế trong hàng tuần hoặc cả tháng để điều trị dứt điểm mụn cơm. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, hiệu quả và hầu như không có tác dụng phụ gây ra cho người mắc.Ngoài ra còn có thể dùng kem hoặc gel đặc trị để bôi lên mụn hạt cơm.Liệu pháp laser CO2 là một trong những phương pháp điều trị mụn hạt cơm được nhiều người lựa chọn để loại bỏ mụn hạt cơm do phương pháp này hiệu quả cao, trị dứt điểm mụn hạt cơm, vị trí mọc mụn cơm ở dưới móng, mụn cơm mọc ở gan bàn chân.Với những vị trí nhạy cảm mọc mụn, hoặc mụn to, lan nhiều, bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng phương pháp dân gian mà nên đến các bệnh viện chuyên khoa da liễu để được bác sĩ kiểm tra, điều trị một cách khoa học, tránh xảy ra những biến chứng.
4. Phòng tránh bị mụn hạt cơm
Để phòng tránh bị mụn hạt cơm, cần tránh tiếp xúc, không nên cào hay giật mụn vì nó sẽ gây tổn thương hạt cơm đã xuất hiện, nhiễm khuẩn chúng có thể mọc trở lại.Vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng.Nếu đã bị hạt cơm, không tự ý điều trị, cần tới các cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ da liễu để khám và điều trị càng sớm càng tốt. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dai-dich-cum-tay-ban-nha-1918-vi | Đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 | Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử. Dịch bệnh đã lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới (khoảng một phần ba dân số lúc đó) và khiến 50 triệu người tử vong. Đại dịch cúm 1918 được phát hiện lần đầu tiên ở Châu Âu, Hoa Kỳ và một phần của Châu Á trước khi nhanh chóng lan rộng khắp ra khắp thế giới. Vào thời điểm đó chưa có vắc-xin phòng bệnh cũng như không có thuốc điều trị hiệu quả cho căn bệnh này.
1. Cúm là gì?
Cúm là chỉ một loại virus tấn công vào hệ hô hấp. Virus cúm rất dễ lây lan, khi người bệnh ho hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt dịch tiết sẽ phát tán vào trong không khí, đem theo virus và có thể lây lan cho bất kỳ ai ở gần và hít phải. Ngoài ra, nếu bạn chạm vào thứ gì đó có virus trên đó và sau đó đưa tay lên miệng, mũi hoặc mắt thì cũng có thể bị nhiễm bệnh.Virus cúm có thể biến đổi nhanh chóng. Dịch cúm xảy ra hàng năm và mức độ nghiêm trọng khác nhau, một phần phụ thuộc vào loại virus đang lây lan.Cúm thường xảy ra theo mùa, phần nhiều là từ cuối mùa thu sang mùa xuân. Trong một năm điển hình, đã có hơn 200.000 người Mỹ phải nhập viện vì các biến chứng liên quan đến cúm. Và trong ba thập kỷ qua, đã có khoảng 3.000 - 49.000 ca tử vong liên quan đến cúm hàng năm tại Hoa Kỳ.Các đối tượng như trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai và những người mắc một số bệnh như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng liên quan đến cúm như viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm xoang và viêm phế quản. Bệnh cúm là do virus tấn công hệ hô hấp Một đại dịch cúm, như đại dịch cúm 1918 xảy ra khi có một chủng virus cúm với độc tính đặc biệt xuất hiện. Con người chưa có miễn dịch với loại virus đó nên tốc độ lây lan lan từ người sang người trên toàn cầu là rất nhanh. Trắc nghiệm: Bạn có phân biệt được chính xác cảm lạnh và cúm mùa?
Cảm cúm và cảm lạnh là hai khái niệm mà chúng ta thường đánh đồng nó giống nhau, không phân biệt rõ ràng. Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm, giúp bạn có thêm những kiến thức phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Từ đó, có những biện pháp điều trị bệnh phù hợp. Bắt đầu 2. Các triệu chứng của cúm Tây Ban Nha
Làn sóng đầu tiên của đại dịch cúm 1918 xảy ra vào mùa xuân và nhìn chung là nhẹ. Người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng cúm điển hình như cảm giác ớn lạnh, sốt, người mệt mỏi và thường hồi phục sau vài ngày. Số ca tử vong được báo cáo lúc này còn thấp.Tuy nhiên, đợt cúm thứ hai xảy ra vào mùa thu năm đó, lần này bệnh rất dễ lây lan và người bệnh đã tử vong chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày do các triệu chứng bệnh phát triển. Màu da của bệnh nhân chuyển sang màu xanh, phổi của họ chứa đầy dịch khiến cho họ bị ngạt thở và tử vong. Chỉ trong vòng một năm, tuổi thọ trung bình ở Mỹ đã giảm mạnh tới cả chục năm. Bệnh nhân có triệu chứng ban đầu là sốt 3. Cái gì đã gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha?
Vào thời điểm đó người ta không biết chính xác chủng cúm đặc biệt gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha đến từ đâu. Tuy nhiên, dịch cúm năm 1918 lần đầu tiên được thấy ở Châu Âu, Châu Mỹ và các khu vực Châu Á trước khi lan sang hầu hết mọi nơi trên hành tinh chỉ trong vòng vài tháng.Mặc dù trên thực tế cúm năm 1918 không bị cô lập ở Tây Ban Nha nhưng nó được biết đến trên toàn thế giới là cúm Tây Ban Nha. Nguyên nhân của việc gọi tên đó là do Tây Ban Nha là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch này và Tây Ban Nha cũng không phải chịu sự cố mất điện thời chiến gây ảnh hưởng đến các quốc gia châu Âu khác. Ngay cả nhà vua của Tây Ban Nha lúc đó là Alfonso XIII cũng đã bị nhiễm cúm.Một điểm khác thường của đại dịch cúm 1918 đó là nó đã đánh gục nhiều người trẻ tuổi khỏe mạnh thời đó. Đây là nhóm đối tượng thường có thể tự chống lại được loại bệnh truyền nhiễm này. Thậm chí cả quân nhân trong Thế chiến thứ nhất cũng bị mắc cúm 1918.
Trên thực tế, đã có nhiều binh lính Mỹ tử vong vì cúm Tây Ban Nha hơn là bị giết trong chiến tranh. Có tới 40% Hải quân Hoa Kỳ đã bị cúm, 36% quân đội bị bệnh, việc quân đội di chuyển khắp thế giới trong những con tàu và xe lửa đông đúc đã giúp cho loại virus chết người này có thể lây lan nhanh chóng. Ngay cả tổng thống Woodrow Wilson của Mỹ cũng được báo cáo là mắc bệnh cúm vào đầu năm 1919 khi đàm phán Hiệp ước Versailles, kết thúc Thế chiến thứ nhất.Mặc dù số người chết do cúm Tây Ban Nha được ước tính là khoảng 20 - 50 triệu người, nhưng cũng có ước tính khác lên tới 100 triệu người tương đương 1/3 dân số thế giới thời bấy giờ đã bị nhiễm bệnh. Nhưng chúng ta không thể biết con số chính xác là bao nhiêu do thiếu hồ sơ y tế ở nhiều nơi. Có khoảng 1/3 dân số thế giới nhiễm cúm 4. Thế giới đã chống lại đại dịch cúm Tây Ban Nha như thế nào?
Khi bệnh cúm xảy ra vào năm 1918, các bác sĩ và nhà khoa học không biết chắc nguyên nhân gây bệnh và cũng không rõ cách điều trị bệnh như thế nào. Điều này hoàn toàn không giống với ngày nay, không có vắc xin không có thuốc chống virus hiệu quả và cả thuốc điều trị cúm.Dịch cúm năm đó còn có vấn đề khác đó là Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự thiếu hụt các bác sĩ và nhân viên y tế. Và trong số các nhân viên y tế ở Mỹ thì cũng có nhiều người đã bị mắc bệnh cúm.Thêm vào đó, do số lượng người mắc bệnh quá nhiều đã khiến cho bệnh viện ở một số khu vực rơi vào tình trạng quá tải đến mức trường học, nhà riêng và các tòa nhà khác đã được chuyển đổi thành bệnh viện tạm thời.Tại một số cộng đồng đã áp đặt lệnh kiểm dịch, ra lệnh cho toàn công dân đeo mặt nạ và đóng cửa những nơi công cộng bao gồm cả trường học, nhà thờ và nhà hát, các thư viện tạm dừng việc cho mượn sách. Mọi người được khuyên nên tránh bắt tay, nên ở trong nhà, một số quy định khác đã được thông qua như cấm khạc nhổ nơi công cộng.Trong đại dịch, các hướng đạo sinh ở thành phố New York đã tiếp cận những người mà họ nhìn thấy đã nhổ nước bọt trên đường và đưa cho họ những tấm thiệp có nội dung: “Bạn đang vi phạm Bộ luật vệ sinh”.
5. Đại dịch cúm Tây Ban Nha gây thiệt hại nặng nề cho xã hội
Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã gây thiệt hại nặng nề cho con người, nó khiến cho nhiều gia đình mất người thân, để lại vô số góa phụ và trẻ mồ côi. Các nhà tang lễ đã rơi vào tình trạng quá tải, các thi thể chất đống. Nhiều người đã phải tự đào mộ cho chính các thành viên trong gia đình của họ. Đại dịch cúm gây ra thiệt hại nặng nề về người và của Đại dịch cúm 1918 cũng gây thiệt hại to lớn đối với nền kinh tế. Tại Hoa Kỳ, có rất nhiều doanh nghiệp đã buộc phải đóng cửa vì có rất nhiều nhân viên của họ bị bệnh. Các dịch vụ cơ bản như gửi thư, thu gom rác thải đã bị cản trở do các công nhân bị cúm.Thậm chí ở một số nơi còn không có đủ công nhân để thu hoạch mùa màng ở các nông trại. Ngay cả các sở y tế tiểu bang và địa phương cũng đóng cửa gây cản trở cho những nỗ lực ghi lại sự lây lan của dịch cúm năm 1918.
6. Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã kết thúc như thế nào?
Cho đến mùa hè năm 1919, đại dịch cúm mới chấm dứt do những người bị nhiễm bệnh đã chết hoặc đã được miễn dịch với căn bệnh này.Phải gần 90 năm sau, vào năm 2008, các nhà khoa học tuyên bố họ đã phát hiện ra điều gì đã khiến cho bệnh cúm năm 1817 trở nên nguy hiểm như vậy, đó là: một nhóm gồm ba gen đã cho phép virus làm suy yếu ống phế quản và phổi của nạn nhân, nó dọn đường cho bệnh nhân mắc viêm phổi do vi khuẩn.Kể từ sau đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, đã có một số đại dịch cúm khác xảy ra, song số ca tử vong vẫn ít hơn so với dịch cúm năm 1918. Cho đến nay đại dịch cúm 1918 vẫn là dịch cúm nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Bài viết tham khảo nguồn: nationalgeographic.com, history.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/5-loai-thuc-pham-giam-trieu-chung-ngay-khi-ngu-169124583.htm | 27-12-2017 | 5 loại thực phẩm giảm triệu chứng ngáy khi ngủ | Ngủ ngáy thường xuyên không phải là một vấn đề nghiêm trọng ngoài việc có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của những người xung quanh. Nhưng những người ngủ ngáy thường xuyên cần biết rằng ngáy có thể là triệu chứng của một số bệnh nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây ngáy: Ngáy xuất hiện khi sự lưu thông không khí qua mồm và mũi bị tắc nghẽn. Luồng khí lưu thông có thể bị tắc do mũi bị tắc, cơ trong họng và lưỡi kém, cổ họng có vấn đề hoặc lưỡi gà dài.
Những vấn đề sức khoẻ liên quan tới ngáy:
Những người hay ngủ ngáy dễ bị một số rối loạn sức khoẻ bao gồm ngừng thở khi ngủ.
Ngừng thở khi ngủ có thể gây ra các rối loạn như gián đoạn thở, rối loạn giấc ngủ thường xuyên, huyết áp cao và chèn ép tim, mạch máu bị co thắt và huyết áp cao, ngủ ngày, kiệt sức, béo phì.
Ngoài việc bỏ thuốc, bỏ rượu, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp loại bỏ ngáy, những loại thực phẩm dưới đây cũng có thể giúp bạn chống lại ngủ ngáy:
Mật ong
Tình trạng sưng họng gây ngáy có thể được khắc phục nếu bạn dùng mật ong vì mật ong có tính kháng viêm tốt. Uống 1 cốc trà cho thêm vài giọt mật ong trước khi đi ngủ sẽ tốt cho tình trạng của bạn.
Cá và dầu cá
Cá là bài thuốc tuyệt vời để chữa ngáy bên cạnh dầu cá. Dầu cá chứa axit béo omega-6 và omega-3 giúp sản sinh cholesterol tốt và ngăn chặn sản sinh cholesterol xấu. Nhờ vậy giảm tích tụ chất béo họng và đường hô hấp và làm sạch đường hô hấp.
Sữa đậu nành
Uống sữa đậu nành thay vì sữa bò. Sữa bò có thể khiến bạn ngáy nhiều hơn. Protein đặc biệt trong sữa bò có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng từ đó làm tăng thêm tình trạng tắc nghẽn mũi dẫn tới ngáy.
Củ nghệ
Củ nghệ giúp điều trị nhiều bệnh khác nhau. Nghệ cũng có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa ngủ ngáy nhờ có chứa đặc tính sát trùng và kháng khuẩn.
Chế độ ăn ít carbohydrat
Chế độ ăn ít carbohydrat thực sự giúp giảm ngủ ngáy bằng cách điều chỉnh cân bằng insulin. Ngừng thở khi ngủ là một thành phần của hội chứng kháng insulin và chế độ ăn ít carb có thể tốt hơn cho hội chứng này. |
https://suckhoedoisong.vn/ketamine-co-the-giup-dieu-tri-chan-thuong-so-nao-o-tre-169230403070630295.htm | 03-04-2023 | Ketamine có thể giúp điều trị chấn thương sọ não ở trẻ | Chấn thương sọ não ở trẻ em
Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, vừa qua đã cấp cứu kịp thời cho 2 trường hợp trẻ bị chấn thương sọ não (CTSS) do tai nạn sinh hoạt. CTSN ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng, nguy cơ xảy ra chấn thuwong luôn có ở khắp nơi…
Trẻ em bị
chấn thương sọ não
nghiêm trọng có nguy cơ tử vong hoặc ảnh hưởng lâu dài tới thần kinh như đi lại và nói khó khăn... Việc điều trị sau chấn thương ban đầu quan trọng là giảm thiểu tổn thương liên tục cho não ở trẻ, nhằm ngăn ngừa và điều trị
tăng áp lực nội sọ
.
Mặc dù đã có hàng thập kỷ nghiên cứu nhưng các lựa chọn điều trị vẫn chỉ giới hạn ở một số loại thuốc và kỹ thuật.
Ketamine có thể giúp điều trị chấn thương sọ não ở trẻ.
Từ năm 1970, ketamin, một
thuốc gây mêphân ly
(đóng băng nhận thức cảm giác), đã được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ phê duyệt, dùng để đưa bệnh nhân vào giấc ngủ khi phẫu thuật/thủ thuật nhằm tránh sự đau đớn và khó chịu. Ngoài ra, ketamin cũng được dùng để
điều trị các cơn đau mạn tính
.
Mới đây, một nghiên cứu tạiBệnh viện Nhi đồng Monroe Carell Jr. Tại Vanderbilt (Hoa Kỳ), đã chứng minh rằng,
ketamin
có thể có lợi trong việc giảm áp lực bên trong hộp sọ của trẻ em bị chấn thương sọ não.
Biến chứng vĩnh viễn do chấn thương sọ não
Tác giả chính, TS. Michael Wolf, Bệnh viện Nhi đồng Monroe Carell Jr. Tại Vanderbilt (Hoa Kỳ) và đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ 33 bệnh nhân từ 1 tháng đến 16 tuổi. Tất cả các bệnh nhân được dùng ketamine và kết quả cho thấy sự giảm tổng thể của tăng áp lực nội sọ.
Các chuyên gia cho hay, nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm một cách điều trị mới bằng một loại thuốc cũ để cải thiện phương pháp chăm sóc những đứa trẻ bị chấn thương sọ não.
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục mở rộng tìm hiểu tác động của ketamine với trẻ em bị chấn thương sọ não để chứng minh rằng ketamine là một phương pháp điều trị tốt nhất có thể cho những trẻ bị tổn thương này.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Những người có nguy cơ cao mắc ung thư khoang miệng.
Vân Hoàng
(Theo medicalxpress)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-bien-chung-cua-nang-ong-mat-chu-vi | Các biến chứng của nang ống mật chủ | Nang ống mật chủ được mô tả giải phẫu lần đầu tiên vào năm 1723, bệnh khá hiếm gặp ở các nước phương Tây mà thường gặp hơn ở người dân châu Á. Tam chứng điển hình của bệnh là đau bụng, vàng da và sờ thấy khối u ở góc phần tư trên phải bụng, bệnh thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.
1. Nang ống mật chủ có nguy hiểm không?
Nang ống mật chủ được định nghĩa là khi ống mật chủ giãn to trên 1 cm. Nguy cơ tiến triển của bệnh phụ thuộc vào tuổi mắc bệnh. Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể phát triển thành viêm tụy, viêm đường mật, tổn thương tế bào gan. Trong khi đó trường thành có thể viêm đường mật, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xơ gan hoặc viêm tụy cấp. Triệu chứng của nang ống mật chủ cũng tùy thuộc vào độ tuổi:Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường biểu hiện vàng da, khối u vùng bụng, ít gặp đau bụngTrẻ lớn biểu hiện thường gặp là đau bụng nhiều hơn, kèm theo sốt, vàng mắt, vàng da (viêm đường mật)
2. Phân loại nang đường mật
Thực tế các trường hợp nang ống mật chủ chiếm chủ yếu trong nang đường mật nên thường được gọi chung là nang đường mật, mặc dù nếu phân chia theo giải phẫu thì nang đường mật phải có 5 type khác nhau gồm:Type 1: U nang ống mật chủ chiếm trên 80% các trường hợp gồm nang dạng túi hoặc hình thoi của ống mật chủType 2: Nang ống mật chủ nhô ra từ thành của ống mật chủ, có chứa ống thông hẹp với ống mật chủType 3: Các nang ống mật chủ bắt nguồn từ từ dưới D2 tá tràngType 4 (nang hỗn hợp): cả đường mật trong gan và ngoài gan đều giãn toType 5 (nang trong gan): còn gọi là bệnh Caroli gồm các nang của các đường mật trong gan
3. Các biến chứng của nang ống mật chủ:
Nếu u nang ống mật chủ không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng sau:Nhiễm trùng đường mậtXơ gan do ứ mật và viêm đường mật kéo dàiViêm tụy cấpThành đường mật viêm loét gây chảy máu đường mậtUng thư đường mật là biến chứng nguy hiểm nhất với u nang ống mật chủ với tỷ lệ gặp là 9-28% Nang ống mật chủ có thể gây biến chứng viêm tụy cấp 4. Điều trị nang ống mật chủ như thế nào?
Các trường hợp nang ống mật chủ được chẩn đoán trước sinh không có vàng da, vàng mắt, có thể xem xét chỉ định mổ lúc trẻ được 3 tháng tuổi, nếu kèm theo vàng da vàng mắt thì có thể mổ sớm hơn vào 1-2 tháng tuổi. Các trường hợp khác sẽ được mổ sớm khi được phát hiện.Nguyên tắc chung của phẫu thuật nang ống mật chủ là cắt toàn bộ ống mật chủ rồi tái lập lại lưu thông của mật từ gan xuống đường tiêu hóa. Cụ thể điều trị phẫu thuật theo từng dạng của nang đường mật như sau:Type 1: Cắt bỏ toàn bộ nang và lập lại lưu thông bằng nối mật ruột trên quai chữ YType 2: Phẫu thuật cắt bỏ túi thừaType 3: Nếu kích thước nang nhỏ dưới 3 cm có thể phẫu thuật nội soi qua thực quản cắt cơ Oddi, nếu nang lớn hơn thì cần mổ hở vào tá tràng và trồng lại ống tụy vào tá tràng nếu ống tụy bị cắm vào trong nang.Type 4: Cắt toàn bộ ống mật chủ ngoài gan bị giãn, nối ống gan còn lại với ruột trên quai chữ Y, nang trong gan không cần trử trí gì nếu không có sỏi, áp xe hay hẹp đường mật.Type 5: Cắt bỏ thùy gan nếu nang ở 1 thùy (thường là thùy gan trái), cần đánh giá chức năng gan còn lại có đủ không trước khi phẫu thuật cắt 1 thùy gan. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-so-nao-co-dung-hinh-3d-vi | Quy trình chụp cắt lớp vi tính sọ não có dựng hình 3d | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Bích Ngọc - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính có dựng hình 3D là kỹ thuật giúp định vị không gian của vị trí tổn thương và các vùng lân cận. Từ đó có biện pháp tiếp cận tổn thương và điều trị hiệu quả tốt nhất. Đây là kỹ thuật chụp không xâm lấn có giá trị cao trong chẩn đoán một số bệnh lý.
1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não có dựng hình 3d là gì?
Chụp cắt lớp vi tính sọ não có dựng hình 3D là một kỹ thuật tiên tiến, giúp các nhà ngoại khoa định vị trong không gian vị trí của tổn thương, từ đó tìm ra được hướng tiếp tổn thương nhanh nhất và an toàn nhất. Kỹ thuật dựng hình 3D bao gồm dựng hình 3D nhu mô não, dựng hình 3D hộp sọ và 3D mạch máu não.Kỹ thuật này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý ở não và phương pháp điều trị phù hợp. Kỹ thuật này có độ chính xác cao, thời gian xử lý nhanh hiệu quả trong một số bệnh lý cấp tính cần chẩn đoán và điều trị sớm.
2. Chỉ định và chống chỉ định của chụp cắt lớp vi tính sọ não có dựng hình 3d Khi nghi ngờ bệnh nhân có vấn đề bất thường như chảy máu dưới nhện, dị dạng mạch máu não,... bác sĩ sẻ chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não Chỉ định:● Các trường hợp nghi bất thường mạch máu não như là chảy máu dưới nhện, chảy máu nhu mô não, chảy máu các não thất...● Dị dạng mạch máu não, phình động mạch não...● Các trường hợp tổn thương xương sọ như: Vỡ xương sọ và các xương hàm mặt, lún sọ, dính khớp sọ sớm, biến dạng hộp sọ● Có dị vật có thể cản quang trong sọ● Các trường hợp u não có chỉ định mổ hoặc tia xạ định vị nổiChống chỉ định:● Tương đối: Trong vùng thăm khám có nhiều kim loại gây nhiễu ảnh, người bệnh có thai đặc biệt 3 tháng đầu. Nếu mang thai bắt buộc phải chụp cần mặc áo chì để che phần bụng.● Người bệnh có chống chỉ định dùng thuốc đối quang i-ốt như có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang, suy thận, suy gan nặng, cường giáp trạng chưa điều trị ổn định...
3. Quy trình chụp cắt lớp vi tính sọ não có dựng hình 3d
3.1 Chuẩn bịNgười thực hiện: Cần có bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.Phương tiện dùng để chụp chụp cắt lớp vi tính mạch máu não gồm có:● Máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy, máy bơm thuốc cản quang● Phim chụp, máy in và hệ thống lưu trữ hình ảnh● Thuốc cản quang iod tan trong nước● Vật tư: Bơm kim tiêm loại 10, 20 và 50ml; kim tiêm luồn 18-20G; bơm tiêm cho máy bơm thuốc cản quang; dung dịch sát khuẩn da và niêm mạc; nước muối sinh lý, găng tay, khẩu trang, bộ khay, bông gạc.● Hộp thuốc và những dụng cụ cần thiết để xử trí tai biến trong trường hợp có bất thường khi tiêm thuốc cản quang.Người bệnh:● Người bệnh được giải thích rõ ràng về cách chụp và những tai biến có thể xảy ra khi chụp, tiêm thuốc cản quang từ đó có thể phối hợp với người chụp.● Tháo bỏ các vật dụng như khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc... (nếu có)● Cần nhịn ăn, uống trước 4giờ. Có thể uống nước nhưng không được quá 50ml.● Người bệnh quá kích thích, không nằm yên, lo lắng và sợ hãi: Cho thuốc an thần trước khi chụp. Người bệnh cần lưu ý nhịn ăn, nhịn uống trước khi thực hiện thủ thuật 4 tiếng 3.2 Các bước tiến hành● Bước 1: Người bệnh được nằm ngửa trên bàn chụp, Di chuyển bàn chụp vào trong máy với định vị tia sáng cho vùng thăm khám. Đai băng sẽ giữ yên đầu đúng vị trí, Trong một số trường hợp, có thể sẽ được yêu cầu nín thở trong một khoảng ngắn.● Bước 2: Tiến hành chụp định khu sọ não, đặt chụp sọ não theo một chương trình cho vùng thăm khám trên và dưới lều. Sau khi chụp thu lại hình ảnh trên màn hình, lựa chọn các ảnh cần thiết để bộc lộ bệnh lý.● Bước 3: Tiến hành đặt tĩnh mạch để chuẩn bị tiêm thuốc đối quang vào cơ thể. Liều lượng thông thường là 1-2 ml/kg cân nặng.● Bước 4: Chụp phim trước khi tiêm thuốc cản quang, mục đích để xóa nền.● Bước 5: Thực hiện test bolus động mạch cảnh chung ở ngang mức đốt sống cổ C4. Tiếp theo lựa chọn thời điểm chụp để phát tia X trong thì bơm thuốc, đặt trường chụp từ C4 tới hết đỉnh sọ.● Bước 6: Tiến hành bơm thuốc cản quang và chụp phim, có đuổi thuốc cản quang bằng nước muối sinh lý.● Bước 7: Hình ảnh thu được sẽ được dựng hình theo các trương chình MIP, MPR, VRT để bộc lộ bệnh lý. Dựng hình 3D có thể dựng theo hình mạch máu, dựng theo hình nhu mô não, dựng theo hình hộp sọ...3.3 Nhận định kết quảTiêu chuẩn ảnh thu được: Hình ảnh thu được cần rõ nét, không bị rung và nhiễu do cử động. Hiển thị được hệ thống động mạch não từ phần nền sọ tới vòm sọ. Dựng hình 3D hệ thống mạch máu não, nhu mô não, hộp sọ rõ ràng, đầy đủ.Bác sĩ đọc tổn thương, mô tả tổn thương và in kết quả.
4. Những tai biến có thể xảy ra khi chụp cắt lớp vi tính sọ não có dựng hình 3d
Một số bệnh nhân có chứng sợ không gian hẹp có thể bị kích động lo lắng, sợ hãi: Xử trí bằng cách cho thuốc an thần và theo dõi khi chụp.Một số tai biến có thể xảy ra do tiêm thuốc cản quang như:● Sốc phản vệ: Sau khi tiêm thuốc cản quang, trong vòng khoảng 1 giờ xuất hiện các triệu chứng như ngứa, mày đay, phát ban, phù mạch, đau bụng, nôn, co thắt phế quản gây khó thở, thở rít, phù thanh quản gây khó thở, rút lõm lồng ngực, tụt huyết áp, sốc, bệnh nhân có thể mất ý thức. Cần xử trí theo phác đồ chống sốc phản vệ của bộ y tế.● Suy thận do thuốc cản quang: Là tình trạng xuất hiện suy thận cấp hoặc tăng mức độ suy thận xuất hiện sau khi sử dụng thuốc cản quang, nhưng cần loại trừ các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến chức năng thận. Thường xuất hiện trong vòng khoảng 3 ngày sau khi sử dụng thuốc cản quang. Biểu hiện là tăng creatinin huyết thanh trên 25% hoặc 44 μmol/l (0.5 mg/dl)● Cơn bão giáp: Là một tình trạng nặng, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, trong những bệnh nhân đang bị bệnh lý cường tuyến giáp. Chính vì vậy việc khai báo tiền sử bệnh tật trước khi chụp tuyến giáp là rất cần thiết.● Nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi nên những đối tượng là phụ nữ có thai, nhất là thai trong 3 tháng đầu thai kỳ cần cân nhắc kỹ trước khi chụp và khi chụp thường có áo bằng chì để bảo vệ vùng bụng.● Phản ứng dị ứng như ngứa nhẹ, tuy nhiên các phản ứng này thường nhanh chóng biến mất. Sau khi chụp vi tính cắt lớp sọ não người bệnh có thể gặp phản ứng ngứa nhẹ Chụp cắt lớp vi tính có dựng hình 3D là kỹ thuật giúp chẩn đoán trong một số trường hợp. Nhưng để chẩn đoán chính xác cần có hệ thống thiết bị chụp tốt, kỹ thuật chụp đúng và quan trọng là bác sĩ có chuyên môn đọc tổn thương tốt. Nên lựa chọn những địa chỉ tin cậy để chụp, để hạn chế tai biến và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. |
|
https://suckhoedoisong.vn/phuong-phap-moi-cuu-nguoi-benh-chay-mau-tieu-hoa-do-xo-gan-169153005.htm | 22-01-2019 | Phương pháp mới cứu người bệnh chảy máu tiêu hóa do xơ gan | Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Tho cho biết, trong năm 2018, các của bệnh viện đã can thiệp thành công và mang lại niềm vui cho hàng chục người bệnh xơ gan biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch dạ dày. Trước đó các bệnh nhân này được điều trị bằng nội soi thắt búi giãn tĩnh mạch nhưng không hiệu quả.
Điển hình là trường hợp người bệnh Hà Văn C. - 63 tuổi, trú tại Tân Sơn - Phú Thọ. Ngày 31/08/2018, người bệnh C. nhập viện trong tình trạng nôn ra máu, đi ngoài phân đen số lượng nhiều và được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình vị dạ dày.
Bệnh nhân được điều trị tại Đơn vị Hồi sức cấp cứu trong 3 ngày sau đó đột ngột xuất hiện nôn ra máu với số lượng nhiều do búi giãn tĩnh mạch vỡ lại. Tình trạng nặng, huyết áp tụt xuống 50/30 mmHg. Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức, truyền dịch, truyền máu cấp cứu. Lượng máu được truyền vào tổng cộng là 10 đơn vị máu nhưng huyết áp chỉ lên được mức 80mmHg, tiên lượng rất xấu.
Stent tạo luồng thông cửa - chủ (TIPS) đặt cho người bệnh C.M.T (55 tuổi).
Một cuộc hội chẩn khẩn trương, kịp thời giữa các bác sĩ Đơn vị Hồi sức cấp cứu và Khoa Chẩn đoán hình ảnh đã quyết định làm thủ thuật can thiệp tạo luồng thông Cửa - Chủ trong gan qua đường tĩnh mạch cảnh (TIPS).
Sau hơn 1 giờ, êkíp can thiệp của Khoa Chẩn đoán hình ảnh đã cầm máu thành công và đặt Stent tạo đường thông Cửa - Chủ tốt. Sau can thiệp người bệnh ổn định, huyết áp trở về bình thường, huyết động cải thiện và người bệnh ăn uống tốt và được xuất viện. Theo dõi gần 4 tháng, người bệnh đã hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống tốt và không bị xuất huyết tiêu hóa tái phát nữa.
Phương pháp TIPS xâm lấn ít, giảm biến chứng
Theo BS. Trần Quang Lục - bác sĩ trực tiếp can thiệp cho người bệnh: Xuất huyết tiêu hóa do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch dạ dày là biến chứng nặng của xơ gan, tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 30 - 50%.
"Có nhiều người bệnh bị nôn ra máu còn chưa kịp đến bệnh viện đã tử vong, thậm chí vào bệnh viện rồi, được truyền rất nhiều máu và điều trị bằng nội soi cũng không qua khỏi do không thể cầm được máu. Trường hợp người bệnh C. diễn biến rất nặng, đã bị shock mất máu, các bác sĩ đã vừa tiến hành can thiệp cấp cứu vừa hồi sức để nâng huyết áp"- bác sĩ Lục
cho biết
.
Các bác sĩ đang thực hiện kỹ thuật TIPS cho người bệnh.
Cũng theo bác sĩ Lục, đối với người bệnh này, nếu không có phương án can thiệp sớm thì nguy cơ tử vong rất cao. Ngoài trường hợp người bệnh C., còn có nhiều trường hợp xuất huyết tiêu hóa khác được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được điều trị thành công bằng phương pháp TIPS, các bệnh nhân sau điều trị cho đến nay chưa bị xuất huyết tiêu hóa tái phát lần nào.
Các bác sĩ cho biết, phương pháp TIPS hay tạo luồng thông Cửa- Chủ trong gan qua đường tĩnh mạch cảnh là phương pháp can thiệp nội mạch, xâm lấn tối thiểu, không phải phẫu thuật, giúp giảm các biến chứng cũng như là hồi phục nhanh sau can thiệp.
Đây là phương pháp có thể điều trị dự phòng chảy máu tiêu hóa hoặc điều trị cấp cứu chảy máu tiêu hóa do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch dạ dày mà điều trị nội khoa hoặc nội soi không hiệu quả, tức là người bệnh đã thắt tĩnh mạch thực quản nhiều lần mà vẫn chảy máu tái phát hoặc một số trường hợp không thể điều trị thắt tĩnh mạch bằng nội soi được.
ThS.BS Bùi Mạnh Cường - Trưởng Đơn vị Hồi sức Cấp cứu và BS. Trần Quang Lục thăm bệnh nhân Hà Văn C. trước khi ra viện.
TIPS là phương pháp mới trong điều trị bệnh xơ gan. Hiện,
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã áp dụng và đưa vào điều trị thành công trên người bệnh vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch dạ dày do xơ gan.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu người bệnh bị xơ gan mà có biến chứng giãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch dạ dày thì cần được khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh tình trạng biến chứng nặng. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-tui-thua-nguyen-nhan-trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-vi | Viêm túi thừa đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Dương Xuân Lộc - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Viêm túi thừa đại tràng là bệnh có một hoặc nhiều túi thừa đại tràng viêm. Nếu nhiễm trùng nhiều, vách túi thừa có thể bị hủy hoại, bị lủng và nhiễm trùng lan ra ngoài vách đại tràng, tạo thành túi mủ tại chỗ, hay viêm phúc mạc rất nguy hiểm, có thể tử vong nếu không chữa kịp thời.
1. Viêm túi thừa là gì?
Túi thừa đại tràng là những cấu trúc dạng túi nhỏ phát triển trong thành của đại tràng. Viêm túi thừa là tình trạng khi có một hoặc nhiều túi thừa viêm. Khi túi thừa đại tràng bị nhiễm khuẩn, có thể gây ra viêm túi thừa, có thể bị viêm ở trong hay quanh túi thừa.Túi thừa đại tràng thường chứa phân bị kẹt, lâu dần đóng chắc lại thành cục đá phân (fecalith), làm nghẹt lòng túi thừa và ép vách túi thừa, làm vi trùng (thường xuyên rất nhiều trong phân ở đại tràng) phát triển mạnh trong túi thừa gây nên viêm túi thừa. Hình ảnh viêm túi thừa đại tràng 2. Triệu chứng của túi thừa và viêm túi thừa
Người mắc bệnh túi thừa thường không có triệu chứng và không cần điều trị cụ thể, trong khi đó, các triệu chứng của viêm túi thừa lại rõ ràng hơn, như đau bụng, đặc biệt vùng bụng dưới bên trái, đi kèm tiêu chảy, gai rét và sốt nhẹ.Các biến chứng do viêm túi thừaViêm túi thừa gây rách thành ruột có thể làm rò mủ ra vùng bụng, dẫn đến viêm phúc mạc (tình trạng nhiễm trùng ổ bụng), áp-xe, tắc ruột, đường rò từ ruột đến đường tiết niệu, hay các cơ quan khác trong vùng bụng hoặc chậu.
3. Nguyên nhân hình thành túi thừa
Hiện nay, vẫn chưa có lời giải thích hoàn toàn rõ ràng cho nguyên nhân hình thành nên túi thừa đại tràng. Các bác sĩ cho rằng, túi thừa hình thành ở những vị trí yếu tự nhiên trong thành ruột già dưới tác động của áp lực. Vị trí thường gặp nhất của túi thừa là phần dưới ruột già (đại tràng sigma). Vị trí thường gặp nhất của túi thừa là phần dưới ruột già (đại tràng sigma) 3.1 Túi thừa và viêm túi thừaTúi thừa là tình trạng phổ biến, hầu hết người mắc bệnh túi thừa không biết mình gặp phải tình trạng này. Có khoảng một nửa số người trong độ tuổi 60 đều mắc túi thừa, nhưng trong đó, chỉ có từ 10% đến 25% phát triển thành viêm túi thừa.Túi thừa đại tràng thường chứa phân bị kẹt, lâu dần đóng chắc lại thành cục đá phân, làm nghẹt lòng túi thừa và ép vách túi thừa, làm vi trùng (thường xuyên rất nhiều trong phân ở đại tràng) phát triển mạnh trong túi thừa gây nên viêm túi thừa.
3.2 Chảy máu túi thừaMạch máu túi thừa vỡ có thể gây chảy máu túi thừa. Đi ngoài phân nhiều máu có thể là một biểu hiện của túi thừa chảy máu. Thông thường, chảy máu túi thừa không gây đau và sẽ tự hết. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm cần truyền máu hoặc phẫu thuật do chảy máu quá nhiều. Khách hàng đi ngoài phân máu nên lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.3.3 Mối liên hệ giữa chất xơ và túi thừa đại tràngChế độ ăn ít chất xơ có thể dẫn tới bệnh túi thừa, dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chắc chắn dẫn tới tình trạng này. Để ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ túi thừa đại tràng gây đau, hãy bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn hàng ngày.
4. Thực phẩm giàu chất xơ
Nguồn thực phẩm giàu chất xơ rất đa dạng, bao gồm trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám, họ đậu. Gạo nâu có hàm lượng chất xơ cao hơn so với gạo trắng thông thường. Ngoài ra, nên bổ sung rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Theo Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ (The American Dietetic Association), nữ giới nên hấp thụ khoảng 25 gram chất xơ mỗi ngày, nam giới nên hấp thụ khoảng 38 gram.
5. Chẩn đoán bệnh túi thừa
Bệnh túi thừa thường không có triệu chứng, do vậy, người bệnh thường phát hiện túi thừa đại tràng khi đi khám do nguyên nhân sức khỏe khác. Có thể tìm thấy túi thừa qua X-quang hoặc nội soi đại tràng. Khi viêm túi thừa gây áp-xe và đau, trên kết quả siêu âm và chụp cắt lớp ổ bụng – chậu sẽ xuất hiện ổ mủ.
6. Điều trị túi thừa
Hầu hết người mắc bệnh viêm túi thừa thường có rất ít hoặc không có triệu chứng, và không cần điều trị cụ thể. Để phòng tránh táo bón cũng như túi thừa hình thành, mỗi người được khuyên nên có chế độ ăn giàu chất xơ, đồng thời bổ sung chất xơ.Khi các triệu chứng viêm túi thừa - đau bụng, sốt, ... nếu là nhẹ, thuốc kháng sinh uống thường là đủ. Khi đau nặng hơn, chế độ ăn lỏng để cho phép đại tràng và ruột phục hồi cũng có thể được chỉ định. Khi cơn đau ngày càng nghiêm trọng, hay khi bị sốt cao hoặc không thể uống chất lỏng, có thể cần phải nằm viện, cùng với kháng sinh tiêm tĩnh mạch và không ăn hoặc uống trong vài ngày.Khi nào cần phẫu thuật?Khi điều trị nội khoa thất bại, viêm túi thừa có biến chứng thủng, chảy máu. Phẫu thuật thường bao gồm dẫn lưu mủ và cắt đoạn đại tràng có túi thừa. Ngoài ra, người bệnh chảy máu kéo dài hoặc bị tắc ruột do viêm túi thừa cũng cần phải phẫu thuật. Hầu hết người mắc bệnh viêm túi thừa thường có rất ít hoặc không có triệu chứng 7. Phòng tránh viêm túi thừa
Túi thừa một khi hình thành sẽ tồn tại vĩnh viễn. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị để phòng ngừa biến chứng của bệnh túi thừa. Tuy nhiên, chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp nhuận tràng, phòng tránh táo bón, từ đó ngăn các triệu chứng bệnh túi thừa. Chưa có bằng chứng nào chứng minh các loại hạt gây ra viêm túi thừa, tuy nhiên, hãy lắng nghe cơ thể mình, ăn chất xơ thay cho nguồn dinh dưỡng từ các loại hạt nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng. Uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.Thạc sĩ. Bác sĩ Dương Xuân Lộc đã có kinh nghiệm hơn 12 năm làm Bác sĩ Ngoại tiêu hóa và hiện đang là Bác sĩ Ngoại Tiêu hóa Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com Nội soi đại tràng có đáng sợ như bạn vẫn nghĩ? |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dan-luu-o-bung-trong-viem-tuy-cap-duoi-8-gio-vi | Dẫn lưu ổ bụng trong viêm tuỵ cấp | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Hồng Chiến - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Can thiệp - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Dẫn lưu ổ bụng qua da là thủ thuật điều trị hỗ trợ viêm tụy cấp, giúp dẫn lưu hiệu quả các ổ dịch chứa các chất gây viêm, chất độc tế bào, đồng thời làm giảm thể tích dịch ổ bụng. Dẫn lưu ổ bụng làm giảm số ca viêm tụy cấp cần can thiệp phẫu thuật.
1. Tổng quan về viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp là một bệnh cảnh thường gặp ở nước ta. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: do sỏi mật, giun đũa; do uống nhiều rượu; chấn thương vùng bụng từ ngoài hoặc do thủ thuật điều trị có xâm lấn; do dị ứng thức ăn, thuốc uống, hóa chất; nhiễm khuẩn... Người bị viêm tụy cấp thường có các triệu chứng như:● Đau bụng xuất hiện đột ngột sau một bữa ăn lớn, uống nhiều rượu. Người bệnh đau dữ dội ở vùng thượng vị, sau đó lan ra sau lưng hoặc lên ngực.● Nôn, buồn nôn, sau nôn không đỡ đau; một số trường hợp có đại tiện phân lỏng.Khi khám bệnh nhân viêm tụy cấp có bụng chướng, co cứng thành bụng do dịch tụy gây tình trạng viêm phúc mạc; phù nề, xuất huyết ở trong ổ bụng và sau phúc mạc; điểm sườn thắt lưng đau,... Người bệnh da nhợt nhạt, hạ huyết áp, sốt vừa hoặc cao, rối loạn chức năng tiết niệu, hô hấp, tuần hoàn.Viêm tụy cấp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh như:● Sốc: do biến chứng xuất huyết, nhiễm độc các chất kinin, nhiễm trùng● Xuất huyết tại tuyến tụy, trong ống tiêu hóa hoặc các cơ quan nội tạng ở xa do men tụy làm tổn thương các mạch máu● Nhiễm trùng tại tuyến tụy, ổ nhiễm trùng có thể khu trú vùng dưới cơ hoành hoặc lan tỏa thành viêm phúc mạc toàn thể.● Suy hô hấp cấp● Nang giả tụy: nang có thể tự biến mất nhưng cũng có thể tồn tại lâu dài, dẫn đến biến chứng bội nhiễm khuẩn, áp xe hóa.Về điều trị, nguyên tắc chung trong điều trị viêm tụy cấp là điều trị nội khoa tích cực, theo dõi sát bệnh nhân để có chỉ định can thiệp phẫu thuật kịp thời. Dẫn lưu ổ bụng qua da là kỹ thuật điều trị hỗ trợ hiệu quả, giúp dẫn lưu các ổ dịch chứa các chất gây viêm, chất độc tế bào, đồng thời làm giảm thể tích dịch ổ bụng. Dẫn lưu ổ bụng làm hạn chế hiện tượng hoại tử lan tràn sau phẫu thuật, hạn chế nhiễm trùng. Việc giảm áp lực ổ bụng do dẫn lưu dịch ổ bụng cũng giúp cải thiện chức năng các tạng. Dẫn lưu dịch ổ bụng qua da đã làm giảm số ca viêm tụy cấp cần can thiệp phẫu thuật. Viêm tụy cấp có thể gây suy hô hấp cấp 2. Kỹ thuật dẫn lưu ổ bụng trong viêm tụy cấp.
2.1. Chỉ định dẫn lưu ổ bụng trong viêm tụy cấp
Dẫn lưu ổ bụng trong viêm tụy cấp được thực hiện khi siêu âm hoặc CT ổ bụng phát hiện dịch tự do hoặc khu trú ở vị trí có thể tiến hành dẫn lưu qua da thuận lợi. Ổ dịch tiếp xúc trực tiếp với thành bụng, có thể dễ dàng đưa kim vào ổ dịch.Dẫn lưu ổ bụng cân nhắc thực hiện cẩn trọng ở những bệnh nhân bị rối loạn đông máu chưa được điều chỉnh (tiểu cầu <50 G/l, INR >1.5). Bệnh nhân rối loạn đông máu cần được sự chỉ định của bác sĩ khi dẫn lưu ổ bụng 2.2. Chuẩn bị thực hiện dẫn lưu ổ bụng trong viêm tụy cấp
● Ê-kíp thực hiện thủ thuật rửa tay, mặc áo, đeo găng.● Bệnh nhân được hướng dẫn nằm ngửa, đầu cao hơn chân, thở oxy và sử dụng thuốc an thần giảm đau. Sau đó, điều dưỡng tiến hành mắc monitor theo dõi các chỉ số mạch, huyết áp, SPO2 và các thông số thở máy. Bệnh nhân được lau sạch da bụng, sát khuẩn lại bằng cồn và betadine.● Máy siêu âm để bên đối diện vị trí chọc dịch. Bác sĩ siêu âm để xác định lại vị trí cần dẫn lưu. Sát khuẩn lại vị trí chọc bằng dung dịch Betadine 10%, trải ga vô khuẩn.● Bác sĩ sử dụng kim 22 hoặc 25 guage, gây tê tại chỗ bằng thuốc lidocain 1%. Tiến hành gây tê từ nông đến sâu, gây tê từ từ từng lớp một, vừa gây tê vừa hút.● Tay trái bác sĩ làm thủ thuật siêu âm lại để xác định chính xác vị trí, sau đó chuyển sang cho bác sĩ phụ giữ cố định đầu dò máy siêu âm. Tay phải bác sĩ làm thủ thuật cầm kim dẫn lưu chọc dưới hướng dẫn đầu dò siêu âm, giữ kim vuông góc với thành bụng. Vừa đưa kim vào vừa hút chân không cho đến khi đầu kim qua thành bụng, qua lớp phúc mạc và hút ra dịch.● Bác sĩ phụ giữ nguyên đầu dò máy siêu âm. Trong khi đó, bác sĩ làm thủ thuật chuyển kim từ tay phải sang tay trái. Tay phải bác sĩ cầm dây dẫn của catheter luồn vào kim. Quan sát màn hình siêu âm, khi thấy dây dẫn vào trong ổ bụng thì rút kim ra và giữ nguyên dây dẫn.● Bác sĩ dùng dao rạch da ở vị trí chọc. Đưa dụng cụ nong thành bụng nhẹ nhàng qua dây dẫn, rút nong ra và luồn catheter đến khi thấy dịch chảy ra thì rút dây dẫn.● Nối catheter với hệ thống dẫn lưu áp lực âm, khâu cố định, lấy dịch làm xét nghiệm vi sinh vật, sinh hóa.
3. Các tai biến có thể gặp khi dẫn lưu ổ bụng
Các tai biến có thể gặp khi dẫn lưu ổ bụng gồm: chảy máu, chọc vào ruột, tắc dẫn lưu, nhiễm trùng, rò dịch ổ bụng,... Tùy theo tai biến gặp phải, ê-kíp thực hiện sẽ có hướng xử lý phù hợp. Trong đó, chảy máu thường ít gặp và có thể do bản thân viêm tụy hơn là do thủ thuật dẫn lưu. Đối với tổn thương ruột do catheter xuyên qua, tổn thương thường tự liền mà không cần can thiệp.Chân ống dẫn lưu sẽ được thay băng, vệ sinh hàng ngày. Khi số lượng dịch ổ bụng dưới 30ml/ngày thì rút ống dẫn lưu. Trong trường hợp viêm tụy cấp nặng cần đo áp lực ổ bụng trước và sau đặt ống dẫn lưu. Bệnh nhân được gây tê trước khi tiến hành dẫn lưu ổ bụng |
|
https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-som-roi-loan-nhip-tim-nhanh-va-ngoai-tam-thu-169101823.htm | 04-08-2015 | Nhận biết sớm rối loạn nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu | Nhịp tim ở người trưởng thành dao động từ 60 - 100 nhịp/ phút. Khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, tim sẽ đập chậm đi và đập nhanh hơn khi hoạt động trở lại. Rối loạn nhịp tim nhanh là khi tim đập trên 100 nhịp/phút. Một dạng rối loạn nhịp tim khác thường gặp là ngoại tâm thu (cơn co thắt sớm và nghỉ bù của tim) với các biểu hiện như bỏ nhịp, ngừng tim, hẫng hụt hay trống ngực.
Nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu là đáp ứng của cơ thể khi có sự thay đổi trong tâm lý, thể chất hay tăng giảm hormon. Ban đầu, các triệu chứng tăng nhịp tim, trống ngực có thể diễn ra đơn lẻ, không đáng chú ý nhưng nó sẽ trở nên nguy hiểm khi thường xuyên gây ra chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng ngất cho người bệnh. Đặc biệt ở những người có tổn thương van tim, cơ tim, hoặc mắc bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, mất cân bằng điện giải hoặc bị rối loạn thần kinh tim trước đó sẽ tăng rủi ro cho tim với nhiều biến chứng như huyết khối, đột quỵ tim, ngừng tim, suy tim.
Rối loạn nhịp tim có thể phát hiện qua thăm khám lâm sàng và ghi lại bằng điện tâm đồ. Tuy nhiên, việc chẩn đoán không phải lúc nào cũng dễ dàng và chính xác. Do nó thường xuất hiện theo cơn, có thể kéo dài một vài phút và không theo quy luật nhất định, có khi tại thời điểm khám nhịp tim của bạn đã trở về bình thường. Vì lẽ đó, thực tế đã có những trường hợp bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác, nhất là trẻ nhỏ dễ nhầm với chứng động kinh, vì có chung triệu chứng ngất xỉu đột ngột.
Chẩn đoán chính xác rối loạn nhịp tim đã khó, việc điều trị cũng không hề dễ dàng, bởi ngoài các tổn thương thực thể tại tim, thì stress dài ngày, yếu tố tâm lý, chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng có thể tác động lên hệ thống dẫn truyền của tim – hệ thần kinh tim gây rối loạn nhịp tim. Trong khi các thuốc điều trị rối loạn thần kinh tim chỉ có vai trò làm giảm triệu chứng tạm thời mà chưa tác động được lên nguyên nhân gây bệnh.
Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề
"Nhận biết sớm rối loạn nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu”
được thực hiện với sự tham gia của
GS Phạm Gia Khải
–
Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam
, hy vọng có thể cung cấp cho các quý độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích để giúp phát hiện sớm, điều trị và phòng ngừa chứng rối loạn nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu. Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức
TẠIĐÂY
hoặc tham giao lưu trực tuyến vào
lúc 14h30’ ngày 05/08/2015
trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn
TPCN Ninh Tâm Vương hân hạnh tài trợ chương trình này!
TPCN
Ninh Tâm Vương
- giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu:
Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng ngất và phòng ngừa các biến chứng nhồi máu cơ tim, ngừng tim, đột quỵ tim.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
https://tamanhhospital.vn/micro-tese/ | 07/06/2024 | Kỹ thuật Micro TESE là gì? Ưu điểm, chỉ định và quy trình [A-Z] | Vi phẫu tích mô tinh hoàn micro-TESE là một kỹ thuật hiện đại nhằm tìm kiếm tinh trùng ở “mọi ngóc ngách” của tinh hoàn. Micro-TESE mở ra hy vọng mới cho nam giới bị vô sinh do tinh hoàn bị tổn thương và không sản sinh tinh trùng, giúp họ có cơ hội được làm cha “chính chủ”. Vậy chi tiết mổ micro-TESE là gì và quy trình thực hiện như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Mục lụcVi phẫu tích mô tinh hoàn Micro TESE là gì?Ưu điểm kỹ thuật Micro TESE1. Tỷ lệ thành công cao trong vô tinh không bế tắc (NOA)2. Số lượng tinh trùng tìm thấy nhiều hơn3. Khả năng trữ đông tinh trùng sau phẫu thuật tốt hơnNhược điểm kỹ thuật Micro TESE1. Thời gian và chi phí điều trị tăng2. Đòi hỏi trang thiết bị và bác sĩ thực hiện phẫu thuật3. Có thể gây khó chịu sau mổChỉ định mổ Micro TESE trong những trường hợp nào?Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng với phương pháp Micro TESE?Quy trình vi phẫu tích mô tinh hoàn Micro TESE1. Thời gian chuẩn bị2. Giai đoạn tiến hành3. Giai đoạn hậu vi phẫuTinh trùng được tìm thấy sẽ làm gì tiếp theo?Những câu hỏi thường gặp về vi phẫu tích mô tinh hoàn Micro TESE1. Mổ Micro TESE có đau không?2. Chi phí Micro TESE có cao không?3. Mổ Micro TESE bao lâu thì quan hệ được?4. Lựa chọn nào thay thế Micro TESE cho người bệnh?Vi phẫu tích mô tinh hoàn Micro TESE là gì?
Microdissection TESE hay Micro-TESE là kỹ thuật vi phẫu trích tinh trùng từ tinh hoàn ở những bệnh nhân vô tinh không bế tắc (NOA: non obstructive azoospermia) bằng cách nhận diện các ổ khu trú còn tiềm năng sản sinh tinh trùng.
Kỹ thuật này được thực hiện dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi phẫu thuật và các dụng cụ vi phẫu chuyên dụng. Vi phẫu trích tinh trùng từ tinh hoàn mang tính an toàn cao, là lựa chọn tối ưu nhằm tìm kiếm tinh trùng còn sót lại, tăng cơ hội có con “chính chủ” đối với những trường hợp nam giới bị vô tinh không do tắc.
Mục tiêu của quy trình Micro-TESE là:
Tìm được ống sinh tinh còn có khả năng tạo ra tinh trùng chất lượng.
Nhận đủ tinh trùng để thụ tinh với noãn của người vợ.
Nhu mô tinh hoàn lấy ra ít, giảm tổn thương tinh hoàn. (1)
Ưu điểm kỹ thuật Micro TESE
1. Tỷ lệ thành công cao trong vô tinh không bế tắc (NOA)
Vô tinh không do tắc nghẽn (NOA) thường chiếm 1% nam giới, biểu hiện trên lâm sàng là nam giới có tinh hoàn nhỏ, chỉ số FSH tăng cao. Nam giới bị vô tinh không bế tắc thường có tổn thương nặng nề về khả năng sinh tinh, tinh trùng trong tinh hoàn sinh ra không đủ để đi ra ngoài khi xuất tinh. Tuy nhiên, với vi phẫu micro-TESE có thể mang lại cho những trường hợp nam giới được chẩn đoán vô tinh không do tắc nghẽn cơ hội để trở thành cha mẹ “chính chủ”. (2)
Kỹ thuật Micro TESE có thể tiếp cận tinh trùng tại tinh hoàn của nam giới vô tinh
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy ít nhất 50% bệnh nhân bị vô tinh không do tắc thực chất vẫn còn tinh trùng trong tinh hoàn. Vì vậy kết quả giải phẫu bệnh lý mô tinh hoàn không giúp tiên lượng được chính xác khả năng có thể thu hồi tinh trùng. Từ một chẩn đoán lâm sàng không có phương án điều trị rõ ràng với kết cục đơn giản là chỉ định xin tinh trùng, xin con nuôi thì bệnh nhân nhân NOA có thể được làm cha nhờ những tiến bộ của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như ICSI và vi phẫu.
Theo hướng dẫn gần đây nhất của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ và Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ về vô sinh nam, nam giới mắc vô tinh không do tắc nghẽn thực hiện Micro TESE cho cơ hội tìm thấy tinh trùng cao hơn so với các phương pháp truyền thống đó là mở tinh hoàn tìm tinh trùng bằng mắt thường (c-TESE).
2. Số lượng tinh trùng tìm thấy nhiều hơn
Hiện nay, Micro TESE được triển khai rộng rãi trong điều trị vô sinh hiếm muộn đối với nam giới vô tinh không bế tắc. Các nghiên cứu cho thấy tinh trùng thu nhận từ kỹ thuật Micro TESE thường có chất lượng tốt hơn về độ di động và số lượng tinh trùng được tìm thấy nhiều hơn. Tỷ lệ thành công với MicroTESE dao động khoảng 40-60%, thậm chí gần 100% ở trường hợp vô tinh do teo tinh hoàn do biến chứng quai bị. (3)
Một số ưu điểm khác bao gồm:
Ít đau đớn và phục hồi nhanh sau phẫu thuật;
Cơ hội bảo quản lạnh tinh trùng tốt hơn sau khi phẫu thuật;
Ít tổn thương ở tinh hoàn, hạn chế các biến chứng tụ máu, teo tinh hoàn, xơ hóa…
3. Khả năng trữ đông tinh trùng sau phẫu thuật tốt hơn
ThS.BS Dương Quang Huy cho biết với sự phát triển của kỹ thuật trữ lạnh tinh trùng số lượng ít, được xem là chìa khóa giúp những nam giới vô tinh có thể làm cha và bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai.
Tại IVF Tâm Anh, tinh trùng thu nhận từ thủ thuật, tinh trùng góp nhặt sau khi quay ly tâm thường được trữ lạnh bằng kỹ thuật thủy tinh hóa. Kỹ thuật này bao gồm việc đặt tinh trùng di động đã chọn vào môi trường có chất bảo vệ lạnh, sau đó cho tinh trùng tiếp xúc trực tiếp với nitơ lỏng ở -196°C để bảo tồn chức năng và sự trao đổi chất của tế bào.
Tại IVF Tâm Anh, mẫu tinh trùng, trứng, phôi sẽ được trữ kín nằm trong môi trường biệt lập, mẫu này không tiếp xúc với mẫu kia. Khi cần sử dụng, mẫu tinh trùng sẽ được rã đông. Với kỹ thuật này, tinh trùng được lưu trữ trong nhiều năm mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng sau khi rã đông. Phương pháp này cũng mang lại hy vọng cho việc điều trị vô sinh cũng như bảo tồn khả năng sinh sản của nam giới.
>> Xem thêm:MESA (vi phẫu trích tinh trùng từ mào tinh): Chỉ định, quy trình
Nhược điểm kỹ thuật Micro TESE
Mặc dù là lựa chọn tốt nhất nhằm tìm kiếm tinh trùng khỏe mạnh trong tinh hoàn ở nam giới bị vô sinh không do tắc nghẽn, kỹ thuật Micro TESE có những nhược điểm nhất định:
1. Thời gian và chi phí điều trị tăng
Một cuộc phẫu thuật vi phẫu tích mô tinh hoàn chỉ diễn ra trong khoảng 1-2 tiếng, tuy nhiên thời gian chuẩn bị trước phẫu thuật có thể kéo dài hơn 3 tháng. Khi bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết cho từng trường hợp bệnh cụ thể, bao gồm sử dụng thuốc tăng cường nội tiết tố, khám lâm sàng, chuẩn bị thủ tục… thậm chí là các phương án dự phòng khi không đạt mục tiêu.
Hiện nay, lựa chọn phẫu thuật tìm tinh trùng bằng Micro TESE được đánh giá là kỹ thuật tối ưu, giải pháp ưu việt nhất được áp dụng để tìm kiếm tinh trùng ở nam giới vô tinh không do tắc nghẽn. Phẫu thuật Micro TESE đòi hỏi kỹ thuật điều trị cao, kéo theo chi phí điều trị tăng. Chính vì vậy, bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc kỹ lưỡng khi cho chỉ định thực hiện Micro TESE.
Bên cạnh đó, chi phí trữ đông tinh trùng nếu tìm dư hoặc trữ noãn nếu không đạt mục tiêu, cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Chi phí trữ đông tinh trùng thường dao động…. đồng/tec/chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 6 tháng. Lưu ý, chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo. Giá tiền trữ đông lạnh tinh trùng sẽ được nhân viên tư vấn kỹ hơn tại thời điểm bệnh nhân muốn lưu trữ tinh trùng.
2. Đòi hỏi trang thiết bị và bác sĩ thực hiện phẫu thuật
Micro TESE không chỉ là một kỹ thuật phẫu thuật vi phẫu phức tạp, mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị rất cẩn thận, tỉ mỉ và tập trung của các bác sĩ, kỹ thuật viên nhằm tìm ra tinh trùng đạt yêu cầu để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Với sự giúp sức của kính hiển vi có độ phóng đại lên đến 40 lần, kỹ thuật Micro TESE có thể “đào sâu” đến tận cùng “mọi ngõ ngách” trong tinh hoàn để tìm kiếm con tinh trùng khỏe mạnh.
Một cuộc phẫu thuật Micro TESE cần sự phối hợp nhịp nhàng của bác sĩ, kỹ thuật viên và hệ thống máy móc hiện đại
Chính vì vậy, sự hỗ trợ của các thiết bị, công nghệ hiện đại cùng trình độ chuyên môn cao, độ nhạy bén và kiên nhẫn, tỉ mỉ từ đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên kết hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cơ hội tìm thấy tinh trùng khỏe mạnh.
3. Có thể gây khó chịu sau mổ
Bệnh nhân sau khi mổ Micro TESE để tìm kiếm tinh trùng có thể cảm thấy khó chịu trong vài ngày sau khi thực hiện thủ thuật. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau để bệnh nhân uống khi về nhà. Thông thường, chỉ được sử dụng trong các cuộc phẫu thuật Micro TESE là chỉ tự tiêu, bệnh nhân không cần phải đến bệnh viện để tháo chỉ.
Chỉ định mổ Micro TESE trong những trường hợp nào?
Chỉ định mổ Micro TESE được sử dụng trong trường hợp nam giới không có tinh trùng mà tinh hoàn teo nhỏ. Tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch có thể xuất phát từ nguyên nhân do tắc nghẽn hoặc không do tắc nghẽn. (4)
Phương pháp Micro TESE có thể “đào sâu”, lục mọi ống sinh tinh nhằm tìm kiếm sự hiện diện của tinh trùng khỏe mạnh
Phương pháp phẫu thuật vi phẫu tích mô tinh hoàn Micro TESE có thể mang lại cơ hội làm cha cho nam giới vô tinh. Mặc dù kết quả tinh dịch đồ cho thấy không có tinh trùng trong mẫu sau xuất tinh, nhưng vẫn có thể tìm thấy tinh trùng sống sót trong tinh hoàn.
ThS. BS. Dương Quang Huy cho biết chỉ cần tìm thấy 1 tinh trùng khỏe mạnh, người nam vẫn có cơ hội thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) để tạo phôi và có con chính chủ.
Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng với phương pháp Micro TESE?
Tỷ lệ thu hồi tinh trùng là 40-60% đối với microTESE và tinh trùng thu nhận được từ vi phẫu thuật micro-TESE sẽ được phục vụ cho việc thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hay tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).
Do tính chất đòi hỏi chuyên môn cao, thủ thuật Micro TESE thường được thực hiện tại cùng một bệnh viện có trang thiết bị hiện đại, cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn của bác sĩ Nam Khoa, bác sĩ hiếm muộn nữ và Labo thụ tinh ống nghiệm. Thiếu các yếu tố trên thì khó lòng thành công.
Tại IVF Tâm Anh, Ekip bác sĩ phẫu thuật có thể dành hàng giờ trong phòng mổ để tìm kiếm những ống sinh tinh tiềm năng, bằng sự hỗ trợ của hệ thống kính vi phẫu. Những ống sinh tinh tiềm năng được chọn và chuyển ngay qua phòng lab bên cạnh để xử lý tìm tinh trùng.
ThS.BS Giang Huỳnh Như, Giám đốc IVF Tâm Anh TP.HCM từng chia sẻ “Chuyên viên phòng lab sẽ sử dụng kính hiển vi độ phóng đại 200 lần để phân tích ngay lập tức mẫu ống sinh tinh. Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng, thậm chí có ca mổ chuyên viên phôi học tại IVF Tâm Anh dành hơn 6 tiếng đồng hồ trước kính hiển vi để có thể tìm thấy tinh trùng cho bệnh nhân”.
Kỹ thuật viên có thể dành nhiều giờ để tìm kiếm tinh trùng dưới kính hiển vi
Mặc dù Micro TESE thành công đối với nhiều nam giới nhưng không phải lúc nào bác sĩ phẫu thuật cũng tìm thấy tinh trùng trong quá trình thực hiện. Nếu điều này xảy ra và bệnh nhân chọn thực hiện lại Micro TESE thì khả năng tìm thấy tinh trùng thành công là rất thấp. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ chỉ định thực hiện lại phẫu thuật hay không, nếu phẫu thuật lần đầu thất bại.
Quy trình vi phẫu tích mô tinh hoàn Micro TESE
Quá trình thực hiện thủ thuật vi phẫu tích mô tinh hoàn Micro TESE tại Bệnh viện Tâm Anh diễn ra như sau:
1. Thời gian chuẩn bị
Thời gian thực hiện quy trình vi phẫu tích mô tinh hoàn Micro TESE thông thường chỉ diễn ra trong 1 giờ. Tuy nhiên một số trường hợp có thể mất 2-3 giờ để có thể tìm thấy ống sinh tinh tiềm năng để chuyển qua lab tìm tinh trùng.
Trước khi thực hiện phẫu thuật Micro TESE, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc nội tiết trước đó khoảng 3 tháng để tăng cơ hội tìm được tinh trùng khỏe mạnh. Đồng thời, ThS. BS. Dương Quang Huy nhấn mạnh một số lưu ý cần chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ:
7 ngày trước phẫu thuật
Không dùng bất kỳ loại thuốc Aspirin nào hoặc nhóm thuốc Ibuprofen, Naproxen để hạn chế nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật
Sắp xếp các công việc cá nhân
Cần sự hỗ trợ đón về nhà sau thực hiện phẫu thuật
1 ngày trước phẫu thuật
Nên ngừng ăn uống từ nửa đêm trước ngày phẫu thuật;
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cạo sạch lông vùng sinh dục, sử dụng xà phòng diệt khuẩn, mặc quần áo sạch;
Không sử dụng nước hoa, các chất khử mùi;
Tháo răng giả, trang sức.
Vào ngày phẫu thuật
Mặc quần áo chuyên dụng.
Đến bệnh viện cùng với người thân.
2. Giai đoạn tiến hành
Trước khi tiến hành thủ thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê để ngủ một giấc và không có cảm giác đau trong suốt quá trình phẫu thuật. Bác sĩ tiến hành rạch một vết mổ nhỏ ở giữa bìu, dài khoảng 2 cm, bộc lộ tinh hoàn ra ngoài.
Sau đó, một kính hiển vi phẫu thuật có độ phóng đại 30 lần được đưa vào phẫu trường để tìm kiếm và kiểm tra các ống sinh tinh tiềm năng. Bác sĩ sẽ lựa chọn những ống sinh tinh tiềm năng để gửi vào phòng xét nghiệm bên cạnh để tìm tinh trùng. Lúc này, các chuyên viên tại phòng lab sẽ tiến hành xé mẫu các ống sinh tinh để tìm tinh trùng, tinh trùng sau khi tìm thấy sẽ được xử lý (nuôi cấy) và phục vụ cho thụ tinh trong ống nghiệm.
Trường hợp mẫu tinh trùng thu được từ vi phẫu micro-TESE đảm bảo chất lượng về số lượng, có thể cân nhắc trữ lạnh để phục vụ cho những chu kỳ làm IVF tiếp theo. Nên thực hiện phẫu thuật micro-TESE cùng ngày với ngày chọc hút noãn của người vợ, để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Phẫu thuật Micro TESE tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Một ca phẫu thuật mổ Micro TESE thường kéo dài 1-2 giờ. Bệnh nhân sau đó sẽ được theo dõi tại bệnh viện và có thể xuất viện 2-3 ngày sau thực hiện thủ thuật.
3. Giai đoạn hậu vi phẫu
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá hai tinh hoàn và lựa chọn nên mổ tinh hoàn nào trước. Trong trường hợp mổ 1 bên tinh hoàn và phòng lab báo đã có đủ số tinh trùng cho đợt điều trị và trữ đông thì có thể không cần mổ bên tinh hoàn còn lại. Và ngược lại, nếu sau mổ một bên tinh hoàn và phòng lab báo vẫn chưa tìm thấy đủ mẫu tinh trùng cần cho điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành mổ cả hai bên tinh hoàn.
Kết thúc cuộc mổ vết thương ở tinh hoàn sẽ được khâu bằng chỉ tự tan và dán keo sinh học để bảo vệ vết thương.
Tinh trùng được tìm thấy sẽ làm gì tiếp theo?
Tinh trùng được tìm thấy sau khi thực hiện phẫu thuật Micro TESE sẽ được xử lý như sau:
Một là, tinh trùng tươi sẽ được thụ tinh với trứng bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (hay còn gọi là ICSI) để tạo phôi. Nếu phôi phát triển bình thường, đáp ứng các tiêu chính đánh giá chất lượng phôi tốt, thì các phôi này sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người phụ nữ để phôi làm tổ.
Hai là, tinh trùng thu nhặt được sau khi thực hiện Micro TESE sẽ được trữ đông lạnh để bảo tồn chức năng sinh sản trong tương lai cho bệnh nhân. Hiện nay khả năng sống sót sau rã đông tinh trùng dao động 40-60%. Tỷ lệ tinh trùng đạt chất lượng tốt sau rã đông trên 50% có thể đủ điều kiện thực hiện thụ thai bằng phương pháp IVF, hoàn toàn có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh.
ThS. BS. Dương Quang Huy cho biết “Mẫu tinh trùng số lượng ít, thường là mẫu tinh trùng cóp nhặt từng con từ quay li tâm, hay mẫu tinh trùng từ vi phẫu MicroTESE. May mắn là lab IVF Tâm Anh có thể thực hiện trữ tinh trùng số lượng ít, đây là kỹ thuật mà ít trung tâm trên thế giới làm được. Hiện IVF Tâm Anh nắm được kỹ thuật đó và làm rất tốt”. Điều này thắp lên hy vọng cho nhiều quý ông được có con “chính chủ”.
Những câu hỏi thường gặp về vi phẫu tích mô tinh hoàn Micro TESE
1. Mổ Micro TESE có đau không?
Phẫu thuật Micro TESE có thể gây ra đau đớn nhưng hiếm khi chảy máu. Mặc dù vậy, trường hợp tổn thương lâu dài ở tinh hoàn có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hormone. Những người đàn ông bị giảm sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn có nguy cơ bị thiếu hụt nội tiết tố.
Tuy nhiên ThS. BS. Dương Quang Huy cho biết trường hợp này hiếm khi xảy ra. Bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn các bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, có sự hỗ trợ của các trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhằm đạt hiệu quả tối ưu.
Bạn sẽ thấy hơi khó chịu sau mổ Micro TESE, nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau. Thời gian này, bệnh nhân tránh tập thể dục vất vả và nâng vật nặng trong một tuần.
2. Chi phí Micro TESE có cao không?
Chi phí phẫu thuật Micro TESE tại Tâm Anh dao động 30-40 triệu đồng. Chi phí mổ Micro TESE có thể sẽ khác nhau giữa mỗi bệnh nhân do có liên quan đến các chi phí khác. Bệnh nhân nên xem xét và chuẩn bị chi phí thực hiện thủ thuật hoặc trữ đông sau khi lấy được tinh trùng từ tinh hoàn. Nếu mổ Micro TESE không phải là lựa chọn tối ưu, bạn và gia đình có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp khác để có con, bao gồm cả việc nhận tinh trùng hiến.
3. Mổ Micro TESE bao lâu thì quan hệ được?
Sau khi phẫu thuật Micro TESE có quan hệ được không? là thắc mắc của nhiều nam giới. ThS. BS. Dương Quang Huy cho biết nhằm đảm bảo tinh hoàn được hồi phục hoàn toàn, bệnh nhân nên kiêng quan hệ tình dục, thủ dâm ít nhất 2 tuần hoặc cho đến khi hết khó chịu.
4. Lựa chọn nào thay thế Micro TESE cho người bệnh?
Hiện nay vi phẫu tích mô tinh hoàn Micro TESE được xem là lựa chọn tối ưu để tìm kiếm tinh trùng, chuẩn bị cho kế hoạch có con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Các bác sĩ có sẽ cố gắng “truy vết” để tìm được những tinh trùng còn sót lại. Chỉ cần tìm thấy tinh trùng đã thắp lên hy vọng có con chính chủ cho hàng ngàn bệnh nhân vô tinh.
Trường hợp không tìm đủ tinh trùng chất lượng, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện Micro TESE một lần nữa để tìm lọc tinh trùng. Đối với các trường hợp này, bệnh nhân cần đợi từ 6-12 tháng để thực hiện cuộc phẫu thuật lần hai. Những tinh trùng thu thập được từ lần mổ Micro TESE đầu tiên sẽ được trữ đông lạnh.
Đối với các trường hợp tìm kiếm tinh trùng bằng vi phẫu tích mô tinh hoàn Micro TESE thất bại, nam giới nên cân nhắc lựa chọn xin tinh trùng để có thể có con.
Để liên hệ tư vấn và đặt lịch khám vô sinh nam tại IVF Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua thông tin:
Vô sinh có thể là một chủ đề nhạy cảm mà nhiều người cảm thấy khó nói và chia sẻ. Tuy nhiên việc tìm kiếm các phương pháp điều trị vô sinh bằng sự hỗ trợ từ các kỹ thuật hiện đại mở ra hy vọng mới cho những gia đình vô sinh, hiếm muộn. Với nam giới bị vô sinh do vô tinh, việc thực hiện vi phẫu microTESE cho phép bạn có cơ hội sinh con “chính chủ”, thỏa nguyện ước mơ được làm cha mẹ.
Chính vì vậy, hãy cởi mở trao đổi và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ điều trị trực tiếp để tìm được hướng điều trị phù hợp. Quy trình mổ Micro TESE và những lưu ý khi mổ Micro TESE sẽ được bác sĩ giải thích chi tiết với trường hợp của bạn. Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn phẫu thuật Micro TESE nói riêng cũng như điều trị vô sinh, hiếm muộn tại IVF Tâm Anh, bởi chúng tôi luôn dõi theo và hỗ trợ bạn suốt quá trình tìm kiếm con yêu. Chúc hai vợ chồng bạn sớm đón con yêu về nhà. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/co-ngan-chan-duoc-ung-thu-tai-phat-khong-20220930000422271.htm | 20220930 | Có ngăn chặn được ung thư tái phát không? | Khi ung thư tái phát, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và tất cả những cảm xúc tiêu cực đã từng có khi nhận chẩn đoán ung thư lần đầu có thể quay trở lại, thậm chí còn trầm trọng hơn.
Người bệnh có thể cảm thấy dè chừng, cẩn trọng, và ít hy vọng hơn so với lần trước. Họ cũng có thể sẽ cảm thấy thất vọng về bản thân và đội ngũ y bác sĩ đã từng điều trị cho họ.
Nhiều người tự đổi lỗi cho bản thân vì đã từng bỏ lỡ một lần tái khám, đã ăn uống không đúng cách hoặc đã bỏ qua việc xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh. Nhưng ngay cả khi bạn làm mọi việc đầy đủ như hướng dẫn, ung thư vẫn có thể tái phát.
Hiện nay y học đã có thêm nhiều hiểu biết mới về cách thức tăng trưởng và phát triển của ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn là một điều bí ẩn.
Theo bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, khi bệnh ung thư tái phát, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các phương án điều trị cũng như mức độ hiệu quả của từng phương án. Hãy chắc chắn bạn hiểu rõ mục tiêu của từng phương pháp điều trị mà bạn đang cân nhắc. Điều trị nhằm kiểm soát bệnh ung thư? nhằm chữa khỏi bệnh? hay nhằm giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn?
Bạn có thể hỏi thêm ý kiến từ các chuyên gia ngoài bác sĩ điều trị hoặc lựa chọn điều trị tại một trung tâm ung thư có nhiều kinh nghiệm hơn về loại ung thư của bạn.
Một số người bệnh tái phát có thể được điều trị bằng phương pháp đã sử dụng khi họ mắc ung thư lần đầu. Ví dụ, một phụ nữ mắc ung thư vú tái phát tại chỗ sau phẫu thuật có thể sẽ lại được phẫu thuật lấy bỏ khối u tái phát. Bệnh nhân cũng có thể điều trị bằng xạ trị, đặc biệt khi chưa từng xạ trị trước đó..
Quyết định phương pháp điều trị sẽ dựa trên:
- Loại ung thư.
- Thời gian tái phát.
- Vị trí tái phát.
- Mức độ tái phát.
- Tình trạng sức khỏe chung.
- Mong muốn cá nhân của người bệnh.
Một điều khác cần lưu ý là tế bào ung thư khi tái phát có thể kháng với hóa trị. Khối u tái phát thường sẽ không đáp ứng tốt với điều trị như khối u ban đầu
Một lý do khác khiến bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị khác với lần đầu là nguy cơ về tác dụng không mong muốn của điều trị. Ví dụ, một số thuốc hóa chất có thể gây các vấn đề cho tim hoặc tổn thương thần kinh ở bàn tay và bàn chân. Việc tiếp tục sử dụng các loại thuốc đó sẽ có nguy cơ làm các vấn đề đó trở nên trầm trọng hơn hoặc dẫn đến các tác dụng phụ lâu dài. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chua-tri-tieu-duong-tre-em-the-nao-vi | Chữa trị tiểu đường trẻ em thế nào? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long Bệnh tiểu đường ở trẻ em được biết đến là bệnh lý về nội tiết có liên quan đến quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn và tăng cao. Nhìn chung tiểu đường trẻ em rất khó phát hiện, chính vì thế mà việc điều trị cho trẻ em bị tiểu đường gặp rất nhiều khó khăn.
1. Một số thông tin cơ bản về tiểu đường ở trẻ nhỏ
Bệnh tiểu đường ở trẻ em còn có tên gọi khác đó là đái tháo đường, đây là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu bị tăng lên.
2. Dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết được trẻ em bị tiểu đường
Dưới đây là một số những biểu hiện của trẻ sơ sinh bị tiểu đường để giúp các bậc cha mẹ có thể phát hiện được để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.Trẻ mệt mỏi, ngủ nhiều và có cảm giác đóiTrẻ luôn có những cơn đói kéo dài, thường xuyên xảy ra ngay cả khi trẻ vừa ăn no xong. Nguyên nhân là do thiếu insulin khiến lượng đường trong cơ thể giảm trầm trọng làm giảm đi nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế mà cơ thể bé liên tục phải nạp nhiều chất khiến trẻ nhanh đói và nếu không được nạp kịp thời sẽ khiến trẻ mệt mỏi. Bên cạnh đó, trẻ ngủ nhiều hơn bình thường khoảng từ 3-4 tiếng nhằm giảm sự hoạt động. Trẻ ngủ nhiều và mệt mỏi có thể là biểu hiện của bệnh lý tiểu đường Trẻ khát nước, bú nhiều và đi tiểu nhiềuKhi trẻ bị bệnh tiểu đường thường kèm theo khát nước, đòi bú nhiều cũng như đi tiểu nhiều. Đó là do lượng đường trong máu trẻ bị tích tụ quá nhiều dẫn đến thận phải hoạt động liên tục để lọc và hấp thụ lượng đường dư thừa. Chính vì thế mà bé thèm bú, đòi uống nước liên tục và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Với trường hợp này, phụ huynh sẽ nhận biết dễ hơn đó là sau khi đi tiểu thấy kiến bu vào nước tiểu do có chứa đường.Sút cân một cách bất thườngMặc dù trẻ nhanh đói và ăn nhiều hơn nhưng thực tế thì các mô trong cơ thể trẻ lại không nhận được chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng từ thức ăn sẽ lấy từ mô mỡ của cơ thể. Do vậy mà trẻ sụt cân bất thường mặc dù các bữa ăn và dinh dưỡng vẫn đầy đủ.Trẻ nhìn mọi thứ đều mờKhi lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra tình trạng rút dịch từ mô thủy tinh thể của mắt làm điều chỉnh tiêu cự của bé, chính điều này khiến trẻ nhìn mọi thứ mờ ảo. Do vậy nếu không phát hiện sớm cũng như điều trị đúng, có thể khiến võng mạc bị tổn thương gây mù lòa.Trẻ rất dễ bị kích động, cáu gắt và khóc nhiều hơnTrẻ khóc nhiều hơn, hay cáu gắt mà nguyên nhân không phải do các tác động bên ngoài. Đây chính là dấu hiệu bất thường mà các mẹ nên lưu ý để đưa trẻ đi khám kịp thời.Một số dấu hiệu nhận biết khácKhi trẻ bước sang giai đoạn nặng có các biểu hiện như sau: thở gấp, thở nhanh, trẻ co giật, hôn mê, đau bụng, mất tri giác.
3. Chữa trị tiểu đường sơ sinh thế nào?
Tiểu đường ở trẻ muốn điều trị thành công, điều quan trọng đó là phải quản lý được đường huyết của trẻ. Việc điều trị tiểu đường bao gồm:Duy trì đường huyết ở mức tối ưu.Đảm bảo sự phát triển của trẻ. Trẻ mắc bệnh lý tiểu đường cần được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm Trong thời gian đầu điều trị, trẻ sẽ phải thử máu và tiêm thuốc nhiều lần trong ngày, một số trẻ cần tiêm insulin nhưng có trẻ chỉ cần uống thuốc. Còn để điều trị về lâu dài, trẻ phải được xét nghiệm phân tích gen để từ đó có được phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp, tiểu đường ở trẻ mà nguyên nhân là do di truyền thì việc phát hiện và chẩn đoán sớm, phân tích gen sẽ góp phần điều trị hiệu quả. Nếu để quá muộn sẽ khiến bệnh lý diễn biến nhanh hơn, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, sự hợp tác từ phía gia đình có yếu tố quan trọng trong việc điều trị tiểu đường ở trẻ.Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức về bệnh tiểu đường ở trẻ em. Nếu cần tư vấn hoặc có thắc mắc hãy liên hệ đến cơ sở y tế uy tín để được giải đáp kịp thời.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.
Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế rộng rãi, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm. |
|
https://tamanhhospital.vn/ung-thu-vu-di-can-nao/ | 06/05/2024 | Ung thư vú di căn não có chữa được không? 9+ dấu hiệu nguy hiểm | Khoảng 10%-15% người mắc bệnh ung thư vú giai đoạn IV di căn não [1]. Vậy ung thư vú di căn não có chữa được không? Dấu hiệu nguy hiểm cần nhận biết như thế nào? Bài viết này, thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp thắc về ung thư vú di căn não.
Mục lụcUng thư vú di căn não là gì?Dấu hiệu ung thư vú di căn não phổ biếnNguyên nhân ung thư vú di căn não và yếu tố rủi roUng thư vú di căn não có chữa được không?Chẩn đoán ung thư vú di căn nãoBiến chứng rủi ro của bệnh1. Phù não gây động kinh, co giật2. Buồn nôn và ói mửa3. Cơn đau đầu4. Mệt mỏi cực độ5. Các cục máu đông6. Ung thư ở mô xung quanh não và tủy sốngCách điều trị ung thư vú di căn não1. Hóa trị2. Liệu pháp nội tiết3. Liệu pháp nhắm mục tiêu4. Liệu pháp miễn dịch5. Phương pháp điều trị tại chỗTiên lượng điều trị ung thư vú di căn nãoPhòng ngừa ung thư vú di căn nãoKhám, điều trị & chăm sóc giảm nhẹ tại khoa Ngoại Vú – BVĐK Tâm AnhCâu hỏi thường gặp về ung thư vú di căn não1. Tỷ lệ di căn não ung thư vú là bao nhiêu?2. Ung thư vú di căn não có phổ biến không?3. Ung thư vú di căn não sống được bao lâu?Ung thư vú di căn não là gì?
Ung thư vú di căn não là tình trạng tế bào ung thư vú đã lan đi theo đường máu đến não và hình hành một hoặc nhiều khối u trong não. Khi khối u vú di căn phát triển sẽ tạo áp lực và làm thay đổi chức năng của mô não xung quanh. Ung thư vú di căn não giai đoạn cuối sẽ có các triệu chứng sau:
Đau đầu thường xuyên.
Kích động và mê sảng.
Thở hổn hển (thở hổn hển xảy ra khi khó thở).
Lú lẫn kéo dài.
Ảo giác.
Ăn mất ngon.
Mất thị lực
Động kinh
Dấu hiệu ung thư vú di căn não phổ biến
Dấu hiệu do ung thư vú di căn não gây ra sẽ phụ thuộc vào vị trí của khối u. Ví dụ, di căn ở phần não chịu trách nhiệm xử lý hình ảnh có thể gây ra vấn đề về thị lực. Mặc dù, triệu chứng ung thư vú di căn não khác nhau tùy theo từng người bệnh nhưng vẫn có một số dấu hiệu ung thư vú di căn não phổ biến, bao gồm:
Đau đầu: Đây thường là triệu chứng đầu tiên do khối u chèn ép lên não và hộp sọ. Cơn đau đầu do ung thư vú di căn não thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Tình trạng này có thể không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau và có thể kèm theo buồn nôn hoặc ói mửa. Người bệnh có thể cảm thấy đau đầu nhiều hơn khi nằm hoặc cúi xuống, chẳng hạn như khi đi tiêu.
Động kinh: Cơn động kinh có nhiều dạng khác nhau như tê, ngứa ran, tay và chân cử động không kiểm soát được, khó nói, có mùi hoặc cảm giác lạ, cơn nhìn chằm chằm, cơ thể không phản ứng hoặc co giật.
Thay đổi về tính cách: Người bệnh thu mình, ủ rũ hoặc làm việc kém hiệu quả. Người bệnh có thể cảm thấy buồn ngủ, bối rối và không thể suy nghĩ. Đặc biệt nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng trầm cảm, lo lắng và diễn ra đột ngột có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của khối u não. Ngoài ra, người bệnh còn không thể kiểm soát hoặc cư xử theo cách bản thân chưa từng làm trước đây.
Khó nói hoặc nói ngọng: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong vấn đề khó tìm từ ngữ diễn đạt, nói chuyện không mạch lạc và không có khả năng diễn đạt hoặc hiểu ngôn ngữ.
Vấn đề về giác quan: ung thư vú di căn não có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe, ngửi hoặc nhìn, có thể xuất hiện dấu hiệu nhìn đôi hoặc nhìn mờ.
Thay đổi cảm giác sờ chạm: Người bệnh ung thư vú di căn não sẽ nhận thấy khả năng cảm nhận nóng, lạnh, áp lực, chạm nhẹ hoặc vật sắc nhọn thay đổi.
Khó giữ thăng bằng: người bệnh sẽ có dấu hiệu mất thăng bằng hoặc khả năng phối hợp động tác không còn linh hoạt.
Vấn đề về tim: người bệnh sẽ nhận thấy nhịp tim hoặc nhịp thở thay đổi. Triệu chứng này xảy ra do khối u ép vào thân não.
Vấn đề trực tiếp ở não: một số dấu hiệu trực tiếp ở não khi ung thư vú di căn đến, gồm:
Xâm lấn và phá hủy mô não.
Gây áp lực lên mô lân cận.
Chiếm không gian và tăng áp lực trong hộp sọ.
Gây tích tụ chất lỏng trong não.
Ngăn chặn sự lưu thông bình thường của dịch não tủy qua khoảng trống trong não.
Gây xuất huyết não.
Ung thư vú di căn não có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe, ngửi hoặc nhìn,…
Nguyên nhân ung thư vú di căn não và yếu tố rủi ro
Nguyên nhân gây ung thư vú di căn não xảy ra do tế bào ung thư tách ra khỏi vị trí ban đầu, di chuyển qua dòng máu hoặc hệ bạch huyết và lan đến não. Tại não, tế bào ung thư tiếp tục phát triển, phân chia và lây lan ra mô xung quanh não.
Ung thư vú di căn não có chữa được không?
Có, ung thư vú di căn não chữa bằng các phương pháp điều trị tại chỗ nhắm vào não chính xác, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc xạ trị. Ung thư vú di căn ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể thường được hóa trị toàn thân bằng thuốc.
Tuy nhiên, việc điều trị ung thư vú di căn não có thể gặp nhiều khó khăn do hàng rào máu não – mạng lưới mạch máu và mô giúp ngăn chất có hại đến não. Hàng rào máu não cho phép một số thứ, chẳng hạn như nước, oxy, carbon dioxide và thuốc gây mê đi vào não. Đồng thời, hàng rào máu não cũng ngăn vi khuẩn và chất khác, bao gồm nhiều loại thuốc dùng để điều trị ung thư.
Ung thư vú di căn não điều trị gặp nhiều khó khăn do hàng rào não.
Chẩn đoán ung thư vú di căn não
Bác sĩ chẩn đoán ung thư vú di căn não với áp xe, nhiễm ký sinh trùng, khối u nguyên phát – u thần kinh đệm, bằng cách:
Chụp MRI hoặc CT: bác sĩ sử dụng phương pháp chụp MRI, kèm theo dung dịch tương phản để xác định tế bào ung thư vú đã di căn lên não. Dung dịch cản từ là thuốc được tiêm vào cánh tay thông qua đường truyền tĩnh mạch, di chuyển đến não và giúp mô ung thư hiển thị rõ ràng hơn trên hình ảnh.
Sinh thiết: một số ít trường hợp, bác sĩ yêu cầu sinh thiết để kiểm tra chính xác xác tế bào ung thư vú di căn não. Bác sĩ sẽ khoan lỗ nhỏ xuyên qua hộp sọ để lấy mẫu mô. Đồng thời, bác sĩ kết hợp với chụp MRI hoặc CT để hướng kim hẹp, rỗng vào vùng não tổn thương và lấy mẫu bệnh phẩm. Sau đó, bác sĩ sẽ gửi mẫu bệnh phẩm đi kiểm tra tại khu giải phẫu bệnh mô bướu.
Biến chứng rủi ro của bệnh
Một số biến chứng rủi ro của bệnh ung thư vú di căn não, bao gồm:
1. Phù não gây động kinh, co giật
Động kinh là giai đoạn ngắn hạn khi não hoạt động bất thường. Thông thường, người bệnh sẽ bất tỉnh và cơ co giật. Cơn động kinh thường xảy ra đột ngột, không có cảnh báo trước và gây sợ hãi cho người chứng kiến.
Động kinh xảy ra có thể không co giật nhiều. Thay vào đó, người bệnh nhìn chằm chằm vào khoảng không hoặc không thể nói chuyện. Đôi khi, người bệnh khi lên cơn động kinh một phần với dấu hiệu chỉ có tay hoặc chân bị ảnh hưởng..
Hầu hết, cơn động kinh đều qua đi nhanh chóng và không cần cấp cứu y tế. Tuy nhiên, cơn động kinh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, người bệnh hãy báo bác sĩ nếu có triệu chứng co giật, động kinh để được kê đơn thuốc điều trị và kiểm soát cơn động kinh
2. Buồn nôn và ói mửa
Cảm giác buồn nôn và ói mửa có thể do ung thư vú thứ phát trong não hoặc nơi khác trong cơ thể. Ngoài ra, triệu chứng này xuất hiện còn do quá trình điều trị hoặc do tác động về mặt cảm xúc gây ra.
Điều quan trọng, bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân để lên liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh. Người bệnh có thể hợp tác với bác sĩ trong việc quyết định đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với bản thân bằng cách ghi lại thời điểm xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn và điều gì khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
Hầu hết, triệu chứng buồn nôn và nôn có thể được kiểm soát và điều trị bằng thuốc chống nôn, steroid hoặc thuốc benzodiazepin – tác động lên não và dây thần kinh để tạo cảm giác xoa dịu.
3. Cơn đau đầu
Ung thư vú di căn não làm tích tụ áp lực trong não gây đau đầu. Triệu chứng này có thể khác với cơn đau đầu từng gặp trước đây. Người bệnh có thể cảm thấy cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn, dai dẳng trong nhiều ngày hoặc không biến mất hoàn toàn.
Người bệnh có thể kiểm soát cơn đau đầu bằng steroid và thuốc giảm đau. Giảm đau là phần rất quan trọng trong quá trình chăm sóc người bệnh ung thư vú thứ phát. Khi cơn đau được kiểm soát, người bệnh cảm thấy bớt lo lắng và ăn ngủ ngon hơn. Nếu cơn đau không giảm, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để được lên liệu trình điều trị giảm nhẹ hoặc kiểm soát triệu chứng.
Ung thư vú di căn não gây đau đầu, động kinh, mệt mỏi cực độ,…
4. Mệt mỏi cực độ
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất ở người bệnh ung thư vú thứ phát. Tình trạng mệt mỏi ở mức cực độ và không biến mất dù người bệnh nghỉ ngơi hoặc ngủ. Người bệnh mệt do nhiều nguyên nhân như tác động cảm xúc khi nhận chẩn đoán việc điều trị có xuất hiện tác dụng phụ hoặc tế bào ung thư phát triển và lan rộng.
Mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến cách người bệnh đối phó với ung thư và việc điều trị bệnh. Tình trạng mệt mỏi cùng làm cho các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
5. Các cục máu đông
Người bệnh ung thư vú có nguy cơ đông máu cao hơn như DVT-huyết khối tĩnh mạch sâu.
Nếu người bệnh mắc huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ có nguy cơ xuất hiện một phần cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi, gây thuyên tắc phổi (PE). Cục máu đông có thể đe dọa tính mạng nên cần được điều trị nhanh chóng. Nếu người bệnh xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức:
Đau, đỏ hoặc đổi màu, nóng và sưng ở vùng da cánh tay hoặc chân.
Sưng, đỏ hoặc đau ở nơi đặt đường truyền trung tâm để thực hiện hóa trị như ở cánh tay, vùng ngực hoặc cổ.
Hụt hơi.
Đau hoặc tức ngực.
Ho không rõ nguyên nhân hoặc ho ra máu.
6. Ung thư ở mô xung quanh não và tủy sống
Đôi khi ung thư vú lây lan đến mô, dịch bao quanh não và tủy sống được gọi là di căn leptomeningeal. Triệu chứng ung thư ở mô xung quanh não và tủy sống có thể tương tự như ung thư vú di căn não nhưng ít biểu hiện rõ và khó chẩn đoán hơn.
Để chẩn đoán bệnh ung thư ở mô xung quanh não và tủy sống bác sĩ thường quét MRI hoặc chọc kim vào cột sống để lấy mẫu chất lỏng kiểm tra dưới kính hiển vi.
Bác sĩ điều trị ung thư ở mô xung quanh não và tủy sống bằng steroid, xạ trị và hóa trị. Nếu điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc thuốc trị liệu nhắm mục tiêu, bác sĩ sẽ đưa trực tiếp vào chất lỏng xung quanh não và tủy sống. Nếu muốn hỏi bất kỳ thử nghiệm lâm sàng nào đang xem xét phương pháp điều trị di căn leptomeningeal, người bệnh hãy gặp bác sĩ khoa ung bướu của BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được giải đáp thêm thông tin.
Cách điều trị ung thư vú di căn não
Một số cách điều trị ung thư vú di căn não, bao gồm:
1. Hóa trị
Hiện chỉ có một số loại thuốc hóa trị có thể điều trị ung thư vú di căn não, nhiều loại thuốc hóa trị khác không thể vượt qua hàng rào máu não. Vì vậy, bác sĩ thường kết hợp hóa trị với liệu pháp nhắm mục tiêu-loại thuốc nhắm vào đặc điểm cụ thể của tế bào ung thư để tăng hiệu quả điều trị.
2. Liệu pháp nội tiết
Thuốc điều trị nội tiết là liệu pháp nội tiết hoặc liệu pháp kháng estrogen, được sử dụng để thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư vú di căn dương tính với thụ thể hormone. Thuốc trị liệu bằng hormone, bao gồm:
Tamoxifen.
Arimidex (tên hóa học: anastrozole).
Aromasin (tên hóa học: exemestane).
Femara (tên hóa học: letrozole).
Faslodex (tên hóa học: Fulvestrant).
Tuy nhiên, liệu pháp nội tiết tố không có tác dụng với bệnh ung thư vú âm tính với thụ thể hormone.
Thuốc trị liệu bằng nội tiết tố điều trị ung thư vú dương tính với thụ thể nội tiết tố theo 2 cách sau:
Cách giảm lượng hormone estrogen trong cơ thể.
Cách chặn hoạt động của estrogen trong cơ thể.
Ung thư vú di căn não rất hiếm khi xảy ra ở bệnh ung thư vú dương tính với thụ thể hormone nên nghiên cứu còn hạn chế về mức độ hiệu quả của liệu pháp hormone. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn thường dùng liệu pháp nội tiết tố để điều trị ung thư vú dương tính với thụ thể nội tiết tố trong thời gian di căn miễn phương pháp này có tác dụng. Nếu ung thư ngừng đáp ứng với thuốc điều trị nội tiết tố, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh sử dụng thuốc điều trị nội tiết tố khác.
3. Liệu pháp nhắm mục tiêu
Liệu pháp nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị nhắm vào đặc điểm cụ thể của tế bào ung thư, chẳng hạn như protein cho phép tế bào ung thư phát triển nhanh hoặc bất thường. Liệu pháp nhắm mục tiêu thường ít có gây tổn hại tế bào khỏe mạnh bình thường hơn hóa trị.
Một số liệu pháp nhắm mục tiêu có kháng thể hoạt động giống như kháng thể được tạo ra tự nhiên bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, thuốc này được gọi là liệu pháp nhắm mục tiêu miễn dịch.
Liệu pháp nhắm mục tiêu Tukysa (tên hóa học: tucatinib) kết hợp với liệu pháp nhắm mục tiêu Herceptin (tên hóa học: trastuzumab) và hóa trị liệu Xeloda (tên hóa học: capecitabine) đã được chứng minh hiệu quả trong việc điều trị ung thư vú dương tính với HER2 di căn đến não.
4. Liệu pháp miễn dịch
Thuốc trị liệu miễn dịch ung thư là phương pháp giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động mạnh hoặc hiệu quả hơn để chống lại tế bào ung thư.
Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ một số cơ quan, mô và tế bào phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân xâm nhập từ bên ngoài có thể gây bệnh. Khi tác nhân gây bệnh hoặc nhiễm trùng, chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng và hoạt động để tiêu diệt tác nhân này. Hệ thống miễn dịch có tác dụng giúp cơ thể không bị bệnh.
Liệu pháp miễn dịch sẽ sử dụng chất được cơ thể tạo ra một cách tự nhiên hoặc nhân tạo trong phòng thí nghiệm để tăng cường hệ thống miễn dịch nhằm:
Ngừng hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Ngăn tế bào ung thư lây sang bộ phận khác của cơ thể.
Tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn.
ThS.BS Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang phẫu thuật điều trị cho người bệnh.
5. Phương pháp điều trị tại chỗ
Phương pháp điều trị tại chỗ gồm: phẫu thuật và xạ trị có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt vùng ung thư vú di căn trong não.
Mục tiêu điều trị tại chỗ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của người bệnh, gồm:
Nếu người bệnh chỉ có một vài vùng ung thư trong não, không có nơi nào khác trong cơ thể (bệnh di căn đơn thuần) và nhìn chung người bệnh có sức khỏe tốt. Mục tiêu điều trị cần loại bỏ tất cả tế bào ung thư để khỏi bệnh hoàn toàn.
Nếu ung thư vú đã lan sang nơi khác trong cơ thể hoặc đến phần khác của não. Mục tiêu điều trị là cải thiện triệu chứng và ngăn biến chứng có thể xảy ra do tế bào ung thư phát triển đẩy vào khu vực quan trọng của não. Hầu hết, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên tiếp tục điều trị toàn thân, chẳng hạn như liệu pháp hormone, hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch.
Phương pháp điều trị tại chỗ cho bệnh ung thư vú di căn não gồm: phẫu thuật, xạ phẫu định vị (SRS), xạ trị toàn bộ não (WBRT) nhằm điều trị triệu chứng như phù não và co giật.
5.1 Phẫu thuật bỏ khối u di căn não
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật di căn não nếu có 1-2 tổn thương được loại bỏ an toàn. Bác sĩ có thể chụp MRI não trước khi phẫu thuật để tìm vị trí chính xác của khối u. Đồng thời, bác sĩ còn sử dụng máy quét MRI để hỗ trợ quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Tùy thuộc vào vị trí của khối u, người bệnh có thể chọn hình thức phẫu thuật não ít xâm lấn hơn bằng kỹ thuật nội soi thần kinh. Thay vì mở hộp sọ, bác sĩ có thể phẫu thuật thông qua vết mổ nhỏ hơn bằng dụng cụ chuyên dụng. Người bệnh có thể đến BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được các bác sĩ chuyên về ung bướu, phẫu thuật tuyến vú, phẫu thuật thần kinh để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn với bản thân.
5.2 Xạ phẫu dưới hướng dẫn định vị 3 chiều trong điều trị di căn não
Bác sĩ đề nghị xạ phẫu định vị 3 chiều (SRS) cho người có một hoặc nhiều tổn thương. Kỹ thuật này nhắm mục tiêu bức xạ liều cao chính xác đến khu vực bị ung thư và giảm thiểu bất kỳ sự tiếp xúc nào với mô khỏe mạnh gần đó. Điều này đặc biệt quan trọng khi xạ trị cơ quan quan trọng có liên quan và giảm tác dụng phụ.
Khu vực ung thư được lập bản đồ trước bằng cách sử dụng quét hình ảnh để chùm tia có thể được nhắm mục tiêu với độ chính xác cao. Người bệnh có thể nghe xạ phẫu định vị 3 chiều được mô tả bằng tên thương hiệu như CyberKnife hoặc GammaKnife.
5.3 Xạ trị toàn bộ não cho di căn não
Xạ trị toàn bộ não (WBRT) cung cấp phương pháp điều trị bằng bức xạ cho toàn bộ não trong khoảng thời gian nhiều tuần. Bác sĩ thường dùng phương pháp này nếu có nhiều hơn một vài vùng ung thư trong não. Xạ trị toàn bộ não giúp thu nhỏ khối u và cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị toàn bộ não thay hoặc bổ sung cho phương pháp xạ phẫu định vị.
Tác dụng phụ của xạ trị toàn bộ não bao gồm vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ. Vì vậy, điều quan trọng người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để cân nhắc những rủi ro và lợi ích của phương pháp xạ trị toàn bộ não với cơ thể của mình..
Tiên lượng điều trị ung thư vú di căn não
Tiên lượng của ung thư vú di căn não phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
Tuổi.
Số lượng và kích thước khối u ung thư di căn.
Vị trí của khối u nguyên phát.
Vị trí di căn khác.
Sự hiện diện của hiệu ứng khối.
Độ nhạy bức xạ hoặc hóa học của khối u.
Phòng ngừa ung thư vú di căn não
Để phòng ngừa ung thư vú di căn, người bệnh cần đến khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được khám, tầm soát và tư vấn liệu trình điều trị sớm ngay khi phát hiện. Việc người bệnh tiếp nhận điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp kiểm soát được tình trạng tế bào ung thư vú phát triển và di căn, đặc biệt ở não.
Khám, điều trị & chăm sóc giảm nhẹ tại khoa Ngoại Vú – BVĐK Tâm Anh
Người bệnh hãy đến gặp bác sĩ khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được khám, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ.
Di căn não thường gặp ở người bệnh thuộc giai đoạn tiến triển và có tiên lượng xấu do hàng rào máu não được gây trở ngại lớn trong việc vận chuyển nhiều loại thuốc vào hệ thần kinh trung ương. Phương pháp điều trị tại chỗ bao gồm phẫu thuật, xạ trị định vị và xạ trị toàn bộ não hiện được coi như tiêu chuẩn vàng.
Trong khi đó, liệu pháp nhắm mục tiêu mới dựa trên phân nhóm sinh học của ung thư vú đã được phát triển gần đây. Một số loại thuốc có thể vượt qua hàng rào máu não và xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Công nghệ mới để phát hiện sớm và điều trị cá nhân hóa di căn được đảm bảo.
ThS.BS Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang khám và tư vấn cho người bệnh.
Câu hỏi thường gặp về ung thư vú di căn não
1. Tỷ lệ di căn não ung thư vú là bao nhiêu?
Khoảng 10%-15% người mắc bệnh ung thư vú giai đoạn IV di căn não. Hầu hết người bệnh ung thư vú di căn não đã lan đến bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương, phổi hoặc gan. Chỉ khoảng 17% người bệnh di căn não mắc ung thư vú chỉ đơn thuần có di căn lên não. [2]
2. Ung thư vú di căn não có phổ biến không?
Ung thư vú di căn não thường phổ biến nhất với người mắc bệnh ung thư vú nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư vú dương tính với HER2 hoặc ung thư vú bộ ba âm tính.
3. Ung thư vú di căn não sống được bao lâu?
Tiên lượng thời gian sống sau điều trị ung thư vú di căn não phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm: loại ung thư, số lượng di căn trong não và phương pháp điều trị được sử dụng. Khả năng sống sót với di căn não thường được tính bằng tháng hoặc vài năm. Một số người có thể sống lâu hơn dự kiến, trong khi người khác có thể chết sớm hơn dự kiến.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục trau dồi các phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp chị em tầm soát ung thư vú, các bất thường bẩm sinh hay mắc phải; các bệnh lý tuyến vú khác; giúp người bệnh lập kế hoạch điều trị toàn diện, hiệu quả và rút ngắn thời gian đáng kể.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cũng liên tục nhập các máy móc, trang thiết bị tân tiến nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, khoa còn lập nhóm “CLB bệnh nhân ung thư vú bệnh viện Tâm Anh” giúp người bệnh có thể chia sẻ những khó khăn, lo lắng với những người bệnh cùng hoàn cảnh.
Ung thư vú di căn não có thể khiến bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Thông qua bài này, người bệnh hiểu và nhận biết được mức độ ung thư di căn não nghiêm trọng như thế nào. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-sung-hach-ben-co-nguy-hiem-vi | Hội chứng sưng hạch bẹn có nguy hiểm? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Minh Hương - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ đã có hơn 06 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, cấp cứu và hồi sức cấp cứu. Hội chứng sưng hạch bẹn là tình trạng viêm của các hạch ở vùng bẹn, thường do bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.
1. Hội chứng sưng hạch bẹn là gì?
Bẹn là vùng nằm giữa chân và khung chậu. Hạch vùng bẹn được chia thành 2 nhóm hạch là nhóm nằm ở nông và nhóm nằm ở sâu. Hạch có nhiệm vụ dẫn lưu dịch bạch huyết trở lại hệ tuần hoàn. Sưng hạch vùng bẹn là một triệu chứng của các bệnh vùng chân, bụng dưới, hậu môn, và cơ quan sinh dục ngoài.Hội chứng sưng hạch bẹn là tình trạng viêm của các hạch lympho ở vùng bẹn, có thể đau và có thể có mủ. Khi các hạch này vỡ ra, chúng sẽ giống các vết loét ở vùng bẹn. Hội chứng sưng hạch bẹn có thể xảy ra ở cả nam và nữ, thường do bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây nên.Hạch có thể bị sưng lên ở một hoặc cả hai bên bẹn. Những hạch bình thường sẽ có kích thước khoảng 1cm, còn nếu kích thước từ 1,5cm trở lên thì sẽ được coi là bất thường.
2. Nguyên nhân gây sưng hạch bẹn
Có nhiều nguyên nhân có thể làm hạch vùng bẹn sưng lên, tuy nhiên những nguyên nhân thường gặp là do nhiễm trùng, ung thư hoặc do thuốc và vắc-xin.2.1 Nhiễm trùngNhiễm trùng hệ thống có thể gây sưng hạch ở bẹn như nhiễm trùng ở vùng chân, hay các cơ quan sinh dục bao gồm:Các bệnh gây qua đường sinh dục như xoắn khuẩn giang mai gây bệnh giang mai, trực khuẩn hạ cam gây bệnh hạ cam, lậu, herpes,...Nhiễm virus Epstein-Barr.Bệnh dịch hạch.Nhiễm Toxoplasma, có thể đi kèm một số triệu chứng khác như nhức mỏi, đau đầu, sốt,... Nhiễm Toxoplasma gây sưng hạch bẹn 2.2 Các khối u và ung thưCác khối u và nhiều loại ung thư ở vùng được dẫn lưu bạch huyết bởi hạch bẹn sẽ gây sưng như:Bệnh Leucemia: bệnh ung thư của cơ quan tạo máu bao gồm hệ bạch huyết và tủy xương.Ung thư hạch bạch huyết hay còn gọi là u lympho. Có hai loại u lympho là u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin.Các khối u các tính vùng chậu và có thể di căn sang hậu môn, âm đạo và gây sưng hạch vùng bẹn.Ung thư tinh hoàn.2.3 Vắc-xin và thuốcMột số vắc-xin có thể gây sưng hạch như sởi, quai bị, thương hàn và rubella.Thuốc gây tác dụng phụ làm sưng hạch, tuy nhiên rất hiếm gặp: thuốc allopurinol điều trị Gout, penicillin, phenytoin và carbamazepin điều trị rối loạn lưỡng cực và động kinh, pyrimethamine điều trị sốt rét,...2.4 Bệnh hệ thốngNhững bệnh hệ thống gây sưng hạch vùng bẹn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, sarcoido,...Ngoài ra còn có viêm hạch, lao hạch cũng có thể gây sưng hạch vùng bẹn. Viêm khớp dạng thấp có thể gây sưng hạch vùng bẹn 3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng thường gặp của hội chứng sưng hạch vùng bẹn bao gồm:Hạch ở bẹn to một phía hoặc cả hai phía. Các vết loét, mụn nước, sẩn nhỏ vùng hậu môn, sinh dục trước đó hoặc kèm theo. Các biểu hiện khác ở da hoặc niêm mạc bao gồm: sẩn mủ, sẩn, đào ban đặc biệt chú ý vết thương ở trong lòng bàn tay và bàn chân. Sốt hoặc không sốt.
4. Hội chứng sưng hạch bẹn có nguy hiểm không?
Hạch sưng to là triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng như giang mai, hạ cam và u hạt bạch huyết,... Do đó, bác sĩ có thể dựa vào việc thăm khám hạch, tình trạng của hạch cùng với những biểu hiện khác để chẩn đoán những bệnh này.4.1. Viêm hạch do giang mai Bệnh giang mai trong giai đoạn I: hạch thường sưng to, có di động, và hạch khu trú phổ biến là ở một bên bẹn, trong số đó có một hạch to hơn hẳn những hạch còn lại. Bệnh giang mai trong giai đoạn II: Hạch lan sang hai bên bẹn và nhiều nơi khác như: cổ, nách, dưới hàm. Ngoài ra, người bệnh có kèm theo các biểu hiện khác bao gồm: sẩn, mảng niêm mạc, đào ban, rụng tóc, có thể có sốt... 4.2. Viêm hạch do hạ cam Người bệnh mắc hạ cam, tình trạng viêm hạch sẽ xuất hiện sau 2 tuần khi có vết loét hạ cam. Viêm hạch thường chỉ xuất hiện ở một bên bẹn. Hạch có biểu hiện đỏ, nóng, sưng, và đau. Hạch vỡ mủ có màu như sôcôla, tạo thành vết loét lâu lành có bờ nham nhở. 4.3. Viêm hạch do bệnh u hạt bạch huyết hoa liễu Viêm hạch do u hạt bạch huyết hoa liễu thường xuất hiện vài ngày, hoặc vài tuần sau khi có mụn nước, sẩn nhỏ hoặc vết loét. Viêm hạch thường có ở một bên bẹn. Các hạch viêm tạo thành một khối, và không di động, mềm dần sau đó chảy mủ ra ngoài thành nhiều lỗ dò hoặc đường hầm thông nhau. Bệnh tiến triển lâu có thể kèm theo viêm hậu môn, trực tràng, chít hẹp hậu môn, và lỗ rò quanh hậu môn. 4.4 Xét nghiệm hỗ trợ Các nghiệm hỗ trợ chẩn đoán như phản ứng huyết thanh dùng để chẩn đoán giang mai bao gồm: RPR hoặc VDRL, TPHA. Hình ảnh sưng hạch bẹn 5. Điều trị sưng hạch bẹn như thế nào?
Đối với mọi trường hợp sưng hạch bẹn nghi ngờ do bệnh lây truyền qua đường tình dục, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cả cho bạn tình. Để điều trị triệu chứng sưng hạch, bác sĩ cần tìm được căn nguyên gây sưng hạch do một bệnh nào đó gây nên. Tuy nhiên, không phải lúc nào sưng hạch bẹn cũng do một bệnh nhiễm trùng nào đó, mà có thể là hạch lành tính.Những hạch sưng to, mềm, ấn thấy bùng nhùng có thể được chọc hút qua vùng da lành theo chỉ định của bác sĩ. Nếu việc chích rạch và dẫn lưu các hạch này có thể làm chậm quá trình lành vết thương thì bác sĩ sẽ cân nhắc có nên thực hiện chọc hút hay không.Hiện nay các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục ngày càng có dấu hiệu gia tăng trong cộng đồng, đặc biệt là ở đối tượng thanh niên có hoạt động tình dục không an toàn. Trong đó, một số bệnh thường gặp như: giang mai, hạ cam và u hạt bạch huyết hoa liễu dễ dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng sưng hạch bẹn. Nhân viên y tế cần cung cấp thông tin và tư vấn cho người bệnh một số nội dung cần thiết như: hậu quả của bệnh để lại khi không được điều trị đúng, cần tuân thủ phác đồ điều trị đã quy định và đến tái khám lại theo lịch hẹn. Đặc biệt, khuyến khích người bệnh nên thông báo cho bạn tình của mình biết và phải điều trị cho cả bạn tình. Người bệnh cần được khuyến khích và hướng dẫn sử dụng bao cao su để phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Tóm lại, hội chứng sưng hạch vùng bẹn là một triệu chứng của một bệnh nào đó và thường là bệnh lây truyền qua đường sinh dục, nhiễm khuẩn,... Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. |
|
https://suckhoedoisong.vn/cho-coi-thuong-khi-bi-u-tai-keo-dai-169221012165538059.htm | 14-10-2022 | Chớ coi thường khi bị ù tai kéo dài | Ù tai
do rất nhiều nguyên nhân, nếu không khám và điều trị kịp thời bạn có thể bị điếc vĩnh viễn.
Bệnh tích ở tai ngoài, tai giữa, tai trong… đều có thể gây ra ù tai. Ù tai cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như giảm thính lực, chấn thương, viêm tai giữa hoặc rối loạn hệ thống tuần hoàn.
Nguyên nhân gây ù tai
Có rất nhiều nguyên nhân gây ù tai như:
Có kèm theo bệnh tích ở ống tai ngoài: ráy tai, dị vật ngoài ống tai, nấm, nhọt ống tai, viêm ống tai ngoài..
Có kèm theo viêm màng nhĩ, xơ màng nhĩ :viêm tai cấp, viêm tai xuất tiết, viêm tai khô do mũi họng, viêm tai khô do thể địa.
Không có bệnh tích màng nhĩ: tắc động mạch tai trong, xốp cơ tai, rối loạn động mạch ở mê nhĩ.
Do mắc các bệnh nội khoa: rối loạn tuyến giáp, cao huyết áp, thấp huyết áp, rối loạn mãn kinh…
Do bệnh ngoại khoa: phình động mạch cảnh, vỡ xương đá, u tiểu thể cảnh..
Do tuổi tác và tác động âm thanh quá lớn, đột ngột, kéo dài.
Dùng nhiều chất kích thích như rượu, thuốc lá làm tình trạng ù tai tăng lên.
Do bị bị viêm xoang, viêm họng.
Ù tai kéo dài, triệu chứng bệnh lý cần gặp ngay bác sĩ
Ù tai, có tiếng kêu trong tai làm sao giải thoát?
Biểu hiện khi bị ù tai
Ù tai gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Khi bị ù tai bạn thương thấy:
Đau đầu, chóng mặt.
Luôn có cảm giác có tiếng gió thổi, ong ong như ve kêu.. những tiếng kêu đó sẽ cảm nhận rõ hơn khi yên tĩnh hoặc về đêm.
Người bệnh có thể bị bị ù tai trái hoặc ù tai phải, cũng có khi bị ù cả hai tai.
Ù tai không gây nguy hại tới người bệnh, nhưng nó gây ra cảm giác khó chịu, gây lo lắng, mất ngủ, suy nhược cơ thể,...
Khi bị ù tai kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, nghe kém, đau đầu, đau buốt tai, tai chảy dịch bất thường nên đến các cơ sở y tế để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Điều trị và hạn chế ù tai như thế nào?
Chứng ù tai có thể liên tục hoặc cách quãng. Chúng ta nên tìm kiếm các triệu chứng của các nguyên nhân có thể, bao gồm nhìn đôi và khó nuốt hoặc nói (tổn thương thân não) và yếu liệt khu trú và thay đổi cảm giác (rối loạn thần kinh ngoại biên). Tác động của ù tai trên bệnh nhân cũng cần được đánh giá. Việc ù tai có đủ khó chịu để gây ra lo lắng đáng kể, trầm cảm, hoặc mất ngủ nên được lưu ý.
Khi bị ù tai kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, nghe kém, đau đầu, đau buốt tai, tai chảy dịch bất thường nên đến các cơ sở y tế để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bác sĩ thường hỏi bệnh nhân về các yếu tố nguy cơ ù tai, bao gồm tiếp xúc với tiếng ồn lớn, thay đổi áp lực đột ngột, tiền sử nhiễm trùng tai hoặc hệ thần kinh trung ương hoặc chấn thương, xạ trị ở đầu, và giảm cân nhiều gần đây (nguy cơ rối loạn chức năng vòi tai).
Khám thực thể tập trung vào tai và hệ thần kinh. Ống tai nên được kiểm tra chảy dịch tai, dị vật tai, và ráy tai. Màng nhĩ nên được quan sát để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng cấp tính, nhiễm trùng mãn tính và khối u.
Để hạn chế bị ù tai, bạn cần thực hiện như sau:
Hạn chế đeo tai nghe thường xuyên, bật âm thanh quá lớn, kéo dài.
Điều trị dứt điểm các bệnh lý về tai như viêm tai giữa, nấm tai.
Vệ sinh sạch sẽ tai bằng dung dịch được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Không nên sử dụng miếng gạc bông để làm sạch lỗ tai.
Không nên sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, tránh tiếp xúc thụ động với khói thuốc.
Cần duy trì chế độ luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể tránh để béo phì, thừa cân.
Giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress, mất ngủ
Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.
Xem thêm video được quan tâm
VIDEO: Ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm nào? |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luu-y-khi-dung-thuoc-giai-doc-gan-tri-ngua-vi | Lưu ý khi dùng thuốc giải độc gan trị ngứa | Uống gì để giải độc gan là thắc mắc của nhiều người khi bị ngứa và nghĩ rằng ngứa chính là biểu hiện của gan nhiễm độc. Khi đó, người bệnh thường tìm đến các loại nước uống giải độc gan hay thuốc giải độc gan trị ngứa. Tuy nhiên, cần lưu ý gì khi dùng thuốc giải độc gan trị ngứa để đảm bảo an toàn và hiệu quả?
1. Tại sao gan nhiễm độc lại gây ngứa?
Trong cơ thể, gan thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa và đào thải các chất độc ra bên ngoài. Chức năng này của gan có thể bị ảnh hưởng và suy giảm bởi một số yếu tố. Khi suy giảm chức năng gan, các chất độc khó bị đào thải ra bên ngoài hơn và tích tụ lại trong gan, khiến gan bị nhiễm độc và gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi mày đay, mụn nhọt,...
2. Nguyên nhân khiến gan bị nhiễm độc và gây ngứa
Dưới đây là những yếu tố khiến gan bị nhiễm độc và gây ngứa:Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn: Thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn là những loại thực phẩm có chứa lượng lớn các chất bảo quản, nếu tiêu thụ nhiều có thể khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để có thể đào thải các chất độc hại này. Khi đó, chức năng gan có thể bị ảnh hưởng và suy giảm. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều chất béo có thể gây ra tình trạng gan bị nhiễm mỡ, xơ gan, làm cho quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố trong gan bị ảnh hưởng.Chế độ ăn thiếu hụt chất xơ, vitamin và khoáng chất: Người có xu hướng ăn nhiều chất béo cũng thường hạn chế chất xơ trong bữa ăn. Khi bị thiếu chất xơ cùng các loại vitamin và khoáng chất, gan rất dễ bị nóng và gây viêm. Ngoài ra, táo bón do ít ăn chất xơ cũng ảnh hưởng đến chức năng gan vì độc tố dồn ứ lại trong cơ thể.Thường xuyên căng thẳng, lo lắng, bị áp lực: Áp lực máu tăng lên khi cơ thể thường xuyên đối mặt với tình trạng căng thẳng, lo lắng và áp lực. Khi đó, lưu lượng máu đến gan bị suy giảm và kéo theo suy giảm chức năng gan. Lâu ngày có thể làm tổn thương gan và khởi phát các bệnh về gan như viêm gan.Lao động quá sức, thức khuya: Từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng là thời gian gan thực hiện nhiệm vụ đào thải chất độc khi cơ thể đi ngủ. Tuy nhiên, nếu thức khuya thường xuyên có thể khiến gan phải hoạt động quá sức và sinh ra các chất độc, làm tổn thương gan và gây ra các bệnh về gan như viêm gan.Thường xuyên sử dụng chất kích thích và rượu bia: Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu có thể khiến men gan tăng cao, gan phải làm việc nhiều hơn để đào thải độc tố. Khi đó, nguy cơ mắc các bệnh về gan cũng tăng lên như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ...
3. Triệu chứng ngứa do nhiễm độc gan
Biểu hiện sau khi uống thuốc giải độc gan có thể gặp phải đó là:Đột nhiên bị ngứa, trên da nổi những mảng có màu hồng đỏ nhỏ, li ti, sau đó lan rộng.Ngứa khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đi ra gió,...Ngứa ran ở mặt, lưng, tay và chân,...Nổi mày đay, nổi sẩn dày.
4. Lưu ý khi dùng thuốc giải độc gan trị ngứa
Ngày nay, khi thông tin y học nói chung, cụ thể là bệnh gan nói riêng trở nên phổ biến và dễ tiếp cận, nhiều người đã biết rằng nếu có những triệu chứng ngứa như trên, có thể là dấu hiệu gan bị nhiễm độc. Khi đó, người bệnh thường tự tìm mua một số loại thuốc giải độc gan nhằm làm giảm triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giải độc gan trị ngứa cần lưu ý:Trước khi mua thuốc uống, người bệnh nên thăm khám hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý dùng các loại thuốc điều trị bệnh gan mà bác sĩ không chỉ định.Phải dùng thuốc đủ liều, uống thuốc đúng cách, đúng giờ theo chỉ dẫn của bác sĩ.Đọc kỹ thông tin, hướng dẫn trước khi dùng thuốc giải độc gan trị ngứa, đặc biệt là những loại thuốc giải độc gan mà không kê đơn.Ngoài việc dùng thuốc giải độc gan, người bệnh cần lưu ý kết hợp với các biện pháp sau để hỗ trợ và tăng cường chức năng gan, để việc dùng thuốc giải độc gan trị ngứa có hiệu quả, đó là:Ăn uống khoa học, đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng: Người bệnh cần lựa chọn và đưa vào chế độ ăn của mình những loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây, đồng thời hạn chế thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và nhiều chất bảo quản. Bên cạnh đó, cũng tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có tính “mát gan” và trị ngứa như mướp đắng, râu bắp,... Đồng thời, cung cấp đủ nước cho cơ thể, có thể bổ sung bằng các loại nước uống giải độc gan, làm mát gan như nước rau má, rau diếp cá, ...Hạn chế các tác nhân ảnh hưởng đến chức năng gan: Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, lao động quá sức, thường xuyên thức khuya, căng thẳng,... là những yếu tố gây hại cho gan. Cần hạn chế những tác nhân này bằng cách sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi,... để đạt hiệu quả khi uống thuốc giải độc gan trị ngứa.Kiểm tra sức khỏe và không tự ý dùng thuốc: Khi có triệu chứng lạ, người bệnh nên thăm khám các cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe và chỉ định dùng thuốc điều trị đúng bệnh. Tránh tự ý mua và uống thuốc điều trị vì có một số loại thuốc có thể gây hại cho gan.Để việc dùng thuốc giải độc gan trị ngứa an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống, cũng như uống thuốc đủ liều, dùng thuốc đúng cách, đồng thời kết hợp ăn uống, ngủ nghỉ khoa học để tăng cường chức năng gan. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/da-u-tuy-xuong-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri-vi | Đa u tủy xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Tỉ lệ mắc bệnh đa u tủy xương rơi vào khoảng 3 - 4/100.000 dân; 1 - 2% các bệnh ác tính.Tuổi thường gặp: > 40, nam gặp nhiều hơn nữ.
1. Tổng quan bệnh đa u tủy xương
Đa u tuỷ xương là một bệnh tăng sinh có tính chất ác tính của tương bào ở tủy xương và một số cơ quan khác. Bệnh đa u tủy xương là bệnh lý tăng sinh tương bào dẫn đến: tăng các globulin miễn dịch trong máu, tạo thành nhiều ổ tiêu xương dẫn đến gãy xương bệnh lý, rối loạn chức năng nhiều cơ quan: suy thận, thiếu máu, giảm tiểu cầu, bạch cầu, tăng canxi máu, các triệu chứng thần kinh, nhiễm trùng bội nhiễm...Bệnh nhân mắc đa u tủy xương giai đoạn đầu có thể đau âm ỉ sau đó đau dữ dội liên tục đau vật vã không thể chịu được vì vậy bệnh nhân cần được điều trị hệ thống hóa chất để kiểm soát khối u và điều trị triệu chứng để ngăn ngừa biến chứng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.Bệnh có tỉ lệ tử vong cao trong thời gian sớm, một số có diễn biến mạn tính từ 2-5 năm sau đó tử vong. Nguyên nhân chết là do suy thận, nhiễm trùng huyết, sự lan rộng của khối u, nhồi máu cơ tim, bệnh phổi mạn tính, đái đường, đột quỵ. Đa số phát hiện ở giai đoạn muộn. Hiện nay có kỹ thuật xạ hình xương giúp chẩn đoán sớm đa u tủy xương. Và đặc biệt có 1 phương pháp mới, hiện đại, đạt hiệu quả cao trong điều trị đa u tủy xương đó là ghép tế bào gốc tạo máu điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.
2. Nguyên nhân đa u tủy xương
Nguyên nhân và bệnh sinh vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng liều thấp phóng xạ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
3. Triệu chứng đa u tủy xương
Người da đen có tỉ lệ mắc bệnh gấp 2 lần người da trắng và tuổi khởi phát bệnh sớm hơn.Nam mắc nhiều hơn nữTrên 40 tuổiTính chất di truyền Đa u tủy xương có tính chất di truyền 3. Đối tượng nguy cơ đa u tủy xương
Người da đen có tỉ lệ mắc bệnh gấp 2 lần người da trắng và tuổi khởi phát bệnh sớm hơn. Nam mắc nhiều hơn nữ Trên 40 tuổi Tính chất di truyền
4. Triệu chứng đa U tuỷ xương
Triệu chứng đa u tủy xương có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn nào của bệnh. Bệnh không chỉ biểu hiện tại chỗ mà có biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau do tăng tương bào dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan, cụ thể Biểu hiện tại xương Bệnh thường khởi phát một vài tuần hoặc vài tháng đầu, bệnh nhân thấy mệt mỏi, suy nhược, gầy sút, kém ăn, đau xương nhẹ ở các xương dẹt như xương sườn, xương cột sống, nhức đầu, đau các khớp. Khi ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân toàn thân suy sụp, đau xương, thường đau cột sống thắt lưng, đau vùng xương sọ, xương ức, đau liên tục, thuốc giảm đau không làm dịu được cơn đau, có thể có lách to, gãy xương tự phát. U xương: Khoảng 10% bệnh nhân có dấu hiệu này; u mềm không đau nổi trên nền xương, đường kính từ 0,5cm đến 2cm; thường thấy ở các vị trí như xương sọ, xương đòn, xương ức, xương bả vai, cột sống... ít thấy ở các xương chân tay.X quang: Tổn thương cơ bản là mất chất vôi tạo thành các hình khuyết tròn hoặc bầu dục. Tùy theo số lượng và kích thước các ổ khuyết xương người ta mô tả là hình tổ sâu hoặc tổ ong. Tiêu xương một đoạn hay một phần ở xương dài. Khi các hốc xương nhỏ và dày đặc tạo nên hình ảnh loãng xương lan tỏa.Thân các đốt sống biến dạng (lõm, dẹt, hình lưỡi), có thể di lệch gây nên gù vẹo. Chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ để phát hiện tổn thương sớm hơn. Đặc biệt phương pháp chụp xạ hình phóng xạ cho hình ảnh rõ nét rất có giá trị trong chẩn đoán đa u tủy xương giai đoạn sớm. Biểu hiện ngoài xương Tổn thương thận gặp trong 70% trường hợp: Protein niệu, vô niệu, suy giảm chức năng thận, dần dần suy thận mạn Biểu hiện thần kinh: Do các khối u chèn ép trực tiếp hay do các globulin miễn dịch gây tổn thương. Chèn ép tủy và rễ thần kinh biểu hiện đau kiểu rễ, tổn thương các dây thần kinh sọ não, viêm đa dây thần kinh, tăng áp lực nội sọ... Thiếu máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Nhiễm khuẩn: Viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu. Tăng canxi máu: Lờ đờ, mệt mỏi, trầm cảm, nôn, rối loạn nước và điện giải, rối loạn tri giác, hôn mê,... Các biểu hiện khác: Gan, lách, hạch to, rối loạn tiêu hóa,...
5. Các biện pháp chẩn đoán đa u tủy xương
Chẩn đoán xác định:Lâm sàng: Đau xương, u xương.Xquang: Tiêu xương hình hốc, loãng xương lan tỏa.Plasmocyte tăng: Chọc dò khối u, tủy đồ.Xét nghiệm protid máu, điện di, nước tiểu.Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ phát hiện tổn thương sớmXạ hình xương là phương pháp mới hiện đại có thể phát hiện được đa u tủy xương trong giai đoạn sớm nhất. Là phương pháp sử dụng thiết bị hiện đại cho hình ảnh rõ nét toàn bộ xương của toàn cơ thể, là xét nghiệm hàng đầu chẩn đoán các bệnh lý về xương đặc biệt phát hiện các bệnh lý về ung thư trong đó có đa u tủy xương.Chẩn đoán phân biệtU xương do di căn ung thư.Bệnh gây tiêu xương và loãng xương: Cường cận giáp, loãng xương sau mãn kinh, loãng xương nguyên phát.Bệnh máu có biểu hiện ở xương. Đa u tủy xương Myeloma 6. Các biện pháp điều trị đa u tủy xương
Bệnh đa u tủy xương có thể điều trị được bằng điều trị đặc hiệu bằng ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xương. Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp triệt để chữa bệnh máu ác tínhGhép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất, cơ hội giúp bệnh nhân mắc bệnh về máu ác tính, trong đó có bệnh đa u tủy xương để bệnh nhân có thể lui bệnh và có cuộc sống bình thường. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tối ưu, bệnh nhân từ khi ghép tế bào gốc sẽ được chuyển vào khu vô trùng để cách ly, chăm sóc và điều trị đặc biệt trong phòng cách ly cho đến khi các chỉ số xét nghiệm sau ghép trở về bình thường, sau đó mới chuyển về phòng bệnh thường. Ghép tế bào gốc đang được áp dụng tại một số bệnh viện lớn trong đó có bệnh viện Vinmec là bệnh viện lớn hàng đầu điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đem lại hiệu quả lớn trong điều trị đa u tủy xương.Điều trị khác: Mục tiêu điều trị là ngăn chặn sự ác tính, làm giảm các triệu chứng bệnh, giảm sản sinh protein. Người bệnh được điều trị chủ yếu là hóa trị liệu hoặc thay huyết tương. Nếu suy thận nặng phải điều trị suy thận vừa điều trị hóa chất. Nếu nồng độ canxi máu quá cao cần lọc huyết tương. Nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh...Đa u tủy là một bệnh gây tổn thương tủy xương và nhiều cơ quan ngoài xương do tăng sinh có tính chất ác tính của tương bào. Do đó điều trị bao gồm các vấn đề chính sau: Đau xương và phá hủy cấu trúc xương, tăng calci máu, suy tủy với thiếu máu dai dẳng, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu, suy thận và nhiễm trùng bội nhiễm. Hầu hết bệnh nhân cần được điều trị hệ thống hóa chất để kiểm soát khối u và điều trị triệu chứng để ngăn ngừa biến chứng, cụ thể:L.Phenylalanin Mustard (L-PAM, Melphalan), cyclophosphamide phối hợp với Prednisolon, dùng từng đợt, thời gian điều trị kéo dài 1-2 năm. Cần theo dõi chặt chẽ lâm sàng và xét nghiệm để điều chỉnh thuốc.Có thể dùng hóa trị liệu phối hợp xen kẽĐiều trị khác: Chiếu xạ, phẫu thuậtĐiều trị triệu chứng phối hợp: Kháng sinh, lọc máu,...Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nen-nau-chao-luon-cho-be-voi-rau-gi-vi | Nên nấu cháo lươn cho bé với rau gì? | Lươn và rau đều là những nguyên liệu cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của trẻ. Sự kết hợp giữa thịt lươn cùng các loại rau sẽ tăng thêm gấp đôi phần dinh dưỡng, cũng như tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn. Vậy nên nấu cháo lươn cho bé với rau gì?
1. Tác dụng của lươn đối với sức khỏe của trẻ
Thịt lươn chứa rất nhiều các loại vitamin và chất khoáng có lợi như vitamin A, vitamin B1, vitamin B6 hay chứa chất sắt, canxi, natri, kali. Ngoài ra, thịt lươn còn có tác dụng điều trị bệnh trĩ, phong thấp, tiêu chảy và suy nhược cơ thể. Chính vì vậy, những món ngon từ lươn như cháo lươn, lươn xào,... rất phổ biến. Tuy nhiên, lươn lại là loài động vật mang tính hàn, nên dù nó rất bổ dưỡng và có nhiều tác dụng tốt thì phụ nữ đang mang thai không nên ăn thịt lươn.XEM THÊM: Các món ăn giàu dinh dưỡng cho bé
2. Nên nấu cháo lươn cho bé với rau gì?
Các vitamin và chất khoáng có trong thịt lươn đều có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe, có lợi cho xương khớp. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, món cháo lươn được rất nhiều mẹ lựa chọn đưa vào các bữa ăn cho bé. Tuy nhiên, để cân bằng dinh dưỡng cần có trong khẩu phần ăn thì cha mẹ mẹ nên kết hợp cùng với các loại rau.Vậy nên nấu cháo lươn cho bé với rau gì là ngon nhất và tốt nhất? Dưới đây là một số công thức nấu cháo lươn kết hợp với các loại rau mà bạn có thể tham khảo: Dinh dưỡng từ các loại rau giúp món cháo lươn trở nên tốt hơn 2.1. Nấu cháo lươn cho bé với rau ngót
Nguyên liệu:1 con lươn;100g rau ngót;50g gạo tẻ;Muối;Nước.Cách làm:Làm sạch lươn thật kỹ, sau đó đem đi luộc và lọc lấy thịt để riêng.Đối với phần rau ngót, bạn hãy ngâm sơ nước muối rồi rửa sạch và thái nhỏ để bé dễ ăn;Tiếp đến, vo sơ gạo và nấu với nước theo tỉ lệ 1 gạo - 10 nước;Khi bạn thấy cháo đã gần chín, hãy cho lươn và rau ngót đã sơ chế vào đảo cho quyện;Nấu đến khi nào thấy cháo nhuyễn và thịt lươn mềm thì múc ra bát, để cho bớt nóng là có thể cho bé ăn được.
2.2. Nấu cháo lươn cho bé với bí đỏ
Nguyên liệu:Thịt lươn đồng;Bí đỏ;4 muỗng canh bột gạo (khoảng 20g);1 muỗng canh gạt dầu (5g);Ngò rí;1 chén nước đầy (250 ml).Cách làm:Sau khi sơ chế sạch sẽ lươn, bạn hãy luộc chín lươn rồi gỡ thịt. Đem thịt lươn xào cùng hành đã phi thơm;Tiếp đến, vo sơ gạo và nấu thành cháo cùng với bí đỏ đã gọt vỏ;Khi cháo đã chín, bạn tắt bếp và cho lươn đã xào thơm đảo quyện;Thêm một muỗng nhỏ dầu ăn, bên cạnh đó có thể thêm một chút ngò rí nếu bé thích;Múc cháo ra bát đến khi ấm cho bé ăn.
2.3. Nấu cháo lươn cho bé với cà rốt
Nguyên liệu:10g thịt lươn;20g cà rốt (gọt vỏ và băm nhuyễn);25g gạo tẻ;1 thìa cà phê nước mắm;1,5 thìa dầu ăn;1 muỗng cà phê muối iốt.Cách làm:Phần lươn sau khi sơ chế xong sẽ đem hấp hoặc luộc chín rồi lọc thịt, xé từng miếng nhỏ vừa ăn;Đem gạo đem vo sơ nhằm tránh mất chất dinh dưỡng bên ngoài, sau đó đổ nước cùng gạo vào nồi rồi nấu chín cùng cà rốt đã được băm nhỏ (cho ít nước để cháo đặc hơn);Hãy hòa cháo cà rốt vừa nấu trong 100ml nước để cháo loãng ra, bước tiếp theo là bắc cháo lên bếp đun sôi trở lại;Kế tiếp, cho một ít muối vào khuấy đều. Bạn đun cháo trên bếp thêm khoảng 7-10 phút thì tắt bếp và cho phần thịt lươn đã xé nhỏ ở trên vào;Sau khi cháo nguội, bạn thêm một thìa dầu ăn vào tô cháo và cho trẻ thưởng thức. Nấu cháo lươn với cà rốt là một công thức dinh dưỡng tuyệt vời cho bé 2.6. Nấu cháo lươn đậu xanh và bí đỏ
Nguyên liệu:Lươn đồngĐậu xanh bóc vỏ;Bí đỏ;Gạo tẻ;1 thìa dầu ăn.Cách làm:Làm sạch lươn thật kỹ, sau đó đem đi luộc và lọc lấy thịt để riêng.Đối với phần bí đỏ, bạn hãy gọt sạch vỏ và cắt miếng.Tiếp đến, vo sơ gạo và nấu thành cháo cùng với bí đỏ cùng đậu xanh đã bóc vỏ;Khi thấy cháo đã gần chín, hãy cho lươn đã sơ chế vào đảo cho quyện;Nấu đến khi nào thấy cháo nhuyễn và thịt lươn mềm thì múc ra bát, để cho bớt nóng là có thể cho bé ăn được.=>> Xem thêm Những lưu ý trong cách nấu cháo cho trẻ 9-12 tháng tuổi từ Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
3. Những điều cần lưu ý khi nấu cháo lươn cho bé
Để món cháo lươn có được hương vị hấp dẫn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ thì mẹ nên lưu ý những điều sau khi nấu cháo lươn cho bé:Ưu tiên chọn mua lươn tươi vừa được đánh bắt. Để nhận biết lươn đồng sắp mua tươi hay không có thể dựa vaog quan sát: lươn tươi là những con trườn, bò nhanh nhẹn, làn da có độ bóng và đường viền vàng trên thân thể rõ nét.Tuyệt đối không mua những con lươn đã chết, bởi chúng có hợp chất histamine làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho bé.Các mẹ chú ý phải lọc hết xương lươn để tránh lẫn vào cháo, có thể làm cho bé bị hóc xương.Khi lươn mới mua về sẽ còn rất nhiều chất bẩn, vì vậy hãy ngâm chúng với nước gạo từ 1 đến 3 tiếng để làm sạch bùn bẩn. Sau đó, để loại bỏ có lớp nhớt trên cơ thể, hãy ngâm lươn cùng nước chanh vài phút rồi tuốt. Có thể thay thế nước chanh bằng giấm hoặc tro và trấu.Sau khi rạch bụng lươn và loại bỏ sạch nội tạng thì nên dùng dùng muối hột để chà sát cả trong và ngoài thịt lươn một lần nữa. Thao tác này không chỉ giúp thịt lươn thêm sạch sẽ mà còn có thể loại bỏ mùi hôi.Lươn sau khi được làm sạch thì có thể đem luộc hoặc hấp. Có thể cho vào nước luộc hoặc hấp một lát nghệ hay gừng để loại bỏ mùi tanh hôi.Ngoài các công thức nấu cháo lươn trên, cha mẹ có thể tìm kiếm thêm các công thức khác như nấu cháo lươn với khoai tây, nấu cháo lươn Nghệ An,... nhằm đa dạng các món cho trẻ.=>>> 10 công thức nấu cháo giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên tham khảoBên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://vnvc.vn/benh-ta-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri/ | 07/11/2019 | Bệnh tả ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị và phòng ngừa | Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả gây ra, dễ bùng phát thành dịch Bệnh tả có thể gây tiêu chảy nặng và mất nước. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong trong vài giờ, ngay cả những người khỏe mạnh và không có tiền sử bệnh lý.
Mục lụcBệnh tả là gì? Tổng quan về bệnh tả ở ngườiNguyên nhân nào gây bệnh tả?Đường lây truyềnCác nguồn lây nhiễm bệnh tả phổ biến bao gồm:Thời gian ủ bệnh tả bao lâu?Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tảTriệu chứng nào cho biết bạn có thể bị nhiễm bệnh tả?Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tả ở trẻCác giai đoạn phát triển của bệnh tảCác phương pháp chẩn đoán xét nghiệmBiến chứng nguy hiểm của bệnh tảCác biện pháp điều trị bệnh tảCách phòng ngừa bệnh tảChủ động tiêm vắc xin phòng tả là biện pháp hữu hiệu chống bệnh tảBệnh tả là gì? Tổng quan về bệnh tả ở người
Theo Bệnh tả hay thổ tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong. Đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh sau 12 giờ đến 5 ngày kể từ khi sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn
Ước tính mỗi năm có 1,3 triệu đến 4,0 triệu trường hợp mắc bệnh tả trong đó khoảng 21.000 đến 143.000 trường hợp tử vong do dịch tả trên toàn thế giới
Vùng châu thổ sông Hằng ở Ấn Độ được xem là nơi khởi phát và ghi nhận những trường hợp đầu tiên mắc bệnh tả. Trong thế kỷ 19, dịch tả lây lan với tốc độ khủng khiếp trên khắp thế giới, là 1 trong 7 đại dịch được ghi nhận đã giết chết hàng triệu người trên khắp các châu lục.
Nguy cơ dịch bệnh tả bùng phát cao nhất là khi người dân phải sống trong cảnh nghèo đói, chiến tranh hoặc thiên tai với điều kiện đông đúc và không đảm bảo vệ sinh. Hiện nay, bệnh tả vẫn được ghi nhận là bệnh có tỷ lệ mắc cao ở nhiều nước trên thế giới.
Bệnh tả lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 1850 với 2 triệu trường hợp bệnh được ghi nhận. Từ năm 1910-1938, số bệnh nhân mắc tả hàng năm dao động từ 5.000 – 30.000 người. Bệnh tả El Tor lần đầu tiên xuất hiện ở miền Nam năm 1964 với 20.009 người mắc bệnh trong đó 821 người đã tử vong. Ngày nay, ở Việt Nam, bệnh tả xảy ra dưới dạng dịch lưu hành. Hàng năm có hàng trăm bệnh nhân bị bệnh tả được ghi nhận.
Bệnh tả vẫn được xem là một mối hiểm họa, nhất là với những người dân vùng cao, vùng bị ô nhiễm, đặc biệt là dân cư sống ở vùng thường xuyên có bão lũ tấn công. Trong và sau mưa, lũ, lụt, vô số vi sinh vật (cả loại gây bệnh và không gây bệnh) từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật.
Thực tế đã chứng minh rằng ở các vùng, miền sau thiên tai, các bệnh về đường ruột, đặc biệt là bệnh tả thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ tạo thành dịch nguy hiểm.
Nguyên nhân nào gây bệnh tả?
Tác nhân gây bệnh là Vi khuẩn Vibrio cholerae. Tuy nhiên, những tác động chết người của căn bệnh này là kết quả của một loại độc tố mạnh có tên CTX mà vi khuẩn tạo ra trong ruột non. CTX liên kết với thành ruột, cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua. Điều này khiến cơ thể tiết ra một lượng nước khổng lồ, dẫn đến tiêu chảy và mất nhanh chất lỏng cùng các chất điện giải.
Đường lây truyền
Bệnh tả lây theo đường tiêu hoá, chủ yếu qua ăn, uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hoá của người lành từ nước uống hoặc thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt ở một số thực phẩm như hải sản, rong biển… Khoảng 75% người nhiễm vi khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng bệnh, tuy nhiên họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7 – 14 ngày.
Các nguồn lây nhiễm bệnh tả phổ biến bao gồm:
Người mang bệnh tả trong thời gian phát bệnh;
Người lành mang phẩy khuẩn tả;
Rau trồng với nước chứa chất thải của con người;
Cá và hải sản sống hoặc nấu chưa chín đánh bắt trong vùng nước bị ô nhiễm hoặc nước thải.
Khi một người tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, vi khuẩn sẽ giải phóng độc tố trong ruột gây ra tiêu chảy nghiêm trọng. Không có khả năng bạn sẽ mắc bệnh tả chỉ từ việc tiếp xúc thông thường với người bị nhiễm bệnh.
Thời gian ủ bệnh tả bao lâu?
Bệnh ta có thời gian ủ bệnh từ vài giờ tới 5 ngày, thường từ 2 tới 3 ngày. Bệnh lây mạnh nhất ở thời kỳ toàn phát của bệnh. Thời gian thải phẩy khuẩn tả thường kéo dài khoảng 1 tuần sau khi hết tiêu chảy cấp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 75% người nhiễm phẩy khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7- 14 ngày. Số lượng phẩy khuẩn tả trong phân người lành mang khuẩn thấp hơn nhiều so với ở người mắc bệnh. Sau vụ dịch tả có một tỷ lệ nhỏ khoảng 3% đến 5% bệnh nhân các thể có khả năng mang vi khuẩn kéo dài một vài tháng, đôi khi kéo dài hàng năm nếu không được điều trị đúng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tả
Bệnh tả cực kỳ phổ biến ở những nơi có đời sống kinh tế xã hội và dân trí thấp, phong tục tập quán sinh hoạt lạc hậu, thời tiết nóng ẩm, thiếu nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là thức ăn đường phố, tình trạng mất vệ sinh ở những vùng sau lũ lụt, thảm hoạ, trại tị nạn…
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tả, chẳng hạn như:
Điều kiện vệ sinh kém;
Sống ở các khu vực trại tị nạn, các nước nghèo và các khu vực bị tàn phá bởi nạn đói, chiến tranh hay thiên tai;
Ăn thức ăn chưa được nấu chín và các loài hải sản có vỏ;
Giảm hoặc không có axit dạ dày;
Người nhóm máu O: các nghiên cứu gen mới đây cho thấy rằng mức độ dễ bị lây nhiễm của một người đối với bệnh tả phụ thuộc vào nhóm máu của họ. Người có nhóm máu O dễ bị lây nhiễm nhất trong khi người có nhóm máu AB có khả năng kháng cự nhiều nhất, gần như là miễn nhiễm.
Triệu chứng nào cho biết bạn có thể bị nhiễm bệnh tả?
Các triệu chứng nhiễm bệnh tả có thể bao gồm:
Tiêu chảy: Tiêu chảy xuất hiện đột ngột và có thể nhanh chóng gây mất nước rất nguy hiểm. Tiêu chảy do tả thường chất thải nhạt màu hoặc có màu trắng như “nước gạo” và mùi tanh.
Buồn nôn và ói mửa: Xảy ra đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh tả, nôn mửa có thể kéo dài hàng giờ liền.
Mất nước: Mất nước có thể phát triển trong vòng vài giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh tả. Tùy thuộc vào số lượng chất lỏng cơ thể đã bị mất, mất nước có thể từ nhẹ đến nặng. Mất từ 10% tổng trọng lượng cơ thể trở lên cho thấy mất nước nghiêm trọng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của mất nước dịch tả bao gồm khó chịu, lờ đờ, mắt trũng, khô miệng, khát nước, da khô và co rút, tiểu ít hoặc không có nước tiểu, huyết áp thấp và nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim).
Mất nước có thể dẫn đến sự thiếu hụt nhanh các khoáng chất trong máu (chất điện giải) duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Điều này được gọi là mất cân bằng điện giải.
Mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng như:
Chuột rút cơ bắp: Là kết quả này của việc mất muối nhanh chóng như natri, clorua và kali.
Sốc: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của mất nước. Điều này xảy ra khi lượng máu thấp gây giảm huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể. Nếu không được điều trị, sốc có thể gây tử vong trong vài phút.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tả ở trẻ
Nhìn chung, trẻ em mắc bệnh tả có những dấu hiệu và triệu chứng giống người lớn, nhưng đặc biệt dễ bị hạ đường huyết do mất nước, có thể gây ra:
Thay đổi ý thức,
Động kinh,
Hôn mê.
Các giai đoạn phát triển của bệnh tả
Các giai đoạn phát triển của bệnh tả gồm 3 thời kỳ: khởi phát, toàn phát và hồi phục
Thời kỳ khởi phát: Biểu hiện bằng sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần.
Thời kỳ toàn phát:
Tiêu chảy liên tục nhiều lần với khối lượng lớn (có thể tới 300-500ml/lần, mất hàng chục lít dịch/ngày). Phân tả điển hình trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu.
Có thể nôn hoặc không, nôn thường xuất hiện sau tiêu chảy, nôn dễ dàng lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước. Nôn thường gặp nhiều hơn ở trẻ em
Thường không sốt hoặc sốt nhẹ, không đau bụng hoặc chỉ đau lâm râm.
Tình trạng mất nước, điện giải rất nhanh gây mệt lả, chuột rút… dễ vào choáng hoặc truỵ tim mạch.
Thời kỳ hồi phục: Bệnh diễn biến từ 1-3 ngày nếu bù đủ nước
Các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm
Để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh cần thu thập các loại bệnh phẩm là phân, chất nôn, thực phẩm, nước…
Các phương pháp xét nghiệm bao gồm:
Soi tươi: Tiến hành soi tươi phân và chất nôn, trực tiếp phát hiện phẩy khuẩn tả di động.
Phân lập vi khuẩn: Nuôi cấy phân lập vi khuẩn, theo thường quy của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Những ca nghi ngờ hoặc dương tính cần được gửi lên tuyến xét nghiệm cao hơn để xác định và định týp huyết thanh. Các chủng phân lập cần được làm kháng sinh đồ để phục vụ cho việc điều trị.
Kỹ thuật di truyền phân tử: Sử dụng kỹ thuật phản ứng chuỗi men polymerase (PCR) để xác định đoạn gen đặc hiệu của phẩy khuẩn tả.
Xét nghiệm huyết thanh học: Sau nhiễm vi khuẩn tả, cơ thể có các loại kháng thể ngưng kết, kháng thể trung hòa và kháng thể kháng độc tố ruột. Xét nghiệm huyết thanh phát hiện kháng thể ngưng kết được tiến hành trong nghiên cứu, trên thực tế ít có giá trị trong giám sát phát hiện bệnh tả.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tả
Bệnh tả từng là “cái chết đen” gây tử vong cho hàng chục triệu người trên thế giới. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, việc mất một lượng lớn chất lỏng và chất điện giải trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tử vong trong vòng hai đến ba giờ. Ngay cả trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, những người không được điều trị vẫn có nguy cơ chết do mất nước và sốc sau vài ngày kể từ các triệu chứng bệnh tả xuất hiện.
Mặc dù sốc và mất nước nghiêm trọng là các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tả, các vấn đề khác cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như:
Hạ đường huyết: Mức đường huyết thấp do glucose trong máu giảm xuống thấp. Lúc này người bệnh quá yếu để ăn, vì vậy không thể hấp thụ được glucose từ thức ăn. Điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp bất thường, có thể gây co giật, bất tỉnh và tử vong. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhất của biến chứng này.
Nồng độ kali thấp: Những người nhiễm bệnh tả thiếu hụt một lượng lớn khoáng chất, bao gồm kali trong chất thải. Nồng độ kali thấp gây trở ngại cho chức năng thần kinh tim. Hạ kali máu là đặc biệt nghiêm trọng trong những người có kali đã cạn kiệt bởi suy dinh dưỡng.
Suy thận: Khi thận mất khả năng lọc do mất quá nhiều chất lỏng, một số chất điện phân và chất thải tồn lại trong cơ thể – có khả năng đe dọa tính mạng. Ở những người bị bệnh tả, suy thận thường đi kèm với sốc.
Các biện pháp điều trị bệnh tả
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Nếu lượng nước mất trên 10% trọng lượng cơ thể, người bệnh có thể bị sốc, nặng hơn sẽ dẫn đến tử vong. Vì vậy, đối với người bệnh bị tiêu chảy, điều quan trọng và cần làm ngay là bù nước và các chất điện giải. ORS (oresol) là loại thuốc dùng để bù nước điện giải trong các trường hợp tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa”.
Bác sĩ Bạch Thị Chính giải thích thêm: Khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng của bệnh tả, việc đầu tiên là nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Thực hiện các phương pháp cách ly bệnh nhân nhiễm khuẩn tả;
Bồi phụ nước, chất điện giải nhanh chóng và đầy đủ thông qua đường uống (sử dụng ORS) hoặc truyền tĩnh mạch tùy tình trạng nguy kịch của bệnh;
Sử dụng kháng sinh hợp lý dựa trên kết quả kháng sinh đồ;
Nên cho bệnh nhân ăn sớm, dạng thức ăn lỏng, dễ tiêu. Đối với trẻ còn bú, cần tăng cường bú mẹ.
Cách phòng ngừa bệnh tả
Chủ động tiêm vắc xin phòng tả là biện pháp hữu hiệu chống bệnh tả
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh tả là bệnh truyền nhiễm diễn tiến nhanh, gây sa sút sức khỏe và nhiều biến chứng nguy hiểm. Người dân cần trang bị các kiến thức về bệnh tả và tiêu chảy cấp, các biện pháp thực hành vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh), vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm (ăn chín, uống chín); bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch; khi có người bị tiêu chảy cấp, nhanh chóng báo cáo cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.
“Người dân nên tạo miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Để được bảo vệ chống lại bệnh tả tốt nhất, người dân nên hoàn tất lịch tiêm vắc xin theo lịch của Bộ y tế. Ngoài ra những người có ý định đi du lịch đến những nơi có thể phơi nhiễm với bệnh tả nên tiêm vắc xin tả đầy đủ trước khi thực hiện hành trình”. Bác sĩ Bạch Thị Chính chia sẻ thêm.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, trên thế giới hiện đang lưu hành 3 loại vắc xin tả uống an toàn và hiệu quả. Việt Nam cũng đã nghiên cứu, phát triển và sản xuất thành công vắc xin tả uống và đưa vào sử dụng từ năm 1996. Việc sử dụng vắc xin tả uống tại Việt Nam những năm qua đã góp phần vào việc ngăn chặn bệnh dịch ở những vùng nguy cơ cao hay vùng thường xuyên gặp, thiên tai bão lũ. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin kết hợp với đảm bảo ăn chín, uống sôi, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn rất cần thiết để chống lại dịch bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như dịch tả.
Ở nước ta hiện nay, vắc xin tả được sử dụng là vắc xin mORCVAX. Đây là vắc xin được điều chế từ các chủng vi khuẩn tả 01 (gồm týp sinh học cổ điển và EI Tor) và chủng vi khuẩn tả 0139, được chỉ định để phòng bệnh tả cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn sống trong vùng dịch tả lưu hành. Lịch uống cơ bản gồm 2 liều, cách nhau tối thiểu 2 tuần (14 ngày).
“Trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC là trung tâm tiêm chủng lớn nhất cả nước đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn, trong đó có vắc xin phòng bệnh tả mORCVAX. Tất cả các loại vắc xin đều được bảo quản bằng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, hệ thống kho lạnh trung tâm hiện đại với 3 nguồn điện cấp liên tục, đảm bảo nhiệt độ vắc xin luôn ở 2-8 độ C”, bác sĩ Bạch Thị Chính chia sẻ. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phoi-ngay-5-co-dac-diem-gi-vi | Phôi ngày 5 có đặc điểm gì? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, BS. Nguyễn Thị Như Trang - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ có thế mạnh và kinh nghiệm trong việc thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu trong Lab thụ tinh ống nghiệm như ICSI, sinh thiết cho chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, đông rã phôi, noãn... Nuôi cấy phôi và chuyển phôi ngày 5 đang là xu hướng áp dụng trong thụ tinh ống nghiệm của nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản. Kỹ thuật nuôi phôi ngày 5 là kỹ thuật tiên tiến, mang lại cơ hội thành công cao.
1. Quá trình nuôi phôi ngày 1 - ngày 5
Sau khi kết thúc giai đoạn kích trứng, chọc trứng của quy trình thụ tinh ống nghiệm, trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau và tạo ra phôi thai. Phôi thai sẽ phát triển từng ngày:Ngày 0 - ngày 1: Là giai đoạn tiền nhân. Ở giai đoạn này, các chuyên viên phôi học sẽ kiểm tra xem sự thụ tinh đã thực sự xảy ra hay chưa bằng cách quan sát sự xuất hiện tiền nhân sau 16 - 18 giờ thụ tinh. 2 tiền nhân kết hợp ngay sau đó, tạo thành ADN của phôi;Ngày 1 - ngày 3: Là giai đoạn phân chia. Trong vài giờ tiếp theo, tế bào đầu tiên của phôi bắt đầu phân chia thành 2 tế bào. Các chu kỳ phân chia tiếp theo tạo thành 4 tế bào, sau đó là 8-10 tế bào. Chất lượng phôi có thể được đánh giá tại ngày 2, 3 qua các tiêu chí như số lượng phôi bào, độ đồng đều giữa các phôi bào và mức độ phân mảnh bào tương;Ngày 3 - ngày 5: Là giai đoạn phôi dâu. Sau khi thụ tinh 3 - 4 ngày, số lượng các phôi bào nhân lên nhanh chóng, liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành dạng phôi dâu và bắt đầu xuất hiện các hốc dịch nhỏ tại phôi;Ngày 5+: Phôi nang mở rộng, dịch nang lấp đầy thể tích của phôi. Các tế bào của phôi cũng bắt đầu biến đổi thành hai loại là nụ phôi (Inner cell mass - ICM) và tế bào lá nuôi (Trophectoderm - TE). Nụ phôi là thành phần về sau phát triển thành thai nhi và nhau thai phát triển từ tế bào lá nuôi. Tiếp theo là hiện tượng phôi thoát màng. Từ đây, phôi bắt đầu làm tổ ở nội mạc tử cung của người mẹ và tiếp tục phát triển thành thai nhi.Những thay đổi ở giai đoạn phát triển của phôi tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nó đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của kỹ thuật IVF. Sau khi kết thúc giai đoạn kích trứng, chọc trứng của quy trình thụ tinh ống nghiệm, trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau và tạo ra phôi thai 2. Ưu điểm của phôi ngày 5
Loại bỏ được một số phôi không có khả năng phát triển từ ngày 3 nhờ việc nuôi cấy thêm trong phòng thí nghiệm;Tỷ lệ thành công cao hơn do khả năng làm tổ của phôi ngày 5 cao hơn so với ngày 3 (tỷ lệ thành công khi chuyển phôi ngày 5 đạt 70%) và giảm nguy cơ sảy thai;Giảm nguy cơ đa thai vì số phôi cần chuyển sẽ giảm đi khi thực hiện chuyển phôi ngày 5 (bác sĩ sẽ chuyển 1 - 2 phôi). Phôi ngày 5 giúp giảm nguy cơ đa thai 3. Có nên nuôi phôi ngày 3 lên ngày 5?
Theo thống kê về kết quả nuôi phôi ngày 5 của những cặp vợ chồng đã làm thụ tinh trong ống nghiệm, có khoảng 50% phôi ngày 3 có thể phát triển lên ngày 5. Trường hợp chất lượng trứng của người mẹ tốt thì tỷ lệ phôi ngày 5 sẽ cao hơn, ngược lại nếu chất lượng trứng không tốt thì thường bác sĩ sẽ chỉ định nuôi cấy phôi ngắn ngày (tức là chuyển phôi ngày 3).Những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả nuôi phôi ngày 5:Độ tuổi người mẹ: Chất lượng trứng và chất lượng phôi chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác của người mẹ. Tuổi mẹ càng cao thì tỷ lệ phôi ngày 5 càng thấp;Số lượng và chất lượng phôi ngày 3: Thường tỷ lệ thuận với số lượng và chất lượng của phôi ngày 5. Nếu bệnh nhân có nhiều phôi ngày 3 chất lượng tốt thì có thể tạo được nhiều phôi ngày 5 hơn và ngược lại;Tiền sử chuyển phôi (nếu có): Với những cặp vợ chồng đã làm thụ tinh nhân tạo có thực hiện chuyển phôi ngày 5 nhưng không thành công thì có thể xem xét chuyển phôi ngày 3. Hoặc nếu thất bại nhiều lần với việc chuyển phôi ngày 3 thì có thể cân nhắc nuôi phôi ngày 5;Kinh nghiệm của bác sĩ và điều kiện cơ sở vật chất: Điều kiện kỹ thuật và kinh nghiệm của bác sĩ cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của việc nuôi cấy phôi.Nuôi phôi ngày 5 mang lại khả năng thành công cao cho quá trình thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, lựa chọn này chỉ phù hợp với những người phụ nữ trẻ tuổi, cặp vợ chồng có nhiều phôi ngày 2, 3 chất lượng tốt hoặc trong trường hợp cần thực hiện sàng lọc trước chuyển phôi. Sàng lọc di truyền tiền làm tổ thực hiện cho những trường hợp chuyển phôi ngày 5, giúp loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh do di truyền và có biện pháp can thiệp cần thiết.Còn những phụ nữ lớn tuổi, số lượng phôi tốt ở ngày 2,3 ít thì thường được chuyển phôi ngày 2, 3 để tăng cơ hội có thai.Do đó, các cặp vợ chồng cần theo dõi toàn bộ quá trình phát triển của phôi và nghe tư vấn của bác sĩ để đưa ra quyết định có nên nuôi phôi ngày 3 lên ngày 5 không.Để được khám và tư vấn chính xác hơn, khách hàng có thể đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đây là trung tâm hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp của người bệnh.Ưu điểm khi khách hàng lựa chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec”Được trang bị thiết bị hiện đại, hệ thống khí sạch theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo chất lượng lab, hệ thống tủ cấy đơn tối ưu hóa chất lượng phôi, nâng cao tỉ lệ thành công cho mỗi chu kỳ thụ tinh nhân tạo.Thực hiện hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến trên thế giới: ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn); hỗ trợ phôi thoát màng; dự trữ sinh sản: đông phôi, đông tinh, đông noãn giúp KH chủ động thời gian sinh con theo ý muốn, chuyển phôi ngày 5, giảm thiểu thai;Bên cạnh phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giỏi trong nước và thế giới, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hiếm muộn. Nguồn tham khảo: benhvien16a.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/cap-cuu-thanh-cong-ca-chua-ngoai-tu-cung-169177042.htm | 13-07-2020 | Cấp cứu thành công ca chửa ngoài tử cung | Bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch.
Chị Đào Thị L. (32 tuổi, trú tại thôn 3, xã Ealai) nhập viện ngày 5/7, trong tình trạng đau bụng dữ dội, mặt tái nhợt.
Qua thăm khám sơ bộ, BSCKI. Ngô Quang Vinh (Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế huyện MDrăk) xác định bệnh nhân đang rơi vào tình trạng sốc nặng, mạch và huyết áp đều không xác định được, da niêm mạc nhợt nhạt...
Ngay lập tức, BS. Vinh cùng kíp trực đã tiến hành cấp cứu, mổ ổ bụng lấy được 400ml máu, một phần máu sạch thu gom trong ổ bụng đã được lọc và truyền hoàn hồi ngay cho bệnh nhân. Khối thai nằm ở vòi trứng phải, vị trí vỡ rộng vẫn đang tiếp tục chảy máu, bác sĩ đã tiến hành truyền thêm 2 đơn vị máu.
Sau gần 1 giờ phẫu thuật, cắt lọc bóc tách khối thai, khâu cầm máu, truyền máu và hồi sức tích cực, bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch, huyết động tạm thời ổn định. Hiện bệnh nhân đang được điều trị và theo dõi tại Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản (Trung tâm Y tế huyện MDrăk). |
https://suckhoedoisong.vn/benh-trung-roi-va-nam-candida-duong-sinh-duc-16944063.htm | 05-04-2018 | Bệnh trùng roi... và nấm candida đường sinh dục | Bệnh trùng roi đường sinh dục nữ hay gọi là viêm âm đạo do trùng roi là một bệnh viêm đường sinh dục tiết niệu thường gặp ở phụ nữ do một loại ký sinh trùng đơn bào là trùng roi (Trichomonas vaginalis) gây nên. Trùng roi có thể nhìn thấy được rất dễ dàng bằng kính hiển vi quang học. Nó hình như hạt chanh, di động và có 5 roi.
Nguyên nhân
Bệnh trùng roi sinh dục lây qua quan hệ tình dục là chủ yếu. Ngoài ra bệnh còn có thể lây qua bồn tắm, khăn tắm ẩm ướt bị nhiễm trùng roi. Người mẹ mang thai bị trùng roi có thể lây cho trẻ khi sinh qua đường tự nhiên. Tỷ lệ nữ bị bệnh nhiều hơn nam gấp 10 lần. Quan hệ tình dục không được bảo vệ với nhiều bạn tình là nhóm người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng roi.
Triệu chứng
Khi bị mắc bệnh trùng roi âm đạo, bệnh nhân thường có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Lúc đầu mới bị bệnh, triệu chứng thể hiện cấp tính như ngứa ngáy nhiều ở âm đạo, âm hộ, khí hư ở âm đạo chảy ra nhiều, có dịch mủ vàng hoặc xanh, nặng mùi, âm đạo bị đau như kim châm, sưng đỏ, viêm tấy, có nhiều nơi bị loét. Sau đó bệnh chuyển sang bán cấp và mạn tính, thường không có viêm tấy, và thành thể trường diễn kéo dài. Trên lâm sàng, các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân là có khí hư chảy ra nhiều, màu trắng đục, nhày dính, có bọt: âm đạo, âm hộ bị đỏ, rát nhất là khi có kinh nguyệt, niêm mạc âm đạo có hiện tượng sung huyết, đôi khi tụ huyết, có những nốt đỏ rất nhỏ: người bệnh rất ngứa ngáy, khó chịu... Đôi khi các triệu chứng này không thể hiện đầy đủ trong một số trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh.
Bệnh trùng roi âm đạo do Trichomonas vaginalis nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời thì tình trạng viêm âm đạo kéo dài lâu ngày có thể gây nên các biến chứng như viêm buồng trứng, vòi trứng làm cho bệnh nhân đau đớn, có hiện tượng bị rong kinh; cổ tử cung cũng có thể bị viêm loét, đau, ngứa, niêm mạc sưng đỏ. Vô sinh cũng là một biến chứng thường gặp do trùng roi tiết ra chất nhầy, tạo thành nút bao bọc và bít kín cổ tử cung, ngăn cản không cho tinh trùng xâm nhập vào để thụ tinh nên không thể thụ thai được.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây nên biến chứng viêm nhiễm đường tiết niệu với biểu hiện lâm sàng rõ hoặc không rõ. Ở một số trường hợp người phụ nữ bị bệnh trùng roi âm đạo, khi đi tiểu thường thấy đau buốt, có chất dịch mủ và tìm thấy ký sinh trùng trong nước tiểu.
Hình ảnh trùng roi dưới kính hiển vi.
Biến chứng của bệnh
Nếu không điều trị, bệnh có thể gây biến chứng viêm hố chậu nhưng hiếm gặp hơn so với các bệnh khác như bệnh lậu, nhiễm chlamydia hay viêm âm đạo do vi khuẩn kỵ khí.
Với nam giới đại đa số không có triệu chứng, tuy nhiên một số người bị ngứa dương vật, đi tiểu khó và đi tiểu nhiều lần. Dương vật có thể bị viêm do ngứa gãi có thể có tiết dịch niệu đạo và rất khó phân biệt với viêm niệu đạo do các nguyên nhân khác gây viêm niệu đạo không đặc hiệu.
Ðiều trị và phòng bệnh
Để điều trị bệnh trùng roi âm đạo Trichomonalis vaginalis có hiệu quả cần phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản là thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục để làm giảm mức độ viêm nhiễm, điều trị cho cả vợ lẫn chồng vì bệnh có thể lây từ vợ sang chồng và ngược lại; đồng thời trong thời gian điều trị tuyệt đối không được giao hợp để hạn chế điều kiện và cơ hội lây truyền thì mới có kết quả mong muốn. Trong chỉ định điều trị, thầy thuốc thường dùng các loại thuốc diệt trùng roi phối hợp với các thuốc diệt nấm và vi khuẩn vì qua quá trình điều trị trùng roi, môi trường âm đạo có thể thay đổi làm cho nấm và vi khuẩn có điều kiện phát triển và gây bệnh. Thuốc đặc hiệu điều trị trùng roi âm đạo thường dùng là tinidazol, nimorazol, ornidazol (uống) và metronidazol (đặt vào âm đạo).
Các thuốc phối hợp để ngăn ngừa, chống nấm thường sử dụng fluconazol, nystatin, amphotericinB.
Để phòng tránh bị mắc bệnh trùng roi âm đạo, cần có biện pháp kiểm soát và thanh toán tệ nạn mại dâm, có quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh và chung thủy; tăng cường các điều kiện, tiện nghi vệ sinh cho phụ nữ ở gia đình, nơi học tập, lao động và công tác. Đồng thời cũng cần tích cực phát hiện, điều trị những người mắc bệnh để chủ động khống chế sự lây truyền bệnh.
Viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh do nhiễm một loại nấm men mà chủ yếu là do Candida albicans. Tuy bệnh không gây tử vong nhưng khiến nhiều chị em gặp khó khăn trong sinh hoạt. Nếu để lâu không chữa trị, có thể dẫn tới viêm nhiễm đường sinh dục, gây vô sinh và tạo điều kiện cho bệnh ung thư cổ tử cung phát triển.
Các yếu tố làm nhiễm nấm
Bệnh với biểu hiện chủ yếu là viêm âm hộ- âm đạo và không lây qua quan hệ tình dục. Nhiều trường hợp thấy rõ nấm lây từ đường hậu môn-trực tràng. Tuy nhiên, nấm men có thể tìm thấy ở một số nam giới khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị bệnh. Một số yếu tố sau làm cho dễ bị nhiễm nấm men: Mắc bệnh tiểu đường; người sử dụng thuốc uống tránh thai, kháng sinh nhiều; người bị thiếu máu; người nhiễm HIV/AIDS; người vệ sinh vùng hậu môn và quanh hậu môn kém; khí hậu nóng, ẩm làm tăng nguy cơ nhiễm nấm, đặc biệt khi mặc đồ lót chật và bí.
Nấm men và lây truyền
Ở những nam giới có bạn tình bị nấm men âm đạo dai dẳng, tái phát, người ta tìm thấy 20% có nấm ở quy đầu. Có một số khảo sát cho thấy phụ nữ bị nhiễm nấm men do thay đổi bạn tình hoặc quan hệ miệng sinh dục. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm nấm khi trẻ đi qua đường âm đạo.
Biểu hiện bệnh nấm men ở phụ nữ
Khí hư: Khí hư thường nhiều, màu trắng như váng sữa, không hôi, thành mảng dày dính vào thành âm đạo, ở dưới có vết chợt đỏ. Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.
Ngứa: ngứa vùng sinh dục-hậu môn, bệnh nhân thường ngứa nhiều, do vậy bệnh nhân thường phải gãi làm xây xước âm hộ và làm nấm lan rộng cả tầng sinh môn, bẹn đùi.
Đi tiểu khó do đau khi nước tiểu đi qua vùng sinh dục viêm.
Đau khi giao hợp: khi giao hợp đau là triệu chứng hay gặp của bệnh nhân viêm âm hộ-âm đạo do nấm men, thường bệnh nhân có cảm giác đau nông, cần phải phân biệt với đau khi giao hợp do viêm tiểu khung và thường có cảm giác đau sâu.
Các biểu hiện bệnh thường rất điển hình và dễ nhận biết. Tuy nhiên, cũng cần chú ý vì bệnh nhân có thể mắc đồng thời một vài bệnh khác làm cho biểu hiện bệnh thay đổi nên khó nhận biết.
Biểu hiện bệnh nấm men ở nam
Nam thường ít bị bệnh hơn và cũng có ít người biểu hiện triệu chứng bệnh. Biểu hiện thường gặp là cảm giác bỏng rát qui đầu, ngứa, qui đầu và bao da đỏ, có nhiều vết nứt rạn và nhiều chất nhày màu trắng.
Hình ảnh nấm candida.
Nấm candida ảnh hưởng đến phụ nữ có thai
Khi có thai có thể làm cho nấm trong tình trạng tiềm ẩn trở nên biểu hiện bệnh và làm cho bệnh nặng hơn. Thông thường, nấm candida âm đạo ở phụ nữ có thai khó chữa hơn. Trẻ sơ sinh có thể nhiễm nấm khi đẻ qua đường âm đạo với biểu hiện tưa ở miệng, đôi khi làm cho trẻ bị đau khó bú mẹ. Vì vậy nên khám chữa cho bà mẹ mang thai để tránh lây nhiễm cho con khi sinh đẻ.
Bệnh nhân cần được theo dõi và khám lại sau điều trị.
- Không dùng Clotrimazole cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
- Điều trị đồng thời cho bệnh nhân và những người có quan hệ tình dục với họ nếu như có biểu hiện triệu chứng bệnh và người phụ nữ bị tái phát nhiều lần.
Phòng bệnh
Vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng sinh dục-hậu môn, mặc đồ lót thoáng bằng chất liệu coton. Khi vệ sinh phải rửa từ trước vùng sinh dục ra sau vùng hậu môn để tránh làm cho nấm lan ra từ hậu môn. Bạn tình của bệnh nhân cũng cần vệ sinh sạch vùng sinh dục hàng ngày.
Tránh tự ý thụt rửa âm đạo vì sẽ làm mất cân bằng vi khuẩn cư trú tại âm đạo (là vi khuẩn có lợi) chuyên tiêu diệt những vi khuẩn gây hại. Thụt rửa âm đạo cũng làm mất cân bằng độ pH của âm đạo, gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Nếu bệnh tái phát nhiều lần cần phải kiểm tra sức khỏe về đường máu, huyết đồ và cả HIV. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/5-meo-tap-ta-cho-nguoi-bi-viem-khop-vi | 5 mẹo tập tạ cho người bị viêm khớp | Tập tạ rất tốt cho tất cả mọi người, tuy nhiên tập luyện sức bền với tạ khiến bệnh nhân bị viêm khớp không chắc bài tập nào là tốt và an toàn nhất cho khớp của mình. Vậy có nên tập tạ khi bị viêm khớp hay không?
1. Mẹo tập tạ cho người bị viêm khớp
Có nên tập tạ khi bị viêm khớp hay không? Tập tạ đặc biệt có lợi cho những người bị viêm khớp. Khi tập tạ đúng cách sẽ giúp hỗ trợ và bảo vệ các khớp, chưa kể đến việc giảm đau, giảm cứng khớp và có thể giảm sưng. Như vậy viêm khớp có nên tập tạ thì câu trả lời là có nếu các bài tập được thiết kế khoa học và dành riêng cho tình trạng cụ thể của bệnh nhân.Nếu bạn bị viêm khớp và muốn kết hợp rèn luyện sức mạnh vào thói quen sức khỏe của mình, những lời khuyên này có thể giúp bạn bắt đầu tập tạ một cách an toàn và suôn sẻ.
1.1. Tập luyện với bác sĩ vật lý trị liệu
Bác sĩ vật lý trị liệu hoặc huấn luyện viên cá nhân (được chứng nhận) có kinh nghiệm làm việc với những bệnh nhân bị viêm khớp sẽ thiết kế và điều chỉnh các bài tập phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh. Mục tiêu của bệnh nhân cần hướng đến bao gồm rèn luyện sức bền, các bài tập linh hoạt giúp tăng cường phạm vi chuyển động và tránh các hoạt động gây căng thẳng thêm cho các khớp.
1.2. Tập tạ vào những thời điểm không bị đau
Lên lịch tập luyện vào những thời điểm trong ngày mà bệnh nhân ít có khả năng bị viêm và đau khớp nhất. Tránh tập thể dục khi tình trạng căng cứng khớp ở mức tồi tệ nhất.
1.3. Khởi động trước tập
Khởi động trước khi bắt đầu một buổi tập tạ (đi bộ trong vài phút, từ từ di chuyển và uốn cong cánh tay vào các vị trí khác nhau...).
1.4. Chỉ tập khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm
Nếu bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, hãy cân bằng chế độ nghỉ ngơi và tập luyện cẩn thận. Nhìn chung, bệnh nhân nên tránh tập tạ với các khớp bị viêm tiến triển, ít nhất là cho đến khi tình trạng viêm thuyên giảm. Trong một số trường hợp, tập luyện dưới nước có thể là lựa chọn tốt hơn tập luyện sức bền với tạ.
1.5. Ngừng ngay bài tập gây đau
Chỉ tập thể dục trong phạm vi chuyển động thoải mái, nếu một bài tập hoặc chuyển động gây ra cơn đau khớp đáng kể, hãy ngừng ngay lập tức và thảo luận về các lựa chọn tập luyện với huấn luyện viên hoặc nhà vật lý trị liệu. Giải đáp có nên tập tạ khi bị viêm khớp? 2. Bao lâu nên tập tạ một lần?
2 hoặc 3 buổi tập tạ kéo dài 20 - 30 phút/buổi mỗi tuần là đủ để bệnh nhân bắt đầu gặt hái những lợi ích đáng kể trong vòng 4 - 12 tuần, chẳng hạn như cải thiện năng lượng và cơ bắp. Trong vòng 6 tháng, hầu hết người bệnh đều tăng sức mạnh từ 40% trở lên. Cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 1 ngày để phục hồi giữa các buổi tập, mặc dù một số người có thể cần nhiều hơn, đặc biệt là trong thời gian đầu.
3. Trọng lượng tạ bao nhiêu?
Bắt đầu với một cặp tạ tay nhẹ 2 - 3 pound (~900g-1360g) cho nữ và 5 - 8 pound (2267g-3628g) cho nam. Nếu bệnh nhân không thể thực hiện nhấc tạ trong 12 lần lặp lại thì trọng lượng tạ đã quá nặng. Nếu cơ bắp của bạn không cảm thấy mệt mỏi sau 12 lần nhấc tạ thì tạ đó là quá nhẹ. Trọng lượng tạ có thể điều chỉnh được sau đó đeo vào cổ tay hoặc cổ chân sao cho thuận tiện nếu bệnh nhân bị viêm khớp tay. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng máy tập tạ tại nhà hoặc phòng tập thể dục.Để có được sự săn chắc và sức mạnh nói chung, American College of Rheumatology và American Council on Practice khuyên bệnh nhân nên hoàn thành một buổi tập từ 8 - 12 hiệp, giúp cơ bắp cảm thấy mệt mỏi vào vài hiệp cuối cùng của mỗi buổi tập.Cần nâng từ từ và nhẹ nhàng, sau đó đếm 4 lần đếm lên và 4 lần đếm xuống. Tránh khóa đầu gối hoặc khuỷu tay (duỗi thẳng hoàn toàn), điều này sẽ gây căng thẳng cho các khớp. Thở ra khi nâng tạ và hít vào khi hạ xuống. Tập tạ đặc biệt có lợi cho những người bị viêm khớp 4. Người bị viêm khớp nên tập những nhóm cơ nào?
Tập tất cả các nhóm cơ chính, bắt đầu từ các cơ lớn. Luôn bao gồm các bài tập cho các cơ đối kháng: ví dụ như tập cơ bắp tay và cơ tam đầu của cánh tay, cơ tứ đầu và gân kheo của đùi. Tránh các bài tập trên vai nếu bạn bị viêm khớp ở phần trên cơ thể và nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng máy ép chân nếu bạn bị viêm khớp ở đầu gối hoặc hông.Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi thử các thói quen tập luyện mới, bao gồm cả nâng tạ thuộc bất kỳ hình thức nào.Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình. |
|
https://tamanhhospital.vn/benh-tuyen-giap-co-nguy-hiem-khong/ | 29/05/2024 | Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không? Yếu tố nguy cơ gây bệnh | Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến khoảng 200 triệu người trên thế giới. Các bệnh này thường liên quan đến quá trình sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone của tuyến giáp. Vậy bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không, các yếu tố nguy cơ gây bệnh là gì? Cùng theo dõi các thông tin tư vấn từ thạc sĩ bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. (1)
Mục lụcCó những bệnh lý tuyến giáp nào?Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không?Biến chứng bệnh tuyến giáp có thể gặp phải1. Biến chứng về tim mạch2. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản3. Ảnh hưởng đến thần kinh và tâm thần4. Các biến chứng khácYếu tố nguy cơ gây bệnh tuyến giápBệnh tuyến giáp điều trị như thế nào?1. Điều trị bằng thuốc2. Iod phóng xạ3. Phẫu thuật tuyến giápĐịa chỉ khám, điều trị bệnh tuyến giáp đáng tin cậyCó những bệnh lý tuyến giáp nào?
Tuyến giáp nằm phía trước cổ, ở giữa khí quản và thanh quản, có nhiệm vụ sản xuất và giải phóng các hormone như Thyroxine (T4), Triiodothyronine (T3) và Calcitonin. Các hormone này có nhiệm vụ điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, kiểm soát quá trình trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt,…
Bệnh tuyến giáp là nhóm bệnh do rối loạn sản xuất hormone tuyến giáp. Lượng hormone tiết ra quá ít là nguyên nhân gây bệnh suy giáp. Ngược lại, khi hormone tiết ra quá nhiều sẽ dẫn đến cường giáp. Ngoài ra, có một số bệnh tuyến giáp khác không liên quan đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp như bệnh bướu giáp (nhân giáp), ung thư tuyến giáp.
Dưới đây là một số bệnh tuyến giáp thường gặp:
Cường giáp: là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị đẩy nhanh bất thường. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: nhịp tim nhanh, tay run, ra nhiều mồ hôi, thường xuyên hồi hộp, cáu gắt, cảm giác nóng, sụt cân, tiêu chảy, rối loạn kinh nguyệt,…
Suy giáp: có nguyên nhân do tuyến giáp sản xuất quá ít hormone, khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng, có thể gồm các biểu hiện mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt, da và tóc khô, tăng cân, táo bón, nhịp tim chậm,…
Bướu giáp (bướu cổ): là tình trạng tuyến giáp gia tăng kích thước khiến cho người bệnh thấy vùng cổ to ra. Nếu tuyến giáp quá to có thể chèn ép làm người bệnh khó thở, khó nuốt. Nguyên nhân phổ biến của bướu cổ do thiếu iod trong chế độ ăn. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi.
Bệnh Basedow (Graves): do rối loạn hệ thống miễn dịch, khiến cho hormone tuyến giáp sản xuất quá mức. Đây là một trong những dạng bệnh cường giáp phổ biến. Đặc biệt, có 25% – 50% người bệnh Basedow bị ảnh hưởng đến mắt, với các triệu chứng viêm quanh mắt, đỏ mắt, khô mắt, mắt lồi, mí mắt co rút,… (2)
Viêm tuyến giáp Hashimoto: do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone mà cơ thể cần. Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm tuyến giáp Hashimoto cao gấp 10 lần so với nam giới. Bệnh tiến triển âm thầm, khó phát hiện cho đến khi tuyến giáp to lên hoặc có bất thường trong các chỉ số xét nghiệm máu.
Ung thư tuyến giáp: xảy ra do các tế bào ác tính hình thành từ tế bào tuyến giáp. Nữ giới từ 25 – 65 tuổi có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể không gây bất kỳ triệu chứng nào. Khi khối u phát triển và xâm lấn các vùng lân cận, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, nuốt vướng, khàn giọng, sụt cân,…
Nhân tuyến giáp: có nguyên nhân từ các mô tuyến giáp phát triển bất thường, tạo thành một hoặc nhiều nhân tuyến giáp. Hầu hết nhân tuyến giáp không gây triệu chứng, khi chúng phát triển đến kích thước nhất định có thể làm sưng cổ, gây khó thở, nuốt khó và bướu cổ.
Bướu giáp to có thể chèn ép đường thở, gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị sớm.
Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không?
Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết có vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể. Do đó, các bệnh tuyến giáp gây rối loạn chức năng sản xuất hormone sẽ kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: bệnh về tim mạch, loãng xương, sức khỏe tinh thần giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản,…
Nhiều người bệnh thắc mắc bệnh tuyến giáp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Bệnh tuyến giáp thường không có các triệu chứng rõ ràng, do đó đa số người bệnh đều không nhận ra bệnh ở giai đoạn đầu, bỏ lỡ điều trị sớm. Đặc biệt, với ung thư tuyến giáp, nếu phát hiện trễ khi tế bào ung thư đã di căn thì điều trị phức tạp hơn.
Phụ nữ mang thai bị bệnh tuyến giáp nếu không được điều trị đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc tiền sản giật. Ngoài ra, các bệnh tuyến giáp ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm đối với sức khỏe của thai nhi, đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ. Bởi trong giai đoạn này thai nhi không thể tự sản xuất hormone tuyến giáp mà phải nhận hoàn toàn từ cơ thể mẹ. (3)
Sự thiếu hụt hoặc rối loạn hormone của người mẹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành và phát triển các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Do đó, nếu mẹ bầu bị bệnh tuyến giáp thì con sinh ra có thể bị dị tật, chậm phát triển trí tuệ, mắc bệnh tim bẩm sinh,…
Bệnh tuyến giáp gây rối loạn kinh nguyệt, làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới.
Biến chứng bệnh tuyến giáp có thể gặp phải
Vậy bị bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không, các biến chứng mà người bệnh tuyến giáp có thể gặp phải là gì? Dưới đây là các biến chứng thường gặp của người bệnh tuyến giáp khi không được chẩn đoán và điều trị đúng cách:
1. Biến chứng về tim mạch
Với trường hợp tuyến giáp giải phóng quá nhiều hormone (cường giáp), người bệnh có thể gặp phải các bệnh liên quan đến tim mạch như rung nhĩ (nhịp tim nhanh và không đều), đau ngực, tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Ngược lại, tình trạng giảm chức năng tuyến giáp do không đủ hormone giáp cũng dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Cụ thể là tăng Cholesterol và Triglyceride trong máu, nhịp tim chậm, huyết áp thấp, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và suy tim.
2. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Quá ít hormone tuyến giáp có thể cản trở quá trình rụng trứng, gây vô kinh hoặc tắc kinh trong thời gian dài, làm suy yếu khả năng sinh sản ở phụ nữ. Tuyến giáp là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất Progesterone của buồng trứng. Khi chức năng tuyến giáp kém, Progesterone được sản xuất ra ít hơn, dẫn đến giảm tỉ lệ thụ thai thành công, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Còn với nam giới, bệnh tuyến giáp ảnh hưởng như thế nào? Các bệnh này có thể gây mất cân bằng nồng độ hormone Testosterone trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, từ đó làm giảm khả năng sinh sản.
3. Ảnh hưởng đến thần kinh và tâm thần
Nhiều bệnh nhân thắc mắc bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không, đặc biệt các nguy cơ về tâm thần. Câu trả lời là có. Bệnh tuyến giáp thường gây ra các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần và cảm xúc của người bệnh. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng cảm xúc thất thường, lo lắng quá mức, hồi hộp, tim đập nhanh hoặc trầm cảm, chán ăn, rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt, người bệnh suy giáp có thể có triệu chứng mất trí nhớ ngắn hạn, thiếu tỉnh táo, khó tập trung,… (4)
4. Các biến chứng khác
Các biến chứng khác của bệnh tuyến giáp bao gồm:
Loãng xương, viêm khớp.
Lồi mắt và ảnh hưởng đến thị lực (đối với người bệnh Basedow).
Nguy cơ tử vong khi bị cơn bão giáp (cường giáp nặng).
Các biến chứng nặng nề khi ung thư tuyến giáp di căn, xâm lấn.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh tuyến giáp
Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp chủ yếu do rối loạn mức độ hormone tuyến giáp trong cơ thể. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ gây bệnh:
Thiếu hoặc thừa iod: quá nhiều hoặc quá ít iod khiến tuyến giáp sản xuất nhiều hoặc ít hơn lượng hormone cần thiết.
Phẫu thuật cắt bỏ hoặc can thiệp hóa chất, phóng xạ làm ảnh hưởng chức năng tuyến giáp.
Có tiền sử mắc các bệnh tuyến giáp: người từng gặp vấn đề với tuyến giáp trong quá khứ có nguy cơ suy giáp cao hơn so với người bình thường.
Lithium: các thuốc có chứa chất này có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp, từ đó gây suy giáp. (5)
Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như:
Gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp.
Mắc các bệnh tự miễn như: thiếu máu ác tính, tiểu đường type 1, bệnh Celiac (không dung nạp Gluten), bệnh Addison (suy thượng thận nguyên phát), lupus, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren. (6)
Người trên 60 tuổi, nhất là phụ nữ. Phụ nữ được chẩn đoán có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp cao gấp 5 – 8 lần nam giới.
Bệnh tuyến giáp điều trị như thế nào?
Với các thông tin bệnh tuyến giáp ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe người bệnh đã nêu trên, hầu hết các bệnh này đều có thể kiểm soát tốt nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Các bệnh tuyến giáp có thể được kiểm soát hiệu quả bằng điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật.
1. Điều trị bằng thuốc
Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp khác nhau, bao gồm thuốc kháng giáp (dùng cho người bệnh cường giáp) và hormone giáp tổng hợp (dùng cho người bệnh suy giáp).
Thuốc kháng giáp Methimazole và Propylthiouracil được sử dụng cho người bệnh cường giáp.
Người bệnh suy giáp thường được điều trị bằng cách sử dụng viên uống bổ sung hormone hàng ngày Levothyroxine.
Thuốc chẹn beta hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh tuyến giáp, ví dụ như triệu chứng tim đập nhanh ở bệnh nhân cường giáp.
2. Iod phóng xạ
Đồng vị phóng xạ I131 được sử dụng để gây viêm mô đặc hiệu, dẫn đến xơ hóa tuyến giáp và phá hủy mô tuyến giáp, từ đó làm giảm nồng độ hormone giáp trong máu. Phương pháp này được dùng cho người bệnh Basedow tái phát nhiều lần, kém đáp ứng điều trị nội khoa, nhân giáp độc hay ung thư tuyến giáp giai đoạn sau phẫu thuật.
3. Phẫu thuật tuyến giáp
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp một phần hoặc toàn bộ thường được tư vấn cho người bệnh bị bướu lớn ở tuyến giáp, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác (thuốc hoặc iod phóng xạ), ung thư tuyến giáp. Nếu ung thư đã xâm lấn sang tuyến bạch huyết ở cổ cũng cần nạo bỏ các hạch này.
Địa chỉ khám, điều trị bệnh tuyến giáp đáng tin cậy
Nhóm bệnh tuyến giáp đa phần diễn biến âm thầm trong nhiều năm, khiến người bệnh gặp nhiều rủi ro sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Nếu nhận thấy có các biểu hiện bất thường về tuyến giáp, người bệnh nên đến khám và tư vấn tại các cơ sở y tế uy tín.
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn, chẩn đoán và điều trị chuyên sâu các bệnh về tuyến giáp. Kết hợp với trang thiết bị hiện đại từ các nước châu Âu giúp tăng tỷ lệ chẩn đoán chính xác và hiệu quả điều trị, người bệnh an tâm và phục hồi tốt hơn.
Những thông tin trên đây đã giải đáp thắc mắc bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không, cùng với các biến chứng và phương pháp điều trị của từng loại bệnh cụ thể. Hiểu rõ về bệnh tuyến giáp giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan, từ đó xây dựng lối sống lành mạnh, phòng ngừa bệnh hiệu quả cho bản thân và gia đình. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-doan-benh-lao-tiem-vi | Chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn | Chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn là biện pháp giúp phát hiện sớm những người có nguy cơ mắc bệnh lao. Đặc biệt những người đã có thời gian tiếp xúc với người mắc lao phổi, để có biện pháp phòng ngừa và can thiệp hiệu quả.
1. Bệnh lao tiềm ẩn
Bệnh lao tiềm ẩn là cơ thể người khỏe mạnh mang vi khuẩn lao ở thể bất hoạt. Những người này không có triệu chứng, không có dấu hiệu bị bệnh và không thể lây bệnh lao cho người khác. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch bị suy yếu có thể sẽ dẫn tới mắc bệnh lao.Vi khuẩn lao truyền nhiễm từ người nay sang người khác qua không khí, khi người mắc bệnh lao phổi ho, nói chuyện, hắt hơi,... Nếu hít vào không khí có vi khuẩn lao, vi khuẩn sẽ vào phổi. Tuy nhiên hệ miễn dịch con người sẽ ngăn chặn lại và làm cho vi khuẩn bất hoạt và không thể gây bệnh. Có những người vi khuẩn lao ở trạng thái tiềm ẩn trong cơ thể suốt đời. Do đó, hệ thống miễn dịch là yếu tố quan trọng giữ cho vi khuẩn lao ở trạng thái bất hoạt và ngăn cản vi khuẩn sinh sôi.Vi khuẩn lao không truyền nhiễm dễ dàng trong không khí. Những người mắc lao tiềm ẩn là những người đã có thời gian tiếp xúc với người mắc bệnh lao phổi. Những người đang điều trị lao phổi hiệu quả hơn 2 tuần lại không thể lây bệnh. Do đó, đối tượng cần chẩn đoán xét nghiệm lao tiềm ẩn là những người sống cùng hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao phổi trong một khoảng thời gian.
2. Chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn xét nghiệm máu dương tính chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn Để xác định một người mắc lao tiềm ẩn cần đủ những điều kiện sau:Không mắc bệnh laoKhông thể lây cho người khácXét nghiệm phản ứng trên da, xét nghiệm máu dương tínhXét nghiệm đờm và dịch tiết âm tínhDo đó để chẩn đoán một người mắc lao tiềm ẩn cần xét nghiệm tìm vi khuẩn lao và xét nghiệm xác định không bị mắc lao.2.1 Xét nghiệm qua daXét nghiệm lao qua da hay còn gọi là phản ứng Mantoux nhằm đánh giá tình trạng nhiễm lao và định hướng chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn, bệnh lao. Người cần được xét nghiệm sẽ được tiêm trong da 5 UI dung dịch PPD. Sau vài tuần cơ thể nhiễm vi khuẩn lao, các tế bào lympho trở lên mẫn cảm với trực khuẩn lao, khi tiêm tuberculin trong da sẽ hoạt hóa tế bào lympho đã mẫn cảm tạo nên phản ứng tăng mẫn cảm muộn sau 48-72 giờ đồng hồ.Sau 2 - 3 ngày sẽ đo đường kính quầng phản ứng tại chỗ tiêm. Kết quả dương tính được tính như sau:Đường kính ≥ 5mm đối với những nhóm bệnh nhân: đang điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch, mới tiếp xúc gần với người bị lao, nhiễm HIV, thay đổi tổn thương xơ tương ứng với lao trước đây.Đường kính ≥ 10mm đối với những nhóm bệnh nhân: nhân viên y tế, tiêm chích ma túy nhưng HIV âm tính, suy thận, đái tháo đường, cắt ruột non, cắt dạ dày.Đường kính ≥ 15mm đối với những nhóm bệnh nhân: không có nguy cơ mắc bệnh lao. vắc-xin BCG Ngoài ra, kết quả xét nghiệm có thể gặp như:Dương tính giả: nhiễm vi khuẩn lao không điển hình hoặc đã tiêm vắc-xin BCG trước đóÂm tính giả: do suy giảm miễn dịch hoặc mới nhiễm lao dưới 8 tuần, tiền sử nhiễm lao trước đó quá lâu, trẻ dưới 6 tháng.2.2 Xét nghiệm thử máu IGRAXét nghiệm IGRA ưu tiên đối với những người đã tiêm chủng BCG. Có hai loại xét nghiệm IGRAT-SPOT. TB: Định lượng các tế bào T tiết IFN- γQUANTIFERON-TB: đo nồng độ IFN- γNếu kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa người bệnh đã mắc lao tiềm ẩn và cần làm những xét nghiệm khác như lấy mẫu đờm, chụp hình phổi nhằm xác định bệnh nhân có mắc bệnh lao hoạt tính hay không.Tóm lại, chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn là một phương pháp nhằm tìm vi khuẩn lao trong cơ thể, đối với những người khỏe mạnh, chưa có biểu hiện bệnh, và đặc biệt là những người có thời gian tiếp xúc với người mắc lao phổi. Những người có xét nghiệm dương tính, và xác định mắc lao tiềm ẩn sẽ được tư vấn những biện pháp phòng ngừa hiệu quả, hoặc điều trị dự phòng nhằm giảm nguy cơ tiến triển thành lao hoạt tính. Danh sách các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thang-thu-7-sau-khi-be-chao-doi-vi | Tháng thứ 7 sau khi bé chào đời | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Đối với trẻ em 7 tháng tuổi, rất nhiều thứ để chơi đùa và khám phá đang chờ đợi phía trước. Óc hài hước của trẻ đã bắt đầu xuất hiện, khiến cha mẹ vô cùng bận rộn nhưng cũng đầy tiếng cười.
1. Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ em 7 tháng tuổi cho thấy trẻ vô cùng năng động, dễ dàng lật người qua lại, nằm sấp sang nằm ngửa và ngược lại, cũng như từ thế nằm sấp trẻ dễ dàng ngồi dậy, và thậm chí có thể đứng lên nếu trẻ có thể vịn vào ai hoặc vật gì đó.Giờ đây trẻ có thể bò đi khám phá thế giới xung quanh (dù một số trẻ có thể biết bò muộn hơn, và điều này hoàn toàn bình thường, cha mẹ không có gì cần lo lắng).Mỗi trẻ sẽ bò theo một cách khác nhau, không có cách bò chung giữa các trẻ. Để khuyến khích sự vận động ở trẻ, cha mẹ nên cho trẻ chơi những món đồ chơi có thể di chuyển cùng trẻ, như những chiếc xe ô tô, những quả bóng,...
2. Sự tăng trưởng ở trẻ 7 tháng tuổi Trẻ 7 tháng tuổi đã thích nghi nhiều hơn với thức ăn rắn Trẻ 7 tháng tuổi tăng trưởng chậm lại so với giai đoạn trước, cân nặng chỉ tăng khoảng 0,3 - 0,5 kg và chiều cao chỉ khoảng 1 - 1,9 cm.Dưỡng chất và năng lượng của trẻ đến từ sữa mẹ (khoảng 3 - 6 lần mỗi ngày) hoặc sữa công thức (3 - 4 bình với tổng thể tích 200 - 250 ml) và thức ăn rắn. Bởi trẻ đã thích nghi nhiều hơn với thức ăn rắn, trẻ có thể ăn lượng thức ăn bằng với 4 - 9 thìa canh gồm ngũ cốc, hoa quả và rau xanh mỗi ngày chia làm 2 -3 bữa. Thêm nữa, trẻ đã có thể ăn thêm thức ăn chứa protein (như thịt lợn, thịt gà, cá, sữa chua, phô mai, đậu phụ), cha mẹ nên cho trẻ ăn với lượng thức ăn tương ứng với 1 - 6 thìa canh. Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?
Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Ma Văn Thấm
, chuyên khoa Nhi
, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 3. Các vấn đề sức khỏe ở trẻ 7 tháng tuổi
Thời gian ngủ của trẻ 7 tháng tuổi: Thời điểm này trẻ tràn đầy năng lượng và luôn muốn vui chơi, khám phá, do đó cha mẹ cần cho trẻ ngủ đủ để giữ sức khỏe. Mỗi đêm trẻ cần ngủ từ 9 - 11 giờ và ngủ thêm 3 - 4 giờ (chia làm 2 giấc) vào ban ngày. Như vậy tổng thời gian ngủ mỗi ngày của trẻ khoảng 14 giờ. Mỗi đêm trẻ 7 tháng tuổi cần ngủ từ 9 - 11 giờ 4. Một số vấn đề khác ở trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ thích sự lặp lại: Chẳng hạn trẻ thích nghe một bài mẹ hát, trẻ sẽ muốn mẹ hát đi hát lại bài hát đó hàng ngàn lần. Đó là một điều hết sức tự nhiên ở trẻ, và nếu nó không có hại gì, cha mẹ hãy để trẻ được vui.Trẻ biết vỗ tay: Đây là cột mốc đáng nhớ. Sự vận động cùng lúc giữa hai tay của trẻ là bằng chứng cho thấy trẻ đã có thể phát triển sự phối hợp giữa mắt và tay cùng các kỹ năng vận động, và chúng cho phép trẻ sau này có thể thực hiện những hành động cần sự phức tạp và khéo léo hơn như cầm bút viết.Tại sao trẻ lại cần sắt: Sữa công thức và ngũ cốc trẻ em thường được bổ sung thêm sắt, bởi ngoài vai trò trong quá trình tạo hồng cầu, sắt cũng giúp não bộ phát triển. Trẻ cần được bổ sung sắt mỗi ngày thông qua thức ăn giàu sắt như thịt, thịt gà, cá, trứng, quả bơ, bông cải xanh và rau chân vịt.Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Bài dịch tham khảo nguồn: mayoclinic.org và whattoexpect.com Lịch mọc răng và thứ tự mọc răng của trẻ |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhu-cau-tinh-duc-o-phu-nu-tuoi-40-vi | Nhu cầu tình dục ở phụ nữ tuổi 40 | Ở mỗi giai đoạn khác nhau về độ tuổi, nhu cầu về đời sống tình dục của phái nữ cũng khác nhau. Độ tuổi 20 – 35 được xem là thời kỳ rực rỡ nhất của chị em phụ nữ. Cùng với đó nhu cầu tình dục ở phụ nữ 40 tuổi trở lên có xu hướng thay đổi rõ rệt, bởi đây là giai đoạn các chị em phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh .
1. Nhu cầu tình dục ở phụ nữ 40 tuổi
Phụ nữ ở giai đoạn 20 – 35 tuổi được xem là thời kỳ rực rỡ nhất về nhu cầu tình dục. Bởi đây là thời điểm buồng trứng hoạt động mạnh nhất và tiết ra nhiều nội tiết tố estrogen quyết định vẻ đẹp của phụ nữ. Sự giảm tiết các yếu tố nội tiết tố bắt đầu khi cơ thể bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, thường là từ 40 tuổi trở lên. Vì vậy mà nhiều chị em thường đặt ra câu hỏi liệu rằng phụ nữ 40 tuổi quan hệ một tuần bao nhiêu lần là đủ?Các nghiên cứu chỉ ra rằng ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, sự hoạt động của buồng trứng bị suy giảm, dẫn tới sự suy giảm nội tiết tố estrogen làm cho các chị em phụ nữ có nhiều thay đổi về sức khỏe và hứng thú tình dục. Một số thay đổi về cơ thể của phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh như sau:Cơ thể thường cảm thấy nóng, xuất hiện các cơn bốc hỏa (nóng, mặt đỏ hồng), vã mồ hôi trộm đặc biệt là vào ban đêm, mất ngủ, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, stress và kém tập trung.Nội tiết tố estrogen bị suy giảm làm âm đạo trở nên khô, mỏng, kém đàn hồi làm cho hoạt động sinh hoạt tình dục trở nên khó khăn, cảm giác đau rát do tổn thương niêm mạc và dễ mắc các bệnh phụ khoa làm cho các chị em không muốn sinh hoạt tình dục.Sự giảm bài tiết estrogen còn dẫn đến những thay đổi về cơ thể, da và tóc trở nên khô cứng, xuất hiện các nếp nhăn, nám, hình thể không còn được gọn gàng như ngực chảy xệ, mỡ tập trung nhiều ở hông và bụng... làm cho phụ nữ mất tự tin vào bản thân.Thực tế, nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy rằng nhiều chị em phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nhu cầu tình dục lại tăng lên, cảm thấy thoải mái hơn vì không phải lo nghĩ nhiều về việc mang thai, chu kỳ kinh nguyệt và ít chịu sự quấy rầy của con cái.Theo đó, phụ nữ 40 tuổi quan hệ mỗi lần cách nhau 4 ngày được xem là tần suất lành mạnh. Bởi tình dục không chỉ đơn thuần là niềm vui mà còn có vai trò giúp cải thiện sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Kết luận từ các nghiên cứu cho thấy tình dục có vai trò làm tăng hoạt động của não, tăng nhịp tim và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sinh hoạt chuyện chăn gối đầy đủ sẽ giúp cơ thể có nồng độ testosterone và estrogen cao hơn, từ đó giúp tăng cảm giác hưng phấn tình dục, giúp cho cơ xương trở nên săn chắc hơn, duy trì hiệu quả hoạt động của tim. 40 tuổi quan hệ một tuần bao nhiêu lần là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ 2. Phụ nữ 40 tuổi cần làm gì để kéo dài tuổi xuân?
Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có thời kỳ hồi xuân, được xem là sự thay đổi hy hữu của cơ thể trước khi bước vào tuổi xế chiều, khi mà buồng trứng ngừng hoạt động hẳn. Tại thời kỳ hồi xuân, cơ thể sẽ lại tăng tiết nội tiết tố estrogen, vì vậy hoạt động tình dục cũng trở nên đa dạng hơn, tinh thần cũng trở nên phấn khởi, tâm sinh lý tốt hơn và ham muốn tình dục cũng trở nên tăng cao hơn. Giai đoạn tuổi xuân của chị em phụ nữ là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, có người kéo dài vài năm nhưng có người lại không có cảm giác hồi xuân.Các chị em phụ nữ 40 tuổi trở lên đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Vì vậy bên cạnh câu hỏi “phụ nữ 40 tuổi quan hệ bao nhiêu là đủ?” thì làm sao để duy trì và kéo dài tuổi xuân? cũng là vấn đề được các chị em vô cùng quan tâm. Để kéo dài tuổi xuân, giúp cho chuyện tình cảm không bị phai tàn và cuộc sống hôn nhân được viên mãn hạnh phúc, chị em phụ nữ cần xây dựng lối sống tích cực như sau:Sắp xếp thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý, cố gắng loại bỏ các áp lực, stress, tích cực vận động rèn luyện cơ thể như tham gia các môn thể thao vừa sức (bơi lội, đi bộ, yoga..) giúp tăng cường sức khỏe và tạo niềm vui trong cuộc sống.Chế độ dinh dưỡng nên hạn chế glucose, đồ ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Dinh dưỡng hàng ngày nên chứa nhiều rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước..Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cần gạt bỏ các định kiến coi tuổi mãn kinh là không cần quan tâm đến tình dục, giữ cho tâm hồn được trẻ trung. Bởi suy nghĩ sai lầm về quan hệ tình dục sẽ gây ra cho chị em nhiều trở ngại hơn cả những thay đổi do thiếu hụt nội tiết tố estrogen.Ngoài ra, bạn nên chia sẻ và tâm sự với bạn đời về cảm xúc và nhu cầu về tình dục là vô cùng cần thiết, bởi sự dồn nén cảm xúc tâm lý kéo dài không những ảnh hưởng xấu đến vấn đề tình dục mà còn gây hại đến sức khỏe. Nhu cầu tình dục nên được duy trì ở mức độ thích hợp với cả vợ và chồng, không nên gắng sức. Vấn đề phụ nữ 40 tuổi một tuần quan hệ mấy lần được nhiều chị em tìm hiểu 3. Các tư thế duy trì nhu cầu tình dục ở phụ nữ 40 tuổi
Để đáp ứng và duy trì nhu cầu tình dục ở phụ nữ 40 tuổi thì các tư thế trong quá trình quan hệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, 40 tuổi là giai đoạn cần nhiều thời gian hơn để đạt được khoái cảm như mong muốn, vì vậy đây cũng là thời điểm thích hợp với các tư thế có khả năng tạo mối quan hệ sâu sắc giữa vợ chồng và nâng cao khía cạnh tinh thần của tình dục như sau:- Tư thế quan hệ bằng miệng 69: Đây được xem là tư thế tốt nhất giúp vợ chồng có đủ hưng phấn để bắt đầu cuộc ân ái. Cùng với đó, chị em phụ nữ ở độ tuổi 40 có nhiều khả năng bị khô âm đạo, nên tư thể quan hệ bằng miệng sẽ giúp tăng hứng thú và cảm giác thỏa mãn trong chuyện chăn gối.- Tư thế quan hệ mặt đối mặt: Mang lại cảm giác hưng phấn nhờ tác dụng làm giảm bớt lực tác động trên các khớp, giảm áp lực lên dây thần kinh hông, giảm đau thần kinh tọa, đau lưng, đặc biệt là tư thế phụ nữ ở phía trên.Như vậy, phụ nữ ở độ tuổi 40 đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và có nhiều thay đổi về nhu cầu tình dục so với giai đoạn trước đó, vì vậy chị em phụ nữ cần xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực để chuyện chăn gối không phải là nỗi trở ngại ở giai đoạn tiền mãn kinh. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tesori-doriente-trien-khai-chuong-trinh-mua-sua-tam-nuoc-hoa-trung-xe-tay-ga-20221104093645168.htm | 20221104 | Tesori d'Oriente triển khai chương trình "Mua sữa tắm nước hoa, trúng xe tay ga" | Tổng giá trị giải thưởng hơn 3 tỷ đồng
Nhằm tri ân người tiêu dùng, Eurostars Vietnam triển khai chương trình "Mua sữa tắm nước hoa - Trúng xe tay ga".
Chương trình khuyến mãi diễn ra từ 1/11 đến 31/12 (Ảnh: Eurostars Vietnam).
Trong thời gian diễn ra chương trình, từ 1/11 đến 31/12, khách hàng khi mua các sản phẩm sữa tắm nước hoa 500ml, dưỡng thể, nước hoa và tinh dầu tắm của thương hiệu Tesori d'Oriente sẽ có cơ hội nhận được nhiều giải thưởng. Một giải đặc biệt gồm một xe tay ga Yamaha Janus trị giá 30 triệu đồng; 2 giải nhất, mỗi giải một chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm tại Singapore; 3 giải nhì, mỗi giải một máy lọc không khí Xiaomi, cùng hàng nghìn sản phẩm chăm sóc cơ thể thương hiệu Tesori d'Oriente.
Quét mã QR trúng quà
Để có cơ hội sở hữu xe tay ga Yamaha Janus của chương trình "Mua sữa tắm nước hoa - Trúng xe tay ga", khách hàng cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khi mua các sản phẩm nằm trong chương trình khuyến mại, khách hàng nhận một tem QR có lớp phủ bạc, được dán trên sản phẩm theo quy cách của công ty.
Bước 2: khách hàng tiến hành quét tem QR và điền đầy đủ thông tin tham gia theo mẫu có sẵn.
Bước 3: khách hàng tiến hành quay trúng thưởng bằng thao tác ấn vào nút "Quay" trên hình trò chơi có tên "Vòng quay may mắn" vào lúc 21h hôm trước đến 7h hôm sau, hàng ngày.
Danh sách khách hàng trúng thưởng sẽ được cập nhật trên website: Tesori.vn. Tuy nhiên, điều này có thể kết thúc sớm hơn nếu số lượng sản phẩm thuộc chương trình khuyến mãi được bán hết.
Để tham dự chương trình, khách hàng có thể mua sản phẩm nằm trong chương trình khuyến mãi của thương hiệu Tesori d'Oriente tại các điểm phân phối chính hãng từ Eurostars Vietnam như: cửa hàng tạp hóa, mỹ phẩm; hệ thống siêu thị WinMart, Aeon Mall, Watsons... và các trang thương mại điện tử Shopee Mall, Lazada.
Tesori d'Oriente (tiếng Ý: "Kho báu Phương Đông") là một thương hiệu đến từ Tập đoàn Sodalis - Italy với những sản phẩm chăm sóc cơ thể như: sữa tắm, dưỡng thể, nước hoa, xịt thơm… có chiết xuất từ thiên nhiên của một số loài hoa, gỗ và tinh dầu được nhà sản xuất sưu tầm từ khắp mọi miền trên thế giới.
Eurostars Vietnam là nhà phân phối các sản phẩm của thương hiệu Tesori D'Oriente tại Việt Nam từ năm 2004.
Thông tin chi tiết tại: https://tesori.vn/quet-ngay. |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.